[Tóm tắt] Luận án Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam

Có thể nói, nhân vật vật trẻ em trong truyện thiếu nhi sau 1975 đã được thể hiện khá phong phú và đặc sắc. Sự đa dạng về các kiểu loại nhân vật cùng với những quan niệm mới về cách thể hiện hình tượng trẻ em đã mang đến cho văn học thiếu nhi nét trẻ trung, tươi tắn. Những nỗ lực trong việc xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi, phù hợp với trẻ thơ cũng như cố gắng về mặt nghệ thuật biểu đạt ngôn ngữ, tạo dựng chân dung nhân vật đã cho thấy những thay đổi của người viết trong cách nhìn về trẻ thơ. Nó cũng chứng tỏ vị thế của văn học thiếu nhi trong dòng chảy văn học nước nhà, là một bộ phận của văn học Việt Nam nhưng văn học thiếu nhi vẫn có những đặc thù riêng, cần phải được soi sáng bằng nhãn quan thẩm mĩ riêng.

pdf26 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 2.1.2. Bối cảnh văn học thiếu nhi Gắn với những biến động của lịch s ử xã hội, văn học thiếu nhi có sự phát triển và những khúc rẽ. 2.1.3. Nhân vật trẻ em trong truyện trc CM tháng 8 – tiền đề tạo dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi 45-75 2.1.3.1.Nhân vật trẻ em – những thân phận thấp hèn 2.1.3.2.Nhân vật trẻ em – những tâm hồn trong sáng và đầy mơ ước 2.1.4. Quan niệm của nhà văn về trẻ em Trẻ em được nhìn nhận đánh giá trong những mối quan tâm của tập thể, đoàn thể, tổ chức. Theo chiều hướng đó, trẻ em hiện lên quan các trang văn học thiếu nhi như những mầm non của đất nước, “làm cho thiếu nhi biết yếu Tổ Quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỉ luật, biết vệ sinh, học văn hóa, Lúc học cũng cần vui, lúc vui cũng cần học” (Bác Hồ). 2.2 Các kiểu loại nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975 2.2.1 Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi là kiểu nhân vật đặc thù chỉ có trong văn học của những dân tộc mà lịch sử gắn liền với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như Việt Nam. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong những trang văn cho thiếu nhi xuất phát từ yêu cầu tất yếu của lịch sử khi đất nước có chiến tranh. Một trong những nhiệm vụ của người viết trong giai đoạn đầu của kháng chiến được Đảng và Bác Hồ nêu rõ: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, “Phải xây dựng con người mới ngay từ lúc mới lọt lòng và ở mọi lứa tuổi” Việc tạo dựng mẫu hình chiến sĩ nhỏ tuổi vừa là định hướng tư tưởng của văn học thiếu nhi bấy giờ, nhưng đồng thời cũng phản ánh một thực tế, một hiện thực tinh thần: hướng tới hình tượng anh hùng, tấm gương sáng đã trở thành khao khát của trẻ em thời đó. Do chịu sự chi phối của nhiệm vụ chính trị và nhu cầu nhận thức của trẻ em trong thời chiến nên kiểu nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi được mô tả không hoàn toàn giống với những em nhỏ của thời bình. Chúng là những chiến sĩ – người lớn thu nhỏ. Ở những tác phẩm sau 54, hình tượng ng chiến sĩ nhỏ tuổi đã có ít nhiều những chuyển biến trong cách thể hiện. Bên cạnh việc tiếp tục khắc họa những việc làm dũng cảm, các nhà văn đã đưa nhân vật trẻ em đến gần với trẻ em hơn. Lâm (Giữ súng mướn – Vân An), Toàn (Em bé bên bờ sông Lai Vu – Vũ Cao), Bảy (Thuyền sắp đắm – Bùi Đức Ái), Chính vì chú trọng tới việc thể hiện những phẩm chất cách mạng, hành động anh hùng, bên cạnh đó nên các nhà văn dường như chưa chú ý đến đời sống tình cảm, tâm lí của lứa tuổi trong việc thể hiện nhân vật. Nếu có, đó là những trạng thái tâm lí xuôi chiều, không chứa đựng mâu thuẫn. Những đặc 7 trưng tâm lí trẻ thơ cũng chỉ được gợi lên ở một vài câu chữ đơn lẻ, chưa có độ tập trung. “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng là tác phẩm đánh dấu bước chuyển trong cách thể hiện hình tượng nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi từ xuôi chiều, đơn điệu sang phức tạp, sinh động. Có thể nói khi xây dựng hình tượng nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi, nhà văn hướng tới mục đích là dựng lên những tượng đài anh hùng cho trẻ em. Và điều này hoàn toàn hợp lí trước những đòi hỏi thực tế và đặc thù tâm lí trẻ em thời đó. 2.2.2. Nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thường Sự ra đời kiểu nhân vật công dân nhỏ tuổi trong những sáng tác cho trẻ em thời kì này như một sản phẩm tất yếu của lịch sử. Khi đất nước vẫn còn bị chia cắt, miền Bắc mới được giải phóng, đang trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của văn nghệ thiếu nhi là giáo dục các em biết học tập và lao động tích cực. Định hướng cho sáng tác thiếu nhi lúc này, nhấn mạnh tới: “Trong tình hình hiện nay, trọng tâm giáo dục tư tưởng và tình cảm cho thiếu nhi là yêu lao động, siêng học tập, làm thế nào cho các em học tập tốt, lao động tốt, vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ Quốc” Trong lao động các em tích cực thực hiện “kế hoạch nhỏ” góp phần xây dựng nông thôn đổi mới. Thiều, Tự và Lía trong Tổ tâm giao – Trần Thanh Địch, cùng hợp thành tổ lao động, làm công việc phụ giúp sản xuất nông nghiệp như mót lúa, bẫy chuột, bắt chim. Mấu, Hợi, Mận, Sung, (Xã viên mới – Văn Giang) học xong lớp 7 thi trượt vào cấp III, ở lại xã làm những công dân tích cực, lao động, sản xuất cho hợp tác. Chấn, Thơm, Cam (Hợp tác xã của chúng em – Tô Hoài) khi nghỉ mùa, đã cùng nhau bẫy chim, làm bù nhìn, bắt chuột giúp sức cho mùa gặt. Trong học tập: Những bài học về cuộc sống, về tình bạn: Mái trường thân yêu – Lê Khắc Hoan, Những tia nắng đầu tiên – Lê Phương Liên, Năm thứ nhất – Minh Giang, Chú bé sợ toán – Hải Hồ. Nhằm giáo dục trẻ thơ thông qua các hình mẫu lí tưởng về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của một người công dân trong xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng chính vì mục đích giáo dục được đặt lên hàng đầu, nên vô hình chung lại khiến cho nhân vật trẻ em trong các tác phẩm này giống như mẫu hình của một công dân người lớn thu nhỏ mà thiếu đi cái vụng dại, tinh nghịch, hồn nhiên trẻ thơ. 2.2.3. Nhân vật như tấm gương Trong giai đoạn kháng chiến và xây dựng đất nước, trước nhiệm vụ hàng đầu của văn học thiếu nhi là giáo dục trẻ em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng trước nhiệm vụ đánh giặc cứu nước, vươn lên trong lao động và học tập, các nhà văn, bên cạnh việc cho ra đời những kiểu nhân vật trẻ em (hư cấu) như những anh hùng cứu nước, những công dân gương mẫu, các nhà văn đã nhào lấy chất liệu từ hiện thực để tạo ra những nhân vật trẻ em là những 8 gương sáng có khuôn mẫu từ chính người thực việc thực có sẵn trong lịch sử cũng như trong đời sống. Có hai dạng biểu hiện của kiểu nhân vật nêu gương trong giai đoạn này, đó là: nhân vật trẻ em là tấm gƣơng lịch sử như: Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, là Bàn A Tốn sông Đà - , và nhân vật trẻ em là gƣơng sáng trong đời sống: Kim Đồng trong Kim Đồng – Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Ký trong Tôi đi học – Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân Tứ trong Hoa Xuân Tứ - Quang Huy, Nhân vật tấm gương lịch sử: nhân vật không được mô tả theo cách nhìn hiện thực thông thường mà được nhìn nhận từ một khoảng cách lịch sử nhất định. Bởi thế, dù là thiếu niên, nhưng những nhân vật này hiện lên như những gương sáng anh hùng với chiều kích và tầm vóc không giống với một đứa trẻ. Đặc điểm này cũng có ở kiểu nhân vật anh hùng nhỏ tuổi, tuy nhiên, những anh hùng nhỏ tuổi trong truyện thiếu nhi Việt Nam phần lớn đều là những nhân vật hư cấu, còn nhân vật tấm gương lịch sử trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi lại là những con người thật, đã từng xuất hiện trong lịch sử và được ghi lại trong sử sách. Cách mô tả nhân vật tấm gương lịch sử theo kiểu truyền thuyết hóa là điểm nổi bật của truyện lịch sử giai đoạn trước 1975 nói riêng và truyện viết cho thiếu nhi nói chung. Cũng giống như văn học “người lớn”, văn học thiếu nhi giai đoạn này chịu sự chi phối của cảm hứng sử thi và bút pháp lãng mạn, vậy nên nhân vật trẻ em trong các sáng tác viết cho thiếu nhi cũng đậm chất sử thi và tầm vóc anh hùng. Điều này cũng lí giải vì sao giai đoạn 1945- 1975, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi lại nở rộ đến thế và kiểu nhân vật tấm gương lịch sử lại trở thành một trong những kiểu nhân vật đặc trưng của văn học thiếu nhi giai đoạn này. Xuất hiện trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975, nhân vật thiếu nhi là tấm gương đời sống đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ tinh thần của thiếu nhi Việt Nam trong phong trào chống Mỹ và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó là những nhân vật – có thật trong đời sống và nhà văn chỉ thực hiện nhiệm vụ ghi lại những việc làm xuất sắc, vượt lên trong hoàn cảnh khó khăn của các em, như: Hoa Xuân Tứ, Nguyễn Ngọc Ký, Bùi Thị Tứ, Nguyễn Thị Hồng, Hoàng Văn Hải, 2.2.4. Nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ Trước sự leo thang của chiến tranh, ở bên này chiến tuyến, trẻ em có được những định hướng đúng đắn, sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng nên phần lớn các em sớm lựa chọn được cuộc sống có ý nghĩa. Phía bên kia chiến tuyến, khi xã hội khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, đời sống, tuổi trẻ đầy hoài nghi trước cuộc đời, sống bơ vơ, không định hướng. Sự khốc liệt của chiến tranh cũng khiến bao gia đình tan tác, biến những đứa trẻ có cha mẹ thành bụi đời, mồ côi. Bị gia đình từ chối, bị xã hội quay lưng, những đứa trẻ lạc lõng, không mục đích sống, không lí tưởng, tuổi thơ của chúng bị chính thân phận bội bạc, ăn mòn. Tâm lý đó dẫn đến hai cách phản ứng của trẻ em: Hoặc bất mãn trở 9 thành kẻ du đãng, phá phách xã hội. Hoặc cam chịu, trở thành những nạn nhân của đời sống. Song, dù là cách nào thì chúng cũng đều đã bị xã hội hoặc chính gia đình mình từ chối. Điều này tạo nên hai dạng biểu hiện của kiểu nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ trong văn học miền nam Việt Nam bấy giờ: nhân vật trẻ em bụi đời, du đãng và nhân vật trẻ em bất hạnh. 2.2.4.1.Bụi đời, du đãng: Được khắc họa qua những sáng tác của Duyên Anh: Giấc mơ một loài cỏ, Ánh mắt trông theo, Điệu ru nước mắt, Châu Kool, Những nhân vật bụi đời, du đãng hiện lên trong truyện Duyên Anh là những đứa trẻ bị bứng ra khỏi gia đình, ném ra ngoài lề đường và phải sống với đường phố và luật giang hồ. Duyên Anh lí giải về sự tồn tại những nhân vật du đãng trg sáng tác của ông là bởi chúng thất vọng trước những bất công xã hội hoặc bất mãn gia đình, học đường, hay khinh miệt cuộc đời vì cứ coi nó là du đãng, những đứa trẻ bụi đời nổi loạn đánh chém, hiếp dâm, tống tiền như một cách để trả thù xã hội, như chẳng thể còn lựa chọn nào khác. Trong cái thế giới ngổn ngang bạo lực, thù hận của những đứa trẻ bụi đời, du đãng ấy vẫn có chỗ cho những yêu thương, đùm bọc. Tình yêu thương không vì bất cứ một vụ lợi nào, không có bất cứ một điều kiện nào, nó tự nhiên, như thể chúng cần được như vậy và cần phải làm như vậy: “Điểm đẹp sáng ngời của xã hội du đãng ăn đứt xã hội đạo đức giả là, ở xã hội du đáng, chúng nó biết thương nhau, biết đùm bọc nhau” (Điệu ru nước mắt, tr107) Tuy nhiên, cuộc đời của những đứa trẻ bụi đời, du đãng trg stac của Duyên Anh đều có một cái kết buồn => Sự bế tắc trong con đường đi tìm lí tưởng của tuổi trẻ. Nó cũng cho thấy một hiện thực đầy bất an của xã hội miền Nam VN những năm 60. 2.2.4.2. Nhân vật trẻ em bất hạnh: Sự bất ổn xã hội khiến cho nền tảng gia đình lung lay, bấp bênh trước những biến cố đời sống. Bạo lực, bất công, giả dối, bất tín, đã tạo ra vô vàn những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh. Nhân vật trẻ em bất hạnh được Nhật Tiến tái hiện qua những tác phấm như: Những vì sao lạc, Tay Ngọc, Chuyện bé Phượng, Chim hót trong lồng, Hình ảnh những đứa trẻ chịu thiệt thòi trong cuộc sống cũng được Duyên Anh phác họa qua truyện Con sáo của em tôi, Đại dương trong lòng con ốc nhỏ, Cái diều, Dấu chân sỏi đá, Điệu ru nước mắt, Giặc ô kê, Kiểu nhân vật vật trẻ em bất hạnh đã từng xuất hiện trong sáng của các nhà văn Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, trước năm 1945. Một lần nữa, những đứa trẻ cô đơn, thiệt thòi, những phận đời cay đắng, bị đánh cắp tuổi thơ ấy lại có mặt trong sáng tác của Duyên Anh, Nhật Tiến sau này. Ở những sáng tác của những tác giả đô thị miền nam, những đứa trẻ héo mòn vì thiếu tình yêu thương và sự đùm bọc kia không còn là những phận đời đi bên lề câu chuyện của người lớn. Câu chuyện của chúng là câu chuyện chính mà nhà văn muốn đưa đến với độc giả. Duyên Anh, Nhật Tiến không chỉ kể về thân phận của những đứa trẻ bất hạnh mà còn gửi gắm vào mỗi trang đời u tối ấy những ước mơ, khát vọng của tuổi hoa niên. Họ đã làm 10 bừng sáng cái quãng sống đầy máu và nước mắt của những đứa trẻ bằng niềm tin tưởng chân thành, đầy yêu thương của tình người. Họ đã cho chúng cái quyền được tin vào những điều tốt đẹp, họ đã chắp cánh cho ước mơ của chúng được bay xa. 2.2.5. Nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng Từ sau năm 1963, nhất là sau khi Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam, đời sống của chính trị cũng như văn học đã có nhiều những biến chuyển. Nhà nghiên cứu Cao Huy Khanh nhận xét: "Sau 1963, văn chương miền Nam biến thái cùng với một mối ám ảnh thường xuyên, khốc liệt: ám ảnh chiến tranh và tất cả những gì xung quanh chiến tranh". Các nhà văn tìm cách hoặc thể hiện các nhân vật với thái độ thách thức, đi ngược lại với những quy chuẩn đạo đức hoặc lảng tránh hiện thực, quay về với quá khứ, với những hoài niệm của tuổi thơ. Không phải ngẫu nhiên, những trang văn viết về tuổi thơ ở miền Nam, giai đoạn này, mới thực sự phong phú với các tác giả như: Duyên Anh, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện, Nhật Tiến, Như một cách phản kháng với thực tại, các nhà văn tìm về với trẻ thơ, với những mơ mộng, tinh tế của tuổi thích ô mai. Tuổi thơ đã trở thành nơi trú ngụ cho những tâm hồn đầy đau thương, mang nặng một mối u sầu hiện thực. Những sân trường đầy nắng, những hàng phượng vĩ rợp bóng, những áo tiểu thư đã phủ kín tâm hồn họ, đưa họ trở về với những rung động đầu đời vừa trong sáng vừa thiết tha. Những trò nghịch ngợm trẻ con, những ngây ngô của thời thơ bé đã giúp họ ngược dòng thời gian trở về trên chuyến tàu tuổi thơ đầy sống động và mơ ước. 2.2.5.1. Nhân vật hồn nhiên: Trong cố gắng thu ngắn khoảng cách giữa tâm hồn tác giả với cái thế giới kì diệu của tuổi hồn nhiên và kỉ niệm, Duyên Anh, Nhật Tiến, Từ Kế Tường, đã tạo nên những nhân vật trẻ em vừa hồn nhiên, sinh động vừa chân thực, giàu cảm xúc. Chương Còm, Huệ tai voi, Ngân quăn, Dũng Đakao, thằng Khoa, thằng Vũ, thằng Côn, con Thúy, trong sáng tác của Duyên Anh, mỗi đứa một tính cách, mỗi đứa một diện mạo khác nhau nhưng đều có chung một điểm: hồn nhiên, trong sáng, vô tư. 2.2.5.2. Nhân vật mơ mộng : Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, người ta luôn sợ hãi, lo âu, băn khoăn khi thấy tuổi thanh xuân đang bị úa tàn trước những bế tắc của xã hội. “Tuổi trẻ bị bỏ bơ vơ ngoài đời. Còn ở học đường thì bị đóng khung lấy sự hiểu biết”. Những người viết văn tìm về với thiên đường mất dấu tuổi ô mai để gắn tên những cô cậu học trò với những xúc cảm đầu đời vào trang viết. Tạp chí Tuổi Ngọc do Duyên Anh làm chủ bút là nơi lưu giữ những sáng tác của các nhà văn viết truyện tuổi mới lớn. Duyên Anh có: Tuổi mười ba, thằng Vũ, con Thúy, Phượng vĩ, Lứa tuổi thích ô mai, Áo tiểu thư,Về yêu hoa cúc, Từ Kế Tường với: Đường phượng bay, Huyền xưa, Đinh Tiến Luyện có: Anh Chi yêu dấu, Bầy chim trắng trong sân trường, Nhã Ca Trăng mười sáu,Hoàng Ngọc Tuấn Thư về đường Sơn Cúc, Hình như là yêu, 11 Khác biệt giữa kiểu nhân vật trong truyện thiếu nhi Nam – Bắc Yếu tố văn hóa: Khác biệt trong việc khai thác hình tượng nhân vật trẻ em ở hai miền Nam – Bắc, phản chiếu nét khác nhau về văn hóa của hai vùng đất. Xã hội: Miền Bắc, văn học Cách mạng đề cao nhiệm vụ cổ vũ kháng chiến, hướng tới những mẫu hình nhân vật trẻ em như: chiến sĩ nhỏ tuổi, công dân gương mẫu, Miền Nam, không chịu nhiều chi phối bởi mục tiêu chính trị, vì thế nhân vật trẻ em, một mặt phản ánh cái nhìn hiện thực của nhà văn trước xã hội mặt khác hướng tới những giá trị nhân bản, bền vững. Vì thế trẻ em được thể hiện nhiều hơn mặt hồn nhiên, tinh nghịch, ngây thơ. Đây cũng là xu hướng chung của văn học miền Nam giai đoạn này khi một số tác giả như: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc tìm về với văn hóa, phong tục, con người, thiên nhiên để khai thác những vẻ đẹp nguyên sơ, bản thể của tự nhiên, con người. Thời kì sau năm 1954, ở miền Nam Việt Nam là một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Những tác động từ lịch sử với các biến động trên chính trường đã khiến cho văn nghệ sĩ miền Nam, thời kì này, rơi vào một trạng thái tâm lí bất ổn, với đầy âu lo, hoài nghi và hoang mang. Trong khi đó, từ sau năm 1945 đến năm 1954, ở miền Bắc, không khí kháng chiến, ý chí Cách mạng luôn sôi sục trong đời sống, đến mức: “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên). Sự khác biệt này, đã dẫn đến những nét riêng trong hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giữa hai miền Nam Bắc. 2.3. Đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai đoạn 1945-1975 2.3.1. Xây dựng nhân vật trẻ em theo hình mẫu người lớn thu nhỏ 2.3.1.1. Phác họa ngoại hình giản đơn và sơ lược 2.3.1.2. Hướng vào thể hiện ý thức và hành động cách mạng Như ở chương một chúng tôi đã nói, một trong những đặc điểm của nhân vật trẻ em là chủ yếu được miêu tả thiên về hành động, ít chú trọng tới tâm lý. Đặc điểm này, dễ dẫn đến nhầm tưởng về sự tương đồng trong cách xây dựng nhân vật trẻ em nói chung và cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Văn học Cách mạng xây dựng hình tượng con người có nhiều nét giống với con người trong sử thi cổ điển. Đó là con người hành động, nghĩ sao nói vậy, mọi suy tư nội tâm đều được biểu hiện qua hành động. Nhân vật trẻ em được miêu tả thiên về hành động nhiều hơn không phải vì chúng đã bị lãng quên tâm lí mà đơn giản là vì với trẻ em, dằn vặt nội tâm không phải là vấn đề chính trong cuộc sống. Ở lứa tuổi trẻ em, những ưu tư về cuộc đời, về thế sự, mới chỉ bắt đầu hình thành. Khi miêu tả nhân vật, các nhà văn thường thể hiện trẻ em trong trạng thái “động” hơn là trạng thái “tĩnh”. Đó là cái “động” hiển nhiên, đương nhiên, bản thể của trẻ thơ. Các nhà văn giai đoạn 1945-1975, đã dựng chân dung những đứa trẻ hành động nhưng đó vẫn chưa thực sự là những hành động của trẻ thơ. 12 Ở hai kiểu nhân vật: nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ và nhân vật hồn nhiên, mơ mộng của truyện thiếu nhi đô thị miền Nam, việc miêu tả chân dung nhân vật lại theo một chiều hướng khác. Các nhà văn Duyên Anh, Nhật Tiến, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện, đã tạo nên những bức chân dung khá sắc nét. Sự khác biệt trong cách miêu tả chân dung nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi ở hai vùng Nam – Bắc, xuất phát từ khác biệt về nhiệm vụ của người cầm bút ở mỗi hoàn cảnh lịch sử. Như đã nói ở phần trước, những người viết văn học thiếu nhi miền Bắc, do những chi phối về không khí thời đại cũng như những định hướng về mô hình con người trong những năm kháng chiến, đã tạo nên những bức chân dung nhân vật trẻ em đậm chất lí tưởng hóa và có nhiều nét hao hao giống người lớn. Trong khi đó, ở miền Nam, bối cảnh phức tạp của chiến tranh khiến người cầm bút tự lựa chọn cách thể hiện nhân vật: hoặc tái hiện trẻ em theo xu hướng hiện thực hóa hoặc tìm về với những giá trị nhân bản để ngợi cả. Chính trong sự suy tôn những giá trị nhân bản của con người, những nhà văn đô thị miền Nam đã dựng nên những chân dung trẻ em hồn nhiên, tinh nghịch, những đứa trẻ được là trẻ con thực sự. Tất nhiên, đây chỉ là những khác khác biệt trong cách phác họa chân dung nhân vật trẻ em giữa miền Nam và miền Bắc. Nó xuất phát từ những vấn đề mang tính thời đại, khách quan. Và điều đó không hàm nghĩa phủ định hay khẳng định bên nào. Sự tồn tại của mỗi phương thức nghệ thuật đều có những ý nghĩa riêng của nó. 2.3.2. Ngôn ngữ nhân vật trẻ em đậm dấu ấn diễn ngôn thời đại Ngôn ngữ nhân vật trẻ em thiên về đối thoại. Việc nói với chính mình, tự vấn về những vấn đề phức tạp của cuộc sống, không phù hợp với đặc tính trẻ thơ. Điều này lại càng trở nên hợp lí trong thời kì văn học 1945-1975 ở Việt Nam, khi mà mô hình chung cho nhân vật là hành động, ít những diễn biến nội tâm phức tạp, không nhiều xung đột cá nhân. Trẻ em nói giọng người lớn. Xin lưu ý, điều này khác với nhu cầu muốn đc trở thành ng lớn ở trẻ thơ. Ở VHTN 45-75, nhân vật trẻ em tham gia trò chơi đóng vai, nhưng k phải theo cách của trẻ em mà theo sự dẫn dắt của tác giả - người lớn. Nhân vật nói bằng ngôn ngữ của những người lớn một cách có ý thức và nhập vai, đến độ, đôi khi, chúng hoàn toàn quên mất, chúng vẫn là trẻ con. Việc bị bỏ qua lớp ngôn ngữ của trẻ em đã cho thấy tính quyền lực trong diễn ngôn nhân vật ở truyện thiếu nhi. Ở đây rõ ràng có vấn đề một trong những đặc trưng của văn học thiếu nhi đã trở thành điểm nổi bật trong văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 1945-1975. 2.3.3. Cá thể hóa trong xây dựng nhân vật trẻ em ở Văn học thiếu nhi miền Nam 1954-1975 Ở hai kiểu nhân vật trẻ em của truyện thiếu nhi miền Nam: nhân vật bị ruồng bỏ và nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng, những đặc điểm ngôn ngữ trên, dường như không rõ nét. Những đứa trẻ trong truyện thiếu nhi vùng đô thị miền Nam sau năm 1954, được tái hiện trên bình diện ngôn ngữ, khá sinh động và giàu cá tính. 13 Có thể nói ở cả hai miền Nam – Bắc, nhân vật trẻ em đều không tách ra khỏi môi trường thời đại. Miền Bắc, nhân vật trẻ em được đặt vào môi trường lí tưởng, trong bầu khí quyển tinh thần của xã hội tập thể nên ngôn ngữ cũng phải được thanh lọc, theo xu hướng thời đại, mang dáng vẻ thời đại. Miền Nam, nhân vật trẻ được đặt vào môi trường phức tạp, khủng khoảng, bởi vậy, tiếng nói của trẻ em là tiếng nói của xã hội mất niềm tin, hoang mang trước thực tại. Ở nhân vật hồn nhiên, mơ mộng, ngôn ngữ của nhân vật đã cho thấy được sự gắn bó, gần gũi với trẻ em. Đây cũng sẽ là những gợi ý cho cách thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi giai đoạn sau. Tiểu kết: Ba kiểu nhân vật: Chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu, Công dân gương mẫu trong đời sống và Nhân vật như tấm gương trong truyện thiếu giai đoạn này là hình ảnh tiêu biểu của trẻ em trước những thăng trầm của lịch sử, trước sự tàn khốc của chiến tranh. Chúng hiện lên vừa đẹp đẽ, phi thường vừa gân guốc rắn rỏi. Chúng là đại diện cho thế hệ trẻ với khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp, với lòng dũng cảm và tinh thần tự lập tự cường của dân tộc. Chúng chính là sự tiếp nối vẻ vang những truyền thống quý báu của dân tộc từ những hình tượng trẻ em anh dũng, kiên trung thuở đầu dựng nước. Chỉ có điều, ở những nhân vật này, người đọc chưa thực sự nhận ra được nhiều những nét tính cách thuộc về trẻ con, của trẻ con. Hai kiểu nhân vật: trẻ em bị ruồng bỏ và trẻ em hồn nhiên, mơ mộng của truyện thiếu nhi miền Nam Việt Nam đã cho thấy những nét kế thừa và khác biệt trong miêu tả và thể hiện nhân vật. Đồng thời, nó cũng sẽ là tiền đề cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật hồn nhiên nhi nhiên trong văn học khu vực miền Nam sau này. CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT TRẺ EM GIAI ĐOẠN TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY 3.1. Những yếu tố tác động đến sự thể hiện nhân vật trẻ em 3.1.1. Thay đổi về văn hóa, xã hội - Tinh thần đổi mới - Kỉ nguyên truyền thông bùng nổ - Sự thay đổi trong cấu trúc gia đình - Đời sống hiện đại - Biến đổi trong sự dụng tiếng Việt 3.1.2. Sự gia tăng lực lượng sáng tác và ảnh hưởng văn học dịch Đội ngũ sáng tác sau 86 phát triển hùng hậu: Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Quỳnh, Trần Thiên Hương, Hoàng Dạ Thi, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Châu Giang, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Đức Tiến, Ảnh hưởng của văn học dịch: hiện tượng Harry Poter, Doremon, truyện tranh mangan, . 14 3.1.3. Thành tựu của ngành tâm lý học Khẳng định của tâm lý học về trẻ em: Đặt trẻ em vào vị trí trung tâm, phải nhìn nhận chúng như một chủ thể độc lập, khác biệt, không phải bản sao của người lớn, không phải một người lớn thu nhỏ 3.1.4. Thay đổi quan niệm về trẻ em của nhà văn Có thể nói, ở thời hiện đại, trẻ em được đặt vào bối cảnh đời thường, giản dị, với những rắc rối, phức tạp vốn có và được nhìn nhận như một nhân cách trước những mối quan hệ với môi trường xung quanh. 3.2. Các kiểu loại nhân vật trẻ em từ sau 1975 3.2.1. Nhân vật nạn nhân : 3.2.1.1. Trẻ em - nạn nhân chiến tranh Trước 75, viết về trẻ em trong chiến tranh, các nhà văn đã tạo dựng hình ảnh người chiến sĩ nhỏ tuổi, đại diện cho thế hệ trẻ với khát vọng, ý chí giành độc lập của dân tộc. Đó là những nhân vật mang dáng dấp của người anh hùng với tư tưởng, phẩm chất, hành động của một anh hùng. Các tác giả ít chú ý đến quá trình phát triển trong tính cách nhân vật mà chỉ tập trung khắc họa vẻ đẹp trong hoàn cảnh thử thách của cuộc chiến. Sau 1975, khi có một độ lùi cần thiết, sự thể hiện hình tượng trẻ em trong mối quan hệ với chiến tranh có những thay đổi đáng kể. Vẫn là những đứa trẻ gắn tuổi thơ của mình với những năm tháng chiến tranh của dân tộc, nhưng bên cạnh vẻ hào hùng, chói sáng mà những nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi còn ghi dấu lại, là sự nghiệt ngã, đau thương mà chiến tranh mang tới. Nhân vật trẻ em được đặt trong những bối cảnh khốc liệt của chiến tranh => chúng hiện lên đáng thương, như những nạn nhân Nhân vật được thể hiện ở những vết cắt cứa đau xót ẩn sau mỗi tâm hồn thơ bé. (Lượng trong Hồi đó ở Sa Kỳ, Cơn giông tuổi thơ Cái chết của nhân vật được khai thác như một mất mát, tổn thương chứ k phải một chiến công, thử thách như truyện trc 75 Trong điện ảnh, nhiếp ảnh, hình ảnh những nạn nhân trẻ em thời chiến đã đc ghi lại chân thực qua những thước phim tài liệu. Trong văn học người lớn, nhân vật trẻ em cũng xuất hiện như những hình hài đáng thương, tội nghiệp, với số kiếp, như thể đã được mặc định là phải chịu tổn thất, không có lối thoát, chẳng có tương lai. Như: Vết chim trời – Nguyễn Ngọc Tư, Tùy bút phải lòng – Nguyễn Ngọc Tư, Cơ bản là buồn – Nguyễn Ngọc Thuần. Tuy nhiên, ở văn học thiếu nhi, sự thảm khốc của hình ảnh những em nhỏ trong chiến tranh đã được giảm thiểu khá nhiều. Nhân vật trẻ em nạn nhân trong truyện thiếu nhi sau 75 tuy đã bớt vẻ hào hùng nhưng chưa bị đẩy xuống mức thấp bé và cũng không phải là những nhân vật “chết cứng”. Cho dù, nhân vật hoặc bị sinh ra trong những hoàn cảnh thiệt thòi hoặc bị đẩy vào những tình huống éo le nhưng luôn tích cực vượt lên hoàn cảnh, số phận của mình. Nhân vật không tồn tại như một quan niệm mà có sức sống, có vận động, có thay đổi. 15 Từ hình ảnh những đứa trẻ thời chiến, những sáng tác cho thiếu nhi sau 1975, đã cho thấy bên cạnh sự gan dạ, quả cảm, trẻ em còn được nhận ra như những nạn nhân của chiến tranh, như những sinh linh nhỏ bé, yếu ớt trước cái khốc liệt của bom đạn. 3.2.1.2. Trẻ em - nạn nhân của đời sống Cuộc sống hiện đại của thời cơ chế thị trường đã khiến nền tảng gia đình lung lay. Thoát ra khỏi chiến tranh, người ta phải đối mặt với những bận rộn của cuộc sống mưu sinh. Cha mẹ không có nhiều thời gian cho con cái và cũng không có nhiều thời gian cho gia đình. Đôi khi, người lớn cũng bị xô ngã bởi sự nghiệt ngã của thời mở cửa, đến mức bỏ mặc hoặc đối xử bất công với con trẻ. Trước vòng xoáy của kinh thế thị trường, trẻ em, một lần nữa lại trở thành những nạn nhân, khốn khổ, trong chính gia đình, trường học của mình. Hiện thực đó đã tác động sâu sắc tới sự thể hiện hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của các nhà văn sau 1975. Nó tạo nên hai dạng biểu hiện của kiểu nhân vật nạn nhân đời sống: nhân vật lưu lạc và nhân vật cam chịu. Nhân vật lưu lạc đã xuất hiện trong văn học thiếu nhi thế giới và cũng đã xuất hiện trong văn học đô thị miền Nam ở dạng biểu hiện: trẻ em bụi đời, du đãng trong truyện Duyên Anh. Tuy nhiên, kiểu nhân vật lưu lạc ở truyện thiếu nhi VN sau 75, có nét khác biệt: So với truyện TN đô thị miền nam trc 75, nv trẻ em lưu lạc ở truyện TN sau 75, dù cùng bị tách ra khỏi gia đình, bị ném ra ngoài đời, lưu lạc, tự kiếm sống nhưng luôn nhận đc sự bao bọc, cưu mang của ng tốt và đều trở về. Hành trình lưu lạc là hành trình tự nhận thức, tự khám phá những giá trị của đời sống. Nhân vật cam chịu Giai đoạn trước 1975, nhân vật trẻ em được đặt trong những bối cảnh rộng lớn, trong những không gian tính tập thể, cộng đồng như: các đơn vị bộ đội, hợp tác xã, trường học xã hội chủ nghĩa, Sau 1975, trẻ em được nhìn nhận trong không gian và những mối quan hệ nhỏ hẹp hơn, gần gũi với đời sống và phù hợp với kích thước của chúng hơn như: gia đình, lớp học, bạn bè. Trong bối cảnh ấy, những đứa trẻ không còn là những công dân gương mẫu của đời sống làm việc và nói năng như một người lớn thu nhỏ. Chúng được đưa trở về với vị thế yếu đuối, nhỏ bé trong xã hội, không có tiếng nói, không được coi trọng. Chúng là nạn nhân của thực tế đời sống với đủ những nhiễu nhương, cay đắng. Nói cách khác, nhân vật buộc phải chấp nhận sự hạ bệ của tác giả. Nhân vật không có sức mạnh và sự phù trợ để thực hiện mơ ước làm người lớn, để sống cách xa độc giả trong sự suy tôn và kính ngưỡng. Trc CM t8, đã có nhân vật nạn nhân cam chịu. Tuy nhiên, các tác giả thường khai thác khía cạnh đời sống khổ cực tác động tới cuộc đời nhân vật. Như đã nói ở chương đầu của luận án, số phận nhân vật trẻ em trong giai đoạn này thường gắn với cuộc đời những người nghèo, người bất hạnh trong xã hội. Nhà văn lí giải sự thấp hèn của nhân vật qua phương diện xã hội. Trẻ em nghèo 16 hèn là vì chúng phải sống trong một xã hội đang tăm tối, trong cái nghèo của những người cùng khổ. Đó là số phận chung của người dân trước Cách mạng. Văn học thiếu nhi sau 1975, cũng khai thác sự yếu đuối, số phận bất hạnh của trẻ thơ nhưng nhìn nhận nó trên phương diện đời sống, gắn với những vấn đề của trẻ em như gia đình, nhà trường, thầy cô giáo. VÍ dụ: Thi (Bỏ trốn), Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời ), Kiểm (Kiểm – Chú bé – Con người), Nhân vật trẻ em là nạn nhân của chính những mối quan hệ ng lớn: Bố - mẹ Ước mơ và hi vọng ở nhân vật trẻ em, giữ đc niềm tin ở những điều đẹp đẽ. – Bản chất của trẻ thơ, xu hướng tư duy của trẻ em. Nó cũng lí giải vì sao trẻ em yêu thích truyện cổ tích. Đây cũng là đặc điểm của truyện thiếu nhi, luôn k quá bi quan, để cho nhân vật luôn có đc điều tốt. Ví dụ: Pippi tất dài, Cô công chúa nhỏ - F.H Burnett, . Nhìn chung, xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em như những nạn nhân của chiến tranh và đời sống, các nhà văn đã cho thấy sự thay đổi trong cách nhìn về trẻ em kể từ sau năm 1975. Trẻ em không chỉ anh dũng trong chiến đấu, chăm chỉ, siêng năng trong học tập và lao động mà cùng với những mất mát, đau thương của dân tộc ở thời chiến, cùng với những biến động của đời sống mới, trẻ em cũng là một nạn nhân, một thân phận nhỏ bé trong bom đạn và trong cay đắng của cuộc đời. 3.2.2. Nhân vật trẻ em trải nghiệm Khi chiến tranh đi qua, ý thức về “cái tôi” thức dậy, con người có cảm hứng đi tìm lại mình. Từ chỗ lấy điểm nhìn xã hội làm hệ quy chiếu, văn học chuyển sang cái nhìn đời tư – thế sự, lấy số phận con người để đánh giá hiện thực và nhìn nhận lại quá khứ. Trên cơ sở đó, tự thuật đã trở thành hướng đi có triển vọng và thu hút được nhiều sự quan tâm của các tác giả hiện đại. Đặt trong mối tương quan với văn học người lớn, việc tìm đến thể loại tự truyện của văn học trẻ em vừa như một cách nhằm đổi mới cách viết (theo xu hướng chung của văn học người lớn) vừa như một lẽ tất yếu nhằm trở về kí ức tuổi thơ để phác họa cho chính trẻ em một thế giới mới – thế giới khác với thực tại của nhà văn. Nhân vật trẻ em trải nghiệm chính là kiểu nhân vật cái tôi – trẻ thơ – nhà văn xuất hiện trong các sáng tự thuật về tuổi thơ. Nhà văn tạo dựng hình tượng đứa trẻ - người kể chuyện để kể cho độc giả nghe về những cuộc đời, những con người ngay trong hình ảnh đứa trẻ. Đó là những con người, những cuộc đời có sức ám ảnh, mang tầm phổ quát, nó làm cho người đọc như thấy được tuổi thơ mình trong các nhân vật ấy. Nhân vật đứa trẻ trải nghiệm cũng đã từng xuất hiện Trước cách mạng tháng Tám ở một số trang viết dạng hồi kí như Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Cỏ dại của Tô Hoài,Nhưng hầu như vắng bóng trong giai đoạn 1945- 1975. Lý giải cho sự thiếu vắng này có thể đưa ra nguyên nhân: đời sống cách mạng với hàng loạt các sự kiện liên tục xảy ra, nhà văn, trong thời kì kháng chiến cần phải là người truyền tải được những biến thiên mang tính lịch sử, thể 17 hiện được cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Vì thế, người ta khó có thời gian để chiêm nghiệm, suy ngẫm về quá khứ. Sau 1975, khi có một độ lùi cần thiết về thời gian, nhu cầu tự nhìn lại, đánh giá lại quá khứ, hối thúc các nhà văn trở lại đề tài này, trên cơ sở kế thừa truyền thống tự truyện đã có trước 1945. Tuy nhiên, giờ đây, trong các sáng tác, nhà văn không đơn thuần chỉ là kể về thời thơ ấu với những buồn vui, đau khổ của tuổi hoa niên, mà còn là sự nhìn nhận lại những vấn đề về chiến tranh, về đời sống, về trẻ em, về người lớn, về tuổi thơ, Trong cái nhìn hồi tưởng qua các nhân vật trẻ em trải nghiệm ấy, ta thấy được một sự đổi mới ở cách cảm nhận hiện thực và con người đặc biệt là cách nhìn nhận của chính nhà văn về trẻ thơ. Có thể thấy, xét từ góc độ đối tượng phục vụ thiếu nhi, nhân vật trẻ em trải nghiệm, có đôi khi, bị “già” trước tuổi vì được nhà văn giao cho những nhiệm vụ diễn giải về vấn đề cần nhiều trải nghiệm sống. Khi viết truyện ở ngôi thứ nhất và khi là một người lớn viết về trẻ thơ (cho dù đứa trẻ đó chính là mình trong quá khứ) sẽ không tránh khỏi có những lúc, con người nhà văn, con người trưởng thành chen vào tiếng nói của đứa trẻ (đã được hóa thân) để thể hiện những trăn trở trước cuộc sống. Sự tồn tại của kiểu nhân vật trải nghiệm trong các sáng tác văn học thiếu nhi cho chúng ta một minh chứng về sự mở rộng đối tượng tiếp nhận của những tác phẩm thiếu nhi. Nó không chỉ dành cho trẻ em mà còn hướng tới độc giả người lớn. Nó không chỉ nói chuyện tuổi thơ mà còn đối thoại với những vấn đề của quá khứ cũng như hiện tại. Điều này lí giải vì sao có những sáng tác được xuất bản tại nhà xuất bản Kim Đồng, dành giải thưởng sáng tác cho thiếu nhi nhưng trẻ con lại không mấy hứng thú. Ngược lại, người lớn lại say mê, thích thú. 3.2.3. Nhân vật trẻ em hồn nhiên nhi nhiên Khu biệt nhân vật trẻ em hồn nhiên nhi nhiên thành một kiểu loại riêng không phải là phủ định trước đây, nhân vật thiếu nhi anh hùng, trẻ em bụi đời, nhân vật trẻ em trải nghiệm không có cái hồn nhiên, trong sáng. Trong các kiểu nhân vật trẻ em trước, sự trong trẻo, vô tư vẫn được các nhà văn phác họa khi vẽ diện mạo của nhân vật. Tuy nhiên, cái trội của những nhân vật này là những va đập, trầy xước, với cuộc sống nên cái hồn nhiên, trong sáng trở thành thứ yếu và đã bị mất đi rất nhanh, hoặc sống thiên về suy tư nên cái hồn nhiên thiên nhiên, hồn nhiên bản thể không còn. Ở trong một số tác phẩm sau này, chúng ta thấy rõ hơn đặc tính hồn nhiên nhi nhiên ở trẻ em được đặt lên hàng đầu, được khai thác như điểm nổi bật trong việc xây dựng hình tượng trẻ em. Sau 1975, bên cạnh tính giáo dục, văn học thiếu nhi đã chú ý nhiều hơn tới tính thẩm mĩ. Nhưng phải tới những năm 90, trước những yêu cầu của thời mở cửa, khi xã hội có những ghi nhận mạnh mẽ hơn trong cách nhìn trẻ em, khi nhà văn có những thay đổi trong cách thể hiện hình tượng nhân vật trẻ em để có thể đến gần độc giả hơn, văn học thiếu nhi mới chú ý nhiều hơn tới yêu cầu thẩm mĩ riêng. Điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời những nhân vật trẻ em, mà sự hồn nhiên, trong trẻo là đặc điểm chủ đạo của bức chân dung nhân vật. 18 Có thể thấy, số lượng những nhân vật hồn nhiên nhi nhiên trong truyện thiếu nhi Việt Nam không nhiều. Điều này nói lên một thực tế, các nhà văn dường như quá tập trung vào khía cạnh giáo dục mà quên mất cần phải để nhân vật trẻ em là trẻ em hơn nữa. Khi một tác phẩm được tạo ra từ quan niệm thẩm mĩ riêng về trẻ thơ, khi một nhân vật sống được cuộc sống của trẻ thơ, tác phẩm đó, nhân vật đó sẽ được trẻ em đón nhận. Hiện nay, văn học thiếu nhi Việt Nam, chỉ duy nhất Nguyễn Nhật Ánh chiếm được cảm tình của trẻ nhỏ. Nét hồn nhiên, tinh nghịch ở những nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có sự tiếp nối từ văn mạch truyền thống qua các sáng tác của Duyên Anh. Trở về với cái hồn nhiên trẻ thơ trở thành một khát vọng trong sâu thẳm của con người. Những nhân vật trẻ thơ trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài (mặc dù họ không sáng tác cho trẻ em) được khắc họa như một sự cứu rỗi thế giới. Trẻ em, trong các sáng tác của Thiệp, Hoài là nơi lưu giữ cuối cùng cái Thiện, cái Đẹp. Thu (Tâm hồn mẹ), Hon (Thiên sứ), là những nhân vật như thế. Sự trong sáng, thánh thiện trong tâm hồn những đứa trẻ như Thu, Hon là thứ ánh sáng diệu kì chiếu rọi lên thế giới tăm tối và ngổn ngang dối trá, tàn ác, bất công của người lớn. Khi con người rơi vào tận cùng nỗi đau, sự tuyệt vọng, thì sự hồn nhiên, thánh thiện nguyên sơ của trẻ nhỏ chính là sự cứu rỗi cuối cùng. Nếu văn học thiếu nhi, xây dựng những hình tượng trẻ em hồn nhiên nhi nhiên như một cách khẳng định những thuộc tính bản thể thuộc về trẻ em, thuộc về văn học trẻ em thì văn học người lớn, tạo ra những mẫu hình trẻ em với nét đẹp thánh thiện, mộc mạc nguyên bản như một nơi nương náu cho mọi lỗi lầm của nhân loại, như nơi lưu cuối cùng của cái Đẹp, cái Thiện. Tóm lại, đi sâu khai thác nét hồn nhiên nhi nhiên ở nhân vật trẻ em, truyện thiếu nhi sau 1975 đã cho thấy những nét mới trong quan niệm của nhà văn về trẻ thơ và về văn học thiếu nhi. Hình tượng nhân vật trẻ em ngây thơ, trong sáng cũng đã góp phần đưa những sáng tác thiếu nhi đến gần hơn với độc giả nhỏ tuổi. Nó cũng cho thấy xu hướng tất yếu trong sáng tác cho thiếu nhi, đó là bên cạnh giá trị giáo dục, văn học thiếu nhi cần tiệm cận giá trị nhân bản dành riêng cho kiểu sáng tác đặc thù này. 3.2.4. Nhân vật trẻ em với những xúc cảm đầu đời Trong giai đoạn 1945-1975, hầu như vắng bóng những nhân vật trẻ em với những xúc cảm của tuổi mới lớn, ngoại trừ một số nhân vật trong các sáng tác ở miền Nam Việt Nam. Ở chặng cuối của giai đoạn văn học này, cũng có một số tín hiệu vui qua hình ảnh của Hoan và Thư trong Đội thiếu niên du kích Đình Bảng – Xuân Sách, Bùi và Phương trong Khi mùa xuân đến – Lê Phương Liên. Tuy nhiên, phương diện tình cảm mới lớn cũng chỉ được phác họa thoáng qua hoặc được chuyển thành kiểu tình cảm đồng chí hướng. Sau 1975, văn học thiếu nhi chứng kiến sự nở rộ của những sáng tác cho lứa tuổi “hoa học trò”. Ở chặng đầu là những tác phẩm như: tập truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu, Cỏ may ngày xưa của Trần Thiên Hương, Quà của tuổi của 19 Lê Thị Thu Thủy, Pêlê trắng của Hoàng Dạ Thi, Tóc ngắn của Nguyễn Thị Châu Giang, Còn chút gì để nhớ, Mắt biếc, Phòng trọ ba người, Cô gái đến từ hôm qua, Hạ đỏ, Bàn có năm chỗ ngồi, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác,của Nguyễn Nhật Ánh. Khoảng 10 năm trở lại đây, xuất hiện những cây bút thế hệ 8x, 9x mới như: Phong Linh, Du Quỳnh Thy, Lê Vũ Tú Uyên, Nguyễn Ngọc Như Ý, Đỗ Tú Cường, Lâm Moon,Thậm chí có gương mặt còn rất trẻ như Minh Nhật học sinh lớp 12 chuyên lý Trường Hà Nội – Amsterdam, bắt đầu viết truyện ngắn từ năm học lớp 10, với hai tác phẩm đã xuất bản: Bỗng một ngày đẹp trời và Sự lựa chọn của bầu trời. Việc xuất hiện của nhân vật trẻ em với những xúc cảm mới lớn đã cho thấy sự quan tâm trở lại cũng như sự tôn trọng của nhà văn đến các mối quan hệ và những rung cảm thời hoa mộng. Các tác giả đã mở ra cánh cửa tâm hồn với bao bâng khuâng, rụt rè, rạo rực, của tuổi trẻ. Ở đó, người cầm bút có thể soi chiếu lại chính quãng thời gian đã mất trong cuộc đời và độc giả có thể nhìn ngắm mình trong hình ảnh những cô cậu học trò hồn nhiên, mơ mộng. 3.2.5. Nhân vật trẻ em anh hùng lãng mạn Anh hùng lãng mạn trong văn học thiếu nhi cũng giống như anh hùng trong truyện cổ tích, đều có một bộ tính cách tiêu chuẩn như: có sức mạnh, lòng dũng cảm, sự cống hiến, Tiền đề cho sự ra đời của nhân vật anh hùng thiếu nhi lãng mạn là sự lý tưởng hóa thời thơ ấu trong suốt kỉ nguyên lãng mạn. Người ta tin rằng, sự ngây thơ của trẻ em có khả năng chinh phục quỷ dữ. Vì thế, chỉ có trẻ em mới có đủ sức mạnh và được giao nhiệm vụ chống lại những thế lực hắc ám. Ở một góc độ nào đó, nhân vật anh hùng thiếu nhi lãng mạn khá giống với nhân vật người anh hùng huyền thoại của sử thi trên một số điểm như: cùng có những phẩm chất anh hùng, có sức mạnh siêu phàm, có hành trình chinh phục thử thách. Tuy nhiên, điểm khác nhau quan trong nhất giữa hai kiểu nhân vật này là ở chỗ: nhân vật anh hùng thiếu nhi lãng mạn có sự quay trở lại không gian ban đầu và bị tước bỏ quyền lực của người anh hùng. Thậm chí, có những trường hợp nhân vật dịch chuyển ra khỏi yếu tố huyền thoại, trở về với những khía cạnh đời thường. Điều này phản ánh một thực tế về mối tương quan giữa sức mạnh của trẻ em và người lớn trong xã hội. Khi nhân vật trở về với thế giới thực, không được phù trợ, cũng là khi quyền lực của người lớn được tái thiết. Trên thế giới có hàng loạt những nhân vật kiểu anh hùng thiếu nhi lãng mạn. Có thể kể đến như: Harry Potter, Percy Jackson (Percy Jackson và các vị thần Olympia – Rick Ridordan), Jason (Các anh hùng của đỉnh Olympus - Rick Ridordan), an em nhà Pevensie (Biên niên sử Narnia - C S Lewis), Josh (Hồ sơ Joshua – M.G.Harris),Trong số đó, ảnh hưởng lớn nhất tới độc giả Việt Nam, là nhân vật Harry Potter. Ở Việt Nam, kiểu nhân vật anh hùng lãng mạn cũng đã từng xuất hiện trong các truyện kể dân gian như: Thánh Gióng, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Tấm Cám, Mặc dù ban đầu, những truyện kể dân gian được tạo ra không dành cho 20 trẻ nhưng chính sự tương hợp giữa tư duy dân gian và tư duy trẻ thơ trong cách nhìn thế giới đã khiến trẻ em dễ dàng tiếp nhận những tác phẩm văn học dân gian. Trước Cách mạng tháng Tám, xuất hiện những tác phẩm giả cổ tích được sáng tác với mục đích dành cho trẻ em như: “Tham thì thâm” – Nguyễn Văn Nghiêm, Giấc mơ phò mã – Vị Hồ, Cái ấm đất – Khái Hưng, Thế giới tí hon – Khái Hưng, Tuy nhiên, cũng giống cổ tích, các nhân vật trẻ em trong những truyện này vẫn yếu thế hơn lực lượng trợ thủ và phần lớn là người chứng kiến phép thuật chứ chưa thực sự có phép thuật. Sau năm 1945, văn học Cách mạng có xuất hiện kiểu nhân vật thiếu nhi anh hùng nhưng ở đây, trẻ em không được vượt thoát ra khỏi không gian hiện thực. Chúng trở thành anh hùng vì là sản phẩm của thời đại anh hùng. Nhân vật thiếu nhi anh hùng trong giai đoạn này là những phương tiện truyền tải tư tưởng, có ý nghĩa khích lệ, cổ vũ chiến đấu, nêu gương sáng nhằm giáo dục trẻ em. Nhân vật người anh hùng lãng mạn, mặc dù đã tồn tại trong những sáng tác dân gian và đã chứng minh sức ảnh hưởng sâu rộng ở những trang văn nước ngoài, nhưng tại Việt Nam, kiểu nhân vật này vẫn chưa được tập trung khai thác, ngoại trừ ở hai tác phẩm điển hình: Chuyện xứ Langbiang và Cuộc chiến với hành tinh Fantom. Nhìn chung, văn học thiếu nhi Việt Nam vẫn còn thiếu những tác phẩm giả tưởng với hình ảnh người anh hùng thiếu nhi lãng mạn. Có thể nói, việc xây dựng hình tượng những nhân vật anh hùng thiếu nhi lãng mạn đã thể hiện nỗ lực của các nhà văn trong việc đưa văn học thiếu nhi đến gần với độc giả nhỏ tuổi. Nó không chỉ cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận hiện thực của người sáng tác mà còn khẳng định sự sự cố gắng của các nhà văn trong việc nắm bắt và thấu hiểu những giá trị thẩm mĩ đặc thù của văn học thiếu nhi. 3.3. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi sau 1975 3.3.1. Miêu tả nhân vật trên nhiều bình diện, gắn bó, gần gũi với trẻ thơ 3.3.1.1. Đa dạng trong các chân dung nhân vật 3.3.1.2. Cá thể hóa tính cách nhân vật 3.3.2. Những nỗ lực trong tạo dựng hệ ngôn ngữ trẻ thơ 3.3.2.1.Hệ thống ngôn ngữ khấu ngữ Cách xưng hô: bạn – tớ => tao – mày Lời thông tục, thơ ngây Ngôn ngữ đậm tính thời đại, công nghệ Lối nói nhại Giả giọng người lớn => bài trừ lối tư duy máy móc của người lớn Tôn trọng cách diễn đạt vừa ngây ngô, lủng củng của trẻ con. Trở về với ngôn từ trẻ thơ, làm mới ngôn ngữ bằng việc lựa chọn thứ ngôn ngữ bị coi là rỗng nghĩa, vô nghĩa của trẻ đã được coi là một khuynh hướng sáng tạo của văn học ở một số tác giả nghệ thuật tiền phong Nga. Trong 21 công trình nghiên cứu “Mĩ học ấu nhi của nghệ thuật tiền phong Nga”, tác giả Sara Pankenier đã cho thấy mối liên hệ giữa đặc trưng ngôn ngữ trẻ ấu nhi với chiến lược vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu, nhãn quan trẻ thơ vào việc cách tân ngôn ngữ của một số nghệ sĩ Nga thời kì 1930-1939. Việc đưa hệ thống ngôn ngữ khẩu ngữ vào lời nhân vật không chỉ thể hiện xu hướng dân chủ hóa trong ngôn ngữ của văn học sau 1975, đối với văn học thiếu nhi, sự xuất hiện kiểu dụng ngôn đời thường, dụng ngôn dưới hình thức đồng dao, còn cho thấy xu hướng “thiếu nhi” hóa ngôn ngữ nhân vật trẻ em. Điều này vừa có ý nghĩa trong việc làm mới, làm đúng hình tượng nhân vật trẻ em vừa là một sự gợi mở cho những người làm nghệ thuật nói chung tiếp cận thế giới từ một chủ thế mới, đầy tiềm năng: trẻ thơ. 3.3.2.2. Những đối thoại hóm hỉnh, gây cười Dùng tiếng cười xác lập hệ ngôn ngữ nhân vật trẻ em Ở VH nc ngoài, tiếng cười cũng đc các nhà văn khai thác để tạo hệ thống ngôn ngữ nhân vật trẻ em như Mart Twain với Cuộc phiêu phưu của Tom Swayer Có sự gặp gỡ của ngôn ngữ gây cười của trẻ thơ với tiếng cười dân gian. Trong văn hóa dân gian, luôn tồn tại một tiếng nói trào tiếu bên cạnh tiếng nói chính thống. Nó tạo nên một thứ đối trọng, một quyền lực dân gian. Ở đó, dân chúng đã tái thiết một thế giới khác, “thế giới thứ nhì”, ngoại vi, trực diện với thế giới hiện hữu mà người dân phải sống trong đó. Đặc điểm chính của tiếng cười dân gian cũng để khu biệt nó với tiếng cười châm biếm hiện đại là ở chỗ nó có “tính hai chiều” (Bakhtin): “nó vừa vui nhộn hoan hỉ, vừa nhạo báng, chế giễu, nó vừa phủ định vừa khẳng định, vừa khai tử vừa tái sinh” (Bakhtin 2006, tr.37). Ở điểm này, tiếng cười dân gian có nét tương đồng với tiếng cười của trẻ thơ. Trong tiếng cười của trẻ em, người ta cũng nhận thấy sự vô tư, nghịch ngợm, vừa tấn phong vừa hạ bệ đối tượng của trẻ. Đó là cái cười thuần khiết, thơ ngây, trong sáng, tạo những khoái cảm thẩm mĩ tốt lành. 3.3.2.3. Tính giáo dục và mối quan hệ giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật Đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng hệ thống ngôn ngữ trẻ thơ trong việc biểu đạt ngôn ngữ nhân vật trẻ em ở truyện thiếu nhi sau 1975. Tuy nhiên, có một đặc điểm không thể phủ nhận ở những tác phẩm văn học này đó là, người kể chuyện (chủ yếu) là một người người lớn. Chính điều này, đã quy định những nét đặc thù cho kiểu ngôn ngữ nhân vật trong các sáng tác thiếu nhi đồng thời tạo nên những “tranh chấp” trong diễn ngôn của nhân vật và diễn ngôn tác giả. Các tác giả văn học thiếu nhi sau 1975 đã có những thành công trong việc biểu đạt hình tượng nhân vật trẻ em thông qua ngôn từ trẻ con, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng rất khó có thể dỡ bỏ hoàn toàn giọng của tác giả - người lớn trong lời nhân vật trẻ em. Vì phần lớn những sáng tác văn học thiếu nhi đều là của người lớn. Cho nên dẫu cố gắng “cưa sừng làm nghé” người viết vẫn khó có thể giấu đi sự dạy bảo (đã được mặc định của người lớn dành cho trẻ con) 22 hay những chỉ dẫn của mình trong ngôn ngữ kể cũng như trong lời nhân vật. Ở một số truyện thiếu nhi hiện đại nước ngoài, đã có những thể nghiệm trong việc cố gắng gạt bỏ sự hiện diện của tác giả như: sự kết hợp của lối tự sự nhân xưng và vô nhân xưng, của lối tự kể và lối kể của người chứng kiến, của lối độc thoại và lối tự kể, Mặc dù những nỗ lực trong việc biểu đạt ngôn từ trẻ thơ vẫn còn cần được tiếp tục thì chúng ta đều nhận thấy rằng rõ ràng có một thế giới với những nét đặc trưng riêng thuộc về trẻ thơ mà nhân loại cần tôn trọng. Có thể nói, nhân vật vật trẻ em trong truyện thiếu nhi sau 1975 đã được thể hiện khá phong phú và đặc sắc. Sự đa dạng về các kiểu loại nhân vật cùng với những quan niệm mới về cách thể hiện hình tượng trẻ em đã mang đến cho văn học thiếu nhi nét trẻ trung, tươi tắn. Những nỗ lực trong việc xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi, phù hợp với trẻ thơ cũng như cố gắng về mặt nghệ thuật biểu đạt ngôn ngữ, tạo dựng chân dung nhân vật đã cho thấy những thay đổi của người viết trong cách nhìn về trẻ thơ. Nó cũng chứng tỏ vị thế của văn học thiếu nhi trong dòng chảy văn học nước nhà, là một bộ phận của văn học Việt Nam nhưng văn học thiếu nhi vẫn có những đặc thù riêng, cần phải được soi sáng bằng nhãn quan thẩm mĩ riêng. 23 KẾT LUẬN 1. Trong hành trình gần một thế kỉ, Văn học thiếu nhi Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu, dẫu đôi lúc, có những thăng trầm. Ở suốt cuộc hành trình ấy, nhân vật trẻ em vẫn là hình tượng trung tâm trong mỗi sáng tác và có ý nghĩa không nhỏ trong việc biểu đạt quan điểm nghệ thuật của người viết về trẻ em. 2. Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai đoạn 1945-1975, đều có chung một đặc điểm, chúng đều là những nhân vật thực hiện chức năng truyền tải tư tưởng. Điều này đã làm nên diện mạo chính cho nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975: những đứa trẻ trong hình hài người lớn. Nói như Tô Hoài, văn học thiếu nhi thời kháng chiến “đã làm nổi lên hình ảnh các em ta hồn nhiên và cần cù, tươi vui và nhẫn nại chiến đấu, học tập và lao động” 3. Cùng với sự đổi mới của nền văn học dân tộc, Văn học thiếu nhi sau 1975 cũng có những chuyển biến trong xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em. Sự phát triển phong phú các kiểu nhân vật trong giai đoạn này đã cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận hiện thực và quan niệm về trẻ em. 4. Sự thể hiện nhân vật trẻ em từ năm 1945 tới nay đã cho thấy một thực tế, truyện thiếu nhi Việt Nam ngày càng có xu hướng tạo lập nhân vật gần với đời sống và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Điều đó cũng nói lên rằng: nhân vật trẻ em khác biệt. Bởi văn học thiếu nhi, tuy là một bộ phận của văn học nói chung nhưng luôn có những điểm khu biệt. Nếu chấp nhận sự khác biệt này, chúng ta phải chấp nhận văn học thiếu nhi có tính thẩm mĩ riêng. 5. Việc nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam đã mở ra cho chúng tôi những suy tư về giá trị và những ảnh hưởng của mĩ cảm trẻ thơ đối với sáng tác văn học nói chung. Nhìn cuộc sống theo cách nhìn của trẻ thơ hay sáng tạo nghệ thuật theo cách của trẻ thơ, chắc hẳn sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ những cái tường chừng đã quá quen thuộc. Lối nhìn ấy sẽ giúp cuộc đời trở nên tươi mới, ngọt ngào và kì diệu hơn rất nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_vat_tre_em_trong_van_xuoi_thieu_nhi_viet_nam_tt_4238.pdf
Luận văn liên quan