Tóm tắt Luận văn Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Ngoài hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công. Luận văn cũng đánh giá được thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk, để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cấp huyện. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp để phát huy những yếu tố tác động tích cực và khắc phục, hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực. Hệ thống những giải pháp mà luận văn xây dựng đều nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của UBND cấp huyện tại Đắk Lắk, đồng thời góp phần phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam, bao gồm: Giải pháp nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức trong cung cấp dịch vụ công; Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; Giải pháp tuyên truyền, phổ biến thay đổi nhân thức các thành phần trong xã hội và Giải pháp đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính. Mặt khác, cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước tại Đắk Lắk, đứng đầu là UBND tỉnh với sự tham mưu, giúp việc của Sở Nội vụ và Sở Thông tin - Truyền thông trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, thời gian tới cần có sự hợp tác, nỗ lực hỗ trợ, phối hợp giữa tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy hành chính; cùng nhau đưa nền hành chính của tỉnh Đắk Lắk ngày một đi lên theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận17 tiện cho nhân dân; gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tạo nên một nền “hành chính phục vụ, kiến tạo”

pdf19 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO HƯNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Chi Mai (Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) Phản biện 1:. .. Phản biện 2:. .. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 02, Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viên Tây nguyên Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng - Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 15 giờ 00 ngày 28 tháng 5 năm 2017 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một xu hướng đổi mới được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Xây dựng một Chính phủ hiện đại là yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, từ đó tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ trong việc tham gia quản lý nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc cải cách hành chính tại Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực thực hiện. Trong đó, nội dung hiện đại hóa hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với bối cảnh hội nhập quốc tế và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập cần phải được nâng cao chất lượng phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, hướng đến một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Nhằm góp phần hoàn thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 thì việc hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ, xây dựng Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia là nội dung đầu tiên cần được chú 2 trọng. Cùng với đó, nhiều nhiệm vụ của công tác hiện đại hóa hành chính được đề ra như: Đến năm 2020, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 100% các văn bản, tài liệu không mật trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Hiện đại hóa nền hành chính được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, số lượng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng, nhu cầu giao tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng nhiều. Trong đó, các thủ tục hành chính ở cấp huyện có số lượng lĩnh vực và giao dịch lớn, tình trạng quá tải khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện và có dấu hiệu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2011, đã có 15/15 UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư hệ thống “Một cửa điện tử”; tuy nhiên trên thực tế, nhiều dịch vụ công được thực hiện tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tổ chức, cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện tuy đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập và tồn tại cần được khắc phục để tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có tại địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. 3 Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần nâng cao sự hiểu biết, cơ sở lý luận, năng lực chuyên môn, hỗ trợ lĩnh vực đang công tác. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua, Chính phủ đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, hướng đến xây dựng hoàn thiện mô hình Chính phủ điện tử. Có rất nhiều yếu tố để hình thành Chính phủ điện tử, trong đó không thể không nhắc đến quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều đề tài khoa học như: Thực trạng mô hình một cửa điện tử; khái quát mô hình một cửa điện tử tại Việt Nam; nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin một cửa trong cấp phép đầu tư; phát triển dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao sự hài lòng của công dân... Một số luận văn cũng nghiên cứu về chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến như: - Đỗ Mai Thanh, Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Công nghệ, năm 2012. - Bùi Hoàng Minh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013. - Đỗ Việt Toàn, Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính về hải quan tại cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013. 4 - Trần Đức Thiện, Phát triển dịch vụ công điện tử cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2014. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đề cập đến những lĩnh vực hoạt động cụ thể, mang tính định hướng, khái quát chung hoặc chuyên về góc độ kỹ thuật. Tiếp thu những kết quả đó, luận văn của tác giả chủ yếu nghiên cứu về phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức của cơ quan nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. - Phân tích thực trạng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk ắk. - Đánh giá, tìm ra nguyên nhân của những mặt đạt được, hạn chế và tồn tại trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến hiện nay ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5 - Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk ắk. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến trong các lĩnh vực được thực hiện tại cấp huyện của tỉnh Đắk ắk hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – ê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại hóa; về mối quan hệ của ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng và kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu khoa học, bài viết có liên quan đến mô hình một cửa điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian qua. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn: - Phương pháp so sánh; - Phương pháp tổng hợp, thống kê; - Phương pháp xã hội học với kỹ thuật nghiên cứu định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến. Qua đó chỉ rõ tính tất yếu của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công hiện nay. 6 Về mặt thực tiễn: Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam nói chung và tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến vào thực tiễn cấp huyện tại tỉnh Đắk ắk cũng như nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc cho cán bộ, công chức, viên chức góp phần hướng đến xây dựng thành công Chính phủ điện tử. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. Chƣơng 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.1.1. Khái quát về dịch vụ công 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công 1.1.1.2. Phân loại dịch vụ công 1.1.1.3. Dịch vụ hành chính công cấp huyện 1.1.2. Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện là những dịch vụ hành chính công cấp huyện được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện cũng có bốn mức cung cấp như các loại dịch vụ công trực tuyến khác. 1.1.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.1.3.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo và lập kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.1.3.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến 1.1.3.3. Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.1.3.4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.1.3.5. Giới thiệu, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến 1.1.3.6. Theo dõi, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.2. Các nhân tố tác động đến cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện 1.2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin 8 1.2.2. Môi trường pháp lý, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin 1.2.3. Trình độ tin học của công chức 1.2.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội 1.3. Kinh nghiệm của thế giới và các địa phƣơng trong nƣớc về cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.3.1. Kinh nghiệm thế giới 1.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk Tiểu kết Chƣơng 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan về dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trong đó nêu ra các khái nhiệm có liên quan đến dịch vụ công trực tuyến như dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến cấp huyện Tiếp theo, Chương 1 cung cấp các nội dung về tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. Phần cuối Chương 1 trình bày kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến của thế giới và của một số tỉnh thành tại Việt Nam đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có thể được áp dụng tại tỉnh Đắk Lắk. 9 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội và hoạt động hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2. Dân cư 2.1.3. Văn hóa 2.1.4. Kinh tế 2.1.5. Hành chính 2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng về kết nối mạng Internet, mạng Lan 2.2.2. Thực trạng về hạ tầng máy tính và Cổng thông tin điện tử 2.2.3. Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung 2.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk 2.3.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo và lập kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 2.3.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến 2.3.3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.4. Giới thiệu, hướng dẫn cho người dân và các doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến 2.3.5. Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.3.6. Theo dõi, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 10 2.4. Thành công và hạn chế trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk 2.4.1. Thành công 2.4.1.1. Dịch vụ công được cung cấp ở chất lượng tốt hơn 2.4.1.2. Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn 2.4.1.3. Xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin 2.4.1.4. Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức về ứng dụng công nghệ thông tin 2.4.2. Những hạn chế 2.4.2.1. Nhận thức và trình độ tin học của cán bộ, công chức 2.4.2.2. Thủ tục hành chính 2.4.2.3. Công tác tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến 2.4.2.4. Hiệu quả hoạt động phần mềm một cửa điện tử 2.4.2.5. Cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo chưa quyết liệt, vai trò trách nhiệm của một bộ phận công chức nhất là người đứng đầu chưa cao. Nguồn kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin còn thấp. Nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện triệt để, nghiêm túc các quy định của UBND tỉnh về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. 11 Hoạt động kiểm tra việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các đơn vị cơ sở chưa được thường xuyên. Nhận thức của người dân các huyện vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn còn hạn chế Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 đã giới thiệu khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk đồng thời trình bày thực trang về hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay của UBND cấp huyện tại tỉnh. Trọng tâm của Chương 2 là hoạt động tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bám theo khung lý thuyết đã được trình bày ở Chương 1. Phần cuối Chương 2 trình bày những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nêu lên một số nguyên nhân của các hạn chế. 12 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TẠI ĐẮK LẮK 3.1 Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đăk Lăk - Nhân rộng mô hình dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử trên tất cả các đơn vị cấp huyện. - Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. - Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và trên diện rộng. - Phát triển dịch vụ công trực tuyến lấy người dân làm trọng tâm. Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch vụ công. - Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua chuyển đổi và hoàn thiện mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk 3.2.1 Nâng cao trình độ tin học, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin 3.2.1.2 Nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân 3.2.1.3. Liên tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức 13 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công và tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến 3.2.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cung cấp dịch vụ công 3.2.2.2. Tuyên truyền, giới thiệu vê dịch vụ công trực tuyến 3.2.3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính và hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến 3.2.3.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính 3.2.3.2. Hoàn thiện quy trình giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất, kiên trì thực hiện kế hoạch 3269/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 đã được xây dựng. Thứ hai, quá trình triển khai thí điểm hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Buôn Ma Thuột cần có hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm trong năm 2017 để có thể nhân rộng mô hình này trên toàn tỉnh. Thứ ba, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tuyển truyền, quảng bá, giới thiệu về hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thứ năm, tiếp tục phát huy kênh phản hồi các ý kiến của người dân hiện có trên cổng thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thứ sáu, liên tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 14 3.3.1. Kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương Kiến nghị Chính phủ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công dân bao gồm tất cả các thông tin của công dân cần thiết cho quá trình quản lý của cơ quan nhà nước như: Thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch hành chính, lịch sử giao dịch tài chính. Kiến nghị các Bộ, ngành sớm chuẩn hóa Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý. Ban hành một bộ thủ tục hành chính thống nhất trên toàn quốc, cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện theo đó chỉ quy định những yếu tố phụ không ảnh hưởng đến quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ, thành phần hồ sơ (như địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, thời gian tiếp nhận hồ sơ). Tiểu kết chƣơng 3 Nội dung chính của chương 3 là đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk xuất phát từ cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 1 và thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk được trình bày ở chương 2. Trong đó trình bày bốn nhóm giải pháp gồm: Nâng cao trình độ tin hoc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức; Tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phần cuối chương 3 là một số kiến nghị, đề xuất của tác giả gửi đến Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và UBND tỉnh Đắk Lắk. 15 KẾT LUẬN Trong cải cách hành chính, công nghệ thông tin góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo, làm việc mới chuyện nghiệp, thân thiện, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính là hai hoạt động song song và hỗ trợ nhau trong việc nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bộ máy hành chính nhà nước dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ cũng thông qua đó để điều hành bộ máy nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơn mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trước những biến động phức tạp của thực tiễn xã hội. Vì vậy, ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nói chung và dịch vụ công tại UBND cấp huyện tỉnh Đắk Lắk thực sự là đòi hỏi cấp bách theo xu thế phát triển hiện nay, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp theo chủ trương cải cách nền hành chính của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả mang lại chưa cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính cũng như tốc độ phát triển của văn hóa, kinh tế xã hội hiện nay. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên luận văn “Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk” đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như: Luận văn đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công 16 trực tuyến tại UBND cấp huyện, cụ thể tập trung làm rõ những khái niệm là cơ sở trong quá trình nghiên cứu như: các khái niệm về dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. Qua đó, bước đầu xác định được các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công. Ngoài hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công. Luận văn cũng đánh giá được thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk, để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cấp huyện. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp để phát huy những yếu tố tác động tích cực và khắc phục, hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực. Hệ thống những giải pháp mà luận văn xây dựng đều nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của UBND cấp huyện tại Đắk Lắk, đồng thời góp phần phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam, bao gồm: Giải pháp nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức trong cung cấp dịch vụ công; Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; Giải pháp tuyên truyền, phổ biến thay đổi nhân thức các thành phần trong xã hội và Giải pháp đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính. Mặt khác, cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước tại Đắk Lắk, đứng đầu là UBND tỉnh với sự tham mưu, giúp việc của Sở Nội vụ và Sở Thông tin - Truyền thông trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, thời gian tới cần có sự hợp tác, nỗ lực hỗ trợ, phối hợp giữa tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy hành chính; cùng nhau đưa nền hành chính của tỉnh Đắk Lắk ngày một đi lên theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận 17 tiện cho nhân dân; gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tạo nên một nền “hành chính phục vụ, kiến tạo”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_cung_cap_dich_vu_cong_truc_tuyen_cap_huyen.pdf
Luận văn liên quan