Tóm tắt luận văn Thực thi pháp luật của hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu

Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa: Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu hàng hóa vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Luật SHTT 2005 như sau: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác [18, Điều 72]. Như vậy, nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới.

pdf21 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Thực thi pháp luật của hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ ANH Thùc thi ph¸p luËt cña H¶i quan ViÖt Nam vÒ b¶o vÖ quyÒn së h÷u trÝ tuÖ ®èi víi nh·n hiÖu hµng hãa xuÊt nhËp khÈu Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Thị Anh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM ......... 12 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu hàng hóa ..................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu hàng hóa...................................... 12 1.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóaError! Bookmark not defined. 1.1.3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.2. Chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt NamError! Bookmark not defined. 1.2.1. Địa vị pháp lý và phạm vi hoạt động của cơ quan Hải quanError! Bookmark not defined. 1.2.2. Hoạt động của Hải quan về kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.3. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt NamError! Bookmark not defined. 1.3.1. Điều ước quốc tế ................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Pháp luật quốc gia............................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan ở một số nước trên thế giới................................................ Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Pháp luật Hoa Kỳ ................................ Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Pháp luật Trung Quốc ......................... Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Pháp luật Nhật Bản ............................. Error! Bookmark not defined. 1.4.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam ................ Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU Error! Bookmark not defined. 2.1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của Hải quan Việt Nam trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. 2.1.1. Các quy định của pháp luật trong nướcError! Bookmark not defined. 2.1.2. Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham giaError! Bookmark not defined. 2.2. Hoạt động thực thi của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. 2.2.1. Quy trình và tác nghiệp tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát và đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quanError! Bookmark not defined. 2.2.2. Quy trình và tác nghiệp nghiệp vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quanError! Bookmark not defined. 2.3. Sự phối hợp của Hải quan với các cơ quan chức năng và chủ thể quyền để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu................. Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Sự phối hợp của Hải quan với các cơ quan chức năngError! Bookmark not defined. 2.3.2. Sự hợp tác của Hải quan với chủ thể quyềnError! Bookmark not defined. 2.3.3. Hợp tác quốc tế của cơ quan Hải quan về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. 2.4. Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu và thực tiễn đấu tranh của cơ quan Hải quan ................................... Error! Bookmark not defined. 2.5. Dự báo tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨUError! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật ... Error! Bookmark not defined. 3.2. Các giải pháp cụ thể ......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong quy trình nghiệp vụ Hải quan về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu .................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Nâng cao năng lực thực thi của Hải quan Việt NamError! Bookmark not defined. 3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa Hải quan với các cơ quan chức năng của Nhà nước ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Nâng cao ý thức tự bảo vệ của chủ thể quyền về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. 3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. 3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHHH: Nhãn hiệu hàng hóa SHCN: Sở hữu công nghiệp SHTT: Sở hữu trí tuệ WTO: Tổ chức Thương mại thế giới XNK: Xuất nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong các đối tượng SHTT, tuy mỗi đối tượng đều có vai trò nhất định nhưng xét trong tính chất quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhãn hiệu trở nên nổi bật hơn cả. Nó gắn chặt với quá trình lưu thông hàng hóa và là một trong những tài sản có giá trị, thậm chí là một trong những nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với các đối thủ của mình. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của nhãn hiệu - một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công nghiệp (SHCN) - ngày càng trở nên quan trọng. Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ) tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Trong bối cảnh nước ta đang tiến đến mục tiêu hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà cụ thể của quá trình đó là việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ trở thành một thị trường thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, đã có rất nhiều nhãn hiệu và dịch vụ nổi tiếng thế giới xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Do đó cần bảo đảm tốt công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu đặc biệt là đối với những địa bàn thuộc hoạt động của Hải quan như khu vực cửa khẩu đường bộ, đường hàng không Trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá, cơ quan Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa. Với chức năng là cơ quan “gác cửa nền kinh tế đất nước”, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam. Trên phương diện khách quan và chủ quan, Hải quan Việt Nam là cơ quan có đủ năng lực và điều kiện nhất để thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên thực tế hiện nay, cơ quan Hải quan các cấp còn gặp nhiều vướng mắc cần làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Việc xâm phạm các đối tượng quyền SHTT diễn ra phổ biến và nhiều nhất là nhãn hiệu ở tất các các khâu trong dây chuyền cung ứng thương mại. Do vậy, việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu đang là một vấn đề cấp bách được cộng đồng các doanh nghiệp cũng như các cơ quan thực thi pháp luật đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là khi lưu lượng hàng hoá XNK ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan Hải quan phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Cơ quan Hải quan là cơ quan chủ quản được giao nhiệm vụ thực thi quyền SHTT trong hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế, thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể thực trạng bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu trong hoạt động XNK hàng hóa để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác công tác này trên thực tế. Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập cả về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, vấn đề về bảo vệ quyền SHTT nói chung, nhãn hiệu nói riêng đã thu hút được sự quan tâm và được đề cập trong một số công trình khoa học như đề tài khoa học cấp quốc gia năm 2006 “Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” và “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế” (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010) do PGS.TS Nguyễn Bá Diến làm chủ biên; đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG năm 2002: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ” của TS. Nguyễn Thị Quế Anh. Ngoài ra có thể kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về đề tài nghiên cứu nhãn hiệu như Luận án tiến sĩ: “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” của tác giả Lê Mai Thanh (2006); các luận văn thạc sĩ: “Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hằng (2004), “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu” của tác giả Hồ Vinh Thịnh (2006), “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân (2010) Đặc biệt vấn đề liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHCN trong lĩnh vực Hải quan như đề tài “Hoàn thiện các giải pháp thực thi Sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam” của Vũ Ngọc Anh (2001), đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Hải quan năm 2001; luận văn thạc sĩ “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của cơ quan Hải quan Việt Nam” Trần Thị Thu Vân (2011) và các bài báo, tạp chí như: “Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” Nguyễn Thị Thương Huyền,Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Số 5/2008), “Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam” Nguyễn Hồng Bắc, tạp chí Luật học, số 3/2010 Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK. Do đó đây là vấn đề độc lập không trùng lặp với các đề tài trên. Mặc dù vậy, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn, các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, luận giải và đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa trong hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK của Hải quan. Từ đó, đề xuất một số quan điểm, phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi. Bên cạnh đó, thông qua việc tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với NHHH của Hải quan một số nước để rút ra những kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là vấn đề bảo vệ quyền SHTT đối với NHHH gắn với hoạt động thực tiễn của Hải quan Việt Nam để có đánh giá một cách tổng thể, toàn diện về vấn đề này. Ngoài ra, việc phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh trực tiếp vấn đề thực thi quyền SHTT đối với nhãn hiệu trong hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK của Hải quan. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với việc nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia điều chỉnh trực tiếp như các tài liệu nghiệp vụ của WTO,WCO và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế, cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan. Tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp, các phương pháp đối chiếu so sánh, thống kê, quy nạp để rút ra bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn Về khoa học, luận văn sẽ đi sâu phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu trong hoạt động kiểm soát hàng hóa XNK của Hải quan; tình hình của Việt Nam về công tác này nhằm làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định pháp lý và nâng cao năng lực của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK. Từ đó có một cái nhìn khách quan về thực trạng hiện nay tại Việt Nam. Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu một cách toàn diện về các khía cạnh pháp lý của công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK của cơ quan Hải quan. Từ đó, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tế thực thi pháp luật của Việt Nam, đề xuất các phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác này của Hải quan Việt Nam trên thực tế. 6. Tổng quan tài liệu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu gắn với hoạt động của Hải quan Việt Nam. Cùng với việc sưu tầm và sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tại kho dữ liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Cục Sở hữu trí tuệ, các tài liệu thu thập qua mạng Internet và các bài báo, tạp chí liên quan. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam. Chương 2. Thực trạng xâm phạm và hoạt động thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu. Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu xuất nhập khẩu. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Nhãn hiệu đã có từ thời cổ đại, thậm chí từ lúc con người còn tự cung cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ những người thợ thủ công. Thời đó, có những thương gia sáng tạo đã biết bán hàng hoá ra bên ngoài vùng sinh sống của họ và thậm chí có khi tới những vùng rất xa xôi. Cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hoá mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồ gốm La Mã khác nhau đã được sử dụng. Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung cổ mà việc sử dụng các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các thương gia và các nhà sản xuất đã khá phát triển. Tuy vậy, tầm quan trọng về mặt kinh tế của chúng vẫn còn hạn chế [4, tr.65]. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa kéo theo sự phát triển của hoạt động thương mại và buôn bán hàng hóa đã khiến cho nhãn hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế. Từ đó, nhãn hiệu trở thành một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực SHCN. Các nhà sản xuất cũng như các thương nhân sử dụng nhãn hiệu để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác. Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ của nhãn hiệu luôn được xem là yếu tố quan trọng. Vì vậy, nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đề cập đến rất nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiệp định TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu như sau: Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa [36, Điều 15, Khoản 1]. Khái niệm nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPS đã được quy định rất khái quát và mang tính quy chuẩn cao. Điều này thể hiện nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật về tính phong phú, đa dạng của sự phát triển tư duy con người trong phát triển kinh tế nói chung và trong việc xây dựng nhãn hiệu nói riêng. 1.1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa Cho đến nay, đã có nhiều khái niệm khác nhau về nhãn hiệu hàng hóa. Luật Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ, phần định nghĩa quy định: Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà: (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó [45]. Việt Nam là một thành viên của nhiều điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa bao gồm Công ước Pari về SHCN năm 1883 và Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid), Hiệp định TRIPs. Trước khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT 2005), quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự năm 1995, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thậm chí bởi rất nhiều các quyết định của Cục SHTT. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc [16, Điều 785]. Sau này khi Luật SHTT 2005 được ban hành đã định nghĩa: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau" [18, Điều 4, Khoản 16]. Ở Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa tại Điều 785 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng thể hiện tính mở vì ngay trong ngôn ngữ của điều luật bao gồm cụm từ "có thể là", tức là ngoài từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó thì nhãn hiệu hàng hóa còn có thể là những yếu tố khác. Tuy nhiên, cách quy định như vậy chưa thể hiện tính khái quát cao, nhất là trong bối cảnh công việc giải thích pháp luật ở Việt Nam nhìn chung chưa được thực hiện tốt, Toà án không có thẩm quyền giải thích pháp luật thì tính mở của khái niệm nhãn hiệu đã bị giới hạn đáng kể. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho thấy nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống là hình ảnh, từ ngữ và sự kết hợp giữa chúng. Các loại dấu hiệu khác dù thoả mãn điều kiện có tính phân biệt các hàng hóa/dịch vụ cùng loại như âm thanh, mùi, dấu hiệu được nhận biết qua xúc giác hoặc sự kết hợp giữa các dấu hiệu đó, thậm chí cả màu sắc cũng chưa được thừa nhận và bảo hộ tại Việt Nam. Khắc phục những hạn chế của Điều 785 Bộ luật dân sự năm 1995, Luật SHTT 2005 đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu mang tính khái quát, bao trùm hơn. Theo đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau không chỉ là hàng hóa, dịch vụ cùng loại theo quy định trong Luật Dân sự. Rõ ràng, có thể nói cách tiếp cận trong việc đưa ra khái niệm nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tiếp thu những kinh nghiệm của các nước. Đặc điểm của nhãn hiệu hàng hóa: Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu hàng hóa vì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Luật SHTT 2005 như sau: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác [18, Điều 72]. Như vậy, nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện. Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu của các nước trên thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Hồng Bắc (2010), “Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.3- 10. 2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan, Hà Nội. 3. Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm, Hà Nội. 4. Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm, Hà Nội. 5. Chính phủ (2002), Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ quy định phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, Hà Nội. 6. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan, Hà Nội. 7. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006 ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 9. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội. 10. Chính phủ (2013), Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Hà Nội. 11. Đặng Vũ Huân (2010), “Bàn về cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (1). 12. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), “Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí của Hải quan Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, Tạp chí Luật học, (5), tr.35-42. 13. Trần Việt Hưng (2010), “Xác định quy mô thương mại theo Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam liên quan đến việc xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (1+2), tr.39-44. 14. Lê Việt Long (2008), “Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (7), Hà Nội. 15. Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan (2008), Quy chế phối hợp hoạt động số 1005/QCPH-QLTT-TCHQ ngày 01/12/2008 trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại, Hà Nội. 16. Quốc hội (1995), Bộ Luật dân sự, Hà Nội. 17. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội. 18. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 19. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 20. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 21. Quốc hội (2014), Luật Hải quan, Hà Nội. 22. Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, NXB Bản đồ, Hà Nội. 23. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 29/2/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 24. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Bản đồ, Hà Nội. 25. Tổng cục Hải quan (2009), “Các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới”, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Âu cho Việt Nam (ETV2), Hà Nội. 26. Tổng cục Hải quan (2009), “Các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế về thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực Hải quan”, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Ấu cho Việt Nam (ETV2), Hà Nội. 27. Tổng cục Hải quan (2010), Quyết định 1255/QĐ- TCHQ ngày 16/6/2010 của Tổng Cục Hải quan quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Hà Nội. 28. Tổng cục Hải quan (2011-2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát ngành Hải quan, Hà Nội. 29. Tổng cục Hải quan (2014), Báo cáo tổng kết công tác 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2014, Hà Nội. 30. Hồ Vĩnh Thịnh (2006), “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh Châu Âu”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Hà Nội. 32. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, Hà Nội. 33. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Hà Nội. 34. Văn phòng Tình báo Hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (2007- 2013), Bản tin tình báo hàng tháng từ tháng 7/2007 – 12/2013, Tổng cục Hải quan. Tài liệu tiếng Anh 35. Agreement between Japan and the Socialist Republic of Vietnam for an Economic Partnership 2008. 36. Agreement between the World Intellectual Property Organization and the World Trade Organization on Trade – related aspects of Intellectual Property Rights (TRIPs Agreement) 1994. 37. ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Agreement 2009. 38. ASEAN – Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement 2008. 39. ASEAN Economic Community Blueprint 2007. 40. Code of federal Regulation 19 2005, Redirect Pg.xml?title=19+CFR+133&url=http%3A%2F%2Fwww.access.gpo.gov%2Fn ara%2Fcfr%2Fwaisidx_05%2F19cfr133_05.html&referrer=/xp/cgov/trade/tra de_programs/international_agreements/free_trade/nafta/resources/code_fedre g_lp.xml. 41. Customs Law of People „s Republic of China 2007. 42. Japan Customs Law 2011. 43. Japan Customs, Overview of Identification procedure, Conditional for approval, www.customs.go.jp/mizugiwa/chiteki/pages/b_002_e.htm. 44. Rules of the Customs of People‟s Republic of China for Implementing the Regulations of People‟s Republic of China on Customs Protection of Intellectual Property Rights (2007), see 43987/ Default.aspx. 45. U.S Trademark Law (2012), 46. WCO (2003) – Protection on Intellectual Property Rights Model Legislation (Annex 3).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004842_9826.pdf
Luận văn liên quan