Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay

Lời mở đầu Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã và đang khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu, giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. Trên thực tế, loại tài sản vô hình này đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp không chỉ ở các nước trên thế giới nói chung và tại nước ta nói riêng. Chính vì vậy, trong bối cảnh khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào các khu vực, các diễn đàn kinh tế như WTO, APEC, AFTA, ASEEM thì vấn đề thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp, các chủ thể quyền mà còn trực tiếp đối với các cơ quan quản lý, các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. II. Nội dung chính III.Lời kết bài

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã và đang khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu, giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. Trên thực tế, loại tài sản vô hình này đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp không chỉ ở các nước trên thế giới nói chung và tại nước ta nói riêng. Chính vì vậy, trong bối cảnh khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào các khu vực, các diễn đàn kinh tế như WTO, APEC, AFTA, ASEEM… thì vấn đề thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp, các chủ thể quyền mà còn trực tiếp đối với các cơ quan quản lý, các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung chính Các quy định của pháp luật về giám định sở hữu trí tuệ Từ những tác động tích cực do việc gia nhập WTO của Việt Nam, thị trường hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú. Chính vì vậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yêu cầu cần thiết đối với nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO. Trong quá trình giải quyết xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT, giám định SHTT là một khâu quan trọng để xác định hành vi, tính chất, mức độ xâm phạm và xác định thiệt hại khi có yêu cầu giải quyết xử lý xâm phạm các đối tượng quyền SHTT bao gồm các giám định về: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng. Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ quy định về giám định SHTT “là việc các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá, kết luận các vấn đề liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo Chương VI (Giám định sở hữu trí tuệ - các Điều từ 39 đến 53) Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/ NĐ-CP ngày 30.12.2010 quy định chỉ có 4 tổ chức, gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp; Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp; Và các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư (trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Cty luật TNHH 100% vốn nước ngoài, Cty luật TNHH dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài) được giám định sở hữu trí tuệ - Đó là những nội dung chủ yếu của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ vừa được Chính phủ ban hành. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Nghị định, các tổ chức giám định sở hữu trí tuệ sẽ được bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ như: Quyền thuê giám định viên sở hữu trí tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc; nghĩa vụ hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký hoạt động; nghĩa vụ bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định; nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… Nghị định cũng quy định rõ những điều kiện mà tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải có là: Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ; có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định. Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, giám định là vấn đề quan trọng và cần thiết trong một số trường hợp.Vấn đề giám định sẽ đặt ra khi đối tượng sở hữu trí tuệ đang có tranh chấp là đối tượng phức tạp. Theo Điều 90-Bộ luật tố tụng dân sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng. Điều 67-Bộ luật tố tụng dân sự về người giám định quy định “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của lĩnh vực có đối tượng cần giám định”. - Như vậy, theo tư tưởng Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ. Quy định này phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay, đồng thời đảm bảo chủ trương xã hội hoá của hoạt động này. Các Bộ liên quan có thể thành lập các đơn vị sự nghiệp, để tham gia thực hiện hoạt động giám định. Thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay Ở phần này tôi chủ yếu đưa ra những vướng mắc trong công tác giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay. “Mặc dù nước ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) từ năm 2005, nhưng cho đến nay công tác giám định vi phạm SHTT của nước ta còn nhiệu bất cập. Theo Ông Trần Việt Hùng, Cục SHTT cho biết VN là một trong những điểm nóng về vi phạm quyền SHTT với tỷ lệ vi phạm cao và mức độ ngày càng tinh vi phức tạp. Từ đầu năm 2009 đến nay, Việt Nam xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm quyền SHTT, trong đó chủ yếu là vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả… Đã có tới hơn 90% các vụ được xử lý bằng biệt pháp hành chính. Rất ít trường hợp vi phạm bị kiện ra toà. Nguyên nhân lớn nhất chính là từ phía các doanh nghiệp, chúng ta vẫn chưa ý thức hết được lợi ích của việc bảo vệ SHTT, hầu hết các doanh nghiệp đều ngại khiếu kiện ra toà do tốn kém tiền bạc, thời gian, thủ tục phức tạp.”(() Sở hữu trí tuệ và hội nhập số 105-11/2009 ) - Từ thực tế công tác đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng, trong đó chủ công là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế cho thấy, hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sao chép và cài đặt bất hợp pháp các loại phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm này thì một vấn đề đặt ra cho các cơ quan điều tra là việc xác định chứng cứ thông qua hoạt động giám định sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mặc dù các quy định của pháp luật hiện nay về hoạt động giám định sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ, nhưng có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan chức năng. Đối với quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực có nhiều đối tượng khác nhau như: Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khi xảy ra các hành vi xâm phạm đến các đối tượng này, khi có yêu cầu trưng cầu giám định để thu thập chứng cứ phục vụ điều tra thì cơ quan điều tra gặp phải những khó khăn nhất định. Giám định sở hữu trí tuệ là một hoạt động phức tạp đòi hỏi đội ngũ giám định viên bên cạnh trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về đối tượng giám định thì cần thiết phải có trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình giám định. Do nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cao như các đối tượng của quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình phần mềm, các giống cây trồng mới, các nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… nên hiện nay trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ nếu thiếu các trang thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ cho công tác này sẽ hạn chế lớn đến kết quả giám định của các giám định viên. - Cụ thể từ một loại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: là hàng giả, nhái nhãn hiệu. Vi phạm lớn nhất có thể kể đến bản quyền CNTT, vi phạm kiểu dáng, mẫu mã (xe máy)... Trong khi đó, việc giám định loại vi phạm này vẫn đang thiếu đủ thứ. “Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, Vinastas đã tiếp nhận tới 500 hồ sơ khiếu nại của NTD (trong đó có tới 62% số NTD mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng). Số vụ khiếu nại của NTD, không giảm mà tăng liên tục, tăng hằng năm. Và trên thực tế, số vụ vi phạm của doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh bị phát hiện còn vượt xa so với số vụ khiếu nại của NTD. Trong khi đó ngành hải quan Việt Nam đã chấp nhận và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại biên giới đối với gần 270 đối tượng bao gồm các nhãn hiệu lớn như: Adidas, Casio, Gucci, HP, Nivea... nhưng bằng nhiều cách hàng giả, hàng nhái hiện đang được bán công khai trên thị trường.”(() ) Lý giải về nguyên nhân tồn tại hàng giả, hàng nhái nhiều năm nay, đã có rất nhiều ý kiến, trong đó hầu hết đều quy về nguyên nhân quan trọng nhất là chế tài xử lý hành chính và xử phạt hình sự còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi cũng còn gặp nhiều khó khăn làm giảm hiệu quả của công tác chống hàng giả, hàng nhái như: các văn bản chỉ đạo còn chưa thống nhất, chồng chéo gây khó khăn cho lực lượng này. Đặc biệt, khâu giám định, tưởng như chỉ là một thủ tục song lại làm “tắc” không ít vụ xử lý hàng giả, hàng nhái. Theo quy định của pháp luật, việc xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, chi phí giám định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Và cũng theo quy định thì chính đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như không có đương sự nào chịu nộp. Một cái khó nữa là muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng Quản lý thị trường(QLTT) phải có yêu cầu từ chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái. Khi phát hiện hàng nghi nhái, giả, QLTT lập biên bản tạm giữ hàng hóa nhưng lại không liên hệ được với doanh nghiệp sản xuất, do họ không có đại diện ở Việt Nam, hoặc không có địa chỉ liên hệ cụ thể. Mặt khác, không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc làm giả nên khi được mời đến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối. Có thể khẳng định khâu yếu kém nhất trong quá trình chống hàng giả, hàng kém chất lượng là khâu giám định. Muốn khẳng định được hàng giả hay không phải tiến hành giám định nhưng rất nhiều vụ vi phạm khi phát hiện, đưa đi giám định chất lượng thì không thể giám định được - Như vậy, Khó khăn trong xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ(SHTT) hiện có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, năng lực của cơ quan thực thi còn hạn chế, thiếu cán bộ làm giám định vi phạm SHTT. Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi như tòa án, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra khoa học, hải quan... còn lỏng lẻo, thiếu thống nhất. Thứ ba là hiểu biết của doanh nghiệp và người tiêu dùng về SHTT chưa cao. Vụ việc cụ thể về giám định sở hữu trí tuệ Vụ tranh chấp về bản quyền hộp đựng bánh đậu xanh giữa Cty CP TM Rồng vàng Minh Ngọc và Cty TNHH Gia Bảo: “Theo tài liệu của Cty TNHH Gia Bảo cung cấp, Cty TNHH Gia Bảo được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền KDCN số 8632 (theo QĐ số A10875/QĐ-ĐK ngày 11/10/2005 và ngày nộp đơn 7/2/2005), tên kiểu dáng: Hộp đựng bánh. Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn. Ngày 5/12/2009, Cty TNHH SHTT Winco được sự ủy quyền của Cty TNHH Gia Bảo đã có công văn số 165/CV gửi Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc; dựa trên cơ sở Bản kết luận giám định số KD 047-09 YC/KLGĐ ngày 4/12/2009 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT); Trong bản kết luận này, đối tượng giám định là tài liệu gồm giấy và ảnh chụp hộp đựng bánh (mẫu hộp số 1). Cty Wincon đã đề nghị Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng KDCN (hộp đựng bánh) vi phạm, thu hồi toàn bộ sản phẩm bánh đậu xanh mang KDCN vi phạm đang lưu hành trên thị trường và có công văn chính thức trả lời Cty Winco trước ngày 12/12/2009 về việc giải quyết vụ việc và cam kết sẽ không tái phạm. Ngày 12/1/2010, Thanh tra Sở đã trực tiếp mua mẫu hộp bánh tại Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc và ngày 14/1/2010, Thanh tra Sở đã có công văn số 01/CV-Ttra về việc trưng cầu giám định, đề nghị Viện KHSHTT giám định mẫu hộp đựng bánh (mẫu hộp số 2), mẫu có hình dạng cụ thể như tại bản kết luận giám định số KD 002-10 YC/KLGĐ ngày 22/1/2010 của Viện KHSHTT. Tại bản kết luận giám định này đã kết luận: Hành vi sản xuất, lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài như mẫu vật giám định của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc không phải là hành vi xâm phạm bản quyền đối với KDCN “Hộp đựng bánh” đang được bảo hộ theo bằng độc quyền KDCN số 8632 của Cty TNHH Gia Bảo. Theo đề nghị của Cty TNHH Gia Bảo, ngày 27/1/2010, Thanh tra Sở đã có công văn số 02/CV-Ttra về việc trưng cầu giám định, đề nghị Viện KHSHTT giám định mẫu do Thanh tra Sở và Cty TNHH Gia Bảo thu thập ngày 26/1/2010 (mẫu hộp số 3), mẫu có hình dạng cụ thể như tại Bản kết luận giám định số KD 005-10 YC/KLGĐ ngày 2/2/2010 của Viện KHSHTT. Tại bản kết luận này đã kết luận việc sản xuất, lưu thông sản phẩm hộp đựng bánh có hình dạng bên ngoài như mẫu vật giám định mà không được phép của chủ văn bằng KDCN số 8632 và không có quyền sử dụng trước là hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN. Hộp đựnh bánh đang được bảo hộ theo bằng độc quyền KDCN số 8632. Ngày 4/2/2010, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định số 20/QĐ-KHCN thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành về SHTT để thực hiện việc thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về SHTT trong quá trình sản xuất, kinh doanh hộp đựng bánh đậu xanh đối với Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc. Tại cơ sở sản xuất của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc tại thời điểm thanh tra, Đoàn Thanh tra không phát hiện có hộp đựng bánh giống mẫu số 1 và số 3. Ngày 3/3/2010, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo xin ý kiến các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết đơn yêu cầu của Cty TNHH Gia Bảo và đi đến kết luận: “Thứ nhất, mẫu kiểu dáng hộp đựng bánh theo tài liệu được Cty TNHH Gia Bảo đem đi trưng cầu giám định (Mẫu hộp số 1) và được Viện KHSHTT kết luận là có xâm phạm quyền hiện chưa đủ cơ sở để khẳng định đó là mẫu kiểu dáng hộp đựng bánh do Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc sản xuất. Thứ hai, mẫu kiểu dáng hộp đựng bánh (mẫu hộp số 2), do Thanh tra Sở lấy mẫu tại Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc để đem đi giám định tại Viện KHSHTT được Viện kết luận là không xâm phạm quyền đối với KDCN hộp đựng bánh của Cty TNHH Gia Bảo được bảo hộ kèm theo văn bằng số 8632. Thứ ba, mẫu kiểu dáng hộp đựng bánh (mẫu hộp số 3) mà Thanh tra Sở cùng với Cty TNHH Gia Bảo mua mẫu trên thị trường Hà Nội để đem đi trưng cầu giám định tại Viện KHSHTT và được Viện kết luận là xâm phạm bản quyền đối với KDCN hộp đựng bánh được bảo hộ theo văn bằng 8632 hiện vẫn chưa có cơ sở, căn cứ để khẳng định đó là mẫu hộp đựng bánh của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc.” Tại buổi hội thảo, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã đề nghị Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc có ý kiến chính thức bằng văn bản đối với các mẫu hộp số 1 và mẫu hộp số 3 được gửi đi giám định tại Viện KHSHTT có phải là mẫu của Cty sản xuất và lưu thông hay không? Thời hạn trả lời chính thức bằng văn bản cho Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ là trước ngày 10/3/2010. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cũng yêu cầu Cty TNHH Gia Bảo tiếp tục cung cấp, bổ sung bằng chứng khẳng định mẫu hộp số 1 và số 3 là sản phẩm của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc. Thời hạn cung cấp bổ sung bằng chứng trước ngày 15/3/2010. Thực hiện ý kiến nói trên của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ngày 4/3/2010, Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc đã có công văn số 07/CV-RVMN khẳng định các mẫu hộp số 1 và số 3 không phải là sản phẩm của Cty. Ngày 15/3/2010, Cty TNHH Gia Bảo có công văn số 03/CV-GB cho rằng với những nhân chứng, vật chứng và các tài liệu mà cty đã gửi để yêu cầu xử lý vi phạm cùng các bức ảnh được chụp tại nơi bán hàng của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc trước thời điểm có kết luận giám định mẫu hộp số 1 và chứng cứ về mẫu hộp số 3 là những bằng chứng đủ để kết luận hành vi xâm phạm của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc. Từ những tài liệu, chứng cứ, mẫu vật đã thu thập được thể hiện trong hồ sơ giải quyết đơn yêu cầu xử lý của Cty TNHH Gia Bảo đối với Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đã có kết luận như sau: “Thứ nhất, kết quả thanh tra tại cơ sở sản xuất của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh ngọc ngày 9/2/2010 cho thấy Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc không sử dụng mẫu hộp số 1 và số 3 trong sản xuất. Thứ hai, các tài liệu, chứng cứ do Cty TNHH Gia Bảo cung cấp không đủ cơ sở để khẳng định mẫu hộp số 1 là sản phẩm của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc. Thứ ba, các chứng cứ thu thập bổ sung của Đoàn Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội ngày 15/3/2010 không đủ căn cứ để kết luận mẫu hộp số 3 là sản phẩm của Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc.” Từ 3 kết luận nói trên, căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghệ; Nhận thấy không đủ chứng minh Cty CP thương mại Rồng vàng Minh Ngọc xâm phạm quyền đối với “Hộp đựng bánh” của Cty TNHH Gia Bảo đã được bảo hộ tại Bằng độc quyền kiểu dáng số 8632.”(() ) - Từ vụ việc trên, ta thấy đối tượng giám định trong vụ việc là kiểu dáng công nghiệp, cụ thể là “hộp đựng bánh”: + Mẫu giám định số 1: dựa trên cơ sở bản kết luận giám định số KD 047-09 YC/KLGĐ ngày 4/12/2009 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT); + Mẫu giám định số 2: dựa trên cơ sở bản kết luận giám định số KD 002-10 YC/KLGĐ ngày 22/1/2010 của Viện KHSHTT; + Mẫu giám định số 3: dựa trên cơ sở Bản kết luận giám định số KD 005-10 YC/KLGĐ ngày 2/2/2010 của Viện KHSHTT; Nhờ dựa trên các bản giám định về mẫu “hộp đựng bánh” cùng với những chứng cứ thu thập bổ sung Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đã có kết luận đúng với vụ việc trên. - Ngoài giám định về kiểu dánh công nghiệp như vụ việc trên để đưa ra kết luận có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không thì còn có giám định với nội dung đánh giá hành vi sử dụng sáng chế/ thiết kế bố trí/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý; Xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (“giám định tình trạng bảo hộ”); Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không (“giám định yếu tố xâm phạm”); Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ (“giám định tính tương tự”); Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp và xác định giá trị thiệt hại (“giám định giá trị”). Tất cả các nội dung này đều không nằm ngoài các lĩnh vực về giám định quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. - Như vậy, Giám định tốt sẽ cải thiện được vi phạm. Giám định kịp thời, nhanh, chính xác thì các vụ vi phạm sẽ được giải quyết nhanh chóng, giúp cơ quan thực thi thực hiện tốt công việc,…Để làm được điều đó, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cho giám định viên, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và trong quá trình tổ chức giám định cần có hướng dẫn cụ thể theo xác xuất, tỉ lệ % hay phương thức giám định để phục vụ giải quyết vụ án kịp thời có tác dụng phòng ngừa và răn đe tội phạm. III.Lời kết bài Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, giám định là vấn đề quan trọng và cần thiết trong một số trường hợp. Giám định là một khâu quan trọng để xác định hành vi, tính chất, mức độ xâm phạm và xác định thiệt hại khi có yêu cầu giải quyết xử lý xâm phạm các đối tượng quyền SHTT. Thực hiện xã hội hóa khâu giám định đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ quan giám định ở khắp nơi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu giám định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrình bày khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ ở nước ta hiệ.doc