- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này.
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
- Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng cuộc sống, ...); các dịch vụ hậu đầu tư. Từ lâu cácnước nhận đầu tư đã ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, vì vậy cácnước thường tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn cho cácchủ đầu tư.Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng và giới thiệu hình ảnh đấtnước, đặc biệt giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nướcngoài; các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư.
Xúctiến đầu tư đặc biệt quan trọng đối với các nước mới mở cửa thu hút FDI hoặc vừathay đổi các chính sách liên quan đến FDI chuyển từ hạn chế sang mở cửa vàkhuyến khích FDI. Hoạt động xúc tiến đầu tư lúc này sẽ giúp các chủ đầu tư biếtđến những chính sách thuận lợi dành cho FDI mới được ban hành ở nước nhận đầutư. Từ đó chủ đầu tư sẽ cân nhắc và đi đến quyết định có đầu tư hay không vàonước đó. Thực tế cho thấy một số nước đang phát triển không thành công trong thuhút FDI mặc dù đã đưa ra nhiều cải tiến về chính sách có liên quan đến FDI theohướng tạo thuận lợi và dành nhiều ưu đãi cho FDI, lý do vì các chủ đầu tư nướcngoài không được biết đến các thay đổi này. Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ giúp các chủ đầu tư nước ngoài biết đến và phản ứng kịp thời với các thay đổitrong chính sách FDI của nước nhận đầu tư, đặc biệt hoạt động này giúp các chủđầu tư phát hiện được các cơ hội mới mà nếu tự tìm hiểu thì có thể chủ đầu tư sẽkhông kịp thời thấy được các cơ hội này. Xúc tiến đầu tư sẽ giúp rút ngắn khoảngcách về mặt địa lý giữa nước nhận đầu tư và chủ đầu tư vì thông tin đến được vớichủ đầu tư kịp thời. Việc giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư có thể đượctiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng có thể qua nhữngcuộc tiếp xúc riêng với các nhà đầu tư. Thậm chí đối với các chủ đầu tư là cácTNC, MNC lớn, công tác xúc tiến đầu tư có thể được tiến hành với riêng từng chủ đầu tư.
Các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư cũngcó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xúc tiến đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến dòngvốn FDI chảy vào một nước. Các hoạt động hỗ trợ này có thể là hỗ trợ trong việcnghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư; hỗ trợ trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án; hỗ trợ trong suốtquá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục để chuẩn bị chấm dứthoạt động. Ngày nay, nhiều nước đã áp dụng cơ chế một cửa nhằm giúp các nhàđầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu mối có thể được hỗ trợ về mọi mặt vàtrong suốt quá trình từ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư đến khi chấm dứt hoạt động đầu tư. Cơ chế này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư, giúp họ tiết kiệm đượcthời gian và chi phí. Với chính sách xúc tiến đầu tư tốt, dòng vốn FDI chảy vàomột nước có thể tăng lên rất nhiều.
Các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính,các ưu đãi khác) cũng là một công cụ mà nhiều nước sử dụng để tăng cường thuhút FDI. Các ưu đãi này giúp các chủ đầu tư tăng tỷ suất lợi nhuận, giảm chi phíhoặc hạn chế được rủi ro. Thông thường, các chính sách này được áp dụng riêngcho một hoặc một số doanh nghiệp hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực haymột địa bàn nào đó nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo ý muốn của Chính phủ (muốn điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, muốn khuyếnkhích chuyển giao công nghệ cao, ...). Như vậy các ưu đãi đầu tư có thể giúp cácnước tăng cường thu hút FDI có trọng điểm.
Các nghiên cứu của các tác giả ở nhiều nước cho thấy tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ làm nản lòng các chủ đầu tư nước ngoài. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên và các nhà đầu tư không thể dự đoántrước được chi phí có thể tăng đến mức nào. Tham nhũng cũng làm cho các cơ hộiđầu tư trở nên không chắc chắn. Dù đã phải chi tiền cho các quan chức chính phủnhưng các nhà đầu tư vẫn không biết chắc mình có được đầu tư hay không vìkhông có một ràng buộc chặt chẽ nào từ phía các quan chức này. Chính vì vậy,nhiều khi không cần cân nhắc đến các yếu tố khác, khi thấy một nước có nạn thamnhũng nặng nề, các chủ đầu tư sẽ không tìm đến nước đó nữa.
Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và cơ hội đầu tư. Nhiều trường hợp chỉ vì thủ tục hành chính quá rườm rà, mất nhiều thời gian màkhi hoàn thành xong các thủ tục theo đúng qui định của nước nhận đầu tư thì cơ hội đầu tư cũng đã qua mất. Chính vì vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các chủđầu tư thường ưu tiên những nơi, những nước không đòi hỏi phải tiến hành nhiềuthủ tục đầu tư rườm rà. Đặc biệt các chủ đầu tư thích tìm đến những địa điểm đầutư ở đó các thủ tục hành chính cụ thể, rõ ràng, minh bạch vì nó sẽ giúp chủ đầu tư biết ngay từ đầu nên làm gì và cũng giúp chủ đầu tư tự đánh giá xem liệu dự án củahọ có được phép tiến hành hay không.
FDI là một hoạt động lâu dài, vì vậy khi đầu tư ở đâu thông thường chủ đầutư nước ngoài sẽ phải có thời gian nhất định sống và làm việc ở đó, có khi họ còn phải mang theo cả gia đình. Điều này khiến họ phải cân nhắc đến các dịch vụ tiệních xã hội của nước nhận đầu tư xem chúng có đảm bảo đáp ứng được nhu cầucuộc sống của họ hay không. Một nước không có các trường học quốc tế dành chongười nước ngoài, chất lượng nhà ở thấp, các dịch vụ vui chơi giải trí nghèo nàn, ...sẽ khó thu hút được nhiều FDI.
4. Các nhân tố của môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổnđịnh hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nướcnhận đầu tư cũng như cho chính chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nướcngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đếndòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn. Cùng với môi trường đầu tư ngày càngđược cải tiến và càng có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ dàng lưuchuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh
III. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam
Thực trạng
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng kí đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh vào năm 1996 với tổng số vốn đăng kí lên đến 8,6 tỷ đô la mỹ. Có sự tăng mạnh mẽ của FDi là do trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua 2 giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996. Giai đoạn trước năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 50%/năm.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1998 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8640 triệu USD năm 1996.
Giai đoạn 1991- 1996
FDI đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt tài khoản vãng lai của việt nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn 1997 – 2000
Tuy nhiên, kể từ năm 1997 đến nay và đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam liên tục giảm. Trong giai đoạn 1997- 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24%/năm. Việt Nam đã trải qua một thời gian tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Cuộc khủng hoảng đó đã gây lên sự lo ngại về sự bất ổn của thị trường châu Á, do đó đã làm cho thị trường châu Á trở nên kém hấp dẫn hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000. Ngoài ra tronggiai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 tới tháng 8 năm 2001, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3628 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 46,5 tỷ USD (kể cả tăng vốn cho các dự án đã cấp giấyphép đầu tư). Trong đó đã có 33 dự án hết hạn với tổng vốn đầu tư 0,3 tỷUSD và 703 dự án giải thể với tổng số vốn khoảng 9 tỷ USD.
Khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư được cấp trong giai đoạn 1996-2000 với 164 dự án được cấp phép có tổng số vốn đầu tư đạt 20,7 tỷ USD và trên 300 dự án tăng vốn 300 tỷ USD.
Trong số các dự án đầu tư được cấp giấy phép, tính đến cuối tháng 8 năm 2001 đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn của các dự án. Tính riêng thời kỳ 1996- 2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8 tỷ USD tăng 80% so với thời kỳ 1991- 1995. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần túy chiếm khoảng 60% GDP trong thập kỷ qua. Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đưa vốn và công nghệ vào Việt Nam. Đồng thời nó cũng có tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế.
Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đến từ các nước châu Á. Trong đầu tư nước ngoài của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan chiếm khoảng 60% về vốn đăng ký và 63% về vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư của các nước châu Âu (khoảng 20%), châu Mỹ (khoảng 13%) và châu Đại Dương (khoảng 3%). Các nước công nghiệp như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản thường đầu tư vào các ngành như dầu khí, ô tô, bưu chính viễn thông.Ngược lại,các nhà đầu tư tư các nước công nghiệp mới ở Đông Á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chếbiến thực phẩm và xây dựng khách sạn.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào nước ta đã giảm đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực mà lớn nhất là từ các nước châu á như: Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan và Đài Loan - đây là những nước chiếm tỉ trọng lớn về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997- 2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của 8 năm trước đó cộng lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, vốn đầu tư trực tiếp của Đài Loan và Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Bù vào sự giảm sút về vốn đầu tư trực tiếp của các nước châu á, những năm qua các nước châu Âu như: Anh, Hà Lan, LIên bang Nga đẫ tăng vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như ngành công nghiệp chế tạo, dầu khí, xây dựng khách sạn, văn phòng và nhà cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng. Tính đến hết năm 2000, tổng số vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 20 tỉ USD, trong đó ngành công nghiệp đạt gần 11 tỷ USD (chiếm 54,8% tổng số vốn thực hiện), ngành xây dựng đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 10,7%), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1,3 tỷ USD (chiếm 6,5%) và ngành dịch vụ đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 28%). Các ngành có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt trên 50% như: tài chính-ngân hàng-nông-lâm nghiệp, dầu khí, công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Các ngànhkhác có tỷ lệ vốn thực hiện đạt từ 30- 40% .
Giai đoạn 2000-2007
Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.
Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án).
Xuất hiện thấy hàng loạt các dự án có quy mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư công ty thép 1,126 tỷ USD,công ty TNHH IntelProducts Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty công ty TNHH thép Tycoon Steel VN : 556 triệu USD; ... Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005.
Giai đoạn 2008-2012
Trong 5 năm này , VIệt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 ( 8 tỷ USD)
- Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007
- Nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007
Liên hệ với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
a. FDI là nguồn vốn quan trọng và là một trong những điều kiện để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh CNH – HĐH đất nước.
Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bình quân 1.111,75 triệu USD/ năm. Đối với một nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đây là một lượng vốnkhông nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như "chất xúc tác - điều kiện" để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các đơn vị FDI (giai đoạn 1995 – 1999 bằng118.200 tỷ đồng) cao hơn hẳng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng thời kỳ này (97.389,6 tỷ đồng). Tức là nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho xây dựng cơ vản chỉ bằng 82,46% vốn từ các sự án dành cho lĩnh vực này.Hoạt động FDI còn là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nhà nước (thời kỳ 1994 - 1999) với số tiền 1489 triệu
b. Hoạt động FDI góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức mới, phương tiện sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế đất nước từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉsố phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triểnchung của cả nước (năm 1995, chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài là 114,98% thìchỉ số 7 chung của cả nước là 109,54%. Sốliệu tương ứng của năm 1996 là 119,42% và 109,34% năm 1997 là 120,75%và 108,15%; năm 1998 là 116,88% và 105,8%). Tỷ trọng của khu vực kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướngtăng lên tương đối ổn định (năm 1995 = 6,3%; năm 1996 = 7,39%; năm 1997= 9,07%; năm 1998 = 10,12% và năm 1999 = 10,3%).
Đối với ngành công nghiệp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàikhông những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trongtổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôntạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trịsản xuất của khu vực này đạt được từ 25,1% (năm 1995) 26,73% (năm 1996);28,9% (năm 1997), 31,98% năm 1998 và 34,73% (năm 1999).
Đối với ngành công nghiệp tính đến nay, còn 221 dự án FDI đang hoạt động trong ngành nông nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ YSD. Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nôngnghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiềusản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuấtnông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tưnước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệptheo yêu cầu của nền kinh tế CNH - HĐH.
c. Hoạt động của FDI đã tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, góp phần hình thanh cơchế thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/1999 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđã tạo ra cho Việt Nam 296000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Như vậy, số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư mới nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số laođộng bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước - đây là một kết quả rất bất cập của FDI. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài là 70USD/tháng bằng khoảng 150% mức thu nhậpbình quân của lao động trong khu vực Nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn thu hút lao đọng VIệt Nam, do đó đã tạo ra những cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động.
Tuy nhiên lao động làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi có trình độ tay nghề cao, kỹ thuật lao động nghiêm khắc... đúng với yêu cầu của lao đọng làm việc trong nền sản xuất hiện tại, ty một số lĩnh vực còn có yêu cầu với lao động đối với lực lượng, ngoại ngữ... Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với sự đòi hỏ cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp loại này, số này là đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu cần đối với người lao động trong nền sản xuất tiên tiến.
Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trog nước trên thị trường laođộng là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cựcvà có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động ViệtNam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp làm việc theo tác phong côngnghiệp hiện đại có kỹ thuật về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh; trướckhi bước vào cơ chế thị trường chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏicó khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiêụ quả trong môi trường cạnhtranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia.
giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đạinhằm thực hiện dự án có hiệu quả, đây chính là điều kiện tốt nhất một mặt đểcác doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập, học tập và nâng cao trình độ,kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tưnước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động ViệtNam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đangsử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các đầu tư nước ngoàicũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Đến naychóng ta có khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang làmviệc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ chủ yếu là những kỹsư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanhnghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thunhanh những công nghệ hiện đại thậm chí có bí quyết kỹ thuật.
d. FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất.
Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trởthành "cầu nối" là điều kiện tốt nhất để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận vàtiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng nhưnhững trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của FDI đãgiúp Việt Nam mở rộng thêm thị phần ở nước ngoài. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình đã biến các bạnhàng truyền thống của các nhà đầu nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàngcủa Việt Nam.
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò trong sự phát triển kinh tế đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDTP trong giai đoạn 1991- 1995, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đẫ tang lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000.
Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực FDI đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09 (15%). Trong 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷUSD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá
trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI cũng giatăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ
USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tếcó vốn FDI được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích vốn FDI của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp có vốn FDI đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp FDI đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn FDI cũng tạo việc làm và thu nhậpổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực FDI tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005.
Tổng nguồn vốn FDI cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam trong 12T.2012 đạt 13,013 tỷ USD, giảm 2,343 tỷ USD, tương đương với giảm 15,26% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân ước đạt 10,460 tỷ USD, chiếm khoảng 80,38% nguồn FDI đăng ký và giảm 4,91% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, đã có 58 quốc gia lãnh, vùng thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản liên tục là quốc gia dẫn đầu có nguồn FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Tính đến thời điểm này, tổng nguồn vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm của Nhật Bản tại Việt Nam lên tới hơn 5,1 tỷ USD, chiếm 39,48% tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Hai vị trí tiếp theo là Singapore với gần 1,73 tỷ USD và Hàn Quốc với trên 1,178 tỷ USD.
IV. Đánh giá
1.Thành tựu thu hút nguồn vốn FDI
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây thật sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III trong một bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế trên thế giới trong những năm đầu, nhất là sau cuộc tập kích vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến cho tình hình kinh tế các nước gặp phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm nghiêm trọng ở tất cả các châu lục. Theo số liệu của Hội nghị thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm từ 1.300 tỷ USD năm 2000 xuống còn khoảng 760 tỷ USD năm 2001, còn năm 2002 mức giảm có chậm lại chút ít, trong đó FDI vào khu vực các nước công nghiệp phát triển giảm từ 1000 tỷ USD xuống còn 500 tỷ USD, tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển cũng giảm từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD. Số liệu trên cho ta thấy tình trạng cạnh tranh thị trường vốn đang vận động gay gắt, vì nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển vượt quá khả năng cung cấp vốn của các nước giàu có hơn.
Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ những ngày đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cuối năm 1987, đến nay sau 4 lần sửa đổi, bổ sung (1990, 1992, 1996, 2000) cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định pháp luật mới nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư lành mạn, có sức cạnh tranh ngày càng cao.
Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, trong đó các nhà đầu tư khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Asean… chiếm tỉ lệ vốn ngày càng lớn, có hiệu quả cao với tổng số vốn đăng ký khoảng 40 tỷ USD. Trong đó nếu tính riêng các nhà đầu tư EU từ năm 1988 đến năm 2000, EU có 322 dự án được cấp phép, vốn đăng ký đạt 5,38 tỷ USD, chiếm khoảng 10% vốn dự án và 12,2 vốn đăng ký của tất cả các dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó phải kể đến Pháp (104 dự án), Hà Lan (36 dự án), Anh (29 dự án), Đức (29 dự án) và Thụy Điển (8 dự án). Khu vực khác phải kể đến các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông… chiếm tỷ lệ vốn lớn đầu tư vào Việt Nam với nhiều ngành, lĩnh vực đầu tư đa dạng và phong phú.
Riêng về khu công nghiệp và khu chế xuất, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay các khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) hiện có khoảng 1000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD và gần 800 dự án đầu tư trong nước với tổng sốn vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng. Với số vốn lớn như vậy nên khu công nghiệp ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vụ nước Mỹ bị tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động hay gần đây nhất là vụ đánh bom Boston vào 13 tháng 4 năm 2013 làm cho tình hình kinh tế thế giới bất ổn, toàn cảnh đầu tư nước ngoài không mấy sáng sủa, Việt Nam được đánh giá là môi trường chính trị – xã hội ổn định, an ninh, trật tự tốt nhất châu Á, là nơi đầu tư an toàn nhất châu Á – Thái Bình Dương, với nhịp độ tăng trưởng đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Đông Á. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế. Vì vậy, trong 9 tháng đầu năm 2002, kể cả vốn của các dự án mới cấp phép và vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động, Việt Nam đã thu hút thêm được trên 127 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tính chung 9 tháng đạt 1.475 triệu USD. Theo dự báo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả năm 2002 số vốn có thể đạt tới 2 tỷ USD và số vốn này chủ yếu sẽ tập trung vào các khu công nghiệp không chỉ trên các địa bàn kinh tế trọng điểm. Đáng chú ý ở một số địa phương như Hải Phòng từ đầu năm 2002 tới nay đã thu hút thêm 18 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đang ký là 31,03 triệu USD. Thành phố Hồ Chí Mĩnh vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước trong 9 tháng năm 2002 thu hút gần 239 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Tính chung đến nay thành phố Hồ Chí Minh có 1.203 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 11.211 triệu USD, trong đó có 772 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn là 3.625 triệu USD, 383 dự án liên doanh với tổng số vốn 6.177 triệu USD, 48 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn 1.409 triệu USD. Hà Nội thu hút thêm 40 dự án với số vốn đăng ký 101 triệu USD, nâng tổng số vốn hiện nay lên 3,3 tỷ USD đã thực hiện trên địa bàn thành phố; Bình Dương từ đầu năm 2002 đến nay thu hút thêm 109 dự án với tổng số vốn đăng ký 233,4 triệu USD, chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 99,6 số vốn. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện tại có 580 dự án với số vốn đăng ký hơn 2,9 tỷ USD. Bắc Ninh, Quảng Ngãi, vùng Đông Nam Bộ, mức gia tăng đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đang trở thành một xu hướng khá phổ biến. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà trong một bối cảnh cạnh tranh gay go và nghiệt ngã của dòng chảy FDI quốc tế đang có xu hướng chậm lại.
Trên cơ sở pháp lý đã hình thành, chúng ta đã phát huy được mặt tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, từ chỗ có vai trò không đáng kể đến nay đã “nổi lên như một điểm sáng” trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trên con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra hơn 34,5% sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu (đó là chưa kể ngành dầu khí) và đóng góp 13% GDP cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên hàng trăm ngàn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan; góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, tiếp thu công nghệ hiện đại, trình độ quản lý và mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã giảm sút liên tục, đặc biệt là khi Trung Quốc gia nhập vào WTO, 9 tháng đầu năm 2002 đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà nghiên cứu hỏi vì sao đầu tư nước ngoài lại giảm nhanh như vậy? Rằng Việt Nam cần phải thi hành những biện pháp nào để thu hút đầu tư trở lại?
Thứ nhất là tính không ổn định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề nổi cộm. Do Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài nên trong quá trình điều hành vĩ mô còn lúng túng, thiếu chủ động, còn nặng sự vụ hành chính, nhiều cấp, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản pháp quy thiếu thống nhất, thậm chí có văn bản dưới luật lại khó hiểu, trái luật, tạo ra kẽ hở gây nhiều tiêu cực đáng tiếc.
Thứ hai là quản lý kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu bằng văn bản pháp luật, trong khi hệ thống pháp luật vẫn còn tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ, không nhất quán về chủ trương, mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ.
Thứ ba là phạm vi quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào giai đoạn cấp phép, còn quản lý sau khi được cấp phép đi vào hoạt động lại bị coi nhẹ, thiếu quy định cụ thể phạm vi quản lý trong quá trình hoạt động, nên cơ quan nhà nước không nắm sát tình trạng kinh doanh của khu vực này.
Thứ tư là tình trạng “phép vua thua lệ làng” ở một số địa phương, chỉ thấy lợi ích cục bộ của mình mà chưa thấy lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Chưa mở rộng các phương án góp vốn trong liên kết liên doanh, hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Thứ năm là chưa có chiến lược tổng thể và quy hoạch cụ thể về đầu tư nước ngoài gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo vùng, miền; gắn đầu tư nước ngoài với chiến lược an ninh quốc phòng, nhất là các khu vực nhạy cảm về bảo vệ an ninh quốc gia ở các đô thị và thành phố lớn trên phạm vi cả nước.
Trong thời gian gần đây tình trạng phân biệt đối xử như chế độ hai giá điện, nước, điện thoại chi phí cho cư trú đi lại còn cao hơn so với các nước trong khu vực làm cho môi trường đầu tư vào Việt Nam thiếu hấp dẫn (so với Trung Quốc chẳng hạn) đã được khắc phục dần, nhưng hiện tại các nhà đầu tư còn ta thán nhiều phiền toái về thủ tục hành chính không đáng có.
Tuy nhiên có cả nguyên nhân khách quan từ các nhà đầu tư, là bản thân các nhà đầu tư kinh tế cũng đang chịu lạm phát, họ khó khăn về vốn.
Trước tình hình đầu tư giảm sút, nghiên cứu viên cao cấp Viện Kinh tế thế giới tại Hà Nội, còn nhiều biện pháp cần phải được cải thiện để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư. Ví dụ như giải phóng mặt bằng, đất đai cũng cần phải cải thiện cho thích hợp, tỷ giá đối hoái, vay vốn ngân hàng cũng sẽ được cải thiện cho phù hợp hơn.
Còn Ngân hàng thế giới (WB) và các định chế Liên hợp quốc khác cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện cả chất lượng và số lượng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư theo hướng xuất khẩu và tạo việc làm.
Trong báo cáo về tình hình thế giới năm 2002 mới được công bố vào giữa tháng 9/2002, Tổ chức hội nghị LHQ về mậu dịch và phát triển cũng đã khuyến cáo Việt Nam xóa bỏ cơ chế hai giá, phân biệt đối xử giữa các đối tác nước ngoài và đối tác trong nước, xây dựng cơ chế luật đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nâng cao trình độ xử lý các tranh chấp kinh doanh. LHQ cũng khuyến cáo Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm chiến lược đầu tư Trung Quốc, cũng như chú trọng hơn việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân công.
Gần đây cứ vào dịp đầu xuân, năm mới, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ đã chủ trì gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các bên có liên quan. Lắng nghe ý kiến của họ và để các nhà đầu tư hiểu rõ mục đích nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tín hiệu khả quan, đáng mừng nhằm tạo ra cơ hội tốt để cùng nhau khắc phục khó khăn đạt hiệu quả cao hơn trong hội nhập để phát triển, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia – Việt Nam.
Hạn chế và nguyên nhân
Một là: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lí.Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hút vốn nhanh,ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá.Cụ thể:
58% tập trung vào Đông Nam Bộ,thấp nhất vẫn là khu vực miền trung,bên cạnh đó kể cả khu vực miền bắc thì các vùng sâu vùng xa cũng không được đầu tư cao.
Hơn 10 năm qua,có 189 dự án đầu tư vào khách sạn,nhà hàng với tổng vốn gần 4 tỉ USD,dự án vào công nghiệp là 11,5 tỉ USD,nhưng đầu tư vào nông nghiệp thì quá thấp.
Hai là:Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đều,một số dự án còn bị thua lỗ.Nguyên nhân thua lỗ ở đây bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản có định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài được nhập vào để liên doanh so với giá thực tế.Bên cạnh đó,còn có các nhà đầu tư lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sở hở trong chính sách,kiểm soát buôn lậu đã trốn thuế,gây thiệt hại trong tăng trưởng kinh tế. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.
Ba là:Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động,kĩ thuật,thị trường và xuất khẩu.Ví dụ như với mức lương cao hơn,lao động sẽ đổ về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn.Có những xí nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đã xúc phạm nhân phẩm người lao đông,mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn,do giá lao động rẻ nên các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động.
Bốn là:Mô hình khu công nghiệp,khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm,nhưng ở Việt Nam cũng xuất hiện những hạn chế trong mô hình này.Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch,chạy theo số lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả.Có dự án đầu tư nhưng không có đủ diện tích cho thuê, xây dựng công xưởng…
Năm là:Công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%.Đối với các nước đi đầu tư thì công nghệ đem đi chuyển giao đã đến thời kì suy thoái của vòng đời một công nghệ,mặc dù là mới mẻ với nước ta với những công nghệ nhưng chắc chắn các công nghệ đó sẽ nhanh lạc hậu hơn. Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ.
Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ.
Cuối cùng: nguy cơ có thể xảy ra sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư,trong đó có Việt Nam,vào vốn,công nghệ kĩ thuật và thị trường của các nhà đầu tư.Sự phát triển giả tạo,chảy máu tài nguyên và chất xám. Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực.
Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp thời. Có chiều hướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên.
Một số trường hợp thu hút đầu tư chưa tính đến hiệu quả tổng thể cả về an ninh quốc phòng, nhất là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản ở vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, một số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông nước ngoài.
Và nguyên nhân ở đây là chúng ta thiếu thông tin về các loại công nghệ,trình độ còn thấp,trình độ quản lí và kiểm soát còn yếu,các chính sách về chuyển giao công nghệ cần hoàn thiện hơn.
V. Giải pháp
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trong các năm tới, có 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:
1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư.....); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
2. Nhóm giải pháp về quy hoạch:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện...
- Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.
4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
5. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng:
Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Nhóm giải pháp về phân cấp:
Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung. Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...
- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này.
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
- Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn.
- Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại - du lịch; khẩn trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch.
8. Một số giải pháp khác:
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI.
- Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
- Thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt Nam -Nhật Bản giai đoạn III hiệu quả; điều chỉnh Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế - EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế đất nước ta, song triển vọng ĐTNN tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fdi_tong_hop_update_24_4_2013_6912.docx