Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực có những
thay đổi nhanh chóng và tiếp tục diễn biến phức tạp, đan xen những
thuận lợi và khó khăn, bên cạnh xu thế cơ bản là hòa bình, hợp tác, phát
triển cũng xuất hiện nhiều thách thức mới gay gắt. Đó là bối cảnh Việt
Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
với việc tích cực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện một nền kinh tế
16 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
NGUYỄN MINH TÂM
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 62.34.10.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Đỗ Đức Bình
TS. Nguyễn Minh Phong
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nước
tại Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại
- Thư viện Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại tạo điều kiện
để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Kinh tế càng phát triển
thì hình thức hoạt động thương mại càng phong phú, sự phát triển của
thương mại là một trong những yếu tố phản ánh trình độ phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, bên
cạnh việc nhấn mạnh vai trò lưu thông của thương mại đối với phát
triển kinh tế, Đảng ta còn nhấn mạnh vai trò của các hình thức hoạt
động thương mại, một trong những định hướng quan trọng là phát triển
thương mại theo hướng văn minh và hiện đại.
Là thủ đô của cả nước, Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao
dịch quốc tế. Việc phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại
có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối với cả
nước. Trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân góp phần cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô là sự phát triển các hình thức
hoạt động thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi
nhận, sự phát triển của thương mại Hà Nội còn nhiều hạn chế và không
ít bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Để
phát huy vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế- xã hội của
Thủ đô, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải phát triển thương mại theo hướng văn
minh, hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, cần tiến hành nghiên cứu làm rõ
cơ sở lý luận về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại;
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của thương mại Hà Nội thời
gian qua, chỉ ra các nguyên nhân hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất định
hướng và các giải pháp nhằm phát triển thương mại Hà Nội theo hướng
văn minh, hiện đại trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
26
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Minh Tâm (2011), "Để phát triển thương mại Hà Nội theo
hướng văn minh, hiện đại", Tạp chí Thương mại, số 22 - 2011, trang 14,15 và
26.
2. Nguyễn Minh Tâm (2011), "Để phát triển thương mại Hà Nội theo
hướng văn minh, hiện đại", Bản tin Hội nhập và Phát triển, số 7(55) - 7/2011, trang
8-14.
3. Nguyễn Minh Tâm (2014), "Vấn đề vốn cho thực hiện các quy hoạch
thương mại Thủ đô", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số
19 tháng 10/2014, trang 58 - 60.
4. Nguyễn Minh Tâm (2014), "Phát triển một số ngành và lĩnh vực dịch
vụ - thương mại chủ yếu trên địa bàn Thủ đô", Tạp chí Quản lý kinh tế, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, số 62 tháng 8+9/2014, trang 76-80.
5. Nguyễn Minh Tâm (2014), "Thực trạng và giải pháp tăng cường bình
ổn giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thành phố Hà Nội", Tạp chí Nghiên
cứu Thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương, số 11
tháng 10/2014, trang 24-27.
6. Nguyễn Minh Tâm (2014), "Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012-2014:
Kết quả và triển vọng", Tạp chí Báo cáo viên, ban Tuyên giáo Trung ương, số
11 tháng 11/2014, trang 33-37.
7. Nguyễn Minh Tâm (2014), "Thực trạng và giải pháp phát triển
thương mại bán lẻ ở Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại", Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều
kiện hội nhập quốc tế và chuẩn bị hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, do
UBND Thành phố Hà Nội tổ chức tháng 9/2014, trang 183-215.
8. Nguyễn Minh Tâm (2014), “Những bài học về quản lý giá thời hội
nhập”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Kinh
tế Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức ngày 6/12/2014 tại Quảng
Ninh, trang 697-709.
9. Nguyễn Minh Tâm (2015), “Tăng cường văn hoá trong phát triển
kinh tế”, Bản tin Kinh tế số Tết 1+2/2015, trang 49-52, Cơ quan ngôn luận của
Ban Kinh tế Trung ương.
25
2
Xuất phát từ những vấn đề trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn
đề tài: "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
đến năm 2020, tầm nhìn 2030" làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, với
hy vọng kết quả của luận án sẽ góp phần phát triển Thủ đô trong thời
gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
phát triển thương mại trên địa bàn Thủ đô theo hướng văn minh, hiện
đại, phục vụ công cuộc CNH, HĐH và phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội
trong giai đoạn mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết nhằm góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận
chung về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại văn minh, hiện
đại ở một số Thủ đô các nước trong khu vực và rút ra bài học cho phát
triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại ở thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phát triển thương mại
theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu phát
triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội
trong thời gian tới.
3. Kết cấu luận án
Ngoài Mở đầu, Tổng quan, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục
các công trình công bố của tác giả và Tài liệu tham khảo, Phụ lục; Luận
án có 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận và thực tiễn về phát triển thương
mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo
hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008-2013.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại
Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến 2020, tầm nhìn 2030.
3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh,
hiện đại
Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại được hiểu
là: Sự đảm bảo phát triển các hình thức thương mại hiệu quả với quy
mô ngày càng mở rộng, tăng trưởng bền vững; có hệ thống hạ tầng và
hình thức phân phối hiện đại; đáp ứng trình độ cao về tổ chức, quản lý,
quản trị, kinh doanh, áp dụng công nghệ mới và nghệ thuật marketing;
thể hiện tính nhân văn, sự tinh tế và lịch sự, cái đẹp trong giao tiếp,
phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì lợi
ích của khách hàng với tư cách là mục tiêu cao nhất và động lực mạnh
nhất của hoạt động thương mại.
1.2. Phân biệt giữa cơ sở kinh doanh thương mại truyền
thống và hiện đại
Ngày nay, các hình thức bán lẻ phục vụ khách hàng phát triển đa
dạng, phong phú. Hình thức tổ chức bán lẻ được phân biệt thành 2 loại
là loại hình tổ chức bán lẻ truyền thống và loại hình tổ chức bán lẻ hiện
đại, tương ứng với cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống và cơ sở
kinh doanh thương mại hiện đại.
Cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống chủ yếu là cơ sở bán
lẻ quy mô nhỏ, bán hàng theo phương thức phục vụ tại quầy là chủ yếu,
hoạt động độc lập và thuộc sở hữu của hộ gia đình. Việc thực hiện mua
bán ở cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống đòi hỏi người bán và
người mua phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận về tên hàng, số
lượng, chất lượng, giá cả và các điều kiện mua bán khác; người bán
phải tự mình phục vụ từng khách hàng một; người bán phải thực hiện
nhiều thao tác trong quy trình kỹ thuật bán hàng và toàn bộ các công
việc liên quan đến việc bán hàng, từ việc mời chào khách hàng cho đến
bao gói, đưa hàng cho khách, nhận tiền và tiễn khách...
24
- Tổng hợp, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến sự phát triển
của các loại hình cơ sở thương mại theo hướng văn minh, hiện đại;
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại văn minh, hiện đại ở Thủ
đô một số nước trong khu vực và rút ra bài học cho phát triển thương mại
theo hướng văn minh, hiện đại ở thành phố Hà Nội.
- Đề xuất Bộ tiêu chí của Thành phố về thương mại văn minh,
hiện đại, để đánh giá cụ thể từng cơ sở kinh doanh thương mại và từng
địa bàn quận/huyện/thị xã cũng như toàn Thành phố đạt tiêu chuẩn văn
minh, hiện đại.
- Nhận diện, đánh giá thực trạng phát triển và quản lý nhà nước
về phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại.
- Đề xuất 9 nhóm giải pháp và một số kiến nghị phát triển thương
mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhưng do hạn chế trong khuôn khổ nghiên cứu theo quy định,
luận án chỉ đề cập đến một số loại hình kinh doanh tiêu biểu; đồng thời,
luận án không thể có điều kiện để đưa ra những yêu cầu cụ thể, chi tiết
cần phải đáp ứng cho từng loại hình cơ sở kinh doanh để xác định đạt
tiêu chí văn minh, hiện đại. Tác giả Luận án mong muốn rằng, với sự
giúp đỡ của các nhà khoa học và các cơ quan quản lý, vấn đề này sẽ
tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai trong thực tiễn./.
23
KẾT LUẬN
Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại là
một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng và tạo điều kiện để thương mại phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng
hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội Thủ đô trong thời kỳ mới.
Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại chịu nhiều
tác động của các nhân tố, cần bám sát các tiêu chí cả định tính và định
lượng ngày càng tiếp cận xu hướng và chuẩn mực chung thế giới; đồng
thời phù hợp với thực tiễn và quy hoạch của địa phương, quốc gia. Từ
kinh nghiệm quốc tế, thực tế Việt Nam và Thủ đô cần áp dụng đồng bộ
các giải pháp, chủ động phát triển thương mại văn minh, hiện đại ở Hà
Nội phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thủ
đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển thương
mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; phát triển đồng bộ và hài hòa
các loại hình thương mại hiện đại gắn với nâng cấp chất lượng hoạt động
các loại hình kinh doanh thương mại truyền thống, phù hợp với điều kiện
địa phương và theo nguyên tắc thị trường, ngày càng tiếp cận các xu hướng
thế giới và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế; kết hợp khuyến khích
xã hội hóa đầu tư và tăng cường quản lý nhà nước quá trình phát triển
thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại; gắn kết và thúc đẩy
liên kết, hợp tác thương mại văn minh, hiện đại với các địa phương trong
Vùng và cả nước; đóng góp vào công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây
dựng, phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Luận án "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh,
hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030" đã đạt được một số kết quả như
sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển thương
mại theo hướng văn minh, hiện đại.
4
Cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại là cơ sở có địa điểm, quy
mô, kiến trúc, trang trí, sắp xếp hàng hóa theo quy chuẩn, đẹp, sạch sẽ;
chủ yếu bán hàng theo phương thức tự phục vụ hoặc kết hợp chọn lấy
hàng trên giá cho khách hàng và để khách hàng tự chọn trên giá trưng
bày để ngỏ với sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng; có phương thức vận
hành, tổ chức quản lý chuyên nghiệp, phần lớn là bộ phận của chuỗi
cửa hàng và thuộc quyền quản lý của một tổ chức có cơ cấu doanh
nghiệp. Trong phạm vi luận án này, đề cập đến các cơ sở kinh doanh
thương mại truyền thống gồm: Cơ sở kinh doanh thương mại cá thể (hộ
kinh doanh, cửa hàng bán lẻ hộ gia đình); chợ truyền thống; các kho
hàng; cửa hàng xăng dầu, gas.
Các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại gồm: siêu
thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ hiện đại (cửa hàng bách
hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán giá rẻ,
thương mại điện tử...).
1.3. Một số loại hình cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại
- Siêu thị
- Trung tâm thương mại
- Cửa hàng bách hóa
- Cửa hàng chuyên doanh
- Cửa hàng tiện lợi
- Cửa hàng bán giá rẻ
- Chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Trung tâm kho hàng phân phối
- Thương mại điện tử
1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng văn
minh, hiện đại
1.4.1. Tiêu chí định lượng:
1.4.1.1. Đánh giá cơ sở thương mại bán lẻ:
Để đánh giá một cơ sở kinh doanh thương mại Hà Nội đạt tiêu
chuẩn văn minh, hiện đại có thể xem xét một số yếu tố sau:
(1) Quy hoạch; (2) Cơ sở vật chất cửa hàng; (3) Hàng hóa; (5)
Phương thức bán hàng; (5) Phương thức phục vụ; (6) Lao động; (7)
Môi trường; (8) An ninh, trật tự, chấp hành pháp luật, không vi phạm
đạo đức kinh doanh.
5
1.4.1.2. Đánh giá sự phát triển thương mại Thành phố theo hướng
văn minh, hiện đại:
Đánh giá sự phát triển của thương mại của thành phố theo
hướng văn minh, hiện đại theo 5 nội dung đã đề cập, đó là: (1) Chất
lượng tổ chức mạng lưới bán lẻ thành phố; (2) Chất lượng công nghệ
thương mại bán lẻ thành phố; (3) Chất lượng quản trị hệ thống phân
phối bán lẻ thành phố; (4) Chất lượng quản lý Nhà nước về thương mại;
(5) Chất lượng hành vi ứng xử văn hóa trong mua bán hàng hóa của
thương mại bán lẻ.
1.4.2. Tiêu chí định tính:
(1) Tính văn minh, hiện đại của các loại hình thương mại văn
minh, hiện đại;(2) Khả năng tiếp cận các loại hình thương mại văn minh,
hiện đại; (3) Khả năng cạnh tranh của các loại hình thương mại văn
minh, hiện đại; (4) Được dư luận người tiêu dùng, báo chí trong và ngoài
nước có nhiều ý kiến, tin bài phản ảnh, đánh giá tích cực.
1.5. Nội dung và sự cần thiết phát triển thương mại theo
hướng văn minh, hiện đại
1.5.1. Nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh,
hiện đại
Thứ nhất, tập trung phát triển cơ cấu của mạng lưới và đa dạng
hóa các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại.
Thứ hai, nâng cao chất lượng công nghệ thương mại bán lẻ của
Thành phố.
Thứ ba, nâng cao chất lượng quản trị hệ thống phân phối bán lẻ
của Thành phố thông qua tập trung phát triển nguồn nhân lực cho
ngành thương mại.
Thứ tư, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
về thương mại.
Thứ năm, tuyên truyền, vận động người dân ứng xử văn hóa
trong hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hóa.
22
(2) Thương mại điện tử: 95% website bán hàng trực tuyến đạt chuẩn
của Thành phố về đăng ký kinh doanh, chất lượng hàng hóa, thanh toán
an toàn, đảm bảo các dịch vụ liên quan.
(3) Phát triển số lượng, quy mô của các loại hình tổ chức thương
mại văn minh, hiện đại theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trung tâm thương mại quốc tế,
trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng:
19; Trung tâm thương mại: 64; Trung tâm mua sắm: 32; Trung tâm
thương mại dịch vụ tổng hợp: 10; Đại siêu thị: 23; Siêu thị hạng II: 111;
siêu thị hạng III: 865; Xây mới 183 chợ; nâng cấp 191 chợ. Đặc biệt,
tiếp tục chuyển đổi, nâng cấp một số chợ truyền thống cấp 1 và 2 theo
tiêu chuẩn thương mại văn minh, hiện đại).
(4) Xây dựng từ 1-2 tuyến đường phố thương mại hiện đại đặc trưng
của Thủ đô Hà Nội, 100% các cơ sở kinh doanh thương mại trên tuyến
phố đạt tiêu chí văn minh, hiện đại của Thành phố (tại tuyến đường Nội
Bài - Nhật Tân, khu vực quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Cải tạo
các tuyến phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các Khu thương mại
trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh
doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển trùng lặp ở
các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.
(5) Doanh số bán hàng qua mạng lưới các loại hình tổ chức thương
mại văn minh, hiện đại chiếm trên 60% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội.
(Mục tiêu này cao hơn so với mục tiêu đã đề ra theo Quy hoạch phát triển
thương mại Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030).
(6) Ra đời từ 5 - 10 doanh nghiệp của Hà Nội vận doanh chuỗi cửa
hàng có quy mô, thương hiệu tầm cỡ quốc gia.
21
3. Lồng ghép quảng bá hệ thống thương mại Thủ đô trong chương
trình xúc tiến du lịch quốc gia hàng năm.
II. Đối với Thành phố Hà Nội:
1. Công bố và triển khai tích cực Quy hoạch phát triển các cơ sở hạ
tầng thương mại trên địa bàn Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh
kinh tế Thủ đô, trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo tái cơ cấu ngành thương
mại Hà Nội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
3. Áp dụng cơ chế thí điểm về đầu tư trong xây dựng mới những
tuyến phố thương mại hiện đại và trung tâm logistics. Trước mắt, tập
trung chỉ đạo xây dựng thành công tuyến phố thương mại văn minh, hiện
đại Nội Bài - Nhật Tân.
4. Đề nghị xem xét, kiện toàn lực lượng quản lý thị trường.
5. Tổ chức định kỳ và thường xuyên các hoạt động thi đua, khen
thưởng, trao danh hiệu "Văn minh thương mại Thủ đô”
6. Tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, tuyên truyền nâng cao trình độ
và nhận thức của đội ngũ nhân lực trong ngành thương mại Thủ đô theo
các yêu cầu thương mại văn minh, hiện đại.
7. Đẩy mạnh quảng bá hoạt động của thương mại Thủ đô. Xây dựng
trang thông tin điện tử chuyên đề về thương mại Thủ đô văn minh, hiện
đại, v.v.
8. Sở Công Thương, sở Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy Thành phố
cần quan tâm hoàn thiện quy chế quản lý chợ truyền thống theo quy
chuẩn ngày càng tiên tiến, phù hợp.
9. UBND Thành phố Ban hành Đề án phát triển thương mại văn
minh, hiện đại trên địa bàn; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương mại
văn minh, hiện đại cấp Thành phố; trong đó xây dựng, ban hành Bộ tiêu
chí thương mại văn minh, hiện đại; bao gồm các tiêu chuẩn và bộ quy tắc
ứng xử trong hoạt động kinh doanh thương mại theo hướng văn minh,
hiện đại, với một số những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau:
(1) 80% quận, huyện, thị xã đạt tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại.
6
1.5.2. Sự cần thiết phải phát triển thương mại Hà Nội theo
hướng văn minh, hiện đại
Thứ nhất, do thực tiễn phát triển mới của thương mại Hà Nội.
Thứ hai, do sức ép phải đổi mới chính sách thương mại trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, là yêu cầu tự thân của việc phải nâng cao trình độ, khả
năng phục vụ khách hàng của các cơ sở thương mại.
Thứ tư, do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh,
hiện đại
- Yếu tố kinh tế;
- Yếu tố chính sách, pháp luật quản lý của nhà nước về thương mại;
- Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội;
- Các yếu tố khác.
1.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại theo
hướng văn minh, hiện đại
1.7.1. Kinh nghiệm của một số Thủ đô quốc tế về phát triển
thương mại theo hướng văn minh, hiện đại
1.7.1.1. Kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc:
Khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự
phát triển của các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại; Quy
hoạch phát triển các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại.
Để triển khai và quản lý tốt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại hiện đại, áp dụng một số biện pháp cơ bản gồm: Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật phân phối,
lưu thông hàng hóa và tiêu chuẩn có liên quan, tích cực quán triệt và
phổ biến một cách rộng rãi các tiêu chuẩn; Khuyến khích, hỗ trợ việc
mở rộng áp dụng và sử dụng các công nghệ, kỹ thuật, thiết bị tiên tiến
trong xây dựng và phát triển các cơ sở thương mại; Khuyến khích các
doanh nghiệp nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
7
thông tin trong quá trình kinh doanh, vận hành, khai thác các cơ sở
thương mại; Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Để phát triển loại hình tổ chức thương mại hiện đại, cho phép
các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối hàng hóa ở
trong nước. Các doanh nghiệp Bắc Kinh đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm về phương thức quản lý, kinh doanh mới gắn với một số loại
hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại; Khuyến khích hoạt động
mua lại, sáp nhập, các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu nhỏ,
hình thành nên các siêu thị lớn; Khuyến khích các doanh nghiệp vận
hành theo mô hình chuỗi siêu thị; Hạn chế đầu tư siêu thị trong khu vực
nội đô đã bảo hòa, đồng thời khuyến khích đầu tư vào những vùng chưa
có hoặc chưa phát triển, như các đô thị, khu dân cư tập trung mới hình
thành và xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa hiện đại; Chú
trọng điều chỉnh, nâng cấp, quy hoạch các hình thức bán lẻ truyền
thống, tăng cường cải tạo phố thương mại; Khuyến khích doanh nghiệp
hiện đại hóa hệ thống thông tin và áp dụng thương mại điện tử.
1.7.1.2. Kinh nghiệm của Thủ đô Băng Cốc - Thái Lan
Quy định các nhà phân phối nước ngoài chỉ được mở từng siêu
thị riêng lẻ, mà không được hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị
trường; Quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm
ngăn chặn tình trạng hạ giá để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng sức
mạnh thị trường để gây ép đối với nhà cung cấp. Thành lập Liên minh
bán lẻ để giúp các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước có
được sức mạnh tương đương với các siêu thị của nước ngoài; Coi trọng
việc hỗ trợ để doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trong nước có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động; Lồng ghép
quảng bá hệ thống thương mại, nhất là các siêu thị, đại siêu thị, trung
tâm thương mại, trong chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
1.7.1.3. Kinh nghiệm của Thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia:
Khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại và siêu thị tại
những thành phố lớn và quy định các trung tâm thương mại và siêu thị
20
3.3.6. Đồng bộ hóa điều kiện và năng lực thương mại điện tử:
Các cơ quan chức năng cần sớm điều chỉnh một số chính sách hiện
hành liên quan đến sự phát triển của TMĐT; cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ; tăng cường đầu tư cho TMĐT.
3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại văn minh, hiện đại:
Nâng cao năng lực của các nhà quản trị doanh nghiệp để từng bước
tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại. Thành
phố và các doanh nghiệp cần khuyến khích thu hút các nhà quản trị
kinh doanh trình độ cao trong và ngoài nước vào ngành thương mại.
3.3.8. Khuyến khích các tổ chức thương mại chủ động tự tái cấu
trúc và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại:
Thành phố tập trung vận động, khuyến khích, yêu cầu các tổ chức
thương mại chủ động tự tái cấu trúc và phát triển theo đúng Bộ tiêu chí
thương mại văn minh, hiện đại của Thành phố.
3.3.9. Các giải pháp khác
Thành phố cần có kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, sắp xếp lại và tiêu
chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, yêu cầu chất
lượng và văn hóa thương mại khác cho các cửa hàng, hộ gia đình hoạt
động kinh doanh thương mại trên các tuyến phố chuyên doanh; Hỗ trợ
phát triển các tổ chức, hiệp hội ngành kinh doanh thương mại hiện đại;
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam"...
KIẾN NGHỊ
I. Đối với Trung ương:
1. Chỉnh sửa Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 20/9/2004
của Bộ Thương mại (nay thuộc Bộ Công Thương) về việc Quy chế siêu
thị, trung tâm thương mại.
2. Hoàn thiện các văn bản quy định về hàng rào kỹ thuật và hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ; các văn bản liên quan đến
công tác quản lý thị trường.
19
(5) Xử lý đạt trên 95% số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
thương mại. Hành vi ứng xử không đẹp trong lĩnh vực thương mại bán
lẻ chỉ còn là cá biệt.
b.Về xét công nhận: Trên cơ sở bộ tiêu chí trên, Ủy ban nhân dân
Thành phố đề xuất Bộ Công thương đánh giá, công nhận Thành phố đã
đạt tiêu chuẩn thương mại văn minh, hiện đại và có những chính sách
hỗ trợ ngành thương mại Hà Nội phát triển trong thời gian tiếp theo.
3.3.3. Hoàn thiện quy hoạch và tạo quỹ đất phát triển thương mại
theo hướng văn minh, hiện đại
Tăng cường hiệu lực pháp lý và hiệu lực thực thi của các Đề án quy
hoạch thương mại, quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ
trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội, Uỷ ban nhân dân Thành phố cần quan tâm chỉ đạo
dành quỹ đất cho đầu tư phát triển hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại.
3.3.4. Khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ
thương mại theo hướng văn minh, hiện đại
Bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn
minh, hiện đại; Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, rà soát,
sắp xếp, cải tạo lại các tuyến phố cổ, tuyến phố thương mại, đảm bảo
các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống;
Thành phố áp dụng cơ chế thí điểm về đầu tư trong xây dựng mới
những tuyến phố thương mại hiện đại.
3.3.5. Kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm và tăng cường quản lý
thị trường
Kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc, chợ tạm, góp phần thúc đẩy hoạt động
của chợ chính do giảm được yếu tố cạnh tranh của các tụ điểm chợ cóc
vây xung quanh; đặc biệt phải lưu ý triển khai giải tỏa trước những tụ
điểm nằm trên đường quốc lộ, vỉa hè, lòng đường. Tiếp tục đẩy mạnh
công tác đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, kém chất
lượng và các hành vi gian lận thương mại.
8
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng tổng thể của từng vùng; Xem xét,
đánh giá sự cân bằng giữa các hình thức kinh doanh vừa và nhỏ, các
hậu quả có thể xảy ra đối với các hoạt động thương mại; Các dự án xây
dựng phải được báo cáo công bố rộng rãi, giải trình rõ ràng về những
tác động đến kinh tế và xã hội; Yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu
thị có diện tích trên 6.000m2 không được xây trong các khu trung tâm
đô thị và hạn chế số lượng hàng hóa bán ở trung tâm thương mại đối
với những sản phẩm mà các cửa hàng truyền thống khó có khả năng
cung cấp.
1.7.2. Một số bài học cho Hà Nội
1.7.2.1. Bài học thành công có thể vận dụng:
Một là, việc xác định quy hoạch và cấp phép xây dựng các loại
hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại cần được thể chế hóa thành
luật, văn bản pháp quy.
Hai là, phải quản lý tốt và linh hoạt, sáng tạo đối với quy hoạch
phát triển các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại.
Ba là, sử dụng đồng bộ các chính sách khuyến khích hỗ trợ của
Nhà nước và chính quyền địa phương cho phát triển thương mại văn
minh, hiện đại, tập trung vào 2 nhóm đối tượng: bảo vệ các nhà kinh
doanh nhỏ, khuyến khích liên doanh liên kết hình thành các tập đoàn
phân phối lớn.
Bốn là, sử dụng hài hòa các giải pháp trong hỗ trợ và quản lý
phát triển thương mại văn minh, hiện đại.
Năm là, đa dạng hoá nguồn lực cho phát triển thương mại văn
minh, hiện đại.
Sáu là, coi trọng phát triển thương mại điện tử.
1.7.2.2. Bài học chưa thành công cần tránh:
Thứ nhất, sự thất bại trong chính sách mở cửa quá mức.
Thứ hai, sự yếu kém và chậm trễ trong xây dựng và thực hiện
quy hoạch phát triển thương mại.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO
HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008-2013
2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - thương mại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.328,89 km2 . Năm 2013, tỷ
trọng của ngành công nghiệp 41,7%; nông nghiệp 4,9%; ngành dịch
vụ - thương mại 53,4%. Tỷ trọng của ngành thương mại giữ khá ổn
định, với mức trên dưới 11,18%-11,25% trong GRDP toàn Thành phố.
Tính theo giá hiện hành, năm 2013 ngành thương mại đóng góp 50.442
tỷ đồng. Giá trị tăng thêm của ngành thương mại Hà Nội đạt mức tăng
bình quân 20,31%/năm trong giai đoạn 2008 - 2013. Tổng sản phẩm
thương mại nội địa năm 2013 tăng gấp 2,5 lần so với 2008. Năm
2013, doanh thu ngành thương nghiệp Hà Nội đạt 1.290.000 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về lưu chuyển hàng hoá và dịch
vụ của Hà Nội những năm qua cho thấy các hoạt động thương mại trên
địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hoá đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng
theo hướng văn minh, hiện đại.
2.2. Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn
minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013
2.2.1. Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán lẻ
thành phố Hà Nội
2.2.1.1. Hệ thống thương mại truyền thống:
a. Hệ thống chợ:
Đến 31/12/2013, trên địa bàn Thành phố đã có 418 chợ với diện tích
1.699.377 m2, gồm có 13 chợ hạng 1; 68 chợ hạng 2; 309 chợ hạng 3 và
28 chợ chưa phân hạng; bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi
chợ phục vụ khoảng 17.224 người. Nhìn chung, số lượng chợ hiện nay
chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh và nhu
cầu mua sắm hàng hoá của dân cư, mới chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu
dùng thiết yếu hàng ngày.
18
Ủy ban nhân dân Thành phố và các quận, huyện, thị xã thành lập
Ban chỉ đạo xây dựng thương mại văn minh, hiện đại theo cấp của mình
(cấp Thành phố; Quận, huyện, thị xã). Trên cơ sở bộ tiêu chí trên, Ủy
ban nhân dân Thành phố có quyết định đánh giá thang điểm cho từng
tiêu chí, tổng số điểm của 8 tiêu chí là 100. Cơ sở kinh doanh thương
mại đăng ký thực hiện, đạt từ 95 điểm trở lên sẽ được xét đạt tiêu chuẩn
thương mại văn minh, hiện đại.
3.3.2.2. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với quận,
huyện, thị xã:
a. Tiêu chí: Quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt
tiêu chí văn minh, hiện đại khi đạt 3 tiêu chí:
(1) 90% cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chí văn minh,
hiện đại.
(2) Chợ: đạt chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
(3) Không tồn tại tụ điểm chợ cóc, chợ tạm trái phép.
b. Về xét công nhận: Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ
đạo xây dựng thương mại văn minh, hiện đại Thành phố. Trên cơ sở bộ
tiêu chí trên, Ủy ban nhân dân Thành phố có quyết định đánh giá thang
điểm cho từng tiêu chí, tổng số điểm của 3 tiêu chí là 100.
3.3.2.3. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với thành phố
Hà Nội:
a. Tiêu chí: Thương mại Thành phố Hà Nội đạt tiêu chí văn
minh, hiện đại khi đạt 5 tiêu chí:
(1) 80% quận, huyện, thị xã đạt văn minh, hiện đại.
(2) Thương mại điện tử: 95% website bán hàng trực tuyến đạt
chuẩn của Thành phố về đăng ký kinh doanh, chất lượng hàng hóa,
thanh toán an toàn, đảm bảo các dịch vụ liên quan.
(3) Tỷ trọng hàng hóa được phân phối qua mạng lưới loại hình tổ
chức thương mại văn minh, hiện đại đạt trên 60%.
(4) Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại (sở Công thương)
được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
17
thu hút nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển các loại hình tổ chức
thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn.
3.3.2. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí thương mại văn minh,
hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.2.1. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với cơ sở
kinh doanh thương mại:
a. Bộ tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại: gồm 8 tiêu chí.
(1) Quy hoạch: Cơ sở kinh doanh thương mại phải phù hợp các
quy hoạch của thành phố.
(2) Cơ sở vật chất cửa hàng: phải đạt chuẩn của Thành phố về vị
trí, quy mô, diện tích, kiến trúc tổng thể, trang trí mặt tiền, âm thanh,
ánh sáng, trang thiết bị, các công trình bổ trợ, hệ thống hậu cần.
(3) Hàng hóa: 100% hàng hóa đạt chuẩn của Thành phố về xuất xứ
nguồn hàng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, dán nhãn
hàng hóa, niêm yết giá bán.
(4) Phương thức bán hàng: đạt chuẩn của Thành phố về hình thức
bán hàng, phương tiện thanh toán.
(5) Phương thức phục vụ: phục vụ văn minh, lịch sự đạt chuẩn
theo “Bộ quy tắc ứng xử người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
(6) Lao động: 90% cán bộ, nhân viên kinh doanh của các loại
hình thương mại văn minh, hiện đại, 70% người bán hàng tại các cơ sở
kinh doanh theo hình thức thương mại truyền thống được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ theo chuẩn Thành phố. Nhân viên cửa hàng ứng xử
thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, mua bán hàng hóa.
(7) Môi trường: không có các hoạt động gây hại môi trường và
có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; chất thải, nước
thải được thu gom và xử lý theo quy định.
(8) An ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh được đảm bảo. Cơ sở
thương mại chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức kinh doanh.
b. Về xét công nhận:
10
Tuy nhiên, đến 31/12/2013, trên toàn thành phố vẫn còn tồn tại 187
tụ điểm chợ cóc, chợ tạm. Ủy ban nhân dân các quận, huyện đều đã có
kế hoạch giải tỏa những tụ điểm này nhưng công tác giải tỏa triệt để và
duy trì sau giải tỏa vẫn gặp nhiều khó khăn.
b. Hệ thống cơ sở thương mại cá thể (cửa hàng bán lẻ hộ gia đình):
Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 145.886 cơ sở kinh doanh
thương mại cá thể.
c. Hệ thống các kho hàng: Trên địa bàn thành phố có 07 kho ngoại
quan; 234 kho hàng lớn (diện tích từ 500m2 trở lên)
d. Hệ thống kinh doanh xăng dầu, gas: Trên địa bàn Thành phố có
661 cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và 483 cửa hàng bán lẻ
xăng dầu.
2.2.1.2. Hệ thống các loại hình thương mại hiện đại:
a. Hệ thống siêu thị:
Đến tháng 31/12/2013, trên địa bàn Hà Nội có 137 siêu thị đang
hoạt động, gồm 98 siêu thị tổng hợp, 39 siêu thị chuyên doanh (điện tử
điện máy: 19; thời trang: 5; chuyên doanh khác: 15), chiếm khoảng
19% số siêu thị của cả nước, bình quân 1 quận/huyện có khoảng 5 siêu
thị. Trong tổng số 101 siêu thị đã phân hạng, có 18 siêu thị hạng I, 35
siêu thị hạng II, 50 siêu thị hạng III; hiện còn 34 siêu thị chưa phân
hạng. Phân bố chung các siêu thị giữa các quận, huyện trên phạm vi
thành phố là không đều nhau, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành,
các quận có 116 siêu thị, các huyện, thị xã có 21 siêu thị.
b. Hệ thống trung tâm thương mại:
Trên địa bàn Hà Nội có 26 trung tâm thương mại, chiếm khoảng
15% số trung tâm thương mại của cả nước. Phân loại trung tâm thương
mại theo vốn đầu tư, gồm có: vốn tư nhân, khác: 20; có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài: 06; vốn đầu tư Nhà nước: 0. Trên địa bàn các quận có
22 trung tâm thương mại; các huyện có 4 trung tâm thương mại.
c. Hệ thống cửa hàng tiện lợi:
11
Trên địa bàn Hà Nội có 1.060 cửa hàng tiện lợi, bao gồm các cửa
hàng tiện lợi thuộc chuỗi bán lẻ và các cửa hàng tiện lợi độc lập, tập
trung chủ yếu ở các quận nội thành.
d. Hệ thống các cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa
hàng bán giá rẻ:
Trên địa bàn thành phố có 770 cửa hàng bách hóa. Ngoài ra, số lượng
cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bán giá rẻ còn rất khiêm tốn và bố trí rải
rác nên chỉ được Cục Thống kê Hà Nội, sở Công Thương thống kê vào
khu vực các hộ kinh doanh cá thể.
e. Thực trạng thương mại điện tử
Trên địa bàn Thành phố có 136.901 đơn vị có giao dịch thương mại
điện tử, trong đó: 21.904 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán
lẻ. Đã có tới 20,6% số doanh nghiệp của Thành phố có website để giới
thiệu về doanh nghiệp. Hà Nội có hơn 82.149.000 thuê bao điện thoại,
trong đó có 2.601.000 thuê bao điện thoại di động trả sau; có 3.255.000
thuê bao internet.
Đối với 136.901 đơn vị có giao dịch thương mại điện tử trên địa
bàn, trung bình 33% doanh thu của các doanh nghiệp là từ các đơn hàng
đặt mua qua mạng và các doanh nghiệp cũng dành 28% chi phí để mua
hàng qua kênh này.
f. Thực trạng cơ sở logicstic và vận tải hỗ trợ thương mại
Năm 2013, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn là 569.023
nghìn tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn là 47.752 triệu
tấn.km. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ logistics trên địa bàn
Hà Nội còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Chất lượng của
hệ thống này là không đều, có những nơi còn chưa đảm bảo về mặt kĩ
thuật. Các hoạt động còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa gắn kết thành
chuỗi các dịch vụ cung ứng.
2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ
thống thương mại bán lẻ
2.2.2.1. Hệ thống cơ sở và nhân lực khu vực doanh nghiệp thương mại:
16
chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết
vĩ mô của Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020 mạng lưới các loại hình
tổ chức thương mại văn minh, hiện đại của Hà Nội trở thành kênh bán
hàng hóa chủ yếu trên thị trường Thành phố; tốc độ lưu thông hàng hóa
được đẩy nhanh; giá cả và chất lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống
ổn định; các dịch vụ bán hàng được cung ứng ngày càng đa dạng, có
chất lượng và góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và
cải thiện môi trường; trình độ phát triển thị trường bán lẻ được cải thiện
rõ rệt, góp phần nâng cao nếp sống văn minh đô thị, mức sống và chất
lượng sống của người dân Thủ đô, xây dựng Hà Nội thành trung tâm
thương mại lớn của cả nước, có vị thế trong khu vực.
3.2.3. Phương hướng:
- Phát triển đa dạng các thành phần kinh doanh thương mại.
- Phát triển các loại hình thương mại phải đảm bảo cân đối giữa
thương mại truyền thống và hiện đại, tăng dần tỷ trọng bán hàng qua
mạng lưới các loại hình thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trong
tổng mức doanh thu bán lẻ.
- Quy hoạch mạng lưới thương mại phải khả thi, hiệu quả.
- Tăng cường năng lực hiệu quả trong công tác quản lý mạng lưới
thương mại của Thành phố.
- Hỗ trợ hiệp hội các doanh nghiệp thương mại Hà Nội hoạt động
hiệu quả.
3.3. Giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn
minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030
3.3.1. Nâng cao và thống nhất nhận thức, chỉ đạo phát triển
thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
Các cấp, các ngành chức năng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư
duy nhận thức phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện
đại. Từ đó có quan điểm đột phá hơn, đề ra và triển khai có hiệu quả
những cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ, tạo khả năng
15
trường đầy đủ, việc thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
năm 2015, việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ trong năm 2015
theo các cam kết đã ký khi gia nhập vào WTO, cùng với việc tiến hành
thực hiện các cam kết đa phương và song phương khác trong hiệp định
TPP ký kết với các nước... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
tiếp tục thúc đẩy thương mại Việt Nam và Hà Nội phát triển. Dự báo Thủ
đô Hà Nội sẽ ngày càng phát triển: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2016 - 2020 sẽ đạt khoảng 8,5 - 9%. GDP bình quân đầu người năm 2015
là 3.600USD; năm 2020 đạt trên 5.500USD; năm 2030 khoảng
11.000USD. Quy mô dân số: năm 2015 là 7,2 - 7,4 triệu người, năm
2020 là 7,9 - 8 triệu người; đến năm 2030 đạt khoảng 9,4 triệu người. Tỷ
lệ đô thị hóa: năm 2015 đạt 46 - 47%, năm 2020 đạt 54 - 55%.
3.2. Quan điểm và mục tiêu, phương hướng phát triển thương
mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
3.2.1. Quan điểm:
Thứ nhất, phát triển thương mại Hà Nội phù hợp với Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, Quy hoạch tổng thể phát
triển thương mại Hà Nội.
Thứ hai, phát triển đồng bộ các loại hình thương mại hiện đại gắn với
nâng cấp chất lượng thương mại truyền thống, phù hợp với điều kiện địa
phương và theo nguyên tắc thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế.
Thứ ba, kết hợp khuyến khích xã hội hóa đầu tư và tăng cường quản
lý nhà nước quá trình phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn
minh, hiện đại.
Thứ tư, phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
đồng thời gắn kết và thúc đẩy liên kết, hợp tác thương mại văn minh, hiện
đại với các địa phương trong Vùng và cả nước.
3.2.2. Mục tiêu:
Hà Nội cần tập trung xây dựng mạng lưới các loại hình tổ chức
thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội phát triển nhanh, cơ
cấu hợp lý, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và loại hình tổ
12
Năm 2013, Thành phố có 57.778 doanh nghiệp thương mại. Trong
đó, có 311 doanh nghiệp nhà nước, 56.485 doanh nghiệp ngoài nhà
nước và 982 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lao động trong
các doanh nghiệp thương nghiệp năm 2013 là 411.855 người. Trong cả
giai đoạn 2008-2013, lao động trong doanh nghiệp thương nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 51-58% trong tổng số lao động thương
nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn Thành phố.
2.2.2.2. Hệ thống cơ sở và nhân lực kinh doanh thương nghiệp, dịch
vụ cá thể:
Đến hết năm 2013, Thành phố có 145.886 cơ sở thương mại cá thể,
chủ yếu là các hộ bán lẻ không chuyên doanh. Lao động thương nghiệp
và dịch vụ cá thể trên toàn thành phố năm 2013 đạt 372.548 người.
2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại
Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
2.2.3.1. Thực trạng chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển và
quản lý thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
Thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong
những năm qua, Thành phố đã tích cực ban hành và tổ chức thực hiện
nhiều cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế nói chung và thương mại
văn minh, hiện đại nói riêng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thành
phố Hà Nội đã chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các
cam kết quốc tế, đổi mới sâu rộng cả về chất lượng và tầm nhìn trong việc
hoạch định chính sách, xây dựng thể chế. Nghiên cứu, loại bỏ các giấy
phép không còn cần thiết, giảm thiểu các thủ tục hành chính.
2.3.2. Thực trạng triển khai những cơ chế, chính sách nhằm thúc
đẩy phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại
Thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện những giải pháp cấp bách
nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh
xã hội và hỗ trợ xúc tiến thương mại. Cải cách thủ tục hành chính được
tiến hành đồng bộ các sở, ngành và quận, huyện. Tổ chức bộ máy quản lý
Nhà nước đối với khu vực thương mại tư nhân trên địa bàn Thành phố
13
được thực hiện phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý. Tích
cực triển khai công tác hỗ trợ mặt bằng và đầu tư các dự án phát triển
thương mại. Thành phố đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ
cho các doanh nghiệp đầu tư thương mại. Chú trọng công tác tư vấn
thuế và thanh tra, kiểm tra. Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại thông
qua các chương trình mục tiêu; công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh
các doanh nghiệp tiêu biểu và tổ chức hội nghề nghiệp.
2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển thương mại Hà Nội
theo hướng văn minh, hiện đại
Thương mại Hà Nội thời gian qua đã phát triển khá mạnh mẽ, đưa
Hà Nội thực sự trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước, đầu
mối giao lưu buôn bán trong nước và quốc tế.
2.3.1. Những kết quả đạt được: Các chế định pháp lý ngày càng
được hoàn chỉnh; Hoạt động thương mại trên địa bàn ngày càng đáp
ứng các tiêu chí phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế: Hệ thống chế định pháp lý về
thương mại văn minh, hiện đại chưa theo kịp với sự phát triển của nền
kinh tế, quá trình hội nhập; Loại hình thương mại hoạt động theo hướng
văn minh, hiện đại chưa đáp ứng mong đợi của người dân Thủ đô; Đa
số cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật theo quy định; Chủng loại, chất lượng hàng hoá và dịch vụ của
các loại hình thương mại văn minh, hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
sử dụng dịch vụ của người dân Thủ đô; Phương thức quản lý kinh
doanh của phần lớn các cửa hàng vẫn theo kiểu truyền thống và mang
đậm dấu ấn của một nền thương mại buôn bán nhỏ lẻ, thiếu chuyên
nghiệp, chưa theo được chuẩn mực quốc tế; Nguồn lực của thương mại
văn minh, hiện đại còn nhiều bất cập; Việc triển khai Quy hoạch hệ
thống các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại còn chậm,
chưa đồng bộ.
2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế:
14
a) Nguyên nhân thuộc về phía Nhà nước:
Thứ nhất, tư duy, nhận thức và quan điểm chung về vị trí, vai trò của
hoạt động thương mại trong nước đối với nền kinh tế quốc dân chưa
đầy đủ và sâu sắc.
Thứ hai, quản lý nhà nước về thị trường và thương mại chưa được
coi trọng.
Thứ ba, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, thương mại vẫn
chủ yếu là nền thương mại buôn bán nhỏ, năng suất thấp, chất lượng và
hiệu quả dịch vụ thấp.
Thứ tư, các cơ chế về tiếp cận vốn, đất đai cho các doanh nghiệp
muốn phát triển thương mại văn minh, hiện đại còn rất ít, thủ tục hành
chính vẫn còn phiền hà, mất thời gian và mất tính cơ hội kinh doanh.
b) Nguyên nhân thuộc về phía các chủ thể kinh doanh thương mại:
Thứ nhất, doanh nghiệp và người sản xuất thiếu kiến thức, kinh
nghiệm và khó thay đổi thói quen trong kinh doanh nên dẫn tới loại
hình thương mại hiện đại chậm phát triển và kém hiệu quả.
Thứ hai, nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của hệ thống kết
cấu hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại là sự phát triển của khu vực
doanh nghiệp hiện nay chưa tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu
giao dịch thương mại.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG
VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực có những
thay đổi nhanh chóng và tiếp tục diễn biến phức tạp, đan xen những
thuận lợi và khó khăn, bên cạnh xu thế cơ bản là hòa bình, hợp tác, phát
triển cũng xuất hiện nhiều thách thức mới gay gắt. Đó là bối cảnh Việt
Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
với việc tích cực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện một nền kinh tế thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_tom_tat_luan_an_8978.pdf