Tóm tắt Luận án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống logistics TP. Hà Nội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics thành phố cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới. Logistics thành phố được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với các đô thị lớn, mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và của các doanh nghiệp.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́t và xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển cảng container ở tầm vĩ mô. Đồng thời, để duy trì vị trí là một trong những cảng container lớn nhất thế giới, các nhà khai thác thiết bị đầu cuối thường xuyên đầu tư, cải tiến các trang thiết bị tiên tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và công suất hoạt động. 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở Tokyo - Nhật Bản Ngày nay, Tokyo là một trong ít thành phố trên thế giới đã phát triển được một hệ thống giao thông công cộng rất hiện đại, đa dạng và đẳng cấp thế giới. Hầu hết các tuyến đường huyết mạch đều tỏa ra từ Tokyo để đến tất cả các khu vực, thành phố khác trên toàn Nhật Bản. Hệ thống này gồm các tuyến tàu điện nổi, tàu điện ngầm, xe buýt, xe điện và xe lửa một ray Do đó, mạng lưới phân phối ở Tokyo kết nối được tất cả các hình thức vận tải như đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Ngoài ra, Tokyo còn có hệ thống cảng container nổi tiếng thế giới với hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và có khả năng kết nối với tất cả các tuyến đường vận chuyển trong khu vực và trên thế giới. Do đó, cảng Tokyo hoạt động như một trung tâm phân phối chính hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như là cuộc sống cư dân trong khu vực đô thị. Ngoài ra, để được xem là một trong những thành phố có dịch vụ logistics thành phố phát triển mạnh nhất trên thế giới thì ngoài việc có một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, đầy trách nhiệm và tinh thần tự hào dân tộc cao thì không thể không đề cập đến vai trò vô cùng quan trọng của Chính phủ Nhật Bản trong việc đề ra định hướng, thiết lập thể chế, tạo lập môi trường cho logistics nói chung và logistics thành phố, hệ thống logistics thành phố trên địa bàn các thành phố lớn nói riêng phát triển. 1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở thành phố Singapore Chính quyền Singapore đã xác định và chọn đường lối phát triển dựa vào thế mạnh của cảng biển, của năng lực thương mại có sẵn. Song song với ban hành chính sách và cơ chế phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng kinh tế thì đường lối mở cửa, thu hút vốn đầu tư và chất xám nước ngoài đã trở thành quốc sách của Singapore. Vì vậy, chính quyền thành phố Singapore đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống cảng biển hiện đại, hoàn hảo, có khả năng kết nối tất cả các hình thức vận tải. Bên cạnh đó, chính quyền cũng như các DN đẩy mạnh ứng dụng hệ thống giao thông thông minh tinh vi (ITS), các công nghệ hiện đại tất cả các khâu, các công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho TP. Hà Nội trong phát triển hệ thống logistics thành phố Qua nghiên cứu quá trình và kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics ở các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội và ở nước ta như sau: (i) Tuyên truyền, thay đổi nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển hệ thống logistics thành phố đối với kinh tế của thành phố; (ii) Chính quyền thành phố phải đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống logistics thành phố; (iii) Cụ thể hóa, tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ và thống nhất cho dịch vụ logistics thành phố, đặc biệt là xây dựng và phát triển hệ thống logistics thành phố theo hướng ổn định và lâu dài; (iv) Xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm phân phối đồng bộ với quy mô và tầm nhìn dài hạn, kết nối liên hoàn giữa hệ thống đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ, đường không theo hướng vận tải đa phương thức và thân thiện với môi trường; (v) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường hàng không, đường thủy nội địa, đường bộ cũng như hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống logistics thành phố phát triển; (vi) Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, mở chuyên ngành đào tạo logistics ở các trường đại học, cao đẳng trong thành phố; (vii) Ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động của dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố; (viii) Phát huy vai trò của các Hiệp hội, đặc biệt Hiệp hội các nhà giao nhận trong việc đưa ra các sáng kiến phát triển hệ thống logistics thành phố. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên TP. Hà Nội Đến năm 2013, dân số Hà Nội là 7.128,3 nghìn người và rộng 3.324,92 km², gồm 12 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên, đứng thứ hai về diện tích đô thị và dân số, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. TP. Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng ở Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu ở phía Tây và phía Nam. Vì vậy, giao thông giữa Hà Nội với các địa phương khác rất dễ dàng, thuận tiện. Hà Nội trở thành đầu mối giao thông bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội TP. Hà Nội TP. Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Trong suốt hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội luôn cao hơn so với nhiều thành phố khác trên cả nước chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh. Trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 - 1,5 lần so với cả nước. Ngoài ra, TP. Hà Nội còn là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và của vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng đều hướng tâm về Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội còn giữ một vai trò quan trọng trong chương trình hợp tác phát triển “Hai hành lang kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc. Là cầu nối thúc đẩy hợp tác thương mại, giao lưu kinh tế không những giữa Việt nam với Trung Quốc mà còn giữa Trung Quốc với các nước Asean. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng phát triển cơ chế pháp luật Về cơ bản, khung thể chế và pháp luật về logistics điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực logistics tương đối đầy đủ, đặc biệt là trong thời gian gần đây thì có bổ sung thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như Quy hoạch, Chiến lược phát triển liên quan đến ngành logistics cho các thời kỳ 2020, tầm nhìn 2030. Tất cả văn bản chính sách, quy định pháp luật đã phần nào thể hiện được chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống logistics thành phố phát triển. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, khung pháp lý cho logistics thành phố chưa hoàn chỉnh, thiếu nhất quán và gánh nặng thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp và nhiêu khê. Vai trò định hướng của nhà nước trong phát triển ngành logistics nói chung và logistics thành phố nói riêng chưa rõ ràng và chưa có sự quan tâm đúng mức, một số quy định pháp luật về logistics hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế. Vì vậy, thị trường dịch vụ logistics vẫn còn thiếu tính minh bạch, cạnh tranh chưa lành mạnh, chưa tạo điều kiện phát triển ổn định và dài hạn cho ngành. 2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 2.2.2.1. Hệ thống đường bộ Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, có lợi cho sự phát triển của kinh tế thành phố. Nhìn tổng thể, các tuyến quốc lộ và cao tốc hướng tâm trên địa bàn đã được hình thành và phân bổ khá hợp lý, tạo ra được sự kết nối liên thông với toàn bộ mạng lưới đường bộ trên địa bàn cũng như với các khu vực khác trên cả nước. Tuy nhiên, giao thông đường bộ Hà Nội cũng đang phải chịu một sức ép lớn trước sự gia tăng về nhu cầu đi lại, mật độ dân số và phương tiện cá nhân. Sự mất cân đối về mật độ dân cư giữa khu vực nội đô và ngoại thành đã và đang dẫn đến sự quá tải ở nhiều khu vực, khiến nhiều tuyến đường luôn trong trong tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, kéo dài, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. 2.2.2.2. Hệ thống đường sắt Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết mọi vùng miền ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành đường sắt đã phối hợp cùng với Bộ GTVT để cải tiến, nâng cấp hệ thống đường sắt nhằm nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu trên các tuyến. Mặc dù vậy, cơ sở hạ tầng đường sắt Hà Nội còn cũ kỹ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại; các nút giao cắt với đường bộ phần lớn là giao đồng mức; nhiều tuyến đường ngang qua đường sắt thiếu rào chắn, đèn báo hiệu; đội ngũ lao động khá đông đảo nhưng năng suất lao động chưa cao; tình trạng vi phạm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt vẫn xảy ra thường xuyên 2.2.2.3. Hệ thống đường thủy Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy với 9 con sông quy mô lớn nhỏ đi qua trong tổng chiều dài khoảng 400km và một số cảng sông lớn. Và mặc dù có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi như vậy nhưng Hà Nội mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng vận tải do mạng lưới cảng đường thủy nội địa ở khu vực phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng phần lớn được xây dựng từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước nên đội tàu có trọng tải không đáng kể và thiết bị, dịch vụ cảng vụ còn yếu kém, chủ yếu khai thác sông tự nhiên và vẫn còn rất nhiều điểm đen làm giảm năng lực thông qua và gây mất an toàn giao thông. 2.2.2.4. Hệ thống đường hàng không Trong thời gian qua, ngành hàng không Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng đã không ngừng phát triển cả về chất và lượng, đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, hầu hết mọi tuyến đường hàng không của Việt nam đều dừng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan nên năng lực chuyên chở thường rất hạn chế, nhất là vào thời điểm cuối tháng. Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam vẫn chỉ được thực hiện trên cơ sở khai thác kết hợp trên các đường bay chuyên chở hành khách cũng như các hợp đồng hợp tác liên danh, mua tải trên các chuyến bay chuyên chở hàng hóa của hãng hàng không nước ngoài nên khối lượng chuyên chở thường không lớn. Vì vậy, dù có nhiều triển vọng phát triển trong hiện tại và tương lai, thế nhưng hiện tại vận tải đường hàng không trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. 2.2.2.5. Cơ sở hạ tầng kho hàng, bến bãi Hệ thống kho bãi ở Hà Nội còn nhỏ, quy mô rời rạc, chất lượng chưa cao. Chưa xây dựng được các trung tâm logistics tầm cỡ trong khu vực để kết nối các hình thức vận tải và các loại phương tiện vận tải. 2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng thông tin Trong thời gian qua, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân và các DN, cơ quan đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực. Nhiều DN cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội cũng đã bắt đầu ứng dụng các phần mềm theo dõi, kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm thông tin kịp thời tiến độ, thời gian và lịch trình vận chuyển cho khách hàng khi có yêu cầu. Mặc dù vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động kinh doanh của DN Việt Nam vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế, thiếu hẳn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu... Mặt khác, phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ, trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến, ông tác lưu kho còn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho. 2.2.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Môi trường kinh tế mới, quan hệ thương mại hợp tác quốc tế mở rộng đã khiến cho hoạt động của các ngành kinh tế của Việt Nam cũng như trên địa bàn Hà Nội đều trở nên sôi động và nhộn nhịp chưa từng có. Để đáp ứng lượng hàng hoá XNK đang ngày một tăng lên, những năm qua, hàng loạt các DN đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận đã ra đời. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 450 - 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Song nếu tính cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến logistics thì có tới hàng nghìn doanh nghiệp. Các DN LSP trên địa bàn Hà Nội không chỉ làm giao nhận và vận tải thông thường mà còn làm cả các công việc về lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì và thủ tục hải quan Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp LSP có quy mô nhỏ và vừa và ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin chưa phổ biến nên khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy, cho đến nay, các DN LSP Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng vẫn chủ yếu đóng vai trò "vệ tinh" cho các công ty logistics nước ngoài, chỉ đảm nhận một số công đoạn trong chuỗi hoạt động logistics như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi 2.2.3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải Dịch vụ logistics thành phố phát triển trên địa bàn Hà Nội hiện nay chủ yếu là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chiếm khoảng 60 - 70% tổng doanh thu của các dịch vụ logistics nói chung. Số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn tăng nhanh trong những năm qua. Chính vì vậy mà năng lực vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng cao để đáp ứng nhu cầu chuyên chở của các DN trên địa bàn. * Vận tải đường bộ: Là hình thức vận tải chủ yếu trên địa bàn TP. Hà Nội. Tuy nhiên, hình thức vận tải đường bộ vẫn còn nhiều bất cập: khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, nhiều tuyến đường đã xuống cấp và không được kết nối liên hoàn * Vận tải đường sắt: Dù có nhiều ưu thế hơn so với một số phương thức vận tải khác nhưng hiện nay, tỷ lệ đảm nhiệm vận chuyển của đường sắt còn rất nhỏ, tốc độ tăng trưởng rất thấp cả về vận tải hàng hóa và hành khách do năng lực vận tải đường sắt không đựơc tận dụng hiệu quả, cơ sở hạ tầng của ngành đường sắt đã để lạc hậu quá lâu, chậm được cải thiện * Vận tải đường thủy: Chi phí vận tải bằng đường thủy thấp hơn so với các phương thức vận tải khác và chở được khối lượng lớn nhưng hiện tại vẫn còn nhiều trở ngại, khó khăn. Nhiều tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố chưa được nạo vét, sông ngòi bị bồi lấp, khiến những chiếc tàu có kích cỡ vừa cũng khó có thể di chuyển được. Đặc biệt, nhiều tuyến đường thủy có nhiều cây cầu có độ thông thuyền khá thấp nên việc tàu đi qua là rất khó hoặc không thể đi qua. * Vận tải hàng không: là phương thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới. Đến nay, nhiều hãng hàng không lớn đã và đang có dự định mở mới nhiều tuyến bay quốc tế tầm trung và xa, tăng tỷ lệ đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa đi/đến TP. Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không vẫn là một con số rất khiêm tốn do chi phí cao và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, Hà Nội chưa có đường bay cũng như là chưa có máy bay chuyên dụng hiện đại để vận chuyển hàng hóa 2.2.3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phân phối hàng hóa Hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường bán buôn và bán lẻ nói riêng, đã có bước phát triển khá rõ, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Các thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ, các loại hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống, các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn thành phố. Hạ tầng thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội không ngừng được đầu tư và mở rộng. Tính đến tháng 8/2013, trên địa bàn TP. Hà Nội có khoảng 25 trung tâm thương mại, 121 siêu thị các loại với tổng diện tích kinh doanh của siêu thị lên tới hàng trăm ngàn m2 và 414 chợ lớn nhỏ. Song, dù tốc độ phát triển khá cao nhưng hệ thống phân phối bán lẻ trên địa bàn vẫn còn manh mún do có nhiều loại hình mua bán và thương nhân nhỏ lẻ, không được tổ chức thành hệ thống; số lượng siêu thị lớn nhưng việc phân bố không đồng đều; có rất ít doanh nghiệp phân phối đủ mạnh để kiểm soát và chi phối thị trường; hệ thống phân phối chưa có mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất, nhập khẩu đến người tiêu dùng; khả năng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp đối với đại lý yếu 2.2.3.3. Thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận Dịch vụ giao nhận trên địa bàn thành phố diễn ra sôi động chủ yếu tại các trung tâm lưu chuyển hàng hóa như cảng hàng không, ga xe lửa, các cảng sông, cảng cạn Và trong xu hướng phát triển kinh tế chung của cả nước, nhu cầu giao nhận trở thành nhu cầu thiết yếu trong phát triển kinh tế của TP. Hà Nội. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng của số lượng các DN hoạt động trong ngành GTVT cũng như khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn thành phố qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm vào khoảng 6,3%/năm. 2.2.3.4. Thực trạng phát triển dịch vụ hải quan Những năm vừa qua, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình cải tổ để từng bước đổi mới và hiện đại hóa thủ tục hải quan mà trước mắt là tập trung tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công tác nghiệp vụ hải quan cùng với việc nghiên cứu, cải tiến các quy trình thủ tục hải quan nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách TTHQ vẫn còn rất hạn chế và quá trình diễn ra vẫn còn quá chậm so với xu hướng cũng như là yêu cầu phát triển chung của khu vực và thế giới. 2.2.3.5. Thực trạng phát triển các dịch vụ kho bãi Các dịch vụ kho bãi trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay khá đa dạng, bao gồm: đại lý và dịch vụ cho thuê kho chứa, dự trữ hàng hóa; dịch vụ kho ngoại quan; dịch vụ chứa, dự trữ hàng hóa dạng container Trong những năm qua, dịch vụ kho bãi không ngừng tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, dù đạt được sự tăng trưởng khá tốt nhưng nhìn chung, dịch vụ vận tải, kho bãi vẫn còn đóng góp một tỷ lệ rất khiêm tốn (khoảng 6%/năm) trong cơ cấu GDP chung của toàn thành phố Hà Nội, chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Dịch vụ kho bãi vẫn còn nhiều bất cập như thiếu tính chuyên nghiệp trong việc giao nhận, bố trí hệ thống kho chưa được hợp lý, hầu hết hệ thống kho bãi ở các cảng của Hà Nội được xây dựng khá lâu nên chất lượng kho xuống cấp, lạc hậu, việc quản lý kho bãi chưa thực sự khoa học, chưa áp dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại 2.2.3.6. Thực trạng phát triển các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ nêu trên, trên thế giới hiện nay, các công ty logistics còn cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ khác như kiểm dịch, kiểm định, mua hộ bảo hiểm hàng hóa, bao bì, đóng gói hàng hóa, mua bảo hiểm cho hàng hóa thay cho khách hàng (nếu có yêu cầu). 2.2.4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics Với lợi thế là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực miền Bắc, Hà Nội có vai trò đầu tàu trong tổ chức lưu thông hàng hóa ở miền Bắc và cả nước. Theo số liệu thống kê của Hà Nội, tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội không ngừng gia tăng qua các năm, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh, tạo nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ vận tải, giao nhận và dịch vụ logistics thành phố. Có thể thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê ngoài logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mặc dù rất tiềm năng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Kết quả khảo sát cho thấy, 29,5% DN không có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics là do hoạt động kinh doanh chính của DN không cần đến các dịch vụ logistics, 29,5% DN cho biết không sử dụng dịch vụ logistics là do không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và có tận 61,1% DN cho biết là do DN đã đủ khả năng để tự thực hiện các dịch vụ logistics 2.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực logistics Sự phát triển mạnh mẽ của ngành logistics toàn cầu cho thấy rằng nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ năng cao là nhân tố vô cùng quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ logistics một cách hiệu quả. Nguồn nhân lực cho logistics thành phố của các DN còn nhiều hạn chế cả số lượng và chất lượng. Hầu hết những người tham gia kinh doanh logistics thành phố hiện nay đều thiếu kiến thức, nhất là chưa được trang bị những bí quyết và kỹ năng kinh doanh loại hình đặc biệt này. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.3.1. Về những kết quả trong phát triển hệ thống logistics thành phố - Đóng góp quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, thương mại, nâng cao hiệu quả phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. - Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa. - Đóng góp tỷ trọng lớn trong sự tăng trưởng GDP của Hà Nội. - Thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối thông suốt, chuẩn xác và an toàn; giảm được chi phí vận tải, chi phí xã hội, nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời, người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá thuận tiện, linh hoạt hơn. - Bước đầu cũng đã hình thành được một đội ngũ nhân lực logistics khá đông đảo, năng động, từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, trình độ năng lực chuyên môn ngày được nâng cao. - Đạt được nhiều kết quả đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Số lượng, chủng loại giấy tờ thủ tục hành chính cũng như là thời gian tiếp nhận, xử lý của một số cơ quan ban ngành thành phố như thuế, hải quan, môi trường được đơn giản hóa rất nhiều. Việc thông quan hàng hóa của DN đã trở nên thuận lợi, nhanh chóng, giúp DN tiết kiệm thêm thời gian, công sức và tiền bạc, từ đó góp phần hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của DN với các đối tác nước ngoài. - Bước đầu đã thiết lập được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để tạo môi trường thông thoáng cho hệ thống logistics thành phố phát triển. Và đặc biệt, gần đây Chính phủ và chính quyền thành phố có bổ sung thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống logistics thành phố. - Trong năm qua, Chính quyền TP. Hà Nội song hành cùng với Bộ GTVT đã hết sức quan tâm đến hệ thống logistics thành phố thông qua việc tăng cường phát triển đồng bộ, liên hoàn kết cấu hạ tầng giao thông cho tất cả các phương thức vận tải. 2.3.2. Về những hạn chế trong phát triển hệ thống logistics thành phố - Logistics thành phố vẫn được đồng nhất với hoạt động giao nhận, vận tải truyền thống và việc thuê ngoài logistics thành phố vẫn chưa trở thành thói quen. - Thiếu sự kết nối giữa DN XNK và DN LSP. Các DN LSP trên địa bàn mới chỉ cung ứng các dịch vụ truyền thống, đơn lẻ, chủ yếu làm đại lý cho các công ty, tập đoàn nước ngoài. Tình trạng kinh doanh theo kiểu “chụp giật”, cạnh tranh không lành mạnh vẫn thường xuyên xảy ra, tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp nước ngoài. - Các loại chi phí như chi phí hành chính, thủ tục giấy tờ, chi phí xếp dỡ còn cao. - Thiếu sự phối hợp giữa các loại phương tiện vận tải đã làm tăng số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông, gây ùn tắc thường xuyên, làm cản trở sự phát triển của hệ thống phân phối, lưu thông hàng hóa trên địa bàn. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. - Nguồn nhân lực thiếu và yếu cũng gây tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp Hà Nội. Hiện nay, các DN logistics TP. Hà Nội đều sử dụng nguồn nhân lực từ tuyển dụng đầu vào và tự đào tạo sau khi tuyển dụng mà hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ đào tạo nào từ chính phủ, chính quyền thành phố. - Hệ thống giao thông thông minh, các phần mềm công nghệ hiện đại vẫn chưa được ứng dụng phổ biến hoặc ứng dụng nhưng không thường xuyên. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Hệ thống cơ chế pháp luật vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, TP. Hà Nội chưa có cơ chế chính sách cụ thể, chuyên biệt nào để phát triển logistics nói chung và hệ thống logistics thành phố nói riêng. - Khả năng huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển logistics thành phố còn thấp, đặc biệt là cơ sở hạ tầng logistics thành phố, các loại hình dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố chậm phát triển, khả năng cạnh tranh thấp, chi phí còn cao. - Tiềm lực của các DN Hà Nội kinh doanh trong lĩnh vực logistics còn hạn chế, chủ yếu là các DN logistics 2PL. Phần lớn các DN giao nhận vận tải trên địa bàn thành phố đều có quy mô vừa và nhỏ, tính hợp tác, liên kết và nguồn vốn hạn chế nên chưa thực sự có tiềm lực để phát triển hệ thống logistics hiệu quả. - Nhiều cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các DN chưa nhận thức đầy đủ cũng như chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống logistics thành phố đối với kinh tế địa phương cũng như cả nước. - Đội ngũ và trình độ cán bộ kinh doanh dịch vụ logistics thành phố cũng như cán bộ quản lý phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về logistics vừa thiếu vừa chưa mang tính chuyên nghiệp cao, kiến thức về thị trường và logistics thành phố còn hạn chế. Việc đào tạo nhân lực logistics thực sự chưa được quan tâm, các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội đến nay vẫn chưa có chuyên ngành đào tạo logistics. - Quá trình phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề bảo vệ môi trường từ việc nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics để kết nối các loại phương tiện, các đường vành đai giao thông của thành phố cũng như việc xây dựng các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn để phát triển bền vững hệ thống logistics thành phố trong hội nhập và phát triển vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. - Nhiều DN xuất khẩu vẫn còn giữ tập quán bán FOB. Lĩnh vực nhập khẩu là một cơ hội cho các DN LSP khi DN nhập khẩu mua hàng theo điều kiện FOB. Tuy nhiên, phần lớn miếng bánh này cũng đã và đang nằm trong tay của các công ty LSP nước ngoài do những DN nhập khẩu nhiều nhất lại là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Hệ thống kết cấu hạ tầng logistics thành phố chưa đồng bộ, chậm phát triển. Tuy đã có sự cải tạo, nâng cấp nhất định song vẫn có thể thấy rõ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố còn nghèo nàn, tiêu chuẩn kỹ thuật còn ở mức thấp và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ và liên kết - Tác động của kinh tế thế giới và khu vực, sự biến động khó lường của thị trường hàng hóa, dịch vụ thời gian qua cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển hệ thống logistics TP. Hà Nội. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050 3.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. 3.1.2. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển hệ thống logistics thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 3.1.2.1 Quan điểm phát triển Phát triển logistics thành phố như một trong các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi nhọn, có nhiều lợi thế cạnh tranh và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống logistics thành phố có cấu trúc hiện đại, đồng bộ, tầm nhìn dài hạn, đảm bảo phục vụ một quy mô lớn cả về khối lượng, không gian và thời gian. Phát triển nhanh, ổn định và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics thành phố cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển hệ thống logistics thành phố phải trên cơ sở có sự tham gia của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế của thành phố và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn liền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng và các hành lang kinh tế trên địa bàn và trong cả nước. Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại trong hệ thống logistics thành phố để theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. 3.1.2.2 Định hướng phát triển - Phát triển TP. Hà Nội trở thành một trong ba trung tâm dịch vụ logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt trình độ quốc tế; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. - Xây dựng các đề án, chương trình trọng tâm để làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống logistics thành phố, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố. - Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải một cách đồng bộ, liên hoàn; cải thiện hành lang pháp lý; xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư để làm cơ sở thu hút các tập đoàn nước ngoài trên thế giới và trong khu vực vào đầu tư, xây dựng. 3.1.2.3 Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 Trong những năm tới, phát triển hệ thống logistics thành phố để đưa logistics trở thành một ngành hạ tầng kinh tế then chốt, một ngành dịch vụ chủ lực của thành phố có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN 2050 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống logistics thành phố 3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển logistics TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống logistics thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 là rất cần thiết hiện nay và là một công việc lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, cần quy hoạch và xây dựng các trung tâm nhỏ hơn, được kết nối trên các tuyến đường vành đai thành phố, các đầu mối gom hàng, các kho trữ hàng tại các khu vực tập trung công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội. Chú ý phát triển các kho bãi chuyên dụng như kho nóng, kho lạnh. 3.2.1.2. Hoàn thiện và cụ thể hóa các chính sách phát triển hệ thống logistics của Nhà nước về dịch vụ logistics thành phố. - Tiếp tục triển khai chi tiết để đưa luật vào vận hành trong thực tiễn kinh doanh và để đạt hiệu quả cao, cần nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các thành phố lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên khi vận dụng vào Hà Nội nên xét đến tình hình cụ thể của thành phố để vận dụng cho phù hợp, tránh áp dụng rập khuôn, duy ý chí. - Nhanh chóng có biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ logistics nhằm tạo đà phát triển hệ thống logistics thành phố, trước mắt, cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics thuê ngoài, chuẩn hóa quy trình dịch vụ... - Sớm thể chế hóa dịch vụ logistics thuê ngoài 3PL để phát triển dịch vụ logistics thành phố, cần có các chính sách phát triển ngành logistics của TP. Hà Nội 3.2.1.3. Thành lập cơ quan liên ngành quản lý các dịch vụ logistics thành phố Sớm thành lập cơ quan quản lý nhà nước các dịch vụ logistics, trước mắt có thể là Ban hay phòng quản lý logistics ở Sở công thương của thành phố. Cơ quan này là cầu nối giữa các ngành có liên quan, giữa Hiệp hội cảng biển Việt Nam và Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn thành phố. 3.2.1.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển hệ thống logistics thành phố Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, cử các các bộ chủ chốt của các cơ quan ban ngành có liên quan tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành về logistics thành phố được tổ chức trên thế giới. Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền các thành phố lớn trên thế giới, tổ chức các đợt khảo sát thực tế nhằm học hỏi kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố để vận dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố Hà Nội. 3.2.1.5. Tăng cường vai trò nòng cốt, chủ đạo của Chính quyền thành phố Tăng cường hơn nữa vai trò của Bộ Công Thương như là đầu mối quản lý, tránh trường hợp xem ngành logistics nằm trong xuất nhập khẩu, hoặc vận tải như hiện nay. Việc phân công, thẩm quyền giữa các Bộ có liên phải được quy định chặt chẽ, cụ thể, để không chồng chéo và thiếu đồng bộ 3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn TP. Hà Nội 3.2.2.1. Phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng phần cứng * Đối với vận tải đường sông: (i) Xây dựng các tuyến đường vận tải đường sông phải kết nối với các tuyến đường biển, đường sắt, đường ôtô; (ii) Cải tạo, nâng cấp và khơi thông, bảo trì luồng lạch; (iii) Bố trí hợp lý hệ thống cảng sông, bến thủy nội địa ở các khu vực quan trọng; nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng cảng bến và cơ giới hóa hệ thống bốc xếp hàng hóa; (iv) Phát triển đội tàu theo hướng đa dạng, có cơ cấu hợp lý để nâng cao năng lực hàng hóa thông qua cảng * Đối với vận tải đường sắt: (i) cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường, phát triển các dịch vụ văn minh tại ga, cảng Hà Nội; (ii) mở rộng các tuyến đường sắt tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất; (iii) đầu tư mới các phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, đặc biệt là các toa xe chuyên dụng để có thể vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm chi phí. * Đối với vận tải hàng không: (i) đầu tư mua sắm máy bay chuyên chở hàng, các phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng hiện đại; (ii) thiết lập các tuyến bay chở hàng tới các điểm có nhu cầu vận chuyển hàng hoá đi và đến thành phố Hà Nội. * Đối với vận tải đường bộ: (i) cải tạo, mở rộng các tuyến đường hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới; (ii) xây dựng các tuyến đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đường vành đai; (iii) tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục giao thông hướng tâm, các nút giao thông lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị; (iv) đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên địa bàn; (v) xây dựng mới các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, xe buýt Khi xây dựng quy hoạch về giao thông thì cần phải tính đến sự liên thông, kết nối giữa các phương thức vận tải. Ngoài ra, các giải pháp cần quan tâm đến vấn đề giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường như: (i) Quy hoạch khoảng cách hợp lý giữa các cảng đường sông, nhà ga, bến bãi so với khu vực dân cư xung quanh và quy hoạch vùng đệm giữa các công trình giao thông với các khu vực dân cư; (ii) Thúc đẩy việc ứng dụng các hệ thống và công nghệ thông tin tiên tiến thân thiện với môi trường cũng như ưu tiên, khuyến khích sử dụng các phương tiện vận tải có thể sử dụng nhiên liệu sạch; (iii) Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt, các chiến lược phát triển giao thông vận tải cần phải dựa trên và phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường; (iv) Thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTVT trên địa bàn thành phố; (v) Cần xem xét các yếu tố môi trường trong quá trình lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ...[ 3.2.2.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng phần mềm Chính quyền thành phố và DN LSP cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới cơ sở dữ liệu rộng lớn để nó thực sự giúp ích là cầu nối giữa cộng đồng DN LSP và các DN XNK; tăng cường sử dụng hệ thống truyền thông tin EDI để thực hiện nhanh chóng các thủ tục khai báo hải quan; ưu tiên đầu tư ứng dụng các phần mềm CNTT tiên tiến 3.2.3. Giải pháp phát triển hệ thống DN cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố - Tăng cường liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. - Sớm hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp 3PL. - Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng. - Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng, tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. - Kết hợp thêm nhiều tuyến vận tải đa phương thức nhằm đạt tới mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí và chất lượng dịch vụ nâng cao. - Phát triển dịch vụ gom hàng và đóng gói, phân loại hàng hóa cho các DN XNK. - Cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hóa đến đúng địa chỉ tiếp nhận. 3.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống DN sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố - Thay đổi nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc thuê ngoài dịch vụ logistics trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và tăng lợi nhuận của DN. - DN sản xuất cần sớm xúc tiến việc thuê ngoài dịch vụ kho bãi, vận chuyển để tiết kiệm chi phí. Song, các DN cần phải cân nhắc năng lực và uy tín của DN 3PL mà mình lựa chọn. Một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công việc trong dài hạn. Đồng thời, việc các DN XNK cần sử dụng các dịch vụ của các đại lý thủ tục hải quan sẽ góp phần đảm bảo công việc luôn được vận hành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. 3.2.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống logistics thành phố (i) Đối với đội ngũ quản lý: Tạo cơ hội cho họ tham gia các khóa học nâng cao, các hội thảo chuyên sâu về logistics ở trong nước và quốc tế nhằm bổ sung kiến thức cũng như nắm bắt những cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển mới liên quan tới lĩnh vực logistics trong khu vực và trên thế giới. (ii) Đối với nhân viên nghiệp vụ: Tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học bổ sung kiến thức về trình độ ngoại ngữ, hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động hằng ngày Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần thường xuyên có những buổi tiếp xúc, trao đổi với nhân viên để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng cũng như là định hướng cho nhân viên kế hoạch tự đào tạo sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. (iii) Đối với công nhân lao động trực tiếp: DN cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kỹ năng ở mức độ doanh nghiệp nhằm tăng thêm sự hiểu biết về những khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoặc những vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày. Cuối cùng, chính quyền thành phố cần tăng cường quan tâm, hỗ trợ trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics và logistics thành phố. Đề nghị mở các bộ môn, các khoa về logistics, quản trị chuỗi cung ứng, vận tải đa phương thức trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Hơn nữa, nội dung và chương trình đào tạo phải thường xuyên cập nhật theo hướng chuẩn mực quốc tế. 3.3. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÀNH PHỐ 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước - Nhà nước cần sớm xây dựng chiến lược phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; cần thành lập Ủy ban Quốc gia về logistics: trước mắt, để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược ngành logistics, cần có một cơ chế thống nhất chính thức trong quản lý các dịch vụ logistics ở Việt Nam. - Hoàn thiện chính sách đầu tư, ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng logistics cả "Phần cứng" và "Phần mềm". Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển hệ thống logistics thành phố như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo cơ sở vật chất cho hệ thống logistics thành phố. - Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ động đầu tư của doanh nghiệp và áp dụng rộng rãi các mô hình PPP (Public Private Partnerships). - Nhà nước cần đầu tư cho nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản về logistics, dịch vụ logistics và phổ biến sâu rộng kiến thức này trong các ngành và các doanh nghiệp, tránh tình trạng hiểu không thấu đáo, nhầm lẫn dẫn đến sai lệch, vận dụng không hiệu quả. - Cần có giải pháp hướng thị trường logistics Việt Nam phát triển bền vững. 3.3.2. Kiến nghị đối với UBND TP. Hà Nội - Hỗ trợ và tạo môi trường minh bạch, thông thoáng để phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ logistic và phát triển các dịch vụ của doanh nghiệp. - Cụ thể hóa các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống phân phối, lưu thông hàng hóa. - Cần có chính sách đầu tư phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, hỗ trợ để đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp. - Các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố như hệ thống đường vành đai đường nội thành và cầu đường trên địa bàn cần được triển khai kịp thời, kết nối bằng các trung tâm logistics trong khu vực, bảo đảm sự lưu thông hàng hóa thông suốt, giảm chi phí lưu thông cho các doanh nghiệp, cơ sở để phát triển các dịch vụ đồng bộ, văn minh thương mại, dịch vụ đô thị. 3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp - Tăng cường phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. - Tích cực, chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.. Trước mắt, các doanh nghiệp cần chú trọng quảng bá hình ảnh thông qua xây dựng các website với các nội dung cụ thể hơn - Các DN cũng cần quan tâm, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dịch vụ logistics. - Các ngành và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu sâu sắc các quy định và pháp luật trong nước và quốc tế . KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống logistics TP. Hà Nội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics thành phố cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới. Logistics thành phố được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với các đô thị lớn, mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và của các doanh nghiệp. Với tiềm năng rất lớn nhưng năng lực của doanh nghiệp logistics thành phố Hà Nội vẫn còn rất hạn chế để nắm bắt, khai thác những cơ hội, khắc phục những trở ngại, thách thức để phát triển hệ thống logistics thành phố, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. TP. Hà Nội rất cần có một chiến lược phát triển để hệ thống logistics thành phố, cơ chế, chính sách phù hợp cho giai đoạn phát triển mới 2014 - 2020, tầm nhìn 2030 - 2050 của thành phố. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp, quan tâm đầu tư thích đáng cho hệ thống logistics thành phố để dịch vụ này sớm trở thành ngành "dịch vụ cơ sở hạ tầng" rất cần thiết đối với sự pháp triển thành phố. Như vậy, với mục tiêu phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Nội, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề như sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về logistics thành phố và phát triển hệ thống logistics thành phố như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics thành phố. Thứ hai, luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics ở một số thành phố lớn trên thế giới như Singapore, Hồng Kông, Tokyo để rút ra những bài học hữu ích nhằm phát triển hệ thống logistics thành phố ở TP. Hà Nội trong thời gian tới. Thứ ba, luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn từ 2008 đến nay. Những phân tích và đánh giá của luận án cho thấy logistics thành phố mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn rất hạn chế nên chưa phát huy được vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế thành phố hiện nay. Thứ tư, trên cơ sở phân tích các nhóm nhân tố tác động đến sự phát triển của hệ thống logistics, trên cơ sở phân tích triển vọng phát triển kinh tế xã hội của TP. Hà Nội trong thời gian tới cũng như là căn cứ vào các mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển hệ thống logistics thành phố của TP. Hà Nội trong thời gian tới, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội hiện nay theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của thành phố. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đặng Thị Thúy Hồng (2014), "Một số giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội", Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 13, trang 45-47. Đặng Thị Thúy Hồng (2014), "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu thương mại, số 9, trang 20-24. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Xây dựng và phát triển bền vững hệ thống logistics quốc gia", Sách chuyên khảo: Xây dựng và phát triển hệ thống Logistics theo hướng bền vững ở nước ta, NXB Lao động - Xã Hội, trang 27 - 64. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng Logistics của Thành phố Hà Nội", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế - Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, NXB Lao động - Xã hội, trang 188 - 209. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Tổng quan về Logistics và hệ thống Logistics", Sách chuyên khảo "Một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Lao động - Xã hội, trang 9 - 29. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Phân loại và vai trò của hoạt động Logistics", Chương 1 giáo trình "Hoạt động Logistics và thương mại doanh nghiệp", NXB Lao động - Xã hội, trang 25 - 36. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Thực trạng phát triển hệ thống Logistics trong phân phối lưu thông hàng hóa của Việt Nam", Chuyên đề số 15 thuộc Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế song phương về KH&CN: "Xây dựng và phát triển hệ thống Logistics theo hướng bền vững - Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam", số 6/HĐ-HTQTSP, ngày 05/01/2013. Đặng Thị Thúy Hồng (2013), "Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Logistics ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế và tác động của hệ thống Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp", Chuyên đề số 31 thuộc Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế song phương về KH&CN: "Xây dựng và phát triển hệ thống Logistics theo hướng bền vững - Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam", số 6/HĐ-HTQTSP, ngày 05/01/2013. Đặng Thị Thúy Hồng (2012), "Phát triển dịch vụ logistics và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển", Sách chuyên khảo "Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế", NXB Chính trị Quốc gia, trang 47 - 85. Đặng Thị Thúy Hồng (2010), "Yêu cầu, khả năng và phương hướng phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2020", Đề tài nhánh số 7 (số 07/QĐ-ĐT ngày 12/04/2010 thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước "Phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế", mã số ĐTĐL 2010T/33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_thi_thuy_hong_tom_tat_tv_as_of_8th_jan_15_5048.doc
Luận văn liên quan