Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông

Tóm lại, cuộc đời và tư tưởng của Trần Nhân Tông có thể được nghiên cứu và tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau như nhà vua, nhà thơ, nhà tư tưởng. Và, ở bìnhdiện nào chúng ta cũng phát hiện ra những điều thú vị và mới lạ mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc và vĩnh cửu về ông. Là một vị vua, một vị tướng ông có một bản lĩnh vững vàng và ý chí quyết đoán. Là một nhà chính trị, ông có cái nhìn sắc bén và thái độ bình tĩnh, tự tại khoan hòa, thấu hiểu tâm can mọi người, thu phục nhân tâm con người; là một thiền sư, ôngcó một trí huệ thâm trầm sâu sắc mà dung dị, và cao hơn cả là tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha của ông. Đặc biệt cuộc đời ông đã chịu ảnh hưởng khá sâu đậm bởi triết lý đạo đức của Phật giáo – một triết lý sau hai thế kỷ chiếm địa vịquốc giáo dưới thờiLý, và đến thời kỳ nhà Trần, nó đã đủ chín muồi để hòa nhập vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt.

pdf232 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4094 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a là cách mạng tư sản, Cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” [42, t.2, tr.274]. 189 Theo Hồ Chí Minh, giai cấp tư sản dựng lên khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, đồng bào là để lừa dân, xúi nhân dân đánh đổ phong kiến. Khi đấu tranh đánh đổ phong kiến rồi thì nó lại thay phong kiến mà áp bức nhân dân. Giai cấp tư sản đã lợi dụng sức mạnh của nhân dân, xúi nhân dân bằng những lời hoa mỹ để lôi kéo nhân dân vào cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến. Khi giành được chính quyền, thiết lập bộ máy nhà nước tư sản thì giai cấp tư sản quay lại đàn áp, bóc lột nhân dân, không thực hiện những điều mà họ đã khẳng định trong tuyên ngôn. Quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân, do đó quyền lợi chính đáng của nhân dân không được thực hiện. Đối với Hồ Chí Minh, đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, thế dân chúng mới được hạnh phúc. Trên mọi diễn đàn và trong hoạt động thực tiễn, Người đều khẳng định sự khát vọng của mình: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu” [42, t.1, tr.274]. Theo Hồ Chí Minh cách mạng Việt Nam không thể đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhà nước Việt Nam sau khi giành được chính quyền không mang bản chất tư sản, mà theo cách mạng vô sản. Vì cách mạng vô sản thật sự đề cao vai trò của nhân dân. Tiếp thu có chọn lọc tư tưởng nhân loại, trong nhiều bài viết, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của nhà nước, pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục nhân dân, tổ chức quản lý xã hội. Thực chất của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền. Pháp luật đúng đắn 190 sẽ tạo nên sự ổn định của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước vận hành đúng quỹ đạo và người dân dễ thực hành quyền dân chủ của mình. Ngay từ năm 1919, trong Yêu sách của người dân An Nam gồm 8 điều mà Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Vécxây thì đã có 4 điều liên quan đến vấn đề pháp quyền như: Điều 1: Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị ở tù chính trị phạm. Điều 2: Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những quyền đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các Tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. Điều 7: Thay thế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Điều 8: Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra bên cạnh Nghị viện Pháp để giúp Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ [42,t.1, tr.435-436]. Sau đó để dễ phổ biến và tuyên truyền trong người Việt Nam, Người đã chuyển bản Yêu sách thành Việt Nam yêu cầu ca, trong đó có câu: “Hai xin pháp luật sửa sang Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [42, t.1, tr. 438]. 191 Với những nội dung trên, Hồ Chí Minh đã làm rõ sự thật về nhà nước “bảo hộ”, một nhà nước chuyên sử dụng các Tòa án đặc biệt như một công cụ để khủng bố và đàn áp nhân dân An Nam và áp dụng các chế độ ra các sắc lệnh chứ không phải chế độ ra các đạo luật. Hồ Chí Minh đã chú ý đến pháp luật, đến công lý và quyền con người, chứng tỏ Người đã thấy tầm quan trọng của một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, xem pháp luật như một công cụ, phương tiện để xây dựng và củng cố nhà nước, nhưng phải là pháp luật của nền dân chủ. Người kiên quyết lên án chế độ cai trị không có pháp luật. “Chúng tôi bị cai trị bằng chế độ sắc lệnh do viên toàn quyền ban bố chứ không phải bằng những đạo luật đã được thảo luận và được biểu quyết ở Nghị viện” [42,t.1, tr.403]. “Các ông là nhà toàn quyền muốn làm gì thì làm chứ không có pháp luật nào cả” [42,t.1, tr.120]. Ngay trong bài viết đầu tiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc với đầu đề: “Tâm địa thực dân”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nước Pháp là nước cộng hòa, nhưng hành động bóp nghẹt quyền tự do dân chủ ở thuộc địa lại là phi cộng hòa. Hồ Chí Minh thường lên án cái gọi là “công lý” của nhà nước tư sản. Trong bài Công lý trong tập sách Đông Dương (1923 – 1924), Người dẫn lời một nghị sĩ Pháp về nền công lý Pháp: “Pháp luật, công lý với người bản xứ ư? Thôi đi! chỉ có ba toong, súng lục, súng trường, đó mới là những thứ xứng đáng với lũ sâu mọt ấy’ [42, t.1, tr.420]. Người còn vạch rõ sự thật về công lý ở xứ Đông Dương dưới sự cai trị của thực dân Pháp: “Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở 192 Pháp. Người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người” [42, t.1, tr.420]. Trong các cuộc cách mạng điển hình diễn ra từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX đến đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chỉ thấy duy nhất có cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) là thành công đến nơi đến chốn. Cuộc cách mạng đó chẳng những xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến và giai cấp tư sản phản động, “biến người nô lệ thành người tự do”, mà còn thiết lập được chế độ dân chủ vô sản và đưa đất nước phát triển theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định pháp luật và nhà nước ta là ý chí căn bản của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, bảo vệ quyền lợi của người lao động, đấu tranh loại trừ áp bức bất công và thiết lập sự công bằng xã hội. “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [42, t.1, tr.186-187]. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin cùng ánh sáng Cách mạng Tháng Mười đã làm cho Người bừng tỉnh và hiểu rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [42, t.9, tr.314]. Chúng ta có thể hình dung logích trong tư tưởng của Người như sau: muốn có dân sinh, dân chủ, muốn có được tự do bình đẳng bác ái thì phải đầu tiên là đánh đổ đế quốc phong kiến. Nhưng đánh đổ đế quốc phong kiến để rồi lại 193 dựng lên chế độ tư sản thì cũng chưa có tự do dân chủ thực sự mà muốn có tự do dân chủ thực sự phải làm cách mạng vô sản để tiến tới cộng sản chủ nghĩa. Với tầm hiểu biết sâu sắc về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp, đặt nền móng cho một nhà nước pháp quyền Việt Nam. Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là hết sức đặc biệt trong tư tưởng của Người, nó được thể hiện ở các tác phẩm chủ yếu như: Bản yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919, Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925, Đường cách mệnh năm 1927, Chánh cương vắn tắt năm 1930, Chương trình Việt Minh (10 điểm) năm 1941. Đó là những mốc son đánh dấu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về trong tay nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn đã lần lượt ra đời hai văn kiện lớn gắn liền với tên tuổi của Hồ Chí Minh, đó là Tuyên ngôn độc lập ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp tháng 10 năm 1946. Hai văn kiện này là sự kết tinh trí tuệ của một phần ba thế kỷ hoạt động cách mạng của Người. Tuyên ngôn độc lập thật sự có ý nghĩa là một bản tổng kết lịch sử trọng đại, trong đó có sự tổng kết về những tội ác gần 100 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Bằng Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã làm nên kỳ tích: khôi phục lại nền độc lập dân tộc sau gần 100 năm đô hộ, lập nên chế 194 độ dân chủ cộng hòa, xóa bỏ chế độ quân chủ đã tồn tạo mấy thế kỷ. Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh đã lựa chọn rồi tổ chức xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, một kiểu nhà nước chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại. Việc ban hành Hiến pháp tháng 10 năm 1946 và cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là thể hiện tư tưởng và ý chí sắc bén của Hồ Chí Minh về việc thiết lập một nhà nước hợp hiến và hợp pháp, tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là nét đặc sắc trong tư duy lý luận của Người; một định hướng chính trị đúng đắn và vô cùng sáng suốt. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước. Trong đó, vấn đề cốt lõi làm nên bản chất của chính quyền đó là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của ai. Do đó sau khi cách mạng thành công, nước nhà độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung tương đến xã do nhân dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [42, t.5, tr.698] 195 Mệnh đề “dân là chủ nước nhà” được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần, rất có chủ định, thể hiện rõ nét bản chất và tính vượt trội của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân. Tính dân chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc đặt nền móng trong tổ chức, xây dựng nhà nước mới và được quyết định rõ ràng trong các bản Hiến pháp nước ta. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 xác định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Còn Điều 4 Hiến pháp năm 1959 ghi rõ: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân thể hiện quan niệm truyền thống có giá trị phổ quát xác định rõ dân là gốc nước. Điều này khẳng định tính chất dân chủ là nét đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu mới. Nó khẳng định nguồn gốc, sức mạnh và chủ thể quyền lực nhà nước mới là ở nhân dân lao động. Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra, nhân viên nhà nước là người ủy quyền, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. 196 Thể chế cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc rễ quan hệ quyền lực chính trị và thực hiện quyền lực chính trị, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, nhà nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời kỳ phong kiến tư sản. Chính phủ do nhân dân bầu ra, nhân dân lập lên nhà nước dưới hình thức phổ thông đầu phiếu, dân chủ trực tiếp. Quyền chính trị của nhân dân được đảm bảo, giá trị pháp lý cho quyền lực nhà nước đều được đảm bảo. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như mọi hoạt động của công chức đều phải vì lợi ích của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, nhà nước ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh” [42, t.4, tr. 56-57]. Trong nhà nước dân chủ, nhân dân là người có địa vị cao nhất. Kế thừa có chọn lọc và phê phán quan điểm của Nho giáo “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Chỉ có nhân dân, do địa vị cao nhất của mình, mới có quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, dân tộc và đất nước; chỉ có nhân dân mới trở thành cơ sở, nền tảng vững chắc của nhà nước mà thôi. Nhà nước phải dựa vào dân, sứ mạng của nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của quần chúng lao động; đó là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền không chỉ là nhà nước của dân mà còn là nhà nước do dân. Đã là nhà nước của dân, do dân và vì dân thì mọi quyết định của nhà nước có liên quan 197 đến sự sinh tồn và lợi ích của nhân dân lao động phải được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận và quyết định. Nhà nước phải biết “đem tài dân, sức dân của dân làm lợi cho dân… Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch cổ động”, chứ không phải bao cấp, làm thay dân để làm cho dân ỷ lại, chờ đợi. Để làm được điều đó, đương nhiên phải có cơ chế, một kế hoạch thể chế, luật hóa – quá trình nhà nước thể hiện là cơ quan quyền lực của nhân dân và nhân dân tham gia xây dựng nhà nước của mình. Nhân dân không chỉ là lực lượng xây dựng mà còn lực lượng gìn giữ, hoàn thiện nhà nước, là lực lượng quyết định sức mạnh, yếu của nhà nước. Nhà nước phải dựa vào dân, sức mạnh của nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của quần chúng lao động. Nhà nước của dân, do dân là nhà nước tin dân, thấy được rằng mọi lực lượng là ở dân; “chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” [42, t.5, tr.698]. Nhà nước do dân là nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, “nhân dân là chủ nhà nước” nó không chỉ quy định nguồn gốc quyền lực, nguồn gốc sức mạnh của nhà nước, xác định rõ vị trí của nhân dân mà còn giải quyết tốt mối quan hệ cơ bản có ý nghĩa quyết định là mối quan hệ giữa người dân với nhà nước, quan hệ giữa công dân với công dân. Nhà nước do dân tức là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân. Do đó phải phát huy vai trò, tính sáng tạo của mặt trận, các đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước muốn quản lý và điều hành xã hội có hiệu lực hiệu quả, 198 nhất định phải dựa vào lực lượng nhân dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo thông qua các mối quan hệ xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải nhà nước bao cấp lo thay cho dân. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Đó phải là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Thật vậy, nhà nước ta là nhà nước dân chủ, dân chủ trên thực tế và trong hành động. Bản chất dân chủ của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ quản lý xã hội, lo cho dân, chứ không phải đè đầu, cưỡi cổ dân. Hồ Chí Minh lấy việc đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của nhân dân lao động làm tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả, năng lực quản lý của nhà nước. Do đó mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là nhà nước phục vụ nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được xây dựng trên một triết lý phát triển mang đầy bản chất nhân văn; coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi cuộc cách mạng, của sự phát triển xã hội. Vì thế, Hồ Chí Minh xem việc phục vụ nhân dân là một vinh dự cao quý và “Mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm” [42, t.6, tr.66]… “Trong 199 xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân” [42, t.8, tr.276]. Trong một nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân là người chủ, địa vị cao nhất trong xã hội thuộc về nhân dân thì mối quan hệ giữa nhân viên Nhà nước và nhân dân được xây dựng trên cơ sở tin cậy, tôn trọng và yêu quý nhau. Chính vì thế Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nhà nước tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện. Đội ngũ cán bộ nhà nước không phải là “quan cách mạng” đè đầu cưỡi cổ dân, mà phải vừa là người lãnh đạo nhân dân, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. “Chúng ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Hồ Chí Minh nhắc nhở: “phải gần dân, hiểu biết dân, học hỏi dân”. Người kịch liệt phê phán những người” “Miệng thì nói dân chủ, nhưng việc làm thì theo lối “quan chủ”. “Miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhưng họ lại làm trái với lợi ích của quần chúng. Theo Hồ Chí Minh “nguyên nhân bệnh ấy là: xa nhân dân, khinh dân… sợ nhân dân… không tin cậy nhân dân… không hiểu biết nhân dân… không thương yêu nhân dân” [42, t.6, tr.292]. Kế thừa tư tưởng của Người, trong các nghị quyết và văn kiện của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì thế, Văn kiện Đại đội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: nhà nước ta là công cụ chủ 200 yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tiếp thu tinh thần ấy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân” [25, tr. 47]. Tuy nhiên, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng chú ý rằng: “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.” [25, tr. 48] Kết luận chương 3 Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những nhà tư tưởng lớn và có vị trí đặc biệt. Tính chất vĩ đại và đặc biệt của Trần Nhân Tông không chỉ ở chỗ ông được mệnh danh là Phật hoàng hay là người sáng lập ra thiền phái lớn nhất Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà còn là ở trong chính nội dung tư tưởng triết học của ông. Mặc dù tư tưởng triết học, đặc biệt là triết lý thiền của Trần 201 Nhân Tông chưa thực sự trở thành một hệ thống chặt chẽ nhưng bản thân nó đã mang những đặc điểm và giá trị riêng, đặc sắc và vĩnh cửu. Với tư cách là một nhà chính trị, Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, nhân từ, hòa nhã luôn đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, chủ trương một nền chính trị thân dân và thực hiện chính sách “khoan thư sức dân”, đoàn kết toàn dân xây dựng một nước Đại Việt vững mạnh, có nền văn hóa văn minh độc lập, là linh hồn tổ chức và chỉ huy sức mạnh toàn dân tộc đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Nguyên – Mông, giữ yên bờ cõi. Với tư cách là một nhà văn hóa, Trần Nhân Tông đã có công lớn với nền văn học Quốc âm, phát triển thơ văn chữ Nôm, cải tiến chế độ thi cử, chỉ đạo biên soạn các bộ sách quan trọng và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác thời bấy giờ, góp phần thúc đẩy văn hóa Đại Việt thời kỳ Lý – Trần phát triển lên đỉnh cao. Với tư cách là một nhà tư tưởng, Trần Nhân Tông là người đã sáng tạo nên hệ thống tư tưởng triết học có nội dung phong phú và đặc sắc cả về thế giới quan, nhân sinh quan lẫn quan điểm luân lý đạo đức, trong đó nổi bật là triết lý thiền với cái tâm tĩnh lặng, lòng trong sạch là vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất. Tư tưởng triết học của ông thể hiện những đặc điểm riêng biệt của thiền Việt Nam và mang những giá trị lịch sử sâu sắc, đó là tính kế thừa, dung hợp sáng tạo và tinh thần thiền hành động, nhập thế tích cực với tính nhân văn sâu đậm. Tinh thần thiền hành động, nhập thế tích cực và tính nhân văn sâu sắc của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông trước hết thể hiện 202 mong muốn của ông đưa triết lý Phật giáo xâm nhập sâu rộng và trở thành nền tảng đạo đức của nhân dân Đại Việt; đem triết lý Phật giáo gắn với đời sống xã hội thể hiện bằng hoạt động và thái độ sống tích cực, không kêu gọi xa lánh cuộc đời, không tu hành ép xác khổ hạnh mà luôn đề cao đức nhân nghĩa, tính thiện và cái tâm từ bi hỷ xả, cứu dân, giúp nước. Đó chính là điểm đặc sắc riêng có trong triết lý thiền của Trần Nhân Tông nói riêng và thiền Việt Nam nói chung. Tính nhân văn trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông còn thể hiện ở chỗ, tư tưởng ấy luôn quan tâm đến con người, đề cao vai trò, giá trị đời sống con người, luôn lo cho đời sống của dân, giáo hóa đạo đức cho dân và thể hiện bằng hành động cao cả là đánh giặc cứu nước, cứu dân, xây dựng một chế độ chính trị thân dân, khoan thư sức dân và một nền quân sự hùng mạnh, nền giáo dục tiến bộ. Tư tưởng triết học của ông không chỉ là cơ sở lý luận để hình thành nên một trường phái thiền mang màu sắc Việt Nam, mà còn là chỗ dựa tinh thần của một quốc gia độc lập thống nhất cũng như của xã hội Đại Việt thống nhất. 203 KẾT LUẬN CHUNG Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Trần là một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của lịch sử dân tộc ta. Đó là thời đại mà vua tôi nhà Trần và toàn dân đã đồng lòng xây dựng nên một quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ và thống nhất, với một thể chế chính trị của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền khá quy mô chặt chẽ, có nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp khá phát đạt thời bấy giờ; “Vua thánh tôi hiền”, “muôn họ hát vui thời thịnh trị” [90, tr. 518]. Đó là thời đại cả dân tộc ta “tướng sĩ một lòng phụ tử”, hừng hực hào khí “Sát Thát” làm nên ba lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông vang dội; và, tương ứng với nó, đó là thời đại đã hun đúc nên một nền văn hóa rực rỡ với những con người có nhân cách, tư tưởng và ý chí lớn như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa… làm rạng danh lịch sử dân tộc. Trong đó, Trần Nhân Tông nổi lên như một trong những nhân vật kiệt xuất nhất. Về cốt cách và tinh thần, Trần Nhân Tông là một vị vua hiền minh, một vị vua anh hùng, có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân tộc cao cả. Lên nối ngôi vua trong tình thế đất nước đang đứng trước hiểm họa bởi cuộc xâm lăng của đế quốc Nguyên – Mông, ông đã cùng với vua cha lãnh đạo triều đình và dân chúng, khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, để cuối cùng giành thắng lợi rực rỡ trong hai lần 204 đọ sức với 50 vạn quân giặc (năm 1285 và năm 1288). “Ông còn giành những thắng lợi quan trọng trong các cuộc hành binh về phía Tây và phía Nam, củng cố vững vàng biên giới của Tổ quốc” [95, tr. 451]. Không những thế, Trần Nhân Tông còn là một ông vua nổi tiếng khoan hòa và nhân ái, luôn chăm lo cho dân cho nước (ưu quốc) “cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước” [85, tr. 44]. Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ XIII. “Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thảng của một nhà nghệ sĩ. Ở đấy cũng thể hiện sự hòa hợp khó chia tách giữa một ngòi bút vừa cung đình vừa bình dị, có cả những kiến thức sách vở uyên bác lẫn với sự từng trải lịch lãm” [95, tr. 451]. Không những thế, ông còn là người có công đầu trong việc xây dựng nền Quốc âm, với bài phú Cư trần lạc đạo nổi tiếng mọi thời đại. Về mặt tư tưởng, Trần Nhân Tông là một thiền sư lỗi lạc, người sáng lập ra một dòng thiền mang bản sắc và tính chất riêng của Việt Nam; đó là tính chất thiền hành động nhập thế tích cực và thấm đượm tính nhân văn sâu sắc. Ông đã biết dung hợp các nguồn tư tưởng của quá khứ dân tộc với các quan điểm triết lý đạo đức nhân sinh thâm trầm, sâu sắc của Nho, Phật, Lão, bằng sự kế thừa, tiếp nối các dòng thiền của Việt Nam trước đây của thời nhà Lý như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và triết lý thiền của Trần Thái Tông, 205 Tuệ Trung Thượng sĩ, nhằm đưa triết lý đạo đức của nhà Phật thành một trong những nền tảng đạo đức cho xã hội Đại Việt đương thời và xây dựng một tổ chức Phật giáo Việt Nam thống nhất, làm chỗ dựa tinh thần của dân tộc thời kỳ nhà Trần. Trong vấn đề bản thể luận, tiếp tục truyền thống của thiền và trên cơ sở kế thừa nội dung khái niệm về “tâm” được hình thành từ các thế hệ trước như thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường cũng như quan điểm về tâm hư không của Trần Thái Tông và tâm thể của Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông đã coi tâm vô niệm hay tâm tĩnh lặng là bản thể của thế giới. Chữ “bản”, theo Trần Nhân Tông nghĩa là cái gốc, là bản nguyên của vũ trụ, vạn vật. Cái tâm tĩnh lặng, vô niệm là gốc của thế giới, theo Trần Nhân Tông là cái ban đầu, vốn có trong con người, là cái bản nhiên, thanh tịnh, trong sáng, viên đồng tất cả, không hình, không tướng, thường trụ bất biến, vượt lên mọi đối đãi, nhị nguyên, không sinh không diệt, không thiện không ác, không thị không phi… Nhưng trong cuộc sống do vọng niệm, tham dục chi phối, nên con người đã nó làm lu mờ đi, quên mất cái gốc là của báu trong mỗi con người ấy (khuây bản). Vì thế mới chạy Đông, chạy Tây tìm bụt, chứ thực ra bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm đâu xa cả. Bởi vậy, theo ông để trở về với cái gốc như trở về quê hương xứ sở (gia hương), người ta phải tu tập, thiền định. Trong tư tưởng triết học của mình, Trần Nhân Tông cũng đã đưa ra nhiều cái tên khác nhau, để chỉ bản thể như tính sáng, tính gương, giác tính, thể tính, lòng trong sạch, Bụt, thực tướng, Pháp thân, chân 206 như… Tuy nhiên, trong quan điểm về “tâm”, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến khía cạnh hình tướng, trạng thái của tâm, và nó đã được ông diễn đạt một cách bình dị, gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Ông cũng cho rằng Phật tính, Pháp thân, tâm, tính có quan hệ với nhau “như hình với bóng, khi ẩn khi hiện”, “không dính không rời” [95, tr. 660], “Pháp tức là tính, Phật tức là tâm… Tâm là Phật mà tâm cũng là Pháp” [80, tờ 38a – 38b]. Trần Nhân Tông cũng cho rằng, thế giới hiện tượng là biến ảo vô thường. Vạn pháp là do duyên khởi y tha nên tồn tại đan bện vào nhau, rắc rối như sắn bìm bụi cỏ, chúng sinh sinh, hóa hóa biến đổi vô thường. Thế giới hiện tượng ấy chỉ là giả tướng, nó có đấy nhưng không thật, giống như giấc chiêm bao, vừa hư vừa thực; sự xuất hiện của nó là do phân biệt kén chọn, hay vọng niệm của con người mà ra, nếu diệt được vọng niệm, trở về với cái tâm tĩnh lặng thì những thiên sai, vạn biệt ấy cũng biến mất. Để trở về với quê hương xứ sở, để đạt tới cái tâm tĩnh lặng, cái bản thể chân như vốn có, thanh tịnh, trong sáng, bản nhiên, viên mãn trong mỗi người, theo Trần Nhân Tông người ta không phải bắt đầu từ nhận thức, lý luận, đặt tên tìm ý, bám víu vào câu chữ của giáo lý, “lập tông lập chỉ”, “lý thuyết ồn ào, liến láu tranh cãi”; “khắc thuyền tìm gươm”, “ôm cây đợi thỏ”, “quên trăng ngắm ngón” [95, tr. 490], kén chọn phân biệt hữu vô, phải trái, có tính chất biên kiến đối đãi… mà phải chứng ngộ trong chính cuộc sống của mình bằng quá trình tu tập giới hạnh và thiền định, từ tu hạnh đầu đà, đến vong nhị kiến, phá chấp và đạt tới tâm tĩnh lặng. Đó là quá trình công phu như đãi cát tìm 207 vàng, cần phải gắng sức dùi mài để ngừng nguồn tham ái, lặng tiếng thị phi, gìn tính sáng, nén niềm vọng, dứt nhân ngã, trừ tham sân, xét tâm thân, rèn tính thức, cầm giới, công danh chẳng trọng, phú quý chẳng màng, sống thanh tao, đạm bạc, giác tính sáng trong, thân tâm vui vẻ, rũ hết duyên trần, chẳng còn bỉ thử, nhất tâm bất loạn vượt qua biên kiến để đạt tới vô ngôn, vô niệm. Đó chính là con đường trở về với bản thể, biến tâm mình thành vô tâm, hay tâm hư của Trần Thái Tông và tâm vô trụ trong Kinh Kim cương. Sự trở về này không thể thực hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hay luận lý, giảng giải, bởi lẽ: “Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ” [95, tr. 507]. Ở đây, Trần Nhân Tông đã học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, lý luận về thiền của các thiền sư đi trước để vạch ra cho mình một con đường và cách thức thiền độc đáo, tổng hợp tinh túy của tư tưởng tu tập, thiền định của các thế hệ trước nhưng lại mang một sắc thái mới, sống động, thực tiễn, táo bạo hơn. Đó không phải là cách tu thiền xuất thế, lánh đời, ép xác khổ hạnh, cũng không phải bằng sự “trầm tư mặc tưởng”; mà là tính chất thiền hành động, nhập thế tích cực, thể hiện; một mặt, bằng chính những hành động sống bình dị và tích cực thường nhật để giữ giới luật như ăn cháo, tưới cây, uống trà, đến ăn chay, niệm Phật, sống hòa vào thiên nhiên, tự tại…; và, cao hơn, đó còn là những hành động mang ý nghĩa đạo đức, luân lý xã hội lớn lao như chỉ dạy Mười điều thiện (Thập thiện) giáo hóa đạo lý, nhân nghĩa cho dân chúng để khuyến thiện trừ tà cho dân; thương yêu dân và lo cho nước (ưu quốc), đánh giặc trừ gian, cứu dân, cứu nước. 208 Tóm lại, cuộc đời và tư tưởng của Trần Nhân Tông có thể được nghiên cứu và tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau như nhà vua, nhà thơ, nhà tư tưởng. Và, ở bình diện nào chúng ta cũng phát hiện ra những điều thú vị và mới lạ mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc và vĩnh cửu về ông. Là một vị vua, một vị tướng ông có một bản lĩnh vững vàng và ý chí quyết đoán. Là một nhà chính trị, ông có cái nhìn sắc bén và thái độ bình tĩnh, tự tại khoan hòa, thấu hiểu tâm can mọi người, thu phục nhân tâm con người; là một thiền sư, ông có một trí huệ thâm trầm sâu sắc mà dung dị, và cao hơn cả là tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha của ông. Đặc biệt cuộc đời ông đã chịu ảnh hưởng khá sâu đậm bởi triết lý đạo đức của Phật giáo – một triết lý sau hai thế kỷ chiếm địa vị quốc giáo dưới thời Lý, và đến thời kỳ nhà Trần, nó đã đủ chín muồi để hòa nhập vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông đã trở thành cơ sở lý luận cho việc xây dựng một chế độ chính trị thân dân, một quốc gia thống nhất, độc lập, tự chủ và là chỗ dựa tinh thần cho quân dân Đại Việt trong công cuộc chấn hưng đất nước, chống giặc Nguyên – Mông thời bấy giờ. 209 PHỤ LỤC TOÀN CẢNH CHÙA ĐỒNG YÊN TỬ (Ảnh do Bùi Huy Du chụp) MỘT GÓC TRÚC LÂM YÊN TỬ (Nguồn: 210 MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG VỀ CÕI PHẬT (Nguồn: Yen-Tu-Mot-cuoc-hanh-huong-ve-coi-Phat.btml) CÕI THIÊNG YÊN TỬ NGÀY KHAI HỘI (Ảnh do Bùi Huy Du chụp) 211 KHU THÁP TỔ (Nguồn: tu-phan-2-duong-tung-va-khu-vuon-thap-to-12734.html) CHÙA VÂN TIÊU (Nguồn: 212 CHÙA TRÚC LÂM TẠI YÊN TỬ (Ảnh do Bùi Huy Du chụp) CHÙA ĐỒNG TẠI YÊN TỬ (Nguồn: 213 MẪU TƯỢNG TRẦN NHÂN TÔNG TRÊN YÊN TỬ (Nguồn: E1%BB%A3ng- tr%E1%BA% A7n-nhan-tong-tren-yen-t%E1%BB%AD-thi% E1%BA%BFu-ki%E1%BA%BFn- th%E1%BB%A9c-v%E1% BB%81-ph%E1%BA%ADt-h%E1%BB%8Dc/) MẪU TƯỢNG TRẦN NHÂN TÔNG (Nguồn: 21263456.html) 214 TƯỢNG VÀ THÁP MỘ ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG (Nguồn: trong-lich-su/20113/140530.datviet) VUA TRẦN NHÂN TÔNG (Nguồn: 215 TƯỢNG ĐÁ AN KỲ SINH (Nguồn: TƯỢNG TRẦN NHÂN TÔNG (Nguồn: tu-phan-2-duong-tung-va-khu-vuon-thap-to-12734.html) 216 TƯỢNG TAM TÒA THÁNH MẪU TRÊN YÊN TỬ (Nguồn: tu-phan-3-chua-hoa-yen-chua-mot-mai-chua-van-tieu-12735.html) TƯỢNG TAM TỔ TRÊN YÊN TỬ (Nguồn: tu-phan-3-chua-hoa-yen-chua-mot-mai-chua-van-tieu-12735.html) 217 (Nguồn: tu-phan-2-duong-tung-va-khu-vuon-thap-to-12734.html) KHU THÁP TỔ (Nguồn: tu-phan-2-duong-tung-va-khu-vuon-thap-to-12734.html) 218 THÁP HUỆ QUANG (Nguồn: Viet-Nam/2011/02/41AF7DBF/) LĂNG MỘ VUA TRẦN NHÂN TÔNG TẠI YÊN TỬ (Ảnh do Bùi Huy Du chụp) 219 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 2. Ban Phật giáo Việt Nam – Ban Phật học chuyên môn (1995), Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 3. Thích Minh Châu – Minh Chi (1991), Từ điển Phật học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Doãn Chính – Nguyễn Ngọc Phượng, Tư tưởng triết học của Trần Thái Tông, Tạp chí Triết học, số 1 (212), 2009, tr. 41 – 47. 5. Doãn Chính (2008), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Dỗn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Doãn Chính (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí (Bản dịch), tập 1, Nxb. Sử học, Hà Nội. 9. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí (Bản dịch), tập 2, Nxb. Sử học, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên, 2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 220 12. Trương Văn Chung, Doãn Chính (Chủ biên, 2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Trương Văn Chung (2005), "Tư tưởng của Nagarjuna về những vấn đề bản thể luận trong triết học Phật giáo", Tạp chí Khoa học xã hội, 1 (77). 14. Đoàn Trung Cịn (1951), Phật học từ điển, Phật học tịng thơ, Sài Gịn. 15. Daisetzteitaro Suzuki (1988), Thiền luận, trọn bộ 3 tập, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 16. Ngô Di (1973), Thiền và Lão Trang, Nxb. Hạnh Phúc, Sài Gòn. 17. Nguyễn Đức Diện (1994), "Tư tưởng về bản thể trong thiền học của Tuệ Trung Thượng sĩ", Tạp chí Triết học, (4). 18. Lê Anh Dũng (1994), Con đường Tam giáo Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb. Hà Nội. 20. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hoá – Thông tin. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khĩa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 221 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Trần Văn Giáp (1968), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XII, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gịn. 27. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 29. Thích Thanh Kiểm (1965), Lịch sử Phật giáo Trung Hoa, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. 30. Kinh Pháp cú, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1993, (Thích Thiện Siêu dịch và chú giải). 31. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên, 2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Gĩp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tơng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Nguyễn Duy Hinh (1989), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 222 36. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), Nxb. Văn học, Hà Nội. 37. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1983), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Tạ Ngọc Liễn (1976), "Vài nhận xét về Thiền tông và phái Trúc lâm Yên Tử đời Trần", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. 39. Thích Duy Lực (1995), Danh từ Thiền học chú giải, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 40. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý Trần, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 41. C.Mác và Ph.Ăng ghen (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, 12 tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hà Thúc Minh (2000), Lịch sử triết học Trung Quốc, 2 tập, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, 1984. 45. Huệ Năng (1992), Pháp bảo đàn kinh, Thích Thanh Từ dịch và chú giải, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Thế Nghĩa – Doãn Chính (Chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, tập 1: Triết học cổ đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Chân Nguyên – Nguyễn Tường Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 223 48. O.O Rozenberg (1990), Phật giáo những vấn đề triết học, Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, Hà Nội. 49. Phân viện nghiên cứu Phật học (1990), Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội. 50. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Đạo giáo – Thiền: Từ điển minh triết phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội, 1997. 51. Nguyễn Danh Phiệt (1990), "Chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV và những di sản của nó", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 3 (250). 52. Nguyễn Danh Phiệt, "Giáo dục khoa cử thời Lý – Trần", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. 53. Ngô Văn Phú (1995), Trần Thủ Độ và sự nghiệp nhà Trần, Nxb. Văn học, Hà Nội. 54. Nguyễn Hoàng Phương (1996), Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 55. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 56. Phạm Hồng Sơn (1987), "Đại thắng chống Mông – Nguyên thời Trần thế kỷ XIII", Tạp chí Lịch sử quân đội, (19). 57. Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hoá của đạo Phật, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 58. Lê Đình Sỹ – Nguyễn Danh Phiệt (1994), Kế sách giữ nước thời Lý Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 224 59. Taisen Deshimaru (1992), Chân thiền, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 60. Hoàng Minh Thảo (1978), "Mấy bài học lịch sử về cuộc kháng chiến chống Nguyên của nhà Trần", Tạp chí Lịch sử quân đội (21). 61. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 62. Lê Mạnh Thát (2002), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, 3 tập, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 63. Lê Mạnh Thát (2004), Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 64. Lê Sĩ Thắng (1995), "Vấn đề giải phóng và giải thoát con người trong tư tưởng hai vua Trần", Tạp chí Triết học, (1). 65. Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm (1975), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mơng thế kỷ XIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Thích Mật Thể (1942), Việt Nam Phật giáo sử lược, Tổng hội tăng ni Bắc Việt, Hà Nội. 67. Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, (1992). 68. Thiền sư Trung Hoa (2002), trọn bộ 3 tập, HT. Thích Thanh Từ soạn dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 69. Thích Tâm Thiện (1995), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 70. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Trần Thái Tơng, Nxb. Văn hĩa - Thơng tin, Hà Nội. 225 71. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội. 72. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Ngô Tất Tố (1960), Thơ văn đời Trần, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn. 74. Trần Thái Tơng (1974), Khĩa hư lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. Trần Thái Tông (1992), Khoá hư lục, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 76. Thích Thanh Từ (Chủ biên, 1995), Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 77. Thích Thanh Từ (1992), Thiền tơng Việt Nam, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh. 78. Thích Thanh Từ (1997), Tam tổ thực lục giảng giải, Thiền viện Thường Chiếu, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 79. Trang Tử (1961), Nam Hoa kinh, (Bản dịch của Nhượng Tống), Tân Việt, Sài Gịn. 80. Trần triều dật tồn Phật điển lục (1943), Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ, Hà Nội. 81. Kim Cương Tử (Chủ biên) (1992), Từ điển Phật học Hán Việt, 2 tập, Phân viện nghiên cứu Phật học. 82. Lão Tử (1991), Đạo đức kinh, Nxb. Văn học, Hà Nội. 83. Trương Lập Văn (chủ biên), (1999), "Tâm" – Triết học Phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 226 84. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội , Hà Nội. 86. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sự ký toàn thư, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 87. Viện khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 4, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 88. Trung tâm nghiên cứu Hán nơm (1993), Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tơng Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng. 89. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (1995), Tam tổ thực lục (Thích Phước Sơn dịch và chú giải). 90. Viện Sử học (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Viện Triết học (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Viện Triết học (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Viện Triết học (1984), Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Hà Nội. 94. Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 227 96. Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý - Trần, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 97. Viện Văn học (1998), Hoàng đế Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 98. Viện Văn học (1981), Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Vũ Văn Vinh (1999), Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Việt Nam dưới thời Trần, Luận án Tiến sĩ Triết học. 100. Việt sử lược (1959), Nxb. Sử học, Hà Nội. 101. Thái Vũ (1999), Trần Hưng Đạo Đại Vương – Trời Nam khí mạnh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 102. Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 103. Will Durant (1971), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn. 104. Will Durant (1970), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn. 228 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bùi Huy Du: Tìm hiểu tư tưởng triết học Trần Nhân Tông, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6 (130), 2009. 2. Bùi Huy Du: Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở Nam Bộ, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 04 (14), 2009. 3. Bùi Huy Du: Tuệ Trung Thượng sĩ – nhà thiền học thông tuệ, Tạp chí Triết học, số 8 (219), 2009. 4. Bùi Huy Du: Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009. 5. Bùi Huy Du: Tìm hiểu cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1 (149), 2011. 6. Bùi Huy Du: Trần Nhân Tông – đệ nhất tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tạp chí Triết học, số 7 (242), 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcao_hoc_0951.pdf
Luận văn liên quan