Tóm tắt Luận văn Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - Từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung

1. Phạm nhân là con người được sinh ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. 2. Chế độ XHCN của ta không thể coi người thi hành án phạt tù là loại bỏ đi, là cặn bã xã hội và phải khẳng định rằng họ vốn là công dân của một Nhà nước, của một chế độ và rằng Nhà nước Việt Nam 3. Đối với phạm nhân, ngoài những quyền mà pháp luật không tước bỏ hoặc bị hạn chế, pháp luật Việt Nam cũng cần phải cụ thể hoá, quy định rõ ràng để người tù có cơ hội được hưởng theo các nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc pháp chế XHCN mà pháp luật đã quy định. 4. Phải quán triệt quan điểm trừng trị và giáo dục hài hoà, đảm bảo không giảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người thi hành án phạt tù. 5. Để đảo bảo quyền và nghĩa vụ của người thi hành hình phạt tù cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo các bộ, nâng cao kiến thức sư phạm, tâm lý cho cán bộ giáo dục, quản giáo, những cán bộ quản lý trực tiếp quản lý phạm nhân 6. Đề nghị các Bộ, ban, ngành chức năng, tổ chức xã hội, chính quyền các cấp quan tâm, phối hợp cùng Tổng cục VIII - Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cải tạo phạm nhân.

pdf25 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - Từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN DŨNG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN - TỪ THỰC TIỄN CÁC TRẠI GIAM KHU VỰC MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: . Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: - Đường - Quận - TP Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân năm 1789 của nước Pháp là dấu mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền con người và quyền công dân, đặc biệt đã khẳng định quyền tự nhiên của con người và việc thực hiện quyền đó trên thực tế. Trong lịch sử phát triển của quyền con người thì nước Mỹ lại được coi là quốc gia trên thế giới đã hiến định quyền con người. Tuy nhiên, sự phát triển thực sự của quá trình lập pháp về con người hiện đại chỉ được bắt đầu từ thế kỷ XIX. Quyền con người mang tính phổ quát, thuộc về bản chất và bất kỳ ai sinh ra đều có các quyền đó thì khái niệm quyền công dân lại gắn với một quốc gia cụ thể, gắn với trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình. Như vậy, quyền công dân là tập hợp các quyền và nghĩa vụ của một người khi người đó là thành viên của một cộng đồng mang tính chính trị, xã hội - một quốc gia; được gắn với một chế định pháp lý cụ thể, đó là: quốc tịch - những quyền mà chỉ khi có quốc tịch của một quốc gia, con người mới có quyền thụ hưởng. Ở Việt Nam, vấn đề giải phóng con người, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và đây cũng là nguyên tắc được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 (sửa đổi). Các bản Hiến pháp này đều ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, công dân bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, việc bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và toàn thể nhân dân. Trên thực tế, có nhiều cơ chế cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền con người, quyền công dân như thông qua Tòa án, các hình thức pháp lý hành chính, các tổ chức xã hội tự quản trong các đơn vị dân cư truyền thống ở Việt Nam, v.v Việt Nam đang ngày càng quan hệ gắn bó hơn với thế giới văn minh, trong đó bảo vệ quyền con người là một trong những vấn 2 đề nền tảng để có được sự tôn trọng quốc gia và giúp tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế. Là một thành viên của Liên hợp quốc, nhà nước Việt Nam đã tham gia vào nhiều văn kiện quốc tế để đảm bảo các quyền con người được thừa nhận và bảo vệ, như Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982), Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982). Đáng chú ý là vào ngày 7 tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá (Công ước chống tra tấn 1984). Như vậy là chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Luật thi hành án hình sự của Việt Nam có hiệu lực, Công ước chống tra tấn được ký sẽ tạo thêm những cơ sở pháp lý bảo đảm cho quyền của phạm nhân. Tuy nhiên trên thực tế việc bảo đảm quyền của phạm nhân trong nhiều trại giam của Việt Nam vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm. Thực hiện các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự, nhất là thực hiện các quy phạm pháp luật thi hành án phạt tù đảm bảo quyền con người đang đứng trước những khó khăn nhất định: tình hình người phải chấp hành án phạt tù ngày càng tăng, hệ thống trại giam đang quá tải, cơ sở vật chất nhiều trại giam bị xuống cấp. Hơn nữa, khi nói đến hình phạt tù và phạm nhân, xã hội thường có tâm lý xa lánh, kỳ thị và xem hành động trừng phạt họ là đương nhiên. Thế nhưng con người càng văn minh thì càng nhận thức được quyền lợi của mình, không chỉ quyền cho người sống bình thường, lương thiện mà còn quyền cho những phạm nhân. Phạm nhân cũng phải được tôn trọng phẩm giá, phải được đối xử như một con người. Hành vi phạm tội của họ đến đâu thì họ bị ở tù, bị mất tự do đến đó, không ai được phép tra tấn, bỏ đói, nhục mạ họ. Chính vì vậy, yêu cầu của xã hội đối với hoạt động thi hành án phạt tù ngày càng cao. Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân, trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân, các quy định pháp luật về quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam còn bộc lộ những yếu kém, 3 bật cập; thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất; quy định về quyền công dân của phạm nhân còn nằm ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật; nội dung điều chỉnh còn chung chung, chưa hoàn toàn phù hợp; các quy định về quản lý phạm nhân của các trại giam còn phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất và gò bó cứng nhắc, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng trại giam; một số chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng về quyền công dân của phạm nhân chưa được thể chế hóa thành pháp luật; nhiều vấn đề phát sinh mới trong quá trình quản lý phạm nhân chưa được pháp luật điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Những thiếu sót đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam không được bảo đảm, có lúc có nơi quyền công dân của phạm nhân bị vi phạm nghiêm trọng. Để tạo được một hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam trên toàn quốc có sự đổi mới cơ bản, có nguyên tắc, định hướng và mục đích pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải được giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung” là yêu cầu khách quan và tất yếu, cấp thiết cả về lý luận, pháp lý và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến đề tài “Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung”, đã có nhiều công trình khoa học được công bố, tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau về vấn đề. Có thể phân thành các nhóm chính sau: 4 Nhóm thứ nhất: bao gồm các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bảo vệ, bảo đảm quyền công dân trong lĩnh vực thi hành án phạt tù. Trong đó, đáng chú ý như: Sách chuyên khảo về “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006. Cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm pháp luật thi hành án hình sự; chí rõ đặc điểm pháp luật thi hành án hình sự; xác định nội dung và vai trò pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, cuốn sách phân tích thực trạng pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng này. Sách chuyên khảo về “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam” của TS.Vũ Trọng Hách, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006. Dưới góc tiếp cận Hành chính - Tư pháp, cuốn sách đã xây dựng hệ thống lý thuyết về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam từ 2010 đến 2006, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Sách chuyên khảo về “Một số vấn đề thi hành án hình sự” của tác giả Trần Quang Tiệp, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, năm 2002. Cuốn sách đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thi hành án hình sự; trên cơ sở phân tích thực trạng thi hành án hình sự ở Việt Nam, cuốn sách đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và giá trị tham khảo. Sách chuyên khảo về “Bình luận khoa học Thi hành án phạt tù từ thực tiễn đến khoa học giáo dục” của PGS.TS Nguyễn Hữu Duyện, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2010. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam, cuốn sách đã phân 5 tích, nhận xét, đánh giá và rút ra những giá trị giáo dục thông qua thực tiễn thi hành án phạt tù. “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 trong đó với tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần đây, nhất là vấn đề đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Các tác giả đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người và đưa vấn đề này vào từng chương và dành hẳn một chương đề cập đến những vấn đề có tính khái quát về quyền con người, đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Giáo trình có phạm vi rộng, phong phú, kết cấu hợp lý hơn các giáo trình trước đó. Nhóm thứ hai: bao gồm các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bảo đảm quyền công dân theo từng nội dung về các quyền, nghĩa vụ cụ thể. Trong đó, đáng chú ý như: Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự của GS.TSKH Lê Cảm, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 11(6)/2006; Thực trạng công tác thi hành án hình sự và những kiến nghị của tác giả Nguyễn Phong Hoà, đăng trên tạp chí TAND số 21/2006; Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện của Phạm Văn Lợi, đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02 /2006; Chuyên đề nghiên cứu khoa học Thực trạng các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự về bảo vệ quyền con người của TS. Nguyễn Đức Phúc, đơn vị Học viện CSND, năm 2011; Dạy nghề cho phạm nhân và bảo đảm việc làm cho người mãn hạn tù của ThS.Thượng tá Nguyễn Văn Cừ, đăng trên tạp chí Nhân quyền số 1+2/2011. “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” – đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam những năm qua đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. 6 Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự. Đề tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền; Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án; Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Khía cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ không bị tước tự do). Nhóm thứ ba: bao gồm các công trình nghiên cứu là luận văn, luận án, các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành. Trong đó, đáng chú ý như: Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam – Luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình, chuyên ngành hình sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Luận án đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; hệ thống hóa được các biện pháp đảm bảo; làm rõ được các đặc điểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong việc đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích tìm ra các hạn chế, bất cập trong vấn đề này và nguyên nhân để tìm ra giải pháp kiến nghị, sửa đổi bổ sung BLTTHS 7 theo hướng tích cực hơn nhằm bảo vệ tốt hơn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Luận văn thạc sĩ luật học về “Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Anh Hào, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; Luận văn thạc sĩ luật học về “Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Thị Thu Hằng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009; Luận án tiễn sĩ luật học về “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp” của Nguyễn Huy Hoàng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Năm 2004; Luận án tiễn sĩ luật học về “Phòng ngừa tội phạm thông qua hoạt động thi hành án phạt tù của lực lượng Cảnh sát nhân dân hiện nay” của Lê Văn Thư, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2004; Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hằng, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, năm 2009; Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người, Luận văn Thạc sĩ luật học, của Hứa Thị Thơ, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, năm 2012. Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, các bài báo, luận văn, luân án, sách chuyên khảo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về quyền công dân và bảo đảm quyền công dân của phạm nhân trong thi hành phạt tù. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về bảo đảm quyền công dân của phạm nhân - từ thực tiễn các trại giam miền Trung. Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân - từ thực tiễn các trại giam khu vực miền Trung”, dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là, làm rõ thực trạng bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam khu vực miền Trung, để đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam nói chung, khu vực miền Trung nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam. Thứ hai, phân tích thực trạng bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam khu vực miền Trung trong thời gian từ 2013 đến nay, qua đó đánh giá về những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này. Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam nói chung, khu vực miền Trung nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam khu vực miền Trung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Dưới góc độ nghiên cứu của Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, bảo vệ quyền công dân của phạm nhân là một vấn đề có nội dung rộng lớn và phức tạp. Vì vậy, về không gian luận văn nghiên cứu về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại 21 trại giam do Tổng Cục VIII – Bộ Công an quản lý, đóng trên 19 tỉnh thuộc khu vực miền Trung trong thời gian từ 2013 đến nay, trong đó tập trung vào 04 trại giam là: Trại giam Kim Sơn (Hoài Ân, Bình Định), Trại 9 giam A2 (Diên Khánh, Khánh Hòa), Trại giam Sông Ái (Bắc Ái, Ninh Thuận) và Trại giam Xuân Phước (Đồng Xuân, Phú Yên). Về nội dung, luận văn nghiên cứu về các cơ chế bảo vệ đối với các nhóm quyền công dân của phạm nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lêin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền công dân và bảo vệ quyền công dân của phạm nhân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp phân tích: dùng để phân tích những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân, nguyên tắc bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại Chương 1 và các quy định của pháp luật tại Chương 2; phân tích tình tình bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, chỉ rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của chúng ở Chương 2. + Phương pháp thống kê: để thống kê tình hình phạm nhân và tình hình bảo đảm quyền công dân của phạm nhân tại địa bàn nghiên cứu. + Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở kết quả nghiên cứu và hệ thống lý luận, nguyên tắc, luận văn tổng hợp nên các nội dung phương hướng, các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam ở miền Trung nói riêng, các trại giam ở nước ta nói chung. + Phương pháp so sánh: để tăng cường tính thuyết phục cho các luận điểm được đưa ra, luận văn sử dụng phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng vào lý luận và thực tiễn Luật Hiến pháp và 10 Luật Hành chính, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền con người của một nhóm chủ thể dễ bị tổn thương là phạm nhân bị tước bỏ quyền tự do đi lại và một số quyền công dân khác nói riêng. Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân về hoạt động tố tụng hình sự đặc biệt là hoạt động thi hành án hình sự. Những giải pháp được luận giải thuyết phục từ cơ sở để xuất đến nội dung giải pháp và các điều kiện bảo đảm thực hiện từng giải pháp trong luận văn sẽ giúp các nhà quản lý trong tham mưu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân của phạm nhân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền công dân của phạm nhân Chương 2: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam ở miền Trung Việt Nam hiện nay Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam ở Việt Nam hiện nay. 11 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN 1.1. QUYỀN CÔNG DÂN VÀ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN 1.1.1. Quyền công dân 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền công dân Ta có thể hiểu thuật ngữ quyền công dân dưới hai phương diện theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau: - Theo nghĩa rộng: Quyền công dân được hiểu là quyền con người giới hạn trong phạm vi các đặc tính xã hội của con người và trong phạm vi một quốc gia, một chế độ chính trị trong đó con người tồn tại. - Theo nghĩa hẹp: Quyền công dân là các quyền cụ thể của con người được pháp luật của một quốc gia ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền công dân có những đặc điểm sau: - Một là quyền công dân là một bộ phận của quyền con người. -Hai là quyền công dân được ghi nhận trong hệ thống pháp luật và được bảo đảm thực hiện. - Ba là quyền công dân gắn liền với vấn đề về quốc tịch. Phân loại quyền công dân - Căn cứ vào nhu cầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người thì quyền công dân được chia thành 02 nhóm sau: Nhóm quyền được bảo đảm những điều kiện xã hội để con người tồn tại; Nhóm quyền tự do lựa chọn các hoạt động sáng tạo, quyền được sáng tạo để tự biểu hiện mình như một nhân cách - Căn cứ vào các lĩnh vực đời sống xã hội, các phương diện hoạt động của cá nhân thì quyền công dân bao gồm: Nhóm quyền trong lĩnh vực chính trị; Nhóm quyền trong lĩnh vực kinh tế; Nhóm quyền trong lĩnh vực văn hóa - xã hội; Nhóm quyền trong lĩnh vực tự do cá nhân 12 - Căn cứ theo phương pháp tiếp cận của khoa học pháp lý thì quyền công dân được phân chia thành các nhóm sau: Nhóm các quyền và tự do dân chủ về chính trị; Nhóm các quyền về dân sự; Các quyền về kinh tế - xã hội. 1.1.2. Quyền công dân của phạm nhân 1.1.2.1. Khái niệm phạm nhân Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân (Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự). 1.1.2.2. Khái niệm quyền công dân của phạm nhân Quyền là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn và hành động, khả năng đó được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. 1.1.2.3. Nội dung quyền công dân của phạm nhân - Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể - Quyền được bảo đảm về ăn, mặc - Quyền ở, sinh hoạt và phòng, chữa bệnh - Quyền được lao động và hưởng thành quả lao động. - Quyền được học tập - Quyền được gặp thân nhân, trao đổi thông tin bằng điện thoại, gửi và nhận thư, tiền, quà. -Quyền được khiếu nại, tố cáo. - Quyền được xét đề nghị tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, được xét đề nghị đặc xá. 1.2. BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN 1.2.1. Quan niệm, ý nghĩa của bảo vệ quyền công dân 1.2.1.1. Quan niệm về bảo vệ quyền công dân Trong luận văn này, vấn đề bảo vệ quyền công dân của phạm nhân được hiểu theo nghĩa rộng của từ bảo vệ như đã trình bày trên đây, cũng như thực tiễn hoạt động bảo vệ được tiếp cận theo các nhóm quyền cơ bản trong đời sống của phạm nhân theo quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật. 1.2.1.2. Ý nghĩa của bảo vệ quyền công dân 13 Ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người. 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền công dân 1.2.2.1. Biện pháp kinh tế 1.2.2.2. Biện pháp pháp lý 1.2.2.3. Biện pháp chính trị 1.2.2.4. Biện pháp tư tưởng 1.2.2.5. Biện pháp xã hội 1.2.3. Đặc điểm riêng bảo vệ quyền công dân của phạm nhân Thi hành bản án hình sự là một khâu chiếm vị trí quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của một người có tội. 1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN 1.3.1. Đảng lãnh đạo để bảo vệ thực hiện quyền của phạm nhân Quan điểm Đảng lãnh đạo thể hiện rất rõ trong báo cáo chính trị giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương Khoá VII như: Thực hiện nghiêm chỉnh các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội, đồng thời tích cực giáo dục, kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động, sản xuất, cải thiện các điều kiện giam giữ, cảm hoá phạm nhân, tạo điều kiện đưa họ trở lại làm ăn lương thiện. Ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi ngược đãi, ức hiếp người bị giam. 1.3.2. Quan điểm quản lý chặt chẽ kết hợp giáo dục và thực hiện chế độ chính sách nhằm bảo đảm phạm nhân được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. 14 1.3.3. Quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo vệ và thực hiện quyền của phạm nhân Thứ nhất, phải làm cho mọi phạm nhân và cả thân nhân của họ hiểu và thực hiện đầy đủ, đúng đắn những quy định của pháp luật có liên quan đến thi hành án phạt tù, đặc biệt là đến quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Thứ hai, nghiêm cấm mọi hình thức nhục hình, xúc phạm danh dự nhân phẩm của phạm nhân. Thứ ba, mỗi cán bộ thi hành án phải nắm chắc pháp luật thi hành án phạt tù, những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến địa vị pháp lý của phạm nhân, đến các hoạt động của cơ quan tư pháp để từ đó tổ chức thực hiện công tác quản lý, giáo dục phạm nhân theo đúng qui định. Thứ tư, mọi vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án phạt tù phải được phát hiện kịp thời, nhanh chóng và được xử lý nghiêm minh bất kể người vi phạm là ai. 1.3.4. Quan điểm nhân đạo xã hội chủ nghĩa để bảo vệ và thực hiện quyền của phạm nhân Thứ nhất, mọi chế độ giam giữ, giáo dục đối với phạm nhân phải tạo ra môi trường giáo dục phù hợp, đáp ứng với đặc điểm yêu cầu giáo dục cải tạo người phạm tội nhằm biến họ “đầu vào là tội phạm đầu ra là người công dân có ích cho xã hội. Thứ hai, chỉ sử dụng những biện pháp, phương tiện, lực lượng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính nhân đạo trong quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Tuyệt đối không áp dụng biện pháp, lực lượng, phương tiện có thể gây nên những đau đớn về thể xác, tinh thần đối với phạm nhân, ngay cả trong trường hợp phải sử dụng đến vũ lực, vũ khí theo quy định của pháp luật. Thứ ba, trong trường hợp có căn cứ của pháp luật thì phạm nhân được giảm, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, được xét đề nghị đặc xá. Thứ tư, phạm nhân được phân loại và được quản lý theo loại tuỳ theo lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, đặc điểm nhân thân, tính 15 chất phạm tội, nhằm tạo điều kiện để phạm nhân có thể được học tập, cải tạo trong môi trường thuận lợi, bảo đảm nhân quyền. Thứ năm, mỗi cán bộ làm công tác thi hành án phạt tù phải nhận thức sâu sắc vấn đề, phạm nhân không phải là người vứt bỏ, phế thải mà họ vẫn là con người với đầy đủ nghĩa của nó, họ vẫn tồn tại với tư cách là một thành viên của xã hội, với những ràng buộc, những mối quan hệ vốn có của con người, họ chỉ bị pháp luật tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền công dân. 1.3.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách, pháp luật của Việt Nam về quyền và bảo đảm quyền công dân của phạm nhân Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, thương người, đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại và lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo. Truyền thống đó của dân tộc đã được đúc kết từ nhiều thế kỷ và được tô thêm bằng tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nhân từ, nhân ái, nhân văn, thương người như thể thương thân. 16 Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở MIỀN TRUNG NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRẠI GIAM Ở MIỀN TRUNG NƢỚC TA VÀ TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở ĐÂY 2.1.1. Khái quát về các trại giam ở miền Trung nước ta Miền trung Việt Nam gồm: 19 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Các trại giam ở miền Trung do Bộ Công an (Tổng cục VIII) quản lý (phân theo đơn vị cấp tỉnh): 21 trại giam Đặc điểm các trại giam ở miền Trung: Các trại giam có đặc điểm chung là đều đóng ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực rừng núi, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, cách xa các trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá. Trại giam đóng ở nơi địa hình bị che lấp, cây cối rậm rạp. Trong luận văn này, các trại giam do Tổng cục VIII quản lý được giới hạn nghiên cứu, gồm: Trại giam Kim Sơn (ở Hoài Ân, Bình Định), Trại giam A2 (ở Diên Khánh, Khánh Hòa), Trại giam Sông Ái (ở Bắc Ái, Ninh Thuận) và Trại giam Xuân Phước (ở Đồng Xuân, Phú Yên). 2.1.2. Tình hình phạm nhân chấp hành hình phạt tù tại các trại giam ở miền Trung nước ta - Số liệu phạm nhân - Cơ cấu, thành phần, tính chất phạm tội của phạm nhân trong các trại giam. - Các đặc điểm khác của phạm nhân 2.2. TÌNH HÌNH BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở MIỀN TRUNG NƢỚC TA HIỆN NAY 17 2.2.1. Tình hình tiếp nhận, quản lý, giáo dục phạm nhân Nhìn chung về thực hiện pháp luật đối với người chấp hành án phạt tù tại các trại giam trong những năm qua được thực hiện tốt, đảm bảo tính răng đe đối với người vi phạm pháp luật, thể hiện được chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước. 2.2.2. Công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức và kiểm tra - Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện - Các hoạt động bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong nội bộ hệ thống quản lý trại giam: hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; hoạt động kiểm tra (nội dung chính của lãnh đạo trại giam), hoạt động thanh tra của Thanh tra Tổng cục (C88). - Các hoạt động kiểm sát, giám sát của tòa án. 2.2.3. Tình hình bảo vệ về kinh tế - Về chế độ ăn - Về chế độ mặc - Về chế độ ở 2.2.4. Tình hình bảo vệ về pháp lý - Về đảm bảo quyền được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù - Về đảm bảo quyền được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù - Về đảm bảo quyền được đặc xá tha tù trước thời hạn cho phạm nhân - Về đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo 2.2.5. Tình hình bảo vệ về chính trị - tư tưởng - Tổ chức cho phạm nhân học tập pháp luật, thời sự, chính trị 2.2.6. Tình hình bảo vệ về xã hội - Tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân - Chế độ bảo hộ lao động - Tổ chức cho phạm nhân chưa biết chữ học văn hoá - Tổ chức gặp thân nhân, gửi, nhận thư, nhận tiền, quà, bưu phẩm, bưu kiện, trao đổi thông tin bằng điện thoại và mua hàng tại căng tin của phạm nhân 18 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân - Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án phạt tù làm cơ sở pháp lý cho hoạt động và là công cụ quản lý chủ yếu đối với các phạm nhân. - Từng bước quy hoạch, xây dựng hệ thống trại giam phục vụ có hiệu quả công tác THA phạt tù. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành, các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ của công tác quản lý và tổ chức THA phạt tù. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân - Một là, những hành vi tra tấn chưa đến mức bị xử lý về hình sự theo tội dùng nhục hình hoặc cố ý gây thương tích sẽ không bị xử lý hoặc khó xử lý vì thiếu căn cứ pháp lý. - Hai là, pháp luật thi hành án hình sự chưa quy định cụ thể về việc sử dụng dụng cụ giam giữ trong quá trình thi hành án và hỗ trợ tư pháp. - Ba là, tinh thần bảo vệ quyền của phụ nữ là người chấp hành án phạt tù thông qua những quy định về bảo vệ các phạm nhân nữ trước nguy cơ bị xâm hại tình dục trong môi trường trại giam và về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phạm nhân nữ trên cơ sở đặc thù giới tính chưa được phản ánh đậm nét - Bốn là, các nhà làm luật Việt Nam cũng nên cân nhắc bổ sung các quyền trong những văn bản quy phạm pháp luật thi hành án hình sự nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, để đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí quốc tế tối thiểu về quyền liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng - Năm là, pháp luật Việt Nam nói chung chưa có sự đồng điệu với pháp luật thi hành án hình sự nói riêng trong việc hỗ trợ người chấp hành án phạt tù tái hòa nhập xã hội. - Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập: + Thứ nhất, hệ thống đảm bảo pháp lý còn nhiều khiếm khuyết + Thứ hai, vấn đề bảo đảm quyền công dân +Thứ ba, hệ thống kiểm soát tình hình thực thi quyền công dân của phạm nhân +Thứ tư, số lượng phạm nhân ở các trại giam có xu hướng tăng 19 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 3.1.1. Tiếp tục thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung, trong đó có quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam 3.1.2. Tăng cường cơ chế kiểm soát mang tính tư pháp đối với thi hành án hình sự để bảo vệ quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, cần thiết phải hoàn thiện hai cơ chế kiểm soát mang tính quyền lực tư pháp này để bảo đảm quyền của phạm nhân trong các trại giam. 3.1.3. Thay đổi và nâng cao nhận thức về hoạt động chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân gắn với huy động sự tham gia của xã hội vào tăng cường các điều kiện cho bảo vệ, bảo đảm quyền công dân của phạm nhân trong các trại giam Để tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân của phạm nhân chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, cần thay đổi nhận thức của nhiều nhóm người trong xã hội về hoạt động chấp hành hình phạt tù theo hướng tạo nên một môi trường thi hành án an toàn, trật tự, nhân đạo để cải biến nhận thức của những con người đã từng có hành vi phạm tội sớm trở thành người bình thường, hoạt động theo các quy chuẩn pháp luật, đạo đức. 3.2.NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 20 3.1.4. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền công dân nói chung, quyền công dân của phạm nhân nói riêng, gắn với các bảo vệ, bảo đảm quyền con người 3.1.4.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự Nói tóm lại, trong những năm gần đây, pháp luật nước ta đã có được những bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người của phạm nhân.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người của phạm nhân, đồng thời góp phần xóa đi những trở ngại về nhân quyền và khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển, sự văn minh và sẵn sàng hội nhập của Việt Nam với tất cả các nước thế giới trên mọi phương diện. 3.1.4.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với phạm nhân Theo đó, cần nghiên cứu, luật hóa quy định luật sư có quyền tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phạm nhân trong giai đoạn thi hành án. 3.1.4.3. Đổi mới cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của phạm nhân Hiện nay, theo quy định, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của phạm nhân đang thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. 3.1.4.4. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vi phạm đối với quyền của phạm nhân -Thi hành án phạt tù là toàn bộ hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục người bị kết án phạt tù tại trại giam được điều chỉnh bởi pháp luật thi hành án phạt tù. - Tăng cường vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. - Tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự. 21 3.1.5. Thực hiện tốt chính sách pháp luật đối với phạm nhân, tích cực thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân Trước hết là thực hiện chế độ giam giữ, quản lý. Thứ hai, có quy định quản lý khoa học trong việc tạo điều kiện cho phạm nhân được lao động và lao động tuỳ theo khả năng, sức khoẻ. Thứ ba, các chế độ về ăn, mặc, ở, phòng chữa bệnh, giáo dục và rèn luyện, giảm thời hạn, đặc xá cần được bảo đảm theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự và các luật khác có liên quan. Để phát huy vai trò của gia đình phạm nhân và sức mạnh của các lực lượng xã hội vào công tác cải tạo phạm nhân, cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: Một là, thống nhất nhận thức của các lực lượng xã hội để chủ động xây dựng môi trường giáo dục phạm nhân Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa trại giam và gia đình phạm nhân trong việc xây dựng môi trường giáo dục và cải tạo Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức và cá nhân trong việc giáo dục phạm nhân. 3.2. NHÓM GIẢI PHÁP RIÊNG NHẰM TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA PHẠM NHÂN TẠI CÁC TRẠI GIAM Ở MIỀN TRUNG NƢỚC TA HIỆN NAY 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng - Các trại giam cần tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, xử lí giải quyết và đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án hình sự và công tác tái hoà nhập cộng đồng. - Chú trọng nghiên cứu, cải cách chương trình, nội dung. 3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện công tác giam giữ, quản lý, giáo dục phạm nhân - Yêu cầu trước tiên của trại giam là phải quản lý, giam giữ chặt chẽ phạm nhân, không để họ có điều kiện trốn, chống phá. 22 -Vấn đề bổ sung vào mô hình thiết kế cũng như kịp thời đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm việc giam giữ có sự phân hoá rõ rệt các loại phạm nhân, không để những phạm nhân chống đối hay vi phạm tác động xấu đến những phạm nhân khác là yêu cầu hết sức cấp thiết. Vì vậy, nói đến củng cố,cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất thành môi trường giáo dục, trước hết cần chú trọng những vấn đề cơ bản sau: a. Củng cố nhà ở và công trình vệ sinh, nơi tắm rửa, giặt giũ của phạm nhân b. Xây dựng, sửa chữa nhà ăn và bệnh xá phạm nhân c. Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với việc ứng dụng rộng rãi thành tựu hoa học công nghệ d. Xây dựng và phát triển các điều kiện phục vụ học tập, lao động và cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, thể dục thể thao cho phạm nhân. 23 PHẦN KẾT LUẬN 1. Phạm nhân là con người được sinh ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. 2. Chế độ XHCN của ta không thể coi người thi hành án phạt tù là loại bỏ đi, là cặn bã xã hội và phải khẳng định rằng họ vốn là công dân của một Nhà nước, của một chế độ và rằng Nhà nước Việt Nam 3. Đối với phạm nhân, ngoài những quyền mà pháp luật không tước bỏ hoặc bị hạn chế, pháp luật Việt Nam cũng cần phải cụ thể hoá, quy định rõ ràng để người tù có cơ hội được hưởng theo các nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc pháp chế XHCN mà pháp luật đã quy định. 4. Phải quán triệt quan điểm trừng trị và giáo dục hài hoà, đảm bảo không giảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người thi hành án phạt tù. 5. Để đảo bảo quyền và nghĩa vụ của người thi hành hình phạt tù cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo các bộ, nâng cao kiến thức sư phạm, tâm lý cho cán bộ giáo dục, quản giáo, những cán bộ quản lý trực tiếp quản lý phạm nhân 6. Đề nghị các Bộ, ban, ngành chức năng, tổ chức xã hội, chính quyền các cấp quan tâm, phối hợp cùng Tổng cục VIII - Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cải tạo phạm nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_bao_ve_quyen_cong_dan_cua_pham_nhan_tu_thuc.pdf
Luận văn liên quan