Qua tổng kết thực tiễn cho thấy một trong những nguyên nhân làm hạn chế
hiệu quả công tác thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp là do bộ máy t ổ chức
THAHS chưa rõ ràng, thiếu sự quản lý tập trung, thống nhất vào một đầu mối. Hệ
thống văn bản dưới luật nhiều nhưng lan man, chồng chéo và chưa đồng bộ. Mối
quan hệ phối hợp trong lĩnh vực thi hành án hình sự giữa các ngành, các cấp và
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện chưa cụ thể và
thiếu chặt chẽ. Từ yêu cầu hoàn thiện đó, việc ban hành Luật Thi hành án hình sự
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu tất yếu, khách quan và mang tính chuyên môn hoá.
22 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Vai trò của toà án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MINH THANH
VAI TRß CñA TOµ ¸N TRONG THI HµNH ¸N H×NH Sù
§¸P øNG Y£U CÇU C¶I C¸CH T¦ PH¸P
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Minh Thanh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chương 1: CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ ..................... 12
1.1. Thi hành án hình sự ......................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự ......................... 12
1.1.2. Những đổi mới của Luật Thi hành án hình sự theo tinh thần Cải
cách tư pháp ........................................................................................ 15
1.2. Toà án trong hoạt động thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
1.2.1. Tổ chức Toà án làm công tác Thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
1.2.2. Vai trò của Toà án trong thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
1.3. Cải cách tư pháp và yêu cầu nâng cao vai trò của toà án
trong thi hành án hình sự ................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Cải cách tư pháp ................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Yêu cầu nâng cao vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự
theo tinh thần cải cách tư pháp ........... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
VÀ VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH
SỰ TẠI THANH HOÁ TỪ 2009 – 2013Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng Thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh HoáError! Bookmark not defined.
2.1.1. Tình hình chung và các kết quả đạt được trong công tác Thi hành
án hình sự ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Những hạn chế trong Thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
2.1.3. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động Thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng về vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự
tại Thanh Hoá ................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Những hạn chế liên quan đến vai trò của Toà án trong Thi hành
án hình sự ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về vai trò của Toà án trong Thi
hành án hình sự................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ THEO TINH THẦN CẢI
CÁCH TƯ PHÁP ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Nhất thể hóa các quy định về thẩm quyền của Toà án trong Thi
hành án hình sự................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Sửa đổi bổ sung các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặnError! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà ánError! Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức Cơ quan Thi hành án hình sựError! Bookmark not defined.
3.4. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, kinh phíError! Bookmark not defined.
3.5. Giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về Thi
hành án hình sự tại cộng đồng ........ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
THAHS: Thi hành án hình sự
TTHS: Tố tụng hình sự
UBND: Ủy ban nhân dân
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng
sự Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động
xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [5].
Phương hướng cải cách tư pháp đó là:
Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ,
dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Tổ
chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa
học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc;
trong đó, xác định Tòa án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm;
xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ
tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng
đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu
chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh
nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ, tiến tới thực hiện chế
độ thi tuyển đối với một số chức danh [5].
Thi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước ở giai đoạn
đặc biệt, nội dung là thi hành chính xác, kịp thời phán quyết của các bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; Đánh giá và xem xét tính khoan hồng của
nhà nước đối với người phạm tội bằng việc thực hiện các hoạt động như: xét giảm
án, tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, miễn chấp hành hình phạt, xoá án tích
cho người chấp hành án để người chấp hành án có cơ hội khắc phục, sửa chữa lỗi
lầm và tái hoà nhập cộng đồng, làm công dân có ích cho xã hội .
Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chỉ có ý nghĩa trên thực tế khi các
bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành một cách
nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Do vậy, việc thi hành bản án hình sự chiếm vị
trí rất quan trọng trong tố tụng hình sự, đảm bảo nguyên tắc:
Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải
được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn
trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm
của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trong phạm
vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường,
thị trấn tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm
vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án [40].
Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm tạo
điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án,
quyết định của Tòa án trong việc thi hành. Mặt khác, thi hành các bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là thể hiện sự công bằng trong xã
hội dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền con người - yếu tố nhân đạo của
pháp luật Nhà nước, đảm bảo bất kì ai phạm tội cũng đều bị phát hiện, xử lí
nghiêm minh và phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi mà họ đã gây ra cho
xã hội.
Việc tổ chức thi hành bản án của Toà án có tác dụng nhằm giáo dục, cải tạo
đối với người bị kết án, giúp họ nhận ra lầm lỗi và hướng thiện, góp phần giáo dục
ý thức tuân theo pháp luật. Toà án thông qua hoạt động thi hành án hình sự để
động viên người phạm tội tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác. Việc chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, về cả diện tích và dân
số (gần 3,5 triệu dân), với 27 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 01 thành
phố, 02 thị xã, gồm các huyện miền núi, đồng bằng, trung du và vùng ven biển. Số
lượng án hình sự thụ lý giải quyết hàng nghìn vụ mỗi năm, số trại giam thuộc Bộ
công an đóng trên địa bàn nhiều nhất cả nước (04 trại với khoảng hơn 10.000
người bị kết án). Do vậy, tình hình tội phạm cũng có nhiều phức tạp, mỗi năm có
hàng nghìn bản án, quyết định hình sự được đưa ra thi hành. Tuy nhiên, việc thi
hành án hình sự tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phát sinh nhiều vấn đề, vẫn còn
một số bản án chưa được đưa vào thi hành một cách nghiêm túc, điều này ảnh
hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan trong việc đưa
bản án hình sự vào thi hành trên thực tế. Việc nghiên cứu đề tài: “Vai trò của tòa
án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” là hết sức cần
thiết trong tình hình hiện nay. Vì lí do đó, tác giả viết luận văn thạc sĩ đề tài này
mong muốn xác định vị trí, tầm quan trọng của lĩnh vực này trong các cơ quan Tòa
án nhằm có cái nhìn đúng đắn về vai trò của tòa án trong THAHS và hoàn thiện
cho phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, góp phần nhỏ bé của mình
vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự đất nước nói
chung và Thanh Hóa nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phân tích, khái quát các vấn đề pháp luật cũng như thực tiễn (thông qua
tình hình tỉnh Thanh Hóa) về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự đặt trong
bối cảnh của tiến trình cải cách tư pháp.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của Tòa án
trong Thi hành án hình sự ở Việt Nam hiện nay
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống những vấn đề lý luận về cải cách tư pháp và những vấn đề liên
quan tới Tòa án và vai trò Tòa án trong lĩnh vực Thi hành án hình sự.
Phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng về vai trò của Toà án
trong công tác thi hành án hình sự từ trước và sau khi Luật Thi hành án hình sự ra
đời, đặc biệt chú trọng nêu ra các hạn chế vướng mắc và giải pháp kiến nghị bảo
đảm vai trò của Toà án trong THAHS nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
trong tình hình hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Toà án trong Thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp là đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, có phạm vi nghiên cứu khá rộng cả
về không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu. Cải cách tư pháp là lĩnh vực
rộng lớn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều cơ quan và mang tính bao quát lớn và
Thi hành án hình sự chỉ là một vấn đề trong hệ thống nhiều vấn đề của cải cách tư
pháp
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, tác giả luận văn chỉ xác định phạm
vi của đề tài tập trung vào nghiên cứu về lĩnh vực Thi hành án hình sự tại Toà án
và phân tích những yếu tố liên quan, có ảnh hưởng và tác động đến hoạt động thi
hành án hình sự của Toà án. Qua đó giúp chúng ta thấy được vai trò của Toà án và
Toà án được nhìn nhận như thế nào trong hệ thống tư pháp hình sự hiện nay. Luận
văn sẽ tìm hiểu những vấn đề chủ yếu của cải cách tư pháp đặt ra cho ngành Toà
án, nhất là vấn đề liên quan đến công tác thi hành án hình sự.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Sau khi nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị được ban
hành; Luật Thi hành án hình sự ra đời và đi vào cuộc sống, nhiều địa phương đã
khẩn trương thành lập ban chỉ đạo cải cách tư pháp. Thực tế đã có rất nhiều bài
viết, nhiều nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án hình sự và bàn về cải cách tư pháp,
nhưng phân tích ở góc độ “vai trò của Toà án trong thi hành án hình sự đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp qua thực tiễn tại Thanh Hoá chưa được bàn đến. Một số
bài viết tiêu biểu như: “Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN, bảo
đảm cho Toà án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp” - Bài viết của Trương Hoà
Bình đăng trên báo nhân dân điện tử; “Tính độc lập của Toà án”, luận án tiến sĩ
Luật học - Đại học Luật Hà Nội của Tô Văn Hà năm 2007; “Hoạt động thi hành án
hình sự hiện nay - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Trương Hòa Bình, đăng
trên Tạp chí khoa học pháp lý tháng 6/2002 tại Hà Nội; “Cơ quan tư pháp trong bộ
máy nhà nước”, tham luận của Phạm Duy Nghĩa, tại Hội thảo về sự độc lập trong
hoạt động xét xử của Toà án tại việt Nam năm 2008 tại Hà Nội
Đề tài khái quát tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, phân tích những nội
dung cơ bản của hoạt động thi hành án tại toà án nhân dân, xem xét những điểm
mới trong Luật thi hành án, phân tích tính ưu việt trong hệ thống pháp luật Việt
Nam và điểm chưa phù hợp về công tác thi hành án hiện nay, góp phần giúp chúng
ta nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí công tác này trong hệ thống Toà án.
5. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay đang được Đảng và nhà nước
ta đặc biệt quan tâm và đã đề ra chiến lược cụ thể đến năm 2020, theo đó, có nhiều
vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách. Đây là một đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn
đề có liên quan tới cả hệ thống Tòa án cũng như các cơ quan liên quan như: Cơ
quan điều tra, cơ quan truy tố... Lĩnh vực thi hành án cũng rất rộng lớn từ hệ thống
tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác thi hành án trong các cơ quan Tòa án đến việc
đưa bản án hình sự vào thi hành; quá trình chấp hành bản án hình sự của những
người bị kết án tại các cơ sở thi hành án; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thi
hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với người chấp hành xong bản án
v.v
Do vậy, Tác giả đề tài chỉ đi vào nghiên cứu nó ở góc độ công tác thi hành án
hình sự mà phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung ở việc làm thế nào để hoàn
thiện công tác thi hành án trong hệ thống hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân (không
phân tích, đề cập đến lĩnh vực thi hành án hình sự tại các Toà án Quân sự mặc dù Toà
án quân sự vẫn thuộc hệ thống toà án Việt Nam) từ việc bản án, quyết định hình sự đã
có hiệu lực được đưa ra thi hành. Những vấn đề khác có liên quan đến thi hành án hình
sự không được giải quyết trong luận văn này.
Từ đặc điểm tình hình dân cư cũng như tính chất phức tạp đã và đang nảy
sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nên tác giả đề tài chọn Thanh Hóa là địa điểm để
nghiên cứu luận văn. Qua đó đánh giá nhìn nhận chung về thực tiễn công tác thi
hành án hình sự trên phạm vi toàn quốc. Thời gian và số liệu nghiên cứu trong luận
văn lấy từ các báo cáo của ngành Toà án Thanh Hoá tính từ 01/01/2009 đến
30/12/2013.
6. Nội dung nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ chính như sau:
- Làm rõ một số nội dung cơ bản về thi hành án hình sự và các nguyên tắc
của hoạt động thi hành án hình sự.
- Phân tích thực trạng tình hình Thi hành bản án hình sự tại tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2009 đến 2013, qua đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành
bản án hình sự của Toà án theo tinh thần của cải cách tư pháp.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh
giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành bản án hình sự trong các công
trình của một số nhà nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tổng kết công tác xét xử và công tác thi hành án
hình sự trong những năm (2009 - 2013), và thông tin trên mạng Internet để phân
tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh việc thi hành bản án hình
sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cải cách tư pháp và việc nâng cao vai trò của Toà án trong Thi
hành án hình sự.
Chương 2: Thực trạng thi hành án hình sự và vai trò của Toà án trong Thi
hành án hình sự tại Thanh Hoá từ 2009 - 2013.
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của Toà án trong Thi hành án hình
sự theo tinh thần cải cách tư pháp.
Chương 1
CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1.1. Thi hành án hình sự
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự
1.1.1.1. Khái niệm
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về Thi hành án
hình sự, các quan điểm về thi hành án mới chỉ nêu ra ở dạng quan niệm, đại ý khái
quát. Do vậy, có thể nêu ra quan niệm về thi hành án hình sự đó là: “Thi hành án hình
sư ̣là hoaṭ đôṇg mang tính quyền lưc̣ Nhà nước nhằm thưc̣ hiêṇ bản án, quyết điṇh đã
có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn” [28].
Thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với người có hành vi
vi phạm pháp luật đã bị bản án của Toà án tuyên có hiệu lực pháp luật.
Theo tôi, Thi hành án hình sự là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật buộc người chấp hành án phải tuân thủ, chấp hành hình phạt,
biện pháp mà Toà án đã tuyên án đối với họ taị phiên tòa , phù hợp với tính chất ,
mức đô ̣nguy hiểm của tôị phaṃ do ho ̣gây ra.
1.1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của Thi hành án hình sự.
Tòa án nhân danh nhà nước tuyên án với bị cáo tại phiê n tòa, áp dụng mức
và loại hình phạt phù hợp với tính chất , mức đô ̣nguy hiểm của tôị phaṃ do ho ̣gây
ra, bản án , quyết điṇh của Tòa án đươc̣ thi hành chính là lúc công lý đươc̣ thưc̣
hiêṇ trong cuôc̣ sống . Thi hành án hì nh sư ̣là giai đoaṇ thể hiêṇ rõ nét chính sách
hình sự của Đảng và Nhà nước ta , nhiêṃ vu ̣của giai đoaṇ này nhằm muc̣ đích cảm
hóa tư tưởng, giáo dục nhân cách, văn hóa, kỹ năng sống, ký năng lao đôṇg giúp
người phải thi hàn h án trở thành môṭ công dân tốt cho xa ̃hôị , măṭ khác góp phần
răn đe, ngăn ngừa chung [2].
Sau chuỗi hoạt động tiền tố tụng đến hoạt động tố tụng (xét xử) tại phiên toà,
Thi hành án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện
bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn.
Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi
hành án có mối quan hệ hữu cơ với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu
mục đích của thi hành án không đạt được thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều
tra, truy tố, xét xử trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Nếu như một bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm
thì trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường. Chính
vì vậy, việc bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu
khách quan trong hoạt động quản lý Nhà nước [2].
Trật tự xã hội chỉ có thể được duy trì, quyền tư pháp của Nhà nước chỉ được
thực hiện trọn vẹn, công lý được bảo vệ và thực thi, công bằng xã hội được đảm
bảo và khi phán quyết của toà phải được thực thi nhanh chóng, đầy đủ, chính xác
trên thực tế. Do đó, việc thi hành án của bất kỳ Toà án nào phải được coi là một
phần của công tác xét xử và là công đoạn cuối của việc thực thi quyền lực tư pháp,
hiện thực hoá công lý.
Mặc dù hiện nay, Toà án được đặt ở vị trí trung tâm nhưng những quy định
hiện hành lại không quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền và chịu trách nhiệm
cuối cùng về hiệu quả của cả hệ thống tư pháp.
Chúng ta không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được của thi hành án
hình sự trong những năm vừa qua, hàng vạn người bị kết án đã chấp hành xong
hình phạt, trở về với cuộc sống lương thiện. Trong quá trình chấp hành án, họ được
tổ chức cho học nghề tại các trại giam, trung tâm dạy nghề và sau khi chấp hành án
xong họ đã tự tìm cho mình một công việc ổn định, tái hoà nhập công đồng, trở
thành người có ích cho xã hội. Thi hành án hình sự có những đóng góp quan trọng
nhằm bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án, góp phần giữ vững
trật tự kỷ cương và ổn định xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, hệ
thống tổ chức và hoạt động thi hành án cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định.
Vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động Thi hành án hình sự là yêu cầu khách
quan nhằm tạo lập một cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực thi có hiệu quả các bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong toàn xã hội, thể hiện tính
nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội và môi trường pháp lý tin cậy trong mọi mặt sinh hoạt của đời sống xã
hội.
Thi hành án hình sự là một giai đoạn trong tố tụng hình sự và có thể coi đó
là giai đoạn cuối cùng của một vụ án hình sự. Quyết định hình phạt của Toà án
chính là sự đánh giá, sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà bị cáo đã
thực hiện. Nếu chỉ dừng ở mức đánh giá, lên án mà không thực hiện bằng các biện
pháp mang tính cưỡng chế đặc trưng của quyền lực Nhà nước thì tác dụng giáo
dục, răn đe, phòng ngừa và tính chịu hình phạt hạn chế, thậm chí là không có tác
dụng. Chính vì vậy, pháp luật hình sự đã có những quy định cụ thể về thi hành án
hình sự, các ngành tư pháp trung ương nói chung và Toà án nhân dân tối cao nói
riêng cũng đã ban hành một số Thông tư liên tịch, Nghị quyết để hướng dẫn một số
quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự nhằm
đảm bảo việc thi hành nghiêm túc các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay.
1.1.2. Những đổi mới của Luật Thi hành án hình sự theo tinh thần Cải
cách tư pháp
Qua tổng kết thực tiễn cho thấy một trong những nguyên nhân làm hạn chế
hiệu quả công tác thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp là do bộ máy tổ chức
THAHS chưa rõ ràng, thiếu sự quản lý tập trung, thống nhất vào một đầu mối. Hệ
thống văn bản dưới luật nhiều nhưng lan man, chồng chéo và chưa đồng bộ. Mối
quan hệ phối hợp trong lĩnh vực thi hành án hình sự giữa các ngành, các cấp và
giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện chưa cụ thể và
thiếu chặt chẽ. Từ yêu cầu hoàn thiện đó, việc ban hành Luật Thi hành án hình sự
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu tất yếu, khách quan và mang tính chuyên môn hoá.
References.
1. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Tài liệu hội nghị cán bộ toàn quốc tổng
kết Nghị quyết 08/NQ-TW và triển khai thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của
Bộ chính trị về công tác tư pháp, Hà Nội.
2. Trương Hoà Bình (2002), “Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay - Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí khoa học pháp lý, (6).
3. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
4. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2014), Kế hoạch số 79/KH-BCSĐ ngày 08/4/2014 về tiếp tục
thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các kế hoạch, chương
trình làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương của các tòa án
nhân dân, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
8. Bộ công an (2005), Công văn số 1328/BCA (V26) ngày 30/6/2005 “Về việc
tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân”, Hà Nội.
9. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa
án nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP-
BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06/6/2013, hướng dẫn tổ chức thi hành án tử
hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Hà Nội.
10. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân
dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BQP-
VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012, về việc hướng dẫn thi hành một số quy
định của Bộ Luật Tố tụng hình sự về truy nã, Hà Nội.
11. Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc
phòng - Bộ Y tế (2000), Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT/BCA-BQP-BYT-
TANDTC-VKSNDTC ngày 05/7/2000, “hướng dẫn thi hành Điều 7 BLHS năm
1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10, ngày 21/12/1999 của Quốc
hội”, Hà Nội.
12. Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ
Quốc phòng - Bộ Y tế (2006), Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BCA-BQP-
BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006, hướng dẫn thi hành một số quy
định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang
chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội.
13. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-
VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời
hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, Hà Nội.
14. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-
VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, Hà Nội.
15. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-
VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 “Hướng dẫn thực hiện
trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự”,
Hà Nội.
16. Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Quốc phòng, Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số 08/2012 /TTLT -BCA-
BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006, hướng dẫn rút ngắn thời
gian thử thách của án treo, Hà Nội.
17. Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Quốc phòng, Bộ Y tế (2013), Thông tư liên tịch số 01/2013 /TTLT/BCA-BQP-
BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 22/02/2013, hướng dẫn về việc tiếp nhận,
chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù, Hà
Nội.
18. Bộ nội vụ - Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng - Bộ tài chính - Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao - (1997), Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày
24/9/1997, hướng dẫn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Hà Nội.
19. Lê cảm (2006), Quyền tư pháp, hệ thống tư pháp, cơ quan tư pháp và cải cách
tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
20. Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định
việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội.
21. Chính phủ (2000), Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định việc thi
hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội.
22. Chính phủ (2001), Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 “Hướng dẫn
thi hành hình phạt trục xuất”, Hà Nội.
23. Chính Phủ (2008), Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính
phủ ban hành Quy chế trại giam, Hà Nội.
24. Chính phủ (2011), Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định về
Thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Hà Nội.
25. Chính phủ (2013), Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính
phủ quy định về Thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Hà Nội.
26. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Tô Văn Hà (2007), Tính độc lập của Toà án, Luận án tiến sĩ Luật học, trường
Đại học Luật Hà Nội.
28. Trần Minh Hưởng (2011), Bình luận khoa học - Luật thi hành án hình sụ và các
quy định mới nhất về thi hành án hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
29. Nguyễn Quốc Khánh (2004), Một số vấn đề pháp lý, nhân đạo về hình phạt tử
hình và công tác thi hành hình phạt tử hình, Dân chủ và pháp luật, Bộ tư
pháp, Hà Nội.
30. Phạm Văn Lợi (2006), Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình
phạt tử hình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, (Thanh Đạm dịch), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
32. Phạm Duy Nghĩa (2008), Cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, tham luận
tại hội thảo về sự độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án tại việt Nam năm
2008, Hà Nội.
33. Hoàng Thị Kim Quế (2006), Nhận diện nhà nước pháp quyền, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
34. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt nam dân chủ cộng hoà, Hà Nội.
35. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Hà
Nội.
36. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Hà
Nội.
37. Quốc hội (1999), Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10, ngày 21/12/1999 về việc
thi hành BLHS, Hà Nội.
38. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992 và sửa đổi năm 2001, Hà Nội.
39. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
40. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nxb tư pháp, Hà Nội.
41. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
42. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb tư pháp,
Hà Nội.
43. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12, ngày 19/6/2009 của Quốc
hội về việc thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ Luật hình sự, Hà
Nội.
44. Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992
(sửa đổi bổ sung năm 2013), Hà Nội.
46. TAND tỉnh Thanh Hóa (2008), Báo cáo tham luận tại hội thảo về công tác
THAHS ngày 10/4/2008 tại Thanh Hóa: Thực trạng hoạt động thi hành án
hình sự hiện nay, nguyên nhân và kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật trong thời gian tới, Thanh Hóa.
47. TAND tỉnh Thanh Hóa (2009), Báo cáo số 01/2009/BC-THAHS ngày
12/01/2009 của TAND tỉnh Thanh Hoá về thực tiễn công tác THAHS ở ngành
Tòa án địa phương, Thanh Hóa.
48. TAND tỉnh Thanh Hoá (2011), Đề án về việc thành lập bộ phận một cửa -
Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa.
49. TAND tỉnh Thanh Hoá (2013), Tham luận một số nội dung của dự thảo sửa
đổi hiến pháp 1992, Thanh Hóa.
50. Vũ Thị Thúy (2010), Sách chuyên khảo - Hình phạt tử hình trong luật hình sự
Việt Nam, Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
51. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về Thi hành án hình sự, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
52. Toà án nhân dân tối cao (2003), Công văn số 99/2003/KHXX ngày 05/8/2003
về việc hoãn chấp hành hình phạt tù, Hà Nội.
53. Toà án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02/102007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày
02/10/2007, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời
hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù, Hà Nội.
54. Toà án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày
02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi
hành một số quy định trong Phần thứ V “Thi hành bản án và quyết định của
Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
55. Toà án nhân dân tối cao (2009), Công văn số 105/TANDTC-KHXX ngày
17/7/2009 về việc thi hành Khoản 2 Điều 1, Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12
của Quốc Hội, Hà Nội.
56. Toà án nhân dân tối cao (2011), Công văn số 245/TANDTC-TK ngày
16/8/2011 về việc thi hành án tử hình, Hà Nội.
57. Toà án nhân dân tối cao (2012), Công văn số 28 TANDTC-KHXX ngày
05/3/2012 về việc thi hành pháp luật về thi hành án hình sự, Hà Nội.
58. Toà án nhân dân tối cao (2013), Công văn số 183/HS ngày 25/7/2013 về việc
thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Hà Nội.
59. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009,
phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Thanh Hóa.
60. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2010), Báo cáo công tác toà án năm 2010,
phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (Tại kỳ họp thứ 18 - Hội đồng nhân dân
tỉnh khoá XV), Thanh Hóa.
61. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2011), Báo cáo công tác xét xử, Thi hành
án hình sự năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012 (Tại kỳ họp thứ 3 -
Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI), Thanh Hóa.
62. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2012), Báo cáo công tác xét xử, Thi hành
án hình sự năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 (Tại kỳ họp thứ 5 -
Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI), Thanh Hóa.
63. Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2013), Báo cáo công tác xét xử, Thi hành
án hình sự năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 (Tại kỳ họp thứ 8-
Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI), Thanh Hóa.
64. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng (2000), Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT- BCA-BQP-TANDTC-
VKSNDTC ngày 12/6/2000, “hướng dẫn thi hành Mục 3, Nghị quyết số
32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội và Nghị quyết số
229/2000/NQ-UBTVQH-10 ngày 28/01/2000 của UBTVQH”, Hà Nội.
65. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Bộ tư
pháp (1989), Thông tư liên ngành số 04-89/TTLN ngày 15/8/1989 về việc
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Hà Nội.
66. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
67. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2000), Nghị quyết số 299/2000/NQ-UBTVQH10,
ngày 28/01/2000 của Quốc hội về việc triển khai thực hiện Mục 3, Nghị quyết
của quốc hội về việc thi hành BLHS, Hà Nội.
68. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 01/2007/UBTVQH12, ngày
19/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù,
Hà Nội.
69. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Luật thi hành án hình sự Việt
Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004829_8571.pdf