Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo

Xử lý chất thải chăn nuôi heo là một công nghệ đơn giản, không đòi hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kỹ thuật cao như những phương pháp khác nhưng hiệu quả xử lý là rất tốt, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ sinh thái trong các trang trại không những thích hợp cho xử lý các chất thải trong chăn nuôi, nâng cao năng suất và lợi ích kinh tế, mà còn góp phần tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch cho khuôn viên trang trại, tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi xanh.

docx34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO CÔNG NGHỆ SINH THÁI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GVHD: Ts. Lê Quốc Tuấn Thực hiện: Lớp DH10DL Nguyễn Văn Chiến 10157022 Nguyễn Song Hào 10157054 Hoàng Thị Kim Huệ 10157070 Nguyễn Hoàng Linh Long 10157096 Nguyễn Tuấn Mạnh 10157107 Trần Thanh Minh 10157110 Lê Văn Nghĩa 10157123 ›&š TP Hồ Chí Minh ngày 20/11/2012 MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành chăn nuôi gia súc ở Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số lượng các trại chăn nuôi, cũng như chủng loại các sản phẩm và chất lượng ngày càng được cải thiện, đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những tích cực do ngành chăn nuôi mang lại thì phải kể đến các tác động tiêu cực do chất thải chăn nuôi thải ra ngày càng nhiều. Vấn đề xả thải phân chuồng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, môi trường đất, kể cả môi trường không khí và sức khỏe con người, cảnh quan thiên nhiên. Hầu hết các trang trại chăn nuôi chưa có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý sơ sài, khả năng đầu tư vào hệ thống xử lý còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi phải có những phương pháp thích hợp, hiệu quả xử lý cao hơn. Công nghệ sinh thái là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, thống kê sinh học, tin học ứng dụng, v.v..) nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp, để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Hiện nay, công nghệ sinh học thường được thể hiện thông qua công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô, công nghệ enzyme, và kỹ thuật di truyền. Công nghệ sinh học ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong việc xử lý môi trường được tìm tòi và ứng dụng ngày càng nhiều hơn nhằm hướng đến việc xử lý sạch không để lại hậu quả về sau. Ứng dụng công nghệ sinh thái vào việc xử lý chất thải chăn nuôi là một phương pháp có nhiều hứa hẹn mang lại những hiệu quả tích cực. Đặc biệt , phương pháp này đã được ứng dụng nhiều tại các tỉnh miền tây Nam Bộ. Sở dĩ phương pháp này đang ngày được quan tâm là vì có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp khác như: tính gần gũi với tự nhiên, thiết kế đơn giản, ít tạo ra các ô nhiễm thứ cấp, hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có và tạo ra sản phẩm phụ hữu ích. Việc nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong trang trại chăn nuôi heo” nhằm mang lại sự trong sạch đối với môi trường, sức khoẻ con người đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho trang trại. 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HIỆN NAY Hình 1: Trang trại chăn nuôi heo ở Thống Nhất- Đồng Nai Trước đây, hình thức chăn nuôi truyền thống dựa vào nguồn thức ăn sẵn có của địa phương như đồng cỏ tự nhiên và phụ phẩm cây trồng. Trong lúc đó phân bổ chăn nuôi lợn và gia cầm lại sát với dân cư vì chúng chuyển hóa các vật phế thải thành thịt và trứng. Ví dụ, ở Việt Nam, nước mới bắt đầu công nghiệp hóa 90% mô hình chăn nuôi gia cầm đều gắn với phân bố dân cư. (Gerber và cộng sự - 2005). Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng chất thải từ chăn nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình gần như không phải là một mối hiểm họa đối với môi trường. Khi công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại, gia trại đã làm cho môi trường chăn nuôi đặc biệt là môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, nó đã gây nên một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn nuôi từ phía người dân ở gần các trang trại. Theo báo cáo tổng kết của viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có chứa coliform, e.coli, COD.., và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Theo báo cáo của Công ty môi trường VIETTECH). Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn (Nguyễn Khoa Lý – Cục Thú Y). Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy định về bảo vệ môi trường, các vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trên thế giới môi trường chăn nuôi đã được đánh giá một cách khá toàn diện, một trong số đó là các nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi.Tại Việt Nam, mặc dù đã phần nào cảm nhận được tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần như chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi. 2.1. Hiện trạng xử lý nước thải trong chăn nuôi heo ở Việt Nam Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, có nhiều công nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học, xây dựng hầm biogas và chế phẩm sinh học EM. Vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng đã được các cơ quan chức năng và người chăn nuôi quan tâm. Những năm gần đây, nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng đã được triển khai thực hiện như: Xây dựng hầm khí biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh ACTIVE CLEANER… Trong đó, việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp được triển khai thực hiện khá rộng rãi và đã mang lại hiệu quả tương đối rõ nét. Trong đó, Dự án "Xây dựng mô hình hầm khí Biogas tiết kiệm năng lượng (TKNL) sử dụng cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Thủy" do Trung tâm Khuyến công, tư vấn và TKNL Phú Thọ triển khai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm là một ví dụ điển hình. Với 240 hầm khí biogas được triển khai thực hiện tại 240 hộ gia đình, mỗi năm ước tính xử lý từ 450-500 tấn chất thải trong chăn nuôi và các nguồn chất thải khác, tiết kiệm chi phí cho đun nấu và thắp sáng gần 2 tỷ đồng. Đặc biệt, dự án đã giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi gây ra. (Theo Trần Liễu, 2010) Ước tính, hiện toàn tỉnh đã xây dựng được khoảng 5.000 công trình hầm biogas. Tuy nhiên, so với số lượng các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay thì con số này còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, hiện nay kỹ thuật xây hầm biogas của một số gia đình hạn chế nên không ít trường hợp xây dựng hầm quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh chóng bị ngấm, bị thấm làm cho mùi hôi thoát ra ngoài không những không cải thiện được môi trường sống mà còn làm tăng thêm mức độ ô nhiễm. Nhiều hộ có thói quen xả cả nước có hóa chất khử trùng, vắcxin phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt nên hầm biogas không được phát huy tác dụng... Do đó, để áp dụng biện pháp này rộng rãi đến toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, tập huấn chuyển giao về khoa học kỹ thuật. Qua đó, để họ có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để xây dựng hầm biogas như thế nào là hợp lý với trang trại của mình, để tránh tình trạng quy mô trang trại quá lớn mà hầm thì quá nhỏ dẫn đến không có hiệu quả, gây lãng phí tiền của. Ngoài việc xây dựng hầm biogas và sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, hiện nay biện pháp hữu hiệu và bền vững để xử lý chất thải chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp sạch là phát triển mô hình kinh tế VAC; gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt với chăn nuôi, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa sử dụng ít phân bón hóa học, cũng là một trong những mô hình dễ làm, ít tốn kém và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hình 2: Mô hình VAC đạt hiệu quả cao ở huyện Vĩnh Cửu 2.2. Xử lý chất thải trong chăn nuôi heo ở các nước tiên tiến Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. (Theo Mỹ An, Báo tin tức sự kiện khoa học công nghệ) Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tuỳ ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tuỳ thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m3 và diện tích bề mặt 36m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57 - 58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80 - 90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm. Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn. 2.3. Hình thức chăn nuôi heo hộ gia đình và trang trại Có khá nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta.Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào tùy thuộc vào điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế của cơ sở chăn nuôi. Mục tiêu cuối cùng của các công nghệ xử lý là làm cho nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Một số quy trình xử lý nước thải chăn nuôi: 2.3.1. Quy mô nhỏ (hộ gia đình) Nước thải -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp) 2.3.2. Quy mô trung bình (< 1.000 đầu gia súc) a) Nước thải -> ngăn lắng cát -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp) -> mương sinh học hiếu khí -> hố lắng (3 cấp) -> mương chứa (ổn định) -> tuần hoàn để tưới cây. b) Nước thải -> ngăn lắng cát -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp) -> bể Aerotank -> bể lắng bùn -> hồ ổn định -> tuần hoàn để tưới cây. 2.3.3. Quy mô lớn (> 1.000 đầu gia súc) Nước thải -> bể lắng cát -> bể điều hòa -> bể kỵ khí UASB/hố biogas -> bể chỉnh nồng độ -> bể Aerotank -> bể lắng bùn -> hồ ổn định -> tuần hoàn để tưới cây. Có nhiều loại hầm lên men Biogas. Hiện nay đang thịnh hành 3 loại hầm: Hầm xây có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Hầm xây bằng gạch, xi măng có nắp cố định hay nắp trôi nổi đã phát triển trong nhiều năm ở Đồng Nai. Loại túi ủ biogas bằng nhựa khá dễ lắp đặt và rẻ tiền. Chức năng của hầm biogas là xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Trung bình 1m3 hầm ủ xử lý lượng nước thải 40-50 lít nước thải/ngày với lượng phân của 2-3 con heo trưởng thành. Thời gian nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý. Đối với túi ủ biogas bằng túi nhựa, các cơ sở chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật. Đối với túi ủ bằng bạt cao cấp HDPE: Màng chống thấm HDPE được chế tạo từ các hạt nhựa nguyên sinh và hàm lượng nhỏ Cacbon (C) đen, vì vậy có cường độ chịu kéo và độ dãn dài rất lớn. Màng được chế tạo thành từng cuộn có chiều dài từ 70-:- 600m/Cuộn tương ứng với chiều dày từ 0.3-3mm. Bề rộng của khổ Vải là 7m, khi thi công được hàn nối với nhau bằng máy hàn nhiệt chuyên dụng. Việc sử dụng túi biogas bằng vật liệu HDPE có một số ưu điểm như sau: Tấm bạt HDPE có bề mặt màu đen, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ hấp thu được nhiều nhiệt lượng, giữ và ổn định nhiệt nên nhiệt độ của hầm biogas sẽ cao hơn so với các hầm bê tông. Do đó, hiệu quả sinh gas sẽ cao hơn. Kỹ thuật xây dựng đơn giản, thể tích lớn. Đảm bảo được độ kín nên hiệu quả cao trong suốt quá trình sử dụng công trình. Bảo trì (hút bùn cặn) dễ dàng nên dễ sàng sau một thời gian sử dụng (trung bình 05 năm) để duy trì hiệu quả sinh khí gas tốt của công trình. Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp trung bình khoảng 5% tổng chi phí của phần bạt HDPE nắp thu gas. Chi phí đầu tư rẻ (chỉ bằng khoảng 1/5 giá thành so với hầm bê tông, tương đương 100.000 đ/m3 hầm). Tuổi thọ trung bình của tấm bạt HDPE thu gas trung bình trên 10 năm, bạt HDPE lót đáy tuổi thọ 100 năm. Mêtan và CO2 sẽ tạo nên dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho quá trình hình thành và duy trì bùn sinh học dạng hạt.Vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0,6-0,9 m/giờ. PH thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí dao động trong khoảng 6,6-7,6 vì ở pH < 6,2 thì vi sinh vật chuyển hóa mê tan không hoạt động được. Do đó cần cung cấp đủ độ kiềm (1.000-5.000 mg/l). Do tại Việt Nam chưa có loại bùn hạt nên quá trình vận hành được thực hiện với tải trọng ban đầu khoảng 3 kg COD/m3 ngày đêm. Mỗi khi đạt đến trạng thái ổn định, tải trọng này sẽ được tăng lên gấp đôi cho đến khi đạt tải trọng 15-20 kg COD/m3 ngày đêm. Thời gian này kéo dài khoảng 3-4 tháng. Sau đó, bể sẽ hoạt động ổn định và có khả năng chịu quá tải, cũng như nồng độ chất thải khá cao. Khí metan thu được có thể sử dụng cho việc đun nấu và cung cấp nhiệt. Lượng bùn sinh ra rất nhỏ nên không cần thiết phải đặt vấn đề xử lý bùn. Quá trình xử lý này chỉ tiêu tốn một lượng nhỏ năng lượng dùng để bơm nước. Nước thải được chảy qua lưới lọc 1mmx1mm hay 1,5mmx1,5mm để loại bỏ cặn lớn. Sau đó, nước thải được cho chảy vào bể lắng 3 ngăn (thường xây bằng xi măng) có ngăn 1 sâu 2,5-3m, ngăn 2 sâu 1,2-1,5m, và ngăn 3 sâu < 1m. Nước luân chuyển theo kiểu tràn. Chức năng là giảm đi phần lớn các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải. Trung bình 1m3 xử lý cho dưới 10 heo trưởng thành hoặc dưới 50 heo con. Yêu cầu vận hành: định kỳ lấy bùn lắng trong các bể (2-3 lần/tháng) sử dụng ủ làm phân bón. Mương sinh học là hệ thống ao đào nhiều hố (thường là 5) để nước thải chảy qua một diện tích lớn, tạo điều kiện cho các quá trình lên men kỵ khí, lên men yếm khí kết hợp với các thực vật thuỷ sinh hấp thu các chất ô nhiễm. Tiêu chuẩn thể tích ao xử lý phân vật nuôi: 1m3/heo trưởng thành. Quy trình này có ưu điểm là công nghệ và vận hành khá đơn giản, giá thành rẻ, nhưng nhược điểm là xử lý không triệt để khí thải, còn mùi hôi, đặc biệt cần diện tích rộng để xử lý đạt hiệu quả. Trong bể Aerotank, quá trình phân hủy các chất ô nhiễm xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng ôxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Nồng độ ôxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng bùn không được nhỏ hơn 2 mg/l. Tốc độ sử dụng ôxy hòa tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào: Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật (tỷ lệ F/M); nhiệt độ; tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật; nồng độ sản phẩm độc tính tích tụ trong quá trình trao đổi chất; lượng các chất cấu tạo tế bào và hàm lượng ôxy hòa tan. Hình 3: Phương pháp xử lý hiếu khí, bể lọc sinh học Aerotank Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị ôxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO4-… Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nuớc thải đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng dầu mỡ khoáng không quá 25 mg/l, các chỉ tiêu khác pH = 6,5-8,5; nhiệt độ 6ºC< tºC < 37ºC. 2.4. Hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi ở Việt Nam (Theo báo cáo của Th.S Đào Lệ Hằng, Phòng MTCN- Cục Chăn nuôi). Hiện trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể: Quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Tuy việc ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn BVMT trong chăn nuôi đã có tương đối đầy đủ nhưng công tác triển khai, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá chưa được phát huy hiệu quả. Sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác BVMT trong chăn nuôi chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chưa thực hiện được hợp tác quốc tế và lồng ghép hiệu quả công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi với nhiều chương trình, kế hoạch khác. Thiếu điều tra cơ bản trên toàn quốc. Tình hình nghiên cứu về thực trạng, các biện pháp, công nghệ làm giảm thiểu ô nhiễm và quản lý môi trường trong chăn nuôi chưa nhiều Chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi Nhận thức của chủ chăn nuôi về môi trường còn hạn chế. 85% số hộ chăn nuôi được phỏng vấn cho rằng thiếu khả năng xử lý chất thải do thiếu đất, thiếu kinh phí và thiếu công nghệ. 100% chủ hộ chăn nuôi mong muốn được hỗ trợ về kiến thức và kinh phí xử lý môi trường. 3. ĐẶC TÍNH VÀ TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO 3.1. Đặc tính của chất thải chăn nuôi heo Chất thải trong hoạt động chăn nuôi heo bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng. Trong đó, chất thải rắn chứa phân, thức ăn thừa ( rau thừa), thức ăn rơi vãi… Chất thải lỏng phát sinh do các hoạt động tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, nước tiểu… Ngoài ra, trong chất thải chăn nuôi còn phải kể đến các chất thải khí như CO2, NH3, CH4,… do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân và chế biến thức ăn. Đây là loại chất thải khó kiểm soát nhất. Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, đặc biệt là BOD, COD, nito, phospho và sinh vật gây bệnh. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải chăn nuôi được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải chăn nuôi và quy chuẩn xả thải Thông số Nồng độ nước thải đầu vào Đơn vị Yêu cầu chất lượng nước đầu ra (QCVN 40 – 2011, Cột A) pH 7,2 - 6-9 BOD5 2817 mg/l 30 COD 5210 mg/l 75 SS 615 mg/l 50 Ntổng 206 mg/l 20 Ptổng 37 mg/l 4 Coliform 5,8.109 MPN/100ml 3000 So sánh hàm lượng N và P trong chất thải chăn nuôi heo: Chất thải rắn: Nhiều P, hàm lượng N ít hơn so với chất thải lỏng. Chất thải lỏng: N nhiều, P không đáng kể. Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80%, hầu hết dễ phân hủy. các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua… Ngoài ra trong thành phần nước thải còn chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng, vi rút và ấu trùng giun sán gây bệnh. 3.2. Tác hại của chất thải chăn nuôi heo 3.2.1. Đối với môi trường Đối với nguồn nước, sông suối, kênh rạch gần khuôn viên trang trại bị ô nhiễm do phải tiếp nhận nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý. Đồng thời, nước thải thấm xuống lòng đất gây ảnh hưởng nước ngầm. Ô nhiễm không khí do mùi hôi từ trang trại chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến quá trình sống và phát triển của các sinh vật. Hình 4: Một hộ chăn nuôi ở xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam xả trực tiếp phân heo ra mương vườn 3.2.2. Đối với sức khỏe con người Dịch bệnh và các bệnh về đường ruột, dịch tả do sự hoạt động của các vi sinh vật và sinh vật như E.Coli, sán lá gan… Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, ăn uống của dân cư khu vực vì các vấn đề về mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước, cảnh quan khu vực trang trại. 3.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường chăn nuôi Suy giảm chất lượng tài nguyên đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu do sự phát sinh của khí thải. Gây và lây bệnh cho người và động- thực vật. Nguy cơ hoang mạc hóa đất. Suy giảm đa dạng sinh học. Ảnh hưởng tới sản xuất, tăng rủi ro cho ngành. 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO TẠI TRANG TRẠI. Hình 5: Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo khép kín 4.1. Quy trình xử lý Hình 6 : Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo khép kín. 4.2. Mô tả quy trình và phân tích quy trình a) Trước tiên, phân heo sẽ được thu dọn cho vào các luống nuôi trùn quế. Tại đó, lượng phân heo này sẽ được trùn quế sử dụng làm dinh dưỡng để phát triển, đồng thời, phân heo được chuyển thành loại phân bón giàu dinh dưỡng 100% hữu cơ, dễ hấp thu cho cây trồng và được sử dụng để trồng rau nuôi heo. Mặt khác, lượng lớn sinh khối trùn quế được sử dụng làm dịch trùn, dùng để pha thêm vào thức ăn cho heo nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng và kháng thể thiết yếu. Cơ sở của việc sử dụng trùn quế để xử lý phân tươi: Hình 7: Đặc điểm và lợi ích của Trùn quế Luống nuôi trùn quế làm từ nền xi măng hoặc làm bằng vật liệu nhẹ như bạc không thấm nước, gỗ, có bề ngang từ 1-2m, sâu 30-40 cm, có mái che, có khả năng thoát nước và thông thoáng. Hình 8: Mô hình nuôi trùn quế của Trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau. Trùn quế được nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 20-30ºC, PH trung tính, độ ẩm cao, được cung cấp đầy đủ phân heo hàng tuần và thường xuyên phun ẩm sẽ cho thu hoạch khoảng 1kg/1m2/ tháng, có khi lên đến 2-3kg/1m2/tháng chỉ với 2-3kg giống ban đầu. Hình 9 : Sinh khối và dịch trùn thu được từ quá trình nuôi trùn quế Dịch trùn quế được sử dụng làm chất dẫn dụ gia súc, đồng thời là nguồn dinh dưỡng bổ sung ở dạng nước với kháng thể thiết yếu có thể thay thế dầu mực, vitamin C, men vi sinh cho heo, góp phần tăng năng suất chăn nuôi. Bảng 2: So sánh tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng của Dịch trùn và Trùn tươi. CHẤT DỊCH TRÙN TRÙN TƯƠI Pepsin Diges 100% 16% Calcium 1,13% 0,31% Nitơ 1,2% 1,7% Lysine 1,04% 0,62% Glysin 0,27% 0,18% Glutamic 0,78% 0,60% Acid béo (C12) 3,94% 30,95% Acid béo (C16) 10,82% 8,13% Acid Béo (Omega 3) 47,47% 20,95% Sau khi thu hoạch sinh khối trùn quế, phân trùn được thu gom và lưu trữ thông thoáng. Phân trùn quế chứa nhiều vi sinh vật có hoạt tính cao như hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose, chất xúc tác sinh học và các chất khoáng cần thiết, dễ hấp thụ cho rau trồng. Hình 10: Phân trùn quế được thu gom và đóng gói. b) Song song với quá trình trên, ta thực hiện quá trình thu hồi khí bioga từ nước thải chứa phân: Sau khi thu dọn phân heo, nước thải cùng với lượng phân còn sót lại trong chuồng trại được dội rửa rồi cho vào hố Bioga để thu hồi khí sinh học. Mặc khác, ta sử dụng nước sau quá trình ủ để cung cấp và tưới tiêu cho rau trồng. Hình 11: Túi khí ga thu được từ hố Bioga tại trang trại heo Mai Linh- Quảng Bình Nước thải tắm rửa, dội chuồng có nhiều chất cặn bã, vi trùng gây bệnh được đưa qua hệ thống thống hố gas lắng, sau đó cho vào hầm ủ biogas. Thời gian lưu nước trong hầm ủ từ 10- 15 ngày, pH từ 6.5-8.5, nhiệt độ 30-35º C sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Năng suất gas (CH4) đạt từ 0,5-0,6m3/m3 dịch phân hủy/ ngày đêm. Việc xây dựng hố Bioga phụ thuộc vào đặc điểm nền đất của trang trại. Đối với những vùng có nền đất tốt, mực nước ngầm thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp, như kiểu KT1. Hình10 – Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1 Kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng. Hình11 – Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT2 Toàn bộ chất thải lỏng từ chuồng trại được cho vào bể nạp, có thể xây dựng đường mương nối giữa chuồng nuôi với bể nạp cho việc thu chất thải được dễ dàng. Chất thải từ bể nạp theo đường ống xuống bể phân giải, tại đây, dịch thải được xử lý yếm khí nhờ vi sinh vật, khí Biogas sẽ được thu tại đầu của bể diều áp nhờ vào van khóa. Vật liệu để xây dựng công trình KSH kiểu KT Gạch thẻ đạt chất lượng loại A, người sử dụng nên chọn loại gạch tốt nhất sẵn có tại địa phương. Cát (loại cát hạt to- thô có thể dùng để làm vữa xây, loại cát hạt nhỏ-mịn dùng để làm vữa trát thành bể); Xi măng Poolang từ PC300 trở lên; Thép tròn đường kính 6mm (số lượng tùy theo cỡ bể phân giải) dùng để đúc bê tông nắp bể điều áp; Ống nhựa cứng PVC loại tốt dùng để làm ống lối vào và lối ra, nên chọn loại ống có đường kính là 160mm; Ống thu khí: làm từ ống nhựa cứng PVC hoặc ống thép mạ kim loại không gỉ. Nguyên lý hoạt động của hầm ủ Biogas: Gồm 2 giai đoạn Giai đoạn trữ khí: Ở trạng thái ban đầu, bề mặt dịch phân giải trong phần chứa khí và ngoài khí trời (tại lối vào bể điều áp) ngang nhau và ở mức số không, áp xuất khí sinh học trong bể phân giải bằng không (P = 0). Khí sinh ra sẽ được tích lại ở phần chứa khí sẽ nén xuống bề mặt dịch phân giải và đẩy nó tràn lên bể điều áp và ống lối vào. Vì ống lối vào nhỏ nên lượng dịch phân giải bị khí chiếm chỗ chủ yếu sẽ chứa ở bể điều áp. Khí tiếp tục sinh ra thì bề mặt dịch phân giải ở phần chứa khí tiếp tục hạ dần xuống, đồng thời bề mặt dịch phân giải ở bể điều áp dâng dần lên. Độ chênh lệch giữa hai bề mặt này thể hiện áp xuất khí. Khí sinh ra càng nhiều thì áp xuất khí càng tăng. Cuối cùng mực chất lỏng bể điều áp dâng lên mức cao nhất (mức xả tràn) và mực chất lỏng trong phần chứa khí hại xuống tới mức thấp nhất. Lúc này áp xuất đạt giá trị cực đại ( P = Pmax). Giai đoạn xả khí: Khi mở van lấy khí ra sử dụng, chất lỏng từ bể điều áp lại dồn về phần chứa khí. Bề mặt dịch phân giải ở bể điều áp hạ dần xuống, đòng thời bề mặt dịch phân giải ở phần chứa khí nâng dần lên. Độ chênh lệch bề mặt giữa hai phần này giảm dần và áp xuất khí cũng giảm dần. Cuối cùng khi độ chênh lệch bằng 0, thiết bị trở lại trạng thái ban đầu của chu trình hoạt động (P = 0) và dòng khí chảy ra nơi sử dụng ngừng lại.Thể tích khí Biogas được lấy sử dụng bằng thể tích chất lỏng đã bị nó chiếm chỗ và dược chứa ở bể điều áp. Ngoài ra, trong bể phân giải còn một lượng khí khác được chúa từ mức số không trở lên. Tuy nhiên, lượng khí này không được sử dụng vì không có áp xuất, gọi là “khí chết”. Bã thải khí sinh học có hai dạng: Bã thải lỏng: gồm các chất hòa tan và lơ lững Bã thải đặc: phần váng và phần lắng đọng ở đáy thiết bị. Hầu hết các thiết bị khí sinh học hoạt động theo kiểu liên tục nên bã thải lỏng được đẩy ra thường xuyên với số lượng nhỏ, hàm lượng chất khô vào khoảng 6 -10% nên có thể sử dụng trực tiếp hoặc tích trữ lại một thời gian. Bã thải đặc nằm trong thiết bị và được lấy ra theo định kỳ bảo dưỡng hầm biogas. Bã thải lỏng có thể hòa với nước theo tỷ lệ 1:1 (hoặc có thể tăng lượng bã thải), bón trực tiếp cho cây trồng mà không cần phải ủ lại. Bã thải đặc có thể dùng để bón lót Ngoài ra, cả 2 dạng phụ phẩm đều có thể phối trộn với các loại nguyên liệu hữu cơ khác để chế biến thành các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh… giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng rất có giá trị. Căn cứ đặc tính của từng loại phụ phẩm, người ta thường dùng loại nước thải dạng lỏng để bón thúc, dạng bã phân đặc để bón lót. Ngoài ra, cả 2 dạng lỏng và bã đặc có thể được sử dụng như một loại men phối trộn trong quá trình chế biến các loại phân hữu cơ khác. Hình 12: Ruộng được bón phụ phẩm sinh học Biogas Nước thải chăn nuôi heo qua giai đoạn xử lý bằng lọc yếm khí, hiệu quả khử COD và BOD đạt tương ứng 79,5 - 80,9%, SS giảm 95%, được tận dụng để tưới cho rau trồng. Hình13 : Sử dụng nước thải từ hầm ủ khí Bioga tưới cho cây trồng và rau Rau được trồng dựa trên việc tận dụng nguồn tưới và bã thải từ hố Bioga, sử dụng nguồn dinh dưỡng là phân trùn. Sau đó lượng rau này sẽ được đưa vào làm nguồn thức ăn cho heo. Như vậy, quá trình được khép kín và không có chất xả thải ra ngoài môi trường. 5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH: 5.1. Hiệu quả xử lý Tạo được chu trình khép kín có ý nghĩa sinh thái cao, sản phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo, nguồn năng lượng được bảo toàn, không có chất thải bỏ ra ngoài môi trường 5.1.1. Hiệu quả của việc ứng dụng trùn quế. Trong phân trùn quế có một lượng vi sinh vật lớn, có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học vì vậy chúng có khả năng phân hủy hợp chất hữu cơ rất nhanh và hiệu quả, trùn quế có sức tiêu hóa lớn, tác dụng phân giải chất hữu cơ của chúng chỉ sau những vi sinh vật có khả năng phân hủy mạnh, một tấn trùn quế có thể phân giải được 70-80 tấn rác hữu cơ và 50 tấn phân gia súc trong một quý. Trùn quế có kích thước nhỏ, khả năng sinh sản rất nhanh và với một số lượng lớn, bên trong hệ thống tiêu hóa của chúng có các vi sinh vật cộng sinh nên khả năng phân giải chất thải hữu cơ ( phân heo ) là rất nhanh. Trùn quế có chứa enzyme: cellulaza, kitinaza => khả năng xử lý phân tươi trong chăn nuôi heo để tạo ra lượng phân trùn tương ứng phục vụ cho cây trồng. Trùn quế chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong chất thải thành các chất khoáng vô cơ (P tăng 0,3–0,6%; K tăng 0,09 – 0,23%; Ca tăng 0,51 – 0,79%) và chủ yếu ở dạng dễ sử dụng với cây trồng (NO3-, NH4+). Hàm lượng NH3 trong phân Trùn giảm (đối với phân trâu bò tươi giảm 14,9 lần). 5.1.2. Hiệu quả xử lý bằng hầm ủ Bioga Khí sinh học có thành phần chủ yếu là khí Mê-tan chiếm gần 60%, CO2 chiếm 40% và là một khí cháy được, khi cháy , ngọn lửa có màu lơ nhạt và không khói, nhiệt trị từ 3.430 - 5.146 Kcal/m3. Về nhiệt lượng hữu ích: 1m3 KSH tương đương: 0,96 l dầu FO; 4,7 kwh điện; 4,07kg củi gỗ; 6,10kg rơm rạ. Phản ứng sinh nhiệt của khí Mê- tan: CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O + 882 KJ Nhiệt trị của Mê- tan là 35.906 KJ/m3 = 8.576 Kcal/m3. Năng suất gas (CH4) đạt từ 0,5 -0,6m3/m3 dịch phân hủy/ ngày đêm. Nước thải của hệ thống đã diệt hết 99% trứng giun sán, hiệu quả khử COD và BOD đạt tương ứng 79,5 - 80,9%, SS giảm 95%, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới rau sạch. Hầm biogas còn mang lại phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển và sinh trưởng, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70%-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Theo tính toán, bã thải lỏng được hòa với nước theo tỷ lệ 1:1 tưới cho khổ qua và bón bã thải đặc thay thế cho 70% tổng lượng phân bón lót giúp tăng năng suất 119%, giảm 20% sâu bệnh, tăng lợi nhuận 3,1 lần. Với mô hình cỏ voi cho thấy trong khoảng thời gian 6,5 tháng tiết kiệm được 20kg phân u rê, tương đương 130.000đ cho 500m2. Phụ phẩm khí sinh học (bã thải) rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt đạm a-môn (NH4+), các vitamin… có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm lượng mùn, tốt cho cây trồng. 5.2. Lợi ích mang lại. Với công nghệ xử lý sạch, tuy đơn giản không đòi hỏi nhiều về trình độ, kĩ thuật nhưng đã mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường. Về kinh tế : Sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng => giảm chi phí mua phân hóa học. Chi phí đầu tư nuôi trùn quế không lớn: về cả giống lẫn mặt bằng nuôi. Không tốn tiền mua thức ăn cho trùn quế mà sử dụng trực tiếp từ phân gia súc (heo, bò....). Thu được lượng trùn quế lớn để làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Khi xử lý phân heo thành phân bón vi sinh (phân giàu chất dinh dưỡng) giúp cây trồng tăng trưởng phát triển nhanh => tăng năng suất cây trồng. Chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải bằng công nghệ Biogas thấp, quá trình bảo trì bảo dưỡng dễ dàng. Thu nguồn khí sinh học phục vụ cho việc đun nấu, chế biến thức ăn gia súc, giảm chi phí sử dụng nhiên liệu của trang trại. Theo tính toán của các nhà kỹ thuật chuyên môn, việc xây dựng hầm bioga ở các trang trại có quy mô lớn có thể chạy máy phát điện. Lượng điện này có thể cung cấp đến 1/3 nhu cầu sử dụng năng lượng của trang trại, thời gian hoàn vốn từ 1,5- 2 năm => Góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Về môi trường : Xử lý được nguồn chất thải thải ra môi trường, không gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước, không có sự phát triển của mầm bệnh. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, chuyển sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh dễ hấp thu cho cây trồng => giảm gây ô nhiễm môi trường. Xử lý được lượng chất thải hữu cơ lớn và đặc biệt là Nito và Photpho. Thay thế sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm bằng khí sinh học Biogas không khói bụi, nóng bức, mang lại ý nghĩa lớn đối với môi trường. Hầm ủ Biogas có những điều kiện không thuận lợi nên các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần như hoàn toàn sau quá trình phân hủy => hạn chế mầm bệnh. Khắc phục được tình trạng hôi thối do chất thải đã được xử lý tại hầm ủ, ruồi nhặng, côn trùng không có chỗ phát phát triển. Nước thải dùng để tưới cây đã được xử lý tại hầm ủ Biogas, phù hợp với nhu cầu của rau trồng và không gây độc hại cho môi trường. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Xử lý chất thải chăn nuôi heo là một công nghệ đơn giản, không đòi hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kỹ thuật cao như những phương pháp khác nhưng hiệu quả xử lý là rất tốt, góp phần tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ sinh thái trong các trang trại không những thích hợp cho xử lý các chất thải trong chăn nuôi, nâng cao năng suất và lợi ích kinh tế, mà còn góp phần tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch cho khuôn viên trang trại, tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi xanh. Hy vọng trong tương lai gần, ngành công nghệ sinh học sẽ phát triễn mạnh mẽ không những ở các ngành chăn nuôi mà mở rộng sang các ngành công nghiệp để Việt Nam trở thành nước có nền công, nông nghiệp “xanh”. 6.2. Kiến nghị Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà kỹ thuật chuyên môn. Việc áp dụng tiến bộ của công nghệ sinh học phải đi đôi với quá trình hướng dẫn xây dựng hệ thống kiểm định mức độ rủi ro. Đặt vấn đề lợi ích kinh tế đầu tiên, từ đó dẫn đến lợi ích về môi trường và sức khỏe con người trong các công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng, như vậy sẽ thu hút được số đông người dân thực hiện ứng dụng công nghệ sinh thái vào việc chăn nuôi, kể cả các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ, lẻ. Thực hiện các chương trình hỗ trợ kiến thức cho công đồng. Cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ vay vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Quốc Tuấn, 2012. Giáo trình “Công nghệ sinh thái”, Khoa Môi Trường và tài nguyên, Trường ĐH Nông lâm TPHCM. Nguyễn Khoa Lý, “Ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục”, Cục Thú Y. Th.S Đào Lệ Hằng, “Thực trạng và định hướng bảo vệ môi trường trong chăn nuôi”, Phòng MTCN- Cục Chăn nuôi. PGS- TS Hoàng Kim Giao, “Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia đình”, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hồ Chí Tuấn, “Bã thải từ hầm biogas. Một nguồn phân hữu cơ sạch cho sản xuất nông nghiệp”. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM. Bùi Việt Hùng, 2007, “ Kỹ thuật nuôi trùn quế”. Công ty TNHH SX TM-DV Hải Đức, 2011, “ Tác dụng của Trùn quế”. Đinh Thị Hương, 2012. “Quảng Ngãi: Ô nhiễm do trang trại nuôi lợn sát khu dân cư”, Thông tấn xã Việt Nam. Trần Thị Hồng Nhung, 2010. Đồ án sinh viên “ Tính toán hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo công xuất 500m3/ ngày đêm”. Công Ty Môi Trường VIETTECH, 2012, “Xử lý nước thải chăn nuôi – Công nghệ Biogas”. Trần Liễu, 2010, “Phú Thọ thành công từ nhân rộng mô hình Biogas tiết kiệm năng lượng”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcong_nghe_sinh_thai_thu_5_tiet_012_pv335_9248.docx