Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

GQVL cho LĐ nữ giai đoạn hội nhập kinh tế đang là vấn đề cấp bách của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Với Quảng Bình; một tỉnh cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp trong cả nước thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Thời gian qua Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực để tạo việc làm cho người LĐ, tỷ lệ LĐ nữ có việc làm tăng hằng năm, về cơ bản đã ổn định được đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc làm của LĐ nữ chưa thực sự ổn định, còn mang tính chất tạm thời, mùa vụ, vai trò của LĐ nữ chưa được chú trọng. Để hiện thực hoá các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về GQVL thì hoạt động QLNN về GQVL có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho người LĐ có đủ điều kiện, cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Qua đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận QLNN về việc làm và GQVL cho lao động nói chung và LĐ nữ nói riêng. Đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước về GQVL cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; Nêu bật dược những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế trong công tác GQVL cho lao động nữ của Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. Đưa ra quan điểm, phương hướng trọng tâm trong công tác GQVL. Ngoài ra, cũng tập trung đưa ra 7 nhóm giải pháp cơ bản, cụ thể và các kiến nghị để thực thi giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với công tác GQVL trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM OANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ở nước ta hiện nay LLLĐ nữ chiếm gần một nữa LLLĐ của cả nước. Đảng và Nhà nước đã tăng cường quan tâm, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề GQVL cho LĐ nữ, tình trạng bất bình đẳng giới, sự bất bình đẳng trong lao động - việc làm như cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm cho LĐ nữ còn nhiều hạn chế; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp, thu nhập thực tế của nữ thấp hơn nam giới; vẫn còn phân biệt đối xử nam - nữ trong tuyển dụng LĐ; trong nhiều DN, trong các khu vực công nghiệp tập trung, việc làm của LĐ nữ thiếu ổn định, điều kiện LĐ, điều kiện sống không được đảm bảo; chính sách tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động chưa được thực hiện đầy đủ. Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, LLLĐ nữ chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh. LĐ nữ của tỉnh phần lớn là LĐ nông nghiệp; tỷ lệ lớn LĐ chưa qua đào tạo nên khó thích ứng trong vấn đề tìm kiếm việc làm; số LĐ nữ tự tạo việc làm rất hạn chế, chủ yếu là các công việc tạm thời với thu nhập thấp và điều kiện LĐ không đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp của LĐ nữ còn cao và có xu hướng gia tăng. Từ đó nhu cầu việc làm và việc làm bền vững cho LĐ nữ dôi dư tại địa phương trở nên hết sức bức thiết. Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của công tác GQVL cho LLLĐ nữ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, đồng thời là mong muốn xây dựng một số giải pháp góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình. Với những kiến thức đã tiếp thu được cả trên lý thuyết và thực tế dù còn rất khiêm tốn, đặc biệt quan tâm đến vấn đề GQVL, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2 Có thể nêu lên một số đề tài, công trình nghiên cứu tại Việt Nam như sau: “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội hiện nay”, luận án phó tiến sỹ của tác giả Trần Văn Tuấn; “Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH”, của tác giả Trần Thị Thu Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội (2003); “Các giải pháp tài chính đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Dần, Hà Nội, 2000. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ, luận văn đã đánh giá phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020. Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong 5 năm (2011 – 2015) để từ đó đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thời gian: thời gian từ năm 2011 - 2015 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, 3 chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm, dạy nghề và quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính, ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch. Cụ thể Tác giả nghiên cứu các tài liệu đã ban hành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm và căn cứ kết quả thực hiện từ các báo cáo, đánh giá của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Tác giả tiến hành khảo sát điều tra và phỏng vấn các nhà quản lý các cấp, lao động nữ để thu thập thông tin. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, quan điểm của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ đến năm 2020 có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nữ. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2011 - 2015. 4 Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NỮ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Việc làm và giải quyết việc làm 1.1.1.1. Việc làm Ở Việt Nam, quan niệm về việc làm cũng được cụ thể hóa trong Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2012. Điều 9, Chương II chỉ rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. 1.1.1.2. Giải quyết việc làm Theo nghĩa rộng: GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm. 1.1.2. Lao động và lao động nữ 1.1.2.1. Lao động Trong bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: "Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội" 1.1.2.2. Lao động nữ Bộ Luật Lao động Việt Nam quy định: lao động nữ là những phụ nữ từ 18 - 55 tuổi có khả năng lao động, hiện đang có việc làm hoặc bị thất nghiệp. Về sức khỏe và chức năng sinh học của LĐ nữ: LĐ nữ là người LĐ có giới tính là nữ, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ LĐ như nam giới, họ còn đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình Sự chênh lệch về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ giữa LĐ nam và nữ còn rất lớn. 1.1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ 6 1.1.3.1. Khái niệm QLNN, QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nữ Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ” 1.1.3.2. Vai trò quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói riêng và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xã hội nói chung, thể hiện: 1.2. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế quốc dân 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ Cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây trong lĩnh vực lao động việc làm có những biểu hiện cơ bản sau : 1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ Luật lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và rất nhiều Nghị định, Thông tư khác liên quan đến lao động, việc làm nói chung và việc làm cho lao động nữ nói riêng. * Chính sách dành riêng cho giải quyết việc làm lao động nữ Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên cơ sở pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới. 1.3.2. Phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất cho lao động nữ 7 Phát triển sản xuất là một trong những yếu tố góp phần GQVL đem lại hiệu quả cao trong quá trình GQVL cho người LĐ. Phát triển sản xuất gắn liền với nhu cầu cao về NNL, trong đó có bộ phận không nhỏ nguồn lao động nữ. 1.3.3. Công tác đào tạo nghề cho lao động nữ Theo Luật Dạy nghề (2007) “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” 1.3.4. Hệ thống hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nữ Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung và giải quyết việc làm nói riêng. Sự gia tăng về vốn làm gia tăng năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn: 1.3.5. Xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho lao động nữ Theo Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “Xuất khẩu lao động là quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ trợ của Nhà nước theo hợp đồng của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp trúng thầu nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo hợp đồng cá nhân giữa người lao động và chủ sử dụng lao động” 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra về lao động việc làm cho lao động nữ Thanh tra, kiểm tra giữ vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động, nó đảm bảo cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, trong quản lý Nhà nước về lao động việc làm nói chung và cho 8 lao động nữ nói riêng, thanh tra kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được. 1.4. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ 1.4.1. Những yếu tố khách quan 1.4.1.1. Yếu tố về môi trường chính trị Hệ thống chính trị trong xã hội có ảnh hưởng to lớn tới mọi tổ chức trong xã hội và các nhà quản lý phải quan tâm tới điều này. Môi trường chính trị bao gồm: môi trường chính trị trong nước và môi trường chính trị quốc tế. 1.4.1.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội Những yếu tố cấu thành môi trường kinh tế như định hướng phát triển kinh tế, tiềm lực kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ và khuynh hướng tiêu dùng, mức sống của người dân, giá cả thị trường, chính sách tài chính, thuế có ảnh hưởng to lớn tới công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giải quyết việc làm nói riêng. Những biến đổi bất lợi trong nền kinh tế có thể là những trở ngại đối với công tác quản lý nhà nước. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 2.1.1. Đặc điển về điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý: Quảng Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở khu vực Trung Trung Bộ, là nơi hẹp nhất từ Đông sang Tây của lãnh thổ Việt Nam. Về địa hình: do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình QB thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam. Về khí hậu: QB nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về tài nguyên: Diện tích đất tự nhiên là 8.065 km2 diện tích đất tuy rộng nhưng đất canh tác ít, đa số là loại đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu và khô cằn, không thuận lợi cho phát triển NN. Khoáng sản tuy phong phú, đa dạng nhưng nói chung trữ lượng thấp; đáng kể chỉ có đá vôi, cao lanh và cát thạch anh. Về dân cư và NNL: Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh, đến năm 2015 dân số toàn tỉnh khoảng 872.925 người, dân số thành thị 170.943 người chiếm 19,58%; dân số nông thôn 701.982 người chiếm 80,42%. Đến cuối năm 2015 Quảng Bình có 530.064 người trong độ tuổi lao động, 478.271 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, lao động nông thôn chiếm 80.61% tổng số lực lượng lao động. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế Sau đại hội VI của Đảng, QB chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. 2.1.3 Đặc điểm về xã hội Toàn tỉnh có 01 thành phố, 06 huyện, 1 thị xã với 159 xã, 10 phường, thị trấn. thành phố Đồng Hới là tỉnh lỵ - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Bảng 2.1: Quy mô dân số và lao động giai đoạn 2011 - 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số Tổng số 853.401 858.293 863.350 868.174 872.925 Nam 426.868 429.348 432.081 434.512 436.907 Nữ 426.533 428.945 431.269 433.662 436.018 Cơ cấu nữ (%) 49,98 49,98 49,95 49,95 49,95 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2014, 2015) 2.1.3.2. Hoạt động của hệ thống đào tạo nghề Bảng 2.2: Quy mô đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015 T Nội dung ĐVT Tổng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Hệ thống CSDN Cơ sở 23 25 27 27 25 Quy mô đào tạo HV/nă m 69.20 7 13.93 5 14.34 6 14.85 3 12.54 7 13.526 Đội ngũ GV Người 315 346 323 353 333 CSVC Triệu đồng 62.11 7 7.438 8.395 26.292 9.390 10.602 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình) Hoạt động của các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm Tỉnh có 2 trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL): Trung tâm DVVL Quảng Bình trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và TT DVVL Thanh Niên trực thuộc Tỉnh Đoàn đóng tại TP Đồng Hới, là nơi tiếp nhận và truyền thông thông tin về việc làm cho 11 người lao động toàn tỉnh. Tại các huyện: phòng Nội vụ, phòng Lao động - TB&XH huyện là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giải đáp về các vấn đề vướng mắc của người lao động liên quan đến tư vấn việc làm, các vấn đề về lao động việc làm đồng thời chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề cho người lao động . 2.1.4. Quy mô và cơ cấu lao động nữ tỉnh Quảng Bình Bảng 2.3: Cơ cấu nữ toàn tỉnh từ 2011 - 2015 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số Tổn g 853.401 858.293 863.350 868.174 872.925 Nữ 426.533 428.945 431.269 433.662 436.018 Cơ cấu nữ (%) 49,98 49,98 49,95 49,95 49,95 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2014, 2015) Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo khu vực và nhóm tuổi Nội dung Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Lao động từ 15 tuổi trở lên Tổng số 484.416 514.278 529.023 528.930 530.064 Nam 247.396 263.658 271.307 264.639 265.206 N ữ 237.020 250.620 257.716 264.291 264.858 Tỷ trọng nữ (%) 48,92 48,73 48,72 49,97 49,97 Lao động từ 15 tuổi trở lên theo khu vực. Tổng số 484.416 514.278 529.023 528.930 530.064 Thành thị 72.275 76.530 78.504 102.575 102.795 Tỷ trọng (%) 14,92 14,88 14,84 19,39 19,39 Nông thôn 412.141 437.748 450.519 426.355 427.269 12 Tỷ trọng nữ (%) 85,08 85,12 85,16 80,61 80,61 Lao động nữ từ 15 tuổi trở lên theo khu vực Tổng số 237.020 250.620 257.716 264.291 264.858 Thành thị 29.433 31.517 32.298 35.371 37.293 Tỷ trọng (%) 13,87 13,82 14,09 13,38 14,08 Nông thôn 182.808 196.541 196.953 228.920 227.565 Tỷ trọng (%) 86,13 86,18 85,91 86,61 85,92 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình) 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.1 Công tác chỉ đạo ban hành chính sách, quy hoạch, kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động nữ Chương trình GQVL luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KTXH của Tỉnh. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Bình vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác GQVL; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người lao động chưa có việc làm nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới phát triển KT-XH của tỉnh: 2.2.2. Phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất để giải quyết việc làm cho lao động nữ 2.2.2.1 Phát triển sản xuất 2.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nữ 2.2.4. Hỗ trợ nguồn vốn cho lao động nữ 2.2.4.1. Dự án vay vốn giải quyết việc làm tại địa bàn tỉnh. 2.2.4.2. Thực trạng vay vốn phát triển sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2.2.4.3. Thực trạng việc tạo vốn từ các tổ chức địa phương, các tổ chức phụ nữ, hội nông dân tỉnh, huyện. 13 2.2.5. Thị trường lao động, xuất khẩu lao động nữ 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra về lao động việc làm Hàng năm, thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra về việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm ở các cấp địa phương, kiểm tra nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm có thực hiện đúng đối tượng quy định, đúng chế độ không.; bình quân mỗi năm thanh tra, kiểm tra 5 - 10 đơn vị (thanh tra khoản 1 - 2 đơn vị). Thanh tra, kiểm tra theo các quy mô khác nhau: Thanh tra toàn diện đơn vị hoặc thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý, công tác sử dụng lao động, công tác đào tạo việc làm. 2.2.7. Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ 2.2.7.1. Tổ chức bộ máy làm công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ 2.2.7.2. Tuyên truyền về giải quyết việc làm 2.2.7.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Thành công và hạn chế 2.3.1.1. Thành công 2.3.1.2. Hạn chế 2.3.2. Nguyên nhân 14 Tiểu kết chương 2 Quảng Bình là một Tỉnh thuần nông với hơn 85% dân số tập trung ở vùng nông thôn. LĐ nữ chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và lao động sản xuất theo thời vụ nên thu nhập và việc làm thường không ổn định. Thời gian qua, Đảng bộ và các cấp chính quyền Tỉnh đã có những chính sách, định hướng tích cực trong công tác GQVL cho lao động nữ. Thành phần kinh tế cá thể thu hút và giải quyết hiệu quả việc làm cho hầu hết lực lượng lao động nữ, công tác đào tạo và hướng nghiệp nghề cho LĐ nữ được chú trọng, số lượng phụ nữ được ĐTN tăng lên hằng năm. Tỉnh đã phát huy được nguồn lực của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ hiệu quả cho việc phát triển sản xuất GQVL cho lao động nữ. Hoạt động xuất khẩu LĐ bước đầu đã có đóng góp vào công cuộc GQVL cho LĐ nữ, tuy chưa thực sự phát huy hết tiềm năng về nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, qua những phân tích, đánh giá thực trạng công tác GQVL cho lao động nữ tỉnh Quảng Bình thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong công tác GQVL cho LĐ nữ còn tồn tại một số hạn chế các cấp chính quyền cần cải tiến, khắc phục để công tác GQVL cho LĐ nữ trong thời gian tới đạt hiệu qủa cao hơn, thu nhập LĐ nữ ổn định và góp phần tích cực trong công cuộc CNH, HĐH của Tỉnh. 15 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu chung Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh với mức tăng trưởng hai con số, đưa tỉnh Quảng Bình ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền Trung đến năm 2020; tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, coi đó là khâu bứt phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; Coi trọng phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư; Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, GQVL; Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ từ 41% năm 2015 lên 49% năm 2020, lao động nông nghiệp giảm từ 59% năm 2015, xuống còn 51% vào năm 2020. Mục tiêu đến năm 2020, Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2020 dự kiến là 493.000 lao động; trong đó nông, lâm - ngư, nghiệp 212.476 người (chiếm 48,4%); công nghiệp và xây dựng 123.743 người (chiếm 25,1 %); dịch vụ 130.645 người (chiếm 26,5%). Xuất khẩu lao động giai đoạn 2016 -2020 khoảng 15.000 người, bình quân mỗi năm 3.000 người. Giải quyết việc làm cho khoảng 3,6 - 3,8 vạn lao động; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó đào tạo nghề đạt 50%. 3.2. Phương hướng giải quyết việc làm của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 * Mục tiêu giải quyết việc làm * Phương hướng giải quyết việc làm 16 3.2.1. Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 3.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với thực hiện chính sách bình đẳng giới, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ 3.2.3. Giải quyết việc làm cho lao động nữ chú ý đến đặc điểm của lao động nữ nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ 3.2.4. Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh QB đã xác định: Đảm bảo có việc làm cho người LĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài và được cụ thể hóa trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020. Do đó, đẩy mạnh công tác ĐTN bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ nữ. Công tác xã hội hóa dạy nghề cần được đẩy mạnh, tăng cường việc huy động các tổ chức, cá nhân và các DN tham gia vào công tác ĐTN. Các cơ sở dạy nghề cần tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN, phát triển quy mô đào tạo, mở rộng các ngành nghề phù hợp với sự phát triển KT - XH của tỉnh và tình hình thị trường LĐ trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác đẩy mạnh phát triển ĐTN trình độ cao, theo định hướng phát triển thị trường LĐ để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong thời kỳ CNH, HĐH; đồng thời duy trì đào tạo nguồn nhân lực GQVL tại chỗ, phát triển nghề thủ công để phù hợp với trình độ của một bộ phận không nhỏ LĐ nữ như hiện nay. 3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ 3.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động nữ Để thực hiện các chính sách, chương trình giải quyết việc làm có hiệu quả, các địa phương, đặc biệt cấp cơ sở cần chú trọng xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch giải quyết việc làm hàng 17 năm và cả giai đoạn.Làm rõ trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân tự bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm của người dân trong quá trình triển khai chương trình giải quyết việc làm. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự điều hành, quản lý của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện giải quyết việc làm. Lấy hiệu quả, kết quả thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở các địa phương. Sở, ban ngành và địa phương cần chủ động tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, ban hành một số chính sách đặc thù riêng của tỉnh phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Luật, Nghị quyết, Đề án, Chương trình hành động của Trung ương và của Tỉnh về chính sách GQVL cho lao động nữ. Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động tuyển dụng lao động nữ. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, cơ chế, chính sách để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào khai thác các lĩnh vực thế mạnh và các lĩnh vực, các vùng còn nhiều khó khăn của tỉnh, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động chung của tỉnh. 3.3.2. Phát triển sản xuất, tổ chức sản xuất gắn với việc giải quyết việc làm cho lao động nữ 3.3.2.1. Phát triển sản xuất Với LĐ nữ, ngoài Nông - Lâm - Thuỷ sản thì Dịch vụ - thương mại là lĩnh vực phù hợp để GQVL. Hiện nay số LĐ nữ trong lĩnh vực này chỉ chiếm 22,9 % tổng số lao LĐ đang làm việc, tỷ lệ này chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và đóng góp vào GDP, Vì vậy, tỉnh cần có các chiến lược để phát triển Dịch vụ - thương mại qua đó tăng tỷ lệ LĐ nữ trong lĩnh vực này. 18 Tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất NN Thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, định hướng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nữ Quy hoạch các khu vực phát triển công nghiệp để các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai một cách đồng bộ Khu CN Tây bắc Đồng Hới, Khu kinh tế Hòn La - Quảng Trạch, khuyến khích phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ. Cần có chính sách ưu đãi đầu tư; Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn. Cải cách thủ tục hành chính để thật sự tạo cơ chế "một cửa, tại chỗ" để giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tạo thuận lợi và sự yên tâm cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp của Tỉnh. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động nữ. 3.3.2.2 Tổ chức sản xuất phù hợp với lao động nữ Xây dựng và phát triển mô hình phát triển sản xuất hợp lý sẽ là phương thức có hiệu quả để GQVL cho lao động, đòi hỏi các cấp chính quyền cần có các cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Theo tinh thần trên, các ngành, các cấp cần tìm mọi cách khai thác tiềm năng, mở mang ngành, nghề, giúp đỡ về phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển hợp lý mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Đẩy mạnh việc mở rộng các làng nghề mới phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Phát huy tiềm năng từng vùng, kết hợp phát triển mô hình trang trại với dịch vụ - du lịch, tạo cơ hội cho các đối tượng lao động cùng tham gia. 3.3.3. Giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nữ Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách cụ thể, đồng bộ; đảm bảo chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với thực tiễn của tỉnh và phù hợp với đối tượng lao động nữ. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Lao động - Thương 19 binh và Xã hội với các cơ quan liên quan trong quản lý đầu tư phát triển đào tạo nghề. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động biết và tích cực tham gia học nghề. Tổ chức điều tra, rà soát nguồn lao động, nắm các thông tin về nhu cầu học của lao động nữ tại các địa phương. Nghiên cứu khảo sát xây dựng các nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đặc thù của lao động. Cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách đào tạo và tự học nghề, thực hiện chuẩn hóa đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề trên cơ sở phân tích nghề theo công việc thực hiện; xác định mục tiêu đào tạo nghề của khóa học, môn học, bài học cho lao động; xác định nội dung, lựa chọn phương pháp thích hợp, lựa chọn và tạo ra các phương tiện hỗ trợ đào tạo, lựa chọn phương pháp kiểm tra thích hợp để đánh giá kết quả đào tạo. Cần bố trí kinh phí ngân sách thỏa đáng và hợp lý để có thể đổi mới nhanh và toàn diện hệ thống đào tạo nghề đặc biệt nghề phù hợp lao động nữ. Mở rộng cơ chế đặt hàng đào tạo nghề đối với những nghề đặc thù, tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do Nhà nước đặt hàng đối với những cơ sở đào tạo nghề đã kiểm định chất lượng, đủ điều kiện tham gia đào tạo. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm, lao động sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động. 20 Tăng cường bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên, giảng viên theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với thực tế Việt Nam, hội nhập với khu vực và quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và hoạt động sản xuất. Các trung tâm dạy nghề cần cập nhật kịp thời các thông tin khoa học kỹ thuật mới về đào tạo nghề, chủ động xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Xây dựng mối quan hệ hợp tác thường xuyên giữa các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. 3.3.5. Giải pháp về tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động Chủ động nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực tham gia xuất khẩu lao động. Tăng cường đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, xem đó là khâu then chốt quyết định đến chất lượng lao động xuất khẩu. 3.3.6. Nâng cao công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ 3.3.6.1. Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làmcho lao động nữ 3.3.6.2. Sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ quản lý về việc làm 3.3.6.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 3.3.7. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm Nâng cao nhận thức về thực hiện Luật bình đẳng giới và chiến lược quốc gia về sự tiến bộ phụ nữ: Quan tâm nâng cao sức khỏe cho lao động nữ. 21 Lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3.4. Đề xuất thực hiện giải pháp quản lý nhà nước về giải quyết việc làm tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 3.4.1. Đối với Chính phủ Đảm bảo cân đối nguồn lực trung hạn cho các chính sách; lựa chọn chính sách ưu tiên để sử dụng nguồn lực hợp lý, công bằng; đổi mới phương thức để người dân tham gia xây dựng và tiếp cận chính sách GQVL tốt hơn. Tập trung đầu tư cho địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với các vùng phát triển. 3.4.2. Các bộ, ngành Trung ương Đề nghị lựa chọn ưu tiên, tập trung phân bổ vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSHT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh, sớm đưa các hạng mục vào sử dụng phát huy hiệu quả giúp giải quyết việc làm bền vững, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải, công trình dở dang, kém hiệu quả như hiện nay. 3.4.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình Đối với UBND tỉnh: 3.4.4. Đối với mặt trận tổ quốc các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác GQVL; chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách GQVL; các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ gia đình thất nghiệp trên địa bàn, phối hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ gia đình; đồng thời tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách ở các cấp, các ngành để đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách GQVL. 22 3.4.5. Đối với các địa phương, cơ sở Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND về công tác GQVL trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các địa phương cần nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GQVL ổn định đời sống. Các cấp ủy, chính quyền cần lấy hiệu quả, kết quả của công tác GQVL làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở địa phương mình. Xây dựng Kế hoạch GQVL hàng năm, theo từng nhóm lao động cụ thể để có giải pháp tác động phù hợp, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, vận động đối với với người lao động tự tìm kiếm việc làm, lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện vùng miền để phát huy hết khả năng lao động ở địa phương. Tạo điều kiện để người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tham gia vào quá trình lập kế hoạch, lựa chọn các mục tiêu ưu tiên, tham gia thực hiện và giám sát thực hiện chương trình GQVL trên địa bàn. 23 Tiểu kết chương 3 Trong giai đoạn 2016-2020, Quảng Bình đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác GQVL nói riêng, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân để thực hiện mục tiêu GQVL. Để thực hiện mục tiêu GQVL bền vững, tỉnh Quảng Bình xác định GQVL là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải được thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục, đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và của mỗi địa phương; sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng nhưng thực hiện QGQVL là việc của bản thân người lao động, phải làm cho người lao động tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để tạo việc làm ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống. Một trong những nhiệm vụ cơ bản mà tỉnh xác định để thực hiện mục tiêu chương trình hành động về Giảm nghèo và GQVL đó là đầu tư mọi nguồn lực để ổn định thị trường và tạo việc làm và nâng cao ý thực của người dân trong việc tìm kiếm việc làm cho lao động nó chung và lao động nữ nói riêng, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về giải quyết việc làm và đề xuất thực hiện giải pháp là cần thiết. 24 KẾT LUẬN GQVL cho LĐ nữ giai đoạn hội nhập kinh tế đang là vấn đề cấp bách của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Với Quảng Bình; một tỉnh cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp trong cả nước thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Thời gian qua Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực để tạo việc làm cho người LĐ, tỷ lệ LĐ nữ có việc làm tăng hằng năm, về cơ bản đã ổn định được đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc làm của LĐ nữ chưa thực sự ổn định, còn mang tính chất tạm thời, mùa vụ, vai trò của LĐ nữ chưa được chú trọng. Để hiện thực hoá các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về GQVL thì hoạt động QLNN về GQVL có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho người LĐ có đủ điều kiện, cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Qua đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận QLNN về việc làm và GQVL cho lao động nói chung và LĐ nữ nói riêng. Đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước về GQVL cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; Nêu bật dược những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế trong công tác GQVL cho lao động nữ của Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. Đưa ra quan điểm, phương hướng trọng tâm trong công tác GQVL. Ngoài ra, cũng tập trung đưa ra 7 nhóm giải pháp cơ bản, cụ thể và các kiến nghị để thực thi giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với công tác GQVL trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_viec_lam_cho.pdf
Luận văn liên quan