Tổng quan về Amiang

MỤC LỤC: A Mở đầu 1 B Nội dung 2 I Tổng quan về amiang 1 1. Khái niệm . 1 2. Tính chất và phân loại 1 2.1 Tính chất . 2 2.2 Phân loại . 3 2.3 Phân bố . 6 3. Môi trường chứa amiang . 7 3.1 Môi trường nước . 7 3.2 Môi trường không khí . 8 3.3 Môi trường đất . 9 II Tính nguy hại của amiang . 9 1. Bệnh bụi amiang . 9 1.1 Dịch tể học . 9 1.2 Bệnh học 10 1.3 Sinh bệnh học 10 1.4 Triệu chứng lâm sàng 11 1.5 Chuẩn đoán 11 1.6 Điều trị và tiên lượng 11 2. Các bệnh khác do bụi amiang gây ra . 12 III. Tấm lợp A-C và vấn đề môi trường . 15 1. Tấm lợp A-C . 15 2. Xử lý môi trường . 16 2.1 Bụi 16 2.2 Chất thải rắn . 17 2.3 Nước thải . 18 3. Một số vấn đề vệ sinh lao động trong sản xuất tấm lợp amiang-ximang ở Việt Nam hiện nay 19 3.1 Một số nội dung vệ sinh lao động doanh nghiệp đã thực hiện được . 19 3.2 Một số vấn đề tồn tại 20 4. Nguyên nhân tồn tại . 21 5. Biện pháp khắc phục 22

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về Amiang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN *** TIỂU LUẬN: GVHD: GS TSKH Lê Huy Bá SVTH: Lê Thị Mỹ Linh MSSV: 07711231 Lớp: ĐHMT3B TP HỒ CHÍ MINH THÁNG6-2009 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN *** TIỂU LUẬN:  GVHD: GS TSKH Lê Huy Bá SVTH: Lê Thị Mỹ Linh MSSV: 07711231 Lớp: ĐHMT3B TP HỒ CHÍ MINH THÁNG6-2009 MỤC LỤC: A Mở đầu 1 B Nội dung 2 I Tổng quan về amiang 1 1. Khái niệm 1 2. Tính chất và phân loại 1 2.1 Tính chất 2 2.2 Phân loại 3 2.3 Phân bố 6 3. Môi trường chứa amiang 7 3.1 Môi trường nước 7 3.2 Môi trường không khí 8 3.3 Môi trường đất 9 II Tính nguy hại của amiang 9 1. Bệnh bụi amiang 9 1.1 Dịch tể học 9 1.2 Bệnh học 10 1.3 Sinh bệnh học 10 1.4 Triệu chứng lâm sàng 11 1.5 Chuẩn đoán 11 1.6 Điều trị và tiên lượng 11 2. Các bệnh khác do bụi amiang gây ra 12 III. Tấm lợp A-C và vấn đề môi trường 15 1. Tấm lợp A-C 15 2. Xử lý môi trường 16 2.1 Bụi 16 2.2 Chất thải rắn 17 2.3 Nước thải 18 3. Một số vấn đề vệ sinh lao động trong sản xuất tấm lợp amiang-ximang ở Việt Nam hiện nay 19 3.1 Một số nội dung vệ sinh lao động doanh nghiệp đã thực hiện được 19 3.2 Một số vấn đề tồn tại 20 4. Nguyên nhân tồn tại 21 5. Biện pháp khắc phục 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Lê Huy Bá-2008-Độc chất môi trường-Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 2. Cộng đồng tư vấn xây dựng chuyên nghiệp 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: MỞ ĐẦU: Amiang là chất khoáng silicat. Do những đặc tính hết sức đặc biệt của mình mà nó đã được con người sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên theo danh mục các chất gây độc hàng đầu (CERCLA) do Cơ quan thống kê các chất độc và các bệnh do chúng gây ra (ATSDR) của Hoa Kỳ công bố vào năm 2007. Trong danh sách này, amiăng amphibole xếp thứ 90, chrysotile xếp thứ 119. Và hiện tại ở Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra những chỉ thị nghiêm ngặt trong việc sử dụng amiang trong sản xuất đặc biệt trong các cơ sở sản xuẩt tấm lợp. Chính vì muốn tìm hiểu về những đặc tính đặc biệt của amiang, tác hại của nó đối với con người và hoạt động sản xuất tấm lợp có sử dụng amiang và vấn đề về môi trường trong quá trình sản xuất trong nước nên em quyết định chọn đề tài “ Tổng quan về amiang”. Trong quá trình làm đề tài không thể tránh khỏi những sai sót mong thầy bỏ qua và góp ý để đề tài được tốt hơn. NỘI DUNG: I. TỔNG QUAN VỀ AMIANG: 1.Khái niệm: Amiang là một nhóm các chất khoáng silicat trong thiên nhiên, ở dạng sợi và chúng có khả năng chia nhỏ thành nhiều sợi mảnh hơn. Amiang là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại, có nhiều ứng dụng: ngói lợp nhà, quần áo chống cháy, bọc dây cách điện, các vật liệu gia cố trong xây dựng… Thực chất, Amiang đã được sử dụng từ lâu đời. Amiang đã được người La Mã sử dụng làm vải, bấc đèn. Người Hy Lạp cũng sử dụng nó để dệt vải nhằm làm tăng độ bền. Đến thời kỳ Trung Cổ người ta đã biết dùng nó để làm nguyên liệu may áo giáp cho các chiến binh. Một thời gian sau đó người Mỹ đã dùng làm vật liệu cách nhiệt cho nồi hơi, lò đốt, ống dẫn máy hơi nước, lò đun hay đường ống hơi nước. Các ứng dụng tiên tiến của amiang được phục vụ cho sản xuất các sản phẩm fibro ximang như ống nước, tấm lợp, ngói dùng trong xây dựng. Đặc biệt amiang được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu thời thế kỷ thế chiến thứ II. Các nhà khoa học và sử học đã ước tính có hơn 3000 sản phẩm sử dụng amiang. Bên cạnh các ngành công nghiệp, tàu thuỷ, xây dựng, linh kiện ôtô còn có các sản phẩm tiêu dùng như dụng cụ gia đình, máy sấy tóc. Những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20 là thời kỳ amiang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Mỹ. Hiện nay, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, amiang trắng được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất tấm lợp Amiang Xi măng (tấm lợp fibro xi măng) bởi những tính năng ưu việt phù hợp với điều kiện môi trường và chi phí thấp. 2. Tính chất và phân loại: 2.1 Tính chất: Là chất chất cách điện, cách nhiệt, chịu axit, ít ăn mòn, có độ dai và bền, chống cháy tốt do có điểm nóng chaỷ cao. Có cấu trúc dạng sợi rất mịn nên bụi amiang dễ phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể con người gây ra ung thư. Amiang hòa tan được trong axit flohydric. Không có tính phóng xạ Radon, bền trong môi trường không khí. Màu sắc: xanh, trắng, nâu… 2.2 Phân loại: Amiang là tên thương mại dùng để chỉ định bất kỳ loại sợi khoáng silicat nào. Trên thực tế có nhiều loại sợi amiang và chúng được chia thành hai nhóm riêng biệt: nhóm sợi serpentine và nhóm sợi amphibole. Ngoại trừ việc giống nhau ở cái tên thương mại, khả năng chịu lửa và ở dạng tự nhiên là sợi thì hai nhóm này hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này thể hiện rõ ràng ở cấu tạo hóa học, tính năng, những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng đến sức khỏe con người cũng như là các ứng dụng của chúng. Hai nhóm sợi amiang này không bao giờ được xếp vào cùng một nhóm. Đó cũng là kết luận chung của các nhà khoa học thể hiện trong báo cáo mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới(WHO) năm 2004 2.2.1 Nhóm Serpenine: Là một loại đá gốc định hình dưới dạng khoáng và được tìm thấy trong thành phần của nhiều loại đá biến chất và đá hỏa thành. Hầu hết các loại đá này có màu xanh. Serpentine là một tên gọi chung được ứng dụng cho một vài thành phần của nhóm Polymorphic. Những khoáng này có khả năng cùng công thức hóa học nhưng khác công thức cấu tạo. Thuộc lớp: silicates Phân lớp: Phyllosillicates Nhóm: Kalolinite-Serpentine Công thức chung: (Mg,Fe)3Si2O5(OH)4 Một số các loại khoáng thuộc nhóm này: Antigonite: (Mg,Fe)3Si2O5(OH)4 Clinochrysotile: Mg3Si2O5(OH)4 Lizardite: Mg3Si2O5(OH)4 Orthochrysotile: Mg3Si2O5(OH)4 Parachrysotile: (Mg,Fe)3Si2O5(OH)4 Đối với nhóm này thì ở dạng tinh thể thì trong mờ và ở dạng khối thì mờ đục, độ cứng:3-4.5; tỷ trọng:2.2-2.6. Cấu trúc mạng tinh thể hay thay đổi, mạng tinh thể thường gặp không bao giờ ở dạng một mạng tinh thể lớn, độc lập mà chúng thường kết thành khối và có thớ. Khi ở dạng thô, chúng rất mềm và dẻo. Những hợp chất có thể liên kết với nhóm Serpentine: cromite, olivin, garnat, talc, calcite… Trong đó Chrysotile(amiang trắng) là loại phổ biến nhất hiện nay( chiếm 90% sản lượng trên thế giới). Công thức hóa học: Mg3(Si2O5)(OH)4 Thành phần cấu tạo: Trọng lượng phân tử - 277.11gm Magiê 26.31 % Mg Silicon 20.27 % Si Hydrô 1.45 % H Khí Oxy 51.96 % O Tổng oxit = 100.00 % 43.63 % MgO 43.36 % SiO2 13.00 % H2O = 100% Tổng oxit Amiang trắng có phần lớn ở Canada và được sử dụng chủ yếu ở Mỹ. là một loại khoáng không cháy hoặc mục nát, không bị ảnh hưởng bởi nhiều hóa chất khác, rất mềm dẻo và độ co giãn tốt, độ bền cơ học và tính đàn hồi cao, chịu ma sát tốt, chống cháy, chịu được môi trường kiềm, cách điện, khó phân huỷ, ngăn cản vi khuẩn và sự tán xạ…Amiang trắng được coi là loại nguyên liệu xây dựng đầu vào hữu ích. Amiăng chrysotile ít độc hại, mức độ độc hại của amiăng chrysotile chỉ xếp thứ 118 trong số 275 chất trong tự nhiên có độc tố. Tại Hội nghị tư vấn thế giới về các chất gây ung thư họp tại Gionevo( Thụy Sĩ) ngày 17/10/2003 đã không đưa amiăng chrysotile vào danh sách các chất gây ung thư . Amiăng chrysotile không độc hại đối với sức khoẻ con người khi nó ở trạng thái liên kết với ximăng. Khi tiếp xúc với da không gây cảm giác khó chịu. Không nguy hiểm trong môi trường nước và khi uống phải hoặc nuốt phải theo con đường tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài ,thường xuyên với bụi amiăng chrysotile nồng độ lớn, thiếu các biện pháp bảo hộ hiệu quả có thể mắc bệnh nghề nghiệp – bệnh bụi phổi.Vì vậy ,việc sử dụng amiăng chrysotile phải được kiểm soát, nồng độ bụi phải được khống chế thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Công ước 162 và bản hướng dẫn 172 về “An toàn trong sử dụng amiăng “năm 1986 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cho phép sử dụng amiăng chrysotile với những biện pháp kiểm soát và bảo vệ sức khoẻ người lao động. 2.2.2 Nhóm Amphiboles: Là một nhóm khoáng chất có cấu trúc silicat, trong đó các khối tứ diện SiO4 liên kết với nhau bằng cách phân chia chung các oxy để tạo ra các mạch thẳng dài vô hạn. Chúng tồn tại phổ biến dưới dạng khoáng chất trong đá như các loại đá biến chất và đá hỏa thành. Nhóm Amphiboles hiện còn khoảng hơn 60 loại khác nhau được ghi nhận và hầu hết là chúng có thành phần hóa học khác nhau. Công thức chung: XY2Z5(Si, Al, Ti)8O22(OH,F)2 X: đại diện cho các ion Na+ hoặc K+. Y: đại diện cho các ion như Na+, Ca2+, Fe2+, Li+, Mn2+, Al3+, Mg2+, Zn2+, Ni2+, Co2+. Z: đại diện cho các ion như Fe3+, Mn2+, Cr3+, Al3+, Ti4+, Fe2+, Li2+, Mn2+. Một số loại khoáng thuộc nhóm này: Amosite: 5,5FeO1,5MgO8SiO2H2O( amiang nâu) Actinolite: Ca2(Mg, Fe2+)5Si8O22(OH)2 Anthophyllite: (Mg, Fe)7Si8O22(OH)2 Arfvedsonite:Na3(Fe2+)4Fe+3Si8O22(OH)2 Crocidolite:Na2Fe3+Si8O22(OH)2 Cummingtonite: Mg7Si8O22(OH)2 Edenite:NaCa2Mg5Si8O22(OH)2 Fluorrichterite:Na(NaCa)MgSi8O22F2 Glaucophane:Na2(Mg3Al2)Si8O22(OH)2 Hornblende: Ca2(Mg,Fe2+)4(Al,Fe3+)Si7AlO22(OH)2 Riebeekite: Na2Fe+23FE+3SI8O22(OH)2 Tremolite: Ca2Mg5Si8O22(OH)2 Trong đó thì Crocidolite( amiang xanh) là loại khoáng màu xanh, là hỗn hợp silicat với natri và sắt. sợi khoáng này có độ cứng cao khi bề ngoài của nó bóng nhẵn và có nhiều màu sắc óng ánh, đó là cấu trúc sợi của nó. Do đó loại đá này chủ yếu được làm đồ trang sức. Do thành phần hóa học và cấu tạo dạng thẳng, hình kim, chu kỳ bán tiêu hủy chậm, nên các sợi thuộc nhóm amphibole có thể là nguyên nhân gây ra ung thư và ung thư trung biểu mô gây hại cho con người. Công ước 162 của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) cấm sử dụng hoàn toàn amiăng Amphibole màu nâu và màu xanh. Hầu hết các nước trên thế giới đều cấm sử dụng amiăng amphibole. 2.3 Phân bố: Amiang được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, Úc, Canada, Nga, Mỹ và Trung Quốc. Thông thường, Amiang tồn tại trong các loại đá như đá serpentine, đá mafic, đá siêu mafic, đá đôlômít biến dạng, chất xâm nhập kiềm và carbonate. Ở dạng tự nhiên, amiang nằm sâu trong các lớp đất đá. Trên thực tế, người ta tìm thấy amiang trong số hai phần ba lượng đá trên toàn thế giới. Amiang được phát hiện tại 20 bang của Mỹ trong đó quá trình khai thác đang diễn ra tại 17 bang bao gồm khu vực Appalachian, California và Oregon. Amiang cũng được khai thác nhiều tại Quebec, British Columbia, Nga, Ý, Hy Lạp và đảo Sýp. Khai thác amiang tại Nga năm 2005 chiếm 40% sản lượng khai thác trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác tại Trung Quốc và Kazakhstan cũng chiếm một con số đáng kể. Tại Ấn Độ, người ta vẫn khai thác tremolite với số lượng nhỏ. Tại Việt nam, phát hiện 17 điểm quặng Amiang ở các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Phú Thọ với tổng chữ lượng khoảng 0,37 triệu tấn nhưng chất lượng kém. Phần lớn là Amiang amphibole và một lượng nhỏ Amiang chrysotile (amiang trắng) nên không có giá trị thương mại. Bản đồ phân bố Amiang trên thế giới 3. Môi trường chứa amiang: 3.1 Môi trường nước: 4.1.1 Môi trường nước biển: Cùng với sự phát triển của con người thì vấn đề giải quyết rác thải là vấn đề đang được quan tâm. Giải pháp cho việc xử lý các rác thải này là xử lý chúng rồi thải xuống biển tạo thành các “đá ngầm nhân tạo” vừa giải quyết được rác thải vừa tạo được nơi cư ngụ cho các sinh vật thủy sinh ở đây. Nhưng một vấn đề được đặt ra đó là việc phát thải amiang từ các thiết bị của ôtô sau khi thải xuống biển. thông tin này có từ một bản báo cáo của tổ chức làm sạch môi trường biển COA gởi tới tổ chức GTFAR. Trong cuộc họp, vấn đề quan tâm lớn nhất đó là sự hiện diện của aminang trong “đá ngầm nhân tạo” và đánh giá mức độ nguy hiểm của amiang đối với môi trường nước biển. COA đã bày tỏ quan tâm đến mối quan hệ giữa amiang trong nước biển và những hoạt động của con người. Có rất nhiều những nghiên cứu về ảnh hưởng của amiang đến sinh vật biển. theo Batterman, A.R., P.M Cook, 1981 “ xác định nồng độ của sợi khoáng amiang trong các mô ở cá”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: tiêu hóa là con đường chính gây nên sự tích lũy amiang và được giữ lại chủ yếu trong các mô thận của cá. Nguyên nhân là những sinh vật này đã ăn những thức ăn có amiang. Belanger, S.E, D.S Cherry, J Cairns(1990): “ Sự suy yếu về chức năng và những bệnh lý của loài cá Medaka, Nhật Bản khi tiếp xúc với amiang trắng trong một thời gian dài”. Theo nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sợi amiang là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước cần quan tâm… 4.1.2 Môi trường nước uống: Hầu hết mọi người đã nhận thấy được sự nguy hiểm do hít phải những sợi amiang trong các tấm lợp hay vật liệu cách ly… Nhưng hiện nay, amiang được phát hiện trong nước và có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. amiang là một loại sợi khoáng được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, tăng độ kết dính trong ximang và trong các đường ống dẫn nước. Amiang thường được tìm thấy trong một vài loại đá, giếng nước và ở bề mặt gần những mỏ khai thác amiang đang hoạt động. Amiang có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc đường miệng. Khi nước di chuyển trong các ống bằng ximang, sự ăn mòn có thể giải phóng nhiều sợi amiang từ thành ống, những sợi amiang sẽ được mang đến vòi nước. Không thể phát hiện amiang trong nước bằng các giác quan mà tốt nhất là phân tích chất lượng nước. 3.2 Môi trường không khí: Đa phần những sợi amiang tồn tại trong không khí đều do các thiết bị chứa amiang phóng thích ra. Những thiết bị có thể chứa amiang bao gồm: Ống dẫn hơi nước, nồi đun, ống dẫn nhiệt của các lò sưởi thường phủ một lớp amiang. Những thiết bị này có thể phóng thích ra những sợi amiang trong không khí khi chúng bị hư hỏng. sữa chữa, vứt bỏ không đúng cách. Vật liệu lót sàn có tính đàn hồi( nhựa vinyl, nhựa đường, cao su) Những vật liệu cách nhiệt của lò sưởi và lò gốm như tấm lợp, bìa cứng, giấy. việc sửa chữa hoặc vứt bỏ các thiết bị trên có thể làm phát tán sợi amiang. Miếng đệm ở cửa của những lò sưởi điện, lò sưởi bằng củi và than khi bị mòn, hỏng chúng có thể phát thải những sợi amiang. Vật liệu cách âm hoặc vật liệu để trang trí nhà cửa như sơn, vôi, bột trét tường. khi không còn khả năng bám dính, chúng sẽ bị vỡ vụn và gây ô nhiễm. Tấm lợp, ván ốp tường và lớp ván gỗ của giàn khung là những sản phẩm hầu như không phát tán bụi amiang trừ khi chúng ta cưa, khoan hoặc cắt nó ra. Tàn tro hay than nhân tạo được bán cho những vật phẩm cũ trong nhà như: găng tay chịu nhiệt, máy sấy tóc…có thể có chứa amiang. Những miếng đệm trong bộ phận hãm của xe ôtô, vỏ xe. 3.3 Môi trường đất: Amiang tồn tại trong đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất tại khu vực khai thác mỏ…Việc kiểm soát amiang trong đất rất khó thực hiện. Làm sạch đất ô nhiễm quanh các mỏ và nhà máy amiang còn khó hơn nhiều việc dỡ các tấm amiang ra khỏi các ta nhà. III. TÍNH NGUY HẠI CỦA AMIANG: 1. Bệnh bụi amiang: 1.1 Dịch tể học: Bệnh bụi amiang là một viêm phổi mô kẽ và xơ hóa do tiếp xúc với những sợi amiang, gặp ở 10%công nhân làm các vật liệu cách ly có chứa amiang với thời gian tiếp xúc từ 10-19 năm, ở 73%tiếp xúc từ 20-29 năm, và ở 92% có thời gian tiếp xúc từ 40 năm trở lên. Một mối quan hệ liều lượng phản ứng tương tự cũng được được tìm thấy trong ngành kỹ nghệ ximang có chứa amiang. Ở Việt Nam, trong những công nhân tiếp xúc bụi trên 10 năm ở một nhà máy ngói ximang, đã phát hiện có 4,5% bị bệnh bụi amiang. 1.2 Bệnh học: Đặc điểm về phương diện bệnh học của bệnh bụi amiăng là sự xơ hóa mô kẽ, sự gia tăng số lượng thể amiăng màu nâu đỏ và những sợi amiăng không bị bao bọc. Thể màu nâu đỏ là những sợi amiăng được bao bọc chất sắt protein . Bệnh bụi amiăng thường bắt đầu dưới màng phổi, ở vùng đáy phổi. Nếu tiến triển, nó có thể xơ hóa lan tỏa cả hai phổi. Ở những giai đoạn cuối, phổi có thể có hình dạng lỗ chỗ như tổ ong, và có thể không phân biệt được về phương diện X-quang với những dạng xơ mô kẽ khác. Những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng phản ứng tạo xơ với những sợi amiăng hít vào đã bắt đầu ngay trong vài giờ tiếp xúc, sau đó là thương tổn hóa học, cơ học, viêm, miễn dịch qua trung gian đại thực bào ở mức độ tế bào phế nang. Hút thuốc lá có thể ành hưởng đến bệnh bụi amiăng. Những người hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá có một tỉ lệ xuất hiện những hình mờ trên phim lồng ngực có liên quan đến bụi amiăng cao hơn so với những đồng nghiệp không hút. Tương tự, tỉ lệ tử vong do bệnh bụi amiăng ở những công nhân tiếp xúc với amiăng có hút thuốc cao hơn những đồng nghiệp không hút thuốc. Nguy cơ giảm nếu người công nhân bỏ thuốc. Cơ chế liên hệ giữa amiăng và hút thuốc lá chưa rõ. Tuy vậy, khói thuốc lá có thể can thiệp vào việc làm sạch amiăng hít vào, gây tăng hậu quả trên phổi của bụi. 1.3 Sinh bệnh học: Các sợi amiăng thường lắng đọng ở các chỗ chia đôi của khí đạo, ở các tiểu phế quản hô hấp và ở các phế nang, sau đó chúng di chuyển vào mô kẽ, một phần thông qua một tiến trình có liên quan đến các tế bào biểu mô phế nang type I, điều này làm huy động các đại thực bào gây ra viêm phế nang đại thực bào. Sau đó, hầu như các sợi này bị quét sạch, không để lại dấu vết gì. Nhưng nếu sự làm sạch đó không hoàn toàn, tiến trình xơ hóa có thể xảy ra. Mức độ xơ hóa trong bệnh bụi amiăng, nói chung, có liên quan đến lượng bụi phổi. Nếu số lượng này nhỏ, phản ứng mô có thể giói hạn, bệnh có thể nhẹ và không tiến triển. Nếu lượng bụi này lớn, phản ứng mô và viêm phế nang đại thực bào nặng nề hơn, thương tổn lớn hơn, bệnh phổi tiến triển và mãn tính có thể phát triển. 1.4 Triệu chứng lâm sàng: Khó thở khi gắng sức là triệu chứng sớm nhất, gần như hằng định, và luôn luôn là triệu chứng trầm trọng nhất của bệnh bụi amiăng. Kèm theo có ho kéo dài, có thể do co thắt phế quản, và khạc đàm. Có thể có khò khè, ít gặp cảm giác ép ngực. Các ran thường có ở hai bên phổi, từ cuối cho đến toàn thì hít vào, nghe rõ nhất ở vùng đáy phổi, phía sau và không mất khi ho. Ngón tay dùi trống. Trong bệnh bụi amiăng, phim X-quang lồng ngực trước-sau tiêu chuẩn cho thấy những hình mờ lưới-nốt hai bên, chiếm ưu thế ở những vùng phổi dưới, có hoặc không kèm theo dày màng phổi .Phân loại X-quang Quốc tế về Bệnh Bụi phổi năm 1980 của Tổ chức Lao động Quốc tếá (ILO) đã trình bày những đề mục cho việc đọc phim X-quang bệnh bụi amiăng; tuy nhiên, việc thiếu những bằng chứng rõ ràng vẫn không loại trừ được chẩn đoán. Một số nghiên cứu bệnh học lâm sàng đã chứng minh bệnh bụi amiăng trên sinh thiết phổi ở 10 – 20% bệnh nhân có hình ảnh X-quang lồng ngực bình thường. Chụp cắt lớp điện toán với lát cắt mỏng, độ phân giải cao (HRCT) có thể cung cấp những bằng chứng khách quan về bệnh mô kẽ trên các đối tượng có X-quang lồng ngực bình thường, hoặc nghi ngờ, hoặc có bất thường nhu mô nhẹ. Năm biểu hiện HRCT của bệnh bụi amiăng đã được xác định là: đường cong dưới màng phổi, các vàch trong thùy gia tăng, các bóng mờ phụ thuọc, các dãi nhu mô cùng các cấu trúc lõi liên thùy, và hình tổ ong. Các xét nghiệm chức năng phổi có thể cho thấy một tổn thương hạn chế với sự sút giảm các thể tích phổi (đặc biệt là dung tích sống gắng sức và tổng dung tích phổi), khả năng khuếch tán CO, và giảm Ôxygen máu động mạch. Tắc nghẽn khí đạo nhẹ cũng có thể được phát hiện ở những người mắc bệnh bụi amiăng không hút thuốc lá. Chức năng phổi của những bệnh nhân này thường biểu hiện một thương tổn hạn chế, gia tăng thể tích đồng lưu và một sự gia tăng kháng lực ngược dòng. Sinh thiết phổi mở gợi ý tình trạng tắc nghẽn có thể do xơ hóa quanh tiểu phế quản vì có sự thâm nhiễm quanh tiểu phế quản của các đại thực bào và sự xơ hóa lan tỏa vào mô kẽ xung quanh. Như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên là ở những mức độ nhẹ hơn của bệnh bụi amiăng lại biểu hiện bất thường hỗn hợp giữa hạn chế và tắc nghẽn. Bất thường sớm nhất của xét nghiệm chức năng phổi là giảm compliance (nghĩa là độ cứng gia tăng). Xét nghiệm gắng sức giúp xác định bệnh phổi có biểu hiện lâm sàng trên những cá nhân có khó thở mà chức năng phổi tương đối bình thường. 1.5 Chuẩn đoán: Một chẩn đoán bệnh bụi amiăng trên bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nêu trên đòi hỏi phải có: Một tiền sử tiếp xúc với amiăng ở một mức độ đủ để bệnh nhân có nguy cơ phát triển hội chứng này: thời gian bắt đầu tiếp xúc, tổng thời gian tiếp xúc, loại và mức độ tiếp xúc; thường thời gian tiếp xúc từ 10 – 20 năm đủ để gây bệnh. Phải chứng tỏ có xơ phổi. Phim X-quang lồng ngực trước-sau là yếu tố quan trọng nhất trước đây.Khi thay đổi trên phim X-quang và xét nghiệm chức năng phổi không giúp chẩn đoán chắc chắn, người ta dùng CT. scanner, phương tiện này thường cho thấy các đặc điểm nhu mô bất thường, các mãng ở màng phổi và/hoặc sự xơ màng phổi. Những thương tổn này, nhất là khi có cả hai bên, là những gợi ý rất giá trị về sự tiếp xúc với amiăng. Sinh thiết phổi mở được chỉ định khi bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc đầy đủ với amiăng, hoặc khi các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. 1.6 Điều trị và tiên lượng: Những nguyên nhân chính gây hoành hành triệu chứng và tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh bụi amiăng là do sự tiến triển của bệnh phổi có sẵn, sự phát triển của ung thư phổi và u trung biểu mô ác tính. Những nghiên cứu dọc trên những nhân viên mậu dịch có tiếp xúc với amiăng cho thấy chức năng phổi bị giảm nhanh chóng. Hiện chưa có phương cách điều trị bệnh bụi amiăng, nhưng cũng cần theo dõi các bệnh nhân này do các nguy cơ mắc ung thư phổi và trung biểu mô. 2. Các bệnh khác liên quan đến amiang: Amiăng là một chất sinh ung thư phổi chuyên biệt. Những công nhân không hút thuốc có tiếp xúc với amiăng có nguy cơ tử vong do ung thư phổi cao gấp 5 lần so với những công nhân không hút thuốc khác. Những công nhân có tiếp xúc với amiăng hút thuốc lá một gói một ngày có nguy cơ cao gấp 90 lần so với những công nhân khác không tiếp xúc với amiăng và không hút thuốc. Bụi amiăng là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất của u trung biểu mô. Dù chưa xác định được cụ thể, người ta cho rằng có một ngưỡng tiếp xúc với amiăng cần thiết để tạo ra u trung biểu mô. Hút thuốc lá không phải là một yếu tố nguy cơ. Sự tiếp xúc với amiăng có tính chất nghề nghiệp, như trong ngành dệt, khai thác mỏ, làm vật liệu cách ly, công ngiệp xây dựng, hoặc do môi trường đối với người sống gần các mỏ khai thác và xay nghiền amiăng. Tiếp xúc với amiăng còn xảy ra khi các thành viên trong gia đình của những công nhân làm việc với amiăng đụng chạm vào quần áo của họ. Kích thước của sợi có lẽ quan trọng trong sinh u trung biểu mô vì người ta tìm thấy những sợi dài và nhỏ sinh u nhiều hơn là những sợi dày và ngắn mặc dù mọi loại amiăng đều có thể sinh u trung biểu mô. Thời gian trung bình giữa tiếp xúc và biểu hiện bệnh là 29 năm đối với những công nhân làm việc tại công xưởng và là 48 năm đối với các tiếp xúc do môi trường sống. Nguy cơ u trung biểu mô gia tăng theo thời gian tiếp xúc với amiăng. Bệnh màng phổi hay “xơ màng phổi” là thể thường gặp nhất của tổn thương phổi có liên quan với amiăng. Về phương diện bệnh học, người ta nhận thấy có những vùng sẹo màng phổi khu trú (mãng màng phổi) có thể có đóng vôi. Những mãng màng phổi thường ở hai bên có liên quan đến 1/3 giữa và dưới của lồng ngực. Những mãng này thường được tìm thấy trên bề mặt lá thành màng phổi và không gây bất thường trên xét nghiệm chức năng phổi. Những mãng màng phổi lớn có thể đưa đến bệnh phổi hạn chế đặc biệt nếu có sẵn bệnh ở nhu mô phổi. Dày màng phổi lan tỏa là một tiến trình riêng biệt đưa đến dày hoặc xơ hai lá màng phổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các bằng chứng khoa học chứng minh các bệnh về phổi liên quan đến amiăng đều có ngưỡng nhất định. Việc sử dụng một cách có kiểm soát amiăng chrysotile (amiăng trắng) không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không thể phủ nhận sự tích tụ của sợi có thể dẫn đến quá trình ủ và hình thành bệnh. Những nghiên cứu mới nhất đều nhận định rằng nguy cơ hình thành bệnh là rất thấp dù con người có tiếp xúc một lượng lớn sợi chrysotile trong thời gian ngắn. Trong khi hầu hết các sợi tự nhiên và nhân tạo hít vào phổi đều bị đào thải ra ngoài, thì vẫn có một số loại khác “trú ngụ” lại trong phổi. Những loại sợi này sẽ tích tụ và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh u, viêm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hít thở, tăng khả năng dẫn đến ung thư phổi. nhưng các sợi khi vào phổi bị đào thải nhanh chóng lại giảm đáng kể nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sự tồn tại hay bị loại bỏ trong cơ thể cũng như trong môi trường của sợi được gọi là “Độ bền sinh học”. Tính trơ của sợi khi tồn tại trong phổi bị coi là nguyên nhân chính cho những những căn bệnh tiềm tàng nguy hại. Liên minh Châu Âu chỉ rõ trong điều 97/69/EC, mục phân loại hàng hóa, đóng gói và dán nhãn các chất nguy hại rằng chúng phải được kiểm tra một cách cẩn thận nhằm đánh giá và phân lọai các sợi.   Amiang trắng bị đào thải nhanh chóng ra khỏi phổi. Những thí nghiệm gần đây nhất trên động vật được tiến hành nghiêm ngặt (theo quy chuẩn của Liên minh Châu Âu) từ năm 2003 đến 2006 tại các nước Brazil, Canada và Mỹ. Kết luận nêu rõ sau khi hít phải sợi amiang trắng, sợi sẽ nhanh chóng thải ra khỏi phổi trong khoảng thời gian 10 ngày. Còn đối với các loại sợi amiang thuộc nhóm amphibole (amiăng nâu và xanh), chúng sẽ tích tụ và tồn đọng trong thời gian dài, có thể là 1 năm hoặc hơn thế. Thử nghiệm dựa trên động vật là minh chứng củng cố mạnh mẽ cho những phân tích từ trước đên nay của các nhà nghiên cứu khoa học. Hơn thế nữa, nó cũng khẳng định chắc chắn những công bố trong tài liệu của Hodgson và Darnton (2000) rằng các sợi amiăng thuộc nhóm amphibole có nguy hại gấp 100 lần so với amiang trắng. Dẫn chứng cũng chỉ rõ quá trình tích tụ của amiang thấp hơn rất nhiều so với hầu hết các loại sợi công nghiệp khác (sợi xenlulo, sợi gốm, sợi len). Những nghiên cứu, minh chứng về bệnh tật, tử vong, và các bệnh bụi phổi đã nhận định rõ khả năng gây bệnh từ amiang trắng thấp hơn rất nhiều so với các sợi amiang thuộc nhóm amphibole (amiăng nâu và xanh). Có không dưới 25 báo cáo trong vòng 25 năm trở lại đã chỉ ra sự khác biệt về độ trơ sinh học cũng như khả năng tiềm ẩn của amiang trắng so với các loại amiang khác. Một trong số những nghiên cứu quan trọng được thực hiện bởi Liddell, McDonald & McDonald vào năm 1997. Kết quả nhận định: không có bằng chứng nào chứng minh việc tiếp xúc với amiăng trắng ở mức độ (1sợi/ml, trong trung bình 8 tiếng) làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó cũng là kkhuyến cáo được đưa ra bởi nhóm các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới tại Oxford (1989).  IV. TẤM LỢP A-C VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1. Tấm lợp A-C: Ngành Công nghiệp Tấm lợp Fibrô -ximăng thâm nhập vào VN từ những năm 1966 - 1968 với 2 nhà máy Tấm lợp Biên Hòa tỉnh Đồng Nai và nhà máy Tấm lợp Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh. Dây chuyền sản xuất của 2 nhà máy đều mua của Pháp - Ý, sợi amiăng nhập từ các nước Châu Âu. Tổng công suất ban đầu của 2 nhà máy là trên 6 triệu m2/ năm. Ngày nay đã lên đến 16 triệu m2/năm. Trong 6 năm đầu thế kỷ 21 lại có thêm 16 cơ sở sản xuất Tấm lợp A-C tiếp tục xuất hiện, hầu hết là của tư nhân, nâng số lượng nhà máy lên 41, phân bố trên 23 tỉnh thành với 70 dây chuyền, công suất 100 triệu m2/ năm. Các nguyên liệu chính để sản xuất tấm lợp fibrô-ximăng là sợi amiăng, ximăng (với tỷ lệ 1:10) và một vài phụ gia như bột giấy, sợi thủy tinh. Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất tấm lợp AC Đơn vị tính: Tấn TT  NĂM VẬT LIỆU  2005  2006  2007   1  Amiăng Chrysotile AC  57.776  61.862  59.186   2  Ximăng  708.428  724.801  740.836   3  Bột giấy  2.300  2.355  2.675   4  Sợi Thủy tinh  430  840  1.250   Amiăng được sử dụng nhiều nhất là trong ngành công nghiệp composit amiăng-ximăng, chiếm 90% sản lượng amiăng toàn thế giới. Các nhà máy sản xuất Tấm lợp A-C Việt nam đều áp dụng công nghệ ướt của Haasheck- chuyên gia người Áo đề ra năm 1950, rất ít phát tán bụi . Hơn bất kỳ loại sợi nào khác, sợi amiăng có diện tích phủ rộng, dai, trương nở lớn và đồng tương thích với ximăng (kiềm tính) nên khi được khuấy trộn với ximăng trong nước, sợi amiăng sẽ bám dính các hạt ximăng tạo ra huyền phù rất tốt thuận lợi cho quá trình xeo thành tấm. Sau 28 ngày dưỡng hộ tấm A-C hoàn toàn đông cứng, đạt cường độ tối đa, có thể cung cấp cho người tiêu dùng . Thực hiện công ước 162 tháng 6 năm 1986 của Tổ chức Lao động Thế giới ILO, Chính phủ VN chỉ cho phép sử dụng amiăng AC ( amiăng trắng) thuộc nhóm Secpentile, có kiểm soát và nghiêm cấm việc nhập khẩu sử dụng amiăng nhóm amphibol (amiang xanh, nâu) theo Thông tư liên tịch số 1529 ngày 17.10.1998 của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường và đặc biệt là QĐ 133/2004/ TTg của Chính Phủ. 2. Xử lý môi trường: Trong qúa trình sản xuất tấm lợp thì thải ra các chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường. Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, ngành tấm lợp không ngừng đầu tư thiết bị và công nghệ mới để xử lý môi trường. và dưới đây là một số giải pháp mà các nhà máy sử dụng để xử lý môi trường: 2.1. Bụi: Chủ yếu phát sinh trong giai đoạn nghiền AC và trộn phối liệu. Các giải pháp đã thực hiện để hạn chế bụi : TT  CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ LÀM  Số đơn vị  Tỷ lệ %   1  Làm ẩm AC trước khi vận chuyển và mở bao  42/42  100   2  Nghiền AC và trộn phối liệu ở dạng kín, có nắp đậy  35/42  83   3  Lọc bụi bằng máy Cyclon và lọc bụi tay áo ở nơi nghiền  25/42  60   4  Dùng máy tự động xé bao AC  2/42  7   5  Nạp ximăng rời tư xilô bằng vít tải kín  24/42  57   6  Phun sương khu vực sản xuất  32/42  76   7  Trồng cây xanh trong khu vực nhà máy  35/42  83   Ngoài ra, Hiệp hội đã kết hợp với Viện máy - Bộ CN chế tạo gần 20 máy tạo sóng bằng hút chân không, theo mô hình của Pháp – Ý đang được dùng ở công ty Đồng Nai và Nam Việt nhưng có cải tiến, làm giảm 50% nhân công và hạn chế tối đa sự tiếp xúc của người lao động đối với xi măng và amiang trong công đoạn này. 2.2 Chất thải rắn: Chủ yếu là ba-via ( chất thải còn ướt), mảnh vỡ và chất lắng đọng khi vệ sinh máy( chất thải khô), chất thải rắn thường chiếm 1-2 % nguyên liệu đầu vào, khoảng 6.000 tấn/năm. TT  CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN  SỐ ĐƠN VỊ  TỶ LỆ %   1  Thu gom chất thải ướt để tái SXTL  42/42  100   2  Nghiền Chất thải khô để làm gạch block hay chất độn Klinke XM  23/42  58   3  Chôn lấp  10/42  24   Vừa qua, theo đề xuất của Hiệp hội Tấm lợp VN, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Bộ NN & PTNT đã nghiên cứu su dung làm chất cải tạo đất ở Thái Bình. Ban đầu có kết quả tốt. 2.3 Nước thải Chủ yếu từ vệ sinh máy và dưỡng hộ sản phẩm. Các giải pháp đã thực hiện để hạ thấp pH và chất lơ lửng để tái sử dụng: TT  Các giải pháp đã thực hiện  Số đơn vị  Tỷ lệ %   1  Làm hệ thống bể lọc để tái sử dụng  36/42  86   2  Sục khí CO2 từ lò vào bể chứa nước thải hoặc dùng H2SO4để hạ pH xuống < 9  32/42  76   Hàng năm các nhà máy sản xuất Tấm lợp fibro-ximăng đều có mời Cơ quan quản lý Môi trường của Tỉnh về đo kiểm tra môi trường. Hầu hết các thông số như tiếng ồn, mật độ bụi, nồng độ pH của các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Từ lâu, ngành Tấm lợp ximăng-sợi (Fibrôximăng) đã tiến hành thí nghiệm với các loại sợi hữu cơ như gai đay, bột giấy, xơ dừa nhưng kết quả không thành công, khả năng chịu lực của các sợi này kém và độ thấm nước của chúng rất cao nên thời gian sử dụng ngắn. Từ 1995 đến nay, Nhà nước đã đầu tư nghiên cứu sử dụng các loại sợi tổng hợp để làm tấm lợp. Dựa vào kinh nghiệm của các nước Châu Âu, Việt Nam đã thử nghiệm với 2 loại sợi là thủy tinh và sợi PVA. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học VN đã đưa ra một quy trình công nghệ hợp lý, để sản xuất Tấm lợp Ximăng - PVA. Sản phẩm đã ra đời và được cơ quan Nhà nước thẩm định nhưng giá thành cao (trên 40%) và thời gian sử dụng chưa được kiểm định, nhưng chắc chắn là ngắn hơn tấm lợp AC nên rất khó tiêu thụ. Trong mấy năm qua, ngành Tấm lợp A-C nhìn chung đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường đạt chỉ tiêu quy định của Nhà nước. 3. Một số vấn đề vệ sinh lao động trong sản xuất tấm lợp amiang-ximang ở Việt Nam hiện nay: Amiang được xếp vào bảng độc hại có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động của Việt Nam. Hiện Việt Nam vẫn cho phép sử dụng amiang để sản xuất tấm lợp theo hướng “sử dụng có kiểm soát” theo Công ước quốc tế 162. Năm 2008 Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có kế hoạch thanh tra 14/40 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng và đến nay đã tiến hành được 8 doanh nghiệp. Qua thanh tra 8 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thấy có một số ưu điểm và tồn tại cần khắc phục về vệ sinh lao động như sau: Một số nội dung vệ sinh lao động doanh nghiệp đã thực hiện được Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành việc báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường dưới sự giám sát của Sở Tài nguyên môi trường các địa phương; Một số doanh nghiệp đã đầu tư về kĩ thuật công nghệ làm giảm hoặc cách ly nguồn phát sinh bụi amiăng tại các công đoạn nghiền và xé bao amiăng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư máy tạo sóng dỡ khuôn hút chân không. Hiệu quả đã làm giảm cường độ lao động và giảm số lao động tiếp xúc với amiăng; Các doanh nghiệp đều cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang chống bụi, găng tay và giày dép đầy đủ; Nhiều doanh nghiệp đã khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Một số doanh nghiệp đã đo môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Năm 2008 nhờ tài trợ kinh phí của các nhà cung cấp amiăng, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam đã kết hợp với Bệnh viện Xây dựng hỗ trợ một số cơ sở trong việc đo môi trường và khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân; 3.2 Một số vấn đề tồn tại: Vẫn nhiều doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng: Thực tế sau Quyết định 133/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 115/2001/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2010 một số địa phương vẫn cho phép cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng mới ra đời, cơ sở cũ thì mở rộng sản xuất với nhiều lí do “lách luật” khác nhau. Việc giám sát môi trường của các doanh nghiệp chưa đầy đủ, thường xuyên vào số liệu chưa chính xác. Luật hiện hành quy định doanh nghiệp phải định kỳ tu sửa nhà xưởng thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và môi trường hiện hành. Hàng năm doanh nghiệp phải đo môi trường và lập báo cáo giám sát môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành và có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo giám sát môi trường. Tuy nhiên trong nhiều báo cáo kết quả đo, Đơn vị đo môi trường trích dẫn tiêu chuẩn, phương pháp và thiết bị đo bụi amiăng chưa chính xác nhưng vẫn đưa ra kết quả; Một số đơn vị chỉ đo chỉ số “bụi tổng” mà không xác định “bụi sợi”; Doanh nghiệp theo dõi sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp công nhân chưa đầy đủ và khoa học. Tuy nhiều doanh nghiệp đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ nhưng chưa tổ chức khám các bệnh đặc thù do amiăng. Một số doanh nghiệp tự tổ chức khám sức khoẻ định kỳ có chụp X quang phổi cho nhưng chỉ để phát hiện bệnh thông thường mà không đọc phim kết luận bệnh nghề nghiệp; Chưa doanh nghiệp nào thực hiện nghiêm túc các biện pháp khử độc, vệ sinh cá nhân cho người lao động theo điều 104 Bộ Luật lao động đã được sửa đổi bổ sung: không bố trí đủ nhà tắm và nơi thay giặt phơi đồ bảo hộ lao động cho công nhân và chưa bắt buộc công nhân thay giặt để dụng cụ bảo hộ lao động tại xưởng) mà vẫn để người lao động sau ca làm việc mang đồ bảo hộ lao động có bụi amiăng về nhà; Tại nơi làm việc, doanh nghiệp chưa bố trí phòng bệnh nghề nghiệp do amiăng Amiăng là chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động nhưng tại nơi làm việc có yếu tố độc hại không không có biển thông báo chất độc hại và bảng chỉ dẫn biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động đặt ở nơi dễ thấy, dễ đọc theo điều 98 Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung. Chưa xây dựng tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc nếu có thì cũng chưa có nội dung phòng chống bệnh nghề nghiệp do amiăng. Chưa có sổ theo dõi huấn luyện và lưu bài kiểm tra theo Thông tư số 37/2005/LĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động; Doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại theo Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYTsửa đổi Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Bộ LĐTBXH và Bộ Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại. Nguyên nhân tồn tại: Chính quyền một số Địa phương và Doanh nghiệp chưa nghiêm túc chấp hành chủ trương của Chính phủ “không đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng”. Những năm qua đã có nhiều Doanh nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng mới ra đời với việc đăng kí kinh doanh ngành nghề lách luật kiểu: “sản xuất tấm lợp xi măng” hoặc “ sản xuất tấm lợp AC ” Một số Đơn vị kĩ thuật môi trường vi phạm tiêu chuẩn kĩ thuật đo lường trong việc xác định nồng độ bụi sợi, trong khi đó doanh nghiệp không hiểu biết về môi trường để giám sát kĩ thuật đo; Chủ doanh nghiệp chưa chủ động coi trọng công tác đảm bảo vệ sinh lao động trong sử dụng amiăng. Chưa doanh nghiệp nào thực hiện huấn luyện, thông báo cho người lao động biết tính độc hại và các biện pháp khử độc, chỉ có 2 doanh nghiệp khám bệnh nghề nghiệp hàng năm cho công nhân. Cũng chưa có doanh nghiệp nào bố trí đủ nhà tắm và nơi thay giặt phơi đồ bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc công nhân thay giặt để dụng cụ bảo hộ lao động tại xưởng. Việc đo môi trường và khám sức khoẻ định kỳ đều phụ thuộc đề nghị của các Đơn vị có chức năng của địa phương mà doanh nghiệp chưa chủ động chọn Đơn vị kĩ thuật có năng lực nên kết quả thu được không đáp ứng yêu cầu của vấn đề là phải đo, khám một cách khoa học và theo dõi một cách hệ thống; Việc kiểm tra, giám sát và xử lí của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế; Vai trò của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam trong việc tư vấn cho các doanh nghiệp về vệ sinh lao động chưa cao. 5. Biện pháp khắc phục: Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần kiểm tra năng lực kĩ thuật và xử lí nghiêm các Cơ sở kĩ thuật môi trường vi phạm về tiêu chuẩn kĩ thuật đo lường; Nâng cao vai trò của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam: Trước mắt Hiệp hội cần tranh thủ các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà khoa học để tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ tiêu chuẩn, phương pháp và thiết bị đo bụi amiăng giúp doanh nghiệp giám sát việc đo môi trường để số liệu thu được có ý nghĩa khoa học hơn và tránh lãng phí. Về lâu dài Hiệp hội cần đứng ra kêu gọi sự tài trợ của các Nhà cung cấp amiăng trong và ngoài nước, các Tổ chức quốc tế và đóng góp của các Doanh nghiệp … để phối hợp với các đơn vị chuyên môn kĩ thuật trực tiếp chủ trì việc giám sát môi trường và sức khoẻ công nhân cho các doanh nghiệp để việc nghiên cứu theo dõi môi trường và sức khoẻ công nhân được khoa học và hệ thống; Các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng cần nghiêp chỉnh và chủ động chấp hành đúng các quy định về vệ sinh lao động theo pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế cần tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh lao động và xử lí nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật và của Chính phủ về vệ sinh lao động trong sử dụng amiăng. KẾT LUẬN: Bên cạnh những lợi ích của amiang mang lại của con người thì sợi khoáng này cũng là một mối lo ngại của con người đặc biệt là amiang Amphiboles. Vấn đề quan tâm hiện nay là cần thắc chặt hơn công tác quản lý của chính phủ đối với việc sử dụng amiang của các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng amiang nói chung và đối với doanh nghiệp sản xuất tấm lợp A-C nói riêng. Nâng cao ý thức đến công tác tu sửa nhà xưởng, đầu tư các công nghệ kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của công nhân. Với những lợi ích cũng như những tác hại của amiang thì người dân có quyền biết một cách chính xác, công khai. Từ đó, họ có quyền lựa chọn hoặc sử dụng nó, hoặc từ chối dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải do mù tịt thông tin hoặc qua lời đồn thổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về amiang.doc