Trước những thử thách trong thực tế mà Hiến pháp nước ta đang gặp phải
thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hiến bằng pháp luật là vô cùng cần
thiết. Học tập và tiếp thu kinh nghiệm bảo hiến đã có lịch sử thực tiễn của các mô
hình phổ biến trên thế giới kết hợp với đường lối chủ trương xây dựng nhà nước
pháp quyền và xây dựng pháp luật của Đảng và nhà nước ta để đảm bảo các định
hướng và quyền con người là việc làm cần thiết. Điểm xuất phát đầu tiên có thể là
các cơ chế mang tính thử nghiệm, tham vấn để đưa ra các vấn đề cần bảo vệ trong
hoạt động quản lý xã hội trong đó kết hợp với đội ngũ Luật sư và truyền thông để
nhận được sự phản biện và giám sát khách quan cần thiết. Cơ chế có tính tài phán
sẽ được hoàn thiện dần sau khi đã có kinh nghiệm hoạt động tham vấn để nâng cao
hiệu lực hiệu quả của cơ chế bảo hiến. Vấn đề này cần được sớm đưa ra thảo luận,
lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học để thực hiện một cách thận trọng nhưng
đạt hiệu quả trong thực tế đáp ứng xu thế phát triển của đất nước khi dân trí
trong ngày một cao, các đòi hỏi về quyền công dân – quyền con người ngày
càng cấp bách và trong bối cảnh Việt nam đang tích cực hòa nhập quốc tế theo
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả song phương và đa phương.
Xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu lực và hiệu quả trên phải cơ sở làm rõ các
yếu tố cấu thành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, đưa ra được nền
tảng lý luận để dựa vào đó tạo dựng cơ chế bảo hiến được tổ chức khoa học, có sự
liên kết với các thiết chế khác và không ảnh hưởng hay đứng trên quyền lực nhân
dân. Đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tránh xu hướng lợi dụng
hoạt động bảo Hiến làm chệch hướng chính trị gây mất ổn định xã hội và thực sự
phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Như vậy, cơ chế bảo hiến bằng pháp luật mới phát huy được hết giá trị vốn có của
nó trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với
thực tiễn ở Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đƣợc đƣa ra thảo luận và nghiên cứu với mức độ tích cực khác
nhau thu hút sự chú ý của xã hội và giới luật học. Dƣới góc độ lý luận, từ năm 1991 đã
có nhiều bài viết của các học giả tâm huyết thể hiện các quan điểm lý luận về cơ chế bảo
hiến cho Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu pháp luật về bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà
khoa học pháp lý xem xét và nghiên cứu nhƣng tính thời sự và các vấn đề thực tiễn cần
giải quyết vẫn tiếp tục đƣợc đặt ra. Việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo
vệ Hiến pháp ở nƣớc ta trong Luận văn thạc sĩ vẫn là điều cần thiết. Vì thế đề tài này
dƣới góc độ nghiên cứu khoa học vẫn đảm bảo tính mới, tính cấp thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu cơ bản về cơ chế bảo hiến bằng pháp
luật trên thế giới thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những khái niệm,
vai trò của bảo hiến đối với mỗi quốc gia, làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn xây dựng mô hình bảo hiến ở mỗi nƣớc. Đồng thời nghiên cứu xác định
những ƣu điểm và hạn chế của pháp luật bảo hiến hiện tại, xem xét nền tảng để
hoàn thiện pháp luật về bảo hiến ở Việt Nam. Để hoàn thành mục đích trên, luận
văn cần thực hiện những nhiệm vụ:
2
- Nghiên cứu các đặc điểm của các pháp luật và cơ chế bảo vệ Hiến pháp
trên thế giới.Bên cạnh đó, tìm hiểu tại sao các quốc gia lại lựa chọn các cơ chế bảo
hiến đó, nhằm tìm ra những mô hình phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, yêu
cầu cần thiết cho sự đổi mới của mô hình.
- Nghiên cứu đƣa ra các kiến nghị, kế thừa và phát triển cơ chế bảo vệ hiến
pháp bằng pháp luật phù hợp với đặc điểm quốc gia đối với Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sỹ, ngƣời viết xác định phạm
vi của đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến
việc hình thành thực hiện bảo hiến ở Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn,
thách thức trong việc xây dựng mô hình bảo hiến, trên cơ sở đó đề xuất một số
phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hiến bằng pháp luật ở
Việt nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp luận khoa học
của Chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà
nƣớc nói riêng.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử và lôgic, phƣơng pháp thống kê, so
sánh để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận văn đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo
vệ hiến pháp bằng pháp luật trong bối cảnh Việt Nam đang từng bƣớc nỗ lực thực hiện
quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với những kết quả mà luận văn đạt đƣợc, tác giả hy vọng sẽ là sự kế
thừa các công trình nghiên cứu đã có và góp một phần nhỏ vào việc tạo thêm
cơ chế hiệu quả để bảo vệ Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả các hành
vi vi hiến.
3
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ chế bảo vệ Hiên pháp
bằng pháp luật
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp
bằng pháp luật ở Việt Nam .
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN
PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
1.1.1.Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp
Trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất, là nguồn của các văn bản quy phạm pháp luật, cần phải đƣợc tôn
trọng và bảo vệ nghiêm chỉnh. Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề quan
trọng cơ bản nhƣ tổ chức quyền lực nhà nƣớc, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dụcNội dung những quy định
của Hiến pháp xác định nền tảng pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà
nƣớc, bảo đảm quyền tự do, dân chủ và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời
đây cũng là những cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, xem xét tính hợp hiến của các
đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc ban hành. Hiến
pháp có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nên việc bảo vệ Hiến pháp khỏi những hành vi
vi hiến là điều tất yếu phải làm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình thực
thi Hiến pháp luôn luôn xảy ra tình trạng vi phạm Hiến pháp.Vi phạm Hiến pháp
thể hiện ở cả trạng thái chủ động và thụ động
1.1.2. Bảo hiến và các mô hình bảo hiến trên thế giới
Có nhiều quan niệm nhƣng tổng quát đó là bảo vệ Hiến pháp là tổng hợp
các hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể mà hiến pháp xác định thẩm quyền
nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa, chống lại và triệt tiêu
hành vi vi hiến.
Trên thế giới có một số mô hình bảo hiến đã có lịch sử hình thành và phát
triển và trở nên phổ biến đó là:
Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ(American Model),quyền bảo hiến đƣợc
giao cho tòa án tƣ pháp thực hiện. Ƣu điểm của mô hình này là bảo
hiến rộng khắp đi cùng hoạt động xét xử khi có yêu cầu của đƣơng sự.
Tuy nhiên, nhƣợc điểm là thủ tục tố tụng và chỉ bảo hiến khi phát sinh
yêu cầu cụ thể.
5
Mô hình bảo vệ Hiến pháp của các nước châu Âu (European
Model). Đây là kiểu thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện bảo
vệ Hiến pháp. Mô hình này có ƣu điểm là kết hợp đƣợc việc giải
quyết các vụ việc cụ thể, đồng thời giải quyết cả những việc có tác
dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của những ngƣời, cơ
quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nƣớc
Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu – Mỹ (The Mixed Model). Đây
là sự kết hợp của cả hai mô hình với Tòa án Hiến pháp kết hợp với
các tòa án thƣờng để giải quyết cả ở vĩ mô lẫn các vụ việc nếu phát
hiện ra vi phạm Hiến pháp.
Ngoài các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp kể trên còn có mô hình giám sát
tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật kiểu Pháp (The French Model)
với ƣu điểm hạn chế các văn bản vi hiến nhƣng lại có nhƣợc điểm là sự can tiệp
quá sâu của hội đồng Bảo hiến vào lập pháp. Lý thuyết về bảo hiến thƣờng chia
các mô hình bảo hiến bằng cơ quan tƣ pháp thành hai mô hình cơ bản: mô hình bảo
hiến phi tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Mỹ và mô hình bảo hiến tập trung
hoá với đại diện tiêu biểu là Đức. Ở một số nƣớc nhiệm vụ bảo hiến đƣợc giao cho
nhiều cơ quan khác nhau đảm nhiệm. Sở dĩ các nƣớc trên thế giới sử dụng các mô
hình bảo hiến khác nhau, vì theo học thuyết Mác-Lênin về các hình thái kinh tế -
xã hội: mỗi hình thái kinh tế - xã hội tƣơng ứng với chế độ kinh tế của nó, có một
kiểu nhà nƣớc, hiến pháp, pháp luật nhất định.
1.2. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP
BẰNG PHÁP LUẬT
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ hiến pháp
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp là một tổng thể các yếu tố có quan hệ mật thiết,
tương tác lẫn nhau, hình thành một hệ thống và phương thức vận hành của hệ
thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ Hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn trọng,
giữ gìn Hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế, thiết chế và phƣơng
thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Trong đó, thể chế bao gồm các
nguyên tắc, quy phạm hợp thành hệ thống có tính định hƣớng và điều chỉnh các
quan hệ xã hội khi thực hiện bảo hiến. Thiết chế bảo hiến là hệ thống các cơ quan
tổ chức,cá nhân thực hiện bảo hiến với chức năng, tổ chức và nhiệm vụ có liên
6
quan. Phƣơng thức vận hành để thiết chế bảo vệ Hiến pháp hoạt động và thể chế
bảo vệ Hiến pháp đƣợc thực thi.Cả ba yếu tố cấu thành này có sự ràng buộc chặt
chẽ và không thể tách rời.
1.2.2. Cơ chế nhà nước, cơ chế xã hội và cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp
Có nhiều cơ chế để bảo vệ Hiến pháp, bởi Hiến pháp là sản phẩm của dân
chủ và nhân dân. Trƣớc hết, nhà nƣớc thực hiện bảo hiến bởi Hiến pháp quy định
về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, bảo vệ quyền con ngƣời và quyền
công dân. Nhà nƣớc sẽ giải quyết các vi phạm Hiến pháp quan trọng nhất bởi sức
mạnh nội tại của nó cho phép đảm nhiệm nhiệm vụ đó. Bên cạnh cơ chế bảo hiến
bằng nhà nƣớc còn cơ chế bảo hiến bằng xã hội, đó là sự vận dụng sức mạnh của
cả hệ thống các tổ chức xã hội và công dân tham gia góp ý xây dựng pháp luật,
giám sát việc thực thi Hiến pháp.một cách cụ thể và rộng khắp, thể hiện quyền
lực nhân dân. Quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng và là quyền lực đặc biệt
phát huy ảnh hƣởng đối với hoạt động bảo hiến. Để cân bằng đƣợc mối quan hệ
giữa chính trị và tổ chức bộ máy nhà nƣớc, Hiến pháp các nƣớc phải quy định (ở
những mức độ và hình thức không giống nhau) về chế độ chính trị, các quyền về
chính trị của công dân, quy định về các đảng phái chính trị, để làm sao vừa đảm
bảo dân chủ, vừa giữ đƣợc trật tự chính trị và trật tự nhà nƣớc, xã hội. Đó cũng là
cách mà cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp. Tựu chung việc bảo vệ Hiến pháp của
các cơ chế đều trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật.
1.2.3. Một số thức dạng vi hiến ở Việt nam
Vi hiến trong hoạt động cơ quan lập pháp
Cơ quan lập pháp có trách nhiệm làm luật, sửa đổi luật và ngăn chặn các văn
bản vi hiến,trái luật. Nhƣng thực tế, không phải lúc nào cơ quan lập pháp cũng
thực hiện đầy đủ quyền và đồng thời là nghĩa vụ của mình. Việc không thực hiện
các quyền và nghĩa vụ Hiến định sẽ trực tiếp hạn chế các quyền tự do cơ bản của
công dân, hạn chế sự phát triển các mặt của đất nƣớc, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt
động của các nhánh quyền lực khác. Việc Quốc hội không hành động,không thực
hiện đúng và đầy đủ quyền làm luật của mình chính là sự vi hiến.Thực tế,nhiều
nghành lĩnh vực trong tổ chức và hoạt động có sự vi phạm các quy định của hiến
pháp, luật nhƣng Quốc hội không thực hiện đúng chức trách đƣợc giao khi thực
hiện chức năng giám sát việc tuân thủ hiến pháp, luật.Thiếu tính kiên quyết hoặc
không giải thích Hiến pháp kịp thời dẫn đến sự lạm quyền trong thực hiện công
việc ở một số nhánh quyền lực
7
Vi hiến trong hoạt động của hành pháp
Hiến pháp 2013 có quy định quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Hoạt
động hành pháp là hoạt động của chính phủ và các thành viên chính phủ để thực
hiện chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn hiến định và luật định của mình; cũng nhƣ
hoạt động của các cơ quan,cá nhân thuộc bộ máy hành chính nhà nƣớc để thực
hiện quyền hành pháp. Nhƣ vậy, theo Hiến pháp 2013 sự vi hiến trong hành pháp
thể hiện ở nhiều yếu tố nhƣ đƣa ra các dự luật trái hiến pháp, sự lạm quyền, vƣợt
quá thẩm quyền hiến định, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kịp thời
các nghĩa vụ Hiến pháp quy định dù thể hiện dƣới hình thức nào thì sự vi phạm
của hành pháp cũng tác động đến hiệu lực của hiến pháp, đến các quyền tự do dân
chủ của công dân
Vi hiến trong hoạt động tư pháp
Hành vi vi hiến của các cơ quan tƣ pháp thƣờng nằm ở việc ban hành các
văn bản trái luật, vi phạm hiến pháp; thực hiện không đúng các nghĩa vụ phải làm;
thiếu sự độc lập, phụ thuộc vào các nhánh quyền lực khác một cách tiêu cực.sự
vi hiến này đều tác động tiêu cực đến việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, tính tôn nghiêm của pháp luật. Có những tồn tại đang đƣợc chấp
nhận nhƣ một điều cần có mà hoàn toàn trái Hiến pháp. Ví dụ nhƣ khái niệm họp
liên ngành liên ngành tƣ pháp để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền xét
xử. Việc dùng ảnh hƣởng cá nhân để can thiệp vào công tác xét xử dần dần thay
đổi lòng tin của nhân dân vào sự khách quan và công bằng của cơ quan tòa án và
toàn nghành tƣ pháp.
1.3. CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT
Khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật
xác định hệ thống các chủ thể (cơ quan nhà nước, cá nhân) được Hiến pháp quy
định (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động bảo
vệ hiến pháp, cùng với phương thức vận hành, các điều kiện đảm bảo hoạt động
cho hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn
trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp.
Đặc điểm của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật
Bảo hiến bằng pháp luật mang tính pháp lý chặt chẽ, khuôn mẫu quy phạm
bắt buộc của phát luật, sự minh bạch dự trên nguyên tắc phổ biến. So với các cơ
8
chế bảo hiến khác, bảo hiến bằng pháp luật hiệu quả hơn khi vừa có trách nhiệm
pháp lý, vừa có yếu tố tuyên truyền và các tác động xã hội rộng khắp.
Nội dung cấu thành và nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng
pháp luật
Về mặt cấu trúc, cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật gồm các yếu tố cấu
thành sau:
- Quy phạm pháp luật bảo vệ Hiến pháp: Các quy phạm pháp luật bảo vệ
Hiến pháp phải đƣợc tạo thành một thể thống nhất, đứng đầu là quy phạm Hiến
pháp, dƣới đó là quy phạm luật.
- Thiết chế bảo vệ Hiến pháp: Đó là các tổ chức, ngƣời có thẩm quyền đƣợc
Hiến pháp (trực tiếp, gián tiếp) trao quyền bảo vệ Hiến pháp. Các thiết chế này
đƣợc Hiến định hoặc đƣợc thành lập bởi cơ quan lập pháp, đƣợc luật hóa về vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phƣơng thức hoạt động và các điều kiện đáp ứng
cho hoạt động.
- Phương thức phối hợp hoạt động giữa các thiết chế bảo vệ Hiến pháp
Nếu cơ chế bảo hiến đƣợc thiết lập khoa học thì sự vận hành mới chơn chu,
sự phối kết hợp giữa các thiết chế có liên quan đƣợc kịp thời, đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả, ngƣợc lại, nếu cơ chế lỏng lẻo, trùng lắp, chồng chéo, bỏ ngỏ, thì không
những thủ tục phối hợp bị ách tắc, xung đột, làm giảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện
pháp luật bảo hiến, mà còn tạo nên khoảng trống cho hành vi vi hiến xuất hiện.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ
bản mới có thể phát huy hiệu lực. Nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp
đòi hỏi thể chế bảo hiến phải luôn thể hiện đầy đủ. Phải coi Hiến pháp là nền tảng
gốc của các đạo luật và mọi chủ thể phải có ý thức tuân theo. Bên cạnh nguyên tắc
này cần thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời và đây cũng
là sự thể hiện đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyên.
1.3.1. MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG
PHÁP LUẬT TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
Bảo hiến bằng Hội đồng Bảo Hiến ở Cộng hòa Pháp
Nƣớc Pháp thực hiện mô hình Hội đồng bảo hiến nhằm cân bằng quyền lực
nhà nƣớc. Hội đồng bảo hiến là cơ quan chuyên trách, độc lập về giám sát Hiến
pháp nhƣng không thuộc hệ thống cơ quan tƣ pháp, hành pháp hay lập pháp.
Chức năng cơ bản của Hội đồng bảo hiến là bảo đảm cho ba nhánh quyền lực trên
9
hoạt động trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của Hiến pháp. Ngoài
Hội đồng bảo hiến, không cơ quan nào có quyền thực hiện chức năng giám sát
Hiến pháp. Theo mô hình này, giám sát Hiến pháp chủ yếu là giám sát trƣớc,
mang tính bắt buộc đối với các đạo luật về tổ chức, quy chế hoạt động của Nghị
viện, các tranh chấp về bầu cử và trƣng cầu dân ý
Bảo hiến bằng tòa án ở Hoa kỳ
Bảo hiến ở Mỹ đƣợc giao cho các tòa án thƣờng giải quyết .Tuy nhiên, nổi
bật lên vai trò bảo hiến của tòa án tối cao. Các sự việc có yêu cầu bảo hiến phần lớn
đều đƣợc giải quyết tại tòa án tối cao nên tòa án này sẽ thực hiện việc tuyên bố sự vi
hiến.Việc giám sát hiến pháp đƣợc gắn với các vụ việc cụ thể. Tòa án không xem xét
bảo hiến nếu không có việc kiện và phải gắn với quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời đi
kiện.Nếu một đạo luật bị tuyên là vi hiến thì nó sẽ không đƣợc tiếp tục áp dụng.
Bảo hiến bằng tòa án Hiến pháp tại Đức
Cộng hòa LB Đức thực hiện bảo hiến bằng Tòa án hiến pháp với cơ cầu gồm
hai tòa ngang nhau.Tòa thứ nhất giải quyết các vấn đề về quyền cơ bản trong Hiến
pháp và sự mâu thuẫn giữa luật của bang và liên bang với hiến pháp. Tòa án thứ
hai tập trung giải quyết tranh chấp theo luật công những vấn đề phát sinh từ quan
hệ giữa các nhánh quyền lực, giữa các cấp quyền lực (liên bang và tiểu bang) và
các tranh chấp khác nhƣ: Việc thực hiện quyền công dân; Cấm hoạt động đảng
chính trị; tranh chấp và nghĩa vụ Liên bang và các tiểu bangTòa án Hiến pháp
Liên bang Đức đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ quyền cơ bản của
công dân. Mọi ngƣời đều có quyền khiếu nại tại Tòa án Hiến pháp Liên bang khi
họ cho rằng quyền cơ bản của họ hay các quyền tƣơng tự quyền cơ bản bị vi phạm
bởi một văn bản hay quyết định của chính quyền nhà nƣớc.
Bảo hiến tại các nước Đông Nam Á
Tiếp thu kinh nghiệm thế giới, có nƣớc đã lựa chọn mô hình bảo hiến kiểu
Mỹ với thẩm quyền giám sát Hiến pháp đƣợc giao cho tòa án có thẩm quyền chung
thực hiện; mô hình kiểu châu Âu với tòa án Hiến pháp hoặc có nƣớc chọn lập Hội
đồng bảo hiến và có cả hỗn hợp Âu – Mỹ với Tòa án thẩm quyền chung cùng Tòa
án hiến pháp. Có nƣớc trƣớc đây lựa chọn bảo hiến bằng Quốc hội nhƣng sau một
thời gian hoạt động không hiệu quả đã khôi phục lại cơ quan bảo vệ Hiến pháp độc
lập để thực hiện bảo vệ Hiến pháp.
10
Quốc hội thực hiện bảo hiến
Theo mô hình này, chỉ có Nghị viện (hay Quốc hội) mới có quyền kiểm tra
các văn bản pháp luật do mình thông qua. Nhƣ vậy, nghị viện có chức năng kép,
vừa có thẩm quyền ban hành luật, vừa kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật do mình
ban hành. Điều này bị các học giả trên thế giới phê phán là không đảm bảo tính
độc lập, khách quan. Thêm vào đó, do Nghị viện là cơ quan đại biểu, mang tính
chất chính trị nên thƣờng không có trình tự, thủ tục phù hợp nhƣ các thiết chế bảo
hiến chuyên trách để tiến hành xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của một văn
bản pháp luật.
1.3.2. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH BẢO
HIẾN TRÊN THẾ GIỚI
Lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước, hệ thống
pháp luật
Vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn
mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối
việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc, nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia
thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất bởi dòng pháp luật
nào. Từ sự nghiên cứu và so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở một số nƣớc cho
thấy, cấu trúc và sự vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào
cũng phụ thuộc trƣớc hết vào lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nƣớc, phụ thuộc vào việc hệ thống pháp luật của quốc gia đó thuộc
dòng pháp luật nào. Đối với các quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập một
cách cứng rắn và theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, chức năng bảo vệ Hiến pháp
đƣợc giao cho hệ thống tòa án (trong đó cao nhất là Tòa án Tối cao liên bang) là
phù hợp. Ở đây, sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp mang tính rạch ròi. Hệ thống tòa án, đặc biệt
là Tòa án tối cao liên bang hoàn toàn độc lập với hai nhánh lập pháp và hành pháp.
Bên cạnh đó, ở những nƣớc theo dòng pháp luật Anh - Mỹ, không chỉ Hiến pháp
và các văn bản pháp luật mà án lệ cũng đƣợc coi là nguồn chủ yếu của pháp luật.
Thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng án lệ đã tạo cho thẩm phán ở
những quốc gia này có nhiều kiến thức pháp lý và kinh nghiệm đa lĩnh vực, đa
ngành nghề. Đó là điểm thuận lợi để họ có thể xem xét đƣợc tính hợp hiến của các
đạo luật khác nhau. Ở những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và
11
áp dụng thuyết phân quyền mang tính mềm dẻo hơn, việc thiết kế cơ chế bảo vệ
Hiến pháp với cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách là phù hợp. Theo dòng pháp
luật này, Hiến pháp và các đạo luật thành văn đƣợc coi là nguồn pháp luật phổ biến
và bắt buộc. Thực tiễn áp dụng pháp luật của thẩm phán ở các quốc gia theo hệ
thống pháp luật châu Âu lục địa mang tính chuyên sâu theo tính chất từng loại án,
nên kiến thức và kinh nghiệm không đủ tầm bao quát để đánh giá hết tính chất của
các quy phạm trong một đạo luật thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tòa án thƣờng
không thể đƣợc coi là nơi phán xét tính hợp hiến của các đạo luật. Chức năng đó
phải do những ngƣời có thẩm quyền cao hơn và uy tín lớn hơn so với thẩm phán
thƣờng thực hiện. Vì vậy, cần phải thành lập một thiết chế chuyên trách để thực
hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp. Nhƣ vậy, vấn đề hết sức quan trọng đối với một
quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp đó là xác
định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc, nhận định xem
hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hƣởng sâu
sắc nhất bởi hệ thống pháp luật nào.
Chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước
Việc xác định nội dung của hoạt động bảo vệ Hiến pháp và tính chất của cơ
quan bảo vệ Hiến pháp của mỗi quốc gia cần căn cứ vào chế độ chính trị, cấu trúc
nhà nƣớc. Đối với các quốc gia có chế độ chính trị đa nguyên, cấu trúc nhà nƣớc
liên bang thì hoạt động bảo vệ Hiến pháp thƣờng bao gồm nhiều loại hoạt động.
Trong đó chắc chắn phải có những nội dung về giải quyết tranh chấp thẩm quyền
giữa liên bang và các bang, giữa phán quyết về tính hợp hiến trong hoạt động của
các đảng phái chính trị. Đối với các quốc gia có cấu trúc nhà nƣớc đơn nhất thì
trong nội dung bảo vệ Hiến pháp không bao gồm hoạt động giải quyết tranh chấp
giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang. Bên cạnh đó, việc quốc gia
áp dụng nguyên tắc tập quyền, nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc tản quyền hay
kết hợp các nguyên tắc đó trong việc tổ chức mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc ở
trung ƣơng với chính quyền địa phƣơng cũng ảnh hƣởng nhiều tới nội dung của thể
chế bảo vệ Hiến pháp, tính chất của quy trình, thủ tục mà thiết chế bảo vệ Hiến
pháp áp dụng và hiệu lực của phƣơng thức bảo vệ Hiến pháp. Với những nhà nƣớc
tập quyền, xây dựng một mô hình bảo hiến tập trung và độc lập có thể bị coi là sự
lấn quyền và ảnh hƣởng tới quyền lực tối cao, yếu tố đứng trên là lý do của sự trì
hoãn việc ra đời của một mô hình bảo hiến hiệu quả. Với những hình thức tổ chức
12
quyền lực khác, mô hình bảo hiến sẽ đƣợc tổ chức phù hợp với không gian và thứ
bậc của bộ máy quyền lực, bộ máy hành chính mà trong đó các cơ quan bảo hiến
có thể thực hiện bảo hiến theo từng thứ bậc khác nhau. Nhƣ vậy, đối với mỗi
quốc gia, khi quy định nội dung của thể chế bảo vệ Hiến pháp, phƣơng thức vận
hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp cần dựa trên đặc điểm tình hình chế độ chính
trị và cấu trúc nhà nƣớc của quốc gia mình.
13
Tiểu kết Chương 1
Sự hình thành và phát triển cuả các tƣ tƣởng và mô hình bảo vệ Hiến pháp
trên thế giới đều xuất phát từ các cuộc cách mạng dân chủ mà sản phẩm kết tinh là
các Hiến pháp thành văn (trừ nƣớc Anh).Hoạt động bảo vệ hiến pháp chủ yếu đều
gắn liền với tài phán Hiến pháp.Từ đó bảo hiến trở nên cụ thể và kịp thời.Mỗi công
dân đều có thể cảm nhận sự hiện hữu và cần thiết của Hiến pháp đối với họ thông
qua hoạt động bảo hiến. Hiến pháp thực sự trở thành khế ƣớc quan trọng giữa nhà
nƣớc và công dân, là công cụ thiết yếu để cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các
nhánh quyền lực. Tuy nhiên, có lúc các công cụ bảo hiến (Tòa án Hiến pháp) lại
trở thành công cụ để các thế lực chính trị sử dụng để phục vụ mƣu đồ riêng của cá
nhân hay đảng phái. Tuy thế không thể phủ nhận giá trị tiến bộ, dân chủ và bình
đẳng của cơ chế bảo hiến đã đƣợc hình thành trên thế giới mà ở đó những nƣớc
đang bƣớc những bƣớc đầu tiên để xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu lực nhƣ Việt
Nam học tập.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN
PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Việt Nam có lịch sử lập pháp chƣa dài nên lịch sử bảo hiến cũng không
phong phú. Từ khi hiến pháp 1946 ra đời đến bản Hiến pháp 2013 các quy định
mang tính Hiến định vẫn còn mờ nhạt, các quy định về chức năng nhiệm vụ,quyền
hạn bảo vệ Hiến pháp quá chồng chéo dẫn đến gần nhƣ bị vô hiệu hóa do thiếu tính
hiện thực và sự kiểm soát phải thực hiện không đƣợc thể hiện trong thực tế.
2.1. SƠ LƢỢC CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Cơ chế bảo vệ hiến pháp theo hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ chiến tranh đã cận
kề.Tuy bản Hiến pháp này đƣợc coi là tiến bộ và hiện đại nhất trong các Hiến pháp
nhƣng thực tế do hoàn cảnh chiến tranh vấn đề bảo hiến đã không đƣợc thực hiện.
Yếu tố bảo hiến thông qua quyền phúc quyết Hiến pháp tránh sửa đổi Hiến pháp
tùy tiện đã không đƣợc thực hiện.
Cơ chế bảo vệ hiến pháp theo theo hiến pháp 1959
Sau kháng chiến chống Pháp, Miền bắc bƣớc vào giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chuẩn bị thống nhất đất nƣớc do tổng tuyển cử dự định vào năm
1956 đã không diễn ra theo kế hoạch (Hiệp định Geneve). Hiến pháp 1959 mang tƣ
tƣởng cần phải giám sát việc thi hành và tuân thủ Hiến pháp là rất quan trọng để
bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ chế độ chính trị kinh tế ,xã hội của nhà nƣớc,bảo vệ
quyền làm chủ tập thể nƣớc và tự do dân chủ của nhân dân.Tuy Hiến pháp 1959
chƣa quy định cụ thể về cơ chế bảo hiến và cũng nhƣ Hiến pháp 1946, nó chứa
đựng một số điều khoản mang tính chất bảo hiến và tính tối cao của hiến pháp
cũng đƣợc thể hiện.
Cơ chế bảo vệ hiến pháp theo theo Hiến pháp năm 1980
Nƣớc ta vừa bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài, cơ sở hạ tầng quốc gia bị
phá hoại nặng nề, tình hình khu vực và quốc tế rất bất lợi cho cách mạng Việt nam.
Hơi thở hào hùng của chiến thắng đã thể hiện trong bản Hiến pháp này với những
lạc quan quá thực tế.Theo Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp của nƣớc Việt nam
thống nhất với nhiều yếu tố không thực tế,khó thực hiện. Cơ chế bảo hiến là sự
phân tán đan xen vào chức năng nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên sự tập trung làm
15
nhiệm vụ bảo hiến không đạt kết quả nhƣ mong muốn.Tính quan liêu, thành tích
chủ nghĩa lan tràn đã phủ mờ những yếu kém thậm chí là sự vi hiến của nhiều cơ
quan, tổ chức và ngƣời có trách nhiệm.
Cơ chế bảo vệ hiến pháp theo theo Hiến pháp 1992 (Hiến pháp sửa đổi
bổ xung 2001)
Những tồn tại về cơ chế bảo hiến tồn tại trong các bản hiến pháp trƣớc (đặc
biệt là hiến pháp 1959 và 1980) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc khắc phục trong bản hiến
pháp đƣợc coi là đổi mới này. Hiến pháp 1992 và cả lần sửa đổi 2001 cũng không
đƣa ra đƣợc mô hình cơ quan độc lập và chuyên trách để thực hiện chức năng bảo
hiến và vẫn tồn tại cơ chế bảo hiến phân tán với nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ
quan lại có một vài chức năng liên quan tới giám sát hiến pháp, bảo vệ hiến pháp
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP
LUẬT THEO HIẾN PHÁP 2013
Trong lời nói đầu, Hiến pháp 2013 đã nêu ra quan điểm nhân dân Việt nam
là ngƣời xây dựng,thi hành và bảo vệ Hiến pháp đây là yếu tố bảo hiến tích
cực.Những vẫn quy định cơ chế hiến phân tán, phi tập trung và kém hiệu quả
nhƣng đã xuất hiện tiền đề để xuất hiện cơ chế bảo hiến khi thừa nhận nhân dân là
chủ thể tối cao của quyền lập hiến và khi hiến pháp là của nhân dân thì vấn đề bảo
hiến phải đƣợc đặt ra. Bên cạnh những hạn chế trong vấn đề bảo hiến Hiến pháp 2013
cũng có những điểm tích cực nhằm phục vụ kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong đó
có cơ chế bảo hiến,hạn chế phần nào yếu tố lộng quyền trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nƣớc. Các quyền lập pháp – hành pháp và tƣ pháp đƣợc giao cho ba
cơ quan một cách minh định và quốc hội không phải là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến. Các cơ quan quyền lực phối hợp nhƣng có sự kiểm soát lẫn nhau.
Thực trạng thể chế bảo vệ Hiến pháp
Hiến pháp quy định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân
dân.Tuy nhiên các đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
lại có những mức độ thể hiện khác và không đầy đủ đáp ứng nguyên tắc này một
cách đủ mạnh (ví dụ đặc trƣng thống nhất quyền lực, không phần quyền, không
chế ƣớc lẫn nhau dẫn đến thiếu độc lập trong xét xử). Nguyên tắc bảo đảm các
quyền con ngƣời, quyền công dân rất khó trở thành hiện thực do sự quy định của
pháp luật đối với nội dung này chƣa cụ thể vì vậy ngƣời dân và cơ quan bảo vệ
pháp luật khó viện dẫn quy định của Hiến pháp để bảo vệ một cách triệt để các
16
quyền con ngƣời, quyền công dân. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc thống
nhất,có sự phân công, kiểm soát (điểm mới trong Hiến pháp 2013)nhƣng sự thống
nhất đó lại chƣa cụ thể hóa thành mối quan hệ pháp lý và chế độ trách nhiệm giữa
các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc. Hoạt động bảo vệ Hiến pháp ở nƣớc ta chỉ
bao gồm: Kiểm tra,giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật; giải
thích Hiến pháp; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc ,cá nhân có thẩm
quyền trong việc thi hành Hiến pháp.Với nội dung bảo hiến nhƣ vậy sẽ không đáp
ứng đáp ứng các yêu cầu nhƣ: phán quyết và xử lý đối với các hành vi vi hiến; yêu
cầu bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân; giải quyết tình trạng không thực
hiện các nghĩa vụ Hiến định, lạm quyền, tranh chấp trong cơ chế thực hiện các
quyền lập pháp,hành pháp,tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Có những nội dung bảo vệ Hiến pháp đƣợc xác định nhƣng cơ sở pháp lý để thực
hiện các nội dung đó chƣa đƣợc “luật hóa ”chƣa cụ thể, có những quy định còn mâu
thuẫn. Nội dung kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật chƣa
bao gồm kiểm tra, giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành;
quy định về giải thích Hiến pháp còn sơ sài; thiếu hệ thống, dàn trải
Thực trạng thiết chế bảo vệ Hiến pháp
Các quy định của pháp luật cho thấy thiết chế bảo vệ Hiến pháp mang tính
phi tập trung và không có thiết chế bảo Hiến chuyên trách, thẩm quyền bảo vệ Hiến
pháp đƣợc giao cho nhiều cơ quan, cá nhân khác nhau nhƣng nhiệm vụ giao cho họ
vẫn chỉ mang tính chung chung, không cụ thể,thiếu sự giải thích rõ ràng và quy trình
thực hiện nhiệm vụ với các phƣơng thức và chế tài cụ thể không đƣợc đặt ra.
Thực trạng của phương thức, sự vận hành của thiết chế bảo vệ Hiến pháp
Các thiết chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt nam (Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Ủy
ban thƣờng vụ quốc hội, Thủ tƣớng chính phủ) đều có những phƣơng thức vận
hành nhất định để tiến hành các hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Những phƣơng thức
đó biểu hiện thông qua các hình thức, quy trình thủ tục và các biện pháp mà các
thiết chế bảo vệ hiến pháp sử dụng để thực hiện thẩm quyền của mình. Quốc hội và
Ủy ban thƣờng vụ quốc hội có vai trò chủ đạo trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp
nên phƣơng thức hoạt động của các thiết chế này đƣợc các nhà làm luật thiết kế đa
dạng, quy định tƣơng đối cụ thể và rõ ràng hơn các thiết chế khác, thiết chế này có
một “khoảng” tƣơng đối để thể hiện chức năng bảo hiến. Còn các thiết chế khác
cũng có một số quy định thẩm quyền, phƣơng thức vận hành cơ chế bảo hiến
17
nhƣng chỉ mang tính hình thức, thiếu cụ thể, không có đầy đủ hoặc không có quy
trình thủ tục thực hiện thẩm quyền.Tổng thể các phƣơng thức của cơ chế bảo hiến
hiện nay chỉ mang tính khuyến nghị là chủ yếu và hiệu lực pháp lý thấp.
Đánh giá chung
Về cơ bản Hiến pháp 2013 không đƣa ra đƣợc mô hình bảo hiến với các cơ
chế và thiết chế bảo hiến cụ thể. Tuy nhiên, một điểm cần lƣu ý trong Hiến pháp
2013 đã quy định ở khoản 2 Điều 119 về vấn đề cơ chế bảo vệ hiến pháp do luật
định. Trên thực tế sau khi ban hành Hiến pháp 2013, các luật đƣợc ban hành nhằm
cụ thể hóa hiến pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc nhƣ: Luật Tổ chức Quốc
hội 2014, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật
Tổ chức Chính quyền địa phƣơng 2015, không có điều khoản nào để cụ thể hóa
khoản 2 Điều 119 Hiến pháp. Việc không luật định cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong
các văn bản đó có thể dẫn tới việc phải ban hành một đạo luật riêng về thiết lập cơ
chế bảo vệ Hiến pháp. Nhƣ vậy, vấn đề bảo hiến theo Hiến pháp 2013 vẫn không
có nhiều chuyển biến so với các bản Hiến pháp trƣớc. Cơ chế bảo hiến phân tán,
phi tập trung và kém hiệu quả nhƣng đã xuất hiện tiền đề để xuất hiện cơ chế bảo
hiến khi thừa nhận nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến và khi Hiến pháp
là của nhân dân thì vấn đề bảo hiến phải đƣợc đặt ra. Bên cạnh những hạn chế
trong vấn đề bảo hiến Hiến pháp 2013 cũng có những điểm tích cực nhằm phục vụ
kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong đó có cơ chế bảo hiến, hạn chế phần nào yếu
tố lộng quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Các quyền lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp đƣợc giao cho ba cơ quan một cách minh định và Quốc
hội không phải là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.Các cơ quan quyền lực phối
hợp nhƣng có sự kiểm soát.Trong Hiến pháp, vị trí của quyền con ngƣời, quyền
công dân đƣợc đề cao và bảo vệ. Các quyền này chỉ bị hạn chế theo quy định của
luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Khi nhận thức về quyền con ngƣời và quyền
công dân thay đổi theo hƣớng tích cực thì việc ra đời cơ chế bảo hiến thiết thực và
hiệu quả sẽ là tất yếu.
2.3 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP
BẰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Thực hiện đúng các chủ chƣơng chỉ đạo của Đảng về xây dựng và hoàn
thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cơ
18
chế bảo vệ Hiến pháp phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà
nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân, tổ chức và hoạt động của nó phải tuân thủ
những nguyên tắc để nó tồn tại và phát triển theo đúng định hƣớng,mục tiêu của
nhà nƣớc XHCN đồng thời phải đảm bảo đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền. Cơ
chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam phải
góp phần bảo đảm và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân một cách hữu hiệu.
Bảo đảm tính đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và hiệu lực của cơ chế bảo vệ Hiến
pháp, mọi vi phạm Hiến pháp phải đƣợc phán quyết và xử lý. Việc hoàn thiện, đổi
mới, cải cách cơ chế bảo hiến trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa cần tiến hành mạnh mẽ với những đột phá trên nhiều mặt nhƣng có
sự tập trung và cần đảm bảo không tạo lỗ hổng,gián đoạn về pháp lý đối với sự
bảo vệ Hiến pháp.
2.4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP
BẰNG PHÁP LUẬT
2.4.1. Giải pháp chung nhằm hoàn thiện thể chế, thiết chế và phương
thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật
A.Hoàn thiện thể chế bảo hiến
Thể chế bảo vệ Hiến pháp cần khắc phục đƣợc tính chung chung, thiếu cụ
thể và xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể đƣợc trao quyền bảo hiến và việc
bảo hiến phải đến với tất cả các nhánh quyền lực trong sự thống nhất ở nƣớc ta.
Thể chế cần bao quát và điều chỉnh tất cả các hành vi vi hiến và có thể đƣợc áp
dụng hiện thực vào thực tế.Thể chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật phải thể hiện
đƣợc đặc trƣng quyền lực thống nhất và thuộc về nhân dân, các quy định của Hiến
pháp cần đƣợc áp dụng trực tiếp khi chƣa có các văn bản quy phạm pháp luật cụ
thể. Quy định rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo ỷ lại vô hiệu hóa chức năng bảo
hiến.
B. Hoàn thiện thiết chế bảo hiến
Cần xem xét việc giao cho Quốc hội vai trò bảo hiến gần nhƣ duy nhất. Tạo
sự phối hợp giữa các tổ chức và ác nhân có thẩm quyền bảo hiến. Kết nối một cách
hợp lý, vận hành nhịp nhàng hoạt động bảo hiến ở mỗi cơ quan tổ chức . Đồng
thời, có sự phối hợp tƣơng hộ giữa các bộ phận đó để bảo hiến thực sự có hiệu quả.
Dần dần tiến tới xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách. Thiết chế bảo hiến
19
chuyên trách cần đƣợc nghiên cứu theo hƣớng có tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp và các đạo luật phù hợp với chủ chƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng
và mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
C. Hoàn thiện phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Cần thống nhất phƣơng thức vận hành của các thiết chế bảo hiến riêng rẽ,
tránh tình trạng mỗi thiết chế lại có các quy trình thủ tục bảo hiến trùng lặp mang
tính chồng chéo. Các quy định về thẩm quyền phải cụ thể tránh chỉ hình thức, đầy
đủ và đặc biệt phải có hệ thống quy trình thủ tục để thực hiện thẩm quyền. Cần có
quy định cụ thể để đƣa ra phán quyết về sự vi phạm Hiến pháp, khắc phục những
nhƣợc điểm của hình thức đƣa ra khuyến nghị với hiệu lực pháp lý chƣa cao đang
đƣợc áp dụng hiện nay. Tiến tới mục tiêu bảo hiến với trình tự thủ tục tố tụng riêng
biệt và chặt trẽ.
2.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ Hiến pháp bằng những
cơ chế sắn có
Vấn đề bảo hiến hiện nay đang bị coi là từ trên” xuống” và có nhiều quan
điểm trái ngƣợc về việc lập một cơ quan bảo hiến độc lập.Vận dụng những quy
định pháp luật sẵn có cũng có tác động bảo hiến nhất định.
2.4.2.1 Nâng cao ý thức bảo vệ hiến pháp của công dân
Nâng cao ý thức pháp luật của công dân nói chung và sự hiểu biết về hiến
pháp và các văn bản pháp luật tạo cho công dân sự hiểu biết về các quyền hiến
định và cách để hƣởng các quyền đó.Sự nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân
sẽ dẫn đến đòi hỏi tất yếu việc các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có trách nhiệm phải tự
thay đổi và có trách nhiệm hơn trong thi hành Hiến pháp. Hơn lúc nào hết, nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu phải đƣợc tôn trọng. Dân chủ trực tiếp cần đƣợc phổ biến
hơn nữa. Hiện thực hóa các quyền của ngƣời dân thông qua Trƣng cầu dân ý thực
chất, đặc là các nội dung liên quan đến xấy dựng và sửa đổi Hiến pháp..
2.4.2.2 Phát huy sức mạnh của đội ngũ Luật gia trong bảo vệ Hiến pháp
Với đội ngũ Luật gia, Luật sƣ đông đảo có vai trò góp phần bảo vệ công lý.
Thông qua hoạt động nghiệpvụ các Luật sƣ sẽ góp phần quan trọng để bảo vệ Hiến
pháp. Nguồn nhân lực quan trọng này là kênh cung cấp nhân sự cho các cơ quan
chuyên trách bảo vệ Hiến pháp cũng nhƣ thực hiện sự phản biện và phản ánh, đấu
tranh chống lại các hành vi vi hiến. Góp ý,cung cấp các phƣơng pháp mang tính lý
luận và thực tiễn để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ Hiến pháp.
20
2.4.2.3 Phát huy vai trò của phương tiện truyền thông và thông tin trong
bảo vệ Hiến pháp
Cần tận dụng sức mạnh của truyền thông và thông tin để thực hiện bảo hiến
trên cơ sở pháp luật hiện hành.Tuy nhiên sự hạn chế hiện nay là ở Việt nam hoạt
động quản lý báo chí có tính máy móc, đơn điệu nên sự phản biện của truyền thông
vẫn còn hạn chế, các vấn đề đặt ra và sức ép bảo vệ Hiến pháp trƣớc các hành vi vi
hiến còn thiếu vô tƣ và kịp thời hoặc không đủ sức mạnh nên cần có sự đổi mới về
cơ quan chủ quan của các tổ chức truyền thông. Chỉ có phát huy tối đa và có hiệu
quả quyền tự do ngôn luận đƣợc quy định trong Hiến pháp thì mới có thể thực hiện
bảo vệ hiến pháp, bảo vệ quyền công dân. Đấu tranh có hiệu quả bằng việc phơi
bày các hành vi vi hiến và sự sai trái của các cơ quan quyền lực.
2.4.3 Tạo môi trường thuận lợi và phát huy vai trò của Hiệp hội luật
hiến pháp
Việc thành lập các cơ quan nghiên cứu chuyên về bảo hiến cũng góp phần
nâng cao hiệu quả bảo vệ hiến pháp với tƣ cách là những tập thể và cá nhân có
chuyên môn pháp lý cao và có tâm huyết với công cuộc xây dựng và bảo vệ hiến
pháp.Khuyến nghị đƣợc các cơ quan này đƣa ra có chất lƣợng và đảm bảo tính
chính xác, kịp thời, độc lập và có tính phản biện tích cực.
2.4.4 Xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam - Tòa án
Hiến pháp
2.4.4.1 Cơ sở xây dựng cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách ở Việt Nam
- Tồn tại một bản Hiến pháp quy định tính pháp lý tối cao của cơ quan bảo hiến.
- Từng bƣớc hoàn thiện và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
- Cơ chế phân quyền có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nƣớc.
- Quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc từng bƣớc ghi nhận.
2.4.4.2 Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình bảo vệ hiến pháp ở
Việt Nam
Hiện nay có một số quan điểm khác nhau về việc thành lập các cơ quan bảo
hiến. Có quan điểm cho rằng nên tận dụng cơ sở là Tòa án tối cao hoặc thành lập
Ủy ban giám sát của quốc hội. Các phƣơng án này có ƣu điểm tận dụng đƣợc các
tổ chức có sẵn không phát sinh thêm bộ máy, đồng thời giải tỏa đƣợc sự lo lắng về
một tổ chức đứng trên quốc hội. Tuy nhiên nhƣợc điểm của các phƣơng án này là
21
sự độc lập và chuyên trách với chuyên môn sâu vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Việc đặt
các cơ quan bảo vệ Hiến pháp nằm trong các nhánh quyền lực vô hình chung sẽ
làm vô hiệu hóa chức năng bảo vệ hiến pháp của các cơ quan này.
2.4.4.3 Thành lập Tòa án Hiến pháp
(1) Vai trò của Tòa án Hiến pháp
Cơ quan này có vị trí độc lập với quyền hạn thực hiện bảo hiến tất cả các
nhánh quyền lực, bao gồm cả cơ quan lập pháp là Quốc hội. Ngƣời đứng đầu Tòa
án Hiến pháp sẽ do Quốc hội bầu trong số các Đại biểu Quốc hội, thẩm phán của
Tòa án Hiến pháp sẽ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc. Đây
là phƣơng án khá phổ biến trong nhiều nhà nƣớc pháp quyền tiến bộ trên thế giới
mà ở đó tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp đƣợc đảm bảo bởi tính cân
bằng quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp .
Vấn đề thành lập cơ quan bảo hiến độc lập - Tòa án Hiến pháp không đi ngƣợc lại
nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, nguyên tắc xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đƣợc
Hiến pháp ghi nhận bởi suy cho cùng sự bảo vệ Hiến pháp của Tòa án Hiến pháp
chính là để bảo vệ các nguyên tắc Hiến định đó. Tòa án Hiến pháp, không phải là
tổ chức đứng trên tất cả mà chỉ là một cơ quan đƣợc lập ra với thẩm quyền theo
hiến định và luật định nhằm đảm bảo sự cân bằng quyền lực nhà nƣớc và đảm bảo
tính tối cáo của Hiến pháp
(2)Thẩm quyền
- Tòa án Hiến pháp độc lập có quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản
quy phạm pháp luật,các văn bản của các cơ quan, ngƣời có thẩm quyền
- Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà
nƣớc cao nhất ở trung ƣơng; giữa chính quyền trung ƣơng với chính quyền cấp
tỉnh(nếu chính quyền địa phƣơng tự quản).
- Kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã đƣợc áp dụng hoặc đang đƣợc áp
dụng liên quan đến các khiếu kiện về vi phạm các quyền và tự do cơ bản của công
dân đã đƣợc hiến pháp quy định hoặc theo yêu cầu của các Tòa án
- Giải quyết các khiếu kiện vi hiến, đối tƣợng của hoạt động này chủ yếu là
hành vi vi hiến trong hoạt động hành pháp, tƣ pháp và đôi khi cả lập pháp cũng
đƣợc thể hiện dƣới dạng hành động hoặc không hành động.
- Xác nhận kết quả bầu cử Quốc hội và, kết quả trƣng cầu dân ý để đảm bảo
sự khách quan.
22
- Với trình độ pháp lý cao, Tòa án hiến pháp thực hiện việc giải thích Hiến
pháp để đảm bảo hiệu quả, kịp thời,tránh việc giải thích theo hƣớng có lợi cho
nhánh quyền lực bất kỳ kể cả của lập pháp.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa các tỉnh.
- Các thẩm quyền liên quan đến tổ chức và hoạt động nội bộ của tòa án hiến pháp
(3) Tổ chức, phương thức hoạt động và hiệu lực phán quyết của Tòa án
Hiến pháp.
a.Tổ chức
Thẩm phán của tòa án Hiến pháp phải là công dân Việt nam có độ tuổi đạt
độ chín về chuyên môn nghiệp vụ,có kinh nghiệm thực tế.Thẩm phán tòa án Hiến
pháp phải có trình độ pháp lý cao và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau.Thẩm
phán tòa hiến pháp không hoạt động kiêm nhiệm. Thẩm phán tòa án hiến pháp
đƣợc chọn trên cơ sở bầu cử hoặc bổ nhiệm và do Quốc hội thực hiện, việc bãi
nhiệm đƣợc thực hiện tƣơng tự. Tòa án Hiến pháp có cơ cấu tổ chức gần nhƣ tòa
án tối cao với Hội đồng thẩm phán có nhiệm vụ theo thẩm quyền. Bộ máy tổ chức
với những bộ phận hợp thành đảm bảo tòa án Hiến pháp hoạt động hiệu quả trong
cả công tác nghiệp vụ lẫn quản lý điều hành trong nội bộ Tòa án.
b. Phương thức hoạt động, hiệu lực phán quyết của Tòa án Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp cần có trình tự tố tụng để giải quyết vụ việc bao gồm thủ
tục: Thụ lý yêu cầu, thủ tục chuẩn bị xét xử, thủ tục xét xử. Nguyên tắc tố tụng
Hiến pháp cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về nguyên tắc giải quyết vụ án .
Đối với các vụ việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật thì
Tòa án xem xét trên cơ sở hồ sơ. Hoạt động kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản
quy phạm pháp luật đƣợc tiến hành theo hình thức giám sát sau và do chủ thể có
thẩm quyền đề nghị. Đây chính là yếu tố đảm bảo Tòa án Hiến pháp luôn đứng sau
quyền lực lập pháp và nó chỉ đảm bảo vị trí tối cao của Hiến pháp mà thôi. Tòa án
Hiến pháp có thể ra một trong các quyết định về tính hợp hiến của các văn bản quy
phạm pháp luật, các văn bản của cơ quan, tổ chức và vô hiệu hóa hay hủy bỏ nếu
chúng vi hiến. Đối với các hành vi bị Tòa án Hiến pháp tuyên bố là vi Hiến thì mọi
tổ chức cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án, chấm dứt, khác
phục hậu quả hoặc buộc phải thực hiện các nội dung chế tài mà bản án của Tòa án
Hiến pháp đã tuyên và có hiệu lực pháp luật. Khi giải thích Hiến pháp, tòa án xem
xét các quy định của Hiến pháp và đƣa ra sự giảng giải rõ ràng về nội dung và tinh
thần của quy phạm và xác định thế nào là vi hiến.
23
Tiểu kết Chương 2
Xét toàn bộ quá trình lịch sử lập hiến và bảo hiến của nƣớc ta cho thấy,
ngoài Hiến pháp 1946 có những yếu tố bảo hiến tƣơng đối tích cực thì các hiến
pháp ra đời sau này đã đƣa ra cơ chế bảo hiến nặng về hình thức và thiếu thực chất
khi đƣa vào thực tế. Việc thiếu cơ chế bảo hiến hiệu quả và thực chất đã biến các
Hiến pháp nƣớc ta trở nên xa vời và không đi vào cuộc sống.Cơ chế bảo hiến mang
tính hình thức, không cụ thể dẫn tới sự tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật, thậm chí
là trong lập pháp. Việc không áp dụng trực tiếp Hiến pháp và sự trì hoãn ban hành
luật cụ thể hóa các quyền con ngƣời, quyền công dân đã tạo ra một môi trƣờng
pháp lý không công bằng giữa các chủ thể. Lý do không có luật đã có lúc đã đẩy
công dân thành vi phạm pháp luật khi thực hiện các quyền hiến định của của mình.
Nghiên cứu về bảo hiến qua các Hiến pháp là sự đúc rút kinh nghiệm và đấu tranh
không ngừng để tiếp thu các giá trị lập hiến tiên tiến trên thế giới đã đƣợc khẳng
định là chân giá trị và trong đó có cả kỹ thuật bảo hiến. Sự học hỏi về kinh nghiệm
bảo hiến và áp dụng trong thực tiễn Việt Nam sẽ đảm bảo quyền lực nhà nƣớc ở
nƣớc ta thực sự thuộc về nhân dân.
Để Hiến pháp đƣợc tôn trong và bảo vệ thì cơ chế bảo vệ Hiến pháp phải có
thể chế bảo vệ Hiến pháp minh bạch, thống nhất, thực tế.Thiết chế bảo vệ Hiến
pháp phải có tính độc lập. Sự độc lập ấy không thể hiểu theo nghĩa đứng trên,
khuynh loát các thiết chế quyền lực khác mà chỉ thuần túy là biện pháp bảo vệ, bảo
đảm cho hiến pháp đƣợc toàn vẹn và tôn trọng. Các quy phạm pháp luật để bảo vệ
Hiến pháp cần đƣợc xây dựng rõ ràng và thể hiện ở cả tầm hiến định. Hoạt động
quan trọng và cơ bản nhất của bảo hiến là kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản
luật và hành vi công quyền. Vì thế, cần có cơ chế phán quyết hiến pháp để mọi văn
bản pháp luật, mọi hành vi vi hiến đều phải đƣợc xử lý triệt để. Hiến pháp cần đƣợc áp
dụng trực tiếp để các quyền hiến định đi vào cuộc sống, chống lại các hành vi công
quyền tiêu cực. Đồng thời hoạt động giải thích Hiến pháp phải đƣợc đẩy mạnh và thực
hiện có hiệu quả bởi một cơ quan chuyên trách, tránh mọi xung đột mang tính thẩm
quyền, giải thích Hiến pháp một chiều và tùy tiện ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, những cá thể chịu sự tác động mạnh mẽ nhất và thậm chí là tiêu cực
nhất của quyền lực nhà nƣớc. Việc thành lập Tòa án Hiến pháp bên cạnh các phƣơng
thức bảo hiến có tính chất hỗ trợ sẽ góp phần bảo vệ Hiến pháp có hiệu quả.
24
KẾT LUẬN
Trƣớc những thử thách trong thực tế mà Hiến pháp nƣớc ta đang gặp phải
thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo hiến bằng pháp luật là vô cùng cần
thiết. Học tập và tiếp thu kinh nghiệm bảo hiến đã có lịch sử thực tiễn của các mô
hình phổ biến trên thế giới kết hợp với đƣờng lối chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền và xây dựng pháp luật của Đảng và nhà nƣớc ta để đảm bảo các định
hƣớng và quyền con ngƣời là việc làm cần thiết. Điểm xuất phát đầu tiên có thể là
các cơ chế mang tính thử nghiệm, tham vấn để đƣa ra các vấn đề cần bảo vệ trong
hoạt động quản lý xã hội trong đó kết hợp với đội ngũ Luật sƣ và truyền thông để
nhận đƣợc sự phản biện và giám sát khách quan cần thiết. Cơ chế có tính tài phán
sẽ đƣợc hoàn thiện dần sau khi đã có kinh nghiệm hoạt động tham vấn để nâng cao
hiệu lực hiệu quả của cơ chế bảo hiến. Vấn đề này cần đƣợc sớm đƣa ra thảo luận,
lấy ý kiến nhân dân và các nhà khoa học để thực hiện một cách thận trọng nhƣng
đạt hiệu quả trong thực tế đáp ứng xu thế phát triển của đất nƣớc khi dân trí
trong ngày một cao, các đòi hỏi về quyền công dân – quyền con ngƣời ngày
càng cấp bách và trong bối cảnh Việt nam đang tích cực hòa nhập quốc tế theo
cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả song phƣơng và đa phƣơng.
Xây dựng cơ chế bảo hiến hiệu lực và hiệu quả trên phải cơ sở làm rõ các
yếu tố cấu thành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, đƣa ra đƣợc nền
tảng lý luận để dựa vào đó tạo dựng cơ chế bảo hiến đƣợc tổ chức khoa học, có sự
liên kết với các thiết chế khác và không ảnh hƣởng hay đứng trên quyền lực nhân
dân. Đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tránh xu hƣớng lợi dụng
hoạt động bảo Hiến làm chệch hƣớng chính trị gây mất ổn định xã hội và thực sự
phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo mọi quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân.
Nhƣ vậy, cơ chế bảo hiến bằng pháp luật mới phát huy đƣợc hết giá trị vốn có của
nó trong công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với
thực tiễn ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_co_che_bao_ve_hien_phap_bang_phap_luat_o_vi.pdf