Tổng quan về kỹ thuật truyền hình

MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ I.1. NGUYÊN TẮC TRUYỀN HÌNH VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TỔNG QUÁT. I.1.1. Nguyên lý tạo tín hiệu Video. I.1.1.1 Quét lần lượt. I.1.1.2. Quét xen kẽ. I.1.2. Quá trình quét. I.1.3. Quá trình tái tạo lại hình ảnh. I.2. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN HÌNH ĐEN TRẮNG. I.2.1. Đặc điểm tín hiệu video đen trắng. I.3. TRUYỀN HÌNH MÀU. I.3.1. Nguyờn lý truyền hỡnh màu. I.3.1.1. Nguyên tắc truyền 3 màu chính. I.3.1.2. Mã hóa và giải mã trong truyền hình màu. + Khảo sát tín hiệu chói Ey. I.3.2. Đặc điểm các hệ truyền hình màu. I.3.2.1. Hệ màu NTSC. I.3.2.2. Hệ màu PAL I.3.2.3. Hệ màu SECAM. CHƯƠNG II. TRUYỀN HÌNH SỐ II.1. CÁC TIÊU CHUẨN VIDEO SỐ. II.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN HÌNH SỐ. II.2.1. Sơ đồ khối tổng quát của một hệ thống truyền hình số . II.2.2. Khái niệm video số. II.2.2.1. Số hoá tín hiệu video. II.2.2.2. Tín hiệu video tổng hợp II.2.2.3. Tín hiệu video số thành phần. II.2.3. Audio số II.2.3.1. Số hoá tín hiệu II.2.3.2. Lấy mẫu tín hiệu II.2.3.3. Lượng tử hoá. II.2.3.4. Mã hoá II.2.4. Phương pháp nén tín hiệu trong truyền hình số II.2.4.1. Mục đích của nén II.2.4.2.Bản chất của nén PHẦN II. KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH I.1. CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH. I.1.1. Máy ghi hình. I.1.2. Bàn dựng I.1.3. VIDEO MIXER. I.1.4. AUDIO MIXER. I.1-5.Máy tính CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH. II.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT. II.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRONG NƯỚC. II.2.1. Phân loại và các khái niệm cơ bản. II.3. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRONG NƯỚC. II.3.1. Các phương pháp công nghệ sử dụng. II.3.2. Phương pháp sử dụng hệ thống điều khiển các máy ghi băng, phim theo chương trình. II.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH. II.4.1. Các bước công nghệ chính. 1. Chuẩn bị về biên tập và kỹ thuật. 2. Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kỹ thuật đến địa điểm làm việc. 3. Tiến hành quay và ghi hình theo kịch bản. 4. Kiểm tra và chọn tư liệu quay. 5. Dựng chương trình. 6. Làm tiếng hậu kỳ. 7. OTK chương trình. 8. Đưa đi móc nối với chương trình thời sự. II. Công nghệ sử dụng tại đài truyền hình Việt Nam. 1. Chuẩn bị biên tập và kỹ thuật. 2. Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kỹ thuật đến địa điểm làm việc. 3. Quay và ghi hình theo kịch bản. 4. Chọn tư liệu quay. 5. Dựng chương trình. 6. Làm tiếng thêm. 7. Duyệt chương trình. II.4.2. Công nghệ sản xuất phần tin thế giới. 1. chuẩn bị của biên tập: 2. Ghi chương trình: 3. Lựa chọn và đánh dấu địa chỉ để dựng. 4. Dựng lại. 5. Lồng tiếng. 6. Kiểm tra lại, đánh dấu băng, lập văn bản và chuyển băng về chương trình thời sự. CHƯƠNG 3. TRUYỀN HÌNH LƯU ĐỘNG III.1. XE MẦU VÀ CÁC THIẾT BỊ. 01. Xe mầu 02. Camera 03. CCU 04. VTR 05. CG 06. Profile: 07. Video Mixer 08. VDE 09. MP 10. RX camera link 11. Cáp truyền: III.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP III.3. KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP. Khái quát về nhiệm vụ chính của từng người kỹ thuật viên trên xe khi tường thuật trực tiếp một trận thi đấu bóng đá.

doc109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về kỹ thuật truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn FROM - TO, tức là chọn thứ tự nguồn phát và bàn dựng này cũng dùng để đặt nội dung kỹ xảo, thời gian dịch chuyển kỹ xảo. Với bàn dựng PVE còn có thể điều khiển kiểu dựng LIST, là kiểu dựng tự động nhiều phép dựng liên tiếp nhau. Các phép chọn này được chọn và nhớ điểm dựng vào ra, PVE 500 có thể dựng được 99 phép dựng liền nhau, mỗi phép dựng gọi là một trang, yêu cầu mỗi trang phải chọn cảnh và nhớ tiếp các trang sau… bàn dựng PVE 500 còn có tính năng thay đổi được thời gian PREROLL 3/5/7s chọn dựng chuẩn CTL hoặc TC. Bàn dựng có đầu ra GPI để nối với những bàn VIDEO MIXER yêu cầu loại xung kích này. Ngoài ra bàn PVE 500 được thiết kế có đầu vào chuẩn REF SYNC IN để đồng bộ với các thiết bị ngoài. I.1.3. VIDEO MIXER. + Giới thiệu chung. Thiết bị ngoài đi với hệ thống dựng là bộ chuyển mạch tạo kỹ xảo và tạo ra các tín hiệu chuẩn. Nó có nhiều tính năng cần thiết cho một hệ thống dựng các chương trình mang tính nghệ thuật như chương trình ca nhạc được quay rất nhiều góc độ, quang cảnh khác nhau và được ghi trên nhiều băng. Với hệ thống dựng nhiều máy phát thì yêu cầu phải có bộ chuyển mạch để lựa chọn giữa các nguồn phát. Bên cạnh đó khi chuyển giữa các máy có thể thực hiện kỹ xảo như lật trang, chồng mờ… Kỹ xảo có tác dụng làm cho hình ảnh sinh động, gây sự chú ý cho người xem tại những thời điểm chuyển cảnh. Ví dụ ở các chương trình quảng cáo, tiêu đề một chương trình, một bài hát… + Tính năng của Video Mixer. Như các loại thiết bị khác bàn kỹ xảo cũng có nhiều loại, có loại Video Mixer chỉ dùng ở các Studio, có loại dùng ở hệ thống dựng để thực hiện các chương trình có tính nghệ thuật. Các loại bàn kỹ xảo DFS 300, DME450, DFS500 đều có tính năng chung và có nhiều kiểu kỹ xảo phong phú, đa dạng. Qua nhiều thế hệ hiện nay đang phổ biến dùng loại DFS 500 trong hệ thống dựng. Vì vậy ở đây sẽ xét đến tính năng của DFS500. DFS 500 có các loại đầu vào Composite, component và S.Video. Việc dùng một trong ba đầu vào này phụ thuộc vào đầu ra của thiết bị. Ngoài ra DFS đấu nối với bàn dựng bằng dây điều khiển 9 pin, các loại đầu vào trên có chuyển mạch chọn đặt máy. Bàn kỹ xảo này có 365 nội dung kỹ xảo và có 40 kiểu người dựng tự tạo trên cơ sở thiết kế có sẵn của máy. Có thể chọn nhanh một số loại kỹ xảo vì bàn này có chức năng SNAP SHOT cho phép nhớ 1 số chức năng gọi lại nhanh nhớ được vào 99 số. Chức năng SNAP SHOT có từ 0¸99 kiểu đã đặt sẵn ở máy, người sử dụng có thể dùng nhớ từ 0¸99. Ví dụ khi muốn nhớ gam hồng ta ấn phím UP/DOWN đồng thời với phím INT.V có màu hồng rồi ta điều chỉnh độ đậm nhạt, khi đã lấy đúng màu ta cần thì ta có thể nhớ một số nào đó. Chức năng SNAP SHOT sẽ nhớ lại, khi cần ta chỉ cần gọi số mà ta đã nhớ, màu hồng đó sẽ được gọi nhanh đúng màu đã chọn từ trước. Khi nhớ gam màu đó chức năng SNAP SHOT có thể xoá bớt 1 trong 99 kiểu kỹ xảo đã được đặt sẵn, nhưng khi không cần giữ màu hồng đó nữa thì ta có thể thao tác để trở về nội dung đặt sẵn của máy. Các loại kỹ xảo tự tạo các kiểu dịch chuyển tuyến tính, tuyến tính động, không tuyến tính và không tuyến tính động. Bàn dựng DFS 500 còn tạo tín hiệu tại bàn, có 15 nội dung tín hiệu thay đổi được màu ở mỗi nội dung, nếu màu có thể thay đổi được độ sáng tối, đậm nhạt. Muốn có 15 nội dung thì ấn UP/DOWN cùng bàn phím INT VIDEO để lần lượt có nội dung mình cần. Ngoài 15 nội dung trên tín hiệu ra tại bàn có sọc màu COLOUR BARS và GRID. Bàn DFS còn có thể thay đổi được thời gian dịch chuyển kỹ xảo nhanh nhất 0s và chậm nhất 40s, thông thường ta để thời gian đó từ 1¸2s và nó còn thực hiện chức năng TITLE KEY nghĩa là KEY chữ trên một hình ảnh với điều kiện chữ và nền đánh chữ phải ngược mức sáng với nhau. Trong hệ thống dựng bàn kỹ xảo còn đưa ra đồng bộ chuẩn (BB-Black Burst), loại này có 4 đầu BB ra để đưa tới các máy ghi hình, bàn dựng, máy tính để tất cả các máy trong hệ thống hoạt động đồng bộ với nhau. Trong hệ thống này thì cả máy phải làm việc theo nhịp chuẩn của bàn kỹ xảo hình. + Phương thức ghi tín hiệu Video. Ở hệ VHS trước khi ghi vào băng từ, tín hiệu video đầy đủ (Composite) được tách thành tín hiệu chói Y và tín hiệu màu C sau đó được sử lý riêng. Quá trình bao gồm. - Tách tín hiệu chói Y ra để điều tần (FM). - Tách tín hiệu màu C ra và thực hiện phách tín hiệu màu từ vùng tần số cao xuống vùng tần số thấp. Việc tách tín hiệu chói Y để thực hiện điều tần FM nhằm mục đích ghi được toàn bộ dải tần của tín hiệu Video (có dải tần từ 50Hz ¸6MHz) tránh được điều biên ký sinh. Đối với tín hiệu màu C được tách xuống tần số thấp để đảm bảo độ ổn định tần số mang màu trong quá trình ghi phát, giảm được sự không ổn định của tần số mang màu. Lọc Y Lọc C Điều tần Đổi tần Bộ trộn KĐ ghi KĐ ghi Tín hiệu Video C 4,43MHz C 7,62KHz Đầu từ ghi B Đầu từ ghi A Y YFM Hình II.1-6: Quá trình xử lý tín hiệu Video Quá trình xử lý tín hiệu video được miêu tả như hình sau. Tín hiệu Video đầy đủ được cho qua bộ lọc Y và C - Bộ lọc Y: Cho thành phần Y qua và ngăn thành phần C. - Bộ lọc C: Cho thành phần C qua và ngăn thành phần Y. Sau khi qua bộ lọc thành phần Y được đưa tới bộ điều chế tần số còn thành phần C được đưa tới bộ dải tần. - Bộ điều chế tần số sẽ thực hiện điều chế thành phần chói Y sau bộ điều chế tần số có thành phần YFM. - Bộ đổi tần thực hiện dịch tần thành phần C (từ 4,43MHz xuống 627 KHz với hệ PAL) đầu ra bộ đổi tần là thành phần C627KHz. Sau đó hai thành phần YFM và C627KHz được đưa tới bộ trộn. Đầu từ xoay cả băng từ chuyển động, mỗi đầu từ ghi lên băng từ một vệt từ, từ mép này đến mép kia của băng tương ứng với một bán ảnh. Một ảnh đầy đủ phải là tín hiệu của hai đầu từ tương ứng với hai vệt từ. Với hệ VHS là hệ máy dân dụng nên yêu cầu chất lượng không cao nhưng phải có giá thành thấp và độ linh hoạt cao. Do vậy máy đã được thiết kế có tốc độ băng/ đầu từ thấp, các vệt từ rất sát nhau để tiết kiệm được băng từ. Nhưng cũng từ đó gây nên sự can nhiễu qua lại giữa hai vệt từ nằm sát nhau. Để chống lại hiện tượng này các máy thuộc hệ VHS nên sử dụng một kỹ thuật chung đó là: - Đầu từ Video được đặt lệch góc theo hai phía khác nhau. Giá trị góc lệch khoảng ±60 và được gọi là góc lệch Azimuth. Với cách đặt đầu từ này sẽ giảm được can nhiễu qua lại trong khoảng thành phần tần số cao (thành phần chói Y). Cấu tạo đầu từ Video thông thường và đầu từ video đã lệch góc được mô tả như hình. 1mm (khe từ) Đầu từ Video đã làm lệch 1 góc 60 60 0.3 mm Đầu từ video bình thường Hình II.1-7. Cấu tạo đầu từ video Với thành phần tần số thấp (thành phần C) cùng với việc đưa C về C627KHz còn thực hiện xoay pha từng dòng khi ghi và cho qua trẽ khi phát. + Quá trình tái tạo lại tín hiệu Video. - Quá trình tái tạo lại hình ảnh được mô tả như hình dưới. Tín hiệu ghi trên băng từ được đọc lại bằng hai đầu từ A và B sau đó được đưa tới bộ khuyếch đại đọc. - Bộ khuyếch đại đọc, khuyếch đại tín hiệu đọc lên đủ lớn rồi đưa đến bộ chuyển mạch (CMĐT). - Bộ CMĐT có nhiệm vụ chuyển lần lượt tín hiệu đọc từ băng của hai đầu từ đọc A và B. - Bộ khuyếch đại tín hiệu điều tần (FM) khuyếch đại tín hiệu điều tần YFM đủ lớn để đưa tới bộ giải điều chế. - Bộ khuyếch đại chọn lọc C627KHz có nhiệm vụ khuyếch đại C627KHz lên đủ lớn để đưa tới bộ đổi tần. - Bộ đổi tần đưa đến bộ biến đổi số C627KHz thành tần số C4,43MHz. - Bộ cộng có nhiệm vụ cộng tín hiệu chói Y và tín hiệu C4,43MHz thành tín hiệu Video đầy đủ. - Bộ giải điều chế tín hiệu YFM để lấy ra tín hiệu chói Y. KĐ đọc KĐ đọc > > Giải điều tần Đổi tần + Xung CMĐT Đâù từ đọc A Đâù từ đọc B CMĐT C 627KHz C 4,43MHz T/h Video YFM Y Hình II.1-8. Quá trình phát lại tín hiệu Video Hệ S.VHS được cải tiến phần đường hình so với hệ VHS để nâng cao chất lượng. Tần số sóng mang được dịch lên tần số cao: 7MHz với tín hiệu đỉnh trắng và 5,4 MHz với tín hiệu đỉnh xung. Như vậy độ di tần tăng từ 1,0 lên 1,6 MHz làm cho độ phân giải tăng từ 240 dòng lên 400 dòng. Độ di tần mở rộng còn có tác dụng làm nhiễu hình ảnh, giảm độ chồng phổ của tín hiệu Y/C vào từ đó hạn chế được sự can nhiễu lẫn nhau giữa Y và C. Ở hệ máy S.VHS BR-822E dùng bộ tách Y/C số rồi xử lý độc lập từng thành phần như vậy cải tiến được màu sắc hình ảnh, tránh được ảnh hưởng của thành phần Y và C, hạn chế được sự không ổn định của màu sắc. Bên cạnh đó băng S-VHS cũng được chế tạo với công nghệ cải tiến cho nên chất lượng băng theo cải tiến của mạch. Ngoài ra ở một số loại VTR, S=VHS như JVC, BR 622/822E… bộ khuyếch đại ghi được đặt ngay trên trống đầu từ. Như vậy sẽ làm tăng tỷ số S/N vì tín hiệu ra khỏi đầu từ thường rất nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền. I.1.4. AUDIO MIXER. + Giới thiệu chung. Audio Mixer là bàn chuyển mạch tiếng, có thể cải thiện chất lượng tiếng bằng cách sửa lại đáp tuyến, thay đổi mức tiếng vào, ra, nâng cắt tần số. Bàn kỹ xảo tiếng có thể đưa ra hai kênh độc lập hoặc trộn… tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Như các loại thiết bị khác bàn trộn tiếng Audio Mixer cũng có nhiều loại nhưng hiện nay được dùng phổ biến nhất là bàn dựng Audio Mixer MXP-290. Loại này thường được dùng trong phòng lồng tiếng, các phòng thu thanh và sử dụng ở một số phòng dựng. Nên ở đây ta chỉ xét đến tính năng của Audio Mixer- 290. + Ghi tín hiệu Audio. Hệ S-VHS ngoài đường tiếng thông thường (Normal) còn có tiếng điều chế tần số được ghi bằng hai đầu từ xoay đặt trên trống từ gọi là tiếng Hifi (High Fidelity). - Tiếng Normal. Tiếng Normal là tiếng được ghi dọc theo chiều dài băng từ bằng đầu từ tĩnh. Thực tế đặc tuyến băng/đầu từ không tuyến tính ở dải tần thấp. Nên nếu ghi trực tiếp thì tín hiệu ra ở khu vực tần số thấp sẽ bị méo. Để đảm bảo độ trung thực của tín hiệu, với tiếng Normal trước khi ghi được cộng thêm với thiên từ (BIAS) để chuyển điểm làm việc tới đoạn tuyến tính của đặc tuyến và như vậy tín hiệu ghi sẽ không bị méo. Thông thường biên độ của thiên từ (BIAS) lớn gấp 2 đến 4 lần biên độ tín hiệu âm tần và tần số của thiên từ cũng lớn gấp 4 đến 5 lần tần số âm tần cực đại. (dải tần số BIAS khoảng 50 ¸100KHz). - Tiếng Hifi. Ở hệ S-VHS ngoài hai đường tiếng thông thường còn có hai kênh tiếng điều chế tần số được ghi bằng 2 đầu từ xoay đặt trên trống từ. Đầu từ tiếng có khe làm việc rộng hơn đầu từ video nên cho phép từ hoá sâu hơn trong lớp từ của băng. Tín hiệu Hifi được ghi ở lớp dưới còn tín hiệu video được ghi ở lớp trên băng. Cùng một chương trình thì tiếng Hifi sẽ có chất lượng cao hơn tiếng của Normal. Vì khi ghi bằng phương thức đầu từ xoay dải tần số âm thanh rộng và độ trung thực cao hơn. Bên cạnh đó tiếng Hifi không bị ảnh hưởng bởi điều biên ký sinh và nếu mép băng bị nhăn thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiếng. +Tính năng của Audio Mixer- 290. Cũng giống như bàn kỹ xảo Audio Mixer cũng làm nhiệm vụ chọn nguồn tiếng và các kênh trên các máy phát. Mỗi máy phát có hai kênh tiếng song song cùng đưa tới đầu vào của bàn trộn tiếng. Trên mỗi kênh vào có thể điều chỉnh được mức vào và sửa đáp tuyến tần số của kênh đó. Các kênh đầu vào có thể trộn lại và đưa ra trên hai kênh hoặc 1 kênh ở đầu ra. Cũng có thể từ một kênh tiếng đầu vào qua bàn trộn sẽ đưa 2 kênh tiếng độc lập. Trên hai kênh tiếng có thể điều chỉch được mức ra theo yêu cầu trên từng kênh một. Mức ra yêu cầu phải đủ mức để ghi lên băng của máy ghi. MXP 290 có 8 đầu vào, mỗi loại đều chấp nhận các loại đầu vào đối xứng, không đối xứng hoặc MIC. Các đầu vào có nhiệm vụ nhận tiếng trên 2 kênh của các máy phát đưa tới, sửa đáp tuyến tần số, thay đổi mức vào, điều chỉnh mức tiếng ra và đưa tới máy ghi. Thường dùng các đầu ra là MASTER tương ứng với 2 kênh. Ngoài ra còn có đầu phụ AUX1 OUT1 và AUX2 OUT2. Audio Mixer MXP-290 có dải nâng các tần số là 10KHz cho tần cao, tần trung 2,8KHz và tần thấp 100Hz. Đáp tuyến tần số 20Hz ¸20KHz +1,5dB. Bàn trộn tiếng MXP-290 còn có bộ tạo tần số 1KHz chuẩn dùng để thử máy. Bàn này có méo hài nhỏ hơn 0,3% (1KHz+4dB), điện áp vào 220 ¸240v, công suất tiêu thụ là 24w. Ở mặt bàn có đồng hồ chỉ thị dưới dạng các vạch, gồm 15 vạch gọi là LED. Khi điều chỉnh mức ra các vạch đó sẽ sáng tuỳ ý theo mức ra của các kênh, bàn này được nối với bàn dựng bằng dây điều khiển 9 pin. I.1-5.Máy tính Trong những phòng dựng hoàn chỉnh những thiết bị nêu trên có trang bị thêm máy tính. Máy tính có nhiều chức năng như lập chương trình, thực hiện vẽ đồ hoạ, tạo chữ…Nhưng trong hệ thống dựng hình thì máy tính chỉ làm nhiệm vụ tạo chữ, chữ từ máy tính đưa đến bàn kỹ xảo thể hiện dạng kỹ xảo tuỳ thuộc yêu cầu đạo diễn… Chữ được đánh chữ trắng trên nền đen hoặc ngược lại, khi đưa vào DFS500 sẽ tách chữ khỏi nền và key lên hình ảnh đã chọn. Thông thường đối với các phòng dựng đã đấu nối sẵn máy tính hiện chữ thì việc thực hiện luôn trong khi INSERT hình cùng các kiểu kỹ xảo. Các kiểu chữ in hoa, đứng nghiêng… đều được tạo ra từ máy tính. CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH. II.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT. Sản xuất chương trình truyền hình có mô hình tổ chức chặt chẽ, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và sự điều độ, kế hoạch của các ban chức năng trực thuộc, giúp cho công tác sản xuất được thực hiện theo kế hoạch, phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ phận, đảm bảo các điều kiện kinh tế, vật tư, tài chính, hạ tầng cơ sở... cho chương trình. Việc sản xuất được bắt đầu từ khâu sáng tác, biên tập chương trình để có kịch bản đầy đủ được phê duyệt, đưa vào thực hiện sản xuất theo công nghệ truyền hình tại trung tâm sản xuất chương trình. Trung tâm sản xuất chương trình có hai nhiệm vụ chính là: Thực hiện sản xuất chương trình theo kịch bản đã duyệt và phân phối, phát sóng chương trình. Quá trình thực hiện sản xuất được chia thành hai lĩnh vực chính là: Sản xuất tiền kỳ và sản xuất hậu kỳ để hoàn tất chương trình. Trong lĩnh vực sản xuất gia công hậu kỳ có hai thành phần khác nhau: - Gia công hậu kỳ các chương trình do Đài tự sản xuất. - Gia công hậu kỳ các chương trình lấy từ bên ngoài vào. Sau khâu gia công hậu kỳ, chương trình được kiểm tra, đưa đi phân phối hoặc đưa vào kho lưu trữ chờ phát sóng. Thời gian và tiến độ sản xuất theo kế hoạch phát sóng của Đài và được điều độ hàng tuần theo kế hoạch tuần . KHỐI SÁNG TÁC, BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT Lĩnh vực chuẩn bị kịch bản Công nghệ truyền hình Phân phối-Phát sóng chương trình TH Sản xuất chương trình truyền hình Lĩnh vực sản xuất tiền kỳ Lĩnh vực gia công hậu kỳ Gia công hậu kỳ CT sản xuất trong nước Gia công lại CT lấy từ bên ngoài vào Hình II.2-1: Các lĩnh vực chính trong công nghệ SXCT truyền hình II.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRONG NƯỚC. II.2.1. Phân loại và các khái niệm cơ bản. Hàng ngày Đài truyền hình phát đi một chương trình quan trọng là chương trình thời sự. Chương trình gồm 2 phần chính là thời sự trong nước và thời sự quốc tế. Sản xuất các thành phần này phụ thuộc vào khả năng phương tiên trang thiết bị và khả năng của phóng viên, biên tập, khả năng kinh tế của Đài. Từ đó hình thành các công nghệ sản xuất có đặc thù riêng. Tận dụng được mọi khả năng sẵn có để làm chương trình phong phú, hấp dẫn, nhanh nhạy, tiếp cận được với các sự kiện và khán giả truyền hình là mục tiêu của một dây chuyền sản xuất tối ưu. + Các thành phần chính của chương trình thời sự trong nước. Đặc thù của chương trình thời sự là tiếp nhận một số lượng lớn các thành phần tin tức về chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao và các thông tin khác để gia công nhanh và phát sóng kịp thời trong ngày. Từ đặc thù công nghệ, chương trình thời sự trong nước có thể chia thành các loại như sau: - Các chương trình sản xuất và gia công trên vật liệu ghi (Phim nhựa, băng từ...) bao gồm: + Các chương trình thời sự tin tức hay chuyên đề hoàn chỉnh. + Ghi nhanh và bình luận. + Phóng sự truyền hình. + Tin tức từ các phóng viên thường trú hoặc đi lấy tin. + Các tin tức hoàn chỉnh lấy từ các đài trong nước. - Các chương trình biên tập để phát sóng gồm có: + Điểm tin trong ngày. + Chương trình thời sự tin tức hoặc bình luận. + Chương trình tin tức, sự kiện tường thuật tại chỗ. Các chương trình chuyên đề hoàn chỉnh ghi trên băng có độ dài từ 10 đến 30 phút và thường được phát sóng có chu kỳ trong tuần. Ví dụ điểm báo tuần, chương trình của ban chuyên đề, chương trình dành riêng cho một STUDIO nào đó (trong hoặc ngoài Đài). Các chương trình loại này được quay trong STUDIO cộng với việc sử dụng nhiều tư liệu quay bên ngoài, tư liệu lưu trữ. Ghi nhanh và bình luận phản ánh những vấn đề hẹp, nóng hổi, có độ dài từ 2 đến 6 phút được sản xuất và móc nối trực tiếp vào chương trình thời sự trong ngày. Loại chương trình này hay quay nhanh ở bên ngoài và gia công hậu kỳ cũng nhanh gọn. Các chương trình bình luận có thể sản xuất ngay trong STUDIO cộng với việc sử dụng các tư liệu quay. Phóng sự truyền hình thông thường quay ở ngoài Đài truyền hình, có độ dài từ 1 đến 5 phút. Các tin tức nhận từ bên ngoài về thường là ngắn chừng 30 giây đến 3 phút lấy từ các nguồn tín hiệu hình và tiếng đưa về qua các phương tiện truyền dẫn, được ghi gia công nhanh. Cũng có khi là sử dụng các băng gửi đến. Chương trình tin thế giới cũng thuộc loại này. Tin tức nhận qua con đường này xuất phát từ lý do tính nhanh nhạy của truyền hình, khi mà phóng viên ở cự ly xa ngoài phạm vi thành phố, hoặc Đài không có điều kiện gửi phóng viên đến các nơi lấy tin, phải trông cậy vào mạng thông tin trong và ngoài nước. Các chương trình phát sóng có cấu tạo từ các thành phần: Phát thanh viên, biên tập viên, lên hình trực tiếp, cùng với các phóng sự, ghi nhanh, bình luận, các nguồn tin đưa từ bên ngoài về, tường thuật tại chỗ phối hợp các Đài khác trong nước. Đối với một số chương trình quan trọng như các Đại hội, các sự kiện văn hoá, thể thao lớn còn được ghi lại song song với thời gian phát sóng. Đặc điểm của chương trình phát sóng là sự tiếp cận trực tiếp với khán giả (đôi khi phải trả lời trực tiếp câu hỏi của khán giả qua điện thoại). Bên cạnh thể loại “chương trình thời sự phát sóng” hàng ngày đã đề cập đến ở trên, có một dạng phát sóng hay được các hãng truyền hình sử dụng nhất là: Chương trình tin tức, sản xuất, phát sóng trực tiếp từ STUDIO tin tức (NEWS STUDIO). Đặc thù của chương trình tin tức là phát lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, có sự biên tập thêm và bổ xung các tin tức mới nhận. Sản phẩm đầu vào gồm có: Các tin lưu trữ sẵn (trên băng, trên đĩa hoặc ở ngân hàng dữ liệu...) các tin vừa nhận, các tin đọc và tin do biên tập viên lên hình trực tiếp. Hình thức phát sóng từ NEWS STUDIO có ưu điểm là thu thập phát lại tin nhanh, không bị trùng lặp với các buổi phát trong ngày, tiếp cận gần gũi hơn với khán giả. Một thể loại đặc biệt nữa thuộc loại lĩnh vực này là chương trình phát trao đổi tin tức. Đó là các tin tức, phóng sự về các sự kiện quan trọng trong nước được phát vào các giờ quy định cho mạng lưới thông tin quốc tế, nhằm trao đổi cung cấp tin tức cho các hãng theo thoả thuận trước (phát qua vệ tinh hoặc Cáp quang). Chương trình loại này được ghi trước vào băng và đến giờ quy định sẽ phát. II.3. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRONG NƯỚC. II.3.1. Các phương pháp công nghệ sử dụng. Phương pháp gia công chương trình thời sự phụ thuộc nhiều ở giai đoạn cuối, tức là cách thức lên chương trình và phát sóng hàng ngày. Đây cũng chính là khâu quan trọng nhất. Bao gồm các phương pháp công nghệ khác nhau như: - Phương pháp sử dụng các băng, phim hoàn chỉnh (băng phát sóng) để phát sóng độc lập theo thứ tự chương trình. - Phương pháp dồn các tin thành phần vào các hộp CASSET và sử dụng hệ thống CASSET có điều khiển theo chương trình. - Phương pháp sử dụng hệ thống điều khiển theo chương trình cho các máy ghi. - Phương pháp sử dụng 3 bản copy giống hệt nhau để phát theo thứ tự (1 máy phát, 1 máy chờ, 1 máy chuẩn bị). Phương pháp thứ nhất đơn giản và an toàn, tuy nhiên phải tiến hành “dựng” trước các thành phần của chương trình vào băng phát sóng. Phương pháp thứ 2 và 3 có sử dụng các chương trình điều khiển phức tạp hơn nhưng cũng phong phú hơn. Dưới đây sẽ tìm hiểu 2 phương pháp. II.3.2. Phương pháp sử dụng hệ thống điều khiển các máy ghi băng, phim theo chương trình. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng một hệ thống điều khiển các máy ghi hình (cả máy chiếu phim) trong quá trình phát sóng. Các chương trình thành phần đã được sản xuất có thể được dùng để phát mà không cần in chuyển như hệ thống máy CASSET. Như vậy, ở đầu vào có sử dụng máy ghi hình các loại, kể cả máy chiếu phim (tuy nhiên phải có khả năng điều khiển được theo chương trình!). Các bước công nghệ chính gồm có: * Sản xuất các thành phần của chương trình thời sự (phóng sự, tin tức, bình luận...). * Sự lựa chọn và đánh dấu các tin (chính xác hơn là các chương trình đã làm). Có 2 dạng băng là: Băng ghi nhiều tin dồn lại và băng ghi từng tin riêng rẽ (phụ thuộc vào quá trình sản xuất). Công việc được tiến hành thông qua việc theo dõi trên Monitor và đánh dấu địa chỉ đầu, cuối, thứ tự chương trình theo địa chỉ TIME CODE. - Ở đầu ra của công đoạn này là các băng ghi chương trình nối tiếp nhau hoặc ghi riêng chương trình với số liệu cần thiết như: Tên chương trình, số băng, độ dài chương trình, địa chỉ đầu cuối, thứ tự thời gian phát băng văn bản. * Móc nối các chương trình vào một số băng cho phù hợp với các máy ở đầu phát sóng. Có 3 khả năng móc nối để dồn chương trình: - Các chương trình độc lập giữ nguyên trên băng sản xuất đó là các chương trình độc lập tương đối dài, chương trình đặc biệt quan trọng. - Các chương trình in tự do trên băng, giãn cách bằng khoảng trống. - Các chương trình được dựng vào một băng theo thứ tự để phát sóng. Đó là chương trình ngắn cùng một ban biên tập, được sắp xếp theo thứ tự phát sóng và dựng trước trên bàn dựng, được đánh dấu địa chỉ riêng. * Lên chương trình thời sự. Đây là công việc của biên tập, đạo diễn chương trình. Các dữ liệu cần cho phát sóng là: Số hiệu của chương trình, thứ tự, thời gian, chiều dài chương trình, tên gọi, lấy từ máy nào?, số hiệu băng, phương thức làm tiếng, kỹ xảo chọn, bằng chữ, cách móc nối với tín hiệu từ ngoài đến, địa chỉ đầu cuối. * Lập chương trình cho hệ thống phát sóng. Trên cơ sở các dữ liệu ở trên khâu này sẽ lập chương trình cho hệ thống điều khiển. Có nhiều mức độ điều khiển, tuỳ thuộc vào khả năng của trung tâm. Khả năng dễ nhất là chỉ điều khiển cho các máy ghi hình, máy chiếu phim ở đầu vào, còn các nguồn tín hiệu khác và việc thực hiện kỹ xảo ở giữa được điều khiển bằng tay. Phóng sự Ghi nhanh Tin trong nước Tin thế giới 1. Sản xuất và thành phần của chương trình thời sự Máy in TERMINAL 5. Lập chương trình do hệ thống điều khiển 2. Lựa chọn và đánh đấu các chương trình đã sản xuất VTR (Cassett) 3. Móc nối các chương trình vào băng VTR VTR Bộ chuyển đổi tín hiệu VTR Bàn điều khiển 4.Lên chương trình phát sóng 1…… 2…… 3……. 4…… 5…… 6……. 7…… …… n……. 6-7. Kiểm tra chương trình và phát chương trình. Các thiết bị dựng Kỹ xảo hình và tiếng trong dây truyền VTR1 VTR4 VTR7 Máy chiết STUDIO CAM Các nguồn từ bên ngoài Hệ thống điều khiển F.S 2 3 5 6 Ga Ga 2 1 3 4 2 3 Tín hiệu hình tiếng đi phân phối truyền dẫn Hình II.2.1: Công nghệ chuẩn bị và phát chương trình thời sự bằng hệ thống điều khiển các máy ghi Các số liệu được đưa vào bộ nhớ của hệ thống điều khiển gồm có: Số hiệu chương trình, thứ tự thời gian phát, số máy băng được đặt vào, địa chỉ đầu, địa chỉ cuối, phương thức ra khỏi chương trình (dựng cắt hay kỹ xảo được thực hiện bằng tay). Việc lập chương trình điều khiển được thực hiện trên bàn phím, đồng thời in ra văn bản. Các thông số điều khiển và kiểm tra được ghi vào đĩa mềm để đưa vào ổ của hệ thống điều khiển. + Kiểm tra chương trình trước khi phát sóng. Sau khi các băng đã được đặt vào máy, việc kiểm tra được thực hiện dễ phát hiện những sai sót, như khi kiểm tra khởi động của các máy, kiểm tra việc móc nối, độ dài phát thanh viên lên hình, kiểm tra thử các kỹ xảo. + Phát chương trình. Sau giai đoạn kiểm tra và điều chỉnh chương trình có thể bước sang giai đoạn phát chương trình. Các chương trình ghi trên băng ở 1 máy sẽ được phát cho đến hết chương trình cuối cùng. Các chương trình ở các máy khác sẽ được hệ thống điều khiển khởi động lần lượt theo thứ tự đã đặt giống như trên bàn dựng tự động. Việc móc nối với cách lên hình của phát thanh viên trong Studio, với các nguồn từ ngoài tới, cài đặt phông chữ được thực hiện bằng tay. . VTR Cam KS MIX Ghi âm 1/4” VTR Vi ba Cáp quang Vệ tinh VHS S-VHS UMATIC 1 2 3 4 6 7 n VTR ADU MIX Ghi âm 1/4” VTR VTR Dựng A V Cam Ghi âm 1/4” Ghi âm 1/4” VTR 1-U VTR 2-U VTR 3-B VTR 4-B STUDIO Hệ thống điều khiển bằng tay Compositelir Componentin THIẾT BỊ PHÒNG MÁY S3 VTR Phát sóng Vi ba Vệ tinh Cam VTR 1. Sản xuất tin phóng sự bên ngoài 4. Làm tiếng hậu kỳ Sản xuất bình luận, ghi nhanh, phỏng vấn toạ đàm trong STUDIO 5-6. Móc nối, hoàn tất phần chuẩn bị. Phân phối và phát chương trình. Chương trình gửi về qua các phương tiện truyền dẫn Băng các loại từ các nơi gửi về 2. Lên kịch bản, nội dung CT phát 3. Dựng hậu kỳ Hình II.2-3. Chuẩn bị và phát chương trình thời sự trong nước ở Đài THVN. - Các chương trình do các cơ quan bên ngoài gửi băng hoặc tín hiệu hình và tiếng qua phương tiện truyền dẫn. - Các chương trình của đài địa phương gửi về. - Các chương trình nhận từ ngoài vào. ` - Các chương trình được sản xuất trên các thiết bị khác nhau: VHS, U-matic, S-VHS, Betacam... - Sản phẩm để phát sóng là băng U và B. - Trong gia công hậu kỳ đa phần chưa sử dụng việc đánh dấu bằng TIMECODE. - Có khả năng làm tiếng hậu kỳ. - Thực hiện các kỹ xảo, lồng chữ, móc nối chương trình bằng phương pháp thủ công (manual). - Gia công hậu kỳ và móc nối chương trình phát sóng cùng với việc phân phối phát sóng chương trình được thực hiện trong cùng một đơn vị. Các bước công nghệ chính gồm có: - Sản xuất tiền kỳ và thu nhận các chương trình ở đầu vào. - Lên kịch bản nội dung chương trình phát. - Xem lại và dựng các chương trình thành phần. Việc chuyển về băng U được tiến hành trong khi dựng. - Làm tiếng hậu kỳ cho các chương trình. - Móc nối chương trình đồng thời với sản xuất các tin lời (phát thanh viên lên hình), tin ảnh, đọc tiếng cho các chương trình chưa có tiếng, thực hiện các kỹ xảo dựng, lên bảng chữ, làm dự báo thời tiết... - Phát chương trình: Việc phát chương trình thời sự được thông qua việc phát lại băng qua các máy VTR, các động tác cần thiết khác (nếu có) được sử lý bằng tay. Như vậy có thể thấy đặc điểm của công nghệ này là: - Có khả năng gia công và phát sóng tất cả các loại băng hiện có ở Việt Nam. Điều đó thu hút được nhiều chương trình các nơi, làm cho nội dung phong phú, mang tính chất toàn quốc. Nhưng bên cạnh đó các băng VHS và S VHS cũng làm giảm chất lượng kỹ thuật đi khá nhiều. - Sự kết hợp việc sản xuất của trường quay thời sự với tổ hợp phòng phát sóng khi chương trình phát sóng hàng ngày còn chưa nhiều và chủ yếu là phát lại đã tận dụng được công suất của thiết bị, số lượng của thiết bị. Công nghệ sản xuất cũng gọn nhẹ hơn. Xử lý các trường hợp đột xuất, nóng hổi cũng đơn giản. - Việc sản xuất trước lên hình của phát thanh viên làm cho buổi sáng yên tĩnh hơn, giảm bớt sự căng thẳng trong ngày. - So với công nghệ phát sóng cả chương trình hoặc một phần chương trình thì sự tiếp cận với khán giả, sự đa dạng của các bản tin trong ngày, tính thời sự nóng hổi của chương trình cũng có phần bị hạn chế hơn. - Sự kết hợp giữa trường quay thời sự và tổ hợp phân phối phát sóng khi số lượng các chương trình trong ngày sẽ tăng lên và khác biệt sẽ làm phát sinh sự căng thẳng và sự phức tạp trong công việc cũng cần phải tính đến. - Cách làm chương trình như hiện nay là an toàn, gọn nhẹ và tương đối tối ưu với điều kiện thiếu trường quay, thiếu thiết bị và thiết bị đồng bộ của Đài. Tuy nhiên, trong tương lai nếu được nhà nước bổ xung và cung cấp thiết bị trươg quay thì các vần đề như dành 1 STUDIO tin tức phát thẳng, tận dụng hết khả năng của thiết bị hiện đại, tiến đến tiếp cận với việc tự động hoá một vài khâu và nâng cao khả năng của đội ngũ làm chương trình là cần thiết. - Cũng như các thể loại chương trình khác việc tiêu chuẩn và thống nhất hoá các sản phẩm ở đầu vào (thiết bị, băng trong toàn ngành sẽ làm cho chất lượng của chương trình thời sự tốt hơn, đều hơn và có khả năng trao đổi với các hãng bên ngoài. Việc Đài bỏ hẳn việc sản xuất phim nhựa và chuyển các chương trình phim nhựa sang băng từ để gia công hậu kỳ đã tạo cho công tác sản xuất được đơn giản, nhanh nhạy hơn, năng suất cao hơn và an toàn ánh sáng cũng cao hơn. Việc sử dụng 1 Studio tin tức để chuẩn bị phát và phát thẳng các bản tin trong ngày nhằm các mục đích: - Tăng tính thời sự của các bản tin trong ngày. - Đảm bảo chất lượng tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn, do đó không cần khâu Tape. - Giảm bớt công việc cho khâu chuẩn bị. - Nâng cao trình độ công nghệ, trình độ đội ngũ... cũng là vần đề đang được quan tâm. II.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH. Phóng sự truyền hình là một thể loại đặc thù trong các chương trình thành phần của chương trình thời sự. So với phương pháp ENG, phóng sự được sản xuất có tính chất “cổ điển” hơn, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi. Các đặc điểm công nghệ thường là: - Ghi hình băng 1 camera đi liền với VTR (thiết bị gọn nhẹ). - Ghi tiếng đồng bộ với hình. - Có khả năng làm tiếng hậu kỳ thêm. - Có khả năng làm việc với hệ thống dựng điều khiển theo chương trình. - Cố gắng sử dụng băng, máy đạt chất lượng chuyên dụng để không gây ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình thời sự. II.4.1. Các bước công nghệ chính. Các bước công nghệ chính để sản xuất có thể tóm tắt như sau: 1. Chuẩn bị về biên tập và kỹ thuật. Việc chuẩn bị biên tập để có được nội dung cơ bản của chương trình là cơ sở cho quá trình sản xuất. Đó cũng là cơ sở để tiến hành làm kịch bản quay và kịch bản dựng, cũng như thành phần của nhóm làm chương trình. Thành phần của nhóm đi làm chương trình phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của phóng sự. Thông thường chỉ có biên tập, camera và kỹ thuật. Đối với các chương trình quan trọng có thể có sự tham gia của đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, chủ nhiệm sản xuất. Đôi khi theo yêu cầu còn có thêm hoá trang, đạo cụ và dựng cảnh. Ngược lại với thiết bị gọn nhẹ, và cự ly gần có khi chỉ cần biên tập và quay phim. Công tác chuẩn bị kỹ thuật bao gồm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thử và căn chỉnh các chức năng của thiết bị, nạp thử acquy, chuẩn bị băng và phương tiện đi lại. 2. Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kỹ thuật đến địa điểm làm việc. Công việc này thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng để đảm bảo cho trôi chảy, nhất là ở những nơi làm lần đầu hoặc ở những nơi xa trung tâm cần chú ý: - Lịch làm việc để xin xe. - Chọn loại xe thích hợp với: thành phần và phương tiện kỹ thuật, đặc điểm của đường đi và chiều dài quãng đường. 3. Tiến hành quay và ghi hình theo kịch bản. Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hay biên tập, việc quay và ghi hình được tiến hành theo đoạn ngắn hoặc dài. Để dễ dàng cho chương trình về sau, người quay phim cố gắng sử dụng khả năng cắt cảnh ngay trong giai đoạn này. Tiếng đồng bộ được ghi cùng với hình ảnh bằng micro được gắn trên camera hoặc trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng micro độc lập. Chương trình cần quay có thể kiểm tra ngay tại chỗ, những cảnh không cần thiết có thể xoá và thay bằng cảnh khác. Cùng với việc ghi hình và tiếng, để sau này dễ dựng còn có thể tiến hành ghi địa chỉ TIMECODE. Những thông báo về địa chỉ này, (hoặc nếu không có thì thông báo về thời gian) được ghi chép đồng thời với kịch bản quay. Ở đầu ra của bước quan trọng nhất này là băng ghi các cảnh quay và kịch bản quay với đầy đủ các thông số cần thiết cho dựng chương trình sau này như: số thứ tự của cảnh, địa chỉ đầu cuối của cảnh, các ghi chú cần thiết của biên tập cho dựng hậu kỳ... 4. Kiểm tra và chọn tư liệu quay. Trước khi tiến hành kiểm tra và chọn cảnh, việc làm đầu tiên khi đưa băng về trung tâm là gài time code (nếu chưa có), còn gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho việc sử dụng hệ thống dựng điều khiển theo chương trình. Mục đích của việc kiểm tra và chọn tư liệu quay là xem lại các cảnh quay, lựa chọn những cảnh cần thiết, đánh dấu thứ tự, xác định địa chỉ đầu cuối của chúng để dựng chương trình sau này. Việc kiểm tra lựa chọn cũng như dựng chương trình ở khâu sau này có những khả năng thực hiện khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào các yếu tố. - Độ dài ngắn của chương trình. - Mức độ về nghệ thuật và kỹ thuật yêu cầu. - Thiết bị sử dụng và khả năng của chúng. - Thói quen và khả năng của đội ngũ làm chương trình. Giả sử như sản xuất một chương trình có yêu cầu cao và có sử dụng hệ thống dựng điều khiển theo chương trình thì quá trình sẽ như sau: Băng đi quay về đã được cài time code được đưa vào máy “Slave”. Trên máy “Master” là băng trắng cũng được cài Time code. Đạo diễn tiến hành kiểm tra và lựa chọn các cảnh quay trực tiếp trên thiết bị của phòng dựng (mà không cần phải có một phòng xem băng và chuẩn bị riêng như sản xuất các chương trình nghệ thuật). VTR Cam VTR M Cam VTR VTR VTR Bàn điều khiển dựng CT Các thiết bị dụng AV VTR VTR Mix Phòng đọc Thời sự Ghi âm A V V A VTR M VTR VTR 1. Chuẩn bị biên tập và kỹ thuật - Chuẩn bị kịch bản - Chọn đội ngũ - Chuẩn bị CT. 2.Đưa phương tiện đến nơi làm tin 3. Ghi phóng sự 4. KIểm tra và chọn cảnh 6. Làm tiếng hậu kỳ 7. OTK phóng sự 8. Móc nối các chương trình phóng sự Hình II.2-4. Công nghệ sản xuất các CT phóng sự 5. Dựng chương trình. Sau khi đã chọn đủ cảnh và sắp xếp chúng theo thứ tự sẽ phải xác định địa chỉ đầu cuối để tiến hành dựng. Có 2 phương pháp dựng là: Dựng với độ dài chương trình không bắt buộc (mở đuôi) và dựng với độ dài chính xác (khép đuôi). Nếu không bắt buộc độ dài thật chính xác thì quá trình dựng sẽ theo thứ tự: xem băng – quyết định lấy – thử lại và căn chỉnh – tiến hành dựng luôn. Nếu độ dài chương trình bắt buộc phải thật chính xác thì quá trình dựng phải theo trật tự: trước tiên phải xem băng và quyết định tất cả những đoạn cần chọn, căn chỉnh lại độ dài (theo thời gian trên máy) rối sau đó cho dựng tự động toàn bộ. 6. Làm tiếng hậu kỳ. Các thành phần đường tiếng làm trên thường có lời bình, nhạc nền. Các cách lồng tiếng hậu kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và thiết bị: - Lồng tiếng trong khi in từ máy này sang máy khác. - Dub tiếng vào một kênh tiếng của băng. - Đọc thẳng trong khi phát. 7. OTK chương trình. 8. Đưa đi móc nối với chương trình thời sự. II. Công nghệ sử dụng tại đài truyền hình Việt Nam. Sản xuất phóng sự tại Đài truyền hình Việt Nam có các bước công nghệ như trên. Đó là: 1. Chuẩn bị biên tập và kỹ thuật. 2. Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kỹ thuật đến địa điểm làm việc. 3. Quay và ghi hình theo kịch bản. 4. Chọn tư liệu quay. 5. Dựng chương trình. 6. Làm tiếng thêm. 7. Duyệt chương trình. Do điều kiện kỹ thuật còn thiếu sót và thói quen làm chương trình nên ở khâu 3,4,5 có những sự khác nhau như sau: Bước 3: chưa sử dụng time code. Bước 4,5: - Dựng bằng tay. - Dựng đa phần theo cách mở đuôi (độ dài không bắt buộc). Đây cũng là những vấn đề cần trao đổi, nghiên cứu kỹ lưỡng. Nó liên quan đến việc lựa chọn và đưa các thiết sbị đồng bộ vào dây chuyền sản xuất, vấn đề thay đổi cách làm, đào tạo đội ngũ quen dần với kỹ thuật, công nghệ mới. II.4.2. Công nghệ sản xuất phần tin thế giới. Phần thời sự quốc tế (hay tin thế giới) trong chương trình thời sự của truyền hình được sản xuất trên cơ sở sửa các thành phần tin như sau: - Chương trình ghi nhận được từ các hãng bên ngoài. - Tin nhận được từ bản tin (tin lời), báo chí. - Chương trình do các phóng viên gửi về. Quy trình sản xuất này gồm có các bước sau: 1. chuẩn bị của biên tập: Có định hướng và lựa chọn trước nội dung sơ bộ theo các thông tin được thông báo và sự chỉ đạo tuyên truyền của cấp trên. 2. Ghi chương trình: Từ các nguồn khác nhau như tín hiệu của các hãng từ vệ tinh, từ mạng lưới cáp gửi về. Do đã có chuẩn bị về biên tập nên sau khi có các nguồn tin, có thể tiến vào lựa chọn dễ dàng. Trong khi ghi có thể theo dõi hình trên monitơ và ghi chú những điều cần thiết. 3. Lựa chọn và đánh dấu địa chỉ để dựng. Theo định hướng chuẩn bị, người biên tập đã sơ bộ sắp xếp được nội dung của chương trình theo từng phần. Căn cứ vào các tin nhận được việc lựa chọn được tiến hành trong phòng chuẩn bị. Các tin tức cần thiết được chọn và đánh dấu địa chỉ, sắp xếp theo thứ tự đưa vào băng. 4. Dựng lại. Công việc dựng lại này tuỳ thuộc vào phương pháp ghi bản đầu và phương thức phát sóng (dùng hệ thống casset hay dồn băng...) thông thường các tin nhận được cũng đã có sự sắp xếp rồi, do đó công việc dựng lại được tiến hành nhanh trên bàn dựng cùng với việc làm kỹ xảo, thường là cắt hình. Những tin phát thanh viên lên hình có thể được dựng xen ngay tại chỗ (nếu có studio) hoặc được ghi chú vào văn bản để tiến hành trong Studio thời sự. 5. Lồng tiếng. Sau khi có bản dựng hình hoàn chỉnh, cần biên dịch phần lời và đọc thẳng vào một kênh của băng. Đường tiếng dịch có thể hoà âm với một tỷ lệ thích hợp với đường tiếng gốc để làm nền. Việc này nên thực hiện trong khi lồng tiếng để có thời gian điều chỉnh bình tĩnh. Một điều thường chú ý nữa là trong các bản tin tốc độ đọc phải nhanh hơn và đảm bảo độ rõ lời, đảm bảo được 2 yếu tố đó sẽ giúp người nghe nhớ và hiểu dễ hơn. 6. Kiểm tra lại, đánh dấu băng, lập văn bản và chuyển băng về chương trình thời sự. Các bước công nghệ được minh hoạ ở hình vẽ dưới đây: 1. chuẩn bị nội dung biên tập 2. Ghi nhận từ các nguồn tin khác 1 1 1 1 1 2 1 1 3 1 1 4 1 1 5 1 1 6 4 5 6 1 2 3 M VTR 3. Lựa chọn và đánh dấu. VTR M 3. Dựng chương trình. VTR VTR Dựng 5. Đọc lời. fòng đọc Thời sự MIX Ghi âm VTR Hình II.2-5. Sản xuất phần tin thế giới. CHƯƠNG 3. TRUYỀN HÌNH LƯU ĐỘNG III.1. XE MẦU VÀ CÁC THIẾT BỊ. 01. Xe mầu: Là một ô tô chứa tất cả các thiết bị linh kiện điện tử cần thiết để tạo ra một chương trình truyền hình. Xe mầu có ba buồng chính: buồng đạo diễn bao gồm bàn mixer video, bàn key, chữ, bàn kỹ xảo, buồng âm thanh bao gồm bàn mixer audio, buồng máy bao gồm các CCU, bàn làm chậm, thiết bị viba và ghi hình. Hình II.3-1.Sơ đồ hệ thống thiết bị trên xe màu Điện và điều hoà Cáp Cáp Cáp Viba CCU CCU CCU CCU Điều khiển CCU Điều khiển Profile Điều khiển VTR Điều khiển Audio Đạo diễn Mixer VDE CG 02. Camera: Là một máy ảnh chụp liên tục 24 hình/ giây tạo ra các ảnh với tín hiệu điện. Một camera đơn giản có sơ đồ khối như sau: EV ER Eb Eb-y Er-y Ey Thấu kính và lăng kính – Biến đổi QĐ - Bộ xử lý tín hiệu - Mạch ma trận Hình II.3-2. Sơ đồ khối của Camera 03. CCU (Camera Control Unit) có nhiệm vụ điều khiển các khâu kỹ thuật của các camera: Các mức video (đóng mở ống kính) cân bằng trắng, cân bằng đen, chỉnh pha dòng (H), sóng mang phụ (SC) thay đổi hệ số khuếch đại (K), kính lọc nhiệt độ màu. Các tín hiệu điều khiển được mã hoá thành tín hiệu điện rồi truyền từ CCU tới CAM bằng các dây dẫn. Ngược lại khi truyền tải tín hiện từ CAM sang CCU ta vẫn phải có dây dẫn tương ứng. 04. VTR (Video Tape Record): Là máy ghi hình có chức năng chính là lưu giữ chương trình trên băng Betacam, đây chính là sản phẩm được tạo ra. 05. CG (Charactor Gennerator): Là máy vi tính để chèn chữ (key chữ) và các biểu tượng lên hình ảnh. 06. Profile: Là máy làm chậm phát lại nội dung hình ảnh cần thiết với tốc độ chậm tuỳ ý hơn. Profile bao gồm một máy vi tính hệ thống điều hành và xử lý 4 tín hiệu hình ảnh được ghi liên hoàn trên 4 ổ cứng để phục vụ cho việc làm chận những cảnh cần thiết. 07. Video Mixer: Là bàn dựng hình tạo ra sản phẩm chương trình. Bàn mixer video điều hành toàn bộ đường hình của cả hệ thống xe: như bàn làm chậm, bàn key chữ và các tín hiệu hình ở các đầu vào khác – Mixer Video luôn đi kèm với ma trận đường hình, đóng vai trò chuyển mạch của các đường hình ở đầu vào và đầu ra. Bàn mixer video còn có sẵn một số kiểu kỹ xảo cứng (kỹ xảo đơn) được nhớ sẵn trên các IC của hệ thống. 08. VDE (Video Digital effect): Là bàn kỹ xảo mềm do một máy tính đảm nhận. VDE được cài đặt phần mềm chuyên dụng trên nền Windows NT để tạo ra rất nhiều kiểu kỹ xảo khác nhau phục vụ cho mixer video thực hiện chương trình kịch bản của mình. 09. MP (Master Pulse) bộ tạo xung chủ, cung cấp xung chuẩn đồng bộ cho tất cả hệ thống. Vì vậy, khi chuyển tín hiệu hình ảnh ở các đầu vào với nhau, hình ảnh tạo ra không bị nhấp nhảy (không bị quá độ lệch pha) mà luôn luôn tuyến tính mịn. Audio output MP Audio Mixer Speak Hình II.3-4. Sơ đồ khối đường tiếng và đồng bộ điều khiển 10. RX camera link: Là máy thu vô tuyến dùng anten vô hướng để thu tín hiệu của camera phát (CAM7) đặt ở nơi xa không kéo cáp tới được. Camlink sử dụng dải tần truyền sóng là UHF với phương thức điều chế FM. 11. Cáp truyền: Là cáp đồng trục từ cáp có kích thước dài là 100, 200 và 300m, cáp truyền có nhiệm vụ: - Cấp nguồn cho các camera. - Đưa tín hiệu hình và tiếng về xe. - Đưa tín hiệu hình và tiếng từ xe tới các camera (line return). + Hệ thống âm thanh chương trình bao gồm một bàn mixer Audio. - Sơ đồ khối của bàn Mixer audio. Từ các máy ghi Betacam, máy cassette và người đọc thuyết minh... tất cả được đưa vào bàn trộn. Lúc đó bàn trộn âm thanh với nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu lại với nhau để đưa ra một âm thanh hoàn chỉnh. Mixer Audio có 24 line In và 8 line Out phục vụ cho 2 kênh truyền hình. Mỗi kênh có 4 đường tiếng: 2 đường cho âm thanh nền (giải tần từ 0 ¸12 KHz), 1 đường lời thuyết minh nội dung chương trình (giải tần từ 50 ¸ 12 KHz) và một đường dành cho bản quyền khác. + Các thông số cơ bản của mixer. - Dải tần số từ 16 Hz ¸20 KHz ±0,5dBm. - Méo phi tuyến (méo không đường thẳng ) < 0,3% (1 KHz, + 4dBM). - Nhiễu đầu vào: + Micro: - 123dBm (150W, 16Hz-20KHz). + Line: -80dBm. - Độ xuyên kênh: 70dBm (đo được 10KHz). - EQ có 3 dải. + high (ở dải tần số cao) 10KHz ±15dBm. + Mid (ở f trung bình) 2,8KHz ±15dBm. + Low (ở f thấp) 100KHz ±15dB. - Mạch lọc tần số thấp (LCF) 120Hz 12dBm/oct. - Bộ tạo sóng chuẩn 1000Hz. Để kiểm tra thiết bị và đường truyền, dùng để chỉnh bản mixer và các thiết bị khác. + Tần số 1000Hz. + Mức tín hiệu +4dBm. + Méo phi tuyến < 0,3%. - Đồng hồ chỉ thị VU chỉ thị về mức có 4 dãy chỉ thị, mỗi dãy có 15 đèn LED. - Nguồn điện: dùng nguồn 100v, 110v, 220v, 240v. Công suất của bàn là 24w. + Đầu vào. - Số đường vào: 8 đường cho micro + line in. - Phono: 2 đường. - Tín hiệu không đối xứng: 6 đường. - Monitor: 2 đường. - Rắc canông: vào là rắc đực ra là rắc cái. XLR – 3- 31. - Chuyển mạch đầu vào có 4 vị trí. + 48 MIC (Micro tụ điện). MIC. + BA line (tín hiệu đối xứng). + Phono (tín hiệu không đối xứng). + Đầu ra: Line out tín hiệu ra đối xứng XLR – 3- 30 Mức +4dBm, mức ra là +24dBm, 600W. Nó chỉ có 2 đường ra kênh L, kênh R. - Line không đối xứng: Line out1, Line out 2. Có mức ra là -5dBm + 15dBm 10KW không đối xứng. - AUX: + AUX1. + AUX2 mức ra là -5dBm + 15dBm 10KW không đối xứng. - Monitor out – 5dBm + 15dBm + 15dBm 10KW không đối xứng. - TB (Talkblack) 1 đầu ra -5dBm + 15dBm 10KW không đối xứng. - Leadphones 1 đầu ra 10mW không đối xứng. + Hệ thống âm thanh nội bộ dùng để giao tiếp giữa đạo diễn với các quay phim và kỹ thuật viên. Hệ thống này bao gồm micro, tai nghe và loa. Tất cả micro và loa đều được nối tới bàn mixer audio và do bàn mixer audio điều hành. Mixer audio bàn xử lý toàn bộ âm thanh của xe được đi kèm với một ma trận đường tiếng để thuận lợi cho kỹ thuật viên làm về âm thanh. Mixer audio còn có hệ thống kỹ xảo làm âm thanh (tiếng vang, vọng...) và hệ thống bù tần số EQ (Equalizer) nó điều chỉnh mức tăng giảm ở một tần số: High 10KHz ±15dBm. Mid 2,8KHz ±15dBm. Low 100KHz ±15dBm. 4 4 4 4 Mạch hạn chế đầu vào Tín hiệu không đối xứng i i i i LCF EQ VCA -TRIM: input level (chỉnh áp đầu vào) - LCF: Mạch cắt tần số. - EQ:Điều chỉnh mức tăng của một tần số. - LINE OUT: Đường tín hiệu không đối. - AUX OUT: Đường ra . - TB: (Talk Black). - AUX BUS: Đường truyền) i i i 4 4 4 i u u 4 Monitor out aux aux Out auxbus auxmaster Hình II.3-5. Sơ đồ khối của Mixer 12. TX viba (máy phát siêu cao tần). Các thông số kỹ thuật TX-PML 13GHz. - Anten Parabol F = 0,6 m. - Khoảng cách D = 1,6 Km. - Tần số f = 13 GHz. - Công suất P = 1W hay 30 dBm. - Dung lượng B = 34 Mb/s (tương đương với 1 kênh truyền hình mầu với 4 kênh âm thanh). Phương thức điều chế: FM. - Băng tần cơ sở 70 MHz. - Nguồn cung cấp 20 – 60 Vdc 105 – 260 Vac (50-60 Hz). - Công suất tiêu thụ 108W. - Môi trường -30 - +550C. - Độ ẩm 95%. III.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP Đặc điểm của truyền hình trực tiếp là: - Có tính thời sự nhanh nhất, khán giả được trực tiếp theo dõi các sự kiện trên màn ảnh đồng thời cùng lúc với thực tế xảy ra sự kiện -Tạo điều kiện cho khán giả tiếp cận với sự kiện ở bất cứ nơi nào. Như sân khấu nhà hát, cúp bóng đá thế giới… - Chi phí kinh tế cho việc dựng cảnh, bài trí sân khấu ít tốn kém. - Sản xuất chương trình gắn liền với công tác truyền dẫn. Tuỳ theo mức độ và thể loại chương trình, truyền hình trực tiếp có các bước công nghệ khác nhau. Các chương trình được truyền hình trực tiếp gồm có: - Các chương trình nghệ thuật: Bao gồm các buổi biểu diễn tại các nhà hát, các buổi hoà nhạc, các chương trình ca hát, hội diễn… - Các chương trình chính trị: Đại biểu của các tổ chức, cuộc thăm viếng của các nguyên thủ Quốc gia…. - Các hoạt động thể thao trong và ngoài nước… Do có những đặc thù riêng, nội dung phong phú và tính thời sự nhanh nên truyền hình trực tiếp đã trở thành một lĩnhvực riêng và sử dụng khối lượng phương tiện kỹ thuật lớn trong dây truyền công nghệ. Tuỳ theo tính chất của mỗi chương trình truyền hình trực tiếp có thể sử dụng. - Xe lưu động lớn loại 3 đến 4 camera. - Xe lưu động nhỏ loại 1 đến 2 camera - Xe chở thiết bị ghi hình (xe ghi hình) - Xe chở thiết bị ghi âm - Thiết bị gọn nhẹ có khả năng cơ động trên phương tiện giao thông - 1 đến 2 bộ viba hoặc bất kể một phương tiện truyền dẫn nào khác - Môtô, ôtô, máy bay trực thăng.. Trong trường hợp cần thiết có thể kết hợp các phương tiện trên để thực hiện chương trình trong một dây chuyền công nghệ tối ưu nhất như: - Khi thực hiện một chương trình âm nhạc có chất lượng cao hay những chương trình ca nhạc giải trí phải sử dụng kết hợp xe lưu động với xe ghi âm vì đối với loại chương trình này cần phải có sự tham gia của đạo diễn âm thanh trong khi hoà âm và ghi âm bằng kỹ thuật nhiều đường. - Khi thực hiện các chương trình quan trọng như đại hội của các tổ chức, các cuộc thi đấu điền kinh, … phải sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều xe lưu động với một số camera gọn nhẹ để thực hiện các cảnh quay chi tiết trong một khu vực hoạt động rộng. Để hoàn thành chương trình tại chỗ truyền hình trực tiếp còn có những mini-Studio lưu động để thực hiện những kỹ xảo, làm phông chữ, kỹ xảo ghi hình… đọc lời bình luận, cấy xen hình ảnh, tư liệu cần thiết.. Đặc biệt đối với những chương trình quan trọng như tường thuật tại chỗ Đại hội Đảng, họp Quốc hội… truyền hình trực tiếp phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối chương trình như sau: - Sử dụng thêm một xe lưu động dự trữ. - Sử dụng 2 đường truyền dẫn tín hiệu độc lập. - Tăng cường số lượng camera và micro. - Lắp đặt thiết bị sớm và kiểm tra hoạt động của thiết bị thường xuyên. - Sử dụng thêm một đường hình của phát thanh. Tất cả các đặc điểm trên cần phải tính đến trong khi thiết lập dây truyền sản xuất chương trình để đảm bảo chất lượng, độ an toàn và tính tối ưu trong công nghệ. III.3. KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP. Đối với truyền hình trực tiếp, yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải tỉ mỉ và khá phức tạp (không sửa được lỗi). Vì vậy, yêu cầu kỹ thuật, đạo diễn, quay phim... thực hiện chương trình của mình hạn chế lỗi xảy ra đến mức tối đa hoặc không có lỗi. Để thực hiện truyền hình trực tiếp một trận thi đấu bóng đá tại sân vận động Hà Nội công việc được tiến hành như sau. Các tín hiệu từ các camera được đưa đến xe màu tổng hợp thành chương trình đưa tới máy phát Viba truyền về trung tâm để phát sóng. Các Camera Xe màu TX Viba RX Viba Máy phát Hình III.3-1. Sơ đồ khối thực hiện chương trình trực tiếp - Các Camera bao gồm: 3 Cam dưới sân và 3 Cam trên khán đài. - Xe mầu được đỗ ở cổng số 3 chứa tất cả các thiết bị điện tử để thực hiện toàn bộ kỹ thuật truyền hình trực tiếp. - TX Viba dùng Anten Parabol 0,6m trên nóc tầng 3 ở cổng số 2 của sân vận động. - RX Viba + Máy phát đặt tại trung tâm kỹ thuật 59 Giảng Võ Hà Nội. Cam 5 Khán đài B Cam 4 Cam 1 Cam 2 Cam 3 Cam 6 Hình III.3-2. Sơ đồ khối vị trí đặt Camera Khái quát về nhiệm vụ chính của từng người kỹ thuật viên trên xe khi tường thuật trực tiếp một trận thi đấu bóng đá. - Bàn đạo diễn bao gồm: Một người làm kỹ xảo mềm, một người chèn chữ lên hình, một người đạo diễn. - Một người điều khiển âm thanh ngồi ở bàn mixer audio. - Một người điều khiển đóng, mở ống kính của các Cam, một người làm chậm trên máy tính, một người ghi băng và làm chậm bằng máy digital video. Cả 3 người đều ngồi ở buồng máy. - Một người phụ trách kỹ thuật chung và trực viba ở đầu phát. Thực hiện chương trình: - CAM 1: Cảnh toàn kiểm soát toàn bộ sân và là máy chính. - CAM 2 ¸ CAM 3: Là cảnh cận kiểm soát 2/3 sân bên mình. Có nhiệm vụ bắt người và lỗi. - CAM 4: cảnh cận, bắt người (bao gồm huấn luyện viên, các cầu thủ đặc biệt: bị phạt thẻ, thay người...). - CAM 5 + CAM 6: kiểm soát 1/2 sân bên mình có nhiệm vụ coi gôn và các pha ghi bàn. Khi không có lệnh của đạo diễn, tất cả quay phim đều phải hướng theo bóng ở địa phận mình. Người đạo diễn dựa trên hình ảnh của 6 monitor ở 6 camera để chọn ra một cảnh là chương trình và điều khiển các quay phim với góc độ khác nhau. Khi có một sự việc quan trọng xảy ra trên sân, đạo diễn hỏi người làm chận xem có thể thực hiện làm chậm được không ?, ở đường nào, nếu được kỹ xảo đưa ra, làm chậm thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về kỹ thuật truyền hình.doc
Luận văn liên quan