Nằm trong sự chuyển đổi nhiều mặt của xã hội sau khi chiến tranh
kết thúc, nền văn học Việt Nam cũng có sự vận động, biến đổi để đáp ứng
nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn là thể loại đáp ứng nhanh
và linh hoạt hơn các thể loại khác trong giai đoạn chuyển tiếp của nền văn
học từ thời chiến sang thời bình. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn
Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu.
Một mặt, do những thay đổi trong đời sống xã hội với phức tạp trong cuộc
sống đời thường và sự đa dạng trong tính cách con người là những nguyên
nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới của thể loại. Truyện ngắn đã bứt
phá những quy phạm thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện
thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến
tranh. Mặt khác, từ sau năm 1975 (nhất là từ giữa những năm 80 trở đi) với
chủ trương dân chủ hóa văn học và sự mở rộng giao lưu với văn học các nước
trong khu vực và trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng , sâu sắc
nền văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn.
125 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình
thành rõ nét.
Đó là số phận của người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu. Người đàn bà ấy đã từng là con một nhà khá giả,
nhưng vì xấu nên không có ai lấy. Sau đó chị có mang với một anh con trai
nhà hàng chài giữa phá và bắt đầu cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Cuộc
sống dưới thuyền không xuôn xẻ gì lại thêm một lũ con nheo nhóc khiến anh
chồng từ một anh con trai cục tính nhưng hiền lành không bao giờ đánh đập
vợ con trở thành một kẻ vũ phu. Bi kịch của đàn bà ở chỗ cứ ba ngày bị
chồng đánh một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng vậy mà chị ta một mực
khăng khăng xin quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng
bắt con bỏ nó[11/342]. Tại sao một người bị chồng đánh một cách tàn nhẫn
lại không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy?
Vì sao chị ta thà hàng ngày chịu đòn của chồng chứ nhất định không li dị
hắn? Thì ra, ngã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của người
đàn bà làng chài, nhất là những khi biển động. Hơn thế chị còn phải nuôi
những đứa con, chị đâu chỉ sống cho riêng mình, chị còn phải sống vì chúng
nữa. Mặt khác cuộc sống trên thuyền cũng có lúc bình yên, vợ chồng con cái
sống vui vẻ, thuận hoà. Dường như trong hoàn cảnh này, cách hành xử của
người đàn bà này là không thể khác. Giải pháp bỏ chồng mà ông chánh án
đưa ra cho trường hợp của chị là không khả thi. Bởi hơn ai hết người đàn bà
ấy hiểu rằng chị đau đớn về thân thể nhưng không thể oán giận chồng. Số
phận của anh ta cũng nghiệt ngã chẳng kém gì chị. Anh ta đáng bị lên án bởi
sự vũ phu và bởi tự cho phép mình cái quyền được hành hạ người khác để
thoả mãn những bực bội trong lòng. Nhưng anh ta cũng đáng nhận được sự
cảm thông bởi gánh nặng gia đình. Xét đến cùng anh ta chỉ là nạn nhân của
hoàn cảnh sống khắc nghiệt. ở đây Nguyễn Minh Châu nhìn nhận số phận
của con người trong cuộc sống không đơn giản mà đa diện, nhiều chiều. Bởi
thế người nghệ sĩ bao giờ cũng nhìn thấy đằng sau cái màu hồng của ánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
sương mai trong bức ảnh còn là hình ảnh người đàn bà làng chài bước ra khỏi
tranh. Chị là hiện thân của những lam lũ khốn khó đời thường nhưng cũng
tiềm ẩn trong đó những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
Số phận của chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé- con người) của Ma
Văn Kháng lại khiến người đọc không khỏi day dứt. Bố mẹ bỏ nhau, Kiểm ở
với bố, mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ. Trên thân thể em thường hằn
lên những dấu vết của những trận đòn và sự hành hạ từ bà mẹ kế. Bà dì vốn
cưng chiều con mình, để thoả mãn tình thương ấy bà phải hành hạ, trút cái
vất vả khổ cực lên đầu em. Thậm chí cả hai đứa trẻ cũng sớm bị ảnh hưởng
cái thói cay nghiệt, cái đặc quyền được đày đoạ con chồng nên đành hanh,
nhiều khi quái ác đổ tội lên thằng anh để nó lại phải hứng chịu đòn oan. Một
đứa trẻ không may rơi vào cảnh ngộ éo le này, rất dễ trở nên cằn cỗi, thui
chột hết cái mầm nhân bản, hết khả năng yêu thương, thậm chí là lạnh lùng,
nhẫn tâm với đồng loại. Nhưng Kiểm không chai lì, không tàn nhẫn. Bị vùi
dập và dồn vào cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm thì em vãn còn giữ
được một khoảng cách, chưa đồng hoá với cái xấu. Em yêu thương và chăm
sóc chu đáo cho hai đứa em cùng cha khác mẹ với tư cách là một người anh.
Em sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với những người nghèo khó. Khi người mẹ
kế lâm bệnh, em đã tự nguyện trở về với một tình yêu vừa non tơ vừa quảng
đại và quả cảm. Bởi em nghĩ suốt đời làm người khác khổ thì mình có sung
sướng gì đâu. Kiểm là hệ quả của số phận rắc rối giao tiếp qua nhau, là hệ
quả những va đập dưới áp lực của những quan niệm đạo đức và dục vọng
khác nhau. Sự mưu cầu lợi ích vị kỷ, sức thôi thúc của dạ dầy và trái tim, lầm
lỡ cả những tái tạo hồi sinh đã đảo lộn cơ tầng đời sống… làm nảy sinh
những đứa trẻ bơ vơ, mất nơi nương tựa và bẽ bàng[31/84].
Nhân vật Dì Út trong truyện ngắn cùng tên của Thanh Quế cũng là một
số phận mang đầy tính bi kịch. Đó là người phụ nữ phải chịu cả nỗi đau về
thể xác lẫn tinh thần. Sau khi tiễn chồng đi tập kết ở Miền Bắc, người phụ nữ
này thường xuyên bị bọn Mỹ nguỵ bắt đi tù, đánh đạp tra khảo luôn. Đau đớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
hơn cả là đứa con gái duy nhất cũng chết vì bệnh trong lúc chị đang ở tù. Sau
ngày miền Nam giải phóng, chị vẫn nuôi mẹ chồng và chờ chồng nhưng
chồng chị thì không một lần trở lại. Hoá ra anh ta giờ đã là một quan chức,
lại sắp đi làm tuỳ viên kinh tế ở nước ngoài. Để leo lên được địa vị đó, anh ta
sẵn sàng bịa ra một cái thư giả của một người đã chết vu oan, bêu xấu vợ để
lừa tổ chức. Khi vợ biết chuyện, anh ta một mặt đổ thừa cho hoàn cảnh, mặt
khác quỳ xuống van vỉ chị bỏ qua. Những người thân muốn chị vạch mặt kẻ
bội bạc dối trá kia nhưng chị giữ im lặng. Nếu làm như thế liệu vết thương
lòng của chị có thể nguôi ngoai hay chị sẽ chỉ nhận được nhiều ánh mắt cảm
thương hơn của người khác? Sự im lặng ấy là biểu hiện cuả lòng bao dung
hay sự chấp nhận thực tại phũ phàng? Số phận của con người đã đi qua chiến
tranh không chỉ có vầng hào quang mà còn có cả những đau thương mất mát.
Khi viết về cái đa đoan của con người trong cuộc sống, truyện ngắn
sau 1975 cũng xuất hiện kiểu nhân vật cô đơn. Trong những năm chiến tranh
không có con người cô đơn mà chỉ có con người tập thể, con người quần
chúng. Xung quanh họ là bạn bè, đồng chí, dân tộc… con người không có
điều kiện để soi ngắm tâm hồn mình. Sau 1975, với quan niệm con người cá
thể, với sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì kiểu nhân vật cô đơn không phải là
hiếm. Hơn nữa ở giai đoạn giao thời trong bề bộn cuộc sống thì thật - giả,
trắng - đen, tốt -xấu không phải lúc nào cũng minh bạch như hồi chiến tranh.
Con người có lúc hoang mang trước nhiều lựa chọn. Vì thế con người cô đơn
trở thành một điểm xoáy thu hút nhiều tác giả truyện ngắn. Bằng nhiều cách,
mỗi nhà văn đã đi vào khám phá các phương diện khác của sự cô đơn.
Nguyễn Minh Châu đi vào nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh với
một khoảng trống trong tâm hồn không gì bù đắp nổi (Quỳ- Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành). Dương Thu Hương lại xây dựng một kiểu nhân
vật cô đơn đi tìm kiếm hạnh phúc, thứ hạnh phúc không thể với được trong
tầm tay (Ngân- Những bông bần li). Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của
Ma Văn Kháng thì tìm cách thì chạy trốn quá khứ (ông Thiềng- Ngày đẹp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
trời). Còn Nghĩa (Căn nhà ở phố- Nam Ninh) lại cô đơn lạc lõng ngay chính
gia đình của mình. Đến nỗi anh phải tạo ra một kịch bản giả viết thư cho
chính mình để tìm một cái cớ hợp lý cho việc rời khỏi gia đình.
Nhiều nhân vật cô đơn trong truyện ngắn sau 1975 là những con
người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Họ không dễ dàng hoà nhập với những
thay đổi trong cuộc sống hoà bình. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện những
nhân vật cô đơn về trạng thái tâm hồn. Đó là sản phẩm của những va đập
trong cuộc sống đời thường, trong những quan niệm đạo đức nhân sinh trong
cách ứng xử như nhân vật Đính trong Người không đi cùng chuyến tàu của
Nguyễn Quang Thân. Anh là một con người có tài năng và trách nhiệm cao
trong công việc. Anh luôn tìm ra một phương án tối ưu để sửa chữa cho
những dự án sai lầm. Đó là một công việc rất hữu ích nhưng không phải lúc
nào cũng được mọi người ủng hộ. Người cho rằng anh đang chống lại tập thể,
người lại tưởng anh đang tranh chấp quyền lực, đến người anh yêu cũng
không dám ra mặt ủng hộ anh. Vì thế, cuộc sống của anh luôn vấp phải rất
nhiều những hiểu lầm, những lời chỉ trích gay gắt và suốt cuộc đời anh đã
luôn phải đấu tranh cho chân lý trong cô đơn.
Như vậy, cô đơn thực chất là chuyện của những số phận, những con
người cá nhân nhưng nó không phải là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Đi vào từng
mảnh đời cô độc là những vấn đề mang tính xã hội lớn lao. Thể hiện con
người cô đơn chính là biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn
sau 1975 để góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những tình cảm sâu
kín thuộc về vấn đề con người.
ở mỗi truyện ngắn sau chiến tranh là từng cá thể, từng mảnh đời thầm
lặng hay sôi động. Chân dung và số phận con người đã được thể hiện khá
sinh động sâu sắc, đa chiều. Đi sâu vào tâm hồn con người, nhà văn thấy
được ở mỗi số phận ấy từng niềm vui, nỗi buồn hay sự đau khổ, khao khát,
đam mê.
2.2. Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Có ý kiến cho rằng truyện ngắn sống bằng nhân vật và nó bộc lộ đầy
đủ những đặc tính của thể loại, mở ra cho văn học những đề tài, những vấn
đề mới của đời sống bằng những hình tượng văn học. Nếu truyện ngắn 1945-
1975 thể hiện quan niệm con người tập thể, con người quần chúng nên nhân
vật thường được thể hiện trong các sự kiện, biến cố lịch sử thì truyện ngắn
sau 1975, trở về con người cá nhân. Nhân vật thường được thể hiện qua các
mối quan hệ đời thường, qua thế giới nội tâm, qua miền ý thức, vô thức đầy
bí ẩn, phức tạp. Với xu hướng khám phá, thể hiện con người mới mẻ như
vậy, truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 đã hình thành một số kiểu nhân vật
mới. Cách biểu hiện nhân vật cũng đang có những chuyển biến mới.
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh xây dựng con người quần
chúng, con người hiện thân cho ý chí cách mạng. Đó là những con người cầm
súng và quyết thắng lấn át con người bình thường, con người tinh thần, ý chí
nổi lên trên con người vật chất, con người vì nghĩa lớn lấn át con người
riêng tư[81/428].Việc đi sâu khai thác tâm lí con người chưa được coi là một
thao tác bình thường trong văn học giai đoạn này. Tuy nhiên, khi văn học trở
về với con người cá nhân, con người trong cuộc sống đời thường thì việc
miêu tả tâm lí con người lại như một lợi thế của văn xuôi nói chung. Bởi lẽ
khi các tác giả tập trung sự chú ý vào quá trình hình thành cá tính, tính cách
của con người tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng cường yếu tố phân tích tâm lí và
khắc họa cá tính nhân vật.
Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 có thể nhận thấy, các nhà
văn đã khá nhạy bén trong việc miêu tả tâm lí, cá tính, tư tưởng của con
người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự miêu tả những xung đột nội tâm, những
rung động trong cảm xúc, những biến đổi trong tâm lí nhân vật chứ chưa
hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn một quá trình tâm lí, tư tưởng để xây dựng những
hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu bền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Trong khi miêu tả tâm lí nhân vật, các tác giả thường để cho nhân vật
tự ý thức về bản thân mình trong những mối quan hệ với xung quanh, tự
mình bộc lộ với chính mình những suy nghĩ và cảm xúc chân thực nhất. ở đó
thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hữu hiệu để nhân vật tự
bộc lộ những suy tư, trăn trở của bản thân. Những tiếng nói từ bên trong,
những lời tự vấn của người họa sĩ trong Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
chính là động lực thúc đẩy sự phát triển tính cách của anh ta. Lúc đầu, khi
phát hiện ra lỗi lầm do sự thất hứa của mình, anh ta đã day dứt: Tại sao ngày
ấy tôi đã không dưa tấm ảnh đén cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời
hứa? Tôi đã hứa với anh và cả tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, và cũng
thực tâm lắm chứ?[11/126]. Rồi chính anh lại tự biện minh cho việc làm của
mình: Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là anh thợ vẽ truyền thần, công việc
của người nghệ sĩ là phải phục vụ cả số đông, chứ không phải chỉ phục vụ
một người[11/127]. Những lời tư biện này chứng tỏ anh ta chưa thấy được
hết cái nguy hiểm của thói quen lấy lợi ích cộng đồng làm bình phong che
chắn cho hành vi thất hứa của mình. Vì thế, xung đột nội tâm của nhân vật
chưa dừng lại ở đó mà được đẩy cao hơn trong cuộc đối thoại tưởng tượng
với người thợ cắt tóc. Đó là một thứ trảm hình trong lòng nhân vật để anh ta
nhận ra cái bộ mặt thật của mình vừa được lột ra khỏi cái mặt nạ hàng ngày.
Truyện ngắn này lôi cuốn người đọc bởi cách xoáy sâu vào tâm lí nhân vật và
nghệ thuật tạo căng thẳng dần, siết chặt dần từ cảm giác ân hận bị dìm xuống
đến lòng hối hận bùng lên, rồi một niềm ăn năn không dứt mãi không thôi
trong lòng nhân vật. ở đây, tác giả đã cố gắng đưa nhân vật đi đến tận cùng
sự phân tích bên trong để nhìn rõ chính nó.
ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu tỏ ra
là cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lí khá
phức tạp của một tâm hồn không đơn giản như Quỳ. Nhà văn chọn cho câu
chuyện của mình bằng dạng thức tự kể của nhân vật chính. Đó là những lời
kể chân thành như lời tự thú của Quỳ. Rồi cứ thế cả thiên truyện dần dần hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
ra cùng vói việc khám phá phần cốt lõi khó khăn phức tạp đầy biến động nhất
của nội tâm, đó là các cuộc tình của Quỳ. Đúng là để xây dựng nhân vật này,
Nguyễn Minh Châu đẫ phải huy động một khối lượng đậm đặc những chi tiết,
những chi tiết buộc phải có nhiều kinh lịch trên đường viết văn, một quan sát
tinh tế lắm, một vốn hiểu biết về nhân vật sâu sắc mói có thể có
được[81/311].
Mỗi nhà văn trong từng truyện ngắn của mình có những khám phá
riêng về đời sống tâm hồn của nhân vật. Nếu Vũ Tú Nam trong Đi đón cơn
mưa miêu tả thành công những xao động trong tâm hồn của một người thầy
giáo khi biết được tình cảm của một người phụ nữ có số phận bất hạnh dành
cho mình thì Thùy Linh lại đọc ra được một nghị lực ghê gớm, một sự thèm
khát tình yêu của bố mẹ trong đôi mắt vốn lạnh lùng của cậu bé Nguyên (Mặt
trời bé con của tôi). Phạm Thị Minh Thư miêu tả những trạng thái tâm hồn
đầy tinh tế, thơ mộng và tràn đầy niềm tin của nhân vật trong một đêm tản cư
mà có lẽ chẳng sự tàn bạo, khốc liệt nào đè bẹp nổi (Có một đêm như thế).
Dù rằng mỗi tác giả truyện ngắn mới chỉ đi vào miêu tả tâm lí nhân vật
trong từng thời khắc nhất định chứ chưa phải là toàn bộ quá trình tâm lí thì
điều này cũng đã góp phần làm cho nhân vật được soi chiếu ở nhiều bình
diện. Mặt khác khi đi vào miêu tả tâm lí nhân vật, các cây bút truyện ngắn
còn sử dụng yếu tố tâm linh như một biện pháp để khám phá sâu hơn nội tâm
nhân vật. Với các hình thức giấc mơ, điềm báo, đối thoại giữa những mảng
tâm linh… nhờ đó chất người được bộ lộ đa chiều, đa diện hơn.
Dưới hình thức những cơn mộng du (Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành) Nguyễn Minh Châu đã khắc họa sâu sắc những tình cảm của một
người đàn bà suốt đời lang thang đi tìm chân trời của những giá trị tuyệt đối.
Cả thiên truyện dường như được bao bọc trong một bầu không khí phảng
phất màu sắc mộng mị, huyền thoại. Nhiều lần trên con tàu mộng du của Quỳ
yếu tố tâm linh đã xuất hiện góp phần soi tỏ nội tâm nhân vật. Chẳng hạn khi
gặp pho tượng Phật ngàn tay ngàn mắt ở một ngôi chùa trong một lần đi công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
tác, Quỳ nghĩ ngay đến đôi bàn tay của người trung đoàn trưởng đã hi sinh.
Quỳ nâng vạt áo quân phục dính đầy dầu mỡ lên lau sạch những lớp bụi bám
trên một bàn tay. Nhưng khi vừa chạm tới, vạt áo của chị đã ướt đẫm mồ hôi,
y như mồ hôi người cứ dấp dính toát ra từ chất gỗ. Và cảm giác của nhân vật
lúc này hoàn toàn được soi chiếu từ ánh sáng của tâm linh: Tôi sợ hãi lùi ra
xa, ngước nhìn khuôn mặt ấy: tự nhiên tôi bỗng hoảng hốt khi nhận ra đang
phảng phất trên cặp môi bằng gỗ, vẫn cái nụ cười ấy, cái nụ cười bí ẩn mà
tôi đã trông thấy rất nhiều lần hiện lên trên cặp môi anh ấy trước khi
chết[11/164].
Dưới hình thức của một giấc mơ, truyện ngắn Mai (Thanh Quế) lại bộc
lộ được những diễn biến tâm trạng nhân vật người cha sau nhiều ngày đi tìm
mộ con không đem lại kết quả gì. Một buổi sáng khi ông vừa định trở dậy thì
chẳng hiểu vì lí do bí ẩn nào một cơn buồn ngủ đến nhức cả mắt kéo ông nằm
xuống. Ngay lập tức một cơn mơ lạ đến với ông. Trong giấc mơ, ông đã gặp
con gái mình trong một rừng dương. Kì lạ thay giấc mơ ấy lại trùng với manh
mối để tìm ra mộ con ông. Ông thấy cái việc tìm mộ con có điều gì thật bí
ẩn, nó giông giống như trong giấc mơ. Phải chăng vong hồn cô con gái đã
mách bảo cho người cha? Hay đó chính là cái ánh sáng được phát ra từ thế
giới bên trong như một sự mác bảo của tâm linh? Bởi lẽ vốn từ xưa ông
không hề mê tín. Nhưng hôm nay, tự nhiên ông thấy trong lòng ông rao rực,
tai ông nóng bừng và chung quanh nhà ông lâu nay im ắng bỗng có một bầy
chim lạ về chao hót[67/273]. Diễn tả cái khoảnh khắc biến động trong tâm
hồn người cha từ đời sống tâm linh như thế cũng là một cách đi vào chiều sâu
tâm hồn nhân vật.
ở Những bông bần li (Dương Thu Hương) thì sự kết hợp của hai yếu
tố thực và ảo cũng góp phần soi sáng chiều sâu tâm thức nhân vật. Nếu cuộc
sống hiện tại với người chồng hờ hững vô tâm chỉ đem lại cho Ngân những
bực bội, đau khổ thì hình ảnh và sự hi sinh của Nghiêm (người yêu trong quá
khứ của Ngân) lại đem đến cho chị những sự nâng đỡ. Dù rằng những tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
cảm ấy chỉ như một tiếng sấm vọng về từ cuối trời xa khi cơn giông đã qua đi
lâu lắm thì nó vẫn làm cho người đàn bà ba mươi lăm tuổi ấy lần đầu tiên
biết nghĩ đến đời mình một cách thấu đáo. Cũng là lần đầu tiên chị tìm thấy
nguồn sáng riêng biệt cho đường đi của mình[67/157]. Sự soi rọi từ bóng
hình của người chiến sĩ đã hi sinh có tác động thăng bằng và thanh lọc tâm
hồn Ngân. Nó như một luồng ánh sáng thoạt đầu còn mỏng manh như sợi
khói trong cõi vô thức xa xôi nhưng dần dần nó rõ nét hơn, lớn hơn choán hết
tâm trí chị.
Như vậy, trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 phương diện đời sống
tâm linh con người được khám phá ở một chiều sâu mà giai đoạn trước đó
chưa đạt đến. Nó góp phần làm phong phú trong quan niệm nghệ thuật về con
người và tạo ra những biến đổi quan trọng trong phương thức biểu hiện nhân
vật. Nhìn chung, việc khám phá sâu vào lĩnh vực tâm linh, mở ra những miền
phong phú, bí ẩn không cùng của con người chính là xuất phát từ một quan
niệm không đơn giản, xuôi chiều về con người, từ ý muốn khám phá con
người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều
chiều kích[21/288].
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau
Bên cạnh việc phân tích tâm lí, nhân vật còn được đặt trong dòng thời
gian và lịch sử, trong các khả năng lựa chọn và thích ứng, trong những nghịch
lí của tồn tại, trong sự khác biệt của những người hôm qua và những người
hôm nay. Nguyễn Văn Long cho rằng giải pháp nghệ thuật mà một số truyện
ngắn đã tìm đến là đặt nhân vật vào trong những chiều thời gian khác nhau,
đan cài giữa hiện tại và quá khứ để làm nổi bật nghệ thuật này trong đời sống
tinh thần và số phận mỗi con người khác nhau[39/218]. Việc sử dụng thời
gian đồng hiện thường đi liền với những đối thoại bên trong của nhân vật như
là những thủ pháp giúp nhà văn đi sâu hơn vào thế giới bên trong, vào những
diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp của con người. Có thể kể đến những truyện
ngắn đã thành công trong việc sử dụng giải pháp nghệ thuật này như : Sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
trong thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam), Có một đêm như thế (Phạm Thị
Minh Thư), Gió từ miền cát (Xuân Thiều), Người không đi cùng chuyến tàu
(Nguyễn Quang Thân)…
ở những truyện ngắn này việc đan xen giữa hiện tại và quá khứ
thể hiện sự phân thân trong đời sống tinh thần của con người. Giữa những lo
toan đời thường sau chiến tranh, con người vẫn dành một phần tâm tưởng cho
quá khứ. Nhiều lần hiện tại mờ đi hoặc đi soi sáng nhờ quá khứ. ở Những
bông bần li, quá khứ đã trở thành nỗi ám ảnh trong nhân vật Ngân. Quá khứ
với một người yêu đã hi sinh nhưng đôi mắt nâu dài, khi cười như có nắng
của anh vẫn luôn theo chị. Đặc biệt là những lời nói cuối cùng của anh trước
khi ra đi trong cuộc chiến đấu lâu dài này, tụi mình hi sinh phải lí hơn, tụi
mình già rồi. Các cậu còn trẻ các cậu phải ở lại để đánh giặc cho tới lúc
chiến thắng [67/153]như một sự thức tỉnh tâm hồn chị, giúp chị một lựa chọn
đúng đắn trong cuộc sống hiện tại: Những bài học lịch sử…đó chính là luồng
sáng lung linh nâng đỡ cuộc đời chị. Chị sẽ giáo dục các con chị, những học
sinh nhỏ bé của chị, những thế hệ sau này biết rung động sâu xa trong đời
sống chung, với những cội nguồn đem đến cuộc sống cho chúng[67/157].
Đúng như tên gọi của nó Sống trong thời gian hai chiều của Vũ
Tú Nam lại như một bản kiểm điểm chân thành của nhân vật trước dòng chảy
của thời cuộc. Tác giả đặt nhân vật ở thời điểm ngoái nhìn lại quá khứ sau khi
đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy ngày trở lại quê hương
nhưng ông An đã sống trong hai chiều thời gian của mấy chục năm. Thời
gian đã cật vấn ông, nhào nặn ông, phán xét và thúc đẩy ông[67/866]. Nếu
thời trẻ khi đi vào cách mạng lòng ông luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng
đơn giản, dễ dàng thì khi cuộc sống trở về hoàn cảnh bình thường lại đặt ông
trước bao mối quan hệ mới mẻ buộc phải lựa chọn.Trước dòng đời, trước
dòng thời gian, ông đã phải dừng lại để suy ngẫm: chúng nó (con cháu mình)
đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng, còn mình thì đứng giữa ư? Hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
theo hướng nào ?[67/850] Sự đồng hiện về thời gian ở truyện ngắn này gúp
nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
Cái quá khứ trong veo, thoảng hương hoa loa kèn và âm hưởng của
giọng nói vừa giễu cợt vừa trìu mến lại như một luồng gió tươi mát ùa vào
tâm hồn mệt mỏi Miên (Có một đêm như thế- Phạm Thị Minh Thư). ở truyện
ngắn này, cái ánh sáng rạng rỡ của ngày hôm qua vẫn tiếp tục chiếu rọi vào
cuộc sống hàng ngày hôm nay như nâng bước cho con người trong cuộc sống
hiện tại. Trong Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu) thời gian hiện tại và quá
khứ đan cài vào nhau theo dòng chảy tâm trạng của nhân vật Khúng. Nhiều
truyện ngắn khác lại có cuộc hành trình ngược về quá khứ như tìm đến một
nguồn sức mạnh tinh thần để đi tiếp hành trình đến tương lai (Tuổi thơ im
lặng, Gió từ miền cát) .
Có thể nói, trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975, vấn đề
thời gian chưa có nhiều ý nghĩa trong đời sống nội tâm con người như giai
đoạn sau 1975. Đây không phải là thời gian của những sự kiện lớn lao hay
thời gian vĩnh hằng trong dòng chảy của nó mà là thời gian trong ý thức của
cá nhân, ý thức về từng khoảnh khắc đang sống. Đó là thời gian của những
tâm trạng, gắn với những biến động trong đời sống mỗi con người cá nhân.Vì
thế việc đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác cũng là một cách để
miêu tả sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người .
3.Nghệ thuật trần thuật
Theo từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là phương diện cơ bản của
thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân
vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật. Nghệ
thuật trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời
nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc lĩnh hội theo ý định tác giả.
Trong trần thuật có nhiều phương diện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần
thuật, ngôn ngữ trần thuật…ở luận văn này chúng tôi chỉ khái quát những dấu
hiệu đổi mới của nghệ thuật trần thuật trên các phương diện chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
3.1. Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù
hợp trong cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của các tác giả. Khái niệm điểm
nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể
đối với thế giới. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm
cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý văn
hoá[78].
Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 cho thấy, điểm nhìn trần
thuật được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Trần thuật ở ngôi
thứ nhất, là hình thức mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX. Đây cũng là hình thức nghệ thuật được truyện ngắn nói riêng và văn xuôi
nói chung sử dụng chủ yếu ở hai dạng cụ thể: Trần thuật từ ngôi thứ nhất với
vai trò người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng trần thuật từ ngôi
thứ nhất (về hình thức nhân vật có thể xưng tôi nhưng không phải là tác giả).
Trần thuật ở ngôi thứ nhất trong vai trò người dẫn truyện thực chất chủ
thể trần thuật được nhân vật hoá để thực hiện vai trò dẫn truyện. Trước năm
1975, tuy chủ thể trần thuật cũng được nhân vật hoá nhưng thực chất vẫn là
cái tôi hướng ngoại đại diện cho cộng đồng. Còn sau 1975, đó là cái tôi hướng
nội, là sự trần thuật theo quan điểm cá nhân. Đó là nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh
trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật tôi (Mặt trời
bé con của tôi- Thùy Linh), nhân vật tôi (Hạnh Nhơn - Nguyễn Thành
Long)...Với kiểu trần thuật này, người kể truyện thường xưng tôi đóng vai trò
trung tâm, giữ quyền kể truyện từ đầu đến cuối chuyện. ở một số truyện hầu
như tôi là nhân vật duy nhất, còn những nhân vật khác chỉ được miêu tả từ
điểm nhìn của người kể truyện (Hạnh Nhơn). Qua hình thức kể truyện này,
người kể truyện - tác giả - đã thể hiện tư tưởng tình cảm của mình một cách tự
nhiên. ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trong khi kể lại cảnh người
chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người kể truyện đã bộc lộ ngay thái độ của
mình: Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã
vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới[11/336]. Còn ở truyện Hạnh
Nhơn, trong tình huống nhận lầm cha của cô bé Hạnh Nhơn người kể chuỵện
đã rất dễ dàng bộc lộ những băn khoăn suy nghĩ của mình: Cuộc đời của em
như thế nào mà em phó thác giọt máu đó của em cho anh? Tôi rất bối rối
trong tình huống khó xử đó…Vậy thì tôi giải quyết như thế nào ý muốn của
người đã khuất[8/309]. Như vậy, qua hình thức trần thuật này, thường là
những nhân vật hướng nội, có đời sống nội tâm phong phú, có quá trình diễn
biến tâm lí phức tạp. Người trần thuật cũng là người tham gia vào câu chuyện
và nhiều khi in đậm dấu ấn của chính tác giả với những trạng thái tâm hồn,
cảm xúc hoặc cuộc đời, số phận riêng không phẳng lặng.
ở dạng thứ hai trong cách trần thuật từ ngôi thứ nhất thường là các
nhân vật được tác giả trao cho chức năng trần thuật. Đó là Quỳ (Người đà bà
trên chuyến tàu tốc hành), là Miên (Có một đêm như thế) là Ngân (Những
bông bần li)…Trao cho nhân vật nhiệm vụ trần thuật hoặc người kể truyện
đứng đằng sau nhân vật, nhà văn không tham gia vào quá trình diễn biến câu
chuyện mà để cho các nhân vật tự kể lại cuộc đời, số phận của mình. Cách
trần thuật này giúp cho nhà văn có thể soi vào phần khuất lấp trong ý nghĩ của
nhân vật vì người trần thuật vừa là nhân chứng vừa là nhân vật chính của câu
chuyện.
Với cách trần thuật từ ngôi thứ ba, chủ thể trần thuật là người biết hết
mọi người, mọi việc và giữ vai trò duy nhất trong miêu tả, kể chuyện, dẫn
chuyện. Trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975, điểm nhìn trần thuật từ ngôi
thứ ba thường tạo ra khoảng cách giữa người kể chuyện và đối tượng kể. Thời
kỳ sau 1975, các nhà văn thường trần thuật từ ngôi thứ ba nhưng có sự hoà
nhập song trùng chủ thể khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật
được thu hẹp dần. Từ điểm nhìn bên ngoài để khẳng định cho một tư tưởng có
sẵn, điểm nhìn trần thuật dịch chuyển vào bên trong ở lối trần thuật này, tác
giả không chỉ kể mà còn đi sâu miêu tả tâm trạng bên trong nhân vật trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
những lời độc thoại, những hồi tưởng, nhận thức, suy tư, chiêm nghiệm.
Những truyện ngắn về đề tài thế sự của Nguyễn Minh Châu thường được trần
thuật từ điểm nhìn này (Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ
trẻ ở dãy K…) Trần thuật theo cách này, lúc đầu nhà văn trọn một điểm nhìn
tương đối khách quan bên ngoài sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong
nhân vật. ở đó cái nhìn như xuyên qua nội tâm nhân vật trong một tính chất
hoà nhập đậm nét đến mức tạo cho người đọc có cảm giác tác giả đã hoá thân
vào nhân vật của mình, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật thâm nhập
vào suy nghĩ và ấn tượng của nhân vật. Truyện Sống mãi trong cây xanh của
ông tiêu biểu cho cách trần thuật này. Lúc đầu, khi miêu tả công việc của bác
Thông tác giả tỏ ra khách quan như người đứng ngoài chứng kiến vừa miêu
tả, vừa kể lại. Nhưng khi kể đến việc chặt cây sấu, người kể chuyện như nhập
hẳn vào nội tâm nhân vật, sống trong những tâm trạng đau đớn xót xa như sắp
phải đứng để cho người ta cưa tay cưa chân mình. Sự hoà nhập, thậm chí hoá
thân đó đã giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức
tạp, những diễn biến tâm lí tinh vi của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới
đa dạng, đa chiều .
Truyện ngắn giai đoạn chiến tranh thường có một giọng, một điểm nhìn
trần thuật. Nhưng trong các truyện ngắn sau 1975, xu hướng chung là có sự
phối hợp các điểm nhìn trần thuật. Có điểm nhìn người dẫn truyện, điểm nhìn
nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìn không gian thời gian,
điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc ...Tác giả để cho các điểm nhìn này đan
cài vào nhau vì thế nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, được khắc hoạ
toàn vẹn hơn về chân dung, tính cách, số phận để từ đó khái quát lên những
vấn đề có tính triết lí. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) là một
trong những truyện ngắn tiêu biểu cho việc phối hợp các điểm nhìn. Số phận
đầy bi kịch của người đàn bà làng chài được Nguyễn Minh Châu soi chiếu từ
nhiều điểm nhìn khác nhau của các nhân vật. Mỗi nhân vật một cách nhìn.
Với cái nhìn của trẻ con vô tư, yêu ghét rạch ròi thì thái độ của thằng Phác là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
giận giữ nhảy xổ vào người bố để chống trả lại những trận đòn bảo vệ mẹ nó.
Còn chị nó đã đủ lớn khôn hơn để ngăn giữ nó lại. Vị chánh án thì một mực
đưa ra giải pháp li hôn và cho đó là cách giải quyết duy nhất để giải thoát cho
người đàn bà kia khỏi sự vũ phu của người chồng. Nhà nhiếp ảnh thì vô cùng
phẫn nộ trước cảnh tượng hết sức vô lí. Nhưng người đàn bà, nạn nhân của
tấn bi kịch, lại khiến người khác giật mình: lòng các chú tốt nhưng các chú
đâu có phải người là làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của
người làm ăn lam lũ khó nhọc[11/343]. Một người đàn bà với lũ trẻ đâu có
sống dễ dàng gì giữa mênh mông sông nước nếu thiếu đi bàn tay chèo chống
của người đàn ông. Người đàn bà ấy không sống cho mình mà sống vì những
đứa con kia. Với sự đa dạng về điểm nhìn như thế, truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu là sự phát hiện ra những vấn đề nhức nhối của đời sống con
người, buộc người đọc phải trăn trở trong những câu hỏi không dễ tìm lời giải
đáp .
Như vậy sự đa dạng và sự chuyển dịch liên tục các điểm nhìn trần thuật
đã tạo ra cho các tác giả nhiều cách thức khác nhau khi tiếp cận hiện thực và
thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Đồng thời sự phong phú về điểm nhìn
cũng là điều kiện quan trọng để hình thành giọng điệu .
3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật
Từ giọng điệu chủ âm là ngợi ca trong văn xuôi giai đoạn chiến tranh,
văn xuôi sau năm 1975 có sự đa dạng, phong phú hơn trong giọng điệu trần
thuật. Mỗi nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo của mình ở một giọng điệu riêng
khó trộn lẫn. Họ đã chú ý hơn trong việc miêu tả tâm lí con người, vì thế nhân
vật thường bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất qua sự chiêm ngưỡng, suy
nghĩ đấu tranh trong chính bản thân mình. Điều này được thể hiện qua nhiều
truỵên ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Vũ Tú Nam, Xuân
Thiều, Dương Thu Hương…
Trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng từ sau năm 1975,
người đọc nhận thấy sự đan xen của nhiều giọng điệu. Ngay ở một tác giả một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
tác phẩm tính chất đa dạng cũng ngày càng bộc lộ rõ. Nguyễn Minh Châu là
trường hợp tiêu biểu về sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có thể coi
Bức tranh là truyện ngắn thể hiện những thay đổi sớm nhất và rõ nhất về
giọng điệu trong các sáng tác sau chiến tranh của ông. ở truyện ngắn này,
giọng điệu tác giả và giọng điệu của nhân vật nhiều lúc khó mà phân biệt. Sự
hoà quyện giọng điệu ấy vang lên trong cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật
qua đó ghi lại những diễn biến tâm trạng một cách chân thực. Cuộc đối thoại
khi thì mang giọng điệu mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính nhân vật:
A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi
hả…Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi[11/127]; khi thì
mang giọng tư biện: Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ
truyền thần…Anh chỉ là một cá nhân, với cái chuyện riêng của anh, anh hãy
chịu khó để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn[11/127]; khi
lại đanh thép kết tội mình là đồ dối trá. Những giọng này vừa đan xen, vừa
luân chuyển theo những biến đổi tâm trạng của nhân vật. Nhưng nổi bật và
xuyên suốt trong tác phẩm vẫn là một giọng điệu thâm trầm của một tâm hồn
đang diễn ra những biến cố dữ dội.
Tính chất đa giọng điệu ấy tiếp tục được sử dụng triệt để hơn trong
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. ở thiên truyện này luôn vang lên
nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều cuộc đối thoại đan cài, xen kẽ vào nhau.
Tiêu biểu là những đối thoại nội tâm của Quỳ trong những giằng xé trăn trở
trong cơn mộng du để tìm đến trong chân lí của cuộc sống. Đó còn là cuộc đối
thoại giữa nhân vật người dẫn chuyện với Quỳ, giữa Quỳ và anh ấy, rồi giữa
Quỳ với vong linh những người lính đã từng yêu thương cô. Chính tính chất
đa giọng điệu đã tạo ra sức gợi mở và tính tranh luận để kiếm tìm chân lí. Đó
cũng chính là một trong những biểu hiện của xu hướng dân chủ hoá trong văn
xuôi của Nguyễn Minh Châu đầu những năm 80.
Khi đi vào cuộc sống của những con người đời thường, tuỳ theo từng
kiểu người mà giọng điệu của nhà văn biến đổi linh hoạt cho phù hợp. ở Sắm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
vai, miêu tả sự lố bịch kệch cỡm trong hành động của nhà văn T, Nguyễn
Minh Châu chủ yếu sử dụng giọng điệu hài hước. ở Mẹ con chị Hằng, Đứa
ăn cắp là giọng nghiêm nghị, xót xa khi nói đến những sự vô tâm của con
người trong cuộc sống. Còn ở Bức tranh và Dấu vết nghề nghiệp lại là giọng
điệu trầm tĩnh, day dứt đầy triết lí. Với nhân vật Khúng trong Khách ở quê
ra, nhà văn sử dụng giọng điệu suồng sã, đời thường .
Sự thay đổi từ một giọng sang đa giọng trong truyện ngắn sau 75 có
căn nguyên từ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Cuộc
sống trong chiến tranh ồn ào náo động nhưng có cái đơn giản của nó còn cuộc
sống trong hoà bình lại chất chứa nhiều sóng ngầm gió xoáy (Nguyễn Khải)
bên trong. Đứng trước những vấn đề xã hội nhân sinh mới mẻ đòi hỏi nhà văn
phải có những cách tiếp cận mới, những cách giải quyết mới khác với thời
chiến. Trở về với đời thường để dẫn người đọc thâm nhập vào cái bên trong
đầy bí ẩn, chứa đựng cái bản ngã của mỗi người trong những mặt đối lập,
phức hợp trong tính cách của nó, các tác giả hầu hết đã thay đổi giọng điệu
trần thuật và có bước tiến mới trong tổ chức giọng điệu trần thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nằm trong sự chuyển đổi nhiều mặt của xã hội sau khi chiến tranh
kết thúc, nền văn học Việt Nam cũng có sự vận động, biến đổi để đáp ứng
nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn là thể loại đáp ứng nhanh
và linh hoạt hơn các thể loại khác trong giai đoạn chuyển tiếp của nền văn
học từ thời chiến sang thời bình. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn
Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu.
Một mặt, do những thay đổi trong đời sống xã hội với phức tạp trong cuộc
sống đời thường và sự đa dạng trong tính cách con người là những nguyên
nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới của thể loại. Truyện ngắn đã bứt
phá những quy phạm thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện
thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến
tranh. Mặt khác, từ sau năm 1975 (nhất là từ giữa những năm 80 trở đi) với
chủ trương dân chủ hóa văn học và sự mở rộng giao lưu với văn học các nước
trong khu vực và trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng, sâu sắc
nền văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn.
Sự cách tân thể loại này bắt đầu từ quan niệm nghệ thuật về hiện thực
và con người đến phương thức thể hiện, từ chức năng của văn học đến tư cách
người nghệ sĩ, từ phương diện tư tưởng đến phương diện thi pháp. Tuy nhiên,
những sự thay đổi đó mới chỉ là những dấu hiệu tiềm ẩn, chưa định hình rõ
ràng, với những thể nghiệm, những bước dò tìm để chuẩn bị cho quá trình đổi
mới sẽ diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn sau.
Trong hướng đi mới này, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… như là khúc dạo đầu
cho truyện ngắn nói riêng và cũng là cho cả một giai đoạn văn học mới. Tiếp
sau họ xuất hiện một lớp nhà văn trẻ như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh
Thư, Hồ Anh Thái… Họ sẽ là lực lượng chính đưa văn xuôi Việt Nam đổi
mới sau 1986 chính thức lên đường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Tất cả những dấu hiệu đổi mới trong các truyện ngắn mà luận văn khảo
sát có thể xem như là những mũi khoan thử nghiệm của một hướng tìm tòi,
đổi mới ban đầu của thể loại nằm trong quy luật vận động, phát triển không
ngừng của nền văn học Việt Nam hiện đại trong sự giao lưu và tiếp xúc với
văn học thế giới. Các sáng tác ấy chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận
thức cũng như sự kết tinh về nghệ thuật nhưng bước đầu có tác động khá
mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của các nhà văn cũng như tâm lí tiếp nhận của
bạn đọc.
2. Một trong những phương diện có nhiều dấu hiệu đổi mới trong văn
xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng ở giai đoạn sau chiến tranh là phương
diện đề tài. Đề tài chiến tranh tiếp tục là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây
bút khai vỡ. Tuy nhiên khi đi vào đề tài này thấy sự trăn trở, tìm tòi những
cách tiếp cận mới. Phần lớn các sáng tác về đề tài này chỉ lấy bối cảnh chiến
tranh làm cái nền để bộc lộ những phẩm chất anh dũng, nhân văn của con
người. Các tác giả đã cố gắng tạo ra sự hài hòa khi thể hiện sự khốc liệt của
cuộc chiến tranh với tinh thần nhân bản của con người và tinh thần chiến đấu
của dân tộc. Mặt khác, sự chú ý của các cây bút nghiêng về khai thác những
hậu quả của chiến tranh, những sự lầm lạc phản bội, những cái giá phải trả
cho chiến thắng. ở đó, con người cá nhân được thể hiện một cách sinh động,
toàn vẹn, sâu sắc. Nhờ vậy, nhiều truyện ngắn giai đoạn này đã bộc lộ những
vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, góp phần làm cân bằng trở lại cách nhìn
nhận con người trong văn xuôi thời kì chiến tranh.
Cùng với đề tài chiến tranh là sự xuất hiện của đề tài thế sự, đời tư. Từ
sau năm 1980 trở đi đây là đề tài giữ vai trò trung tâm của nền văn học.
Truyện ngắn sau chiến tranh đã tạo được những hiệu quả cao khi đi vào một
cảnh đời, một tâm trạng trong những tình huống tiêu biểu của cuộc sống
thường nhật. Với ý thức nhạy bén và sự gắn bó với cuộc sống, các nhà văn đã
xới lên những vấn đề của cuộc sống đương đại để vừa rung một hồi chuông
cảnh tỉnh vừa khẳng định niềm tin vào con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Trong giai đoạn chiến tranh, nền văn học gắn với cảm húng sử thi, với
âm điệu ngợi ca và niềm lạc quan cách mạng. Sau khi chiến tranh kết thúc
thấy rõ sự chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư.
Trong những truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 không chỉ có một giọng là
ngợi ca mà là sự đan cài của nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng đạo đức, cảm
hứng bi kịch, cảm hứng phê phán… Nhưng tất cả đều mang cảm hứng nhân
văn về số phận con người cá nhân.
3. Nhìn chung, truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 ngày càng xa đần
lối kể lể dài dòng với những biến cố dữ dội mà ngắn gọn hơn, cô đúc hơn
trong phương thức biểu hiện. Vai trò của cốt truyện chặt chẽ gay cấn có xu
hướng nhường chỗ cho những cốt truyện tâm lí. Truyện ngắn có sức khái quát
cao hơn vì đi vào chiều sâu thế giới bên trong tâm hồn con người để bộc lộ
quá trình tự nhận thức. Đó là biểu hiện cho sự nhận thức về con người đã đạt
đến một tư duy mới, gần với bản chất con người hơn. Đó cũng là kết quả của
sự phối hợp của nhiều điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn người dẫn truyện,
điểm nhìn của các nhân vật thường đan cài vào nhau làm nổi bật những chân
dung, tính cách, số phận nhân vật trong chiều sâu triết lí. Cũng chính vì thế
kiểu nhân vật tự nhận thức, nhân vật tính cách, số phận được nhiều nhà văn
chú ý lựa chọn. Truyện ngắn cũng đang mở ra những con đường giao tiếp cởi
mở hơn với độc giả. Nhà văn không phải là người độc tôn chân lí phán truyền
mà tăng cường yếu tố đối thoại với người đọc. Điều đó có thể nhận thấy qua
những cách kết thúc mở, những sự phức hợp của giọng điệu.
Mười năm truyện ngắn 1975- 1985 là thời gian chuẩn bị tích cực cho sự
định hình những nét mới, góp phần quan trọng làm nên một dòng chảy liền
mạch cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
Tài liệu tham khảo
1. Tạ Duy Anh (2002), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh (1985), Hoa xương rồng (Tập truyện ngắn), Nxb
Tác phẩm mới, Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn
học, (4), trang 14-19.
4. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm
định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới. Hà
Nội.
6. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi 10 năm qua”, Tạp chí Văn
học, (1).
7. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975 - Khảo sát trên nét lớn, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn. Đại
học Sư phạm I, Hà Nội.
8. Bốn mươi lăm truyện ngắn 1975-1985 (1985), Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội.
9. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Tập
tuyện ngắn), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Châu (1985), Bến quê (Tập truyện ngắn), Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà
Nội.
12. Có một đêm như thế (1981) (Tập truyện ngắn được giải thưởng tạp chí
Văn nghệ quân đội năm 1981), Nxb Văn nghệ quân đội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
13. Cơ sở lí luận văn học (1985), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội, (2).
14. Trần Cương (1986), “Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh”,
Tạp chí Văn học, (3).
15. Phan Cự Đệ (1986), “Mấy vấn đề lí luận của văn học hiện nay”, Tạp chí
văn học, (5).
16. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
17. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2005), Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử - Thi
pháp - Chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Thanh Địch (1985), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội.
19. Trung Trung Đỉnh (1986), Đêm nguyệt thực (Tập truyện ngắn), Nxb Tác
phẩm mới, Hà Nội.
20. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội. (Tái bản lần thứ 6)
21. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn xuôi từ sau cách mạng tháng tám đến nay, Hà Nội.
22. Bùi Hiển (1981), Nằm vạ (Tập truyện ngắn), Nxb văn học, Hà Nội.
23. Bùi Hiển (1985), Tâm tưởng (Tập truyện ngắn), Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội.
24. Dương Thu Hương (1981), Những bông bần li (Tập truyện ngắn), Nxb
Tác phẩm mới, Hà Nội.
25. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt nam
giai đoạn 1975 -1995, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng
hợp Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
26. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện
Việt nam 1975- 2000, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Khải(1982), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
28. Phùng Ngọc Kiếm (2002), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-
1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Kiên (1986), Đáy nước (Tập truyện), Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội.
30. Duy Khán (1985), Tuổi thơ im lặng (Tập truyện), Nxb Tác phẩm mới,
Hà Nội.
31. Ma Văn kháng (1986), Ngày đẹp trời (Tập truyện),Nxb Lao động, Hà
Nội.
32. Ma Văn Kháng(1985), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
33. Lê Minh Khuê (1981), Đoạn kết (Tập truyện), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
34. Lê Minh Khuê (1986), Một chiều xa thành phố (Tập truyện), Nxb Tác
phẩm mới, Hà Nội.
35. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. (Tái bản lần thứ nhất)
36. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa h?c xã
h?i, Hà Nội.
37. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới (Tiểu luận và phê bình),
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
38. Phong Lê (1983), “Văn học những năm 80”, Tạp chí Văn học, (3).
39. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006). Văn học Việt
Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dậy. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
41. Thái Bá Lợi (1982), Vùng chân hòn tàu (Tập truyện), Nxb văn học, Hà
Nội.
42. Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt nam hiện nay, Bộ Văn hoá
thông tin- Thể thao, Hà Nội.
43. Một thời đại văn học mới (Tiểu luận) (1987), Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Mười bốn truyện ngắn (Nguyễn Khải, Phạm Hoa, Nhật Tuấn) (1982),
Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
45. Mười bảy truyện ngắn thành phố Hồ Chí Minh (1982), Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội.
46. Năm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1996),
Nxb Đại học quốc gia ,Hà Nội.
47. Bảo Ninh (1987), Trại bảy chú lùn (Tập truyện), Nxb Hà Nội.
48. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội.
49. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam - giao
lưu gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.
50. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.(Tái
bản lần 1)
51. Nguyên Ngọc, “Văn xuôi sau năm 1975. Thử thăm dò đôi nét về quy luật
phát triển”, Tạp chí Văn học, (4).
52. Phạm Xuân Nguyên (1994), “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”, Tạp
chí Văn học, (2), trang 26-31.
53. Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ
hóa nền văn học”, Tạp chí Văn học, (4), trang 14-17.
54. Nguyễn Phương Tân, Nguyễn Thị Hạnh (tuyển chọn) (2002), Truyện
ngắn xuất sắc về chiến tranh, Nxb hội nhà văn, Hà Nội.
55. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
56. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Quang Thân (1994), 15 truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội .
58. Thời gian (Tập truyện ngắn được giải thưởng tạp chí Văn nghệ quân đội
năm 1983 - 1984) (1985), Nxb Tổng cục chính trị, Hà Nội.
59. Thời gian và trang sách (Phê bình tiểu luận) (1987), Nxb Văn học, Hà
Nội.
60. Xuân Thiều (1985), Gió từ miền cát (tập truyện), Nxb tác phẩm mới, Hà
Nội.
61. Tinh tuyển Văn học Việt Nam (Giai đoạn 1945-2000) (2004), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, (8).
62. Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm
1975 qua hệ thống môtip chủ đề”, Tạp chí Văn học, (4).
63. Bích Thu (1996), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí
Văn học, (9), trang 32-36.
64. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - Tác phẩm và lời bình (2007), Nxb
Văn học, Hà Nội.
65. Truyện ngắn Việt nam 1945-1985 (1985), Nxb Văn học, Hà Nội.
66. Truyện ngắn hay Việt Nam thời kì đổi mới (2000), Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
67. Truyện ngắn Việt nam thế kỷ XX (2002), Nxb Kim đồng, Hà Nội, (3).
68. Trang giấy trước đèn (Phê bình - tiểu luận của Nguyễn Minh Châu)
(1994), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
69. Nguyễn Mạnh Tuấn (1985), Hành khúc ngày và đêm (Tập truyện ngắn),
Nxb Lao động, Hà Nội.
70. Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải thưởng Hội nhà văn 1951-
1997. Nxb Hội nhà văn. Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
71. Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc (Thế kỷ 19-20) (1996), Nxb
Văn học, Hà nội.
72. Lê Ngọc Trà. “Vấn đề con người trong văn học” in trong Lí luận văn
học, (1990), Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
73. Lê Ngọc Trà. “Vấn đề văn học phản ánh hiện thực” in trong Lí luận văn
học, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
74. Võ Văn Trực (1993), Chuyện làng ngày ấy, Nxb Lao động, Hà Nội.
75. Từ điển thuật ngữ văn học (1992), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
76. Trần Đình Sử (1986), “Mấy ghi nhận về sự đổi mới tư duy và hình tượng
con người trong văn học ta thập kỷ qua”, Tạp chí Văn học, (6).
77. Trần Đình Sử (1991), “Khái niệm quan niệm nghệ thuật trong nghiên
cứu văn học Xô Viết”, Tạp chí Văn học, (1).
78. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Trần Đình Sử. “Khái niệm quan niệm nghệ thuật trong văn học Xô Viết”
(1991), Tạp chí Văn học , (1).
80. Văn học Việt Nam 1975-1985-Tác phẩm và dư luận (1997), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
81. Việt Nam nửa thế kỷ văn học (Kỷ yếu hội thảo 26/9/1995) (1997), Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội.
82. Văn học trong giai đoạn cách mạng mới (1984), Nxb Tác phẩm mới -
Hội nhà văn, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_365_7258.pdf