Sau một thời gian nghiên cứu Luận văn, tác giả đã tập trung
nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn quản lý
NSCĐ, tập trung vào những nội dung đổi mới, hoàn thiện quản lý
NSCĐ trong quá trình phân tích thực trạng và đề ra các nhóm giải
pháp chủ yếu mang tính khả thi cao nhằm hoàn thiện quản lý NSCĐ
ở địa phương trong thời gian đến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt
động công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội
nhập quốc tế sâu rộng.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Phân viện Khu vực Tây
Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia, với những kiến thức được
truyền đạt của các Thầy Cô, tác giả đã kết hợp lý luận và thực tiễn để
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để nâng cao việc quản lý NSCĐ
trên địa bàn huyện Đồng Xuân ngày một tốt hơn. Mặc dù tác giả đã
có nhiều cố gắng, nghiêm túc, khách quan trong việc nghiên cứu,
nhưng với kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề, nội dung và giải
pháp được đề cập trong luận văn có thể còn thiếu sót, vì đây là vấn đề
lớn, đòi hỏi cần có thời gian triển khai thực hiện. Tác giả kính mong
nhận được sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ của các Thầy Cô, các đồng
chí và đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện Luận văn./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN MINH
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN,
TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
Công trình được hoàn thiện tại: Học viện Hành chính quốc gia
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN GIAO
Phản biện 1: TS. LƯƠNG MINH VIỆT
Phản biện 2: TS. TỪ THÁI GIANG
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn thạc sỹ họp
tại Học viện Hành chính quốc gia, số 77 Nguyễn Chí Thanh, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội
vào hồi 10 giờ 30 ngày 26 tháng 05 năm 2017
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Thư viện Học viện Hành chính.quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự
nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về
những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Ngân sách công đoàn (NSCĐ) có vị trí rất quan trọng trong toàn
bộ hoạt động công đoàn và là công cụ quan trọng phục vụ cho việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị - xã hội của tổ chức công
đoàn được Đảng và Nhà nước giao.
Quản lý NSCĐ nhằm để thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Giúp
công đoàn tổ chức tốt phong trào thi đua lao động sản xuất, tăng năng
suất lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý
kinh tế - tài chính của đất nước, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động
công đoàn, công tác quản lý NSCĐ cũng có sự đổi mới cả về cơ chế
thu, phân phối và quản lý. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc
quản lý NSCĐ trên địa bàn huyện vẫn còn có những tồn tại và hạn
chế nhất định như: công tác lập dự toán, xét duyệt dự toán chưa sát
2
với thực tế, việc tổ chức thực hiện thu kinh phí công đoàn còn thất
thu lớn, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về
quản lý NSCĐ là vấn đề cấp bách của tổ chức Công đoàn trong giai
đoạn hiện nay. Qua thực tiễn, nghiên cứu, học tập tại Học viện Hành
chính Quốc gia, tác giả muốn vận dụng kiến thức học tập để đóng
góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những tồn tại, hạn chế hiện
nay, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý NSCĐ.
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý ngân
sách công đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên” làm
đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công là phù hợp với
chuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Luận văn này tập trung nghiên cứu vấn đề về quản lý NSCĐ.
Hiện nay đã có một số văn bản pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số đề tài nghiên cứu
khoa học đề cập đến quản lý NSCĐ. Trong quá trình nghiên cứu luận
văn, tác giả đã tham khảo các đề tài, các bài viết có liên quan sau:
- Bài “Một số giải pháp quản lý tài chính công đoàn”, tác giả
Nguyễn Thị Thái (2016), Tạp chí Lao động và Công đoàn số 609 (kỳ
1 tháng 12-2016).
- Bài “Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp về thu kinh phí
công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, tác giả Nguyễn Khoa Hoài
Thương, website: congdoan.thuathienhue.gov.vn/.
- Bài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp tài
chính công đoàn tại tỉnh Tuyên Quang”, tác giả Nguyễn Văn Quang,
website: congdoan.tuyenquang.gov.vn/.
3
- Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý ngân sách công đoàn ở
Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk”, tác giả Nguyễn Hưng, Học viện
Hành chính Quốc gia, 2012.
Tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình khoa học, đề tài
nghiên cứu, sách tham khảo, bài báo trong chừng mực nhất định đã
góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng
về quản lý NSCĐ ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình khoa học, đề
tài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu thực trạng, giải pháp thu kinh
phí công đoàn, những quy định như thu, chi, phân phối, sử dụng
NSCĐ, mà chưa đi sâu việc nghiên cứu toàn diện, chưa phân tích,
đánh giá sâu nội dung và phương thức quản lý NSCĐ. Việc nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản
lý NSCĐ, đặc biệt là ở tỉnh Phú Yên chưa có một công trình khoa
học nào đề cập đến vấn đề quản lý NSCĐ. Do vậy việc lựa chọn đề
tài là không trùng lặp và là một công trình khoa học độc lập của bản
thân. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận
và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về NSCĐ
trên địa bàn huyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, các
tài liệu, văn bản liên quan đến NSCĐ, luận văn nghiên cứu thực trạng
quản lý NSCĐ trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Qua đó
đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
NSCĐ trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học về quản lý NSCĐ;
- Làm rõ thực trạng, đánh giá thực trạng quản lý NSCĐ;
4
- Đề xuất được những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện công tác quản lý NSCĐ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở khoa học về
quản lý NSCĐ.
- Thực tiễn: nghiên cứu thực trạng quản lý NSCĐ trên địa bàn
huyện Đồng Xuân nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn
thiện công tác quản lý NSCĐ từ năm 2012 đến năm 2016 và định
hướng đến năm 2022.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý NSCĐ trên
địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Trong quá trình nghiên cứu
và phân tích, do kinh phí công đoàn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu NSCĐ nên tác giả tập trung phân tích quản lý thu theo
đối tượng. Đối với chi NSCĐ, do chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm
tỷ trọng thấp nên tác giả tập trung nghiên cứu quản lý chi thường
xuyên.
- Về thời gian: với thời gian khảo sát từ năm 2012 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về quản lý
NSCĐ và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.
- Phương pháp nguyên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và lịch sử về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân
5
sách. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê,
so sánh dựa trên lý thuyết tài chính và số liệu thực tiễn về NSCĐ giai
đoạn 2012-2016, từ đó làm sáng tỏ các nội dung, những nét đặc thù
về quản lý NSCĐ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Luận văn có sử dụng tài liệu, số liệu trong nước, địa phương đã
công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa
học về quản lý NSCĐ.
- Luận văn làm sâu sắc và phong phú thêm khái niệm, đặc điểm,
chức năng, vai trò, nội dung quản lý NSCĐ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng quản lý NSCĐ hiện
nay, đối chiếu với cơ sở lý luận theo quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam và NSCĐ. Đề xuất những giải pháp chủ
yếu góp phần giải quyết những tồn tại, từng bước nâng cao hiệu quả
quản lý NSCĐ trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy, xây dựng các cơ chế thu, chi, phân phối và quản lý,
sử dụng NSCĐ.
6.3. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Trên cơ sở phân tích lý luận về quản lý NSCĐ, các quy định
của pháp luật về quản lý NSCĐ, luận văn nêu ra những quan điểm
nhằm góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSCĐ và quản
lý NSCĐ; làm rõ những đặc điểm, điều kiện khách quan trong việc
quản lý NSCĐ trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.
6
- Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng, từ đó
rút ra những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân, làm tiền đề cho việc quản lý NSCĐ.
- Đưa ra những quan điểm, phương pháp mới; những giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSCĐ trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách công đoàn
Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Chương 3. Phương hướng và giải pháp quản lý ngân sách công
đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NSCĐ
1.1. Tổng quan về quản lý ngân sách công đoàn
1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của NSCĐ
* Khái niệm: NSCĐ là toàn bộ các khoản thu, chi của Công
đoàn đã được cơ quan có thẩm quyền của Công đoàn quyết định và
được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Công đoàn.
* Bản chất của ngân sách công đoàn: xét trên góc độ khoa
học; kinh tế - xã hội; nội dung vật chất và quản lý.
* Đặc trưng của ngân sách công đoàn: NSCĐ là một bộ phận
của ngân sách nhà nước. NSCĐ thực hiện quyền tự chủ và tự quản về
tài chính theo quy định của pháp luật.
7
1.1.2. Chức năng của ngân sách công đoàn:
NSCĐ có hai chức năng cơ bản: Chức năng phân phối và chức
năng giám đốc.
1.1.3. Vai trò của ngân sách công đoàn
NSCĐ là quỹ tiền tệ tập trung lớn, có mối quan hệ chặt chẽ với
ngân sách nhà nước, hệ thống tài chính Nhà nước. NSCĐ không thể
tách rời với vai trò của Công đoàn. Công đoàn quản lý và sử dụng
NSCĐ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.1.4. Hệ thống ngân sách công đoàn
Khái niệm: Là tổng thể ngân sách của các cấp trong hệ thống
công đoàn, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình
thực hiện các khâu thu, chi của NSCĐ.
1.1.5. Nguyên tắc quản lý ngân sách công đoàn
Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2014: “Tài chính công
đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai,
minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách
nhiệm của công đoàn các cấp”.
1.1.6. Cơ sở pháp lý về quản lý ngân sách công đoàn
Luật Công đoàn năm 1957: “Tổng Công đoàn Việt Nam quy
định thể lệ quản trị tài chính trong công đoàn”.
Luật Công đoàn năm 1990: “Công đoàn thực hiện tự quản về tài
chính theo pháp luật và những quy định của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam”.
Luật Công đoàn năm 2012: “Công đoàn thực hiện quản lý, sử
dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
8
Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2014: “Công đoàn thực hiện
quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam”
Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn: “Xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn
trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định để bảo
đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức công đoàn; quy
định phân cấp thu, phân phối nguồn thu và quản lý nguồn thu để thực
hiện trong hệ thống tổ chức công đoàn”.
1.1.7. Sự cần thiết thực hiện quản lý ngân sách công đoàn
- NSCĐ là một bộ phận của ngân sách Nhà nước, là quỹ tiền tệ
tập trung lớn nhất của tổ chức công đoàn, do vậy việc quản lý NSCĐ
là yêu cầu tất yếu của quản lý ngân sách nói chung và NSCĐ nói
riêng.
- NSCĐ là phương tiện để thực hiện những nhiệm chính trị của
tổ chức công đoàn. Vì vậy việc đảm bảo quản lý chặt chẽ NSCĐ là
điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn.
- NSCĐ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ
tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và
đoàn phí công đoàn của toàn thể những người lao động tham gia tổ
chức công đoàn, do vậy việc quản lý chặt chẽ NSCĐ vừa là nhu cầu
vừa nguyện vọng chính đáng của toàn thể đoàn viên công đoàn.
- Quản lý NSCĐ không những tạo ra nguồn lực tài chính tương
đối độc lập cho các cấp công đoàn chủ động, tích cực trong việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến
khích các cấp công đoàn khai thác các tiềm năng của cấp mình.
9
1.2. Nội dung quản lý ngân sách công đoàn
1.2.1. Nội dung quản lý thu, chi ngân sách công đoàn
1.2.2. Nội dung quản lý chu trình ngân sách công đoàn
1.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách công đoàn
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách Công đoàn của một số
địa phương và bài học kinh nghiệm trong quản lý ngân sách
Công đoàn trên địa bàn huyện huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý NSCĐ của một số địa phương
* LĐLĐ huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
* LĐLĐ huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý ngân sách công
đoàn trên địa bàn huyện Đồng Xuân
(1) Quán triệt, triển khai kịp thời các chủ trương của Tổng
LĐLĐ Việt Nam về quản lý NSCĐ.
(2) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra về quản lý NSCĐ.
(3) Phải thực hiện nghiêm túc về chu trình ngân sách trong đó
lập dự toán ngân sách là khâu quan trọng, chấp hành ngân sách là
việc thực hiện dự toán ngân sách được duyệt và quyết toán ngân sách
là khâu cuối cùng để tổng hợp các khoản thu, chi ngân sách làm tiền
đề cho việc lập dự toán ngân sách năm sau, tránh thất thu NSCĐ.
(4) Nghiên cứu, đề xuất với LĐLĐ tỉnh Phú Yên phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho LĐLĐ huyện, nhưng vẫn phải đảm bảo
vai trò chủ đạo của ngân sách cấp huyện để tạo điều kiện thuận lợi
cho cấp dưới chủ động, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(5) Triển khai việc thực hiện cơ chế tài chính tự chủ nhằm nâng
cao tính tự chủ về tài chính trong toàn hệ thống công đoàn.
Tóm tắt Chương 1
10
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Một số tình hình và đặc điểm về hoạt động của Liên
đoàn Lao động huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
LĐLĐ huyện Đồng Xuân
2.1.2. Hệ thống tổ chức của LĐLĐ huyện Đồng Xuân
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý ngân sách
công đoàn của LĐLĐ huyện Đồng Xuân
2.2. Thực trạng quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn
huyện Đồng Xuân
2.2.1. Tình hình thực hiện thu ngân sách công đoàn
2.2.1.1. Kết quả thực hiện thu ngân sách công đoàn
Bảng 2.4: Tổng hợp so sánh kết quả TH thu so với KH
ĐVT: triệu đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH
Năm 2012 1.723 2.108 122,34%
Năm 2013 2.044 2.369 115,90%
Năm 2014 2.457 2.738 111,43%
Năm 2015 2.924 3.194 109,23%
Năm 2016 3.300 3.499 106,03%
Tổng cộng 12.448 13.908 111,72%
2.2.1.2. Cơ cấu thu ngân sách công đoàn
* Cơ cấu theo nguồn thu ngân sách công đoàn
Trong tổng số thu NSCĐ giai đoạn 2012-2016: 13.908 triệu
đồng, cơ cấu ở tất cả các lĩnh vực như sau: Thu kinh phí công đoàn:
11
8.946 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,33%. Thu kinh phí chỉ đạo phối
hợp của các CĐCS thuộc Công đoàn ngành Trung ương quản lý trên
địa bàn huyện: 43 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,30%. Thu đoàn phí
công đoàn: 4.515 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,47%. Thu khác: 404
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,90%.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu ngân sách công đoàn
Bảng 2.5: Cơ cấu theo nguồn thu NSCĐ qua các năm
ĐVT: triệu đồng
TT
Nội
dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
1
Thu
kinh
phí
công
đoàn
1.338 1.485 1.760 2.127 2.236 8.946
2
Thu
kinh
phí chỉ
đạo
05 07 09 10 12 43
12
phối
hợp
3
Thu
đoàn
phí
công
đoàn
678 759 895 996 1.187 4.515
4
Thu
khác
87 118 74 61 64 404
Tổng
cộng
2.108 2.369 2.738 3.194 3.499 13.908
* Cơ cấu theo phân cấp thu ngân sách công đoàn
- Công đoàn cơ sở: 4.756 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,20%.
- Liên đoàn Lao động huyện: 9.152 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 65,80%.
Bảng số 2.6: Cơ cấu theo phân cấp thu ngân sách công đoàn
ĐVT: triệu đồng
TT
Cấp
công
đoàn
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
1 CĐCS 725 835 939 1.044 1.213 4.756
2
LĐLĐ
huyện
1.383 1.534 1.799 2.150 2.286 9.152
Tổng
cộng
2.108 2.369 2.738 3.194 3.499 13.908
13
Bảng số 2.7: Tổng hợp thu NSCĐ theo từng lĩnh vực thu
ĐVT: triệu đồng
TT
Nội
dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
1
Thu kinh
phí công
đoàn
1.338 1.485 1.760 2.127 2.236 8.946
- Khu
vực
HCSN
1.336 1.482 1.755 2.122 2.229 8.924
- Khu
vực
SXKD
(DN
ngoài
nhà
nước)
02 03 05 05 07 22
2
Thu kinh
phí chỉ
đạo phối
hợp
05 07 09 10 12 43
3
Thu đoàn
phí công
đoàn
678 759 895 996 1.187 4.515
4 Thu khác 87 118 74 61 64 404
- NSNN
cấp
40 42 30 13 38 163
- Thu 47 76 44 48 26 241
14
khác
Tổng
cộng
2.108 2.369 2.738 3.194 3.499 13.908
2.2.2. Tình hình thực hiện chi ngân sách công đoàn
2.2.2.1. Kết quả thực hiện chi ngân sách công đoàn
Tổng chi ngân sách công đoàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-
2016 là 10.793 triệu đồng, đạt 105,78% so với dự toán LĐLĐ tỉnh
giao.
Bảng số 2.8: Tổng hợp so sánh kết quả TH chi so với KH
ĐVT: triệu đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH
Năm 2012 1.290 1.696 131,47%
Năm 2013 1.662 1.943 116,90%
Năm 2014 2.253 2.352 104,39
Năm 2015 2.468 2.482 100,56%
Năm 2016 2.530 2.320 91,69%
Tổng cộng 10.203 10.793 105,78%
2.2.2.2. Cơ cấu chi ngân sách công đoàn
* Cơ cấu theo nội dung chi ngân sách công đoàn
- Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp: Khoản chi này
thực hiện giai đoạn 2012-2016 là 1.470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
13,61% chi thường xuyên.
- Chi phụ cấp cán bộ công đoàn: Khoản chi này thực hiện giai
đoạn 2012-2016 là 2.167 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% chi thường
xuyên và tăng liên tục qua các năm.
15
- Chi quản lý hành chính: Khoản chi này thực hiện giai đoạn
2012-2016 là 1.132 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10% chi thường
xuyên.
- Chi huấn luyện đào tạo: Khoản chi này thực hiện giai đoạn
2012-2016 là 94 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,87% chi thường xuyên.
- Chi hoạt động phong trào: Khoản chi này thực hiện 2012-2016
là 5.234 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,49% chi thường xuyên.
- Chi khen thưởng: Khoản chi này thực hiện giai đoạn 2012-
2016 là 57 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,52% chi thường xuyên.
- Chi thăm hỏi cán bộ đoàn viên: Khoản chi này thực hiện giai
đoạn 2012-2016 là 579 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,36% chi thường
xuyên.
- Chi khác thực hiện giai đoạn 2012-2016 là 60 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 0,55% chi thường xuyên.
* Cơ cấu theo phân cấp chi ngân sách công đoàn
Nhìn chung, chi NSCĐ ngày càng ưu tiên hơn cho CĐCS. Giai
đoạn 2012-2016, chi ngân sách LĐLĐ huyện chiếm tỷ trọng 26,78%
trên tổng chi ngân sách địa phương. Năm 2012 chiếm tỷ lệ 29,42%.
Năm 2013 chiếm tỷ lệ 30,88%. Năm 2014 chiếm tỷ lệ 30,31%. Năm
2015 chiếm tỷ lệ 24,61%. Năm 2016 chiếm tỷ lệ 20,17%.
Bảng 2.9: Cơ cấu theo phân cấp chi ngân sách công đoàn
ĐVT: triệu đồng
Cấp công
đoàn
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
Chi của công
đoàn cơ sở
1.197 1.343 1.639 1.871 1.852 7.902
Tỷ trọng / tổng
chi
70,57 69,11 69,68 75,38 79,82 73,21%
16
Chi của LĐLĐ
huyện
499 600 713 611 468 2.891
Tỷ trọng / tổng
chi
29,42 30,88 30,31 24,61 20,17 26,78%
Tổng chi 1.696 1.943 2.352 2.482 2.320 10.793
Bảng 2.10: Cơ cấu theo phân cấp chi ngân sách công đoàn cơ sở
ĐVT: triệu đồng
TT Nội dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
1
Lương,
phụ cấp
và các
khoản
đóng góp
0 0 0 0 0 0
2
Phụ cấp
cán bộ
công đoàn
284 329 394 482 476 1.965
3
Quản lý
hành
chính
56 164 71 157 113 561
4
Huấn
luyện đào
tạo
0 0 0 14 01 15
5
Hoạt động
phong trào
717 730 1.033 1.075 1.216 4.771
6
Khen
thưởng
0 0 0 0 0 0
17
7
Thăm hỏi
cán bộ,
đoàn viên
135 114 130 141 46 566
8
Các khoản
chi khác
05 06 11 02 0 24
Tổng chi 1.197 1.343 1.639 1.871 1.852 7.902
Bảng 2.11: Cơ cấu theo nội dung chi ngân sách của LĐLĐ huyện
ĐVT: triệu đồng
TT Nội dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
1
Lương, phụ
cấp và các
khoản đóng
góp
204 280 338 389 259 1.470
2
Phụ cấp
cán bộ
công đoàn
36 38 49 37 42 202
3
Quản lý
hành chính
72 185 130 104 80 571
4
Huấn
luyện, đào
tạo
36 20 09 07 07 79
5
Hoạt động
phong trào
138 56 165 51 53 463
6
Khen
thưởng
04 13 14 04 22 57
7 Thăm hỏi 02 01 03 02 05 13
18
cán bộ,
đoàn viên
8
Các khoản
chi khác
07 07 05 17 0 36
Tổng chi 499 600 713 611 468 2.891
2.2.3. Tình hình thực hiện nộp nghĩa vụ lên LĐLĐ tỉnh
Bảng 2.12: Tổng hợp chi NSCĐ theo từng lĩnh vực chi
ĐVT: triệu đồng
TT
Nội
dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
A
Chi
thường
xuyên
1.696 1.943 2.352 2.482 2.320 10.793
1
Lương,
phụ cấp
và các
khoản
đóng góp
204 280 338 389 259 1.470
2
Phụ cấp
cán bộ
công
đoàn
320 367 443 519 518 2.167
3
Quản lý
hành
chính
128 349 201 261 193 1.132
4
Huấn
luyện
36 20 09 21 08 94
19
đào tạo
5
Hoạt
động
phong
trào
855 786 1.198 1.126 1.269 5.234
6
Khen
thưởng
04 13 14 04 22 57
7
Thăm hỏi
cán bộ,
đoàn
viên
137 115 133 143 51 579
8
Các
khoản
chi khác
12 13 16 19 0 60
B
Chi nộp
LĐLĐ
tỉnh
724 433 407 764 1.254 3.582
Tổng chi 2.420 2.376 2.759 3.246 3.574 14.375
2.2.4. Tình hình cân đối thu, chi ngân sách công đoàn
Nguồn thu NSCĐ trên địa bàn huyện đã cân đối được chi ngân
sách và có tích lũy. Nhìn chung tỷ lệ chi ngân sách địa phương ở mức
bình quân 80% trên tổng thu.
Bảng 2.13: Cân đối thu, chi NSCĐ
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
Tổng thu
NSCĐ địa
2.108 2.369 2.738 3.194 3.499 13.908
20
phương
Tổng chi
NSCĐ địa
phương
1.696 1.943 2.352 2.482 2.320 10.793
Tích lũy
ngân sách
địa phương
412 426 386 712 1.179 3.115
Tỷ trọng
chi/thu
80,45 82,01 85,90 77,70 66,30 76,60
0
5000
10000
15000
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
Tổng thu NSCĐ
Tổng chi NSCĐ
Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ thu, chi ngân sách công đoàn
2.2.5. Thực trạng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân
sách công đoàn
2.2.5.1. Phân cấp nguồn thu
* Phân cấp nguồn thu ngân sách công đoàn giữa LĐLĐ huyện
với công đoàn cơ sở
CĐCS được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60%
tổng số thu đoàn phí công đoàn, 100% tổng số thu khác của đơn vị.
21
* Phân cấp nguồn thu ngân sách
Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng 35% tổng số thu
kinh phí công đoàn, 40% tổng số thu đoàn phí công, 100% nguồn thu
khác. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên, LĐLĐ tỉnh chỉ mới phân
cấp cho một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu.
Bảng 2.14: Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa
LĐLĐ tỉnh Phú Yên với LĐLĐ huyện Đồng Xuân
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Tổng
cộng
Tổng thu ngân
sách địa
phương
2.108 2.369 2.738 3.194 3.499 13.908
Ngân sách địa
phương được
hưởng
1.384 1.936 2.331 2.430 2.245 10.326
Tỷ lệ (%)
nguồn thu
ngân sách địa
phương được
hưởng
65,65 81,72 85,13 76,08 64,16 74,24
Nộp công
đoàn cấp trên
(LĐLĐ tỉnh)
724 433 407 764 1.254 3.582
Tỷ lệ (%)
nguồn thu điều
tiết về công
đoàn cấp trên
34,34 18,27 14,86 23,91 35,83 25,75
22
* Phân phối nguồn thu kinh phí chỉ đạo phối hợp giữa công
đoàn ngành Trung ương với LĐLĐ huyện Đồng Xuân
LĐLĐ huyện được hưởng 100% số thu kinh phí của các CĐCS
thuộc Công đoàn ngành Trung ương quản lý đóng trên địa bàn.
2.2.5.2. Phân cấp nhiệm vụ chi
Theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nhiệm vụ chi của
các cấp, gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
2.2.6. Tình hình thực hiện quy trình quản lý NSCĐ
2.2.6.1. Lập dự toán ngân sách công đoàn
2.2.6.2. Chấp hành dự toán ngân sách công đoàn
2.2.6.3. Quyết toán ngân sách công đoàn
2.2.6.4. Thanh tra, kiểm tra ngân sách
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách công đoàn trên
địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Tóm tắt Chương 2
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG XUÂN
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động
huyện Đồng Xuân đến năm 2022
3.1.1. Phương hướng công tác công đoàn
3.1.2. Nhiệm vụ công tác công đoàn
3.1.3. Quan điểm, phương hướng về quản lý NSCĐ
23
3.2. Giải pháp quản lý ngân sách công đoàn trên địa bàn
huyện Đồng Xuân
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng lập, chấp hành
dự toán và quyết toán ngân sách công đoàn
(1) Về công tác lập dự toán;
(2) Về công tác chấp hành dự toán;
(3) Về công tác quyết toán.
3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác quản lý thu, chi
ngân sách công đoàn
(1) Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách công đoàn;
(2) Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách công đoàn.
3.2.3. Nhóm giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách
(1) Phân cấp nguồn thu;
(2) Về phân cấp nhiệm vụ chi;
(3) Hoàn thiện định mức phân bổ dự toán.
3.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSCĐ
(1) Kiện toàn UBKT công đoàn các cấp cả về số lượng và chất
lượng;
(2) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
các vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách;
(3) Hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra;
(4) Tăng cường sự giám sát của đoàn viên, CNVCLĐ vào quá
trình quản lý NSCĐ. Thực hiện công khai tài chính Công đoàn.
3.2.5. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác tập huấn, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý ngân sách công đoàn
(1) Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
24
(2) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý ngân sách công đoàn.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3.3.3. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên
Tóm tắt Chương 3
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu Luận văn, tác giả đã tập trung
nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn quản lý
NSCĐ, tập trung vào những nội dung đổi mới, hoàn thiện quản lý
NSCĐ trong quá trình phân tích thực trạng và đề ra các nhóm giải
pháp chủ yếu mang tính khả thi cao nhằm hoàn thiện quản lý NSCĐ
ở địa phương trong thời gian đến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt
động công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội
nhập quốc tế sâu rộng.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Phân viện Khu vực Tây
Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia, với những kiến thức được
truyền đạt của các Thầy Cô, tác giả đã kết hợp lý luận và thực tiễn để
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để nâng cao việc quản lý NSCĐ
trên địa bàn huyện Đồng Xuân ngày một tốt hơn. Mặc dù tác giả đã
có nhiều cố gắng, nghiêm túc, khách quan trong việc nghiên cứu,
nhưng với kiến thức còn hạn chế nên những vấn đề, nội dung và giải
pháp được đề cập trong luận văn có thể còn thiếu sót, vì đây là vấn đề
lớn, đòi hỏi cần có thời gian triển khai thực hiện. Tác giả kính mong
nhận được sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ của các Thầy Cô, các đồng
chí và đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện Luận văn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_ngan_sach_cong_doan_tren_dia_ban_hu.pdf