Giải quyết khiếu nại trong Thi hành án dân sự là lĩnh vực rộng
và phức tạp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn đã
cố gắng thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của đề tài, góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra.
Giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực Thi hành án dân sự là một
loại thủ tục hành chính, quy định về thẩm quyền,trình tự, thủ tục
cách thức thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại của đương sự;
Đây là thủ tục hành chính giải quyết các công việc có nội dung tư
pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thủ tục về giải quyết khiếu nại
là một công cụ để cơ quan Thi hành án dân sự tự xem xét, sửa
chữa, khắc phục những sai sót của mình trong hoạt động quản lý
hành chính về thi hành án dân sự; giúp cho Đảng và Nhà nước kịp
thời điều chỉnh, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với
công cuộc đổi mới của đất nước.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
.......................................................
NGUYỄN THANH TUẤN
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60380102
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - NĂM 2016
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà......
- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: - Đường - Quận - TP
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 201...
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền cơ
bản của con người. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của
Tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của các bên có liên quan theo bản án, quyết định của Tòa án và
theo quy định của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, nhiều đương sự
lợi dụng quyền tư do dân chủ của công dân làm đơn khiếu nại
không đúng, nhằm để trì hoãn việc thi hành án. Nhiều trường hợp
khiếu nại, cơ quan Thi hành án dân sự đã giải quyết khiếu nại hết
thẩm quyền nhưng các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại gửi đến
nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí còn tổ chức tụ tập đông người,
gây rối trật tự, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác giải quyết khiếu nại vẫn
còn có những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của
công tác thi hành án dân sự trong tình hình mới, một số cơ quan
Thi hành án dân sự chưa coi trọng công tác giải quyết khiếu nại
còn đùn đẩy né tránh; việc phân công, bố trí người làm công tác
tham mưa giải quyết khiếu nại còn chưa tương xứng; có nơi việc
giải quyết khiếu nại chậm, thiếu chặt chẽ làm cho đương sự bức
xúc khiếu nại nhiều lần, vượt cấp.
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải nghiên cứu một
cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự là rất cần thiết. Qua đó, thấy
được cơ sở lý luận, thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại thời
gian qua với những bất cập, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp
để điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là lý do để tác giả chọn làm
đề tài“ Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực Thi hành án dân sự ở
Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến chủ đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng đã
có một số công trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại tại Tổng cục Thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thị
Kim Dung, năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự” của tác giả
Nguyễn Công Toàn, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi
hành án cấp tỉnh (thực tiễn từ TPHCM)” của tác giả Nguyễn Thị
Quỳnh Phượng.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác được đăng tải trên các
phương tiện thông tin, báo, tạp chí khoa học đã phần nào đó đề
cập tới các nội dung liên quan tới khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực thi hành án dân sự như “Giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự” của tác giả Hoàng Quốc Hùng -
Thanh tra Bộ tư pháp; bài viết của tác giả Lương Thanh Tùng
đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp “Những điểm kế
thừa và điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 so với pháp
lệnh thi hành án dân sự 2004 và Luật khiếu nại sửa đổi năm 2005
về giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự”.
Các công trình nghiên cứu đó đã ít nhiều làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình khiếu nại, giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nhưng chưa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hệ
thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự hiện nay. Tuy vậy, đây vẫn là những
tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo
khi thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhận diện được những
hạn chế và các tồn tại, vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng
như thực tiễn giải quyết khiếu nại đối với những quyết định, hành
vi của các chủ thể bị khiếu nại. Từ đó, đưa ra một số giải pháp
nhằm khắc phục, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc
trong công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân
sự hiện nay. Để đạt được những mục đích trên đây, các nhiệm vụ
đặt ra khi nghiên cứu đề tài là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại nói
chung, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói
riêng;
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết khiếu
nại trong thi hành án dân sự hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong
thi hành án dân sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và các quy định của pháp
luật về giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền giải quyết lần một,
lần hai và lần ba theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương
pháp thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài mong muốn làm sáng tỏ giữa lý luận và thực tiễn nhằm
tăng cường và nâng cao hiệu quả đối với việc giải quyết khiếu nại.
Kết quả nghiên cứu luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự và sử dụng là tài
liệu phục vụ cho cán bộ, công chức ngành Thi hành án dân sự
trong công tác giải quyết khiếu nại.
Đồng thời qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng mong muốn
góp phần vào hệ thống các tài liệu để tham khảo, hướng dẫn, chỉ
đạo trong toàn ngành thi hành án dân sự về việc áp dụng các quy
định của pháp luật về giải quyết khiếu nại và có cơ sở để chấm dứt
giải quyết đối với các khiếu nại kéo dài.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự.
Chương 2. Thực trạng giải quyết giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay;
Chương 3. Quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
1.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án
dân sự
Liên quan đến nội dung này, đã có nhiều nhà khoa học, các tài
liệu bàn về khái niệm khiếu nại. Có quan điểm cho rằng, khiếu nại
là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ
khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.. Khiếu nại
là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp
có thẩm quyền đã ban hành, đã thực hiện.
Theo khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công
chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính hay hành vi hành
chính hoặc đề nghị của cán bộ công chức chịu tác động trực tiếp
của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận
thức chủ quan của người khiếu nại cho rằng quyền và lợi ích chính
đáng của mình bị xâm phạm. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể
kết luận có vi phạm hay không sau khi đã xem xét một cách khách
quan và thận trọng nội dung vụ việc với điều kiện được cung cấp
đầy đủ tài liệu có liên quan
- Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự:
Luật Thi hành án dân sự không đưa ra khái niệm cụ thể về
khiếu nại, tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 140 Luật Thi hành án dân
sự có nêu: “đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình”.
Từ đó, có thể rút ra khái niệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực thi hành án dân sự: “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi
hành án dân sự là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tiến hành tiếp nhận,
thụ lý, kiểm tra, xác minh, kết luận, đưa ra các phán quyết và tổ
chức thực hiện các phán quyết có hiệu lực pháp luật để giải quyết
các khiếu nại của cá nhân, đơn vị, tổ chức đối với các quyết định,
hành vi của Thủ trưởng Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân
sự phát sinh trong quá trình thực hiện công vụ theo trình tự, thủ
tục mà pháp luật quy định”.
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi
hành án dân sự
1.1.2.1. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân
sự mang những nét đặc thủ riêng biệt của công tác thi hành án
dân sự
Khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự có những đặc
điểm khác biệt so với khiếu nại hành chính theo qui định của luật
Khiếu nại, điều này có thể nhận diện qua những đặc điểm sau đây:
Một là, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động giải quyết
khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự cũng chỉ được tiến
hành bởi chủ thể là cơ quan nhà nước và những người có thẩm
quyền được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật
về thi hành án dân sự.
Hai là, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
mang tính mệnh lệnh hành chính thể hiện ở chỗ, các quyết định
giải quyết khiếu nại của cơ quan Thi hành án dân sự cấp trên có
hiệu lực buộc Chấp hành viên hoặc cơ quan Thi hành án dân sự
cấp dưới phải thi hành.
Đồng thời, điểm khác biệt nữa là người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại có quyền tạm dừng việc thực hiện quyết định,
hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm
ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo
quy định.
Ba là, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi
hành án dân sự được quy định chặt chẽ đối với thẩm quyền từng
cấp giải quyết.
Bốn là, việc xem xét giải quyết trong trường hợp đặc biệt, khác
với quy định của Luật khiếu nại là việc giải quyết chỉ được xem
xét giải quyết hai cấp, nhưng Luật Thi hành án dân sự đã quy định
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết
khiếu nại đã có hiệu lực thi hành.
Năm là, thụ lý và thời hạn giải quyết khiếu nại Đối với các
quyết định, hành vi khác nhau thì thời hạn giải quyết khiếu nại
cũng khác nhau.
Sáu là, quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành ngay theo
quy định của Luật khiếu nại thì việc giải quyết được tiến hành 02
cấp, nhưng khiếu nại trong thi hành án dân sự thì có những hành
vi chỉ được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành ngay, đó là
hành vi khiếu nại về áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.
1.1.2.2. Về chủ thể của khiếu nại:
Chủ thể khiếu nại việc thi hành án dân sự gồm người được thi
hành án, người phải thi hành án và những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án và phía bên kia là Chấp
hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự.
1.1.2.3. Về khách thể của khiếu nại:
Là những lợi ích về mặt vật chất, tinh thần, pháp lý, có khi còn
là cả những lợi ích về mặt chính trị mà người được thi hành án,
người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
1.1.2.4. Về đối tượng của khiếu nại:
Luôn là các quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự và Chấp hành viên.
1.1.2.5. Phân loại các quyết định, hành vi bị khiếu nại thành
các nhóm khác nhau như sau:
+ Nhóm quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng
biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế:
+ Nhóm quyết định, hành vi trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế:
1.1.2.6. Về nội dung khiếu nại:
Là những mâu thuẫn, bất đồng, sự không thống nhất, nặng nề
hơn là sự xung đột về lợi ích trong quá trình Chấp hành viên tổ
chức thi hành án:
1.1.3. Vai trò của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành
án dân sự
Một là, Tôn trọng tính tối cao của hiến pháp trong việc cụ thể
hoá quyền khiếu nại của công dân, nhằm củng cố và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại
của các cơ quan thi hành án dân sự.
Hai là, Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa trong quá trình tổ chức vụ việc thi hành án dân sự theo
quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại thực chất là giải quyết
mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
Ba là, Giải quyết khiếu nại là cơ sở đảm bảo các cơ quan thi
hành án dân sự phải tự giác nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng
đắn các quy định của pháp luật khiếu nại trong lĩnh vực thi hành
án dân sự bởi nó có ý nghĩa ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, thông quan giải quyết khiếu nại của các cơ quan quản
lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự còn phát hiện
những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp
thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương và nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước.
Năm là, thông qua giải quyết khiếu nại cơ quan thi hành án dân
sự là phải xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật khiếu nại của
những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không kể người
vi phạm là ai, giữ cương vị công tác như thế nào.
1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
1.2.1. Các bước giải quyết khiếu nại lần đầu
Bước 1, xử lý đơn:
Bước 2, thụ lý đơn khiếu nại, thực hiện việc báo cáo giải trình,
cung cấp hồ sơ, tài liệu:
Bước 3, tổ chức xác minh, đối thoại:
Bước 4, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:
Bước 5, phát hành, công khai kết quả giải quyết khiếu nại:
Bước 6, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quyết định
giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
1.2.2. Các bước giải quyết khiếu nại lần hai
Ngoài việc thực hiện các thủ tục như lần một, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người giải quyết
khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp
thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung
khiếu nại, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp
luật để giải quyết khiếu nại.
1.2.3. Giải quyết khiếu nại trong trường hợp đặc biệt
Theo điểm b khoản 4 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy
định Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây
“Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét
lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực thi hành án dân sự
1.3.1. Yếu tố về chính trị:
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội là nguyên tắc được ghi nhận qua các bản Hiến pháp của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với quy định đó, các hoạt
động tư pháp cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng
nhiều cách khác nhau, sự lãnh đạo của Đảng luôn được xem là chủ
trương lớn và có tính chất quyết định đến các hoạt động tư pháp
nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng, cụ thể là
Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác trong thời gian tới đã định
hướng “thành lập cảnh sát tư phám làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động của các cơ quan tư pháp”.
1.3.2. Yếu tố về pháp luật
Sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự và
pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là rất cần thiết. Hiệu
quả của việc giải quyết phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh của
pháp luật, gồm pháp luật thi hành án dân sự và pháp luật về giải
quyết khiếu nại.
1.3.3. Yếu tố về kinh tế
Trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người có
thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án dân sự thì tác động của nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ do
các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động... cũng phát sinh ngày
một nhiều và phức tạp hơn.
1.3.4. Về văn hóa
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu
nại, bởi vì trình độ văn hóa nâng cao thì dân trí cũng được nâng
cao, từ đó người dân tiếp cận với các quy định của pháp luật thì
tầm hiểu biết sẽ rộng hơn tạo được điều kiện cho việc tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật cho nhân dân.
1.3.5. Yếu tố về con người
Thực tế cho thấy, từ phía cơ quan quản lý thi hành án dân sự
trong quản lý, điều hành có lúc còn chưa sát, chưa kịp thời, chưa
quyết liệt; đội ngũ cán bộ chưa tương xứng cả về số lượng cũng
như chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do
đó, yêu cầu các cấp cơ sở phát huy dân chủ và sức mạnh tâ âp thể,
tăng cường đoàn kết nô âi bô â trong từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình đô â chuyên môn,
nghiê âp vụ, chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiê âm của đội ngũ cán
bộ, công chức thi hành án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mục đích quan trọng nhất của công tác giải quyết khiếu nại là
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp
luật ghi nhận. Mục đích quan trọng nữa của công tác giải quyết
khiếu nại là hiện thực hóa các chính sách, đường lối của Lãnh đạo
Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong công tác giải quyết khiếu nại.
Trong phần trình bày những vấn đề lý luận về giải quyết, khiếu
nại, luận văn đã xác định khái niệm và chỉ ra vai trò của việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án trong
việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên liên quan đến bản án
và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân
sự chịu ảnh hưởng vào những nhân tố như: sự lãnh đạo của Đảng,
các cấp ủy Đảng, sự hoàn chỉnh của pháp luật về giải quyết khiếu
nại, ý thức pháp luật của người khiếu nại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH
VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực thi hành án dân sự trong những năm gần đây
Qua theo dõi công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án
dân sự cho thấy trong những năm qua, đã có một số lượng lớn đơn
thư của cơ quan, tổ chức và công dân được tiếp nhận và giải
quyết, cụ thể:
- Năm 2010 các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đã thụ
lý tổng số 5.069 đơn, thư các loại, trong đó, số đơn khiếu nại là
4.914 đơn thuộc 4.168 việc; số đơn tố cáo là 155 đơn. Đã giải
quyết xong 3.416/4.148 việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 82,35%; 110/155
đơn tố cáo, đạt tỷ lệ 70,97%.
- Năm 2011 tính đến ngày 30/9/2011, toàn hệ thống giải quyết
tổng số 5.295 đơn, thư khiếu nại về thi hành án dân sự (4.928 đơn
khiếu nại và 367 đơn tố cáo), giảm 426 đơn so với năm 2010. Về
kết quả, đã giải quyết 4.934/5.295 đơn, đạt tỷ lệ 93,18%, tăng
7,44% so với năm 2010. Trong đó, số đơn khiếu nại đã giải quyết
là 4.629/4.928 đơn, đạt tỷ lệ 93,93%; số đơn tố cáo đã giải quyết
là 305/367 đơn, đạt tỷ lệ 83,1%.
- Năm 2012 tính đến ngày 30/9/2012, toàn hệ thống giải quyết
7.513 đơn, thư khiếu nại về thi hành án dân sự (7.143 đơn khiếu
nại và 370 đơn tố cáo), tăng 2.218 đơn (41,88%) so với năm 2011.
Về kết quả, đã giải quyết 7.217/7.513 đơn, đạt tỷ lệ 96,06% (trong
đó, đơn khiếu nại là 6.868/7.143 đơn, đạt tỷ lệ 96,15%, đơn tố cáo
là 349/370 đơn, đạt tỷ lệ 94,32%).
- Năm 2013 Tổng số đơn, thư khiếu nại tố cáo tiếp nhận của
toàn hệ thống là 7.278 đơn, tương ứng với 5.385 việc (gồm 6.701
đơn khiếu nại và 577 đơn tố cáo), tăng 1.165 đơn = 19% so với
cùng kỳ). Đã giải quyết: 5.137/5.385 việc (4.821 việc khiếu nại và
316 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 95,4%.
- Năm 2014 Số đơn thư khiếu nại về thi hành án dân sự đã tiếp
nhận 8.150 đơn , tăng 872 đơn (12%) so với cùng kỳ năm 2013 (có
7.294 đơn khiếu nại và 856 đơn tố cáo). Kết quả, đã giải quyết
xong 2.716/3.014 việc thuộc thẩm quyền (2.546 việc khiếu nại và
170 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 90,11%.
- Năm 2015 toàn hệ thống đã tiếp nhận là 9.125 đơn (gồm có
7.958 đơn khiếu nại và 1.167 đơn tố cáo), giảm 831 đơn (8,35%)
so với năm 2014, tương ứng với 7.559 vụ việc về thi hành án. Kết
quả, trong số 3.767 việc thuộc thẩm quyền, đã giải quyết xong
3.645 việc (gồm: 3.393 việc khiếu nại và 252 việc tố cáo), đạt tỷ
lệ 96,76%, tăng 0,08% so với năm 2014.
2.2. Ưu điểm, hạn chế bất cập của giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự
2.2.1. Ưu điểm:
Từ khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực, công tác giải quyết
khiếu nại luôn được đề cao, coi trọng là một nhiệm vụ quan trọng
trong công tác thi hành án dân sự. Với việc tăng cường, tập trung
giải quyết và chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, đặc biệt
là các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, hạn chế phát sinh mới,
chú trọng tiến độ, thời hạn, chất lượng giải quyết, tăng cường đối
thoại, giải thích, giáo dục, thuyết phục, việc khiếu nại, trong lĩnh
vực thi hành án dân sự những năm gần đây đã có những chuyển
biến tích cực.
2.2.2. Hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại
2.2.2.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu
2.2.2.2. Giải quyết khiếu nại lần hai
2.2.2.3. Giải quyết khiếu nại trong trường hợp đặc biệt
2.3. Nguyên nhân hạn chế của giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự
Qua theo dõi công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan thi
hành án dân sự trong những năm qua cho thấy đa số các cơ quan
thi hành án dân sự nhận thức và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm
giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có những hạn chế,
yếu kém, cần phải được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời trong thời
gian tới, những hạn chế nêu trên do các nguyên nhân khách quan,
chủ quan như:
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Qua thực tiễn công tác và kết quả nghiên cứu Luật Thi hành án
dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành, tác giả nhận thấy việc giải
quyết khiếu nại chưa được thực hiện tốt, bởi vì.
- Thứ nhất, bất cập về thời hạn giải quyết:
- Thứ hai, bất cập về thẩm quyền:
- Thứ ba,bất cập trong việc quy định thẩm quyền của Bộ
trưởng:
- Thứ tư, bất cập về quy trình, hình thức trong việc ban hành
kết luận hoặc quyết định của bộ trưởng trong trường hợp đặc biệt:
- Thứ năm, Luật Thi hành án dân sự chưa có quy định cụ thể về
việc chấm dứt giải quyết khiếu nại đối với trường hợp đã được cơ
quan có thẩm quyền giải quyết nhưng vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại:
- Thứ sáu, quy định giữa các Luật còn chưa thống nhất:
- Thứ bảy, bản án tuyên không rõ nên cơ quan thi hành án khó
thi hành:
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2.1. Còn nhiều sai phạm trong trình tự, thủ tục thi hành án
dân sự
Thứ nhất, có vi phạm về thời hạn ra quyết định thi hành án;
Thứ hai, còn vi phạm trình tự, thủ tục thi hành án:
2.3.2.2. Việc phối hợp của cơ quan có liên quan chưa hiệu quả:
Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (như Tòa án;
Viện kiểm sát; Công an) chưa thực sự tốt, còn biểu hiện sự né
tránh, đùn đẩy đã gây khó khăn cho công tác thi hành án, giải
quyết khiếu nại, cần được tăng cường tốt hơn.
2.3.2.3. Cấp ủy, chính quyền đại phương chưa thực sự quan tâm
Ngoài các địa phương đã được chính quyền quan tâm thì vẫn
còn một số ít địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến công
tác thi hành án dân sự, thậm chí có những nơi còn chỉ đạo cơ quan
thi hành án thực hiện trái quy định của pháp luật.
2.3.2.4. Về phía người khiếu nại
Về thực hiện quyền khiếu nại, qua thực tiễn cho thấy có khá
nhiều trường hợp người khiếu nại lợi dụng quyền khiếu nại được
pháp luật công nhận để khiếu nại mọi hành vi, quyết định của cơ
quan thi hành án dân sự mặc dù không có căn cứ, với mục đích
nhằm kéo dài việc thi hành án.
2.3.2.5. Chưa có sự quan tâm, đầu tư tương xứng đối với đội
ngũ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại
Thẩm tra viên là công chức, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ
quan quản lý thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thi
hành án và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Nhu
cầu của toàn quốc đòi hỏi phải có hơn 1600 Thẩm tra viên. Tuy
nhiên, theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự thì hiện
nay mới chỉ đáp ứng khoản 1/3. Do đó, không đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự, nhất là ở cấp huyện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc
khiếu nại về thi hành án dân sự, như trường hợp người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không
tự nguyện thi hành, hay đương sự không hiểu trình tự thủ tục thi
hành án hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân, làm đơn
khiếu nại không đúng qui định nhằm trì hoãn việc thi hành án.
Nhiều trường hợp khiếu nại, cơ quan Thi hành án dân sự đã giải
quyết khiếu nại hết thẩm quyền nhưng các đương sự vẫn tiếp tục
khiếu nại gửi đến nhiều ngành, nhiều cấp từ Trung ương tới địa
phương, gây xáo trộn, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
của cơ quan Thi hành án dân sự, ảnh hưởng đến an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Do đó, việc tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở
các cấp theo hướng rõ người, rõ việc và thời gian hoàn thành
nhiệm vụ. Trong khi quyền khiếu kiện và trách nhiệm giải quyết
khiếu kiện đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, các cấp
các ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân việc thực hiện
quyền khiếu nại tố cáo đối với hành vi trái pháp luật trong hoạt
động của cơ quan nhà nước, yêu cầu các cấp cơ sở phát huy dân
chủ và sức mạnh tâ âp thể, tăng cường đoàn kết nô âi bô â trong từng
cơ quan, đơn vị.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1. Quan điểm
3.1.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về giải quyết khiếu nại
Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, rộng rãi trong toàn thể cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ
Chính trị, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Thi hành án
dân sự và các văn bản hướng dẫn.
3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên
quan đến thi hành án dân sự.
3.1.3. Yêu cầu về tính khách quan
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân được pháp luật
ghi nhận. Do đó, căn cứ nội dung đơn khiếu nại của đương sự và
các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu thu thập từ
các cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đưa ra các quyết định đúng đắn, khách quan.
3.1.4. Yêu cầu về tính công khai, minh bạch
Yêu cầu này được cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện xuyên
suốt quá trình giải quyết khiếu nại. Khi đương sự có đơn khiếu nại
gửi cơ quan thi hành án dân sự có phiếu biên nhận, sau khi tiếp
nhận ra Thông báo thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết và
thông báo kết quả giải quyết theo đúng quy định.
3.1.5. Đảm bảo yêu cầu về thời hạn
Theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và
Thông tư hướng dẫn thi hành quy định về thời hạn giải quyết
khiếu nại rất ngắn nên khi giải quyết khiếu nại, cán bộ tham mưu,
Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cần lưu ý thời hạn, tránh
chậm trễ.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
3.2.1. Giải pháp chung
+ Thứ nhất, đối với Luật Thi hành án dân sự cần sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số quy định, như sau:
- Về thông báo thi hành án đề nghị tăng thời hạn xác minh đối
với các vụ việc phức tạp, ít nhất là 10 ngày theo quy định tại
khoản 1 Điều 44 Luật sửa đổi bổ sung.
- Về việc phân loại án, đề nghị xem xét bãi bỏ điểm b khoản 1
Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.
- Về việc kê biên quyền sử dụng đất tại tại khoản 1, khoản 2
Điều 110 Luật có sự mâu thuẫn với quy định của Luật Đất đai, gây
khó khăn cho Chấp hành viên khi kê biên, bán đấu giá quyền sử
dụng đất để thi hành án.
+ Đề nghị bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự
về quy trình tổ chức thi hành án, như sau.
- Về đình chỉ thi hành án, để phù hợp với quy định mới này của
Bộ luật dân sự năm 2015, cần bổ sung vào Điều 50 Luật với 2 căn
cứ quy định tại Điều 372 nêu trên để áp dụng thống nhất.
+ Về những vấn đề khác Luật Thi hành án dân sự chưa có
quy định
- Về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án
Luật Thi hành án dân sự quy định trường hợp thi hành nghĩa vụ
về tài sản mà người phải thi hành án chết; nhưng đối với trường
hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng tên chủ sở hữu,
sử dụng tài sản đảm bảo thi hành án chết (trong các vụ việc tín
dụng, ngân hàng) thì luật chưa có quy định.
- Về thi hành quyết định giám đốc thẩm
Khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng Dân sự năm 2011 và Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2015 quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm, theo đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy
một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án; sửa một
phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, Luật
Thi hành án dân sự chưa quy định về thi hành quyết định giám đốc
thẩm hủy một phần và sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết
định của Tòa án.
+ Đề nghị bãi bỏ quy định về kết thúc thi hành án
Theo khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án dân sự quy định về
“kết thúc thi hành án”, trong đó: “có xác nhận của cơ quan thi
hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa
vụ của mình”. Về vấn đề này, theo Điều 53 Luật Thi hành án dân
sự quy định, thì việc xác nhận kết quả thi hành án khi có yêu cầu
của đương sự. Do vậy, quy định tại khoản 1 Điều 52 không còn
phù hợp. Để giảm bớt các thủ tục hành chính, đề nghị xem xét bãi
bỏ khoản 1 Điều 52 là phù hợp.
+ Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự:
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
Việc quy định về nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp, trung
cấp tại thông tư 10/2010/TT-BNV là không còn phù hợp.
Do đó, cần quy định bổ sung tại NĐ số 62/2015/NĐ-CP theo
hướng bỏ quy định trên.
- Quy định từ chối yêu cầu thi hành án
Quy định bổ sung khi sửa đổi Nghị định số 62/2015/NĐ-CP theo
hướng như sau: “Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành
án theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân
sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người
phải thi hành án hoặc nghĩa vụ phải thi hành án”.
- Quy định về đình chỉ thi hành án
Đề nghị bổ sung trong Nghị định sửa Nghị định số
62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định, người được thi hành án
không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại trong trường hợp đình
chỉ quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật.
- Về thẩm định giá
Luật, Nghị định không quy định Chấp hành viên tự xác định
giá trị tài sản Luật chưa quy định tự xác định theo trình tự, thủ tục
và cơ chế nào. Do đó, đề nghị quy định bổ sung khi sửa đổi Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP.
- Quy định về chuyển giao nghĩa vụ
Theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án
2014, khi chưa xác định được người thừa kế thì không thể thu hồi
quyết định thi hành án trước đây đối với người phải thi hành án đã
chết để ra quyết định thi hành án mới đối với người thừa kế. Như
vậy, Chấp hành viên có được xử lý tài sản để thi hành án khi chưa
ra được quyết định thi hành án mới hay không, vẫn chưa được
Luật và Nghị định làm rõ, nên phải bổ sung làm rõ nội dung này.
+ Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về việc giải
quyết khiếu nại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, như
sau:
- Về thời hạn giải quyết khiếu nại, đề nghị xem xét sửa đổi
Điều 146 Luật Thi hành án dân sự, theo hướng tăng thêm thời hạn
về giải quyết khiếu nại.
- Bổ sung quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Thủ trưởng cơ quan Thi
hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên.
- Bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng, sửa quy định tại điểm b
khoản 4 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự theo hướng “ Trường
hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại các
quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành”.
- Bổ sung rõ quy trình và hình thức đối với việc Bộ trưởng Bộ
Tư pháp xem xét trong trường hợp đặc biệt.
- Bổ sung quy định về thông báo chấm dứt giải quyết khiếu
nại, đối với những vụ việc đã được xem xét giải quyết mà đương
sự vẫn gửi đơn khiếu nại.
3.2.2. Giải pháp cụ thể:
3.2.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ
Đảng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết
khiếu nại thi hành án dân sự
3.2.2.2. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Quy chế
nghiệp vụ của ngành trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động
thi hành án dân sự.
3.2.2.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị
nghiệp vụ thuộc các cơ quan thi hành án dân sự và giữa cơ quan
thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Viện
Kiểm sát, Tòa án nhân dân, các cơ quan tư pháp khác về giải
quyết khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự.
3.2.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong
công tác giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự; giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
3.2.2.5. Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động
thi hành án dân sự.
3.2.2.6. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
KẾT LUẬN
Giải quyết khiếu nại trong Thi hành án dân sự là lĩnh vực rộng
và phức tạp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn đã
cố gắng thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của đề tài, góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra.
Giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực Thi hành án dân sự là một
loại thủ tục hành chính, quy định về thẩm quyền,trình tự, thủ tục
cách thức thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại của đương sự;
Đây là thủ tục hành chính giải quyết các công việc có nội dung tư
pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thủ tục về giải quyết khiếu nại
là một công cụ để cơ quan Thi hành án dân sự tự xem xét, sửa
chữa, khắc phục những sai sót của mình trong hoạt động quản lý
hành chính về thi hành án dân sự; giúp cho Đảng và Nhà nước kịp
thời điều chỉnh, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với
công cuộc đổi mới của đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_trong_linh_vuc_thi_han.pdf