TP đã xác định được vùng sản xuất lúa hàng hóa CLC tại 105 xã thuộc 8
huyện trọng điểm lúa, bao gồm 6 huyện thuộc đồng bằng trũng phía Nam (Ứng
Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín) và 2 huyện
vùng đồi gò phía Bắc (Sóc Sơn, Ba Vì) với tổng diện tích là 66,2 nghìn ha
(chiếm 32,6% diện tích gieo trồng lúa toàn TP).
b) Vùng sản xuất rau và rau an toàn
TP đã và đang xây dựng 151 vùng sản xuất RAT tập trung với gần 6.300
ha trên tổng số 13.930 ha gieo trồng, trong đó lớn nhất là các huyện Mê Linh (xã
Văn Khê, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tráng Việt); Thường Tín (xã Tân Minh, Thư
Phú, Hà Hồi); Đông Anh (xã Tiên Dương, Vân Nội, Nam Hồng, Cổ Loa); Gia
Lâm (xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi); Hoài Đức (xã Vân Côn, Tiền Yên, An
Thương, Song Phượng); Thanh Trì (xã Yên Mỹ, Duyên Hà); Ba Vì (xã Sơn Đà,
Tây Đằng, Chu Minh, Minh Châu).
28 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quất Tứ Liên, gà Mía, vịt cỏ Vân Đình...).
2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số trung bình của Hà Nội năm 2014 là 7.095,9 nghìn người, chiếm
7,8% dân số cả nước, đứng thứ hai trong số 63 tỉnh, TP (chỉ sau TP. Hồ Chí
Minh). Số dân nông thôn tuy có xu hướng giảm dần, nhưng còn chiếm tỉ trọng cao
trong tổng dân số (50,8%). Điều này vừa là động lực, vừa tạo ra áp lực ảnh hưởng
đến sự phát triển N, L, TS cũng như việc cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Năm 2014, lao động trong khu vực N, L, TS của Hà Nội vẫn chiếm
21,7%, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (93%). Về chất lượng nguồn lao
động, Hà Nội hiện đứng đầu cả nước giúp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, phát triển NNCNC.
2.3.2. Công nghiệp hoá và đô thị hoá
Trong giai đoạn 2008 - 2014, CNH và ĐTH ở Thủ đô diễn ra mạnh mẽ
(tốc độ ĐTH đạt 5,8%/năm). Tỉ lệ dân đô thị của Hà Nội hiện là 49,2% (thấp
hơn hầu hết các TP trực thuộc Trung ương khác). Điều đó đã dẫn đến sự suy
giảm diện tích đất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu lao động, ô nhiễm môi trường...
2.3.3. Thị trường tiêu thụ
Với số dân trên 7,0 triệu người, lại là nơi tập trung đông đúc các cơ sở
công nghiệp, dịch vụ, các trường học, các cơ quan ngoại giao và đại diện các tổ
chức nước ngoài nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và lương thực rất lớn, nhất là
những sản phẩm CLC như rau sạch, thịt gia súc, gia cầm, sữa, trứng Đó là
chưa kể hàng năm thủ đô lại đón trên 2 triệu khách quốc tế và gần 15 triệu
khách nội địa. Bởi vậy Hà Nội là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng.
2.3.4. Chính sách phát triển
Để thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển N, L, TS, Uỷ ban nhân
dân TP Hà Nội và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TP Hà Nội đã xây
8
dựng và ban hành các chương trình, đề án, quy hoạch như Quy hoạch tổng thể
phát triển nông nghiệp; Quy hoạch hệ thống thủy lợi; Đề án phát triển hoa, cây
cảnh; Đề án rau an toàn (RAT); Chương trình phát triển chăn nuôi lợn; Chương
trình sản xuất lúa hàng hóa CLC... Đây là động lực to lớn thúc đẩy nền nông
nghiệp TP phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo năng
suất, chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho nhu cầu của dân cư và các ngành kinh tế.
2.3.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với sự hội tụ của
nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không giúp hàng
hóa nông sản trao đổi dễ dàng, thuận lợi.
Hệ thống thủy lợi toàn TP đã được đầu tư xây dựng cơ bản với 1.644
công trình đầu mối tưới tiêu với gần 2.100 trạm bơm, 95 hồ chứa đảm bảo tưới
nước cho gần 130,0 nghìn ha và tiêu nước cho 165,0 nghìn ha. Tuy nhiên, hiện
nay nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, sử dụng công nghệ lạc hậu, dễ bị
sự cố khi phải hoạt động nhiều ngày như trạm bơm Đông Mỹ (Thanh Trì), Tăng
Long (Sóc Sơn), Bộ Đầu (Thường Tín)...
Hệ thống phân phối nông sản của Hà Nội bao gồm 426 chợ (có 6 chợ đầu
mối bán buôn rau, quả), trong đó có 316 chợ ở các huyện ngoại thành cùng với
103 siêu thị, 19 trung tâm thương mại... Hệ thống này giữ vai trò quan trọng
trong trao đổi mua bán nông sản và định hướng sản xuất các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của người dân.
2.3.6. Khoa học công nghệ
Thủ đô là nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học đầu
ngành và đang từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (như mô
hình công nghệ cao trong trồng hoa, công nghệ cấy chuyển phôi cho bò sữa,
công nghệ cao nuôi cá rô phi...) vào sản xuất. Đây là cơ hội cho nền nông
nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng NNCNC, hiện đại, năng suất, chất lượng.
2.3.7. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu
tư của TP (4,4% năm 2014) với tốc độ tăng chậm, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực
đê điều, thủy lợi nhằm hỗ trợ cho sản xuất.
2.3.8. Tổ chức không gian đô thị Hà Nội
Tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô
thị trung tâm hạt nhân; đô thị trực thuộc (gồm 5 đô thị vệ tinh, 13 thị trấn) và
khu vực nông thôn. Việc phát triển nông nghiệp của TP chịu sự chi phối và ảnh
hưởng của tổ chức không gian đô thị, gắn liền với các vùng sản xuất tập trung,
chuyên môn hóa với quy mô lớn, thân thiện với môi trường.
2.4. Đánh giá chung
TP Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội
(KT - XH) (như vị trí địa chính trị, thị trường tiêu thụ rộng lớn...) để phát triển
sản xuất N, L, TS. Tuy nhiên, ngành cũng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách
thức (nhất là tác động của ĐTH đến sử dụng đất và lao động nông nghiệp).
9
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Vai trò trong nền kinh tế của Thủ đô
Nhóm ngành N, L, TS chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GRDP của TP
nhưng vẫn liên tục giảm và đến năm 2014 chỉ còn 4,7%. Tuy nhiên, nhóm ngành
này vẫn có vai trò quan trọng để ổn định thị trường và đời sống nhân dân, góp
phần bảo đảm an ninh lương thực, là cơ sở thúc đẩy phát triển KT - XH.
- GTSX N, L, TS của TP Hà Nội ngày càng tăng, năm 2014 đạt 44.237 tỉ
đồng (giá thực tế), chiếm 29,6% GTSX vùng ĐBSH, đứng đầu toàn vùng và
đứng thứ 6/63 tỉnh, TP của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng GTSX N, L, TS giai đoạn 2008 - 2014 đạt bình quân
4,9%/năm, trong đó cao nhất là ngành thủy sản (11,9%), tiếp đến là nông
nghiệp (4,5%).
- Trong cơ cấu GTSX N, L, TS, ưu thế thuộc về ngành nông nghiệp (luôn
chiếm trên 90% GTSX toàn ngành), tuy tỉ trọng có giảm nhưng chậm.
- GTSX N, L, TS trên 1 ha đất canh tác của TP Hà Nội tăng liên tục, năm
2014 đạt 236,4 triệu đồng/ha, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2008, trong đó tăng
nhanh thuộc về ngành thủy sản.
- Trong cơ cấu sử dụng đất của TP, đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn
nhất (trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 45,3% diện tích tự nhiên và
81,2% diện tích đất nông nghiệp của TP). Tuy nhiên hiện nay, đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp và đất do tác động
của quá trình CNH và ĐTH...
Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Loại đất
Năm 2008 Năm 2014
Tăng (+),
giảm (-)
(nghìn ha )
Diện tích
(nghìn ha)
% so với
diện tích
tự nhiên
Diện tích
(nghìn ha)
% so với
diện tích
tự nhiên
Tổng số 334,85 100,0 332,45 100,0 - 2,4
Đất nông nghiệp 192,72 57,5 187,15 56,3 - 5,57
- Đất sản xuất nông nghiệp 156,65 46,8 150,68 45,3 - 5,97
- Đất lâm nghiệp 24,05 7,2 24,34 7,3 + 0,29
- Đất nuôi trồng thủy sản 10,16 3,0 10,62 3,2 + 0,46
- Đất nông nghiệp khác 1,86 0,5 1,51 0,5 - 0,35
Đất phi nông nghiệp 131,30 39,2 137,69 41,4 + 6,39
Đất chưa sử dụng 10,83 3,3 7,61 2,3 - 3,22
Nguồn: [17]
3.2. Ngành nông nghiệp
3.2.1. Khái quát chung
- Quy mô GTSX nông nghiệp liên tục tăng, từ 19.304 tỉ đồng năm 2008
lên 40.477 tỉ đồng năm 2014 (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng GTSX nông
nghiệp (giá so sánh 2010) của Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 là 4,5%/năm, cao
hơn mức bình quân của cả nước (4,2%/năm).
10
Biểu đồ cơ cấu GTSX nông nghiệp TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 (giá hiện hành)
Nguồn: [17]
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp của TP đang có sự chuyển dịch tích cực. Tỉ
trọng ngành trồng trọt liên tục giảm, ngành chăn nuôi từ sau năm 2008 đã vượt
lên ngành trồng trọt và chiếm trên 50%. Còn dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng
thấp, nhưng đang tăng, tuy chậm và không ổn định.
3.2.2. Ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
thủ đô (chiếm tới 45,5% tổng GTSX ngành nông nghiệp).
Diện tích và GTSX các loại cây trồng của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Tiêu chí
2008 2014
Diện tích
(ha)
GTSX (tỉ đồng,
giá hiện hành)
Diện tích
(ha)
GTSX (tỉ đồng,
giá hiện hành)
Tổng số 342.241 9.355 309.664 18.402
Cây hàng năm 324.596 8.405 290.633 15.642
+ Cây lương thực có hạt 232.524 5.866 222.991 9.143
+ Cây rau đậu 30.468 1.325 30.186 4.025
+ Cây công nghiệp 44.024 686 22.695 823
+ Hoa, cây cảnh 4.365 236 5.324 1.007
+ Cây khác 13.215 294 9.437 644
Cây lâu năm 17.645 950 19.031 2.760
+ Cây ăn quả 14.233 867 15.161 2.317
+ Cây công nghiệp 2.573 59 3.263 404
+ Cây khác 398 24 607 39
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ [8 ][17]
Diện tích gieo trồng nói chung và diện tích gieo trồng cây hàng năm ngày
càng giảm về quy mô, song GTSX toàn ngành trồng trọt vẫn tăng liên tục.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực có hạt vẫn là cây trồng chính và
đóng vai trò chủ đạo cả về diện tích gieo trồng và GTSX, tuy tỉ trọng có xu
hướng giảm. Các cây trồng có giá trị hàng hóa cao (rau đậu thực phẩm, hoa, cây
năm
45,446,0 45,548,5
51,150,2 50,049,0
2,5 3,8 3,5 4,5
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2008 2010 2012 2014
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
11
cảnh, cây ăn quả) có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu diện tích gieo trồng và
GTSX ngành trồng trọt, phản ánh xu thế tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng đa dạng hóa gắn với gia tăng giá trị sản phầm hàng hóa và
hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu thị trường của dân cư.
a) Cây lương thực có hạt
Cây lương thực có hạt đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt cả
về diện tích và GTSX (trên dưới 70% diện tích gieo trồng và gần 50% - 62,7%
GTSX), góp phần cơ bản đảm bảo an ninh lương thực cho cư dân của TP.
Trong giai đoạn 2008 - 2014, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
đang có xu hướng giảm dần (từ 232,5 nghìn ha năm 2008 xuống gần 223,0
nghìn ha năm 2014), sản lượng lương thực có hạt theo đó cũng giảm dần (tương
ứng là từ 1.287,8 nghìn tấn xuống 1.273,6 nghìn tấn). Tuy nhiên, Hà Nội vẫn
đứng đầu vùng ĐBSH (chiếm 19,2% diện tích và 18,3% sản lượng lương thực
có hạt của vùng).
Lúa là cây lương thực chủ lực, được trồng để phục vụ nhu cầu tại chỗ cho
nhân dân TP.
Diện tích trồng lúa năm 2014 của Hà Nội là 202.793 ha, chiếm 90,9%
diện tích cây lương thực có hạt, 69,8% diện tích gieo trồng cây hàng năm và
65,5% tổng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008 - 2014, diện
tích lúa đã giảm dần để nhường chỗ cho các cây trồng khác có giá trị sản phẩm
cao hơn, cho NTTS và chuyển đổi mục đích sử dụng do tác động của quá trình
ĐTH. So với năm 2008, diện tích trồng lúa của Hà Nội đã giảm 3.850 ha.
Mặc dù vậy, nhờ đẩy mạnh thâm canh, áp dụng các biện pháp khoa học -
công nghệ (về giống, kĩ thuật canh tác) nên sản lượng lúa vẫn tương đối ổn định
(1.287,8 nghìn tấn năm 2008 và 1.273,6 nghìn tấn năm 2014), dẫn đầu vùng
ĐBSH. Năng suất lúa có tăng, nhưng không nhiều (57,0 tạ/ha năm 2008 và 58
tạ/ha năm 2014), cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng vẫn thấp hơn vùng
ĐBSH. Về phân bố, lúa tập trung nhiều nhất ở các huyện nằm xa trung tâm là
Ứng Hoà, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Oai...
Cùng với nhu cầu tiêu thụ gạo CLC rất nhiều, diện tích lúa CLC không
ngừng tăng lên. Nếu năm 2010, diện tích lúa CLC của toàn TP là 21,5 nghìn ha
(chiếm 10,4% diện tích trồng lúa) thì đến năm 2014 đã tăng lên 66,2 nghìn ha
(chiếm 32,6%) với sản lượng đạt 357, 4 nghìn tấn. Hà Nội đã xác định vùng sản
xuất lúa hàng hóa CLC tại 105 xã của 8 huyện trọng điểm lúa (Ứng Hòa,
Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín, Sóc Sơn, Ba Vì).
TP đã khảo nghiệm thành công nhiều bộ giống lúa có năng suất, CLC là Bắc
Thơm 7, T10, Nàng Xuân, Nếp cái hoa vàng, Nếp BM9603, Nếp vàng 1, Bắc
Thơm 7 kháng bạc lá, Hương Thơm 1. Đây là các giống lúa cho năng suất khá
cao, từ 53,0 đến 54,0 tạ/ha,, hiệu quả kinh tế cao hơn lúa đại trà từ 1,3 - 1,5 lần.
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai, nhưng do quá trình CNH, ĐTH
và do năng suất, thu nhập của cây ngô thấp nên diện tích và sản lượng ngô của
TP ngày càng giảm.
b) Cây rau đậu
12
Rau đậu được xác định là cây trồng mũi nhọn của ngành nông nghiệp Thủ
đô do đây là sản phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày và được
tiêu thụ với số lượng lớn. Hiện nay trên địa bàn TP có gần 12 nghìn ha canh tác
rau (tương đương khoảng 30,0 nghìn ha gieo trồng/năm), phân bố ở cả 22 quận,
huyện, thị xã với hơn 40 loại, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân với sản lượng
đạt xấp xỉ 600 nghìn tấn/năm. Nhờ giá trị thương phẩm lớn nên GTSX của rau
ngày càng tăng (đạt 4.025 tỉ đồng năm 2014, giá hiện hành). GTSX/1 ha đất
gieo trồng tăng từ 43,4 triệu đồng/ha năm 2008 lên 133 triệu đồng/ha năm
2014, gấp 3,2 lần GTSX/1 ha đất trồng cây lương thực có hạt.
Cùng với rau đại trà, Hà Nội còn chú trọng phát triển RAT. Hiện nay diện
tích canh tác RAT của TP là 5.800 ha, tương đương 12.328 ha gieo trồng, đạt
năng suất 200 tạ/ha/vụ và cho sản lượng 256,4 nghìn tấn.
RAT tập trung nhiều nhất tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai,
Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì.., trong đó có một số mô hình tập trung, khép
kín sản xuất và tiêu thụ đang phát triển tốt như mô hình tại xã Văn Đức, Đặng
Xá (Gia Lâm), xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), xã Vân Côn, Tiền Lệ (Hoài
Đức), xã Nam Hồng (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì)...
Về hiệu quả kinh tế, giá trị thu được từ sản xuất RAT trung bình ở mức
200 - 250 triệu đồng/ha/năm, cao hơn sản xuất rau thường từ 10 - 20%.
Tuy nhiên, sản xuất RAT của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế như diện tích
còn manh mún, thiếu mạng lưới kinh doanh, chất lượng chưa đảm bảo...
c) Cây ăn quả
Cây ăn quả hiện là một trong các loại cây trồng dẫn đầu về hiệu quả kinh
tế. GTSX/1 ha đất gieo trồng ngày càng cao, từ 60,9 triệu đồng/ha năm 2008
lên 153 triệu đồng/ha năm 2014 (chỉ xếp sau nhóm hoa, cây cảnh). Phát triển
cây ăn quả, nhất là cây ăn quả đặc sản được xem là giải pháp hữu hiệu trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân.
Hà Nội hiện có 15.161 ha cây ăn quả, tập trung ở vùng đồi gò và vùng
bãi ven sông thuộc huyện Ba Vì (2.221 ha), Sóc Sơn (1.147 ha), Chương Mỹ
(1.132 ha), thị xã Sơn Tây (858 ha), Gia Lâm (853 ha), Hoài Đức (851 ha), Mê
Linh (785 ha)... với nhiều loại quả đặc sản, chất lượng, đem lại giá trị kinh tế
cao như cam Canh, bưởi Diễn, bưởi đỏ Mê Linh, hồng Yên Thôn, quýt Tích
Giang, nhãn muộn Đại Thành, ổi Đông Dư, chuối Tản Hồng...
d) Hoa, cây cảnh
Nghề trồng hoa, cây cảnh ở Hà Nội đã có từ lâu đời với những làng nghề
truyền thống như đào, quất Nhật Tân, làng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm, Yên Phụ
(Tây Hồ), hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), cây cảnh Hồng Vân (Thường Tín)... Do
tốc độ ĐTH nhanh nên các vườn cây, vùng trồng hoa ở khu vực nội thành và
ven đô bị thu hẹp, việc trồng hoa mở rộng ra các huyện ngoại thành có đất phù
sa và khí hậu thích hợp như Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Phúc Thọ...
Đến năm 2014, diện tích trồng hoa, cây cảnh của TP đạt 5.324 ha, trong
đó diện tích trồng hoa chiếm ưu thế với 4.443,8 ha (83,4%), đứng thứ 2 cả nước
(sau Lâm Đồng) và cây cảnh là 880,3 ha (16,6%). Chủng loại hoa của Hà Nội
13
rất đa dạng, song được yêu thích nhất trên thị trường là hoa hồng, cúc, ly, lan,
lay ơn, thược dược, cẩm chướng,,,, còn cây cảnh nổi bật là đào và quất.
Nhờ tăng diện tích và sản lượng, hàng năm các làng hoa cung cấp cho
TP hơn 1 tỉ cành hoa các loại, gần 2 triệu chậu hoa và hơn 1 triệu cây cảnh.
Doanh thu bình quân tại các vùng hoa, cây cảnh sản xuất tập trung đạt từ 250
triệu đến 3 tỉ đồng/ha/năm tùy thuộc đối tượng hoa, cây cảnh và mức độ đầu tư.
Vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở một số quận, huyện như Bắc Từ
Liêm (679 ha), Mê Linh (545 ha), Đan Phượng (263 ha), Tây Hồ (213 ha),
Thường Tín (131 ha), Phúc Thọ (58 ha)...
3.2.3. Ngành chăn nuôi
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp TP, chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng
trọt (50% so với 45,5% của trồng trọt năm 2014). GTSX của tăng nhanh và liên
tục (từ 9.469 tỉ đồng năm 2008 lên 20.235 tỉ đồng năm 2014); tốc độ tăng
trưởng trung bình trong thời gian nói trên đạt 7,0%/năm, cao hơn toàn ngành
nông nghiệp (4,5%/năm) và trồng trọt (1,9%/năm).
GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của TP Hà Nội (giá hiện hành)
Tiêu chí
2008 2010 2012 2014
Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %
Tổng số 9.469 100 12.686 100 19.908 100 20.235 100
- Trâu, bò 117 1,2 387 3,1 750 3,8 1.012 5,0
- Lợn 7.581 80,1 8.646 68,2 13.577 68,2 12.759 63,1
- Gia cầm 1.580 16,7 3.370 26,6 5.087 25,6 5.957 29,4
- Khác 191 2,0 283 2,1 494 2,4 507 2,5
Nguồn: Tính toán từ [17]
Đàn gia súc, gia cầm của TP liên tục phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Nếu tính tổng đàn vật nuôi hiện nay, Hà Nội đứng đầu cả nước
Đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Vật nuôi và sản phẩm 2008 2010 2012 2014
1. Tổng đàn (nghìn con) 17.737 19.098 22.799 27.014
- Lợn 1.669,7 1.625,2 1.337,1 1.410,5
- Bò 207,4 184,6 141,7 140,5
- Trâu 28,9 26,9 24,2 24,4
- Gia cầm 15.831 17.261 21.926 25.439
+ Gà 11.296 12.539 14.501 16.712
2. Sản lượng (nghìn tấn)
- Thịt hơi các loại 319,3 371,2 382,7 388,2
+ Thịt lợn 276,3 308,2 301,3 297,0
+ Thịt bò 6,9 8,7 8,9 9,1
+ Thịt trâu 1,3 1,5 1,4 1,5
+ Thịt gia cầm 34,8 52,8 71,1 80,6
- Sữa tươi 11,3 15,6 18,6 31,2
- Trứng gia cầm (triệu quả) 302 584 862 1.105
Nguồn: tính toán từ [17]
14
Trong giai đoạn 2008 - 2014 tổng đàn gia súc, gia cầm tăng liên tục, từ
17.377 nghìn con lên 27.014 nghìn con, nhưng có sự biến động giữa các nhóm
vật nuôi. Đàn lợn, đàn trâu và đàn bò đều giảm trong xu hướng chung của cả
nước, chỉ có đàn gia cầm tăng nhanh. Song sự giảm dần ở một số vật nuôi
không ảnh hưởng đến tổng đàn và sản lượng chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi TP đang thay đổi tích cực về phương thức chăn nuôi (từ
phân tán, nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình sang hình thành các khu chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư, trang trại theo hướng an toàn sinh học); về tổ chức các mô
hình chăn nuôi khép kín (từ khâu con giống - thức ăn - chăn nuôi - giết mổ - chế
biến - tiêu thụ), về ứng dụng khoa học - công nghệ trong chăn nuôi...
a) Đàn lợn
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về tổng đàn lợn ở vùng ĐBSH (chiếm
21,9% năm 2014) và cả nước (5,3%). So với năm 2008, đàn lợn năm 2014 giảm
259,2 nghìn con. Nguyên nhân là do giảm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong khu
dân cư, chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn xa khu dân cư, chăn nuôi trang trại...
Trong cơ cấu đàn lợn, lợn thịt chiếm ưu thế (88,9% năm 2014), tiếp theo
là lợn nái (11,0%) và lợn đực (0,1%). Chất lượng giống lợn của TP hiện nay
đang được cải thiện tích cực, ngành chăn nuôi đã đầu tư các giống lợn ngoại có
năng suất và CLC vào các trang trại như Yorkshire, Landrace, lợn đực giống
Duroc, Pietrain, Maxter... Còn ở các hộ chăn nuôi đa số là giống lợn lai.
Chăn nuôi lợn hiện nay tập trung tại nhóm huyện trọng điểm lúa phía Nam
TP (Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai); 2 huyện phía Bắc (Ba Vì, Sóc
Sơn) và huyện Phúc Thọ. Những huyện có sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cao
cũng chính là các huyện có tổng đàn lợn nhiều, đứng đầu là Ba Vì (10,9% sản
lượng thịt TP năm 2014), Chương Mỹ (9,9%), Ứng Hòa (9,3%)...
Chăn nuôi lợn TP hiện nay cũng đang phải đối mặt với những khó khăn
về giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh, giá lợn giống ở mức cao, tình hình dịch
bệnh phức tạp (như lợn tai xanh, lở mồm long móng)...
b) Đàn gia cầm
Đàn gia cầm của Hà Nội đứng đầu vùng ĐBSH (chiếm 25,0% tổng đàn
toàn vùng) và cả nước (6,6% tổng đàn) với 25,4 triệu con (2014). Mặc dù chịu
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm ở một số thời điểm nhất định nhưng tổng đàn,
sản lượng thịt và trứng đều liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2008 - 2014. Có
được kết quả trên là nhờ việc thay thế các giống gia cầm chất lượng kém bằng
các giống nhập nội có năng suất thịt và trứng cao, các giống siêu thịt, siêu trứng
(gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng; vịt Anh Đào, ngan Pháp; vịt Anh Super,
M1, M2...). Các giống đặc sản địa phương có chất lượng thịt ngon, được thị
trường tiêu thụ mạnh ngày càng được nhân rộng (gà Mía, gà Ri, vịt cỏ Vân
Đình, vịt Đại Xuyên...).
Cơ cấu đàn gia cầm đã có sự thay đổi, mặc dù gà là vật nuôi chủ lực,
nhưng đàn vịt, ngan, ngỗng ngày càng tăng tỉ trọng (từ 28,7% năm 2008 lên
34,3% năm 2014), đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô.
15
Gia cầm được nuôi ở khắp 18 huyện ngoại thành và cả ở các quận ven
đô mới thành lập. Bốn huyện đứng đầu về tổng đàn gia cầm là Đông Anh
(13,9% tổng đàn toàn TP), Ba Vì, Chương Mỹ và Quốc Oai.
c) Đàn bò
Với tổng đàn bò năm 2014 là 140,5 nghìn con, Hà Nội đứng thứ 13/63
tỉnh, TP (chiếm 2,7% tổng đàn) và đứng đầu vùng ĐBSH (29,6% tổng đàn). Sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 9,1 nghìn tấn, đứng đầu ĐBSH và thứ 9 cả nước.
Trong giai đoạn 2008 - 2014, tổng đàn bò có xu hướng giảm dần, từ
(66,9 nghìn con) do dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi lên cao... Trong cơ cấu
đàn bò hiện nay, bò thịt chiếm ưu thế (87% tổng đàn), còn lại là bò sữa (9,9%)
và bò cày kéo (3,1%).
Đàn bò thịt chủ yếu là bò lai Sind (chiếm 70%), bò Braliman,
Drougtmaster, BBB. Bò thịt được nuôi nhiều nhất ở các huyện, xã vùng đồi gò,
vùng bãi ven sông, có nguồn thức ăn tự nhiên như Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì,
Đông Anh, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất...
Đàn bò sữa của TP chiếm 9,3% tổng đàn của cả nước, đứng thứ 3 sau TP
Hồ Chí Minh và Nghệ An. Sản lượng sữa tươi đạt 31,2 nghìn tấn, đứng thứ 5 cả
và đứng đầu vùng ĐBSH. Năng suất và sản lượng sữa bò ngày càng tăng nhờ
nhiều tiến bộ khoa học được ứng dụng trong lai tạo giống, sản xuất thức ăn,
cung ứng dịch vụ thú y và xây dựng hệ thống chuồng trại...
Hiện bò sữa được nuôi nhiều nhất ở huyện Ba Vì (gần 55,8% tổng đàn
bò sữa TP) và Gia Lâm (22,5%). Ngoài ra còn một số huyện, song với số lượng
ít hơn nhiều như Quốc Oai, Đông Anh, Phúc Thọ, Đan Phượng...
3.3. Ngành thủy sản
Trong giai đoạn 2008 - 2014, thủy sản đã có đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng GTSX của toàn ngành N, L, TS, với tốc độ tăng bình quân năm là
11,9%, cao hơn cả ngành N, L, TS (4,9%/năm) và nông nghiệp (4,5%/năm).
Quy mô và cơ cấu GTSX của ngành trong GTSX N, L, TS tăng liên tục, từ 777
tỉ đồng (chiếm 3,9%) năm 2008 lên tới 3.706 tỉ đồng (8,4%) năm 2014.
Trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là phát triển NTTS nước ngọt. Trong cơ
cấu GTSX thủy sản, nuôi trồng giữ vai trò chủ đạo (chiếm đến 94,5% năm
2014), khai thác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (5,5%) và tăng trưởng không vững chắc.
Về cơ cấu sản lượng thủy sản, nuôi trồng luôn chiếm tỉ trọng lớn (trên
94%). Khai thác mặc dù sản lượng có xu hướng tăng nhẹ nhưng nhìn chung tỉ
trọng rất nhỏ và không ổn định.
Quy mô và cơ cấu sản lƣợng thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014
Năm
Sản lƣợng (tấn) Cơ cấu (%)
Khai thác Nuôi trồng Khai thác Nuôi trồng
2008 3.022 34.746 8,0 92,0
2010 2.653 56.628 4,5 95,5
2012 3.600 67.784 5,0 95,0
2014 4.131 82.444 4,8 95,2
Nguồn: [17]
16
Diện tích NTTS của Hà Nội tăng liên tục trong giai đoạn 2008 - 2014 (từ
18,0 lên 23,1 nghìn ha, trung bình tăng 0,85 nghìn ha/năm). NTTS ở TP hoàn
toàn là từ nguồn nước ngọt. Diện tích tăng thêm là do khai thác hết các diện tích
mặt nước, nhất là chuyển đồi từ ruộng trũng sang và tận dụng các sông, hồ thủy
lợi..., nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy sản xuất hàng
hóa, tăng thu nhập và cung cấp cho nhu cầu thị trường. Hà Nội hiện đứng đầu
vùng ĐBSH về diện tích NTTS (chiếm 20,9% toàn vùng năm 2014).
NTTS tập trung chủ yếu ở các huyện phía Nam TP là Ứng Hòa (gần 3,7
nghìn ha), Mỹ Đức (3,2 nghìn ha), Chương Mỹ (1,87 nghìn ha), Phú Xuyên (1,77
nghìn ha), Thường Tín (trên 1,0 nghìn ha), Thanh Trì (0,88 nghìn ha), phía Bắc
TP chỉ có huyện Ba Vì (3,6 nghìn ha), còn các huyện ven đô diện tích NTTS ít.
3.4. Ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp của Hà Nội không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà quan
trọng hơn đối với TP là bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo tồn đa dạng sinh học,
cải tạo và nâng cao chất lượng rừng, cân bằng môi trường sinh thái của Thủ đô,
làm đẹp cảnh quan và góp phần phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Trong cơ cấu GTSX N, L, TS của TP giai đoạn 2008 - 2014, tỉ trọng của
lâm nghiệp rất nhỏ (0,2%) và có xu hướng giảm, mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn
tăng, tuy không nhiều (từ 59 tỉ đồng năm 2008 lên 84 tỉ đồng năm 2014).
Hiện nay tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Hà Nội là 24,3 nghìn
ha, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên và 13,0% diện tích đất nông nghiệp (2014),
trong đó đất rừng đặc dụng chiếm 43,5%, rừng sản xuất chiếm 34,5% và rừng
phòng hộ chiếm 22,5%. Diện tích có rừng là 23,8 nghìn ha, trong đó rừng tự
nhiên chiếm 28,6%, còn lại 71,4% là rừng trồng. Quỹ đất lâm nghiệp có rừng
và đất rừng tập trung ở 9 huyện, thị xã, trong đó lớn nhất là huyện Ba Vì (chiếm
45,1%), tiếp đến là Sóc Sơn, Mỹ Đức, Quốc Oai...
Trong cơ cấu GTSX lâm nghiệp của Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 phần
đóng góp chủ yếu thuộc về khai thác gỗ và chế biến lâm sản.
Hà Nội đang tập trung khai thác có hiệu quả vùng đồi núi để trồng cây
xanh, bảo vệ tốt rừng tại các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức kết hợp phát triển
du lịch sinh thái; hình thành các vành đai xanh xung quanh TP.
3.5. Các hình thức tổ chức không gian sản xuất nông, lâm, thủy sản chủ yếu
ở thành phố Hà Nội
3.5.1. Hộ nông, lâm, thủy sản (Hộ nông dân, Nông hộ)
Hộ N, L, TS vẫn là đơn vị sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp và
ở nông thôn trên các phương diện sử dụng đất, lực lượng lao động, hàng hóa
sản xuất ra. Đề tài đã tiến hành điều tra về thực trạng sản xuất nông nghiệp của
120 hộ nông dân ở 3 xã Lam Điền, Tốt Động, Trường Yên của huyện Chương
Mỹ và 3 xã Xuân Nộn, Cổ Loa, Tàm Xá của huyện Đông Anh. Kết quả cho
thấy hiện nay hình thức hộ nông dân ngày càng năng động, tự chủ trong sản
xuất, thích ứng dần với nền kinh tế thị trường; phát triển các mô hình sản xuất
theo hướng luân canh, xen canh, đa canh; mở rộng quy mô và vốn đầu tư và đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
17
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất theo hướng hàng hóa, các hộ nông dân
còn gặp nhiều khó khăn như giá vật tư nông nghiệp còn cao, giá nông sản không
ổn định, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, thiếu trình độ...
3.5.2. Trang trại
Năm 2014 Hà Nội có 1.637 trang trại, đứng đầu vùng ĐBSH (chiếm 28%
số trang trại của vùng) và thứ 3 cả nước (sau Bạc Liêu và Đồng Nai). Những
huyện có nhiều trang trại nhất là Chương Mỹ (310 trang trại), Quốc Oai (301
trang trại), Ba Vì (175 trang trại), Ứng Hòa (143 trang trại) Loại hình sản xuất
của trang trại khá đa dạng, bao gồm 11 trang trại trồng trọt, 1.346 trang trại chăn
nuôi, 132 trang trại NTTS, 1 trang trại lâm nghiệp và 147 trang trại tổng hợp.
Các trang trại đã tận dụng khai thác được lợi thế về đất đai, lao động, vốn
nhàn rỗi trong dân để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế và CLC, đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Tuy nhiên một số trang trại quy mô còn nhỏ lẻ; sản phẩm
chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; gặp khó khăn trong việc vay vốn đầu
tư, mở rộng sản xuất; trình độ sản xuất, quản lí hạn chế...
3.5.3. Vùng chuyên canh và sản xuất tập trung
a) Vùng sản xuất lúa cao sản và chất lượng cao
TP đã xác định được vùng sản xuất lúa hàng hóa CLC tại 105 xã thuộc 8
huyện trọng điểm lúa, bao gồm 6 huyện thuộc đồng bằng trũng phía Nam (Ứng
Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín) và 2 huyện
vùng đồi gò phía Bắc (Sóc Sơn, Ba Vì) với tổng diện tích là 66,2 nghìn ha
(chiếm 32,6% diện tích gieo trồng lúa toàn TP).
b) Vùng sản xuất rau và rau an toàn
TP đã và đang xây dựng 151 vùng sản xuất RAT tập trung với gần 6.300
ha trên tổng số 13.930 ha gieo trồng, trong đó lớn nhất là các huyện Mê Linh (xã
Văn Khê, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tráng Việt); Thường Tín (xã Tân Minh, Thư
Phú, Hà Hồi); Đông Anh (xã Tiên Dương, Vân Nội, Nam Hồng, Cổ Loa); Gia
Lâm (xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi); Hoài Đức (xã Vân Côn, Tiền Yên, An
Thương, Song Phượng); Thanh Trì (xã Yên Mỹ, Duyên Hà); Ba Vì (xã Sơn Đà,
Tây Đằng, Chu Minh, Minh Châu)...
c) Vùng trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung
TP phát triển 4 vùng cây ăn quả (bưởi, chuối tiêu hồng, nhãn, cam Canh)
có giá trị kinh tế cao, chuyên canh tập trung tại 9 huyện, 36 xã với quy mô diện
tích hiện có 1.420 ha.
d) Vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh tập trung
TP Hà Nội đã quy hoạch và xây dựng 42 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập
trung (mỗi vùng có diện tích trên 20 ha) tại 18 xã, phường thuộc 6 quận, huyện với
diện tích 1.870 ha (chiếm 70,8% diện tích canh tác hoa toàn TP). Còn lại là các
diện tích trồng phân tán tại các xã, phường hoặc một số mới được chuyển đổi từ
diện tích các cây trồng kém hiệu quả hoặc sản xuất 1 vụ trong năm.
e) Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm
Trên địa bàn TP đã hình thành 4 vùng chăn nuôi lợn trọng điểm (gồm thị
xã Sơn Tây và các huyện Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai) và 13 xã chăn nuôi
trọng điểm. TP có 835 trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư (quy mô
từ 10 con lợn nái và 100 con lợn thịt trở lên) với tổng số 385,7 nghìn con.
18
f) Vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm
Hiện nay Hà Nội đã phát triển được 9 vùng chăn nuôi gia cầm trọng
điểm (gồm 6 vùng nuôi gà, 3 vùng nuôi vịt), 29 xã chăn nuôi trọng điểm có
tổng đàn là 5.408,7 nghìn con và 2.381 trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn ngoài
khu dân cư (quy mô từ 1.000 gà đẻ trứng, 1.000 gà thịt, 500 gà thả vườn hoặc
vịt thịt, 500 con vịt đẻ trở lên) với tổng đàn 6.285,7 nghìn con.
g) Vùng chăn nuôi bò trọng điểm
Hà Nội đã xác định và xây dựng 19 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với
tổng số 22.360 con. Tiêu biểu là các xã Minh Châu, Tòng Bạt (Ba Vì); Minh
Trí (Sóc Sơn); Văn Đức, Lệ Chi (Gia Lâm); Đông Yên (Quốc Oai); Tự Lập
(Mê Linh); Đồng Tâm (Mỹ Đức)...
Về bò sữa, TP đã xây dựng 2 vùng chăn nuôi trọng điểm (ở hai huyện Ba
Vì và Gia Lâm) với tổng đàn 11,5 nghìn con (chiếm 81% tổng đàn bò sữa toàn
TP), sản lượng sữa đạt 25 nghìn tấn/năm (chiếm 80% tổng sản lượng sữa toàn
TP) và 15 xã trọng điểm nuôi bò sữa. Đến nay, TP cũng đã phát triển 42 trại
chăn nuôi bò sữa quy mô lớn ngoài khu dân cư.
h) Vùng nuôi trồng thủy sản
Trên địa bàn TP đến nay đã hình thành và phát triển 12 khu NTTS tập
trung theo hình thức nuôi thâm canh nằm tại các huyện có diện tích mặt nước
lớn ở phía Nam của TP (Mỹ Đức, Ba Vì, Thanh Trì, Ứng Hòa, Phú Xuyên,
Thanh Oai, Chương Mỹ), mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.5.4. Các vành đai nông nghiệp
Dựa trên tổ chức không gian sản xuất N, L, TS hiện tại cũng như các đặc
điểm về sử dụng đất, lao động, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật, các chính
sách và các điều kiện về tự nhiên của TP, có thể chia lãnh thổ Hà Nội thành 3
vành đai nông nghiệp sau:
- Vành đai nông nghiệp nội đô: bao gồm toàn bộ các quận nội thành còn
sản xuất nông nghiệp (Tây Hồ, Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Nam và Bắc
Từ Liêm), chủ yếu trồng rau (nhất là RAT), hoa, cây cảnh và một số cây ăn quả
đặc sản phục vụ cho nhu cầu dân cư đô thị, đem lại lợi nhuận cao, đồng thời
làm đẹp cho cảnh quan đô thị.
- Vành đai nông nghiệp ven đô: nằm ven các quận nội thành (với bán
kính dưới 20 km), bao gồm các huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Mê
Linh, Thanh Trì, Đan Phượng, tập trung vào các loại rau, hoa, cây ăn quả, chăn
nuôi lợn, gia cầm, bò sữa (ở những vùng đất bãi ven sông) để cung cấp cho nhu
cầu thực phẩm CLC của dân cư đô thị.
- Vành đai nông nghiệp xa đô: nằm cách xa trung tâm TP (với bán kính
từ 20 - 50 km), bao gồm thị xã Sơn Tây và các huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ,
Thanh Oai, Thường Tín, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú
Xuyên, Ba Vì và Mỹ Đức. Vành đai này thuận lợi phát triển đa dạng các loại cây
trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từ cây lương thực, cây
thực phẩm, cây ăn quả đến chăn nuôi lợn, gia cầm, bò thịt, bò sữa, NTTS và là
nơi bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái của Thủ đô, làm đẹp cảnh
quan và hình thành nên vành đai xanh xung quanh TP.
19
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM , THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN NĂM 2030
4.1. Định hƣớng phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng
Cơ sở chủ yếu để xây dựng định hướng phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội
là các văn bản của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội về phát triển KT - XH nói
chung và phát triển N, L, TS nói riêng cũng như căn cứ vào thực trạng phát
triển và hiệu quả thu được trong sản xuất N, L, TS giai đoạn 2008 - 2014 của
TP và từ nhu cầu của thị trường đô thị loại đặc biệt...
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông, lâm, thủy sản
a) Quan điểm
Phát triển nền nông nghiệp thủ đô theo hướng phát triển NNĐT sinh
thái, gắn liền với dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất
lượng, an toàn và có khả năng cạnh tranh cao, bền vững với môi trường.
b) Mục tiêu phát triển
- Phát triển NNCNC, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đảm bảo hiệu quả,
chất lượng, sạch theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch, các khu công nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp gắn với các ngành nghề khác (thủ công nghiệp,
du lịch sinh thái, làng nghề...) và với hình thành vành đai cây xanh, góp phần
bảo vệ môi trường.
- Tỉ trọng ngành N, L, TS chiếm khoảng 3% trong cơ cấu GRDP toàn TP
vào năm 2020 và khoảng 2% đến năm 2030. Tốc độ tăng trưởng GTSX N, L,
TS đạt trên 2%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng
chăn nuôi, thủy sản; đến năm 2020 cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản là
34,5% - 54,0% - 11,5%...
4.1.3. Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản
4.1.3.1. Định hướng phát triển theo ngành
a) Nông nghiệp
- Trồng trọt
+ Cây lương thực ở TP chiếm ưu thế là lúa. Do diện tích đất nông nghiệp
ngày càng thu hẹp trong quá trình CNH, ĐTH nên diện tích lúa ngày càng
giảm, chỉ còn khoảng 146 nghìn ha năm 2020 và 106 nghìn ha năm 2030. Việc
trồng lúa chủ yếu theo hướng sản xuất lúa CLC, đặc biệt ở những vùng có điều
kiện tập trung, hệ thống tưới tiêu chủ động. Dự kiến năng suất lúa cả năm trong
giai đoạn 2020 - 2030 đạt trên 60 tạ/ha.
+ Cây rau đậu thực phẩm đến năm 2030 duy trì và mở rộng diện tích
canh tác rau khoảng 13,0 - 13,5 nghìn ha (diện tích gieo trồng là 34,5 nghìn ha)
cho sản lượng gần 700 nghìn tấn rau các loại, phấn đấu đáp ứng được khoảng
70% nhu cầu của người dân. Năm 2030 tiếp tục phát triển tương ứng là 14,5
nghìn ha canh tác (ứng với 38,5 nghìn ha gieo trồng), 830 nghìn tấn và khoảng
3/4 nhu cầu. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư vào
sản xuất, chế biến, kinh doanh RAT; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
20
kinh tế của RAT. Dự kiến đến năm 2020 diện tích canh tác RAT sẽ đạt khoảng
17 nghìn ha với sản lượng 362 nghìn tấn và năm 2030 tương ứng là 30,5 nghìn
ha với gần 656 nghìn tấn.
+ Cây công nghiệp hàng năm diện tích sẽ giảm. Cụ thể là đến năm 2020
cây đậu tương chỉ còn 18,6 nghìn ha với sản lượng 27,9 nghìn tấn và đến năm
2030 còn tương ứng là 18,0 nghìn ha với 30,0 nghìn tấn. Trong số đó chủ yếu là
đậu tương trên đất lúa chiếm khoảng 75 - 80% diện tích gieo trồng.
+ Cây công nghiệp lâu năm ở Hà Nội có chè. Trong giai đoạn 2020 -
2030 diện tích chè sẽ dao động trong khoảng 3 nghìn ha với sản lượng hơn 20
nghìn tấn/năm.
+ Cây ăn quả đến năm 2020 diện tích trồng sẽ đạt 17 nghìn ha và năm
2030 là 18 - 19 nghìn ha. Ưu tiên phát triển một số loại cây ăn quả có lợi thế và
giá trị kinh tế cao, Hình thành từ các vùng cây ăn quả đặc sản với quy mô mỗi
vùng từ 100 ha trở lên.
+ Hoa, cây cảnh với tốc độ mở rộng trung bình 60 - 80 ha trồng/năm,
đến năm 2020 diện tích nhóm cây này sẽ đạt 3,1 nghìn ha canh tác (tương ứng
với 7,2 nghìn ha gieo trồng) và năm 2030 là 3,8 - 3,9 nghìn ha canh tác (7,6 -
7,8 nghìn ha gieo trồng). Về giá trị thu nhập, phấn đấu đạt khoảng 400 - 450
triệu đồng/ha năm 2020 và trên 500 triệu đồng/ha năm 2030.
- Chăn nuôi
+ Chăn nuôi lợn: Tổng đàn lợn năm 2020 dự kiến ở mức 1,4 triệu con và
ổn định cho đến năm 2030 với sản lượng thịt hơi xuất chuồng tương ứng là 400
nghìn tấn và 450 nghìn tấn. Nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn theo hướng
nạc hóa (tỉ lệ sử dụng giống lợn ngoại hướng nạc trong cơ cấu đàn lợn từ 70 -
75% vào năm 2020 và trên 85% năm 2030).
+ Chăn nuôi trâu, bò: Tổng đàn bò của Hà Nội sẽ đạt 155 nghìn con năm
2020 và 170 nghìn con năm 2030 với sản lượng thịt hơi xuất chuồng tương ứng
là 12 và 15 nghìn tấn. Chú trọng phát triển đàn bò sữa và nuôi theo phương thức
mới, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong chăn nuôi. Dự kiến năm
2020 đàn bò sữa có 15 nghìn con và năm 2030 là 17 nghìn con. Hình thành một
số vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở các huyện Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh,
Quốc Oai, Đan Phượng... Còn đàn trâu sẽ liên tục giảm, dự kiến chỉ còn 20
nghìn con năm 2020 và 19 nghìn con năm 2030. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
tương ứng sẽ là 1,8 nghìn tấn và 1,7 nghìn tấn.
+ Chăn nuôi gia cầm là ngành có thế mạnh của Hà Nội, đặc biệt về thị
trường tiêu thụ. Vì thế đàn gia cầm sẽ tăng lên mức 27,5 triệu con vào năm 2020 và
30,5 triệu con năm 2030. Sản lượng thịt gia cầm cũng tăng tương ứng là 91,7 nghìn
tấn và 95,5 nghìn tấn.
b) Ngành thủy sản
Dự kiến đến năm 2020 diện tích NTTS của TP sẽ đạt 24,5 nghìn ha với
sản lượng 98 nghìn tấn (trong đó nuôi trồng 92,8 nghìn tấn và đánh bắt 5,2
nghìn tấn) và năm 2030 tương ứng là 25,7 nghìn ha với 115,0 nghìn tấn (107,5
nghìn tấn và 7,5 nghìn tấn). Cơ cấu ngành thủy sản của TP nghiêng hẳn về nuôi
trồng với định hướng:
21
+ Đối với diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển đổi sang NTTS, trong
giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đầu tư, cải tạo để đưa trung bình hàng năm khoảng
200 - 250 ha sang nuôi tập trung.
+ Đối với một số ao hồ hiện có và diện tích NTTS tập trung ngoài khu
dân cư sẽ phát triển theo hướng nuôi thâm canh, bán thâm canh để nâng cao
hiệu quả kinh tế/ha diện tích mặt nước.
+ Phát triển vùng NTTS tập trung với quy mô hơn 3,1 nghìn ha, tập trung
tại một số huyện như Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức,
Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn và Quốc Oai.
c) Ngành lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo được hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và
môi trường. Về kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm CLC, có giá trị kinh tế, là
nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành nghề truyền thống và các lâm,
đặc sản có chất lượng; góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát
triển KT - XH của các địa phương vùng đồi núi nói riêng và của cả TP nói
chung. Về xã hội và an ninh quốc phòng, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác
bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm trung bình hàng năm cho 10 - 15
nghìn lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Về môi trường, góp
phần tạo nên môi trường sinh thái bền vững và trở thành lá phổi xanh cho Hà
Nội. Định hướng phát triển lâm nghiệp của TP đến năm 2030 tập trung chủ yếu
vào bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
4.1.3.1. Định hướng tổ chức không gian sản xuất nông, lâm, thủy sản
a) Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, thủy sản
Đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả của các hình thức
tổ chức sản xuất (hộ nông dân, trang trại...)
b) Phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo vùng tập trung
- Định hướng phát triển theo 3 tiểu vùng sinh thái (đồi gò, đồng bằng và
đất bãi ven sông), cụ thể là:
+ Tiểu vùng gò đồi: tập trung phát triển nông sản chủ lực là cây ăn quả,
chè; chăn nuôi gia súc (bò thịt CLC, bò sữa, lợn); kinh tế rừng...
+ Tiểu vùng đồng bằng: tập trung sản xuất cây lương thực, hoa, cây cảnh,
rau đậu thực phẩm (nhất là RAT); chăn nuôi lợn, gia cầm; NTTS...
+ Tiểu vùng đất bãi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông
Tích...): phát triển cây thực phẩm, RAT, cây ăn quả; chăn nuôi tập trung (bò
sữa, lợn, gia cầm)...
- Phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa: vùng sản xuất cây thực
phẩm, RAT, rau cao cấp; vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung; vùng sản xuất
lúa hàng hóa CLC; vùng sản xuất cây ăn quả; vùng chăn nuôi tập trung; vùng
NTTS tập trung...
c) Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các vành đai nông nghiệp
Dựa trên tổ chức sản xuất N, L, TS, gắn với các lợi thế sẵn có, TP sẽ mở
rộng bán kính 3 vành đai nông nghiệp hiện có.
+ Vành đai nông nghiệp nội đô sẽ mở rộng bán kính đến dưới 10 km (so
với 5 km hiện tại), phát triển RAT, rau cao cấp, hoa - cây cảnh đặc sản.
22
+ Vành đai nông nghiệp ven đô có bán kính trên dưới 20 km, phát triển
rau, RAT, rau cao cấp, hoa - cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, chăn nuôi lợn, gia
cầm, bò thịt, bò sữa... nhằm cung cấp thực phẩm CLC cho dân cư đô thị.
+ Vành đai nông nghiệp xa đô có bán kính từ 20 đến 50 km, với các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản,
trồng rừng... tạo nên vành đai xanh, làm đẹp cảnh quan môi trường.
d) Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao
Định hướng đến năm 2020, TP Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho
phép sẽ tiếp tục xây dựng khu NNCNC tại khu vực ven sông Đáy, dự kiến quy
mô khoảng 300 ha, bao gồm khu nghiên cứu, thực nghiệm; khu sản xuất giống
quốc gia; khu trình diễn, giới thiệu và bán sản phẩm; khu đào tạo và chuyển
giao tiến bộ khoa học công nghệ; khu tham quan; khu quản lí điều hành...
4.2. Các giải pháp phát triển nông, lâm, thủy sản chủ yếu ở thành phố Hà Nội
4.2.1. Tái cơ cấu nông, lâm, thủy sản
Sắp xếp lại các ngành trong cơ cấu nền kinh tế theo thứ tự ưu tiên đối
chiếu với các thế mạnh về tự nhiên, KT - XH và nhất là nhu cầu của thị trường
trên cơ sở phát triển bền vững. Xây dựng một số mô hình cụ thể của từng ngành
ở những địa phương khác nhau (khu vực đồng bằng, khu vực đồi gò...). Trước
hết, thí điểm một vài mô hình tiêu biểu ở những phân ngành có khả năng phát
triển mạnh; sau đó mới đưa mô hình vào sản xuất đại trà...
4.2.2. Quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả
Chuyển đổi hợp lí cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, sớm hoàn thành công
tác dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung. Trên cơ sở đó chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang các loại
cây có giá trị kinh tế cao hơn (rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả hoặc NTTS)...
4.2.3. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất đại trà
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới, đặc
biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm lai tạo, tuyển
chọn các giống mới về cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao,
tạo ra bước phát triển mới về chất trong nông nghiệp của TP...
4.2.4. Khai thác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Nâng cao năng lực dự báo thị trường. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp
thị, quảng cáo. Tăng cường công tác thông tin kinh tế (nhất là về thị trường, giá
cả); hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất. Xây
dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế...
4.2.5. Huy động vốn đầu tư
Thay đổi cơ cấu và cách thức đầu tư nhằm thu hút tối đa các nguồn lực xã
hội; ưu tiên các chương trình, dự án cho lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao khoa
học công nghệ và xây dựng các cơ sở chế biến...
4.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và có chất lượng gắn với xây dựng
nông thôn mới
Xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, điện theo hướng hiện đại. Xây
dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông phục vụ sản xuất N, L, TS và giao
thông nông thôn. Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ cho nông nghiệp, các chợ
bán buôn, bán lẻ, chợ đầu mối nông thôn...
23
4.2.7. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp
Hoàn thiện và triển khai các chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất như
chính sách đất đai, tín dụng; chính sách dồn điền đổi thửa. mở rộng hạn điền,
tích tụ ruộng đất; chính sách khuyến khích xây dựng mô hình NNCNC; chính
sách hỗ trợ công tác sau thu hoạch; chính sách thu hút, sử dụng cán bộ có năng
lực về công tác tại các địa bàn nông thôn... Kiến nghị Chính phủ cho phép TP
có cơ chế đặc biệt để phát triển sản xuất.
4.2.8. Hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ
nông sản
Xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến theo kiểu công nghiệp, gắn với
các vành đai nông nghiệp, NNĐT và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo
chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở
công nghiệp chế biến; phát triển mạng lưới tiêu thụ nông phẩm với nhiều hình
thức (như mạng lưới chợ, chợ đầu mối, siêu thị...).
4.2.9. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tự giác của
người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người sản xuất ứng dụng các công nghệ mới
ít gây ô nhiễm. Xây dựng và ban hành những quy định cụ thể về môi trường
trong các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tuyên dương và khen
thưởng các điển hình về xử lí ô nhiễm môi trường kết hợp với xử phạt nghiêm
khắc các cơ sở gây ô nhiễm. Triển khai đánh giá tác động môi trường, nhân
rộng các mô hình làm tốt công tác bảo vệ môi trường...
Ngoài 9 giải pháp đã nêu ở trên còn có một số giải pháp khác như tạo
việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; liên kết với các tỉnh, thành
trong việc sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông phẩm; tổ chức thực hiện quy
hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết... Tất cả các giải pháp này có mối quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó nổi lên hàng đầu là giải pháp tái cơ cấu ngành N,
L,TS với ý nghĩa quyết định.
KẾT LUẬN
1. N, L, TS (hay nông nghiệp theo nghĩa rộng) là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực;
cung cấp các yếu tố đầu vào cho khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo cơ sở để thực
hiện quá trình CNH, ĐTH; là một sinh kế của dân cư... Ở các TP, do quỹ đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp nên phải dựa vào những đặc thù và thế mạnh của mình
để tạo ra các nông sản đặc trưng, CLC theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại,
hiệu quả và bền vững.
2. TP. Hà Nội có nhiều thuận lợi cho phát triển N, L, TS như vị trí địa lí,
tài nguyên vị thế đặc thù của một TP thủ đô, đô thị đặc biệt; có quỹ đất nông
nghiệp đủ lớn (gần 187,2 nghìn ha); điều kiện tự nhiên đa dạng, thích hợp với
nhiều loại cây trồng vật nuôi; có thị trường tiêu thụ nông sản lớn; có lợi thế về
nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ cùng với nhiều chính sách dành
cho phát triển nông nghiệp... Những khó khăn chủ yếu đối với ngành này ở TP
là quá trình CNH, ĐTH vẫn đang diễn ra mạnh mẽ làm cho diện tích đất nông
24
nghiệp bị suy giảm, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp, phân bố
manh mún, việc dồn điền đổi thửa chưa hoàn thành; cơ sở hạ tầng phục vụ nông
nghiệp bị xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất hàng hóa quy mô
lớn; chưa tạo được thương hiệu, vệ sinh ATTP chưa được chú trọng...
3. Mặc dù đóng góp của N, L, TS trong GRDP của TP ngày càng chiếm tỉ
trọng nhỏ (6,5% năm 2008 và 4,7% năm 2014), song nhóm ngành này lại góp
phần quan trọng để ổn định thị trường và đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh
lương thực trên địa bàn TP, là cơ sở thúc đẩy phát triển KT - XH, góp phần bảo
tồn văn hóa, môi trường sinh thái Thủ đô.
Đối với TP, ưu thế hiện nay thuộc về nông nghiệp (chiếm trên 90% GTSX
toàn ngành) và với thế mạnh là chăn nuôi (50% GTSX nông nghiệp). Hàng năm,
ngành trồng trọt Thủ đô sản xuất ra 1,15 - 1,20 triệu tấn lúa (trong đó lúa CLC
chiếm khoảng 30%) trên diện tích gieo trồng cả năm từ 202,0 - 206,0 nghìn ha,
đứng đầu vùng ĐBSH và thứ 11 cả nước. Cây rau đậu cũng là thế mạnh của
ngành trồng trọt do điều kiện thuận lợi và nhu cầu tiêu thụ lớn, phát triển thành
vùng chuyên canh, sản xuất tập trung hoặc luân canh, xen canh gối vụ.
Chăn nuôi vừa là thế mạnh, vừa có nhu cầu tiêu dùng lớn. Hà Nội đứng
đầu cả nước về tổng đàn vật nuôi, về số đàn lợn và gia cầm, về sản lượng thịt
hơi xuất chuồng và trứng gia cầm, đứng đầu vùng ĐBSH về tổng đàn bò, lợn,
gia cầm và sản lượng chăn nuôi (thịt, trứng, sữa). Đặc điểm cơ bản của ngành
chăn nuôi Thủ đô là đang thay đổi tích cực về mục đích chăn nuôi (lấy sữa,
trứng), về phương thức chăn nuôi (hình thành các vùng trọng điểm, khu chăn
nuôi tập trung quy mô lớn xa khu dân cư và các mô hình chăn nuôi khép kín).
Các ngành thủy sản, lâm nghiệp cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Tỉ
trọng của ngành thủy sản tuy còn thấp so với ngành nông nghiệp, nhưng đã liên
tục tăng (từ 3,9% năm 2008 lên 8,4% năm 2014) nhằm khai thác hiệu quả diện
tích mặt nước, diện tích ruộng trũng, cải thiện môi trường sinh thái và đáp ứng
một phần nhu cầu thực phẩm đa dạng của thị trường Thủ đô.
Về các hình thức tổ chức không gian sản xuất N, L, TS, khác với các tỉnh,
Hà Nội tập trung vào một số hình thức đặc thù. Đó là hộ nông dân, trang trại,
vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi trọng điểm và khu chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư, vùng NTTS tập trung và các vành đai nông nghiệp.
4. Để đạt được mục tiêu phát triển N, L, TS TP đến năm 2030 là “Tập
trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng,
hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà và bền vững với môi trường...”,
nền nông nghiệp Thủ đô cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu là Tái cơ cấu
N, L, TS theo hướng hiện đại và phát triển bền vững; Quy hoạch và sử dụng đất
có hiệu quả; Đưa các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất đại trà để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Khai thác và mở rộng thị trường tiêu
thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; Huy động vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp; Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ và có chất lượng; Xây dựng và
hoàn thiện cac chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất; Hình thành và phát triển
chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông phẩm ở trong và ngoài TP;
Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nong_lam_thuy_san_o_thanh_pho_ha.pdf