Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Hộ tịch là những những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hiện nay hoạt động quản lý về hộ tịch ở nước ta được quy định trực tiếp trong Luật Hộ tịch. Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý của chính quyền và ngành tư pháp tỉnh Kiên Giang đối với hoạt động quản lý, đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã với đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.19 Để tạo luận cứ cho việc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp, tác giả tiến hành khảo sát kết quả thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Cùng với việc tổng hợp, phân tích các số liệu trong các báo cáo của Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, quan sát thực ti n tình hình quản lý, đăng ký hộ tịch ở một số địa phương, kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được như: đã có sự chuẩn bị và triển khai tốt, từ việc bố trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đầu tư cơ sở vật chất, tới việc chế độ làm việc, chế độ báo cáo, công tác lưu trữ, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, thì công tác quản lý, đăng ký hộ tịch của chính quyền và ngành tư pháp tỉnh Kiên Giang còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là về trình độ, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hộ tịch; sự thiếu hụt về trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch; chưa kịp thời niêm yết đầy đủ, công khai thủ tục, trình tự đăng ký sự kiện hộ tịch; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng. Mỗi khía cạnh hạn chế, bất cập có nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, tuỳ phạm vi và mức độ. Tuy nhiên có thể khái quát thành những nguyên nhân cơ bản: Một là, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch, bất cập giữa các quy định giữa các văn bản liên quan với nhau, điều này đã đồng thời khiến cho công tác quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã còn nhiều vướng mắc, vi phạm. Hai là, những yếu kém trong năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ tịch. Ba là, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ20 tịch. Bốn là, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.

pdf23 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...................................... ......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN MINH CHIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHI MINH – NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu Phản biện1: TS. Trần Thị Diệu Oanh, Học viện HCQG Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Minh Tuấn, Học viện CT KV2 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Đia điểm: Phòng họp 210, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 Đường 3 tháng 2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 09 giờ 00, ngày 23 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý nhà nước về hộ tịch là một trong những hoạt động quản lý dân cư quan trọng, chủ yếu của nền hành chính, là hoạt động cốt lõi, ban đầu trong chuỗi các hoạt động quản lý dân cư của Nhà nước, là sự bảo đảm trong việc thực hiện quyền công dân, quyền con người. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Uỷ ban nhân dân cấp xã) là cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm đăng ký hầu hết các sự kiện hộ tịch cho công dân Việt Nam. Nhưng thực tế trong thời gian qua vẫn còn điểm hạn chế, nhiều xã chưa quan tâm thực hiện tốt công tác theo dõi sự biến động về dân cư, nên không nắm được tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử; mức độ tuân thủ pháp luật về hộ tịch vẫn còn có tình trạng chưa bảo đảm trình tự, thủ tục khi đăng ký hộ tịch, thậm chí xác định sai thẩm quyền; loại việc đăng ký; việc bố trí công chức còn chưa hợp lý; người dân vẫn có phản ánh về giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ đăng ký hộ tịch chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch tại các xã chưa có hiệu quả cao Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện quyền công dân, quyền con người. Do đó, nghiên cứu “Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là lý do để tác giả chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn 2 Vấn đề hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch đã được nghiên cứu bởi nhiều công trình khoa học, dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Có thể kể tới các nhóm sau: Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về hộ tịch và quản lý hộ tịch; Nhóm các công trình hướng dẫn nghiệp vụ; Nhóm các công trình khoa học mang tính ứng dụng; Những bài báo khoa học. Các công trình nghiên cứu khoa học nói trên đã đề cập từng khía cạnh của quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý công, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp cụ thể về hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, đây là những nguồn tài liệu quý giá để tác giả thực hiện luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: làm rõ vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về hộ tịch, nghiên cứu thực trạng hoạt động QLNN về hộ tịch, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý của quản lý nhà nước về hộ tịch; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ năm 2010 đến nay; đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu:hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn ở các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Kiên Giang; 4.3. Thời gian: giới hạn từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: dựa trên những luận điểm trong học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác hộ tịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh... 6. Đóng góp của đề tài luận văn Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hộ tịch và quản lý nhà nước đối với hộ tịch; đánh giá thực trạng về quản lý hộ tịch, nêu lên những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở tỉnh Kiên Giang. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn Đề tài Luận văn có thể được vận dụng vào thực tế quản lý nhà nước về hộ tịch, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của đề tài luận văn 4 Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về hộ tịch; Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 đến nay; Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỘ TỊCH 1.1.1. Quan niệm về hộ tịch - Về khía cạnh ngôn ngữ; - Về khía cạnh pháp lý; - Khái niệm Hộ tịch: là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. - Quan niệm của khoa học pháp lý nước ngoài. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hộ tịch 1.1.2.1. Khái niệm hộ tịch: “Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết” 1.1.2.2. Đặc điểm của hộ tịch: Thứ nhất, có tính giá trị về nhân thân. Thứ hai, là những giá trị về nguyên tắc không chuyển đổi 5 cho người khác. Thứ ba, là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành tiền. 1.1.3. Vai trò của hộ tịch: Thứ nhất, là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Thứ hai, thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân. Thứ ba, bảo đảm trật tự xã hội. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về hộ tịch 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch Quản lý nhà nước về hộ tịch là một hoạt động của quản lý nhà nước thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nước nắm được tình hình biến động về dân cư và sự biến động của xã hội, giúp Nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, đồng thời đây cũng là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về hộ tịch Thứ nhất, mang quyền lực nhà nước. Thứ hai, có quyền năng hành pháp. Thứ ba, là hoạt động có tính thống nhất. Thứ tư, có tính chấp hành và điều hành. Thứ năm, là hoạt động mang tính liên tục. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch 1.2.2.1. Đối với Nhà nước. 1.2.2.2. Đối với công dân. 6 1.2.2.3. Đối với xã hội. 1.2.3. Tổ chức bộ máy và trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch 1.2.3.1. Cơ quan quản lý hộ tịch - Chính phủ. - Bộ Tư pháp. - Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ở nước ngoài. - Bộ Công an. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Uỷ ban nhân dân cấp xã. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; thống kê hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch. 1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.3.1. Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014; căn cứ quy định của Uỷ ban nhân dân cấp trên, bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch; quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định; 7 quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền. 1.3.2. Nội dung quản lý đăng ký hộ tịch ở cấp xã 1.3.2.1. Đăng ký khai sinh 1.3.2.2. Đăng ký kết hôn. 1.3.2.3. Đăng ký giám hộ. 1.3.2.4. Đăng ký nhận Cha, Mẹ, Con. 1.3.2.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. 1.3.2.6. Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.3.2.7. Đăng ký khai tử. 1.3.2.8. Cấp giấy xác nhận trình trạng hôn nhân. 1.3.2.9. Đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử. 1.3.3. Công chức làm công tác hộ tịch ở cấp xã: Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. 1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.4.1. Sự hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về hộ tịch và pháp luật khác liên quan. 8 1.4.2. Năng lực tổ chức, điều hành của người có thẩm quyền, năng lực thực thi của công chức tư pháp - hộ tịch. 1.4.3. Điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký quản lý hộ tịch. 1.4.4. Văn hoá, lối sống, ý thức pháp luật về hộ tịch của người dân trên địa bàn. Kết luận chƣơng 1 Hộ tịch là những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các hoạt động: ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động hộ tịch; phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch; thực hiện đăng ký hộ tịch; quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hộ tịch; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH ỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY 9 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH HÀNH CHÍNH, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DÂN CƢ CÓ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Kiên Giang là tỉnh ven biển ở khu vực Tây Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích tự nhiên là 6.346,27 km2, dân số 1.743.842 người, mật độ dân số đạt 275 người/km2. Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt gần 471.842 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.272.642 người, Tỉnh Kiên Giang được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp huyện và 145 đơn vị cấp xã (có 15 phường, 12 thị trấn, 12 xã đảo, 106 xã đồng bằng). GDP bình quân đầu người năm 2016 là 2.490USD/người/năm. Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 80,5%; người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số, còn lại là dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng, Chăm 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY 2.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch 2.2.2. Tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch 2.2.3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, bảo đảm yếu tố vật chất cho công tác quản lý nhà nước về hộ tịch 10 2.2.4. Đánh giá chung Những năm qua các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và bố trí nguồn lực; các sự kiện đăng ký hộ tịch được thực hiện kịp thời và đúng quy định; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng; nhận thức và ý thức chấp hành của nhân dân được nâng lên; đội ngũ công chức được quan tâm củng cố; các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch được hỗ trợ và cung cấp kịp thời. Tuy nhiên, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số hạn chế như: ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch còn hạn chế; tình trạng cấp giấy tờ hộ tịch không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và còn nhiều sai sót; còn tuỳ tiện trong việc cấp giấy tờ cá nhân. Nguyên nhân là do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn nhiều bất cập; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự sâu rộng; công chức quá tải về công việc, trình độ, năng lực công chức còn hạn chế; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan tư pháp các cấp còn nhiều khó khăn. 2.3. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY 2.3.1. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý Số lượng công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã có tổng số 283 công chức thì nam giới là 176, còn lại 107 công chức nữ; dân tộc Kinh: 256 công chức, chiếm 90,45%, dân tộc khác: 27 công chức, chiếm 09,54%; Về chất lượng: 282/283 công chức đã tốt nghiệp 11 trung học phổ thông, 01/283 công chức đã tốt nghiệp trung học cơ sở; trình độ chuyên môn có 180/283 đồng chí cử nhân Luật, 58/283 đồng chí trung cấp Luật, còn lại 45 đồng chí có bằng Đại học và trung cấp khác. 2.3.2. Tổ chức triển khai, phổ biến giáo dục pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch 2.3.3. Quản lý dữ liệu về hộ tịch và những thay đổi về hồ sơ hộ tịch 2.3.4. Quản lý việc đăng ký hộ tịch Kết quả thống kê cho thấy, nhìn chung nhận thức của người dân đối với việc đăng ký hộ tịch ngày càng được nâng lên, tự giác đi đăng ký hộ tịch, tỷ lệ đăng ký đúng hạn năm sau cao hơn năm trước. 2.3.5. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hộ tịch tại UBND cấp xã 2.3.6. Kiểm soát chất lượng hoạt động quản lý hộ tịch 2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN NAY 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Thứ nhất, được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện làm việc; được cử đi đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí. Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hộ tịch đã được chú trọng, nhận thức của người dân được nâng lên. Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định. Thứ tư, công tác thống kê báo cáo, tổng hợp 12 số liệu thống kê hộ tịch kịp thời. Thứ năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký quản lý công tác lưu trữ hồ sơ, sổ sách được triển khai thực hiện tốt. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế: Thứ nhất, tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn vẫn còn trong nhân dân; Thứ hai, về ghi chép trong sổ sách hộ tịch, mẫu giấy tờ hộ tịch còn nhiều trường hợp ghi không đúng quy định. Thứ ba,về lưu trữ sổ sách hộ tịch, loại việc đăng ký hộ tịch chưa khoa học. Thứ tư, thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch, đăng ký sự kiện hộ tịch chưa đúng qui định. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất là nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về hộ tịch. Thứ hai, là những nguyên nhân từ sự yếu kém trong năng lực quản lý về đăng ký, quản lý hộ tịch. Thứ ba, là tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ tịch. Kết luận chƣơng 2 Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có sự tổ chức thực hiện tốt, từ việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, tổ chức triển khai, hướng dẫn, bố trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đảm bảo cơ sở vật chất, tới quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch, công tác lưu trữ, tổng kết, thanh tra, kiểm tra. 13 Bên cạnh những kết quả tích cực, cũng cho thấy những điểm bất cập và hạn chế bộc lộ trong quá trình quản lý công tác hộ tịch ở cấp xã, thể hiện ở nhiều góc độ, từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động quản lý, đăng ký hộ tịch của các cơ quan nhà nước, tới khâu tổ chức thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch trên thực tế còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1.1. Nâng cao chất lượng QLNN về hộ tịch gắn liền với bảo đảm dân chủ, quyền con người, quyền công dân Thứ nhất, tư duy về một nền hành chính phục vụ, tôn trọng việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Thứ hai, xây dựng quy trình giải quyết một số việc đăng ký hộ tịch theo tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. 14 Thứ ba, tiếp tục cải tiến phương thức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch. 3.1.2. Nâng cao chất lượng QLNN về hộ tịch phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế trong QLNN Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện đầy đủ và chính xác nội dung về hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành . 3.1.3. Nâng cao chất lượng QLNN về hộ tịch gắn liền với hiện đại hoá việc đăng ký và quản lý dữ liệu hộ tịch Một là, nghiên cứu và tính toán bước đi phù hợp để thực hiện việc cấp sổ hộ tịch thay thế cho việc sử dụng giấy tờ hộ tịch rời như hiện nay. Hai là, tổ chức việc tổng rà soát, lập lại hệ thống sổ bộ hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh. Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ tịch và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin hộ tịch thống nhất trên địa bàn tỉnh. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về quản lý hộ tịch - Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. 15 Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở. Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ thống hành chính ở địa phương. Ba là, xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch ở cấp xã có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân. - Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch: xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý hộ tịch. 3.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy và công chức làm công tác hộ tịch Thứ nhất, cần tiêu chuẩn hoá công chức hộ tịch tương xứng với tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ. Thứ hai, cần sớm kiện toàn 100% công chức Tư pháp - hộ tịch chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định. Thứ ba, kịp thời động viên, khuyến khích công chức Tư pháp – hộ tịch ở cơ sở. Thứ tư, hằng năm tiến hành đánh giá, phân loại chất lượng công chức Tư pháp – hộ tịch. 3.2.3. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về đăng ký hộ tịch Một là, đối với cấp uỷ, chính quyền và cơ quan các cấp cần nhận thức rõ công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. 16 Hai là, đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch cần thấy rõ chức trách nhiệm vụ của mình đối với công tác quản lý nhà nước về hộ tịch. Ba là, đối với người dân, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi, thường xuyên các văn bản liên quan đến nhân thân con người. 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, trang bị phục vụ hệ thống đăng ký hộ tịch Xây dựng lộ trình đăng ký hộ tịch qua mạng Internet, thực hiện kết nối thông tin giữa các trung tâm đăng ký hộ tịch, người dân có thể yêu cầu được cấp bản sao ở bất kỳ Trung tâm đăng ký hộ tịch nào. 3.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã Giấy khai sinh lá giấy tờ gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh, cụ thể như: Đối với ngành Công an trong quản lý Hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Ngành Nội vụ trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cá 17 nhân. Y tế để d dàng xác định độ tuổi, giới tính trong việc cấp th bảo hiểm và khi khám chữa bệnh tại các tuyến bệnh viện, đánh giá được tỷ lệ về dân số; Giáo dục và đào tạo: quản lý tốt hơn và chặt chẽ về học bạ, lý lịch học sinh, sinh viên của các cấp học, việc quản lý độ tuổi học sinh đến trường, phổ cập giáo dục; Ngành Lao động – Thương binh và xã hội: trong việc quản lý hồ sơ về độ tuổi lao động, chế độ chính sách đối với những người công tác trong cơ quan nhà nước, những người có công, quy hoạch đào nguồn nhân lực lao động cho xã hội. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch Tăng cường công tác thanh tra theo hướng: Tôn trọng sự phân cấp, tập trung và đề cao trách nhiệm của người phụ trách hộ tịch, quy trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý đối với người phụ trách trực tiếp. Quán triệt thực hiện quy chế một cửa, kết hợp với rà soát, bãi bỏ các quy định trái pháp luật, đi ngược lại quy chế dân chủ ở cơ sở: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, bãi bỏ các quy định sai pháp luật, đi ngược lại quy chế dân chủ, gây phiền hà cho người dân có yêu cầu. Kết luận chƣơng 3 Việc hoàn thiện pháp luật và công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này phải được thực hiện trong bối cảnh tổng thể của cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp và xây dựng nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam, với những cơ sở vững chắc, những lộ trình phù 18 hợp, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, mà còn là một vấn đề cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ xã hội, công dân. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò nhất định không giống nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mối quan hệ của các cơ quan hữu quan. Những định hướng và giải pháp được đề cập, hướng tới hoàn thiện ba yếu tố cơ bản của một hệ thống, đó là: đảm bảo một hệ thống thể chế tốt, một lực lượng nhân sự hợp lý, đủ tâm, đủ tầm và một cơ chế vận hành tốt, để công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trở thành một lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính của mọi quốc gia. KẾT LUẬN Hộ tịch là những những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hiện nay hoạt động quản lý về hộ tịch ở nước ta được quy định trực tiếp trong Luật Hộ tịch. Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý của chính quyền và ngành tư pháp tỉnh Kiên Giang đối với hoạt động quản lý, đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã với đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. 19 Để tạo luận cứ cho việc đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp, tác giả tiến hành khảo sát kết quả thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Cùng với việc tổng hợp, phân tích các số liệu trong các báo cáo của Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, quan sát thực ti n tình hình quản lý, đăng ký hộ tịch ở một số địa phương, kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được như: đã có sự chuẩn bị và triển khai tốt, từ việc bố trí nhân sự, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, đầu tư cơ sở vật chất, tới việc chế độ làm việc, chế độ báo cáo, công tác lưu trữ, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, thì công tác quản lý, đăng ký hộ tịch của chính quyền và ngành tư pháp tỉnh Kiên Giang còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là về trình độ, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hộ tịch; sự thiếu hụt về trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch; chưa kịp thời niêm yết đầy đủ, công khai thủ tục, trình tự đăng ký sự kiện hộ tịch; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng. Mỗi khía cạnh hạn chế, bất cập có nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, tuỳ phạm vi và mức độ. Tuy nhiên có thể khái quát thành những nguyên nhân cơ bản: Một là, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch, bất cập giữa các quy định giữa các văn bản liên quan với nhau, điều này đã đồng thời khiến cho công tác quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã còn nhiều vướng mắc, vi phạm. Hai là, những yếu kém trong năng lực và trách nhiệm của công chức về quản lý hộ tịch. Ba là, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức các cơ quan đăng ký hộ 20 tịch. Bốn là, cơ sở vật chất, kinh phí cấp cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, tác giả luận văn đề xuất và luận giải một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các giải pháp đó là: Một là, hoàn thiện thể chế về quản lý hộ tịch; hai là, nâng cao năng lực bộ máy và công chức làm công tác hộ tịch; ba là, tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức người dân về đăng ký hộ tịch; bốn là, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ hệ thống đăng ký hộ tịch; năm là, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; sáu là, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch. Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong đó có tỉnh Kiên Giang đang đứng trước những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Việc thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ đề tài luận văn nêu ra sẽ góp phần hữu ích vào việc quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp xã, ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó góp phần vào 21 việc giải quyết những việc cụ thể, bức xúc trong thực tế về công tác đăng ký hộ tịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_cua_uy_ban_nhan.pdf
Luận văn liên quan