Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan
hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt
buộc, đặc biệt là các cơ quan bảo hiểm xã hội, các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác
giảng dạy, nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất cứ ai có quan tâm đến các chế
độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng.
14 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3515 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----o0o-----
NGUYỄN THỊ THUÝ
B¶O HIÓM X· HéI B¾T BUéC TRONG LUËT B¶O HIÓM X· HéI Vµ
THùC TIÔN THI HµNH TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thuý
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chương 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
1.1.1. Quan niệm bảo hiểm xã hội .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quan niệm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark
not defined.
1.1.3. Vai trò pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
1.2. Nguyên tắc pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
1.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
1.3.1. Đối tượng áp dụng ............................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark
not defined.
1.3.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
1.3.4. Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
2.1.1.Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark
not defined.
2.1.2. Về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộcError! Bookmark not
defined.
2.1.3. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.4. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc..
2.2.Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
thành phố Hà Nội ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Những kết quả đã đạt được ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nguyên nhân của tình tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã
hội ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Thực tiễn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội
bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội .... Error! Bookmark not defined.
Chương 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
bắt buộc ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và các
vấn đề đặt ra ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm xã
hội bắt buộc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng .... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
TNLĐ, BNN Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm và ngày
càng trở thành một công cụ hữu hiệu, một khâu không thể thiếu, một bộ phận hợp
thành hệ thống An sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước
ta luôn xác định chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng, có tính nhân
văn sâu sắc, nhằm đảm bảo tốt hơn đời sống người lao động, góp phần tích cực vào
việc ổn định, an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật bảo hiểm xã hội ở nước ta trong việc
điều chỉnh quan hệ bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao
động, mở rộng hơn nữa các loại hình bảo hiểm xã hội. Theo đó, mở rộng hơn nữa
phạm vi tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và tăng cường
vai trò của Nhà nước trong quản lý về lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Sau gần 7 năm triển khai Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn
Luật Bảo hiểm xã hội, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội đã đi vào
cuộc sống, từng bước mở rộng đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội,
phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
và người sử dụng lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu an sinh xã hội
của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách, chế độ về bảo
hiểm xã hội cũng bộc lộ không ít các điểm bất hợp lý thể hiện trong bản thân nội
dung quy định của chính sách, chế độ và việc tổ chức thực thi các quy định này
trong các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử
tuất của bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hạn chế này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, tạo ra sự thiếu
công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Chế tài xử phạt các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội chưa đủ mạnh nên mức tuân thủ còn thấp, tình
trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn còn phổ biến gây ảnh hưởng trực
tiếp tới quyền lợi của người lao động và hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ; quỹ
hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Một số bất cập nêu trên đòi
hỏi cần phải đánh giá một cách đầy đủ hơn chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, từ
đó chỉ ra những quy định phù hợp, những vướng mắc trong thực tế thực hiện cần
được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đáp ứng với các yêu cầu thực tế xã hội. Vì lý
do đó, tác giả chọn đề tài: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội
và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ Luật
học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu.
Thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp
lý nói riêng ở nước ta hướng sự quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề triển khai thực
hiện các quy định trong Luật bảo hiểm xã hội. Ở phạm vi và mức độ khác nhau đã
có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến pháp luật bảo hiểm xã hội bắt
buộc nói chung và từng chế độ nói riêng, điển hình như:
* Đề tài nghiên cứu:
- Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Hoàn thiện về pháp luật BHXH ở Việt Nam,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Vụ Bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ
bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
* Luận án tiến sỹ:
- Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
– Lý luận và thực tiễn, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học, Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
- Lê Thị Hoài Thu (2002), Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội
* Luận văn thạc sỹ:
- Bùi Văn Giang (1997), Pháp luật bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm Lan Hương (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực
tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
* Một số bài viết đăng trên tạp chí như:
- Ts. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiến áp
dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 10/2009.
- TS. Bùi Thị Lâm Hà ( 2012), “Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam – Những
khó khăn, vướng mắc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 6/2012.
- Hồ Thị Kim Ngân ( 2014), “Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ
BHXH ngắn hạn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 4/2014
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần tạo
ra những cơ sở lý luận và chỉ ra được những vấn đề thực tiễn cho việc hoàn thiện
pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy vậy, các công trình này khi nghiên cứu
còn tản mạn, hoặc nếu viết về pháp luật bảo hiểm xã hội chưa làm rõ thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một địa
phương cụ thể. Do vậy, Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng rõ thêm những
vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc và tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội
bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về
bảo hiểm xã hội bắt buộc, các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thi hành
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần
hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo
hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên
những nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc để
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về lĩnh vực
này.
- Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt
buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện tại thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về phạm vi nghiên cứu, bên cạnh các quy định của pháp luật hiện hành, luận
văn có dẫn chiếu đến pháp luật của một số nước trên thế giới về lĩnh vực bảo hiểm
xã hội để gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lê
nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp
nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, logic, thống kêcũng được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan
hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt
buộc, đặc biệt là các cơ quan bảo hiểm xã hội, các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác
giảng dạy, nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất cứ ai có quan tâm đến các chế
độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia
thành 3 chương như sau:
Chương 1 - Khái quát chung về pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chương 2 - Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn
thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3 - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội
bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
References.
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
– Lý luận và thực tiễn, tr.15, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học,
TrườngĐại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
2. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.3, Hà Nội.
3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.3, Hà Nội.
4. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr.4, Hà Nội.
5. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, tr. 4,Hà Nội.
6. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (2013), Số liệu báo cáo công tác thu
BHXH của BHXH thành phố Hà Nội, tr.1, Hà Nội.
7. BHXH trên toàn thế giới, ILO-1999 và 2006, tr.6
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện
BHXH, tr. 2, Hà Nội.
9. Mai Đức Chính (2014), “Một số ý kiến và phương án cải cách bảo hiểm
hưu trí từ quan điểm đại diện người lao động”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ
02 tháng 01/2014, tr.13
10. Phạm Duy Đỉnh (2010), “Nhìn lại 15 năm công tác thu BHXH”, Tạp chí
Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 06/2010, tr.18
11. TS. Phạm Thị Định (2013), “An sinh xã hội và xu hướng phát triển trên thế
giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, tháng 10/2013, tr. 20
12. TS. Bùi Thị Lâm Hà (2012), “Chế độ tai nạn lao động ở Việt Nam – Những
khó khăn, vướng mắc”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01 tháng 6/2012, tr.
19.
13. Bùi Đức Hiên (2011), “Một số bất cập trong thi hành phát luật về BHTN”,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số (20), tháng 4/2011, tr. 22.
14. ThS. Mai Thị Hường (2014), “Quản lý đầu tư quỹ BHXH ở Trung Quốc và
Chilê”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, Tháng 4/2014, tr. 23-25.
15. Hồ Thị Kim Ngân (2014), “Một số vướng mắc khi thực hiện các chế độ
BHXH ngắn hạn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 4/2014, tr. 22.
16. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 13.
17. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 14.
18. TS. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật BHXH từ quy định đến thực tiến áp
dụng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 02, Tháng 10/2009, tr. 13.
19. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình Bảo hiểm, tr.113, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
20. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểm xã hội
(2010), tr.38, NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội.
21. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2009), Giáo trình Quản trị BHXH, tr.
180, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
22. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, tr.
52, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
23. Trường Đại học Lao động –Xã hội (2010), Giáo trình BHXH, tr.49, Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 399, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 400, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật ASXH, tr. 401, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội
27. Trường Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình luật lao độngViệt
Nam, tr. 312,313, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr.351,352, Tập (1), NXB Tư pháp, Hà Nội.
29. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr.408, Tập (1), NXB Tư pháp, Hà Nội.
30. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 329, NXB Tư pháp, Hà Nội.
31. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 432-439, NXB Tư pháp, Hà Nội.
32. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 358-366, NXB Tư pháp, Hà Nội.
33. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 360,361, NXB Tư pháp, Hà Nội.
34. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 361, NXB Tư pháp, Hà Nội.
35. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005), Pháp luật BHXH của
một số nước trên thế giới, tr. 365, NXB Tư pháp, Hà Nội.
36. Vụ Bảo hiểm xã hội (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ
BHXH bắt buộc giai đoạn đến 2020, tr.13, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
II. Tiếng Anh
37. “Social Securty” – ILO Geneve, 1992.
III.Website
38.
17633#ixzz3DIfLKqyC.
39. ThS Diệp Thành Nguyên, “Bảo hiểm xã hội” http: //sites.google.com /site/
dtnguyen9/88136-Chương-10-Bao-hiem-xa-hoi-Ths-Di.
40. www.baohiemxahoi.gov.vn/newdetail/ansinh_xahoi/30123/hoanthien-phap-
luat-bhxh-la-tuan-thu-muc-tieu-an-sinh-xa-hoi-toan-dan.htm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004817_4796.pdf