Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

Vấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự. Chúng tôi nghĩ rằng trong Cương lĩnh cũng như Văn kiện trình ĐH 11 của Đảng cần nêu bật, đậm nét vấn đề này. Đảng ta cũng đã biết và quan tâm nhưng chưa đủ mức cần thiết, chưa nổi bật, chưa mạnh, chưa chính diện và còn thiếu. Cách diễn đạt có khi còn quen thuộc (đúng nhưng nhàm) như Xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Nghiên cứu Cương lĩnh sự thảo, trong mục nói về Đảng, có viết: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái” v.v Nói về mặt cần đấu tranh như “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái.” Thế nhưng những biểu hiện, cần chống khác như: xa dân, không thật sự lắng nghe dân, không có cơ chế trưng cầu dân ý; hoặc bệnh đặc quyền đặc lợi, tham nhũng; hoặc tư tưởng giáo điều, nóng vội, sai lầm về chủ trương đường lối, hoặc bao biện, làm thay chính quyền, vô trách nhiệm; chuyên quyền độc đoán thì lại không thấy nhắc đến. Chúng ta điều biết bài học cay đắng xảy ra đối với Đảng cộng sản Liên Xô cũ và một số đảng phái cầm quyền khác. Và ngay cả bài học của các triều đại phong kiến ở VN trước đây cũng vậy. Môi trường kinh tế xã hội ở nước ta dễ làm nảy sinh tha hóa nhân cách và quyền lực của đảng cầm quyền còn rất lớn. Thực tế cũng đã và đang chứng tỏ ít nhiều như vậy. Thậm chí có nhà khoa học còn cảnh báo rất nghiêm túc rằng, sứ mệnh, “sự sống còn của Đảng ta đang tính hàng ngày một”. Chúng ta không được chủ quan, coi thường, cho rằng đó là tầm phào! Trong Cương lĩnh phần nói về nhà nước có khẳng định: “Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”.

docx2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh Vấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự. Chúng tôi nghĩ rằng trong Cương lĩnh cũng như Văn kiện trình ĐH 11 của Đảng cần nêu bật, đậm nét vấn đề này. Đảng ta cũng đã biết và quan tâm nhưng chưa đủ mức cần thiết, chưa nổi bật, chưa mạnh, chưa chính diện và còn thiếu. Cách diễn đạt có khi còn quen thuộc (đúng nhưng nhàm) như Xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Nghiên cứu Cương lĩnh sự thảo, trong mục nói về Đảng, có viết: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”…v.v Nói về mặt cần đấu tranh như “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái.” Thế nhưng những biểu hiện, cần chống khác như: xa dân, không thật sự lắng nghe dân, không có cơ chế trưng cầu dân ý; hoặc bệnh đặc quyền đặc lợi, tham nhũng; hoặc tư tưởng giáo điều, nóng vội, sai lầm về chủ trương đường lối, hoặc bao biện, làm thay chính quyền, vô trách nhiệm; chuyên quyền độc đoán…thì lại không thấy nhắc đến. Chúng ta điều biết bài học cay đắng xảy ra đối với Đảng cộng sản Liên Xô cũ và một số đảng phái cầm quyền khác. Và ngay cả bài học của các triều đại phong kiến ở VN trước đây cũng vậy. Môi trường kinh tế xã hội ở nước ta dễ làm nảy sinh tha hóa nhân cách và quyền lực của đảng cầm quyền còn rất lớn. Thực tế cũng đã và đang chứng tỏ ít nhiều như vậy. Thậm chí có nhà khoa học còn cảnh báo rất nghiêm túc rằng, sứ mệnh, “sự sống còn của Đảng ta đang tính hàng ngày một”. Chúng ta không được chủ quan, coi thường, cho rằng đó là tầm phào! Trong Cương lĩnh phần nói về nhà nước có khẳng định: “Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, vẫn không đủ. Vấn đề chống biểu hiện đặc quyền đặc lợikhông thấy nêu lên trong các văn kiện của Đảng. Ai dám bảo ở nước ta không có. Một trong những nguyên nhân lớn nhất, trực tiếp tác động xấu nhất đến niềm tin của nhân dân, qua kinh nghiệm Liên Xô cũ đối với ĐCS là tệ nạn đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, độc đoán, mất dân chủ. Đây là những điều mà gần đây báo chí nước ra cũng đã có bài viết về tình hình này. Cho nên rất cần bổ sung vào Cương lĩnh: Chống chuyên quyền độc đoán, đặc quyền đặc lợi …Nhưng bao trùm hơn cả là Phòng và chống tha hóa quyền lực, nhân cách của đảng cầm quyền. Có lẽ cần có một đoạn riêng, thậm chí mục riêng (cho cả hệ thống chính trị) nói đậm hơn, tập trung hơn về vấn đề này. Tuy nhiên các văn kiện khác cũng phải cụ thể hóa, nhất là quan điểm và cơ chế, luật pháp thì mới có cơ sở cho thành công. Nhân đây, chúng tôi cũng xin phản ánh đến Đảng thêm tình hình. Về các khuyết điểm, hay sự tha hóa nào đó trong đảng cầm quyền nhìn chung trên các văn kiện chính thức thường nói có mức độ, vừa phải dễ chấp nhận trong nội bộ (ở đại hội đảng các cấp cũng vậy), nhưng trong giới chuyên gia, các nhà khoa học lại thường nêu lên khá nổi bật và cảnh báo mạnh mẽ hoặc có ý kiến khác biệt khá rõ (đã thể hiện một phần qua kênh báo chí). Nhưng một tầng dư luận phi chính thức (quanh bàn trà, tâm sự hàng ngày…) rất đáng quan tâm, là rất nhiều ca thán, phê phán khá nặng nề, với tâm trạng thiếu niềm tin ở Đảng ta. Đáng chú ý không phải là phần tử xấu mà phần nhiều là cán bộ đảng viên. Tôi không hiểu các cấp đánh giá tình hình này như thế nào cho đúng, trúng, nhìn thẳng vào sự thật, có hơi thở của cuộc sống. Chúng tôi cũng đề nghị cần có quy định về thăm dò uy tín đối với Đảng và Nhà nước, với các cán bộ đứng đầu, như các nền dân chủ văn minh thường làm (Bảng đo lường, chỉ số tín nhiệm). Chỉ số này sẽ cảnh báo cho đảng cầm quyền tránh tình trạng cứ bình chân như vại rằng tình thế không thể đảo ngược! Vấn đề là không phải bắt buộc có tính pháp lý mà quan trọng nhất là Đảng phải thật sự làm gương như thế nào để nhân dân “tâm phục khẩu phục” là Đảng cầm quyền duy nhất, đảng của chúng ta, của nhân dân của dân tộc, của sự phát triển tiến bộ, “là đạo đức, là văn minh” (Hồ Chí Minh). Có như thế thì mới đảm bảo rằng bất luận tình huống nào đi nữa thì đảng CSVN (dù tên gọi là gì) vẫn là đảng duy nhất (hay chủ yếu, chính yếu) là đảng cầm quyền và hoàn thành tốt nhất sứ mệnh lịch sử mà nhân dân và dân tộc giao phó. Tinh thần này có thể cần ghi vào Cương lĩnh. Cuối cùng, thiết nghĩ Cương lĩnh và cả các Văn kiện nên có cách diễn đạt mới, tránh cách thể hiện quá quen thuộc, nhàm chán, biết rồi, nói mãi, và nhẹ về khí phách, tâm huyết, tinh thần thực tiễn, ít lửa, kém thu hút.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh.docx