Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam luôn đòi hỏi có những con người mới, có
tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp
luật nhưng thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật
trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh niên mà một
trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu
biết về pháp luật hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn
đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, ngoài việc trang
bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục
pháp luật, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho thanh niên là
việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách. Thông qua giáo dục pháp
luật góp phần hình thành, nâng cao hệ thống tri thức pháp luật cho
thanh niên, hình thành lòng tin pháp luật, động cơ và hành vi pháp
luật tích cực như: Thói quen tuân thủ những qui định của pháp luật,
thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những quyền
và nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, của
người khác và của toàn xã hội, biết vận dụng pháp luật vào thực tiễn
cuộc sống. Đồng thời, thông qua việc phổ biến, giáo dục pháp luật góp
phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mỗi công dân đặc biệt là
thanh niên bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thích hợp từ chủ thể giáo
dục pháp luật; hình thức, phương thức GDPL và đối tượng PBGDPL.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa ba môi trường giáo
dục là gia đình - nhà trường - xã hội và xác định đây là trách nhiệm
không của riêng ai, là một nhiệm vụ khẩn thiết và cấp bách, là chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta để giúp cho thanh niên được phát triển24
một cách toàn diện, có ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết và
chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THÀNH DUYÊN
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HÙNG HẢI
Phản biện
1:.
Phản biện
2:.
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: - Đường - Quận -
TP
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 201...
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế
khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện
đại, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Trong nhà
nước pháp quyền, pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối
với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối
sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn
hóa, có kỷ cương, trách nhiệm. Muốn đất nước có kỷ cương thì phải
giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới
vững bền.
Vào những năm đầu, khi nước ta mới giành được độc lập,
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là
do các thanh niên”. Người cho rằng sự phát triển trong tương lai của
đất nước và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay của thanh niên
và luôn nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển và toàn diện.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn một bộ phận thanh niên thiếu bản
lĩnh sống, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, thiếu kiến
thức về pháp luật dẫn đến dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo tham gia
vào các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an toàn
xã hội. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao hơn nữa
hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
nhằm bồi dưỡng và tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàn diện,
có ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh
2
Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN, tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên
cống hiến và trưởng thành là “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa
xã hội vừa hồng, vừa chuyên” là một nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết.
Xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt trước tình hình vi phạm pháp
luật của thanh niên cả nước nói chung và thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về
số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, yêu
cầu tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
ở thành phố Quảng Ngãi đang được các cấp, các ngành, các cơ quan,
tổ chức có chức năng, nhiệm vụ giáo dục pháp luật rất quan tâm để
tìm ra giải pháp thiết thực, hữu hiệu hơn. Trên thực tế, công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở,
ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư triển khai nhưng do nhiều yếu tố
khách quan, chủ quan công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trước
tình hình đó, việc yêu cầu tăng cường đổi mới hoạt động PBGDPL,
qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức và hiểu biết pháp luật cho thanh
niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề
hết sức quan trọng. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
3
Trong giai đoạn hiện nay, PBGDPL cho thanh niên là vấn đề
hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Việc nghiên cứu về
PBGDPL dưới góc độ khoa học pháp lý được các nhà khoa học rất
quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
PBGDPL của tập thể, cá nhân đã được công bố.
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật
trong thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223-ĐT
của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1994.
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật
trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số 92-98-223-
ĐT, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1994.
- Bàn về giáo dục pháp luật, Trần Ngọc Đường và Dương
Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả
trong một số dân tộc ít người, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên
cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1995.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường
không chuyên luật, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp, 2000.
- Một số đặc trưng của ngành giáo dục liên quan đến công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Nguyễn Huy Bằng, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 6/2007.
4
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Cà Mau: Kinh phí
đầu tư có tương xứng hiệu quả? Nguyễn Hùng Cường, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 6/2007.
- Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa và xây dựng con người mới, Phùng văn Tửu, Tạp chí giáo dục lý
luận, số 4/1985.
- Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật, cuốn sách do tác giả
Trần Đức Châm làm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường,
cuốn sách của ThS. Nguyễn Huy Bằng, ThS. Phạm Thị Kim Dung,
Ths. Đặng Thị Thu Huyền, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2008.
- Đẩy mạnh việc dạy và học pháp luật trong các trường theo
tinh thần Chỉ thị 32-CT/TƯ của Ban Bí Thư TW Đảng, bài viết của
PGS.TS Nguyễn Tất Viễn đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
4/2004.
Các công trình khoa học trên đã luận giải một số vấn đề rất
cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động PBGDPL trên nhiều
góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về thực tiễn PBGDPL cho thanh
niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy,
đây là đề tài có tính cấp thiết, không trùng lặp với các công trình đã
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5
- Mục đích:
Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng để xác định
được phương hướng, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên;
+ Đánh giá thực trạng của công tác giáo phổ biến, dục pháp
luật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;
+ Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giáo dục
pháp luật cho thanh niên của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu:
6
+ Về không gian: Luận văn phân tích nghiên cứu thực trạng
và giải pháp nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về lý luận
và thực tiễn vấn đề PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác PBGDPL
cho thanh niên trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay.
+ Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ
năm 2012 đến nay (từ khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được
ban hành).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Phương
pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng của
triết học Mác - Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp lịch sử cụ thể;
7
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát
thực tế; phương pháp thống kê để thu thập thông tin từ thực tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận:
Luận văn góp phần làm rõ tính đặc thù của công tác phổ
biến, pháp luật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi và các địa phương có cùng đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa
- xã hội... Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi.
- Về mặt thực tiễn:
+ Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh niên ở địa phương.
+ Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật cho UBND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi; Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Quảng
Ngãi, UBND các xã, phường và các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố
Quảng Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương.
8
Chương 1: Cở Sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Quan điểm, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi hiện nay.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO THANH NIÊN
1. 1. Khái niệm, mục đích và vai trò phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh niên
1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Về quan điểm lý luận PBGDPL hiện nay có nhiều quan điểm
khác nhau. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, khái niệm PBGDPL
cho thanh niên được hiểu là: Một hoạt động có định hướng, có tổ
chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức,
phương pháp khác nhau tác động lên thanh niên, giáo dục một cách
có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp
lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp
luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật.
1.1.2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên
Thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên
Thứ hai, hình thành lòng tin vào pháp luật cho thanh niên
Thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của
thanh niên
1.1.3. Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Thứ nhất: PBGDPL cho thanh niên góp phần hình thành và
nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên.
10
Thứ hai: PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao kỹ
năng sống cho thanh niên.
Thứ ba: PBGDPL cho thanh niên góp phần đấu tranh phòng
ngừa, chống vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp của phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
1.2.1. Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là
tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã
hội, đã tham gia góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật
cho thanh niên. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
có nhiều loại. Căn cứ vào tính chuyên nghiệp trong hoạt động có thể
chia chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật thành hai nhóm: chủ thể
chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp.
1.2.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Xuất phát từ nét đặc thù của thanh niên, nội dung của
PBGDPL cho thanh niên cũng mang tính đặc thù riêng. Theo đó, có
hai nhóm nội dung:
Thứ nhất, nhóm kiến thức chung
Thứ hai, nhóm kiến thức về kỹ năng sống theo pháp luật
1.2.3. Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên
11
1.2.3.1. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
- Các hình thức giáo dục mang tính phổ biến, mang tính
truyền thống của giáo dục chính trị, tư tưởng
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù: là việc
phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành
pháp và tư pháp của các cơ quan nhà nước.
1.2.3.2. Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên
Phương pháp PBGDPL là các cách thức, biện pháp tổ chức
quá trình PBGDPL. Có 02 loại phương pháp sau: Phương pháp giáo
dục và phương pháp PBGDPL
1.2.4. Những điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên
Thứ nhất, bảo đảm về chính trị - tư tưởng
Thứ hai, bảo đảm về pháp lý
Thứ ba, bảo đảm về kinh tế
Thứ tư, bảo đảm khác
12
Chương 2
THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH
NIÊN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã
hội của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi và đặc điểm
thanh niên của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ảnh
hưởng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế
- xã hội của thành phố Quảng |Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh, quốc phòng của
tỉnh Quảng Ngãi; thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của
tỉnh (cách địa giới tỉnh về phía Bắc 28 Km, phía Nam 58 Km, phía
Tây 57 Km, cách bờ biển 10 Km); cách thành phố Đà Nẵng 123 km;
cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 821
Km và cách Thủ đô Hà Nội 889 Km. Có toạ độ địa lý từ 15005’ đến
15008’ vĩ độ Bắc và từ 108034’ đến 108055’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên 16.015,34 ha, 260.252 nhân khẩu, có 23 đơn
vị hành chính cấp xã; trong đó có 09 phường: Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Nghiêm, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ,
Nghĩa Chánh, Quảng Phú, Trương Quang Trọng và 14 xã: Nghĩa
Dũng, Nghĩa Dõng, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh
Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Nghĩa
Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An. Phía Đông giáp Biển đông; phía Tây và
13
Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tư
Nghĩa và huyện Mộ Đức; phía Bắc giáp huyện Bình Sơn.
Thành phố Quảng Ngãi có địa hình khá bằng phẳng, trong
vùng nội thị có núi Thiên Ấn, Thiên Bút, núi Ông, sông Trà
Khúc, có sông Trà khúc và sông Bàu Giang tạo nên môi trường sinh
thái tốt, cảnh quan đẹp, có mực nước ngầm cao, địa chấn ổn định.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 270c, lượng mưa trung bình 2.000 mm,
tổng giờ nắng 2.000 – 2.200 giờ/năm, độ ẩm tương đối trung bình
trong năm khoảng 85% và thuộc chế độ gió mùa thịnh hành: Mùa Hạ
gió Đông Nam, mùa Đông gió Đông Bắc.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm) giai đoạn 2012
- 2016 là 11,77 %, trong đó dịch vụ 14,12%; công nghiệp - xây dựng
11,75%; nông nghiệp 3,76%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (giá trị tăng
thêm) thương mại - dịch vụ chiếm 48,71%; công nghiệp - xây dựng
chiếm 37,08%; nông nghiệp chiếm 14,21%. Cơ cấu lao động: dịch vụ
47,54%; công nghiệp - xây dựng 25,89%; nông nghiệp 26,57%. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 1.730 USD/người/năm.
2.1.2. Khái quát đặc điểm thanh niên của thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ảnh hưởng đến công tác giáo dục
pháp luật cho thanh niên
Hiện nay, thành phố Quảng Ngãi gần 60.000 thanh niên
(trong độ tuổi từ 16 đến 30). Thanh niên chiếm khoảng 43 % cơ cấu
dân số và hơn 50% lực lượng lao động xã hội, là nguồn lực dồi dào,
14
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên ở thành phố vi
phạm pháp luật, nhưng trong đó nguyên nhân chính, đó là:
Thứ nhất, do nhận thức của thanh niên về giáo dục pháp luật
còn hạn chế,
Thứ hai, thanh niên vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan
trọng của pháp luật.
Thứ ba, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên
còn nhiều bất cập.
Thứ tư, một số nguyên nhân khác.
2.2. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Về ban hành văn bản chỉ đạo
Thực hiện các văn bản của cấp trên, thành phố Quảng Ngãi
đã ban hành một số văn bản có liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp
luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho thành niên nói
riêng.
Ngoài ra, UBND thành phố thường xuyên rà soát, ban hành
văn bản kiện toàn lại Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc, Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Quảng Ngãi. Hàng năm, kiểm
tra công tác quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên
theo lĩnh vực được phân công cho các phòng, ban, đơn vị và UBND
các xã, phường.
15
2.2.1.2. Về chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên
UBND thành phố Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng nội
dung, chương trình và thành lập đội ngũ báo cáo viên, chỉ đạo Chủ
tịch UBND xã, phường công nhận đội ngũ tuyên truyền viên pháp
luật tại UBND các xã, phường. Đây là lực lượng quan trọng trong
việc chuyển tải các kiến thức, thông tin pháp luật đến với thanh niên.
Hiện nay, thành phố Quảng Ngãi có 11 báo cáo viên pháp luật, 343
tuyên truyền viên pháp luật và 239 tổ hoà giải với 1.382 hòa giải viên
được lựa chọn từ những người có uy tín trong nhân dân, như: Trưởng
thôn, tổ trưởng dân phố, hòa giải viên, cán bộ tư vấn pháp luật, Bí thư
chi đoàn, chủ tịch Hội phụ nữ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại cơ sở...
Đội ngũ này được cung cấp tài liệu tuyên truyền PBGDPL, hàng năm
được tập huấn kỹ năng tuyên truyền phổ biến GDPL, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật.
Ngoài ra, thành phố còn củng cố, mở rộng lực lượng tham gia
tuyên truyền phổ biến GDPL cho thanh niên là các cộng tác viên trợ
giúp pháp lý.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố đã đẩy mạnh việc xây
dựng, củng cố Hội đồng PBGDPL của thành phố gồm 26 thành viên
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ tịch hội đồng.
2.2.1.3. Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên
Phổ biến các quy định pháp luật về đất đai, Luật Giao thông
đường bộ; Luật phòng chống ma túy, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hộ
16
tịch, Bộ Luật hình sự năm 1999, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật
Thanh niên năm 2005, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng,
chống mua bán người năm 2011, Luật phòng, chống tham nhũng
Đối với thanh niên ở các vùng ven biển, cụm công nghiệp
của thành phố, các cơ quan cũng phải lựa chọn những nội dung tập
huấn kiến thức pháp luật cho thanh niên như: Bộ luật Dân sự, Luật
Biển Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến biển và hải
đảo, tuyên truyền về phòng, chống tội phạm Những kiến thức trên
đã tác động không nhỏ đến ý thức chấp hành pháp luật của thanh
niên, đồng thời trang bị cho thanh niên những kỹ năng sống theo
pháp luật, đây là cơ sở giúp thanh niên trong tỉnh tạo lập thói quen
ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.1.4. Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tuyên truyền bằng hình thức tập trung:
- Tuyên truyền thông qua việc thành lập các CLB pháp luật:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các hội thi,
cuộc thi
- Biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật và xây dựng tủ sách pháp luật
- Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động Đoàn, Hội:
2.2.1.5. Về phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật
Tại các trường học: Phương pháp trực quan, đóng vai, thảo
luận nhóm, nêu vấn đề...đã đem lại sự hứng thú học tập cho học sinh,
sinh viên.
17
Tại các địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn
thanh niên đã không ngừng đổi mới phương thức giáo dục pháp luật
cho thanh niên của Đoàn theo hướng chủ động phối hợp giữa truyền
thông và hành động nhằm giúp cho thanh niên được tiếp thu vào thực
tiễn thể hiện qua ý thức chấp hành pháp luật của mình; tuyên truyền
theo từng nhóm nhỏ, phương pháp kích hoạt hoạt động và điều chỉnh
hành vi được áp dụng trong PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn
thành phố được cho là phương pháp tối ưu nhất.
2.2.1.6. Thực trạng các điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo
dục pháp luật cho thanh niên
- Thành phố đã thành lập đội ngũ báo cáo viên pháp luật gồm
lãnh đạo của các phòng, ban, đơn vị của thành phố có đủ điều kiện
theo quy định
- Trong các trường học, sách giáo khoa là một trong những
phương tiện quan trọng được nhà trường trang bị cho học sinh sinh
viên khá đầy đủ, các tài liệu tham khảo tương đối phong phú. Các
giáo án điện tử được giáo viên chuẩn bị công phu và được chia sẻ qua
Internet. Nhiều trường học đã trang bị hệ thống đèn chiếu sử dụng
trong các tiết học giáo dục công dân, PBGDPL; tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế
- Việc triển khai chương trình trên địa bàn còn chậm so với
yêu cầu.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn
mỏng, thiếu kỹ năng nghiệp vụ, chưa tạo uy tín đối với cán bộ và
18
nhân dân; hình thức tuyên truyền vẫn còn mang tính hình thức cứng
nhắc, chủ yếu là tuyên truyền miệng, tài liệu tuyên truyền hướng dẫn
nghiệp vụ, các phương tiện hỗ trợ còn thiếu nên hiệu quả tuyên
truyền chưa cao.
- Thành viên Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
đều kiêm nhiệm nên việc duy trì và tổ chức họp từng quý, năm còn
mang tính hình thức, chưa được thường xuyên và chủ yếu giao cho
cơ quan Thường trực, vì vậy dẫn đến sự không kịp thời hướng dẫn
trong hoạt động giáo dục pháp luật.
- Việc quan tâm, chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL ở một
số nơi còn chưa kịp thời và còn trông chờ, ỷ lại cấp trên, chưa tìm ra
nét đặc thù riêng phù hợp với tình hình địa phương. Công tác phối
hợp, báo cáo, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm chưa được
thực hiện đều đặn và kịp thời.
- Tác động của công tác PBGDPL đối với việc nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của thanh niên, đến trật tự kỷ cương pháp
luật, đến tình trạng vi phạm pháp luật còn chưa đạt được như
mong muốn.
- Công tác PBGDPL trong thời gian qua chưa đều khắp còn
tình trạng theo "mùa vụ, phong trào", chạy theo văn bản mới ban
hành.
- Hoạt động PBGDPL thời gian qua tập trung vào một số
hình thức như: phổ biến, quán triệt văn bản pháp luật và chủ yếu là ở
tỉnh, huyện, thành phố, còn ở cấp cơ sở công tác PBGDPL chưa
thành nề nếp.
19
- Nội dung PBGDPL chưa thật sát và phù hợp với từng đối
tượng
- Công tác PBGDPL chưa gắn với những giải pháp kinh tế -
xã hội cụ thể phù hợp với từng địa bàn, đối tượng
- Việc hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết có lúc chưa kịp thời.
- Ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động của công tác
PBGDPL chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chủ yếu là cấp theo vụ việc,
chưa bố trí ổn định theo năm.
2.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và
những tồn tại, hạn chế
2.2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của các cấp ủy Đảng và
chính quyền, sự hỗ trợ phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể của
thành phố.
- Phần lớn thanh niên đều có nhận thức đúng đắn việc nâng
cao trình độ hiểu biết pháp luật của bản.
- Đa phần đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
PBGDPL nhiệt tình, say mê yêu nghề, có trình độ nhận thức, học vấn
nhất định.
2.2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận
thức rõ tầm quan trọng của công tác PBGDPL cho thanh niên nên
thiếu quan tâm, bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL còn hạn chế.
- Sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể ở cơ sở có
nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
20
- Cán bộ chuyên trách PBGDPL còn ít.
- Việc thu hút được nhiều chủ thể, mạng lưới tuyên truyền
viên, cộng tác viên tham gia vào công tác này còn hạn chế.
- Phòng Tư pháp thành phố Quảng Ngãi là cơ quan tham
mưu UBND thành phố tổ chức công tác tuyên truyền PBGDPL cho
nhân dân trong đó có thanh niên, song lượng cán bộ làm công tác này
còn mỏng
- Các điều kiện xã hội bên ngoài đã chi phối, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quá trình học tập, tìm hiểu và tiếp nhận các thông tin
pháp luật của thanh niên.
- Kinh phí đầu tư cho công tác GDPL dành cho thanh niên
còn quá ít.
21
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,
TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
3.1. Quan điểm phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
Một là, PBGDPL cho thanh niên phải đảm bảo mục tiêu giáo
dục toàn diện.
Hai là, PBGDPL cho thanh niên phải mang tính liên tục, hệ
thống
Ba là, giáo dục pháp luật cho thanh niên phải phù hợp với
tâm lý, lứa tuổi và điều kiện học tập, lao động và sinh hoạt
Bốn là, PBGDPL cho thanh niên nhằm nâng cao ý thức pháp
luật cho thanh niên
Năm là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
trong PBGDPL cho thanh niên
3.2. Giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối kết hợp của các ban
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho thanh niên
Thứ nhất, đổi mới tư duy PBGDPL cho thanh niên
Thứ hai, các cấp, các ngành phải có cách nhìn mới, đúng
đắn và tích cực hơn về vai trò của PBGDPL cho thanh niên
22
Thứ ba, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành có liên
quan cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu
quả công tác PBGDPL cho thanh niên.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
3.2.3. Đổi mới, hoàn thiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên
3.2.4. Đa dạng hình thức và đổi mới phương pháp phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
3.2.4.1. Đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên
3.2.4.2. Đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh niên
3.2.5. Nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh
niên
3.2.6. Một số giải pháp khác
23
KẾT LUẬN
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam luôn đòi hỏi có những con người mới, có
tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp
luật nhưng thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật
trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh niên mà một
trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu
biết về pháp luật hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn
đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, ngoài việc trang
bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục
pháp luật, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho thanh niên là
việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách. Thông qua giáo dục pháp
luật góp phần hình thành, nâng cao hệ thống tri thức pháp luật cho
thanh niên, hình thành lòng tin pháp luật, động cơ và hành vi pháp
luật tích cực như: Thói quen tuân thủ những qui định của pháp luật,
thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những quyền
và nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, của
người khác và của toàn xã hội, biết vận dụng pháp luật vào thực tiễn
cuộc sống. Đồng thời, thông qua việc phổ biến, giáo dục pháp luật góp
phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mỗi công dân đặc biệt là
thanh niên bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thích hợp từ chủ thể giáo
dục pháp luật; hình thức, phương thức GDPL và đối tượng PBGDPL.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa ba môi trường giáo
dục là gia đình - nhà trường - xã hội và xác định đây là trách nhiệm
không của riêng ai, là một nhiệm vụ khẩn thiết và cấp bách, là chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta để giúp cho thanh niên được phát triển
24
một cách toàn diện, có ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết và
chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_thanh_nien.pdf