[Tóm tắt] Luận án Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX

Tóm lại, trong những thập niên ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX,Trương Tửu là cây bút văn xuôi có đóng góp đối với diện mạo hiện đại của nền Văn học Việt Nam. Những giá trị trong việc sáng tạo và cách tân của ông từ những tác phẩm văn xuôi đã mở ra cái nhìn mới đối với văn học đương thời. Sự nghiên cứu, đánh giá về Trương Tửu với những đóng góp cũng như những hạn chế của ông vẫn đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để tiến dần đến hoàn thiện. Chỉ ra vị trí văn xuôi Trương Tửu, chúng tôi góp phần vào việc đánh giá nhà văn trên tinh thần khách quan, công bằng về những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời có định hướng việc phát triển đề tài: Nghiên cứu Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu phê bình; Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi; Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu văn hóa để tìm ra mối liên hệ giữa ba phương diện được tổng hòa trong một cây bút; riêng đối với văn xuôi Trương Tửu việc nghiên cứu dựa trên khảo sát các mô hình cấu trúc để tìm ra những đặc trưng riêng về mặt thể loại, đi sâu hơn nữa vào việc xác định thể loại một cách chính xác cho văn xuôi Trương Tửu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các kiểu mô hình cấu trúc của Trương Tửu với sáng tác của các nhà văn cùng thời; vấn đề văn xuôi Trương Tửu trong góc nhìn văn hóa của người Việt.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THANH VÂN VĂN XUÔI TRƯƠNG TỬU TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỮU SƠN Phản biện 1: ......................................................... Phản biện 2: ......................................................... Phản biện 3: ......................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những năm đầu thế kỷ XX, sau những biến động lịch sử to lớn, xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nền văn học nước ta đã hình thành một lực lượng sáng tác đông đảo và tài năng, góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo văn học một cách rõ rệt từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trương Tửu là một trong những đại diện tiêu biểu của đội ngũ này. 1.2. Trương Tửu (1913 - 1999) là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam được nhiều người biết đến. Ông là một trong những nhà phê bình tiên phong đã đưa phê bình Việt Nam vào thời hiện đại. Trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi, Trương Tửu là một trong số những nhà văn của dòng văn học hiện thực phê phán. Sáng tác văn xuôi của Trương Tửu thể hiện rõ chủ đích đấu tranh xã hội, có tính tư tưởng thống nhất, mang đậm giá trị nhân văn. 1.3. Tuy nhiên, độc giả hiện nay còn ít biết đến những trang văn xuôi của Trương Tửu ra đời vào những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy cần phải triển khai nghiên cứu văn xuôi Trương Tửu một cách hệ thống để xác định rõ diện mạo và đóng góp của nhà văn trong lĩnh vực sáng tác đối với tiến trình văn học hiện đại của dân tộc và đối với đời sống văn hóa đương thời. 2 Với những lý do như vậy, hy vọng đề tài luận án "Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX" sẽ có được những khảo sát, nhận định, đánh giá mới về đối tượng nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những phương diện cơ bản trong văn xuôi Trương Tửu, đặt văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX để xác định những thành công và hạn chế (nếu có) của cây bút này, thấy được những đóng góp và vị trí của nhà văn trong nền văn học hiện đại của dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình văn hóa, văn học trong giai đoạn đầu thế kỷ XX với những giao lưu và tiếp biến văn hóa đã tác động tới ngòi bút văn xuôi của Trương Tửu; đi sâu phân tích, lý giải những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi của ông; từ đó, đánh giá vị trí, vai trò, đóng góp (và giới hạn) của nhà văn trong lĩnh vực sáng tác đối với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.. 3.2. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các truyện ngắn và tiểu thuyết của Trương Tửu được xuất bản từ năm 1937 đến năm 1942 (thuộc giai đoạn văn học từ đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 3 năm 1945). Các công trình nghiên cứu lý luận, phê bình văn học của nhà văn được sử dụng để tham khảo, so sánh, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng cơ bản trong luận án. Với phương pháp này chúng tôi đi từ việc khảo sát, phân tích các sáng tác của nhà văn trên từng phương diện từ đề tài, chủ đề, cảm hứng để từ đó tác giả luận án rút ra những nhận xét có tính tổng hợp, khái quát. Phương pháp hệ thống: Với phương pháp này, khi vận dụng chúng tôi thực hiện mục đích để phát hiện sự lặp lại nhiều lần của các phương diện khác nhau trong sáng tác văn xuôi của Trương Tửu. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đi đến khẳng định những đặc điểm mang tính ổn định trong quá trình sáng tác của nhà văn. Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê về các biện pháp nghệ thuật đã được nhà văn sử dụng trong khi sáng tác. Sau khi thống kê, phân loại có kết quả sẽ được hệ thống hóa và đặt vào nội dung nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Trong quá trình phân tích, tổng hợp chúng tôi tiến hành so sánh Trương Tửu với một số nhà văn để làm sáng tỏ vai trò của Trương Tửu đối với văn học Việt Nam 4 hiện đại, làm rõ vị trí của Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình khoa học đầu tiên tập trung nghiên cứu toàn bộ 13 tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu. Luận án đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về vị trí và đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi giai đoạn 1930 - 1945 và với tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Luận án góp phần soi sáng toàn diện, sâu sắc hơn bức chân dung văn học của Trương Tửu và diện mạo văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Kết quả của luận án có thể dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu về Trương Tửu và về văn học hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở văn hóa, văn học nửa đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện tác giả Trương Tửu. Chương 3: Hệ thống đề tài và cảm hứng sáng tác chủ đạo của nhà văn Trương Tửu. Chương 4: Một số phương diện nghệ thuật trong văn xuôi Trương Tửu. 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Trương Tửu 1.1.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trương Tửu ghi danh trong “làng văn” với tư cách là nhà phê bình và nhà tiểu thuyết. Theo khảo sát của chúng tôi, khởi nghiệp của ông từ địa hạt phê bình, bắt đầu bằng bài Triết lý Truyện Kiều đăng trên Đông Tây tuần báo khi mới 18 tuổi; sau đó là một loạt bài phê bình văn học Việt Nam đương đại hiện diện trên văn đàn. Phương pháp phê bình của Trương Tửu đã trở thành một “hiện tượng” trên diễn đàn văn học công khai đương thời, nhanh chóng thu hút công chúng độc giả, đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu - phê bình chuyên nghiệp; tiêu biểu là những nhận xét, đánh giá của Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh, tập trung vào phương pháp phê bình của Trương Tửu với cuốn Nguyễn Du và “Truyện Kiều” (bút danh Nguyễn Bách Khoa). Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu Trương Tửu chưa được thực hiện một các hệ thống và toàn diện. Các bài viết về Trương Tửu chủ yếu tập trung vào các tác phẩm phê bình văn học của ông. Nội dung các bài viết thể hiện trực cảm của người nghiên cứu nhiều hơn việc áp dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 6 Tác phẩm lý luận phê bình của Trương Tửu ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám không được đánh giá là đặc sắc nhưng thực tế đặt ra câu hỏi: Tại sao càng về sau tên tuổi, tác phẩm của Trương Tửu càng được đọc giả biết đến và trân trọng nhiều như vậy? Phải chăng chính sự ngay thẳng, bộc trực nhưng nghiêm túc trong công việc đã làm nên một Trương Tửu với những cống hiến không thể phủ nhận. 1.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Theo trình tự thời gian, hành trình nghiên cứu về Trương Tửu giai đoạn này trải qua hai chặng đường; có thể lấy năm 1975 làm điểm mốc phân chia hai chặng đường đó. Chặng đường trước năm 1975, giữa hai miền Nam - Bắc, việc nghiên cứu Trương Tửu cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở miền Bắc, nhìn chung, tình hình nghiên cứu Trương Tửu có nhiều diễn biến phức tạp, ý kiến đánh giá không đồng nhất, thuận chiều đối với các tác phẩm lý luận - phê bình văn học của ông. Khi tập sách Tương lai văn nghệ Việt Nam (1945) của Trương Tửu vừa ấn hành, nhà nghiên cứu Thanh Bình (Đặng Thai Mai) đã nêu ý kiến trên bán nguyệt san Tiên Phong của Hội Văn hóa Cứu quốc số 2, ra ngày 1/12/1945. Tiếp theo, trên bán nguyệt tạp san Tiên phong số 3 (16/12/1945) Thanh Bình tiếp tục tranh luận với Trương Tửu. Bên cạnh những ý kiến trái chiều, còn phải kể đến lời nhận xét của Lê Văn Siêu vào năm 1974 về con người và cung cách làm việc của Trương Tửu trong cuốn Về nhóm Hàn Thuyên và Nguyễn Đức Quỳnh. Qua đó cho thấy, Trương Tửu dù ở cương vị nào, làm công việc gì cũng luôn nghiêm túc và tự yêu cầu bản thân tuân thủ những nguyên tắc nhất định. 7 Ở miền Nam, văn nghiệp của Trương Tửu với bút danh Nguyễn Bách Khoa vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Nguyễn Văn Trung trong tập III của bộ Lược khảo văn học xuất bản năm 1968 đã đưa ra ý kiến nhận xét về văn phê bình của Trương Tửu. Nguyễn Văn Trung đồng tình với những khẳng định, đánh giá cao của Thanh Lãng đối với phê bình của Trương Tửu. Sang thời kỳ Đổi mới của đất nước, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, trong điều kiện mới của đất nước và của văn học, sự nghiệp của Trương Tửu được quan tâm trở lại, nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, tập hợp tư liệu về nhà văn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu tác phẩm của ông. Năm 1996, tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) được giới thiệu trong cuốn Nhà văn phê bình của Mộng Bình Sơn và Đào Đức Chương. Từ năm 2002 đến nay, với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhiều bộ sưu tầm, tuyển tập tác phẩm của Trương Tửu đã được xuất bản và việc nghiên cứu sự nghiệp của Trương Tửu không chỉ được xem xét lại mà còn được mở rộng và đi sâu hơn về nhiều phương diện. Năm 2002 Nguyễn Văn Luận đã đưa ra sự nhận diện và đánh giá về phương pháp nghiên cứu của Trương Tửu trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Bàn về cuốn “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” của Trương Tửu. Năm 2004, nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh với bài viết Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỷ XX (đăng trên tạp chí Hồn Việt, số 2) 8 đã chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong phương pháp phê bình của Trương Tửu qua các tác phẩm: “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”, “Văn chương Truyện Kiều”. Năm 2005, Mã Giang Lân trong cuốn “Những cuộc tranh luận văn học văn học nửa đầu thế kỷ XX” đã xem xét lại những ý kiến gay gắt của Đinh Gia Trinh, Hoài Thanh đối với Trương Tửu trước đây và tìm cách lý giải căn nguyên. Năm 2007, trong lời giới thiệu cuốn “Trương Tửu - tuyển tập nghiên cứu phê bình”, Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh đã chỉ ra các lĩnh vực khoa học phương Tây như thuyết chủng tộc - địa lý của Taine, học thuyết của Marx, phân tâm học Freud mà Trương Tửu đã tiếp thu, vận dụng khi phê bình các tác phẩm văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam. Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 95 năm sinh của Trương Tửu, một cuộc hội thảo về Nhà văn được được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong cuộc hội thảo này có rất nhiều bài viết về con người và sự nghiệp của Trương Tửu. Nguyễn Thị Bình có bài Con người và sự nghiệp Trương Tửu: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tham gia Hội thảo, Kiều Mai Sơn có bài Giáo sư Trương Tửu: Người đào tạo số mệnh của chính mình. Bài viết đã khẳng định Trương Tửu là “chiến sĩ tiên phong” luôn “giữ vững một niềm tin”. Phan Ngọc phát biểu Một vài điều ít được nhắc lại về nhà phê bình Trương Tửu. Tác giả đề cao con đường tự học và phương pháp dạy học của Trương Tửu. Nguyễn Đình Chú có bài tham luận “Đôi điều về cuốn sách 9 Tương lai văn nghệ Việt Nam”. Theo nhà nghiên cứu, đây có thể là công trình tâm huyết nhất của Trương Tửu, nhưng lại là tác phẩm đã phần nào gây tai nạn nghề nghiệp đối với tác giả. Tiếp tục đưa ra ý kiến đóng góp vào hội thảo, Lại Nguyên Ân có bài tham luận Cần tiếp cận nghiên cứu một cách bài bản đối với Trương Tửu như một tác gia và như một nhân vật văn hóa lịch sử. Tại cuộc Hội thảo về Trương Tửu, còn có nhiều bài viết và những lời phát biểu thể hiện tình cảm đối với ông: Kỉ niệm về cha tôi - Trương Quốc Tùng; Một người ấy đã ra đi - Phạm Xuân Nguyên; Kỉ niệm về thầy Trương Tửu - Nguyễn Văn Hoàn; Với thầy Trương Tửu - Ninh Viết Giao,. Nội dung các bài viết thể hiện tình cảm sâu đậm về hình ảnh về một con người yêu văn chương, yêu khoa học giàu nghị lực khiến nhiều người phải nể phục. Tiếp theo, năm 2009, Trần Thị Hoa có đề tài Đóng góp của Trương Tửu trong lĩnh vực nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX . Trong tháng 11 năm 2013, đã diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Trương Tửu tại Hội trường Hội nhà văn Việt Nam. Buổi lễ kỷ niệm diễn ra ấm cúng và có nhiều bài phát biểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Trương Tửu. Trong đó có phát biểu của nhà nghiên cứu Phong Lê, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hữu Sơn, Phan Mạnh Hùng. Tháng 12 năm 2013, Hội thảo “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi” Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn - Nhà nghiên cứu văn học 10 Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (1913 - 1999) đã được tổ chức tại Hội trường Thư viện Hà Nội. Hội thảo thu hút nhiều sự tham gia của các nhà khoa học đã và đang làm công tác nghiên cứu, thu hút nhiều sự quan tâm của báo giới truyền thông...Phát biểu khai mạc Hội thảo, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên có bài Trương Tửu là bách khoa. Trần Đình Sử với tham luận Nghĩ về phương pháp phê bình văn học của nhà văn Trương Tửu. Nguyễn Hữu Sơn tham gia hội thảo với bài tham luận Nhà văn Trương Tửu với nền văn nghệ cách mạng. Tham dự hội thảo, Lại Nguyên Ân với mong muốn tác phẩm của Trương Tửu ngày càng đến gần hơn với đọc giả, ông có bài “Trương Tửu viết về tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên”. Một bài tham luận khác của Nguyễn Thành tham gia hội thảo với tiêu đề Đặc điểm phê bình văn học của Trương Tửu. Mỗi công trình sau khi được phân tích, diễn giải, tác giả đều có lời kết luận. Tham gia hội thảo còn có những tham luận khác của Lê Hoài Nguyên với Trương Tửu trong những năm 1955 - 1958, của Lê Gia Linh với bài phát biểu xúc động Nhớ lại “Lớp vỡ lòng văn học” với thầy Trương Tửu, Kiều Mai Sơn với bài Nhà xuất bản Hàn Thuyên - Một hiện tượng độc đáo, của Nguyễn Cảnh Tuấn với Lần đầu gặp gỡ Giáo sư Nhà văn Trương Tửu. Như vậy, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quá trình nghiên cứu về nhà văn Trương Tửu không diễn tiến một chiều theo một đường thẳng thuận chiều, nhìn chung kết quả nghiên cứu ngày càng sâu rộng, toàn diện, khách quan, khoa học. 11 1.2. Tiếp nhận văn xuôi của Trương Tửu 1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Bàn về sáng tác văn xuôi của Trương Tửu, trước hết là những ý kiến nhận xét, đánh giá của những người đương thời. Trong Báo Mai, Sài Gòn, ra ngày 27/10/1938, Kiều Thanh Quế tìm hiểu và diễn giải thuyết Phân tâm học của S. Freud bằng tri thức nghiên cứu khoa học và đưa ra ý kiến khẳng định ý nghĩa xã hội tích cực của cuốn Thanh niên S.O.S. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) đã xếp tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu mở đầu cho mục “Tiểu thuyết xã hội”. Vũ Ngọc Phan khảo sát và đánh giá từng tác phẩm cụ thể của Trương Tửu. Năm 1944, Kiều Thanh Quế có bài: Nhân quyển vang bóng một thời tục bản trên Tạp chí Tri Tân (1941-1945). Đặc điểm văn phong Trương Tửu được Nguyễn Vỹ ngược dòng thời gian hồi tưởng về khiếu ngôn ngữ và lý luận, đồng thời Nguyễn Vỹ điểm lược các sáng tác của Trương Tửu. Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi văn xuôi Trương Tửu xuất hiện trên văn đàn, một số cây bút nghiên cứu phê bình đương thời đã trân trọng đón nhận, thẩm bình và giới thiệu với độc giả. Tuy nhiên, ý kiến của “người đương thời” đối với văn xuôi văn Trương Tửu chủ yếu là những nhận xét về tính khuynh hướng của tác phẩm hoặc những cảm nhận ban đầu về ưu - nhược điểm nổi bật ở từng tác phẩm và nhìn chung không có những ý kiến trái chiều dẫn đến những tranh luận gay gắt, căng thẳng trên diễn đàn văn học. Số lượng độc giả dành cho tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu trong những năm trước Cách mạng tháng Tám không lớn. 12 Trong thời điểm xã hội đương thời, không chỉ sáng tác của Trương Tửu, mà tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cũng cùng chung số phận. Bởi giữa lúc, trào lưu văn học lãng mạn nở rộ, công chúng đang chìm đắm trong những chuyện tình nồng thắm trên các trang tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn. Giữa lúc nhiều nhà văn sáng tác theo thị hiếu của độc giả thì trào lưu văn học hiện thực ra đời như một tất yếu phát triển của văn học Việt Nam. Trương Tửu là một trong số nhà văn thuộc trào lưu mới ra đời này, ông đã mạnh dạn đứng trên quan điểm riêng, và góp sức cho nền văn học Việt Nam một lối văn mới: phản ánh, lên án, tố cáo nhưng không quá gay gắt. Như vậy, đối tượng chú ý đến văn xuôi Trương Tửu không nhiều là điều dễ hiểu. 1.2.2. Từ năm 1945 đến nay Việc nghiên cứu sáng tác văn xuôi của ông gần như chững lại trong một thời gian dài. Vào khoảng những năm 1956 đến 1958, cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm ở miền Bắc diễn ra rất gay gắt và quyết liệt. Trước cái nhìn phiến diện, nặng về quy kết, định kiến của một số ý kiến có trọng lượng lúc bấy giờ đã buộc Trương Tửu phải buông bút trong sự nuối tiếc nghiệp văn chương. Theo tư liệu đã sưu tập được, chúng tôi nhận thấy, sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là vào những năm 1958 - 1960, sự quan tâm của dư luận công chúng tập trung vào các tác phẩm lý luận, phê bình văn học của Trương Tửu. Từ thập niên đầu thế kỷ XXI tới nay, văn xuôi Trương Tửu được quan tâm trở lại. Công việc sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu thu được những kết quả rõ rệt. 13 Năm 2001, có công trình Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XIX đến 1945.) Tiếp theo đó, văn xuôi Trương Tửu được tác giả Văn Tâm trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới - NXB Thế giới, H, 2004) giới thiệu. Năm 2009, Nguyễn Hữu Sơn có công trình Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi; trong đó có bài giới thiệu Văn xuôi Trương Tửu trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 2010, nhà nghiên cứu Phong Lê có một số ý kiến nhận xét về văn xuôi Trương Tửu. Năm 2010, Phạm Thị Mỹ trong đề tài nghiên cứu Đóng góp của Trương Tửu trong lĩnh vực sáng tác văn học đã tập trung phân tích một số phương diện nội dung và nghệ thuật tiêu biểu và trong văn xuôi trương Tửu. Trong không khí sôi nổi kỷ niệm 100 sinh của nhà văn Trương Tửu (1913 -2013), tác giả luận án đã tham gia buổi lễ kỷ niệm với bài Trương Tửu với những cống hiến không thể phủ nhận trong lĩnh vực văn xuôi hiện đại đầu thế kỷ XX. Trong buổi Hội thảo “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi ” Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn - Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (1913 - 1999), tại Hội trường Thư viện Hà Nội, tác giả luận án tham gia tham luận Quan điểm và cảm hứng sáng tác văn xuôi của nhà văn Trương Tửu nhằm mang đến hội thảo ý kiến bàn luận về vị trí sáng tác văn xuôi của Trương Tửu. Nhìn khái quát lại giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, hành trình nghiên cứu văn xuôi của Trương Tửu trên từng chặng đường có gia tốc khác nhau, song về cơ bản đã thu nhận được những kết quả có giá trị khoa học. Kết quả nghiên cứu trên quan điểm thống nhất trong vấn đề khẳng định vị trí của văn xuôi trong sự nghiệp văn chương của Trương Tửu, khẳng định mục đích và tâm huyết sáng 14 tác của nhà văn. Chúng tôi tiếp nhận từ công trình của những người đi trước nguồn tư liệu quý giá và những định hướng khoa học thiết thực để triển khai nghiên cứu đề tài luận án này. 1.3. Khái lược vị trí văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.3.1. Tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại Văn xuôi Việt Nam hiện đại gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Một giai đoạn với bối cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế hết sức phức tạp. Tiến trình văn học nói chung và tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng diễn ra như một tất yếu để phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống đang thay đổi từng giờ. 1.3.2. Vấn đề Trương Tửu trong tiến trình văn xuôi hiện đại Trương Tửu để lại một số lượng tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn với hơn một nghìn trang đủ cho thấy ông là nhà văn say sưa, tâm huyết. Mặc dù những tác phẩm của ông chưa đạt đến sự suất sắc, chưa đạt đến mức là những tác phẩm điển hình với nhân vật điển hình nhưng ngòi bút của Trương Tửu đã thể hiện tinh thần tranh đấu cao. Tiểu kết chương 1 Quá trình nghiên cứu về Trương Tửu được khởi đầu từ trước Cách mạng tháng Tám, khi những tác phẩm đầu tay của nhà văn vừa đến với độc giả. Đặc biệt, những năm gần đây, ý kiến nhận xét, đánh giá 15 và kết luận về sự nghiệp văn chương của Trương Tửu ngày càng khách quan, khoa học; những nhận định trái chiều về một số phương diện cũng dần đi đến thống nhất. Trong số những bài viết và những công trình nghiên cứu về văn xuôi Trương Tửu, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu 13 tác phẩm văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ thực tế đó, chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn đề tài này là cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần phục dựng và vinh danh chân dung một nhà văn có những đóng góp thiết thực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Ý kiến quý báu của các nhà nghiên cứu đi trước là những gợi mở quan trọng giúp chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài luận án này. Chương 2 CƠ SỞ VĂN HOÁ,VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ SỰ XUẤT HIỆN TÁC GIẢ TRƯƠNG TỬU 2.1. Đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với những giao lưu và tiếp biến văn hóa 2.1.1. Một xã hội mới với nhiều biến động trong những năm đầu thế kỉ XX Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, môi trường văn hóa tư tưởng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng, có sự giao lưu hai luồng văn hóa Đông - Tây. Những luồng tư tưởng mới, quan niệm mới về đạo đức, lối sống và văn chương, nghệ thuật qua giao lưu, tiếp xúc văn hóa đã thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam, tác động sâu sắc đến văn học đương thời. 16 2.1.2. Khung cảnh văn học Việt Nam trong sự giao lưu của văn hóa Đông - Tây Những năm đầu thế kỷ XX, do tác động trực tiếp và sâu sắc của hoàn cảnh xã hội, văn học Việt Nam đã vận động từ phạm trù văn học Trung đại, sử dụng song ngữ Hán - Nôm, chịu ảnh hưởng mô hình văn học Trung Quốc sang phạm trù văn học hiện đại sử dụng phương tiện chữ Quốc ngữ và hướng theo mô hình văn học phương Tây. 2.2. Tác giả, tác phẩm Trương Tửu trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại 2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp 2.2.2. Nhà văn - Nhà lý luận phê bình Trương Tửu với những đóng góp trong tiến trình văn học hiện đại Với vai trò là nhà văn, Trương Tửu là tác giả của mười ba tác phẩm văn xuôi đều được xuất bản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trương Tửu là một nhà phê bình văn học có lối tư duy và phong cách độc đáo. Ở lĩnh vực phê bình văn học, ông thuộc một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên ở Việt Nam theo quan điểm Mác-xit, ông đề cao phương pháp khoa học trong phê bình văn học. Tiểu kết Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá. Quá trình đổi mới và hiện đại hoá đó đã diễn ra dưới những ảnh hưởng của các trào lưu văn học, triết học phương Đông và phương Tây, nhất là sự ảnh hưởng của văn học Pháp. Văn xuôi Việt Nam hiện đại có thành tựu đỉnh cao nằm ở giai đoạn 1930-1945 và gắn với tên tuổi của những nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Kim Lân, Trương Tửu, Nguyên Hồng... Mỗi nhà văn một phong cách khiến cho văn xuôi trở nên phong phú với khả năng phát hiện, tái hiện đầy đủ, sâu sắc đời sống xã hội đương thời. 17 Chương 3 HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU 3.1. Đề tài 3.1.1. Đề tài tình yêu Tình yêu là một trong những đề tài nổi bật của văn xuôi Trương Tửu. Đề tài tình yêu còn được thể hiện khá linh hoạt, khai thác ở nhiều góc cạnh, nhiều chiều trong các tác phẩm văn xuôi của ông. 3.1.2. Đề tài tệ nạn xã hội trong hiện thực xã hội đô thị Việt Nam trước 1945 Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đầy những biến động phức tạp. Một trong những sản phẩm dù không muốn vẫn được sinh ra trong xã hội ấy là những hiện tượng trụy lạc của thanh niên, mà căn nguyên xô đẩy họ chính là xã hội. Không chỉ Trương Tửu quan tâm khai thác đề tài này mà còn có một số nhà văn nổi tiếng cùng thời như Nguyễn Công Hoan, và nhất là Vũ Trọng Phụng. 3.1.3. Đề tài lịch sử Viết về lịch sử trong văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX không chỉ có Trương Tửu. Ngược dòng thời gian ta thấy Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỷ XX. Đương thời các cây bút như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật cũng viết khá nhiều tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện "đầy đủ" các sự kiện và "nguyên mẫu" nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Trương Tửu lại có hướng đi riêng. 3.2 Hệ thống nhân vật - yếu tố quan trọng trong việc phát triển đề tài 3.2.1. Nhân vật tích cực Nhân vật tích cực trong văn xuôi Trương Tửu đã góp một phần không nhỏ thể hiện những dự đồ sáng tạo, mục đích sáng tác của nhà văn. 18 Qua nhân vật mà ông dụng công hoàn thiện khiến người đọc càng thêm hiểu và trân trọng hơn những điều mà nhà văn ấp ủ, kiếm tìm. 3.2.2. Nhân vật tiêu cực Nhân vật tiêu cực trong tác phẩm Trương Tửu đã khắc họa được phần nào sự đồi bại về đạo đức, nhân phẩm của con người trong xã hội bấy giờ. Đặc biệt Trương Tửu đã mạnh tay trong việc khắc họa nhân vật tiêu cực trở thành những kẻ tha hóa đáng bị lên án. Nhà văn có nét tương đồng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng khi xây dựng loại nhân vật này. 3.2.3. Một số nhân vật ảnh hưởng của phân tâm học Freud Dưới sự ảnh hưởng của phân tâm học, một số nhân vật trong tác phẩm của Trường Tửu được tái hiện qua đời sống tình dục, đó là những đam mê xác thịt, nó chi phối mọi hành vi, ý nghĩ. 3.3. Cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi Trương Tửu 3.3.1. Cảm hứng phê phán Thông qua tác phẩm, nhà văn không chỉ phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai, mà còn kín đáo phê phán những cổ hủ, lạc hậu của tư tưởng phong kiến khiến người phụ nữ trở thành nạn nhân trong xã hội ấy. Bằng cảm hứng phê phán ngòi bút của ông đã lên án mạnh mẽ những chủ trương chính sách của bọn thực dân và những tàn dư phong kiến còn sót lại khiến cuộc sống của con người trong xã hội đương thời luôn cảm thấy bị đè nén và bế tắc. 3.3.2. Cảm hứng bi kịch Nguồn cảm hứng bi kịch là niềm cảm thương day dứt, ám ảnh trong một số tác phẩm văn xuôi Trương Tửu. Cảm hứng bi kịch được thể hiện ở nhiều cấp độ với nhiều nhân vật. Ở điểm này,Trương Tửu 19 đồng quan điểm với Nam Cao cùng chung dụng ý là phản ánh, tố cáo xã hội và bộc lộ sự cảm thương trước số phận nghiệt ngã của con người. Tiểu kết Trương Tửu đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển văn xuôi ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Cùng xu hướng hiện thực với Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Vũ Trọng Phụng Trương Tửu đã thể hiện chân thực đời sống, xã hội đương thời qua đề tài và cảm hứng sáng tác trong những trang viết. Sáng tác văn xuôi của Trương Tửu với trên một nghìn trang dày dặn là minh chứng cho một cây bút trong làng văn xuôi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Chương 4 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI TRƯƠNG TỬU 4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua phương thức trần thuật 4.1.1. Phương thức trần thuật khách quan với những nhân vật tượng trưng Phương thức trần thuật khách quan là phương thức nghệ thuật mà người kể không can dự vào câu chuyện. Bằng phương thức trần thuật khách quan, nhà văn như một thư ký ghi lại toàn bộ những quan sát về lớp người mới trong xã hội thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới chính là nghệ thuật xây dựng về một thế hệ thanh niên trí thức trẻ tuổi đang cựa mình sống trong chế độ xã hội với nhiều đổi thay. 20 4.1.2. Phương thức trần thuật chủ quan với những nhân vật “tôi” Phương thức trần thuật chủ quan là phương thức trần thuật được tiến hành từ ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Đặc điểm của phương thức trần thuật chủ quan khi vai trò vừa là một nhân vật, vừa là người kể chuyện, người trần thuật sẽ kể lại những gì mà người ấy đã chứng kiến. Qua tìm hiểu, nghiên cứu có thể thấy trong những năm đầu thế kỷ XX, dòng văn xuôi hiện đại có số lượng khá nhiều về kiểu nhân vật xưng “tôi” vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện. Thực tế được chứng minh cùng với Trương Tửu còn có Nam Cao, Thạch Lam, Kim Lân đã sử dụng phương thức trần thuật chủ quan này. 4.2. Kết cấu văn xuôi Trương Tửu Nói đến kết cấu của tác phẩm văn học là người ta muốn nhắc tới toàn bộ những tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Trương Tửu sử dụng linh hoạt các kiểu kết cấu trong các sáng tác. 4.2.1. Kết cấu tâm lý Trương Tửu đã sử dụng lối kết cấu tâm lý trong một số sáng tác. Vận dụng lối kết cấu này, Trương Tửu góp phần vào thành công đáng kể khi viết về cuộc sống nghèo khổ của con người bình dân thành thị giai đoạn đầu thế kỷ XX. So với Nam Cao, ở điểm này Nam Cao nổi trội hơn Trương Tửu. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cùng thể hiện nỗi đau đớn, dằn vặt của nhân vật trong tâm trạng khi sử dụng kết cấu tâm lý nhưng mỗi nhà văn đều có thành công riêng. Trương Tửu không thể hiện sắc nét về hành động của nhân vật nhưng diễn biến tâm trạng mà tuyến nhân vật của ông biểu cảm sẽ khiến cho các thế hệ bạn đọc phải suy ngẫm dù ở bất kì thời đại nào. 21 4.2.2. Kết cấu có nội dung vào vấn đề trung tâm của câu chuyện Với lối văn đi thẳng vào vấn đề trung tâm của câu chuyện các tác phẩm văn xuôi Trương Tửu bao quát một hệ thống đề tài và phạm vi nội dung hiện thực rộng lớn. 4.2.3. Kết cấu lồng ghép hai nội dung vấn đề Khi Trương Tửu sử dụng kết cấu lồng ghép hai nội dung vấn đề đã tạo sức thuyết phục cho tác phẩm của ông. Với kiểu kết cấu này, nhà văn đã tạo nên một nội dung cho tác phẩm đồng thời thể hiện nội dung thứ hai phản ánh đời sống xã hội về tầng lớp trung lưu ở thành thị những năm đầu thế kỷ XX. Điều quan trọng hơn cả nhà văn đã lựa chọn đúng đắn phương thức kết cấu để thể hiện những suy ngẫm về nhân tình thế thái của người viết văn, của người trí thức luôn được tác giả đặt thành vấn đề để hướng tới cuộc đấu tranh cải biến xã hội. 4.3. Ngôn ngữ 4.3.1. Lời văn đối thoại Ngôn ngữ đối thoại cho người đọc những ấn tượng đầu tiên về nhân vật. Tính cách nhân vật, phẩm chất đạo đức hay bản chất của nhân vật đều phần nào thể hiện qua ngôn ngữ và cử chỉ. Mặc dù có những trang văn được viết theo lối gần như là lý luận, hùng biện nhưng đa số tác phẩm của Trương Tửu phong phú về lời đối thoại giữa các nhân vật. 4.3.2. Lời văn độc thoại Trong những tác phẩm văn học của Trương Tửu, độc thoại chiếm một dung lượng không nhỏ và có vai trò rất quan trọng khi thể hiện bản chất bên trong của nhân vật. Bởi khi đối thoại với chính mình, các nhân vật sẽ bộc lộ chân thực nhất điều họ nghĩ, quan điểm của mình. 22 4.3.3. Tiếng Pháp được Trương Tửu sử dụng trong các tác phẩm Qua sự ảnh hưởng văn hóa, văn học phương Tây nói chung và của Pháp nói riêng đã đưa đến cho văn học Việt một tinh thần mới với lớp từ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Có lẽ sự xuất hiện từ Pháp trong sáng tác là bằng chứng để thấy rằng nhà văn có ảnh hưởng rất lớn của văn hóa, văn học Pháp trong quá trình sáng tác. 4.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu 4.4.1. Vai trò của văn học dân gian Văn học dân gian có giá trị về nhiều mặt không chỉ bồi đắp tâm hồn cho con người Việt Nam mà còn khơi nguồn sáng tạo vô tận đối với nhiều tác giả, Trương Tửu không ngoại lệ. Sự sáng tạo mà Trương Tửu nắm bắt, vận dụng đưa vào tác phẩm đã tạo nên một phong cách văn độc đáo. 4.4.2. Mô típ, nhân vật trong cổ tích, sử thi được nhà văn vận dụng đưa vào văn xuôi dã sử Qua những tình tiết trong sáng tác, có thể thấy văn học dân gian đã đem lại sự sáng tạo cho nhà văn. Từ những môtíp, những khuôn mẫu về người anh hùng xuất chúng và kết thúc có hậu thường thấy trong cổ tích, sử thi đã được ngòi bút của Trương Tửu xây dựng thành tác phẩm hiện đại mang dấu ấn của những năm đầu thế kỷ XX. Tiểu kết chương 4 Về phương diện nghệ thuật Trương Tửu đã có những nét riêng thể hiện một phong cách văn xuôi trong nền văn học dân tộc đầu thế kỷ. Cùng với các nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Vũ Trong Phụng, Trương Tửu có một phong cách riêng độc đáo, không dễ lẫn với bất kì nhà văn nào cùng thời. Ông để lại dấu ấn là cây bút Hà Nội đa tài, thông minh và bản lĩnh. 23 KẾT LUẬN 1. Tấm gương soi chiếu, phản ánh trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là những trang văn xuôi của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố và nhất là gần đây, giới nghiên cứu đã và đang khẳng định sự đóng góp đầy ý nghĩa của giáo sư, nhà văn Trương Tửu. 2. Với trên một nghìn trang văn xuôi được viết trong thời gian năm năm từ 1937 đến 1942, Trương Tửu đã khẳng được một vị trí trong nền văn xuôi hiện đại đầu thế kỷ XX. Trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật đều cho thấy nhà văn đã có những đóng góp không nhỏ cho tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. 3. Những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta nở rộ lên những trang tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn với lời văn lãng mạn mang tính chủ quan nhưng không bao lâu các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng...xuất hiện. Họ là những nhà văn cùng chí hướng khi đặt vấn đề hướng ngòi bút vào việc tả thật về một giai đoạn xã hội. Những trang viết chân thật nhưng thấm đượm chất nhân văn đã tạo ra vườn hoa văn học giai đoạn 1930 – 1945 đầy hương sắc. 4. Trước trào lưu hiện đại hóa nền văn học đầu thế kỷ XX, Trương Tửu trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn học phương Tây cùng vốn văn hóa, văn học truyền thống dân tộc, đặc biệt phải kể đến vốn kiến thức tự học ông đã góp công sức vào việc cách tân thể loại văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Mặc dù sự tiến bộ của nền văn học nghệ thuật đã được minh định bằng chính thể loại, nhưng việc cách tân văn xuôi của Trương Tửu còn gắn liền với bối cảnh lịch sử văn học Việt Nam đang diễn ra 24 nhanh chóng trong quá trình hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, văn xuôi Trương Tửu cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như nhà văn chưa chỉ rõ căn nguyên sâu xa nỗi thống khổ của người dân lao động; Trương Tửu chưa lách sâu ngòi bút vào những mâu thuẫn giai cấp; trong sáng tác đôi chỗ nhà văn không tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan; nhân vật trong sáng tác của Trương Tửu chưa đạt đến độ điển hình như nhân vật của một số nhà văn cùng thời. 5. Tóm lại, trong những thập niên ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX,Trương Tửu là cây bút văn xuôi có đóng góp đối với diện mạo hiện đại của nền Văn học Việt Nam. Những giá trị trong việc sáng tạo và cách tân của ông từ những tác phẩm văn xuôi đã mở ra cái nhìn mới đối với văn học đương thời. Sự nghiên cứu, đánh giá về Trương Tửu với những đóng góp cũng như những hạn chế của ông vẫn đang và sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để tiến dần đến hoàn thiện. Chỉ ra vị trí văn xuôi Trương Tửu, chúng tôi góp phần vào việc đánh giá nhà văn trên tinh thần khách quan, công bằng về những đóng góp của ông đối với văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời có định hướng việc phát triển đề tài: Nghiên cứu Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu phê bình; Trương Tửu - Tuyển tập văn xuôi; Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu văn hóa để tìm ra mối liên hệ giữa ba phương diện được tổng hòa trong một cây bút; riêng đối với văn xuôi Trương Tửu việc nghiên cứu dựa trên khảo sát các mô hình cấu trúc để tìm ra những đặc trưng riêng về mặt thể loại, đi sâu hơn nữa vào việc xác định thể loại một cách chính xác cho văn xuôi Trương Tửu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các kiểu mô hình cấu trúc của Trương Tửu với sáng tác của các nhà văn cùng thời; vấn đề văn xuôi Trương Tửu trong góc nhìn văn hóa của người Việt. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), "Cảm hứng sáng tác của nhà văn Trương Tửu", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 359, tr. 86 - 91. 2. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), "Tiểu thuyết viết về lịch sử của Trương Tửu", Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 218, tr. 17- 22. 3. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), "Hệ thống vật trong văn xuôi trương Tửu", Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 224, tr. 23 - 27. 4. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), "Đề tài tình yêu trong văn xuôi Trương Tửu", Tạp chí Nhà văn, số 3, tr. 112 - 116. 5. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), Tiếp cận “Giá trị cơ bản chi phối đời sống nhân vật trong văn xuôi Trương Tửu” (Văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 30, tr. 21 - 23. 6. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), Một vài suy nghĩ về “Tệ nạn xã hội trong văn xuôi Trương Tửu những năm trước 1945” (Văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 32, tr. 24 - 26. 7. Nguyễn Thị Thanh Vân (2010), "Nhà văn Trương Tửu trong tiến trình Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX", Báo Yên Bái, ngày 27/9/2010, tr. 6-7. 8. Nguyễn Thị Thanh Vân (2011), "Đời và văn Trương Tửu", Báo Người Hà Nội, số 12, ngày 18/3/2011, tr. 15. 9. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), Trương Tửu với những cống hiến không thể phủ nhận trong lĩnh vực văn xuôi hiện đại đầu thế kỷ XX, Lễ Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Trương Tửu, Hội Nhà văn Việt Nam 10. Nguyễn Thị Thanh Vân (2013), Quan điểm và cảm hứng sáng tác văn xuôi của nhà văn Trương Tửu, Hội thảo “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi” Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn - Nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (1913 - 1999), Thư viện Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_xuoi_truong_tuu_trong_tien_trinh_van_hoc_viet_nam_dau_the_ky_xx_6989.pdf
Luận văn liên quan