Quản lý nhà nước đối với công tác PCPNN là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua QLNN
đối với hoạt động của các TCPCPNN đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố TCPCPNN đang phát triển
mạnh cả về số lượng và lĩnh vực đầu tư. Đây là một trong những lĩnh
vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên QLNN về hoạt
động của các TCPCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Và để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các
TCPCPNN thành phố Đà Nẵng cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt
các phương hướng và giải pháp mà tác giả đã nêu lên ở chương 3.
Nghiên cứu về các TCPCPNN và hoạt động của nó còn hết
sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này
chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động
QLNN đối với các TCPCPNN để đưa ra những giải pháp kiến nghị
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các
TCPCPNN trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Cuối cùng, vì điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được
sự góp ý, quan tâm của các nhà khoa học, thầy cô và các bạn.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ ĐỨC HẢO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ TRỌNG HÁCH
Phản biện 1: ......................................................................
Phản biện 2: ......................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 201- đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài
luận văn)
Việc tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã
hội là một xu hướng tất yếu của các nước nghèo, nước đang phát
triển hay nói một cách khác là các nước đi sau. Trong quá trình hợp
tác quốc tế đó diễn ra theo ba mối quan hệ chính đó là hợp tác giữa
Chính phủ với các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, WHO,
gọi chung là hợp tác đa phương; thứ hai là hợp tác giữa các chính
phủ với các chính phủ đó là hợp tác song phương; và ba là hợp tác
giữa chính phủ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (viết tắt:
TCPCPNN).
Thủ tướng đã ký Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg về việc
ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính
phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017.
Đối với thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua, công
tác quản lý các TCPCPNN luôn được quan tâm, chú trọng và tạo
ra ảnh hưởng lan tỏa nhất định cũng như thu hút được một lượng
lớn các TCPCPNN đến hoạt động trên địa bàn thành phố.
Có thể thấy thành phố Đà Nẵng đã giải quyết được hầu hết
vấn đề xã hội của địa phương. Các dự án hợp tác với các TCPCPNN
đều quan tâm đến hiệu quả và tính bền vững của dự án. Do đó các cơ
quan chính phủ cũng như địa phương là đối tác thực hiện dự án cần
2
chủ động nâng cao tinh thần làm chủ, tính hiệu quả, tính bền vững của
các dự án.
Từ thực tế này, tôi xin chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối
với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng " làm nội dung cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đã có một số công trình khoa học của một số tác giả nghiên
cứu về Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức phí chính phủ nước ngoài,
quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, như:
- Bài viết nghiên cứu - lý luận về "Hoạt động của tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam", nguồn Trung tâm bồi dưỡng đại
biểu dân cử.
- Luận văn tốt nghiệp cao học năm 2014 của tác giả Đặng
Quang Toàn, Học viện Hành chính Quốc gia về "Quản lý nhà nước
đối với các tổ chức Phi chính phủ tại tỉnh Quảng Trị".
- Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, năm 2015 của tác
giả Cấn Việt Anh, Học viện Hành chính Quốc gia về "Hoàn thiện nội
dung Quản lý nhà nước đối với tổ chức Phi chính phủ nước ngoài ở
Hà Nội hiện nay"
Những công trình khoa học trên đề cập đến nhiều khía cạnh
từ lý luận đến hoạt động thực tiễn của tổ chức phi chính phủ, tổ chức
phi chính phủ nước ngoài, quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ
chức phi chính phủ. Các kết quả trên được tác giả nghiên cứu kế thừa
3
trong luận văn. Tuy nhiên, bàn về "Quản lý nhà nước đối với hoạt
động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng " thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa cơ sở lý luận;Phân tích và đánh giá thực
trạng; Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động của TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với
TCPCPNN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối
4
với các TCPCPNN đang hoạt động/có dự án tại thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối
với các TCPCPNN từ giai đoạn 2010 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp luận triết học Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt
Nam nhằm làm rõ sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các
TCPCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, tài liệu;
- Phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quản
lý nhà nước đối với các TCPCPNN; Phát hiện những vấn đề khó
khăn, vướng mắc, chồng chéo và xác định nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế;Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với các TCPCPNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
6.2. Về mặt thực tiễn
5
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên
cứu của sinh viên, học viên và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ
quản lý liên quan tới các TCPCPNN.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ
lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
6
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Tổ chức Phi chính phủ
- Quan niệm của thế giới;
- Quan niệm của Việt Nam: “là tổ chức tự nguyện của nhân
dân, có tư cách pháp nhân: Tập hợp những cá nhân có cùng đặc
trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v... Hoạt động một
cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung là không vì mục tiêu
lợi nhuận. Hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam" - [3-
Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Sau đó là Luật Hợp tác xã năm
1996 và một số văn bản pháp quy gần đây].
1.1.2. Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài: “Là bất kỳ tổ chức quốc tế nào được lập ra không phải
do một thỏa thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng tổ chức phi chính phủ
đó có thể bao gồm các thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện
thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ
chức đó”.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài
7
Quản lý nhà nước: là hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các
chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật
phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.2.1. Bảo đảm, tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo và phát triển
Hiện nay, ở Việt Nam, có thể kể ra các loại hình tổ chức phi
chính phủ nước ngoài sau đây:
a. Các quỹ văn hóa – xã hội (thường được gọi là
Foundation trong tiếng Anh, hay Fondation trong tiếng Pháp hay
Stiftung trong tiếng Đức)
b. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nguồn gốc tôn
giáo.
c. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác
1.2.2. Ngăn ngừa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài lợi
dụng hoạt động nhân đạo và phát triển để vi phạm phát luật
Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các
TCPCPNN tại Việt Nam tránh bị lợi dụng, chiếm đoạt, lừa đảo tài
chính, Ủy ban công tác TCPCPNN đề nghị các địa phương cần đề
cao cảnh giác với các nhân, tổ chức có các hoạt động vi phạm.
8
a. Đối với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và
các tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh
b. Sở Ngoại vụ
c. Công an tỉnh
1.3. Nội dung, chủ thể và những yếu tố tác động đến quản lý
nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.3.1.1. Quản lý việc xét cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi các loại
giấy phép
a, Quy định điều kiện để được xét cấp giấy phép và thủ tục
xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép
b, Quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước với TCPCPNN trong việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu
hồi giấy phép
1.3.1.2. Quản lý hoạt động viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài
a, Nhà nước quản lý các hoạt động vận động, đàm phán, phê
duyệt và ký kết.
b, Nhà nước quản lý hồ sơ để đàm phán, ký kết thỏa thuận
viện trợ với tổ chức phi chính phủ nước ngoài
9
c, Nhà nước quy định thẩm quyền phê duyệt đối với các dự
án phi chính phủ nước ngoài
d, Nhà nước ban hành quy chế quản lý và sử dụng các khoản
viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
e, Kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.3.2.1. Cấp Trung Ương
- Chính Phủ:
- Bộ ngoại giao:
- Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Công an
- Bộ Nội vụ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Tài chính
- Ban Tôn giáo Chính phủ
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
1.3.2.2. Cấp địa phương
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành trực thuộc Trung Ương
10
1.3.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.3.3.1. Mức độ hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp
luật trong quản lý nhà về hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.3.3.2. Yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, sự phát
triển tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1.3.3.3. Thu hút nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài
1.4. Kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở một số địa
phương
1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quảng Nam
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hà Nội
1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho thành phố Đà
Nẵng
- Thường xuyên phổ biến, quán triệt tới các cấp, các ngành, địa
phương các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Ủy ban nhân dân
- Thứ hai, xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện
thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với các TCPCPNN đến thực hiện
khảo sát và triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn thành
phố...
11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lí luận quản lý nhà
nước đối với hoạt động của các TCPCPNN. Trong đó làm rõ các nội
dung như: các khái niệm liên quan đến PCPNN, quản lý nhà nước
đối với hoạt động của các TCPCPNN; Nội dung, chủ thể, các yếu tố
ảnh hưởng tới sự quản lý của nhà nước đối với các TCPCPNN; Kinh
nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
TCPCPNN ở một số địa phương, thành phố như Quảng Nam và Hà
Nội từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là chương nền tảng để có thể nghiên
cứu tốt thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ
chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở chương 2, và tìm ra
định hướng, giải pháp phát huy hiệu lực hiệu quả hoạt động của các
tổ chức PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở chương 3.
PCPNN là một lĩnh vực khá mới mẻ. Trong khi dó, QLNN
đối với hoạt động của các TCPCPNN bao gồm nhiều nội dung khác
nhau với nhiều công cụ, phương diện, lĩnh vực cụ thể. Thực hiện tốt
các nội dung quản lý đó chính là quản lý nhà nước đối với các hoạt
động của TCPCPNN đã đạt hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu lực,
hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN lại bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN
đối với hoạt động của các TCPCPNN bên cạnh việc nghiên cứu
những vấn đề có tính chất lý luận chúng ta cần tìm hiểu, xem xét kỹ
những vấn đề thực tế từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện
phù hợp.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát chung
2.1.1. Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng
2.1.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức phi chính phủ
nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.2.1. Thực trạng về số lượng tổ chức phi chính phủ nước
ngoài và giá trị viện trợ trên địa bàn thành phố
a, Về số lượng tổ chức
Biểu đồ 2.1: Thống kê khu vực các tổ chức PCPNN tại thành phố Đà
Nẵngnăm
20162016
0
20
40
60
Châu MỹChâu ÂuChâu Á - Thái Bình Dương
13
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác vận động viện trợ PCPNN 6 tháng
đầu năm 2016 của Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng).
b, Giá trị viện trợ
Tính đến ngày 15/11/2016, toàn thành phố tiếp nhận hơn 106
chương trình, dự án, viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ, quỹ doanh nghiệp nước ngoài với tổng kinh phí cam kết
hơn 196,9 tỷ đồng, trong đó Sở Ngoại vụ xúc tiến vận động 29
chương trình, dự án với kinh phí hơn 125,7 tỷ đồng. Dự án điển hình
là vận động thành công tổ chức OneSky tài trợ dự án xây dựng Trung
tâm giáo dục đầu đời cho trẻ em là con của công nhân Khu công
nghiệp Hòa Khánh, kinh phí gần 2 triệu USD. Cũng năm 2016, thành
phố xác định mục tiêu sẽ vận động từ 90-100 tỷ đồng viện trợ từ các
tổ chức quốc tế, phi chính phủ nước ngoài.
2.1.2.2. Thực trạng về lĩnh vực dự án và tiến độ giải ngân dự án
Biểu đồ 2.2: Thống kê lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN
Thành phố Đà Nẵng
15
25
25
35
Giáo dục và đào
tạo
Y tế
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác vận động viện trợ PCPNN 6
14
tháng đầu năm 2016 của Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng).
b, Tiến độ giải ngân dự án
Bảng 2.2. Tỷ lệ giải ngân dự án viện trợ PCPNN 6 tháng đầu năm
2016 trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng
Tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2016
(Tổng vốn giải ngân 6 tháng đầu năm 2016/ tổng vốn cam kết 2016)
Tỷ lệ giải ngân Số dự án
> 80% 17
80% - 60% 05
60% - 40% 15
<40% 05
Tổng 42
(Nguồn: Báo cáo Tình hình vận động và thực hiện các khoản
viện trợ PCPNN 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Đà Nẵng)
Biểu đồ 2.3. Xếp loại các dự án PCPNN được viện trợ
trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng
Loại A Loại B Loại C Loại D
Xếp loại dự án 17 5 15 5
0
5
10
15
20
15
(Nguồn: Báo cáo Tình hình vận động và thực hiện các
khoản viện trợ PCPNN 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Đà Nẵng)
2.1.2.3. Thực trạng hoạt động của một số tổ chức phi chính
phủ nước ngoài
a. Tổ chức Newborns Viet Nam, Vương quốc Anh
b. Tổ chức Steady Footsteps, Inc. Hoa Kỳ
c. Tổ chức Trẻ em Việt Nam (COV), Hoa Kỳ
d. Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (WVI), Hoa Kỳ
e. Tổ chức Assemblies of God in Australia World Relief, Inc., Úc
f. Tổ chức Catholic Relief Service (CRS)/Hoa Kỳ
2.1.2.4. Hiệu quả của các chương trình, dự án
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt
động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản tổ chức thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ
ngước ngoài trên địa bàn thành phố
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tổ
chức phi chính phủ ngước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
- Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
16
- Trách nhiệm của Công an thành phố:
- Trách nhiệm của Sở Tài chính
- Trách nhiệm của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ
- Trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố
- Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
a, Trách nhiệm chung
b, Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ
PCPNN
2.2.3. Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài
Về phẩm chất
Về năng lực
2.2.4. Quản lý việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Một là, quản lý quá trình thẩm định, phê duyệt các khoản
viện trợ.
Hai là, quản lý việc thực hiện các chương trình dự án và sử
dụng nguồn viện trợ của các TCPCPNN.
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ
chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước
đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn thành phố
17
2.3.1. Thành tựu cơ bản và nguyên nhân
2.3.1.1. Thành tựu
Thứ nhất, bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản liên quan theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức PCPNN vào hoạt động tại
thành phố Đà Nẵng:
Thứ hai, xây dựng, chương trình vận động viện trợ phi chính
phủ nước ngoài ở cấp thành phố:
Thứ ba, tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin giới thiệu
nhu cầu của địa phương:
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả viện
trợ phi chính phủ nước ngoài được thường xuyên tăng cường nhằm
nâng cao hiệu quả nguồn viện trợ:
Thứ năm, tăng cường nguồn nhân lực trong công tác phi
chính phủ nước ngoài:
Thứ sáu, củng cố bộ máy, cơ quan quản lý ở địa phương liên
quan đến hoạt động và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài:
2.3.1.2. Nguyên nhân
2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã nêu rõ vị trí địa lý cũng như điều
kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng và sự cần thiết trong việc quản
lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPPNN trên địa bàn thành
phố. Nhưng trọng tâm của chương 2 chính là bàn về thực trạng tình
hình hoạt động của các TCPCPNN tại thành phố Đà Nẵng như thực
trạng về số lượng TCPCPNN và giá trị viện trợ; về lĩnh vực dự án và
tiến độ giải ngân dự án; địa bàn dự án. Từ đó đánh giá kết quả thực
hiện QLNN đối với hoạt động của các TCPNN trên địa bàn thành
phố. Luận văn đã đánh giá dựa trên các nội dung như: Xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động TCPCPNN trên
địa bàn thành phố; Tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động TCPCPNN
trên địa bàn thành phố; Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các
TCPCPNN; Quản lý việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của
các TCPCPNN; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động của TCPCPNN trên địa bàn thành phố. Và cuối chương, luận
văn đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong việc
quản lý TCPCPNN trên địa bàn thành phố. Việc hiểu và xác định rõ
những nguyên nhân sẽ giúp tìm ra những định hướng và giải pháp
phù hợp để phát huy những kết quả đạt được, giải quyết những vấn
đề còn tồn tại, hạn chế các thách thức và tận dụng những cơ hội để
đạt hiệu quả quản lý tốt hơn nữa trong tương lai. Đây chính là cơ sở
để tác giả luận văn đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
trong công tác quản lý đối với hoạt động của các TCPCPNN trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
19
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với hoạt động của
tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng
3.1.1. Định hướng chung
Công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN phải phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, với
chương trình mục tiêu, kế hoạch của từng ngành, từng địa phương,
hỗ trợ nỗ lực giảm nghèo và phát triển bền vững.
3.1.2. Mục tiêu
a, Mục tiêu chung
Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
viện trợ PCPNN, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố Đà Nẵng.
b, Mục tiêu cụ thể
- Bám sát chương trình trọng tâm theo giai đoạn 2015 – 2017
do UBND ban hành;
- Lập kế hoạch tổ chức đánh giá các chương trình hợp tác
PCPNN tại các sở, ban ngành, địa phương và tại các TCPCPNN;
- Chú trọng nghiên cứu về các TCPCPNN, chính sách của
20
các nhà tài trợ, cơ chế hợp tác hiệu quả để đề xuất những biện pháp
hữu hiệu trong vận động, viện trợ, quản lý hoạt động và viện trợ
PCPNN;
- Tiếp tục vận động các TCPCPNN có kế hoạch thực hiện
chương trình, dự án dài hạn nhằm giúp địa phương chủ động trong
việc lập kế hoạch hợp tác thực hiện;
- Chuyển đổi phương thức vận động chung sang vận động
theo từng dự án cụ thể. Xác định rõ lĩnh vực và địa bàn ưu tiên, tránh
trùng lặp trong viện trợ. Đa dạng hóa các kênh kêu gọi hợp tác,
khuyến khích, phát huy vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa
phương, thường xuyên tiếp cận, duy trì, mở rộng mối quan hệ với
các TCPCPNN;
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và kỹ
năng về quan hệ và hợp tác với các TCPCPNN, kỹ năng xây dựng,
quản lý dự án PCPNN cho đội ngũ cán bộ các cấp.
3.1.3. Các lĩnh vực trọng điểm
a, Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
b, Y tế
c, Giáo dục – đào tạo
d, Đào tạo dạy nghề và hướng nghiệp
e, Văn hóa, thể thao
f, Giải quyết các vấn đề xã hội
21
g, Khắc phục hậu quả chiến tranh
h, Tài nguyên và môi trường
i, Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp
k, Ứng phó với biến đổi khí hậu
3.2. Giải pháp hoàn thiện hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Hoàn thiện thể chế hành chính quản lý nhà nước
đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực làm công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
3.2.4. Tăng cường thu hút sự viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã chỉ ra định hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức
PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để thực hiện đúng định
hướng của Đảng và mục tiêu mà tỉnh đề ra, thành phố Đà Nẵng cần
xem xét những giải pháp: thứ nhất, tỉnh cần hoàn thiện thể chế hành
chính quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCPCPNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng; thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy
QLNN đối với hoạt động của các TCPCPNN trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng; thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực làm công tác PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thứ
tư, tăng cường thu hút sự viện trợ của các TCPCPNN trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng và cuối cùng tỉnh cần phải tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong QLNN đối với hoạt động của
các TCPCPNN trên địa bàn thành phố.
Kết quả nghiên cứu của chương 3 dựa trên cơ sở lý thuyết
của chương 1 và phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt
động PCPNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở chương 2. Qua
chương 3, ta thấy rằng để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối
với hoạt động của các TCPCPNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện nhiều yếu tố từ môi trường pháp lý đến tổ chức bộ máy, con
người, thanh tra, kiểm tra giám sát Điều này đòi hỏi sự quan tâm
lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực
23
và phối hợp nhuần nhuyễn của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động PCPNN tại địa phương.
24
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với công tác PCPNN là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua QLNN
đối với hoạt động của các TCPCPNN đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố TCPCPNN đang phát triển
mạnh cả về số lượng và lĩnh vực đầu tư. Đây là một trong những lĩnh
vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên QLNN về hoạt
động của các TCPCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Và để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các
TCPCPNN thành phố Đà Nẵng cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt
các phương hướng và giải pháp mà tác giả đã nêu lên ở chương 3.
Nghiên cứu về các TCPCPNN và hoạt động của nó còn hết
sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này
chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích các hoạt động
QLNN đối với các TCPCPNN để đưa ra những giải pháp kiến nghị
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các
TCPCPNN trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Cuối cùng, vì điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được
sự góp ý, quan tâm của các nhà khoa học, thầy cô và các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_to_c.pdf