Tóm tắt Luận văn Pháp luật về hộ tịch – Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động hộ tich sinh động nhất, phổ biến nhất bởi nó phát sinh liên tục, hàng ngày, hàng giờ, gắn với nhu cầu rất đa dạng của người dân ở bất cứ lứa tuổi nào.21 Quản lý nhà nước về hộ tịch thời gian qua, trong cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên việc thực hiện pháp luât về hộ tịch vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, kết quả đạt được chưa mang tính bền vững. Khắc phục những tồn tại, bất cập, đồng thời cần tạo ra bước đột phá nhằm hướng đến một mô hình, phương thức quản lý hộ tịch khoa học, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân đối với nền hành chính nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch nói riêng; thích ứng với xu thế phát triển hiện nay là một tất yếu, cần phải có những giải pháp, lộ trình và bước đi thích hợp, có tính đến yếu tố đặc thù của từng miền, địa bàn cụ thể. Thực tiễn thực hiện pháp luật hộ tịch ở tỉnh Đắk Nông cho thấy, ngoài những yếu tố có tính chất hỗ trợ, phải cần đến 3 yếu tố cốt lõi đó là: tổ chức bộ máy, con người làm việc trong tổ chức đó và thủ tục điều hành. Mặt khác, hiệu quả thực hiện pháp luât hộ tịch sẽ được nâng cao khi đặt trong mối quan hệ chặt chẽ các lĩnh vực khác như quản lý hộ khẩu, quản lý hồ sơ cán bộ, bảo hiểm và trong mối quan hệ với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Toàn bộ những vấn đề nêu trên cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cả về tổ chức lẫn thể chế./.

pdf21 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về hộ tịch – Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ../. BỘ NỘI VỤ / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ ÁI DUYÊN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính (LH2TN4) Mã số: 6038.0102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2017 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC Phản biện 1: TS. Nguyễn Minh Sản Phản biện 2: TS. Vũ Anh Tuấn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Phân viện khu vực Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng - TP. Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: hồi 09 giờ 30 phút ngày 27 tháng 5 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra dến lúc chết. Một nhà nước hoạt động có hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ hoạt động quản lý hộ tịch. Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình. Những số liệu có được từ đăng ký, quản lý hộ tịch là những dữ liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; mặt khác, nó là hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Trên cơ sở đó nhằm bảo đảm thực thi quyền con người và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảo đảm cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ về hộ tịch thông qua các quy định pháp luật. Ngày 10/10/1945, mặc dù trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nền độc lập ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh tạm thời quản lý hộ tịch không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về hộ tịch, ngày 27/12/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, hiện nay quản lý nhà nước về hộ tịch 4 được thực hiện theo Luật hộ tịch số 60/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Luật Hộ tich và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, thể hiện sự đổi mới trong tư duy quản lý của Nhà nước về quản lý dân cư; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, phân cấp mạnh mẽ hơn cho cơ sở, đơn giản hoá, công khai hoá thủ tục, rút ngắn thời hạn giải quyết các vấn đề về hộ tịch, quy định văn hoá công vụ của công chức khi giải quyết thủ tục cho người dân, bổ sung các quy định cụ thể trong khi giải quyết các vấn đề về hộ tịch; Tuy vậy, trong quá trình áp dụng và triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành qua thời gian đầu thực hiện còn có những khó khăn vướng mắc nhất định, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là ở các tỉnh còn thiếu thốn nhiều các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ dân trí còn thấp như trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì việc quản lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các sự kiện hộ tịch vẫn là mục tiêu đầy thử thách đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về hộ tịch. Ngoài ra còn có những bất cập của thực tiễn quản lý hộ tịch cả về nhận thức và hoạt động, cả tổ chức bộ máy, năng lực, trình độ, thủ tục điều hành và phương pháp quản lý. 5 Trước thực trạng đó và trước những tác động của cơ chế thị trường, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, của toàn cầu hóa, của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0, trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách nền hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, tồn tại để thực hiện tốt pháp luật về hộ tịch. Từ những lý do nêu trên, học viên chọn Đề tài “Pháp luật về hộ tịch - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài hộ tịch và pháp luật về hộ tịch từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, như: Bài “Bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về hộ tịch” theo baobacninh.com.vn năm 2011; Bài “Vị trí, vai trò của công tác đăng ký quản lý hộ tịch và các giải pháp thực hiện” theo donghoi.gov.vn năm 2012; Bài “Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch” theo baoyenbai.com.vn năm 2013; Thông tin chuyên đề “Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch”, Trung tâm Thông tin khoa học – Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, tháng 5/2013; Bài “ Địa vị pháp lý của công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã”, tác 6 giả ThS. Trần Thị Mai, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 27/03/2017; Luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nước về hộ tịch cấp xã, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội”, Các công trình nêu trên đã đi sâu nghiên cứu làm rõ khái niệm, nội dung về hộ tịch; phân tích nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến pháp luật về hộ tịch hoặc quản lý nhà nước về hộ tịch; và đã chỉ ra phương hướng và giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông, trong giai đoạn Luật hộ tịch đã được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích tổng quát của luận văn là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ tịch trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của pháp luật về hộ tịch, để làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về hộ tịch. - Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về hộ tịch và thực tiễnthực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật về hộ tịch. - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch tại 7 các địa phương trên cả nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về hộ tịch và thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch ở tỉnh Đắk Nông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu đánh giá thực trạng và luận chứng vai trò, cách thức triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2013 đến năm 2016. Trong đó, đánh giá kết quả đăng ký hộ tịch gồm: khai sinh, kết hôn và khai tử trên địa bàn toàn tỉnh (không bao gồm đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin, các quan điểm Đảng ta về pháp luật nói chung và pháp luật hộ tịch nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là: phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn Luận văn tập trung đánh giá toàn diện hoạt động hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phân tích chỉ ra những yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội tác động tới quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, những mặt đạt được 8 và chưa được, những thiếu sót trong quy định của pháp luật khiến cho việc thực thi Luật Hộ tịch khó khăn, lúng túng cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch cũng như những người có yêu cầu về công tác hộ tịch. Mặt khác luận văn đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch, thông đó chính quyền địa phương theo dõi tốt hơn thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người hoạch định xây dựng chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân số và kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi cả nước nói chung và trong địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Luận văn còn được làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, người làm công tác thực tiễn về hộ tịch. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về hộ tịch. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hộ tịch tại tỉnh Đắk Nông. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông. 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH 1.1. Quan niệm về hộ tịch và đăng ký hộ tịch 1.1.1. Quan niệm về hộ tịch - “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức vụ và tịch quán của từng người”. (Đào Duy Anh: Giản yếu Hán – Việt, quyển thượng, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.9); - “Hộ tịch: Sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình theo từng hộ”. (Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.442) [18, tr.5]. - Khái niệm hộ tịch theo Luật Hộ tịch năm 2014: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. 1.1.2. Khái niệm về đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch cuả cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về hộ tịch 10 1.2.1. Khái niệm pháp luật về hộ tịch Hiểu theo nghĩa rộng thì pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống quy phạm các vấn đề về hộ tịch; Hiểu theo nghĩa hẹp thì pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quy phạm hành chính về quản lý hộ tịch. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quan hệ mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch. 1.2.2. Đặc điểm pháp luật về hộ tịch Ngoài những đặc điểm chung của pháp luật, pháp luật về hộ tịch còn có đặc điểm riêng đó là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hộ tịch, nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân, là các giá trị nhân thân gắn với một con người cụ thể từ khi sinh ra đến khi khi chết. 1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch Đăng ký và quản lý hộ tịch là hai nội dung cơ bản của pháp luật về hộ tịch, là hai nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. 1.2.3.1. Pháp luật về đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.2.3.2. Pháp luật về quản lý hộ tịch 11 Quản lý hộ tịchlà một trong những hoạt động của quản lý nhà nước, thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình biến động dân cư và sự biến động của xã hội giúp nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 1.2.4. Vai trò của pháp luật về hộ tịch Pháp luật về hộ tịch giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và thực hiện các sự kiện hộ tịch. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh cách xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi đăng ký hộ tịch, quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về hộ tịch Thứ nhất, yếu tố chính trị Thứ hai, yếu tố kinh tế xã hội Thứ ba, yếu tố con người 1.3.2. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch 12 1.3.2.1. Hệ thống pháp luật về hộ tịch 1.3.2.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.3.2.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đăng ký và quản lý hộ tịch, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân 1.3.2.4. Điều kiện vật chất - kỹ thuật đảm bảo việc thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.3.2.5. Các yếu tố bảo đảm khác Kết luận chương 1 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về hộ tịch 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 (thời kỳ Phong kiến và thời Pháp thuộc) 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa tại tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về hộ tịch ở tỉnh Đắk Nông 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội 13 Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng với các đặc trưng theo từng tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với từng ngành sản xuất khác nhau. Dân số: trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 138.799 hộ, với khoảng 583.356 người, bao gồm 40 thành phần dân tộc, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh có 39.167 hộ với 180.194 người, chiếm tỷ lệ 30,89% dân số toàn tỉnh. 2.2.1.2. Một số phong tục, tập quán liên quan đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch Đắk Nông là vùng đất hội tụ và giao thoa nhiều vùng văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhiều loại văn hoá truyền thống có giá trị, trong đó phải kể đến Văn hóa gia phả dòng họ của dân tộc M’nông. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, dần đến nhiều người Mnông không biết về nguồn gốc dòng họ của mình, trên giấy tờ pháp lý người M’nông ở tỉnh Đắk Nông chỉ ghi tên mà không ghi họ, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý dân cư. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư vẫn còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, trong đó có tục tảo hôn. 2.2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, đăng ký hộ tịch Tỉnh Đắk Nông có 08 đơn vị hành chính gồm 07 huyện và 01 thị xã, với 71 xã, phường, thị trấn. Đội ngũ công chức hộ tịch cấp huyện được bố trí đầy đủ, có 07/08 đồng chí có bằng Cử nhân luật và 14 01 đồng chí trung cấp luật. Đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch 71 xã, phường, thị trấn có 132 đồng chí, trong đó có: 106 Cử nhân Luật, 19 Trung cấp Luật, 07 trường hợp có trình độ Đại học và Trung cấp khác. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 61/71 xã, phường, thị trấn bố trí 02 công chức Tư pháp - hộ tịch. 2.2.2. Kết quả đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ năm 2013 đến năm 2016 Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhận thức của người dân về việc đi khai sinh, khai tử, về việc đi đăng ký kết hôn đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản, các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực tư pháp hộ tịch đã được chú trọng, giúp cho người dân ở từng thôn, từng xã, đặc biệt là các xã miền núi, vùng xa hiểu rõ quy định của Nhà nước về đăng ký hộ tịch để họ tự giác chấp hành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình di cư tự do ở tỉnh Đắk Nông ngày càng tăng, số vụ việc thụ lý giải quyết đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn tăng rất nhanh và với đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình đèo dốc, đi lại khó khăn, dẫn đến tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn còn cao. Số liệu dưới đây phản ánh sự chuyển biến trong đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh. 2.2.3. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh 2.2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân 15 Thứ nhất, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Thứ hai, tuyên truyền về pháp luật hộ tịch được quan tâm Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định Thứ tư, công tác thống kê báo cáo cho thấy, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã thực hiện tốt tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ. Thứ năm, công tác lưu trữ sổ sách được thực hiện tốt 2.2.3.2. Những hạn chế Thực tế ở tỉnh Đắk Nông trong quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch, trong đó đặc biệt qua hơn 01 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch thời gian qua còn một số hạn chế sau: Một là, đăng ký hộ tịch vẫn còn xảy ra nhiều yếu kém như: Hai là, về ghi chép trong sổ sách hộ tịch chưa đầy đủ, về lưu trữ sổ sách hộ tịch có nơi chưa khoa học. Ba là, còn có trường hợp công chức tư pháp hộ tịch yếu kém về trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc riêng trong giờ làm việc, thực hiện công việc chưa đúng quy trình thủ tục đã được quy định, còn làm ẩu, làm chậm, còn chủ quan, duy ý chí, chưa thực sự tôn trọng phục vụ nhân dân. 16 Bốn là, một số xã chưa niêm yết công khai thủ tục, trình tự đăng ký sự kiện hộ tịch tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, sách báo tuyên truyền pháp luật do cấp trên phát không để nơi người dân dễ đọc và tìm hiểu mà để trong tủ khoá lại. 2.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, hệ thống pháp luật về hộ tịch còn nhiều vướng mắc, bất cập và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh đã tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý đăng ký hộ tịch. Thứ hai, chất lượng tham mưu của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa cao. Thứ ba,người dân chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của đăng ký hộ tịch, lại bị chi phối bởi tập quán lạc hậu. 2.3. Đánh giá chung pháp luật về hộ tịch Trên cơ sở khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về hộ tịch cũng như thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch tại tỉnh Đắk Nông thời gian qua, có thể rút ra những ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật về hộ tịch ở Việt Nam hiện nay như sau: 2.3.1. Ưu điểm Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, có thể nói hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch ở nước ta đã có sự vận động tích cực và đạt những bước tiến quan trọng. Với việc ban hành nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch, hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch đã mang một sắc thái khác hẳn so với 17 sự trì trệ của hoạt động xây dựng pháp lụât về hộ tịch trong thời gian từ năm 1995 trở về trước. 2.3.2. Hạn chế Pháp luật về hộ tịch trải qua từng giai đoạn ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các sự kiện đăng ký hộ tịch. Đặc biệt các nội dung quy định tại Luật Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch đã có nhiều điểm mới, tháo gỡ được nhiều vướng mắc mà các quy định của pháp luật về hộ tịch trước đây chưa giải quyết được. Các nội dung tại Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định theo hướng đơn giản về thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết công việc phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát sinh một số vướng mắc. Kết luận Chương 2 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TỪ THỰCTIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG 18 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hộ tịch 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hộ tịch phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước pháp quyền Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về hộ tịch tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người, quyền công dân. 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hộ tịch phải phù hợp yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và cắt giảm gánh nặng hành chính; công khai minh bạch các chính sách, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người dân, tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch 3.2.1.1. Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân, Luật Hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015 3.2.1.2. Hoàn thành việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. 19 3.2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch 3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng cần: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch; thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch ở cấp xã có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân. 3.2.2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu cải cách hành chính của các nước nói chung, đặc biệt ở nước ta cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mẫu hoá thống nhất các loại giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống Từ những mục tiêu quan trọng của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tục hành chính về hộ tịch được Quốc hội và các cơ 20 quan quản lý Nhà nước về hộ tịch đặc biệt quan tâm, việc ban hành Luật Hộ tịch theo hướng cải cách về thủ tục hành chính là cần thiết. 3.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch cho cán bộ và nhân dân Trong điều kiện xây dựng một xã hội, dân chủ công bằng và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức quản lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Kết luận Chương 3 KẾT LUẬN Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động hộ tich sinh động nhất, phổ biến nhất bởi nó phát sinh liên tục, hàng ngày, hàng giờ, gắn với nhu cầu rất đa dạng của người dân ở bất cứ lứa tuổi nào. 21 Quản lý nhà nước về hộ tịch thời gian qua, trong cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên việc thực hiện pháp luât về hộ tịch vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, kết quả đạt được chưa mang tính bền vững. Khắc phục những tồn tại, bất cập, đồng thời cần tạo ra bước đột phá nhằm hướng đến một mô hình, phương thức quản lý hộ tịch khoa học, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân đối với nền hành chính nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch nói riêng; thích ứng với xu thế phát triển hiện nay là một tất yếu, cần phải có những giải pháp, lộ trình và bước đi thích hợp, có tính đến yếu tố đặc thù của từng miền, địa bàn cụ thể. Thực tiễn thực hiện pháp luật hộ tịch ở tỉnh Đắk Nông cho thấy, ngoài những yếu tố có tính chất hỗ trợ, phải cần đến 3 yếu tố cốt lõi đó là: tổ chức bộ máy, con người làm việc trong tổ chức đó và thủ tục điều hành. Mặt khác, hiệu quả thực hiện pháp luât hộ tịch sẽ được nâng cao khi đặt trong mối quan hệ chặt chẽ các lĩnh vực khác như quản lý hộ khẩu, quản lý hồ sơ cán bộ, bảo hiểm và trong mối quan hệ với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Toàn bộ những vấn đề nêu trên cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cả về tổ chức lẫn thể chế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_luat_ve_ho_tich_tu_thuc_tien_tinh_dak.pdf
Luận văn liên quan