Nếu như nhắc đến quyền tài sản thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tính chất tài
sản, nó được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, theo nguyên tắc đền bù
ngang giá. Nhưng khi nhắc đến quyền nhân thân là chúng ta sẽ nhắc đến tính chất
phi tài sản. Vì, xét về bản chất thì quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có
quyền nhân thân gắn với tài sản hoặc không gắn với tài sản và đối tượng nó là
những giá trị tinh thần – là các giá trị phi tài sản. Do đó, quyền nhân thân và tiền tệ
không phải là những đại lượng tương đương, không thể trao đổi ngang giá. Từ đó
quyết định việc: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay đem ra chuyển
nhượng cho người khác.
21 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THU HẰNG
QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THU HẰNG
QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI ĐĂNG HIẾU
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký tự các từ viết tắt
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ
QUYỀN NHÂN THÂN GẮN VỚI HÌNH ẢNH CỦA CÁ NHÂN ....... 8
1.1. Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân ........................ 8
1.1.1. Khái niệm nhân thân ............................................................................ 8
1.1.2. Khái Niệm quyền nhân thân ................................................................. 9
1.2. Khái quát chung về quyền nhân thân gắn với hình ảnh của
cá nhân............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm hình ảnh ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái niệm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhânError! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhânError! Bookmark not defined.
1.2.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhânError! Bookmark not defined.
1.3. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền khácError! Bookmark not defined.
1.3.1. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về bí mật đời tưError! Bookmark not defined.
1.3.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự uy tín,
nhân phẩm .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: CÁC HÌNH THỨC XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNHError! Bookmark not defined.
2.1. Các dạng hành vi xâm phạm ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được
sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh .... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới
danh dự, nhân phẩm uy tín của người đóError! Bookmark not defined.
2.1.3. Hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tưError! Bookmark not defined.
2.1.4. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân vi phạm pháp luật dân sự chuyển hóa sang vi phạm pháp
luật hình sự ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân trong
một số trường hợp .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Nhận xét về thực trạng các dạng hành vi xâm phạm quyền
nhân thân của cá nhân về hình ảnh Error! Bookmark not defined.
Chương 3: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNHError! Bookmark not defined.
3.1. Các trách nhiệm do vi phạm quyền nhân thân của cá nhân
về hình ảnh ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Trách nhiệm xin lỗi hoặc công khai xin lỗiError! Bookmark not defined.
3.1.2. Trách nhiệm đền bù tài chính ............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Biện pháp tự bảo vệ ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biện pháp kiện dân sự ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biện pháp hành chính ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Biện pháp hình sự ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nhận xét về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân về hình ảnh.......... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của
cá nhân đối với hình ảnh ................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Giải thích
BLDS
VDC
Bộ luật dân sự
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
NĐ
CP
ACLU
NSW
HIV
Nghị định
Chính Phủ
Hiệp hội Dân quyền Mỹ
New South Wales
Human Immunodeficiency Virus
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 2.1 Hình ảnh trò chơi “Em muốn làm Uyên Linh Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập kinh tế của Đảng
và nhà nước ta đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Xã hội càng
phát triển, nhu cầu của con người càng tăng lên, không chỉ dừng lại ở những nhu
cầu vật chất mà còn là những nhu cầu cao hơn về tinh thần. Ngay từ khi ra đời Nhà
nước ta đã công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Điều này đã được
ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, tại thời
điểm này hiến pháp đã khẳng định quyền làm chủ và các quyền cơ bản của nhân
dân ta. Sau này trong các bản Hiến pháp tiếp theo lần lượt là hiến pháp 1959, hiến
pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001. Nội dung
các hiến pháp đã quy định các quyền cơ bản của công dân, sau này đã được phát
triển và mở rộng thành chế định quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong các quyền
của công dân thì không thể không nhắc đến “Quyền cá nhân về hình ảnh”.
Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng hình ảnh như thế nào?
Vài năm trước đây dư luận nước ta từng xôn xao về đoạn quay cảnh quan hệ giữa
một nữ diễn viên tuổi học trò và bạn trai, thì thời gian gần đây cư dân mạng lại rộ
lên những clip quay lén lút cảnh nữ sinh và bạn trai vào nhà nghỉ. Bên cạnh vấn đề
về đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay thì câu hỏi về quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng đang được đặt ra? Điều này
cũng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng bối cảnh các thiết bị quay phim, chụp ảnh
ngày càng hiện đại hơn: có khả năng ghi hình từ xa, ghi hình trong bóng đêm, được
thiết kế nhỏ, gọn để dễ ngụy trang, cất giấu. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet
thì những hình ảnh, những đoạn clip đó đã được phát tán với một tốc độ nhanh
chóng. Vì vậy mà việc ngăn chặn và tìm thủ phạm trở nên khó khăn hơn bao giờ
hết. Có thể nói chưa bao giờ nguy cơ bị xâm phạm hình ảnh cá nhân lại cao như
hiện nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm phạm về quyền hình ảnh.
Đối với vấn đề quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình thì Bộ luật Dân sự
năm 2005 cũng đã quy định khá cụ thể. Tuy vậy, có vẻ những quy định đấy vẫn
chưa đủ “mạnh” để buộc mọi người từ bỏ thói quen sử dụng không xin phép hình
ảnh của người khác. Vậy đâu mới là giải pháp cho vấn đề này? Trước thực tế trên,
bản thân tôi xin chọn đề tài “Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt
Nam” để nghiên cứu, tìm hiểu, với mong muốn làm rõ thêm về quyền cá nhân về
hình ảnh, cũng như thực trạng phương pháp bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh
trong xu thế phát triển hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
2. Tổng quan tài liệu
Liên quan đến chế định quyền nhân thân đã có nhiều người viết về các quy
định chung về quyền nhân thân, các quy định về quyền nhân thân trong việc hiến
các bộ phận cơ thể người, quyền hiến xác, quyền xác định lại giới tính hay như
quyền nhân thân trong bí mật đời tư, cụ thể là:
- Bài viết “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân” của PGS.TS. Bùi
Đăng Hiếu trên tạp chí luật học số 7 năm 2009, tr 40.
- Đề tài khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội năm 2008 của TS. Lê
Đình Nghị, “Bàn về khái niệm quyền bí mật đời tư”.
- Bài viết: “Quyền cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước
phương tây – đối chiếu với pháp luật Việt Nam” của tác giả Chu Tuấn Đức.
- Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam tập 1 của tác giả Hoàng Thế
Liên.
- Luận văn thạc sỹ: “Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật
dân sự năm 2005” của tác giả Lê Hương Trà năm 2008.
- Luận văn thạc sỹ: “Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân
theo quy định của BLDS năm 2005” của tác giả Lê Thị Hoa năm 2006.
- Luận văn thạc sỹ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lý luận và thực
tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định trong pháp
luật Dân sự Việt Nam” của tác giả Phùng Bích Ngọc năm 2011.
- Các bài báo, tạp chí, tọa đàm, khóa luận có bắt đầu đề cập đến vấn đề này
nhưng vào các thời điểm khác nhau trong khi tình hình thực tiễn và pháp luật có
nhiều thay đổi, mang tính chất bước ngoặt nên chưa toàn diện và chưa đầy đủ về
mặt pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, tác giả đã
mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này, mới mục đích là đưa ra những giải pháp để giải
quyết những tồn tại, vướng mắc của pháp luật quy định về quyền cá nhân về hình
ảnh, cũng như việc áp dụng chế định luật này trong thực tiễn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử: Vật chất quyết định ý thức, đời sống kinh tế xã hội quyết định
đời sống chính trị, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và sự tác động ngược
trở lại của thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở, pháp luật dân sự nói chung,
chế định nhân thân, và quyền các quy định về quyền các nhân đối với hình ảnh
nói riêng thuộc phạm trù của kiến trúc thượng tầng nên tất yếu chịu sự chi phối
của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Do đó việc nghiên cứu đề tài sẽ không tách
khỏi nguyên lý trên. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật với tình huống thực
tế, với các quy định của luật pháp các nước trên thế giới để tìm ra những hợp lý,
bất cập trong quy định của pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích phản ảnh các vụ việc trong thực tiễn xét
xử liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về quyền cá nhân đối với hình
ảnh.
- Phương pháp điều tra xã hội: Phỏng vấn, khảo sát.
4. Tính mới và ý nghĩa của luận văn
Là một trong nhiều người tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật
về dân sự nói chung và chế định về quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp
luật Việt Nam nói riêng, bằng phương pháp phân tích, so sánh đã nói ở trên,
cùng với thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật luận văn đã hệ
thống hóa các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền cá nhân về hình ảnh,
ngoài ra luận văn còn nêu bật lên thực tế của các hành vi xâm phạm hình ảnh,
thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh trong thực
tiễn hiện nay. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật
trong thời gian tới về các quy định quyền cá nhân về hình ảnh.
5. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Nội dung nghiên cứu trong đề tài luận văn này là nội dung của quyền cá
nhân về hình ảnh, về các thực trạng quy định của quyền cá nhân về hình ảnh, đồng
thời nghiên cứu các phương pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh và những quy
định của pháp luật nói chung là pháp luật dân sự nói riêng về quyền nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập chung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Về quyền nhân thân của cá nhân của cá nhân – quyền nhân thân không gắn
với tài sản.
- Quyền cá nhân với hình ảnh
- Các quan điểm quyền cá nhân về hình ảnh ở một số nước trên thế giới
- Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày theo 03 phần
- Lời mở đầu
- Nội dung
- Kết luận
Trong đó nội dung gồm 04 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền nhân thân và quyền nhân thân gắn với
hình ảnh của cá nhân
Chương 2: Các hình thức xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với
hình ảnh
Chương 3: Trách nhiệm do vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với
hình ảnh
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ QUYỀN NHÂN
THÂN GẮN VỚI HÌNH ẢNH CỦA CÁ NHÂN
1.1. Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân
1.1.1. Khái niệm nhân thân
Có thể nói rằng trong các vấn đề của xã hội loài người thì quyền con người
nói chung và quyền công dân nói riêng là những vấn đề có tính lịch sử lâu đời cả về
phương diện lí luận cũng như thực tiễn. Quyền công dân nói chung được chia làm
năm nhóm: Nhóm các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền
kinh tế, nhóm các quyền văn hóa và nhóm các quyền xã hội và pháp luật dân sự là
công cụ để thực hiện nhóm các quyền dân sự của công dân. Mỗi cá nhân đều luôn có
nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển, kéo theo đó là các nhu cầu về tư tưởng, tinh
thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về tài sản và các quyền về nhân
thân. “Quyền nhân thân” là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ những quyền gắn liền với
bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân và
quyền này có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín... Do đó quyền
nhân thân là một quyền rất quan trọng trong các quyền dân sự, cũng bởi chính lý do
này mà quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người
đã được pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ.
Để hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân thì trước hết chúng ta cùng
làm rõ khái niệm “nhân thân”.
Khái niệm “nhân thân” được hiểu theo hai khía cạnh sau đây. Một là: theo
từ điển Tiếng Việt “Nhân thân được hiểu là tổng hợp các đặc điểm về thân thể,
tính cách và cuộc sống cá nhân của con người, về mặt thi hành pháp luật” [24].
Hai là: Dưới góc độ pháp lý thì hiện nay chưa có văn bản nào đề cập đến
khái niệm “nhân thân”, xong chúng ta có thể tham khảo khái niệm nhân thân đề
cập đến trong công trình nghiên cứu cấp bộ với đề tài: Vai trò của Tòa án nhân dân
trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của BLDS của Tòa
án nhân dân tối cao thì:
Nhân thân của một người bao gồm các đặc điểm sau: giới tính,
độ tuổi, dân tộc, thành phần văn hóa, nghề nghiệp, điều kiện sống,
hoàn cảnh gia đình, quá trình hoạt động chính trị xã hội, tính tình, tác
phong...Mỗi người có một nhân thân riêng và chính nó biểu thị đặc
điểm liên quan đến nhận thức và hành vi của từng người...[38].
Như vậy khái niệm nhân thân được hiểu là một khái niệm rộng, bao trùm
nhiều đặc điểm khác nhau, và quan trọng nhất là các đặc điểm này phải liên quan
mật thiết đến một cá nhân cụ thể.
1.1.2. Khái Niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh
thần của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ. Trong lịch sử lập pháp của
nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được
ra đời khá muộn. BLDS Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầu tiên đề cập đến
quyền nhân thân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa
quyền con người. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam xác định rằng:
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá
nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Không ai có thể lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm
phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác [25].
Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền nhân
thân của mình không bị người khác vi phạm (Điều 27). Lần đầu tiên quyền nhân
thân của cá nhân được quy định thành một hệ thống các quyền, có 20 quyền được
quy định chi tiết trong 20 Điều luật.
BLDS năm 1995 đã góp phần làm ổn định các quan hệ dân sự nói chung,
quan hệ nhân thân nói riêng, các chủ thể có được công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các
quan hệ xã hội, các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay, khi những giá trị thuộc về tinh thần đang dần tìm được chỗ đứng
quan trọng trong đời sống cá nhân. Với những quyền nhân thân được quy định
trong BLDS năm 1995 so với thực tiễn đã có những sự thiếu hụt rất lớn, việc sửa
đổi BLDS năm 1995 là tất yếu xảy ra.
Từ đó sự ra đời của BLDS 2005 đã kế thừa những quy định về nhân thân
trong BLDS năm 1995 và đã quy định cụ thể về quyền nhân thân tại Điều 24:
"Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác” [28, Điều 24]. Theo quy định tại điều luật này thì quyền nhân thân
sẽ có hai đặc điểm:
Một là: Quyền nhân thân mang đặc tính quyền cá nhân, không bị chi phối,
phụ thuộc bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như: Độ tuổi, trình độ văn hóa, giới
tính, tôn giáo, địa vị xã hội...cũng bởi điều này mà pháp luật quy định mọi chủ thể
đều bình đẳng về quyền nhân thân.
Hai là: Quyền nhân thân của chủ thể không thể chuyển dịch cho chủ thể
khác được. Nghĩa là: Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong giao dịch
dân sự (mua, bán, tặng, cho...). Tuy nhiên trong một số trường hợp quyền nhân
thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết thì
quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác hay các quyền khác về tinh thần
của tác giả đối với tác phẩm như quyền được tôn trọng tác phẩm. Hoặc các quyền
nhân thân gắn liền với tài sản có thể được phép chuyển giao...
Nhìn vào hai đặc điểm này của quyền nhân thân thì chúng ta thấy một vấn
đề đặt ra là: Nếu như theo quy định trên thì quyền nhân thân chỉ gắn liền với mỗi
cá nhân cụ thể thì theo quy định tại Điều 604 và Điều 611 BLDS năm 2005 đã đề
cập đến: “Danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác” [28]. Vậy, một vấn đề đặt
ra là những quyền được quy định tại hai Điều luật trên đây của pháp nhân và chủ
thể khác có được xem là quyền nhân thân không? Và nếu pháp nhân và chủ thể
khác cũng là chủ thể của quyền nhân thân thì liệu đặc tính “Quyền cá nhân hóa”
trong quyền nhân thân có còn tồn tại? Tại Điều 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định rằng:
Thiệt hại do tổn thất của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín
bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin...
vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn
thất mà tổ chức phải chịu [7, Điều 1].
Như vậy: Theo quy định tại Nghị định này đã thừa nhận các quyền nhân
thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác. Từ việc phân tích trên đây cho thấy
quyền nhân thân có thể mở rộng phạm vi chủ thể quyền nhân thân không chỉ
bao hàm cá nhân mà còn bao gồm các chủ thể khác như: pháp nhân, tổ chức...
Thông qua các quy định trong BLDS, cũng như các quy định của các văn
bản pháp luật khác thì chưa có một khái niệm về quyền nhân thân một cách rõ
ràng. Tính đến thời điểm hiện nay thì khái niệm này mới chỉ được trình bày trong
các công trình nghiên cứu khoa học như:
Một là: Trong bài viết “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân” của Tiến sĩ
Bùi Đăng Hiếu – Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên tạp chí luật học số 7 năm
2009 thì: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi
chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác,
trừ tường hợp pháp luật có quy định khác” [13].
Hai là: Trong đề tài nghiên cứu cấp trường “Quyền nhân thân của con
người và bảo vệ quyền nhân thân của con người và bảo vệ quyền nhân thân theo
quy định của pháp luật” của tiến sĩ Lê Đình Nghị đã đưa ra khái niệm quyền nhân
trên hai phương diện như sau:
Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định
rõ các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây
là cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền của mình.
Theo nghĩa chủ quan, quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan
gắn liền với cá nhân do nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và các cá
nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác [20].
Ba là: Trong luận văn thạc sĩ luật học “Quyền nhân thân liên quan đến thân thể
của cá nhân theo quy định trong BLDS năm 2005” của tác giả Lê Thị Hoa đã đưa ra
khái niệm: “Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh
thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ” [15].
Qua việc phân tích, cũng như tham khảo các khái niệm trên chúng ta có thể
hiểu khái niệm quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân là quyền dân sự cho nhà nước quy định gắn liền với giá trị
tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao
trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Từ khái niệm trên đây rút ra một số đặc điểm của quyền nhân thân là
Thứ nhất: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Nếu như nhắc đến quyền tài sản thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tính chất tài
sản, nó được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, theo nguyên tắc đền bù
ngang giá. Nhưng khi nhắc đến quyền nhân thân là chúng ta sẽ nhắc đến tính chất
phi tài sản. Vì, xét về bản chất thì quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có
quyền nhân thân gắn với tài sản hoặc không gắn với tài sản và đối tượng nó là
những giá trị tinh thần – là các giá trị phi tài sản. Do đó, quyền nhân thân và tiền tệ
không phải là những đại lượng tương đương, không thể trao đổi ngang giá. Từ đó
quyết định việc: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay đem ra chuyển
nhượng cho người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục Việt Nam (2014), Nếu sử dụng hình ảnh không xin phép
Amway có thể bị kiện,
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Minh Hằng ,
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Triết học Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc
gia.
4. Ngọc Bình (2009), Sinh viên trộm đồ siêu thị bị dán ảnh bêu xấu,
5. Chính Phủ (2002), Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.
6. Chính Phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NÐ-CP ngày 26/04/2002 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân
sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
8. Chính Phủ (2011), Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Hà
Nội.
9. Chính Phủ (2013), Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013
hướng dẫn một số điều Luật Hành Chính năm 201, Hà Nội.
10. Văn Dũng - Phượng Vũ (2013), Nữ sinh sư phạm bị tung ảnh nóng tố cáo
bạn trai cũ,
11. Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (2013), Khái quát hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ chương 6: Thủ tục tại tòa án dân sự,
vietnam.usembassy.gov.
12. Chu Tuấn Đức (2008), “Quyền cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một
số nước phương tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, (4).
13. Bùi Đăng Hiếu (2009), “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”, Tạp chí
luật học (7), tr.14.
14. Nguyễn Văn Hiếu (2011), Cần làm rõ mục đích của công ty Trò Chơi Việt,
Báo Đời sống & Pháp luật
15. Lê Thị Hoa (2006), Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo
quy định trong BLDS năm 2005, tr.14, Luận văn thạc sỹ Luật học.
16. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB Bách Khoa
17. Võ Khối – Lê Na (2004), Phát tán hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng dễ bị
ra Tòa, Báo Thanh niên online
18. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt nam tập 1,
NXB Tư pháp.
19. Hoài Nam (2014) Lãnh án vì phát tán “Ảnh nóng” của người tình,
20. Lê Đình Nghị (2008), “Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền nhân
thân trong pháp luật dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9, 10.
21. Phùng Thị Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lý luận
và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định
trong pháp luật Dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Luật Hà
Nội.
22. Phanletrungtin chia sẻ (2012), Hình ảnh và vai trò của hình ảnh trong tác
phẩm truyền hình,
23. Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh (2011), Tình huống dân sự về quyền nhân thân
đối với hình ảnh,
24. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
25. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia.
26. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, NXB Chính trị quốc gia.
27. Quốc Hội (1989 sửa đổi bổ sung năm 1999), Luật báo chí năm, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Chính trị quốc gia.
29. Quốc Hội (2012), Luật Hành Chính, NXB Chính trị quốc gia.
30. Quốc Hội (2014), Bộ luật Tố tụng dân sự, NXB Chính trị quốc gia.
31. Trung Linh báo Công lý (2013), Có được phép chụp, đăng ảnh của bị cáo,
32. Tổng chưởng lý Liên bang (1974), Luật thực hành thương mại Liên Bang
năm 1974, Australia.
33. Lê Hương Trà (2008), Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật
dân sự năm 2005, Luận Văn thạc sỹ trường Đại học Luật, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật Dân sự tập 1, NXB
Công an Nhân dân.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật Dân sự tâp 2; NXB
Công an Nhân dân.
36. Đinh Trung Tụng (2012), Bình luận nội dung mới của luật Dân sự năm
2005, NXB Chính trị quốc gia.
37. Theo Infonet, Mỹ Úc (2013), Khi nào chụp ảnh quay phim cảnh sát là bất
hợp pháp,
38. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo
vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của BLDS năm 2005, tr.18,
Hà Nội.
39. Chu Tuấn Vũ (2008), “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật
một số nước phương Tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (04), tr.50-60.
Trang Web
40.
treo-92058.html
41.
42. ợ_giúp:Hình_ảnh.
43. ác_câu_hỏi_về_bản_quyền_tập_tin/
Lưu_1.
44. ác_câu_hỏi_về_bản_quyền_tập_tin.
45. định_sử_dụng_hình_ảnh.
46. ền_về_hình_ảnh.
47. ẻ_quyền_cho_hình_ảnh.
48.
49.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004871_7257.pdf