Tóm tắt Luận án Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Việc làm cho người lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của mọi người lao động. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn qua các chương trình, dự án phát triển KT-XH. Các chương trình, dự án giải quyết việc làm và sự cố gắng của người lao động. Nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động ở nông thôn, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thật nghiệp và thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn đã giảm dần, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn đang là đòi hỏi bức thiết đối với nước CHDCND Lào nói chung, tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Tuy vậy, vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn di chuyển ra thành thị tìm việc làm và số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều, gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm đối với chính quyền các cấp. Trình độ tay nghề của người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn còn thấp, hoạt động dạy nghề còn nhiều hạn chế, yếu kém, nên chất lượng nguồn lực lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động theo yêu cầu, nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. Về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh. Vì vậy, sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó giải quyết một cách nhanh chóng. Để giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần phát huy tiềm năng và thế mạnh của toàn tỉnh, thực hiện đồng bộ bảy giải pháp mà luận án đã đề xuất đó là: Hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; Phát triển thị trường sức lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn; Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, và các chương trình mục tiêu quốc gia; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước. Những giải pháp trên đây vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt vừa có ảnh hưởng lâu dài trong giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiếp tục kiên trì tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au; trong đó có nhiều công trình khoa học đăng tải trên các báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn với những kết quả đáng trân trọng. Các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết việc làm cho người lao động; đánh giá thực trạng về giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam trong phạm vi cả nước và một số địa phương; nguyên nhân, phương hướng, các giải pháp khả thi về giải quyết việc làm cho người lao động. Từ những phân tích số liệu về thị trường sức lao động và các chính sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn tại các quốc gia và Việt Nam, các tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách trong việc hình thành một thị trường tín dụng cho lao động nông nghiệp của Việt Nam; phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ; thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nông thôn như là những động lực quan trọng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những kết quả đó có giá trị tham khảo nhất định nên tác giả luận án đã kế thừa và phát triển có chọn lọc quan điểm về việc làm; giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Ngoài những nghiên cứu về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam, những nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn của tình trạng việc làm, thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở CHDCND Lào cũng cung cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở Lào nói chung và tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Ở tỉnh Hủa Phăn trong thời gian gần đây, các nghiên cứu đã hướng vào phân tích thực tiễn và tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm trước sự tác động của 6 hội nhập quốc tế, đến vấn đề việc làm và những áp lực ngày càng gia tăng của việc làm đối với tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào. Những công trình đã bàn đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế phát triển, khoa học quản lý kinh tế, kinh tế chính trị Song chưa có công trình nào đánh giá một cách đầy đủ thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào. Do đó, tác giả luận án xác định đây là một hướng nghiên cứu mới, gắn liền với thực tiễn phát triển của địa phương. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1.1. Khái niệm việc làm, việc làm cho người lao động nông thôn 2.1.1.1. Khái niệm việc làm Từ các cách tiếp cận trên, tác giả luận án cho rằng: Việc làm là các hoạt động không bị pháp luật cấm mà người lao động tiến hành để được nhận tiền công, tiền lương hay thù lao lao động cho công việc đó, hoặc những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân, tạo ra thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc được trả công bằng hiện vật. Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện như sau: Một là, hoạt động đó phải tạo ra thu nhập cho người lao động và đem lại lợi ích cho gia đình hay cộng đồng. Điều kiện này chỉ rõ tính mục đích của việc làm. Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm, quan niệm này có cách nhìn về việc làm rộng rãi hơn và tạo khả năng hiện thực hơn về việc làm, cho đa số người lao động. Trái với những quan niệm cũ cho rằng, chỉ khi nào chen chân vào được các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước mới coi là có việc làm. Việc làm với tư cách là phạm trù của nền kinh tế thị trường hình thành trong bối cảnh: Một bộ phận dân cư có sức lao động song không thể lao động do thiếu các điều kiện cần thiết khác. Mục tiêu của việc làm là thu nhập. 7 2.1.1.2. Khái niệm việc làm, thu nhập cho người lao động nông thôn Việc làm và thu nhập là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau, hiểu theo đúng nghĩa của nó tức là người lao động có việc làm mà pháp luật không cấm thì ắt họ sẽ có thu nhập hợp pháp để nuôi sống bản thân và gia đình. Vì thế, nói đến việc làm cũng là nói đến thu nhập. Có việc làm không những người lao động có thu nhập cho bản thân và gia đình mà còn tạo ra một lượng của cải vật chất cho xã hội. Việc làm cho người lao động nông thôn phải đi kèm với mức thu nhập đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình hộ nông dân, đồng thời phải gắn liền với các vấn đề kinh tế, vĩ mô cần giải quyết cho quá trình tăng trưởng, theo xu hướng phát triển bền vững cho các địa phương ở CHDCND Lào. Tác giả luận án cho rằng, việc làm cho người lao động nông thôn là những hoạt động mà người lao động nông thôn có thể tiếp cận và sử dụng chúng để mang lại thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình. Nó bao gồm việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm của việc làm cho người lao động nông thôn Thứ nhất, việc làm cho người lao động nông thôn phần lớn gắn với sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, việc làm cho người lao động nông thôn thường là những việc làm giản đơn, ít đòi hỏi tay nghề cao, mang tính thủ công, tốn nhiều sức lao động. Thứ ba, việc làm cho lao động nông thôn rất phong phú và đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. 2.1.3. Vai trò của việc làm cho người lao động nông thôn Nhìn chung ở các nước Đang phát triển dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó việc làm cho người lao động nông thôn có vai trò rất quan trọng thể hiện trên khía cạnh sau: Một là, việc làm cho người lao động nông thôn góp phần tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hai là, việc làm cho người lao động nông thôn góp phần ổn định chính trị - xã hội Ba là, việc làm cho người lao động nông thôn góp phần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Bốn là, việc làm cho người lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. 2.2. YÊU CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.2.1. Những yêu cầu về việc làm cho người lao động nông thôn Vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn là một nhiệm vụ chiến lược trọng yếu luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Những năm gần đây, 8 Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, giải pháp. Trong đó, cụ thể và thiết thực nhất là: Các chính sách khuyến khích, tạo môi trường mới gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông thôn, phát triển nông thôn, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, triển khai thực hiện chương trình tăng cường công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm v.v... Do vậy, việc làm cho người lao động nông thôn cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2.2.1.1. Tăng lượng cầu lao động nông thôn Lượng cầu về lao động nông thôn là số lượng lao động mà các tổ chức kinh tế - xã hội có nhu cầu sử dụng và có khả năng chi trả tiền công, tiền lương để được quyền sử dụng sức lao động đó trong thời gian nhất định. 2.2.1.2. Nâng cao chất lượng cung lao động nông thôn Một tất yếu xảy ra là tại khu vực nông thôn khi tiến hành đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đặc biệt sau khi thu hồi đất sẽ tăng cung về lao động nông thôn. 2.2.1.3. Mở rộng các hình thức giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Vì việc làm cho lao động nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của bản thân người nông dân và góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của địa phương nên mở rộng các hình thức giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là một yêu cầu cấp thiết. Nó dựa trên các hình thức cơ bản như sau: Một là, thông qua đào tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm. Hai là, thông qua xuất khẩu lao động. Ba là, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Bốn là, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Năm là, thông qua sự phối hợp giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động nông thôn 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động nông thôn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có những nhân tố cơ bản như sau: Thứ nhất, ảnh hưởng của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ hai, ảnh hưởng của quy mô và cơ cấu dân số đến việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ ba, ảnh hưởng của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ tư, ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo đến việc làm cho người lao động nông thôn. 9 Thứ năm, ảnh hưởng của công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đến việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ sáu, ảnh hưởng của thị trường sức lao động đến việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ bảy, ảnh hưởng của sự phát triển của khoa học - công nghệ đến việc làm cho lao động nông thôn. Thứ tám, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đến việc làm cho người lao động nông thôn. 2.3. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM VÀ LÀO 2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo cho việc làm cho người lao động nông thôn của một số địa phương ở Việt Nam như: Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Những kinh nghiệm này là rất bổ ích, cho tỉnh Hủa Phăn cần nghiên cứu, sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh Hủa Phăn nói riêng và Lào nói chung. 2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo cho việc làm cho người lao động nông thôn của một số địa phương của CHDCND Lào như Kinh Nghiệm của tỉnh Luông Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Sa Văn Na Khệt. Những kinh nghiệm này là rất bổ ích, cho tỉnh Hủa Phăncần nghiên cứu, sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh Hủa Phăn nói riêng và Lào nói chung. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hủa Phăn về giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Thứ nhất, Nhà nước cần phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và những chính sách ở tầm vĩ mô để thực thi có hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ hai, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách toàn diện phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động làm cơ sở tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề; Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội nông thôn để tạo việc làm, khôi phục và 10 phát triển các ngành nghề truyền thống đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân. Phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng hoạt động của các trung tâm môi giới việc làm. Thứ tư, đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động trong quá trình phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ năm, đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn. Thứ sáu, sử dụng và quản lý tốt Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao động ở nông thôn. Xây dựng các đề án thành lập trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thanh niên nông thôn trong việc tìm kiếm, hỗ trợ, tư vấn pháp lý khi tham gia tìm việc làm trong các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc tham gia xuất khẩu lao động. Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN NƯỚCCỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2016 3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HỦA PHĂN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, về vị trí địa lý: Hủa Phăn là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào: Phía Bắc, Đông Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Việt Nam) phía Tây Nam giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Luông Phạ Bang. có diện tích tự nhiên là: 16.500 km2, độ cao 960 m so với mặt nước biển. Thị xã Sầm Nưa cách Thủ đô Viêng Chăn 600 Km theo Quốc lộ 43 và Quốc lộ 13. Thứ hai, về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng: Hủa Phăn là tỉnh miền núi phía bắc cho nên có độ ẩm lớn, có nhiệt độ đồng đều, nhận được nhiều ánh sáng mặt trời và ít bị ảnh hưởng từ thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, bão nhiệt độ bình quân trong năm 210c, số lượng trời nắng 9 tiếng 11 đồng hồ/ngày, số lượng nước mưa bình quân 1,437.5 mm/năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt như: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; trong giai đoạn này có mưa nhiều hơn là từ tháng 8-9, làm cho các địa phương bị lũ lụt. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, đặc điểm kinh tế. Sau 30 năm đổi mới, kinh tế nông thôn ở nước CHDCND Lào nói chung, ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng có sự chuyển dịch tích cực, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tăng quy mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Năm 2011-2012 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 63,80%, công nghiệp chiếm 14,86%, dịch vụ chiếm 21,34%. năm 2013 lên 761 USD/người/năm vào năm 2014-2015 đạt được 2,074 tỷ kíp bình quân đầu người từ 864 USD/người/năm. Giai đoạn từ năm 2015-2016 kinh tế tỉnh Hủa Phăn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8,20%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 3,85% chiếm 17,85%, của GDP; dịch vụ tăng 11,05% chiếm 37,80% của GDP và ngành nông nghiệp tăng 5,76% chiếm 44,36% của GDP, GDP bình quân đầu người theo thực tế từ 2015- 2016 đạt được 2.206,75 tỷ kíp, bình quân đầu người đạt được 919,66 USD/năm. Thứ hai, đặc điểm về kết cấu hạ tầng. Trong thời gian qua quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản đã có bước phát triển mới, tạo điều kiện thuận lợi trực tiếp và gián tiếp cho lưu thông và vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, toàn tỉnh cơ bản có đường giao thông đi lại tới các bản đến 100%. Trong thời gian vừa qua (2011- 2016) tỉnh đầu tư với tổng kinh phí 635,99 tỷ kíp tương đương trong đó vốn đầu tư trong nước 5.803,52 tỷ kíp, vốn đầu tư nước ngoài 31,49 tỷ kíp Thứ ba, đặc điểm về văn hóa, xã hội. Tỉnh Hủa Phăn có văn hóa truyền thống tốt đẹp của các bộ tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, các ban ngành quan tâm đến vấn đề phòng chống những văn hóa mê tín dị đoan làm thiệt hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của các bộ tộc và văn hóa cộng đồng. Thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các bộ tộc; trong 5 năm (2011- 2016) xây dựng bản văn hóa được 282 bản, có 25,683 hộ gia đình. Thứ tư, đặc điểm về y tế, giáo dục và đào tạo. Hiện nay tỉnh Hủa Phăn có 10 bệnh viện, cấp tỉnh 01 cấp huyện 09, có 395 giường và có 68 trạm y tế cấp khu vực, có 121 giường. Được xây dựng kiên cố, bác sĩ phục vụ tuyến cơ sở rất ít, đến nay mạng lưới y tế được mở rộng đến tận khu vực cùm bản, 100% trạm y tế được ngói hóa và cơ bản có 728 bác sĩ phục vụ, 12 cấp tỉnh có 227 bác sĩ, cấp huyện có 352 bác sĩ và cấp khu vực 149 bác sĩ. Tính bình quân 01 bác sĩ/250 người dân. Công tác chăm sóc, bảo vệ súc khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Trong những năm qua giáo dục ở tỉnh Hủa Phăn đã có những tiến bộ đáng kể; thực hiện cải cách và phát triển mạng lưới giáo dục ở khắp tỉnh và địa phương dựa trên 3 dự án của Bộ giáo dục - Thể thao Lào. Gần 100% số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã qua đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc gia; số trường học cũng đã tăng lên. 3.2. KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN 3.2.1. Tình hình lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn 3.2.1.1. Về quy mô lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Ở tỉnh Hủa Phăn năm 2011, số lao động toàn tỉnh là 143.128 người, đến 2015 số lao động tăng lên 186.659 người (tăng 43.531 người). Đây là một lợi thế rất lớn về lao động trong tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là thách thức để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. Như vậy, bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015, số người bước vào tuổi lao động của tỉnh Hủa Phăn là 8.760 người - 10.000 người. Dân số biến động cơ học ảnh hưởng không lớn đến quy mô lao động, nhưng chủ yếu biến động do tăng tự nhiên về dân số. Bảng 3.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị: Người Năm Nội dung 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Dân số trung bình 290.241 291.473 294.907 297.179 296.851 Lực lượng lao động 143.128 152.359 169.210 176.668 186.659 % Lực lượng lao động 49,31 52,27 57,37 59,44 62,87 Lực lượng LĐ nông thôn 137.252 132.722 134.848 129.401 128.534 % LLLĐ nông thôn/tổng số LL lao động 95,8 87,1 79,6 73,2 68,8 Nguồn: Niên giám thống kê Hủa Phăn năm 2015 Bảng thống kê trên cho thấy, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao tại khu vực nông thôn, năm 2011-2012 là 137.252 người, chiếm 95,8%, đến năm 2015-2016 tuy đã được chuyển đổi nhanh chóng nhưng lực lượng lao động nông thôn vẫn còn 128.534 người, chiếm 68,8% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh. 3.2.1.2. Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Luật Lao động của CHDCND Lào (2015), quy định giới hạn độ tuổi lao động với nam giới là 15- 60 tuổi tuổi, nữ là 15- 55-60 tuổi. Lực lượng lao động 13 nông thôn tỉnh Hủa Phăn năm 2014 có 129.401 người, chiếm 73,2% so với tổng số lực lượng trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động ở tỉnh Hủa Phăn nói chung, lực lượng lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn nói riêng phần lớn là lao động trẻ năm 2014 số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lượng lao động là 13,3%, số lao động có độ tuổi 25 đến 34 chiếm đến 29,8%. Đây là thế mạnh của lực lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn; vì lực lượng lao động này có nhiều ưu thế về sức khỏe, trình độ văn hóa, dễ dàng tiếp thu những kiến thức và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất hàng hóa và kinh doanh phát triển mạnh kinh tế ở khu vực nông thôn. Số người lao động ở độ tuổi 35 đến 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 31,2%. Lực lượng lao động nông thôn chủ yếu của tỉnh là lực lượng tạo ra của cải vật chất trong các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho cộng đồng dân cư trong tỉnh. Theo báo cáo của Ban tổng kết thực hiện phát triển tay nghề tìm việc làm năm 2016 có khoảng 3.754.294 lao động, chiếm 55,67%, dân số cả nước. Trong đó khu vực nông thôn 2.895.179 người, do đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 77,11% lực lượng lao động xã hội cả nước . 3.2.1.3. Chất lượng lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Trình độ dân trí của nhân dân phần lớn còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông. Sự phân công và ngành nghề chưa cụ thể, phương thức sản xuất còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Bảng 3.2: Nguồn lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010-2016 ở tỉnh Hủa Phăn Đơn vị: Người Tỷ trọng (%) Năm Nội dung 2010-2011 2015-2016 2010-2011 2015-2016 Lực lượng lao động 143.128 184.659 100,00 100,00 1. Lao động chưa qua đào tạo 117.601 121.621 82,16 65,86 2. Lao động có CMKT 25.527 63.038 17,83 43,13 Trong đó: - CNKT không có bằng 8.102 9.002 5,66 4,87 - CNKT có bằng 3.110 6.005 2,17 3,25 - Sơ cấp 3.107 12.015 2,17 6,50 - Trung cấp 5.106 16.004 4,2 8,66 - Cao đẳng, đại học trở lên 6.105 20.012 4,26 10,83 Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Tỉnh Hủa Phăn Tổng kết thực hiện kế hoạch học tập từ năm 2010-2016. 14 Từ số liệu ở trên cho thấy, lao động có sự chuyển dịch tích cực đã hình thành bước đầu lao động có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo làm việc ở một số ngành kỹ thuật, dịch vụ như: điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm ô tô, xe máy, điện, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, đặc biệt là bước đầu có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bản. Trong đó, đã có một bộ phận lao động được tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, phản ánh đúng và từng bước đáp ứng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Tuy đã có những chuyển biến tích cực ở chỗ số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng có tỷ lệ tăng lên, nhưng số lượng lao động có chuyên môn sơ cấp và công nhân kỹ thuật có bằng lại giảm xuống, là một cơ cấu bất hợp lý. Cơ cấu đào tạo người lao động của tỉnh đang trong tình trạng thầy nhiều hơn thợ. Đây là hạn chế cần khắc phục trong tương lai cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo, là một thách thức rất lớn đối với tỉnh Hủa Phăn. 3.2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và lao động có việc làm 3.2.2.1. Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm Quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và quy hoạch chỉnh trang đô thị trong quá trình đô thị hóa sẽ làm xuất hiện một bộ phận không nhỏ những người lao động diện thu hồi đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và mặt bằng sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp), mất việc làm hoặc buộc phải chuyển đổi việc làm. Những vấn đề trên đây đã cản trở nhóm dân cư này trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển đổi việc làm mới, biến họ trở thành những người thất nghiệp. Bảng 3.3: Tình hình thiếu việc làm của lực lượng lao động giai đoạn 2012- 2016 ở tỉnh Hủa Phăn Đơn vị: Người Tiêu chí 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Dân số trung bình 291.473 294.907 297.179 296.851 Lực lượng lao động 152.359 169.210 176.668 186.659 Lực lượng lao động có việc làm 139.868 155.157 156.232 169.128 Lực lượng lao động thiếu việc làm 12,491 14,053 20.436 17.531 Tỷ lệ thất nghiệp % 8,21 8,30 11,56 9,39 Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Hủa Phăn (2015). Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2012-2013 là 8,21%, tăng lên 11,56% giai đoạn 2014-2015 nhưng có xu hướng giảm mạnh vào năm 2015- 2016 là 9,39%. 15 3.2.2.2. Tình hình lao động có việc làm và thu nhập Thứ nhất, tình hình lao động có việc làm Trong thời gian qua, vấn đề việc làm ở tỉnh Hủa Phăn có nhiều chuyển biến tích cực. Hủa Phăn là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên lớn nhưng dân số lại ít. Do đó, lực lượng lao động trong toàn tỉnh cũng ít hơn nhiều so với các tỉnh khác của Lào. Giai đoạn 2010-2011, lực lượng lao động nông thôn là 137.252 người, chiếm 95,8% lực lượng lao động cả nước. Đến giai đoạn 2015-2016 là 128.534 người, chiếm 68,8% Có thể nhận thấy, lực lượng lao động nông thôn tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của tỉnh. Lực lượng lao động ở tỉnh Hủa Phăn nói chung, lực lương người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Giai đoạn 2015-2016, tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi bổ sung vào lực lượng lao động chung của tỉnh là 13,3%, tỷ lệ lao động lao động có độ tuổi 25 đến 34 bổ sung vào lực lượng lao động 29,8% . Với nguồn lao động trẻ dồi dào, tỉnh Hủa Phăn đang có lợi thế lớn để để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn. Nguồn lao động trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất của tỉnh. Bảng 3.4: Số lao động được tạo việc làm theo ngành và tỷ lệ lao động được tạo việc làm Đơn vị tính: người, % Năm Ngành 2013-204 2014-2015 2015-2016 I. Số lao động được tạo việc làm (lao động) 1.448 2.032 2.297 - Nông - lâm - ngư nghiệp 403 733 839 - Công nghiệp 175 277 288 - Dịch vụ 774 1.022 1.170 II. Phần trăm lao động được tạo việc làm (%) 100 100 100 - Nông - lâm - ngư nghiệp 27,8 36,07 36,81 - Công nghiệp 12,08 13,36 12,53 - Dịch vụ 32,73 50,29 50,93 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn Qua bảng 3.8 cho thấy, tỷ trọng số lao động được tạo việc làm giữa các năm có sự biến đổi tăng giảm giữa các ngành trong kinh nền kinh tế. Từ khi có chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và các chương trình khuyến nông, khuyến ngư. Chính sách mở rộng các khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư, đã thu hút không ít số lao động vào làm việc. Đây là lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh, lực lượng tạo ra của cải vật chất trong các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông 16 nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho cộng đồng dân cư trong tỉnh. Thứ hai, tình hình thu nhập. Trong thời gian qua, nhờ có chính sách đổi mới, đời sống của nhân dân nói chung và người lao động nông thôn nói riêng đã thật sự có những tiến bộ đáng kể, song còn thấp xa so với yêu cầu để phát triển, nhất là đối với người lao động ở nông thôn. Nhìn chung thu nhập người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thu nhập của người lao động nông thôn thấp nhưng nguyên nhân đáng để nói là thu nhập chính từ nghề nông ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn vấn còn chiếm tỉ trọng lớn, tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất phát triển ngành nghề diễn ra quá chậm. Trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn nông thôn có tới 80% số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp, còn tỉ lệ hộ có thu nhập từ ngành nghề chỉ đạt ở mức thấp 20%. Theo Báo cáo của Tổng Cục thống kê Lào, hiện nay bình quân thu nhập trên đầu người nói chung của Lào ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (đạt khoảng 1.803 USD/năm, tương đương với 39,9 triệu đồng); trong đó, thu nhập bình quân trên đầu người của lao động nông thôn chỉ đạt khoảng 1.124 USD/năm, tương đương với 24,728 triệu đồng/năm. Đối với tỉnh Hủa Phăn, lao động nông thôn chiếm khoảng 80% tổng số lao động, trong đó thu nhập của lao động nông thôn chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bảng 3.5: Bình quân thu nhập của lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn trong những năm gần đây Đơn vị tính: triệu đồng/năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm Thu nhập Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số thu nhập bình quân 22,519 100 24,423 100 24,728 100 Từ hoạt động nông nghiệp 18,541 82,35 20,019 81,97 19,769 79,94 Từ hoạt động phi nông nghiệp 3,978 17,65 4,404 18,03 4,959 20,06 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn, năm 5015 Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, đa số thu nhập của lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm khoảng 80%), thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 20%. Trong những năm gần đây, tỉ lệ thu nhập của lao động nông thôn ở hai khu vẹc này tuy có sự biến chuyển theo hướng tăng dần tỉ lệ thu nhập của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, giảm dần tỉ lệ thu nhập từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng su hướng này biến đổi còn chậm. Điều này phản ánh thực trạng là nền nông 17 nghiệp của tỉnh Hủa Phăn còn chậm phát triển, sản xuất hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp chưa thực sự được đẩy mạnh nên thu nhập của người lao động nông thôn còn thấp, dựa chủ yếu vào các haotj động sản xuất nông nghiệp truyền thống. 3.2.3. Thực trạng các hình thức giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Hủa Phăn nói riêng đều quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn bởi đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn. 3.2.3.1. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề Tỉnh đã chú trọng quan tâm đến việc đào tạo nghề cho thanh niên và nhân dân các bộ tộc. Toàn tỉnh hiện có 1 trường bổ túc, có 3 trung tâm dạy nghề và có 2 trường đại học, với số lượng học viên và giảng viên ngày càng tăng lên. Đây là nơi tạo điều kiện cho thanh niên, cán bộ và nhân dân các bộ tộc được tiếp cận kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề để phục vụ vào việc sản xuất và đời sống hàng ngày. Tạo việc làm cho 700 người, giới thiệu việc làm cho trên 800 người, trong đó 400 người được giới thiệu làm việc ở trong nước, 380 người giới thiệu đi nước ngoài. Giai đoạn 2015-2016 tỉnh đã chú trọng việc đào tạo nghề, bồi dưỡng tập huấn nghề nghiệp cho 1.035 người, trong đó nữ 615 người, nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt gần 34%, sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 60%. Đi đôi với việc tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học nghề và giải quyết việc làm, Tỉnh đã tăng cường chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 3.2.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia Trong thời gian vừa qua, tỉnh Hủa Phăn đã tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo lồng ghép với việc phát triển nông thôn cũng như việc xây dựng bản và cụm bản phát triển. Tập trung đầu tư kinh phí và bố trí cán bộ với các công trình, dự án có liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo như xây dựng bản văn hóa, bản 3 sạch, bản phổ cập giáo dục cơ bản năm 2010 cung cấp vốn hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi và đầu tư kinh doanh cho 49 bản, với tổng kinh phí 3,79 tỷ kíp đến nay đã thu lãi suất được 430 triệu kíp. Kết quả 5 năm thực hiện (2010-2015), có 100 dự án với tổng chi phí 103,74 tỷ kíp, trong đó vốn đầu tư trong nước 69,58 tỷ kíp, vốn đầu tư nước ngoài 34,16 tỷ kíp: vốn trợ giúp từ tỉnh Sơn La và Công ty 705 của Việt Nam có 4 dự án với vốn đầu tư 1,8 tỷ kíp; đầu tư vào việc ổn định cư trú và xây dựng cơ sở có 4 dự án với vốn đầu tư 9,54 tỷ kíp; đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có 18 23 dự án với vốn đầu tư 11,44 tỷ kíp và đầu tư vào 3 cụm phát triển có 69 dự án với vốn đầu tư 80,96 tỷ kíp (trong đó vốn đầu tư trong nước 60% bằng 48,58 tỷ kíp, vốn đầu tư của Nhà nước Việt Nam 40% bằng 32,38 tỷ kíp). Nhờ sự quan tâm đầu tư rất lớn đó đã làm cho kết cấu hạ tầng nông thôn vùng sâu, vùng khó khăn có sự thay đổi tích cực, đời sống của nhân dân các bộ tộc ngày càng được cải thiện, tình hình chính trị ổn định, xã hội ngày càng công bằng hơn. 3.2.3.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua xuất khẩu lao động Công tác xuất khẩu lao động bước đầu được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng hơn, chú trọng nhiều hơn đến những thị trường ổn định, có thu nhập khá cao. Tổ chức kinh tế tham gia tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng được mở rộng hơn, nhiều đơn vị có năng lực đã tạo thuận lợi trong quá trình giáo dục định hướng cũng như bảo lãnh hợp đồng cho người lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động. Có thể nói công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Hủa Phăn đã đạt được những kết quả khích lệ. Từ năm 2010 đến 2015 đã có 1.707 lao động được xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 1.086 lao động nông thôn. 3.2.4. Đánh giá chung việc làm cho người lao động nông thông ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 3.2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Thứ nhất, về những kết quả đạt được: Một là, công tác đào tạo nghề và mở rộng các hình thức sản xuất kinh doanh được quan tâm và triển khai thực hiện khá hiệu quả. Hai là, đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn đây là tiền đề tích cực để tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Phát huy tối đa các điều kiện, thế mạnh cũng như tiềm năng để phát triển kinh tế nhất là kinh tế thương mại - dịch vụ. Ba là, công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn được đặt dưới sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội. Bốn là, thành lập được các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề của tỉnh. Với nhiều mô hình đào tạo nghề, đồng thời chương trình đào tạo gắn nhu cầu xã hội, gắn với bố trí và sử dụng lao động. Do đó đầu ra của chương trình đào tạo đều có địa chỉ làm việc cho người lao động ở nông thôn và đem lại hiệu quả cao trong mỗi mô hình đào tạo. Thứ hai, về nguyên nhân của những kết quả đạt được: Nguyên nhân chủ yếu của thành công nêu trên là do sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế - xã hội. Coi người lao động là trung tâm của sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, 19 tỉnh Hủa Phăn đã vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả các chủ trương chính sách trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, số lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt. 3.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, những hạn chế: Số lượng lao động ở nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn đã có việc làm còn thấp so với nhu cầu việc làm của lao động ở nông thôn. Tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao. Cơ cấu lao động ở nông thôn của tỉnh còn mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Số người không có việc làm ở tỉnh Hủa Phăn hầu hết là lao động phổ thông, năm 2015 số người thiếu việc làm 1.162 người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh. Chất lượng lao động ở nông thôn của tỉnh Hủa Phăn còn nhiều bất cập. Lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa được đào tạo đủ trình độ quy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu. Thứ hai, về nguyên nhân của những hạn chế: Một là, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn còn nhiều hạn chế nên trình độ dân trí, trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động nông thôn của tỉnh còn khá thấp so với các địa phương khác; Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong dạy nghề, học nghề việc làm chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của công tác dạy nghề; Ba là, nền nông nghiệp ở tỉnh Hủa Phăn vẫn là một nền nông nghiệp thuần nông, nhiều nơi còn độc canh cây lúa, kinh tế dịch vụ chưa phát triển, những ngành nghề truyền thống chưa được quan tâm khôi phục và phát triển; Bốn là, Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ gây áp lực rất lớn cho giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn mất đất sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện để chuyển sang ngành nghề khác; 3.2.5. Những vấn đề đặt ra về thực trạng việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 3.2.5.1. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Trước yêu cầu phát triển của tình hình mới, trong những năm qua kinh tế tỉnh Hủa Phăn đã có bước phát triển đáng ghi nhân như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc chuyển dịch 20 cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm, chưa phát triển được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, năng suất trong sản xuất nông nghiệp thấp và còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Nguyên nhân chính là trình độ của người lao động ở nông thôn còn thấp. 3.2.5.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của khu vực này. Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH là tiền đề quan trọng để phá vỡ những quan hệ KT-XH chật hẹp trong các bản và cụm bản phát triển tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa cụm bản này với cụm bản khác, giữa nông thôn với thành thị. 3.2.5.3. Các thành phần kinh tế chưa phát huy hết tiềm năng và chưa đóng góp tích cực trong tạo việc làm cho người lao động nông thôn Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đẩy mạnh CNH, HĐH, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo thêm việc làm mới ở nông thôn. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 4.1. MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN 4.1.1. Một số dự báo về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn 4.1.1.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn Phấn đấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 4.297,56 tỷ kíp, tỷ lệ tăng bình quân 10%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng15%, công nghiệp tăng 11,47% và dịch vụ tăng 12,06% so với năm 2015. Như vậy tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh đã giảm từ 63,18% hiện nay xuống còn 56,54% vào năm 2025. Để cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: ngành nông nghiệp chiếm 28%, ngành công nghiệp chiếm 32% và ngành dịch vụ chiếm 40%. Phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đạt 12,80 triệu kíp/người/ năm hoặc bằng 1.625 USD. 21 4.1.1.2. Dự báo nhu cầu việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Trên cơ sở khảo sát sơ bộ về lao động, việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở các vùng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ nay đến năm 2025, Sở lao động và phúc lợi xã hội dự báo sẽ ảnh hưởng đến việc làm 1.000 lao động nông nghiệp mỗi năm, trong đó có khoảng 600-700 lao động nông nghiệp mất việc làm do mất đất sản xuất. Mặt khác, mỗi năm có khoảng 1.000 - 2.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động, trong đó có khoảng 74,7% là lao động nông nghiệp. Do đó mỗi năm đòi hỏi tỉnh Hủa Phăn phải giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 - 5.000 lao động. Trong khi đó mỗi năm tỉnh chỉ mới giải quyết được 3.186 người. 4.1.2. Một số quan điểm cơ bản giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn Một là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và sự nỗ lực cao của mỗi người lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn phải tạo được sự nhận thức và hành động thống nhất, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và sự nỗ lực cao của mỗi người lao động. Đặc biệt là trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc giải quyết việc làm, trong đó đặc biệt là cấp huyện. Bởi vì huyện là cấp trực tiếp, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý cấp bản và cụm bản một cách toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hai là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu hàng đầu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh đến năm 2025. Đồng thời có cơ chế khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp và đa dạng hóa phương thức giải quyết việc làm phù hợp cho người lao động ở nông thôn. Ba là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn phải trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; chủ động, tích cực thực hiện liên doanh, liên kết kinh tế giữa các địa phương với các công ty nước ngoài, nhất là tiềm năng, lợi thế về lao động và du lịch sinh thái, dụ lịch tâm linh. Chú trọng thu hút đầu tư đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó đặc biệt chú ý đến lĩnh vực du lịch làng nghề. Bốn là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, thực 22 hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn phải gắn chặt và thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, để tạo ra môi trường, nguồn lực cần thiết mở rộng quy mô việc làm và các điều kiện liên quan đến ổn định việc làm. Năm là, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho người lao động. Chú trọng sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động; kết hợp giáo dục - đào tạo, dạy nghề tại chỗ với tăng cường liên kết, đưa đi đào tạo bồi dưỡng, dạy nghề ở các trường trong tỉnh, trong khu vực và trong nước. Đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với cơ cấu lại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Phải luôn xem công tác đào tạo nghề là nhân tố quyết định đến quá trình chuyển đổi nghề. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về giải quyết việc làm Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn. Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy tỉnh đã quan tâm, có chủ trương, chính sách đúng thể hiện sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, chính sách của Đảng và Chính phủ thì vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn có hiệu quả. Ngược lại, nơi nào không quan tâm, thiếu những giải pháp tổ chức thực hiện thì bộc lộ nhiều sai lầm, thiếu sót. 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Hệ thống chích sách việc làm cho người lao động ở nông thôn là một bộ phận hữu cơ của chích sách KT-XH. Nó không thể được thực hiện một cách tách rời khỏi chích sách cơ cấu và đầu tư, chính sách thu nhập, chính sách cán bộ và các chính sách trong lĩnh vực quan hệ lao động. Đồng thời chính sách việc làm phải có những ảnh hưởng tích cực đến con đường phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo vững chắc mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 4.2.3. Phát triển thị trường sức lao động cho lao động nông thôn phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Hủa Phăn trước hết cần quan tâm đến giảm cung lao động đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động. Chất lượng nguồn nhân lực lao động là nội dung rất rộng, bao gồm trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, những thay đổi về kỹ thuật - 23 công nghệ, kỷ luật làm việc, tình trạng sức khỏe... Các biện pháp cần áp dụng để giảm cung lao động mang tính dài hạn, phải thực hiện lâu dài và đồng bộ. 4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hủa Phăn đến năm 2025, tỉnh cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo định hướng tập trung các nguồn lực với chính sách phù hợp, phát huy được nội lực trong dân để đầu tư xây dựng kinh tế - xã hội một cách toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển có hiệu quả, bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo các Bản trong tỉnh sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 4.2.5. Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh Để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, trong thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như: phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để tạo nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động là hướng đi quan trọng để tăng cầu về lao động, phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh. 4.2.6. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động nông thôn Trước hết cần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn bằng nhiều hình thức, và biện pháp thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như các chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, và các trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Mỗi trung tâm phấn đấu trở thành một mắt xích quan trọng trong thị trường sức lao động (thu nhập, phân tích, xử lý thông tin lao động chính xác, kịp thời). Gắn các trung tâm đó với các doanh nghiệp dưới dạng ký kết hợp đồng về số lượng và chất lượng lao động. 4.2.7. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia Làm tốt công tác thẩm định kế hoạch dự án, lựa chọn dự án có tính khả thi cho vay vốn ưu đãi, đảm bảo các hộ nghèo, khó khăn được vay vốn. Đặc biệt ưu tiên cho vay vốn ưu đãi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoạt động trên các lĩnh vực thủ công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản dịch vụ, phát triển trang trại, chế biến thức ăn gia súc phục vụ các trang trại chăn nuôi tập trung, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn. 24 KẾT LUẬN Việc làm cho người lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của mọi người lao động. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn qua các chương trình, dự án phát triển KT-XH. Các chương trình, dự án giải quyết việc làm và sự cố gắng của người lao động. Nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động ở nông thôn, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thật nghiệp và thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn đã giảm dần, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn đang là đòi hỏi bức thiết đối với nước CHDCND Lào nói chung, tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Tuy vậy, vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn di chuyển ra thành thị tìm việc làm và số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều, gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm đối với chính quyền các cấp. Trình độ tay nghề của người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn còn thấp, hoạt động dạy nghề còn nhiều hạn chế, yếu kém, nên chất lượng nguồn lực lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động theo yêu cầu, nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. Về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh. Vì vậy, sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó giải quyết một cách nhanh chóng. Để giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần phát huy tiềm năng và thế mạnh của toàn tỉnh, thực hiện đồng bộ bảy giải pháp mà luận án đã đề xuất đó là: Hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; Phát triển thị trường sức lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn; Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, và các chương trình mục tiêu quốc gia; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước. Những giải pháp trên đây vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt vừa có ảnh hưởng lâu dài trong giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiếp tục kiên trì tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (20), tr.57-61. 2. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở Lào hiện nay (qua thực tế tỉnh Hủa Phăn)", tại trang lyluanchinhtri.vn, ngày 28/11. 3. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Phát triển lao động tay nghề và việc làm ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Lý luận Chính trị và Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (4), tr.42-46.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_viec_lam_cho_nguoi_lao_dong_nong_thon_o_tinh.pdf
Luận văn liên quan