Ví dụ: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên tỷ lệ của giá trị tài
sản cầm cố, nếu khi xảy ra vi phạm, lại xuất hiện bên thứ ba có quyền đối với tài
sản cầm cố đó. Trong tình huống này, ngân hàng hủy hợp đồng và yêu cầu đòi bồi
thường thì khoản cấp tín dụng nói trên trở thành khoản cấp tín dụng không có bảo
đảm, ngân hàng rất khó khăn để thu đủ số nợ của khách hàng. Nên giải pháp an
toàn hơn trong trường hợp này, ngân hàng chấp nhận duy trì hợp đồng cầm cố và
công nhận quyền của bên thứ ba.
- Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn
tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện
nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản cho phép.
22 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƢƠNG THỊ PHƢƠNG LIÊN
CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DƢƠNG THỊ PHƢƠNG LIÊN
CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK)
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng Dân sự
Mã số: 60 38 01 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN
HÀ NỘI - 2014
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña
riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é
tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn
v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
D-¬ng ThÞ Ph-¬ng
Liªn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẦM CỐ
TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ............................................... 11
1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ ...... 11
1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản .................................................................... 11
1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản ..................................................................... 14
1.1.3. Nội dung cầm cố tài sản ...................................................................... 14
1.2. THẾ CHẤP TÀI SẢN ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm thế chấp tài sản .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Hình thức thế chấp tài sản ................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nội dung thế chấp tài sản .................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BIỆN PHÁP CẦM
CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANKError! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI
SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA PHÁP LUẬTError! Bookmark not defined.
2.1. QUY ĐỊNH CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN –
NHỮNG BẤT CẬP VÀ HẠN CHẾ ... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Những tồn đọng phát sinh trong giai đoạn 2009 - 2014Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Một số bất cập khác ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ
TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN . Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là nhà ởError! Bookmark not defined.
2.2.2. Liên quan vấn đề xử lý phần tài sản đầu tư làm gia tăng giá trị
của tài sản ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Xử lý tài sản bảo đảm .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC NHẬN TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI CÁC NGÂN HÀNG .................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tình hình thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sảnError! Bookmark not defined.
2.3.2. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Một số hạn chế .................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM
CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK VÀ
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNGError! Bookmark not defined.
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ
TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANKError! Bookmark not defined.
3.1.1. Vấn đề thứ nhất: Thẩm định về nhân thân của người tham gia ký
kết hợp đồng thế chấp tài sản .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Vấn đề thứ hai: Thẩm định về tài sản bảo đảmError! Bookmark not defined.
3.1.3. Vấn đề thứ ba: Xác định tài sản bảo đảm là tài sản chung hay tài
sản riêng .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Vấn đề thứ tư: Xử lý tài sản bảo đảm . Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Vấn đề thứ năm: thi hành án dân sự .... Error! Bookmark not defined.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ
CHẤP TÀI SẢN .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Về nâng cao chất lượng thông tin ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Về chủ thể tham gia giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sảnError! Bookmark not defined.
3.2.4. Về hình thức giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sảnError! Bookmark not defined.
3.2.5. Về tài sản cầm cố, tài sản thế chấp ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Về thủ tục tố tụng, thi hành án ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạchError! Bookmark not defined.
3.2.8. Về ngân hàng GP.Bank ....................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 17
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vay vốn ngân hàng để kinh doanh hoăc̣ sử duṇg vì muc̣ đích khác là môṭ
hoạt động kinh tế thông thường . Khi khách hàng tham gia vào quan hê ̣kinh tế này
thì cần phải tuân theo những quy định của pháp luật nói chung cũng như những
quy điṇh của ngân hàng mà khách hàng lưạ choṇ để vay vốn nói riêng . Xã hội phát
triển, kinh tế mở cửa nên nhu cầu mở rôṇg kinh doanh hay đầu tư ngày càng tăng
lên, viêc̣ cung cấp vốn cũng như kinh doanh tiền tê ̣của các ngân hà ng ngày càng
phát triển. Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh trong môṭ thời gian ngắn khi mà cơ
chế quản lý chưa theo kip̣ , hê ̣thống văn bản quy phaṃ điều chỉnh không kip̣ thời
đáp ứng với những thay đổi đa ̃taọ ra những tồn đo ̣ ng trong ngành ngân hàng mà
đến nay vẫn chưa có cách giải quyết phù hợp.
Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là hai biêṇ pháp bảo đảm tiền vay phổ
biến, thông duṇg , chiếm ưu thế taị các ngân hàng nói chung và taị Ngân hàng
thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) nói riêng . Tuy rằng quy trình
nhâṇ tài sản , trả tài sản hay xử lý tài sản đã được xây dựng rất chi tiết nhưng khi
tiến hành thưc̣ hiêṇ trên thưc̣ tế cũng như những phát sinh từ ph ía các cơ quan có
thẩm quyền và hoăc̣ quy điṇh pháp luâṭ "chưa tới" đa ̃taọ ra những khó khăn chồng
khó khăn cho các chủ thể trong quan hệ vay vốn này , trong đó các ngân hàng là
chủ thể gặp nhiều khó khăn hơn cả và GP.Bank không phải là một ngoại lệ.
GP.Bank là tổ chức tín duṇg trẻ , có quy mô nhỏ . Trong 20 năm thành lâp̣ và
hoạt động, GP.Bank không ngừng hoàn thiêṇ để đáp ứng nhu cầu của thi ̣ trường .
Đứng trước những cạnh tranh với các đối thủ mạnh về vốn cũng như mạnh về nhân
lưc̣, GP.Bank cần có những dic̣h vu ̣tốt nhất dành cho khách hàng . Để thưc̣ hiêṇ
đươc̣ muc̣ tiêu đó , GP.Bank cần có những sản phẩm và hành lang pháp lý phù hơp̣
như tài sản bảo đảm đa dạng , lãi suất thấp , các mâũ biểu Hơp̣ đồng tinh giản , thủ
tục hành chính đơn giản dễ hiểu đối với khách hàng , trình độ nhân viên hiểu biết
và nắm vững các chính sách quy định của pháp luật cũng như quy định nội bộ của
GP.Bank...
Học viên lựa chọn đề tài "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)" để thực hiện luận văn thạc sỹ
luật học nhằm mục đích nghiên cứu sâu những quy định pháp luật thực định về cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản, thực trạng vướng mắc đã và đang phát sinh tại GP.Bank
để từ đó nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục cũng như có những kiến nghị
phù hợp giúp cơ quan lập pháp có căn cứ bổ sung sửa đổi pháp luật dân sự cho ngày
một phù hợp hơn với đời sống thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến các biêṇ pháp bảo đảm thưc̣ hiêṇ nghiã vu ̣dân sư ̣đa ̃có rất
nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân lưạ choṇ đề tài này như : "cầm cố tài sản và/hoặc thế
chấp tài sản" là đề tài nghiên cứu của mình: Luận văn thạc sĩ "Thế chấp tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam" của Nông Thị Bích
Diệp, TS. Đinh Trung Tụng hướng dẫn (2006); "Một số vấn đề về thế chấp tài sản
tại ngân hàng thương mại" của Vũ Thị Thu Hằng, TS. Phạm Văn Tuyết hướng dẫn
(2010); "Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền
vay tại ngân hàng thương mại Việt Nam" của Hoàng Thanh Thúy, TS. Nguyễn Thị
Lan Hương hướng dẫn (2010); "Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai" của
Phan Thị Thu Phương; PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn (2013)...; và rất nhiều
các bài tham luận tại các hội thảo cũng như các bài viết trên Tạp chí Luật học hay
trang web của các công ty Luâṭ /Văn phòng luâṭ/khác. Bên caṇh đó đề tài này cũng
đươc̣ đề câp̣ đến trong môṭ phần nôị dung của đề tài khoa hoc̣ cấp bô ̣ : "Nhận diện
khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện
Bộ luật Dân sự Việt Nam".
Mỗi nhà khoa hoc̣ có môṭ cách khám phá, khai thác đề tài ở môṭ góc đô ̣khác
nhau. Tuy nhiên chưa có môṭ nhà khoa hoc̣ nào nghiên cứu về "Cầm cố tài sản và
thế chấp tài sản taị Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)".
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản
và thế chấp tài sản; thực trạng quy định pháp luật về cầm cố tài sản và thế chấp tài
sản; thực trạng áp dụng quy định cầm cố tài sản và thế chấp tài sản.
Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại GP.Bank bao gồm rất nhiều vấn đề. Tác
giả không có tham vọng đề cập được tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung vào các vấn
đề cơ bản nhất, nổi bật nhất tại GP.Bank. Luận văn chỉ tập trung làm rõ một số vấn
đề liên quan đến cầm cố tài sản, thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò
của hai biện pháp này, những vấn đề phát sinh tại GP.Bank liên quan đến cầm cố
tài sản, thế chấp tài sản và các kiến nghị liên quan.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận , pháp
luật thực định về cầm cố tài sản , thế chấp tài sản . Trên cơ sở đó , phân tích , đánh
giá thực trạng áp dụng quy điṇh của pháp luật về cầm cố tài sản , thế chấp tài sản
tại GP.Bank. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến , giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật liên quan cầm cố tài sản , thế chấp tài sản tại Việt Nam hiện nay .
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cầm cố tài sản , thế
chấp tài sản taị GP.Bank.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan cầm cố tài sản , thế chấp
tài sản.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản theo quy định pháp luật Việt
Nam.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật cầm cố tài sản , thế chấp tài sản taị
GP.Bank.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp biêṇ chứng, lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp điều tra xa ̃hôị học, hôị thảo và chuyên gia.
- Phương pháp mô hình hóa, hê ̣thống hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản và thế chấp tài
sản.
Chương 2: Thực trạng các quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản của
pháp luật.
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định về cầm cố tài sản và thế chấp
tài sản tại GP.Bank và kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản
* Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự thông dụng theo đó bên có nghĩa vụ (gọi là Bên cầm cố) giao tài sản của
mình cho bên có quyền (gọi là Bên nhận cầm cố) để bảo đảm rằng sẽ thực hiện
nghĩa vụ đối với bên có quyền (quy định chi tiết tại Điều 326 Bộ luật Dân sự năm
2005 - sau đây gọi là Bộ luật Dân sự).
* Đối tượng cầm cố là tài sản (theo qui định của Bộ luật Dân sự bao gồm cả
đôṇg sản và bất đôṇg sản nhưng theo qui định của Luật đất đai 2003 thì quyền sử
dụng đất chỉ được nhận dưới hình thức thế chấp tài sản). Tuy nhiên, đối với biêṇ
pháp cầm cố tài s ản, nghĩa vụ chuyển giao tài sản c ủa bên cầm cố tài s ản cho bên
nhâṇ cầm cố tài sản là điều kiêṇ có hiêụ lưc̣ của giao dic̣h nên phần lớn tài sản cầm
cố được sử dụng là động sản (có thể là vật hoặc tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản).
Việc chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố phải là giao tài sản
thực tế, tức là bên nhận cầm cố thực sự giữ tài sản cầm cố chứ không phải chỉ
chiếm hữu giấy tờ. Nếu bên cầm cố tài sản không giao tài sản cho bên nhận cầm cố
giữ trên thực tế thì không phải là biện pháp cầm cố tài sản mà là thế chấp tài sản,
mặc dù tài sản đó có thể là động sản và đối với một số loại động sản trước đây
pháp luật cho phép áp dụng cả hai biện pháp cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ (cầm cố, thế chấp tàu biển theo Bộ luật hàng hải năm 1990), thì nay
chỉ sử dụng để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như thế chấp tàu
biển theo Bộ luật hàng hải năm 2005. Việc sửa đổi quy định như vậy là hoàn toàn
đáp ứng được thực tế áp dụng vì nếu áp dụng cầm cố tàu biển là bên cầm cố giao
tàu biển cho bên nhận cầm cố giữ - tức là bên cầm cố sẽ không được sử dụng tàu
biển nữa thì sẽ không khả thi.
* Nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp cầm cố tài sản:
- Trong giao dic̣h cầm cố, một tài sản có thể bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc
cho nhiều nghĩa vụ hoặc phải cần nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ. Đối
với trường hợp dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho một nghĩa vụ thì phức tạp hơn
trường hợp khác.
Điều 334 Bộ luật Dân sự quy định: "Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản
để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm
thực hiện một phần nghĩa vụ" [49].
Theo đó, phương thức giải quyết đối với trường hợp này như sau:
+ Nếu nghĩa vụ chia được theo phần, các bên có thể thỏa thuận mỗi một tài
sản được sử dụng để bảo đảm cho phần nghĩa vụ nào đó. Theo đó khi xử lý tài sản
phải tuân theo sự thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì một tài sản được
xác định để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
+ Nếu không có thỏa thuận về mỗi tài sản được sử dụng để bảo đảm thực
hiện phần nào của nghĩa vụ thì mỗi môṭ tài sản đươc̣ xác điṇh để bảo đảm th ực
hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
- Tài sản được dùng để cầm cố nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của
bên cầm cố là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, được phép giao dịch và không
có tranh chấp, cụ thể:
+ Tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố. Tưởng chừng như đi ều kiện này vô
cùng đơn giản nhưng trong thực tế không phải tất cả các trường hợp quyền sở hữu
đối với vật được xác định rõ ràng về nội dung và hình thức mà pháp luật quy định.
Chưa kể khách hàng có sự gian dối khi tham gia giao dịch cầm cố, dẫn đến việc
ngân hàng vô cùng bất lợi khi cần xử lý các tài sản đó sau này. Ví dụ như tài sản
thuê, mượn đem cầm cố Trường hợp tài sản cầm cố không đăng ký quyền sở
hữu, người nhận cầm cố phải chịu trách nhiệm trước tiên nếu tài sản cầm cố bị chủ
sở hữu không phải là bên cầm cố kiện đòi theo quy định của Điều 256 Bộ luật Dân
sự: “Quyền đòi lại tài sản”. Quy định này của Bộ luật Dân sự nước ta khác với
pháp luật của nhiều nước trên thế giới như: Điều 336 Bộ luật Dân sự Nga; Điều
747 Bộ luật Dân sự Thái Lan; Điều 342 Bộ luật Dân sự Nhật Bản theo đó vật
cầm cố không nhất thiết phải thuộc sở hữu của bên cầm cố. Bên nhận cầm cố luôn
được đảm bảo trong mọi trường hợp, họ có quyền ưu tiên so với các chủ nợ khác,
kể cả trong trường hợp tài sản cầm cố không thuộc sở hữu của bên cầm cố.
+ Tài sản được phép giao dịch là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không
cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
và các giao dịch khác. Tuy vậy, có những tài sản có thể ở dạng sở hữu hợp pháp
nhưng không được giao dịch, ví dụ: tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm
giữ, niêm phong, phong tỏa, tài sản đang làm thủ tục giải thể, phá sản doanh
nghiệp. Từ đó, có thể hiểu rộng ra rằng, "được phép giao dịch" là theo qui định của
pháp luật được đưa tài sản đó vào giao dịch, trở thành đối tượng của giao dịch,
phạm trù được phép giao dịch được suy đoán bằng sự loại trừ ra những trường hợp
bị cấm, bị hạn chế tham gia giao dịch theo qui định của pháp luật như thuốc phiện,
các loài động vật quý hiếm,...
+ Ngoài ra, điều kiện về tài sản không có tranh chấp được hiểu là tài sản này
không có tranh chấp về nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký
kết hợp đồng bảo đảm. Khách hàng vay, bên bảo lãnh phải cam kết bằng văn bản
với ngân hàng về việc tài sản cầm cố không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp
đồng cầm cố và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Trên
thực tế, ngân hàng không biết lấy cơ sở nào để xác minh chính xác được tài sản
cầm cố là "tài sản không có tranh chấp", nhưng không một chính quyền địa phương
nào xác nhận vấn đề này vì họ cho rằng cơ quan cấp trên chưa có văn bản hướng
dẫn.
1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản
Việc cầm cố trong mọi trường hợp phải được thực hiện thông qua hình thức
lập thành văn bản. Thỏa thuận miệng về cầm cố tài sản sẽ không được coi là có giá
trị chứng cứ khi có tranh chấp. Thỏa thuận này có thể quy định ngay trong hợp đồng
chính hoặc cũng có thể được lập thành hợp đồng riêng biệt. Dù dưới dạng nào thì
các bên nên thỏa thuận đầy đủ các nội dung thể hiện việc cầm cố tài sản, nhằm bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như: họ và tên; địa chỉ của các bên; đặc điểm tài
sản cầm cố, số lượng, giá trị; dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào; thời hạn cầm cố;
quyền và nghĩa vụ các bên; phương thức xử lý tài sản khi nghĩa vụ đến mà bên có
nghĩa vụ không thể thực hiện.
Đối với các giao dịch cầm cố, pháp luật không có quy định bắt buộc phải
đăng ký giao dịch bảo đảm là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Bên nhận
cầm cố có thể lựa chọn việc đăng ký theo yêu cầu để nhằm bảo đảm thứ tự ưu tiên
thanh toán từ giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ đến hạn.
1.1.3. Nội dung cầm cố tài sản
* Đối với các bên tham gia giao dịch cầm cố, cần lưu ý một số đặc trưng rất
riêng sau đây:
- Bên cầm cố phải bàn giao cho bên nhận cầm cố tài sản theo đúng cam kết.
Đây là đặc điểm nổi bật và cũng là điểm "xuất phát" cho những khác biệt của biện
pháp cầm cố tài sản. Theo đó,
+ Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài
sản cầm cố trong trường hợp nhận thấy có hư hỏng/có dấu hiệu giảm sút giá trị
hoặc có nguy cơ dẫn đến việc giá trị tài sản cầm cố giảm sút đồng thời yêu cầu
người giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại nếu có tranh chấp thì bên cầm cố có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Bên nhận cầm cố đã trở thành chủ thể có quyền chiếm giữ hợp pháp đối
với tài sản cầm cố đó. Vì vậy, nếu có sự xâm phạm trái pháp luật hoặc chiếm giữ
sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật từ bên thứ ba thì bên nhận cầm có quyền yêu
cầu người thứ ba phải hoàn trả tài sản cho mình, nếu người đó không tự nguyện trả
thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
+ Bên cầm cố tài sản không có nghĩa vụ phải chuyển giao giấy tờ xác nhận
quyền sở hữu tài sản cho bên nhận cầm cố, nhưng bên nhận cầm cố cũng có thể
yêu cầu bên cầm cố cho mình xem giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu tài
sản đó có đăng ký quyền sở hữu) nhằm xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu
của bên cầm cố hay không. Bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố
và giữ lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, văn bản cầm cố tài sản để làm
bằng chứng lấy lại tài sản khi đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản
cầm cố. Tuy nhiên, thực tế bên nhận cầm cố thường yêu cầu được trực tiếp giữ các
loại giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản để cầm cố. Vấn đề này cũng
đang có những suy nghĩ trái chiều.
- Ngoài ra, các bên có thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm thì:
+ Bên nhận cầm cố có quyền thu phí của bên cầm cố liên quan đến việc bảo
quản, giữ gìn tài sản cầm cố;
+ Bên cầm cố được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý. Trong
trường hợp này, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố sẽ được ưu tiên thanh
toán cho nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố;
+ Bên cầm cố được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác.Việc thay
đổi này phải được ghi nhận rõ ràng tại văn bản cầm cố có chữ ký (và đóng dấu đối
với trường hợp là tổ chức) của các bên;
+ Thuê bên thứ ba trông giữ tài sản cầm cố;
+ Bên nhận cầm cố được khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu
được bên cầm cố đồng ý.
- Quyền của bên thứ ba đối với tài sản cầm cố (khoản 2 Điều 330 Bộ luật
Dân sự): Trường hợp giao dịch cầm cố có người thứ ba có quyền lợi mà bên thứ
ba cũng như bên nhận cầm cố đều ngay tình trong giao dịch với bên cầm cố thì
bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu
bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền lợi của
bên thứ ba. Đây cũng là một rủi ro hay gặp trong hoạt động tín dụng nếu cán bộ
tín dụng lơ là trong khâu thẩm định. Đối với các tài sản đã có giao dịch phát sinh
trước thời điểm được cầm cố tại ngân hàng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải
chia sẻ quyền lợi với người thứ ba ngay tình đó (người thứ ba ở đây có thể là
người được chủ tài sản hứa bán/chuyển nhượng/cho/tặng tài sản hoặc bên thuê)
Ví dụ: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên tỷ lệ của giá trị tài
sản cầm cố, nếu khi xảy ra vi phạm, lại xuất hiện bên thứ ba có quyền đối với tài
sản cầm cố đó. Trong tình huống này, ngân hàng hủy hợp đồng và yêu cầu đòi bồi
thường thì khoản cấp tín dụng nói trên trở thành khoản cấp tín dụng không có bảo
đảm, ngân hàng rất khó khăn để thu đủ số nợ của khách hàng. Nên giải pháp an
toàn hơn trong trường hợp này, ngân hàng chấp nhận duy trì hợp đồng cầm cố và
công nhận quyền của bên thứ ba.
- Bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn
tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện
nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản cho phép.
* Việc cầm cố tài sản chấm dứt khi:
Khoản 1 và khoản 2 Điều 339 Bộ luật Dân sự: "Việc cầm cố tài sản chấm
dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm
dứt; 2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác" [49].
Điều 335 Bộ luật Dân sự: "Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được
bên nhận cầm cố đồng ý" [49].
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT hướng
dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất
đai, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 09/01/2002 về việc
hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp
thông tin về giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
thuộc Bộ Tư pháp và các Chi nhánh, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2006), Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 hướng dẫn một
số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc
gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 03/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 sửa đổi, bổ
sung một số quy định của Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 hướng
dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông
tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục
Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn
một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng
mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài
sản, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ và thông
báo việc kê biên tài sản thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản kê biên được
thực hiện theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại các Trung
tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BTP về sửa đổi, bổ sung một số
điều Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề
về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng mua trả chậm,
trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng
cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ và thông báo việc kê
biên tài sản thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản kê biên được thực hiện
theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại các Trung tâm Đăng
ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư
pháp và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày
06/12/2010 hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo
đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh, quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTP-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư liên tịch số
06/2010/TTLT-BTP-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số
20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
11. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 05/2006/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Nhà ở 2005, Hà Nội.
12. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 01/2009/TT-BXD quy định một số nội dung
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và hướng dẫn mẫu Hợp đồng
mua bán căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh
nhà ở, Hà Nội.
13. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
14. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21
của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 quy định cụ thể và hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở,
Hà Nội.
15. Chính phủ (1999), Nghị định số 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà
Nội.
16. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng, Hà Nội.
17. Chính phủ (2000), Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 về đăng ký
giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Thông tư số 06/2002/TT-BTP hướng dẫn một số quy định
Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Hà
Nội.
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Hà
Nội.
20. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao
dịch bảo đảm, Hà Nội.
21. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Hà Nội.
22. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005, Hà Nội.
23. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Hà Nội.
24. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà
Nội.
25. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
26. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
27. Chính phủ (2011), Nghị định số 38/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, Hà Nội.
28. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch
bảo đảm, Hà Nội.
29. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
Luật Đất đai, Hà Nội.
30. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005,
tập I, tập II, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập II,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Ngân hàng Nhà nước (2000), Công văn số 34/CV-NHNN1 7/01/2000 về việc
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ, nhân viên và thu hồi nợ
từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác, Hà Nội.
33. Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 217/QĐ-NH1 về việc ban hành
Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng, Hà Nội.
34. Ngân hàng Nhà nước (2000), Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng, Hà Nội.
35. Ngân hàng Nhà nước (2000), Thông tư số 10/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực
hiện các giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng quy định tại
Nghị quyết 11/2000/NQ-CP, Hà Nội.
36. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về ban
hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
37. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày
11/01/2002 về sửa đổi Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về ban hành
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
38. Ngân hàng Nhà nước (2003), Thông tư số 07/2003/TT-NHNN của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam ban hành ngày 19/5/2003 hướng dẫn một số quy định về bảo đảm
tiền vay tại các văn bản trên đây để các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
39. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ban hành
ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
40. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư số 03/2009/TT-NHNN ban hành ngày
2/3/2009 quy định việc cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng hàng, Hà Nội.
41. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư số 11/2009/TT-NHNN sửa đổi Thông tư
số 03/2009/TT-NHNN ngày 02/3/2009 quy định về việc cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các
ngân hàng, Hà Nội.
42. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 17/2011/TT-NHNN quy định việc
cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
43. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 37/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 quy định về
việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước
đối với các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
44. Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính và Tổng cục
Địa chính (2001), Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-
TCĐC hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tồ
chức tín dụng, Hà Nội.
45. Ngân hàng Nhà nước - Bộ Xây dựng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi
trường (2014) Thông tư số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT hướng
dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (bao gồm thủ tục thế
chấp, công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký thế chấp) của tổ chức, cá
nhân để vay vốn tại tổ chức tín dụng mua nhà ở trong dự án phát triển nhà ở,
dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, Hà Nội.
46. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
47. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
48. Quốc hội (2004), Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
49. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
51. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
52. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
53. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004867_5207.pdf