Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở Quan Sơn - Hòa Bình

1. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, những nét văn hóa khác nhau. Với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa cũng vậy. Bà con nơi đây cũng có những nét văn hóa riêng, trong đó nét đặc trưng nhất của người dân tộc Thái nơi đây là văn hóa ẩm thực.Qua việc khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư,kinh tế xã hội cho thấy Quan Hóa là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, nơi đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa ẩm thực. 2. Từ xa xưa người Thái đã biết hái lượm,săn bắn và trồng trọt lương thực, thực phẩm để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày.Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình người Thái đã tạo ra những món ăn,đồ uống truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như: xôi, cơm lam, cá nướng, thịt khô gác bếp, rượu cần.Những món ăn của người Thái là sự kết hợp của các vị chua, cay, mặn, ngọt,món ăn của họ mang đậm hương vị của núi rừng,của sông, suối.Bữa ăn dân tộc Thái là tấm gương trung thực phản chiếu môi trường tự nhiên, cách thức và trình độ chinh phục môi trường đó tạo ra nguồn thức ăn đặc sắc, hợp khẩu vị.

doc39 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở Quan Sơn - Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này đều có những nét văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời, đã được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm vỡ đất lập bản, lập làng. Chính những nét đặc trưng của văn hoá đã cấu kết trong cộng đồng dân cư, tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cả nước. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất Quan Hóa đều đóng góp những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thực sự tiêu biểu. Trên cơ sở những di sản này, trong những năm qua ngành Văn hóa của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng để vừa khơi dậy việc bảo tồn ngay chính trong cộng đồng dân tộc, vừa khảo cứu để hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học của các di sản này. Quan Hóa là một huyện với năm dân tộc anh em sinh sống. Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thể hiện trong đời sống tinh thần khá rõ nét. Đó là những quan niệm và cách giải thích về vũ trụ, các nghi lễ như: Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi,các món ăn đồ uống...Đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện đã tạo dựng được một kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu khặp của người Thái, .....Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hoá rất đặc trưng và đa dạng, tiêu biểu là lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mưa. 1.3.2 Dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa 1.3.2.1Tên gọi và nguồn gốc tộc người Thái Người Thái là một trong bảy dân tộc thiểu số có số dân đông trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Người Thái bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành gồm nhiều nhóm khác nhau. Với giới hạn bài thi hết chuyên ngành, chúng ta chỉ đi qua, tìm hiểu đôi nét về tên gọi và sự phân chia thành hai ngành Thái Trắng - Thái Đen ở Việt Nam. Trong lịch sử, người Thái ở Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, từng thời điểm, biến cố lịch sử mà có tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam người Thái tự gọi mình là Phủ Táy hay Khăm Táy. Tay, Táy đều có nghĩa là người hay con người. Phủ, Khăm đều có nghĩa là dân tộc. Phủ Tay hay Khăm Tay đều mang nghĩa nhấn mạnh về cộng đồng hay dân tộc người. Trong bày danh mục các dân tộc Việt Nam, từ Thái là từ chỉ dân tộc người chính thức và cư trú ở Tây Bắc (trung tâm Mường Thanh, Điện Biên) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) Chúng ta phải nói thêm rằng từ Thái là một từ gốc Hán Việt (với nghĩa Tự do hay Người Tự do – Thái Lan) và do người Việt gọi. Hiện nay trong giới khoa học tồn tại nhiều cơ sở phân chia hai ngành Thái Trắng (Táy Khao), Thái Đen (Táy Đăm): Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do màu da. Sự phân chia Táy Đắm, Táy Khao là do trang phục (Thái Trắng ưa mặc trang phục trắng, Thái Đen ưa mặc trang phục đen).Thái Trắng – Thái Đen màu da không có sự khác biệt rõ ràng, và trang phục ở một số vùng cũng không có sự đồng nhất như người Thái Trắng ở một số nơi vẫn mặc đồ đen khi làm lễ cúng tổ tiên. Sự phân chia gắn liền với cơ cấu lưỡng phân, lưỡng hợp của thiết chế công xã thị tộc. Giới học giả Việt Nam cho rằng có khả năng người Thái Việt Nam cũng chia thành hai ngành Trắng, Đen: Những nghiên cứu và giải thích về sự phân chia hai ngành Thái Trắng –Thái Đen cùng với truyền thuyết người Thái coi Mường Thanh là trung tâm người Thái cổ (Điện Biên Phủ) của các nhà khoa học giúp chúng ta đi đến một số nhận xét: Vùng Tây Bắc Việt Nam từ rất lâu đã có mặt các bộ lạc người Thái cổ, với sự phân chia thành hai nửa Trắng và Đen, chính là hai bào tộc cổ. Sự phân chia đó thuộc phạm trù xã hội liên quan đến cơ chế của chế độ công xã thị tộc, có liên quan đến giai đoạn lịch sử nguyên thuỷ của vùng này. Có bộ phận bản địa, nó đón những bộ phận di cư từ Vân Nam-Trung Quốc di cư vào làm cho bộ phận người Thái tăng lên rất đông. Chế độ công xã thị tộc tan rã, các bộ phận Thái bước vào giai đoạn có giai cấp, tên gọi bào tộc Trắng-Đen vẫn tồn tại (ban đầu tồn tại trong ý thức, đến lúc nào đó tồn tại trong tiềm thức và dần dần tồn tại trong vô thức của các thế hệ sau) Địa bàn trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ là địa bàn cư trú lâu đời của cá dân tộc thuộc ngữ hệ Việt-Mường, Môn_Khơme mà còn là nơi sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày Thái. Nói như vậy tổ tiên của người Tày-Thái hiện nay cũng là cư dân bản địa-tổ tiên người Tày Đáy cũng có thể là cư dân bản địa Việt Nam. 1.3.2.2 Dân số ,địa bàn cư trú Dân số trên cả nước: 1.550.423 người (Tổng cục Thống kê năm 2009), là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam. Dân số người Thái trên địa bàn huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: Cộng đồng người Thái có hơn 47.335 người , chiếm 65,61% dân số toàn huyện. Địa bàn cư trú: Người Thái có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An. 1.3.2.3 Ngôn ngữ , chữ viết, trang phục Ngôn ngữ : Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái. Chữ viết: Chữ Thái ở Việt Nam là loại chữ cổ và hiện nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từ tổ tiên người Thái để lại. Người Thái ở Việt Nam sống rải rác tại nhiều địa phương, nên chữ viết cũng dùng trong phạm vi từng địa phương, chưa được thống nhất và chưa được cải tiến.Tiếng Thái giàu thanh điệu, vùng phát triển cao nhất là 6 thanh thường và 2 thanh tắc (như tiếng Thái đen Việt Nam). Hai thanh tắc phát âm rõ thanh sắc và thanh nặng (gần như tiếng Việt). Trong số các thanh có thể phân thành hai nhóm cao và thấp hoặc có thể gọi là nhẹ và nặng, từ đó, sáng tạo ra 2 tổ phụ âm cao và phụ âm thấp. Sáng tạo lớn nhất trong bộ chữ của người Thái là tìm ra cách ghi, phân biệt rõ ràng và có quy tắc các thanh trong ngôn ngữ của mình.Theo các nhà Thái học Việt Nam, do tiếng Thái bao gồm nhiều thổ ngữ, phương ngữ, nên theo dòng lịch sử, người Thái có tới 8 bộ kí tự: 2 bộ của ngành Thái đen: 1 bộ được dùng phổ biến nhất ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, 1 bộ dùng ở miền Tây Thanh Hoá; 4 bộ thuộc ngành Thái trắng, tại các địa phương: Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu); Mường Lay (Điện Biên); Phù Yên (Sơn La) và 1 bộ tại các địa phương: Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình); 1 bộ chữ Thái Quỳ Châu (Nghệ An) và 1 bộ mang tên Lai Pao ở Tương Dương (Nghệ An). Tuy nhiên, tại 7 tỉnh có người Thái đều công nhận họ chỉ có một bộ chữ duy nhất, khác nhau ở một vài ký hiệu riêng của từng địa phương, ghi theo âm của địa phương mình. Trang phục: Trang phục nam của người Thái đơn giản, ít chứa đựng sắc thái riêng. Đây cũng là đặc trưng nổi bật góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục nam. Theo truyền thống, áo nam thường do các mẹ, vợ cắt may. Muốn cắt may áo nam, người phụ nữ trong gia đình lấy 2 mảnh vải gập đôi lại thành chiều dài của áo, sau đó họ can nẹp trước, lượn đường nách, ghép tay áo khâu đường nách, sau cùng khoét, ghép cổ vai áo. Quanh cổ áo được lót một miếng vải hình tròn bên trong cho phẳng, bền, đẹp. Nẹp áo, cổ áo được khâu đột cho cứng. Các chỗ khác như ống tay, sườn, nách áo được khâu vắt cho mềm. Quần là một kết cấu gồm 2 ống vải tách ra ở phần dưới, chung nhau ở phần trên có tác dụng che phần nửa dưới cơ thể từ bụng xuống 2 chân. Muốn cắt quần thì người phụ nữ Thái xếp các miếng vải lên nhau rồi cắt lượn ống, đũng, cạp quần. Sau đó tiến hành khâu nối ống, đũng (khâu vắt), cạp (khâu đột) lại. Quần cơ bản thường chỉ có màu chàm. Khăn của nam giới chỉ đơn giản là một miếng vải được nhuộm chàm đen.       Trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ Thái thường mặc những chiếc váy đơn giản, gọn gàng, bạc màu, thậm chí đã cũ để lao động. Váy mặc trong lao động được may ngắn hơn, hoặc vận lên cạp nhiều lần cho gọn gàng, tránh bị ướt khi vấy bùn hoặc vướng vào cây cỏ trên nương. Phụ nữ nhóm Tày Dọ thường mặc váy kín, hình ống được làm bằng 4 mảnh vải ghép lại. Váy chia làm 3 phần là cạp váy, thân váy, chân váy có màu chàm đen, hoa văn thêu đơn giản hoặc không thêu ở chân váy. Còn với phụ nữ nhóm Tày Mươi về hình dáng, cấu tạo váy giống váy của phụ nữ nhóm Tày Dọ, nhưng được chia làm 2 phần là cạp váy, thân váy màu đen, hoa văn rải khắp váy, đậm ở chân váy. Những hoa văn này cũng được thêu đơn giản.       Khăn đội đầu cũng được thêu đơn giản, thường thêu ở 2 đầu khăn, được đội theo cách là quàng qua trước trán rồi vắt chéo hai đầu khăn ra phía sau, thắt 2 đầu khăn lại ở phía sau gáy cho gọn gàng, chắc chắn để tránh bị tuột hoặc rơi ra.       Áo xẻ vai chui đầu, tay áo dài chắp ở khuỷu, cúc áo ở giữa thường được làm bằng nhựa, may bằng vải sợi bông, được nhuộm chủ yếu là màu xanh hoặc đen.       Thắt lưng thường dài 1,5m, rộng 25cm làm bằng vải bông, có màu xanh, đỏ hoặc trắng. 1.3.2.4.Phong tục tập quán, tín ngưỡng Ăn: Đề nếp là lương thực truyền thống. Trên mâm ăn không thể thiếu món chéo. Họ có những món độc đáo như nặm pịa, món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, làm mắm từ thịt cá tươi. Đặc biệt là các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy... Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi... hay uống rượu cần, hút thuốc lào. Ở: Bản người Thái thường gồm 50 nóc nhà sàn. Nhà sàn người Thái đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút. Nhà người Thái trắng gần với nhà người Tày-Nùng. Ở Thanh Hóa, Nghệ An, nhà người Thái có 4 mái Mỗi nhà người Thái thường có hai bếp, một bếp để tiếp khách, sưởi ấm, một bếp khác để nấu cơm. Phương tiện vận chuyển: Người Thái vận chuyển bằng gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én. Hôn nhân: Nam nữ tự do tìm hiểu, lựa chọn. Trước, người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua 2 bước cơ bản là cưới lên (đong khửn) và cưới xuống (đong lông). Tang ma: Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".  Lễ hội: Người Thái có nhiều lễ hội như: Lễ cầu mùa, cầu mưa, hoa Ban, Hạn Khuống, Kin Pa Then, xang khan, xên bane, xên mường, xíp xí, xòe chiêng.. Tín ngưỡng: Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản Mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột. 1.3.2.5.Đặc điểm kinh tế- văn hóa Đặc điểm kinh tế: Người Thái đã trồng lúa nước với hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp vùng thung lũng độc đáo. Đồng bào trồng bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Đồng bào chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm, ngoài ra còn đánh bắt cá, đan lát, làm gốm bằng tay Đời sống văn hóa: Đồng bào có nhiều tác phẩm văn học bằng chữ Thái (ca dao, tục ngữ, Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao). Người Thái thích ca hát, đặc biệt là khặp tày. (Ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp.. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng. 1.4 Tiểu kết Khái niệm văn hóa rất rộng lớn,từ những góc độ,khía cạnh nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có những khái niệm về văn hóa khác nhau.VĂn hóa có những đặc trưng riêng tạo nên sự đặc sắc, nét riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam. Qua việc tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế,dân cư xã hội của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa,cho thấy nơi đây có một nền văn hóa rất phong phú,đặc sắc,có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa ẩm thực.Bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa của mình người Thái cũng tiếp thu rất tích cực những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của mình. Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA DÂN TỘC THÁI Ở QUAN HÓA-THANH HÓA 2.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa 2.1.2 Nguồn lương thực thực phẩm khai thác từ tự nhiên Từ xa xưa người Việt đã biết hái,lượm và tận dụng nguồn lương thực,thực phẩm mà thiên nhiên ban tặng.Ngoài việc trồng trọt người thái đã biết khai thác những đặc sản có sẵn trong tự nhiên Về rau có các loại như rau đắng mọc ở trong rừng có vị đắng nhưng khi nhai lại có vị ngọt,dùng để nấu canh có tác dụng giải nhiệt;rau dớn thường mọc ven bờ suối,loại rau này có thể chế biến thành rất nhiều món như:rau dớn nộm da trâu,xào với thịt hoặc cá suối,nấu canh... Hay rau má mọc ở ven bờ ruộng,những nơi đất ẩm ướt.Rau má được người Thái coi như là vị thuốc quý,ngoài việc dùng để hạ sốt,thuốc lợi tiểu.Rau má còn được chế biến thành những món ăn độc đáo:rau má chấm nước mắm,rau má nộm,canh... Ngoài ra còn có các loại rau,củ,quả hái từ trong rừng như: rau thối,rau gai(xa mìn),quả núc nác,quả sim,quả cà đắng,quả sung,quả vả măng cũng là một món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho Quan Hóa.Măng có rất nhiều loại: măng nứa,măng bương,măng tre,măng đắng,măng ngọt,măng luồng...Theo kinh nghiệm của người dân để làm măng chua ngon từ họ thường dùng măng nứa,măng nứa,măng bương được dùng để làm măng rối.Đến với bản làng người Thái Quan Hóa vào mùa măng sẽ được người dân ở đây thiết đãi canh măng hầm xương,măng luộc chấm chẻo,măng xào,...và rất nhiều món măng đặc sắc mang đậm nét bản sắc văn hóa của người Thái Quan Hóa. Ngoài việc thuần dưỡng,chăn nuôi các loại gia súc gia cầm dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa còn biết tìm kiếm, săn bắt,bẫy các loại thú rừng: sóc,chuột,lợn rừng,gà rừng,rơi,nai,dúi và các loại côn trùng,cá..để chế biến thành những món ăn phục vụ cho đời sống hằng ngày.Những loại động vật,con trùng này không chỉ để làm thức ăn mà nó còn là những bài thuốc quý giúp người dân tăng cường sức khỏe. Nguồn thực phẩm dồi dào đến từ thiên nhiên được người thái chế biến thành món ăn đặc sản của dân tộc mình.Trong đó cá suối nướng là món ăn đượ họ yêu thích nhất.Cá sau khi bắt từ suối sẽ được làm sạch,tẩm ướp các loại gia vị như mắc khén,hạt dổi,muối,bột ngọt,ớt tùy vào khẩu vị của mọi người.Nướng cá có 2 cách có thể kẹp cá bằng vỉ nướng hoặc là gói trong lá dong,mùi thơm vị ngọt của cá nướng khiến người ta luôn nhớ mãi Châu chấu:được người dân bắt ở ngoài đồng vào mùa gặt lúa sau đó chế biến thành những món ăn. Trứng kiến thì có hai loại trứng kiến đỏ và trứng kiến đen.Trứng kiến đen làm tổ ở trên cây cao,đốt rất ngứa,trứng kiến đỏ là trứng của những con kiến đỏ làm tổ ở dưới đất. Một số động vật và côn trùng như rơi,chuột,bọ xít,nhộng ong cũng được người Thái chế biến thành những món ăn ngon mang đậm đà bản sắc dân tộc. 2.1.3 Nguồn lương thực thực phẩm trồng troạt và chăn nuôi Việt Nam là một trong những nước có diện tích trồng lúa nước lớn nhất.Với địa hình thuận lợi,đất phù sa từ sông suối bù đắp cây lương thực chính của người Thái ở Quan Hóa là cây lúa nước.Từ xa xưa đến nay cây lúa là cây lương thực chính của người Thái do thích ăn xôi nên họ thường trồng nhiều lúa nếp.Tuy nhiên,do năng suất lúa nếp thấp nên ngày nay họ trồng lúa tẻ nhiều hơn. Ngoài trồng lúa nước một số hộ dân ở đay còn trồng lúa nương,loại lúa này có mùi rất thơm,hạt to,dẻo được người dùng để làm bánh trưng vào các dịp lễ tết hoặc làm quà biếu. Ngày xưa sắn chỉ dùng để làm lương thực,những người dân có hoàn cảnh khó khăn thường trồng sắn để ăn thay cơm hoặc độn với cơm bởi vì sắn dễ trồng,không phải chăm sóc như cây lúa nước nhưng hiện nay việc bán sắn còn đem lại cho người Thái một khoản thu nhập tương đối lớn. Cây ngô cũng là một trong những cây lương thực quan trọng của người Thái ở Quan Hóa.Ngô được trồng ở trên nương,các vùng núi cao hoặc ven bờ sông Mã ngô có hai loại là ngô nếp và ngô tẻ. Khoai sọ,khoai môn được người dân trồng ở trên nương hoặc ở vườn,khoai có hàm lượng timh bột cao,ăn rất bùi và tạo cảm giác no.Lá khoai được dùng để làm thức ăn cho lợn phục vụ việc chăn nuôi Với khí hậu thuận lợi đất đai màu mỡ Quan Hóa còn thích hợp để trồng các loại rau.Vào mùa hè người dân thường trồng rau ngót,rau mồng tơi,bầu,rau bí..,còn mùa đông người Thái ở Quan Hóa trồng rau cải,bắp cải,cải xoong... Bên cạnh trồng trọt những năm gần đây chăn nuôi cũng rất phát triển.Ngày trước người Thái thường chăn nuôi gia súc,gia cầm chủ yếu là thả dông hoặc nuôi dưới gầm sàn nhưng giờ đây đã có một số hộ gia đình đã chăn nuôi với chuồng trại. Các loại gia súc phổ biến là trâu bò dùng để làm sức kéo bởi vì người Việt quan niệm”con trâu là đầu cơ nghiệp”,”con trâu đi trước cái cày theo sau”.Trâu,bò được người dân rất quý trọng chỉ có những dịp lễ tết hay những ngày quan trọng họ mới mổ trâu bò Dê người Thái ở Quan Hóa nuôi rất ít bởi vì người dân ở đây chưa có kinh nghiệm để nuôi dê,dê chủ yesu nuôi để bán. Lợn là gia súc được nuôi phổ biến nhất ở Quan Hóa,người Thái nuôi lợn chủ yếu bằng phương pháp truyền thống như cho ăn rau lang,cây chuối,cám gạo...Vì vậy lợn của người Thái nuôi thường rất ngon,ít mỡ,nhiều nạc. Gia cầm nhiều nhất ở Quan Hóa chính là gà,gà được nuôi bằng cách thả vườn nên thịt rất dai,ngọt.Trên mâm cơm của mỗi gia đình người Thái khi tiếp đãi khách quý không thể thiếu món thịt gà luộc.Vịt cũng được nuôi tương đối nhiều. Hầu hết tất cả mỗi gia đình người Thái đều có một cái ao nhỏ để nuôi cá,nguồn nước được lấy từ các khe,các suối về nên nước rất trong và thay đổi liên tục nên cá lớn rất nhanh.Có rất nhiều loại cá như: cá trắm,cá chép,cá rô...cá ở đây được người Thái nuôi bằng các loại cỏ tự nhiên nên ăn rất ngon. 2.1.4 Cách chế biến lương thực thực phẩm 2.1.4.1Cách chế biến đồ uống Rượu là đồ uống không thể thiếu trong những bữ cơm đãi khách và trong các lễ hội của người Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa.Rượu người thái có hai loại rượu rượu trắng và rượu cần.Rượu trắng được làm từ gạo,ngô,hoặc làm từ sắn,sau khi lựa chọn nguyên liệu thì nguyên liệu được nấu chín sau đó đổ ra bạt,rắc men,đong vào chum rồi ủ từ 2 đến 3 tuần sau đó sẽ được người dân đem đi nấu thành rượu trắng để uống. Rượu cần thường được làm bằng gạo hoặc sắn được nấu chín,để nguội và rắc men,lấy trấu trộn đều với gạo hoặc ngô sau đó đong vào chum bịt kín miệng chum lại để khoảng 15 đến 20 ngày là có thể đem ra uống.Trước khi uống đổ nước đầy chum,cắm ống trúc sâu xuống tận đáy chum,rượu cần uống có vị ngọt và có thể uống nhiều lần nước. 2.1.4.2Cách chế biến đồ ăn Người Thái rẩ thích ăn xôi,hầu hết mỗi bữa ăn của họ đều có xôi,người thái làm chín cơm bằng cách đun cách tủy cơm chín bằng hơi.Dụng cụ đồ xôi gồm có niêng làm bằng đồng hoặc nhôm, chõ đồ xôi làm bằng gỗ.Lúa nếp sau khi được xay xát,sàng lấy trấu và nhặt bỏ sạn;Gạo đem ngâm nước khoảng 4 đến 5 tiếng mới đem đi đồ,xôi chín đổ ra nong quạt cho nguội người Thái thường quạt xôi bằng quạt tay đan từ tre luồng,họ không quạt bằng quạt máy vì gió từ quạt máy rất mạnh sẽ làm xôi khô và cứng.xôi sau khi quạt cho bớt nóng sẽ được bỏ vào chõ xôi để dẻo. Người Thái còn rất thích làm cơm lam,cơm lam dường như trở thành món ăn đặc trưng ở nơi đây,nứa làm cơm lam là loại nứa già,cây nhỏ vừa,thẳng đều,lót một lớp lá dong vào ống nứa,bỏ gạo nếp vào,đổ ngập nước ngập hết gạo,được khoảng 4 đến 5 tiếng dùng lá dong nút chặt miệng ống rồi đưa vào bếp nướng,khi nướng cơm lam phải xoay đều trên than để không bị cháy ống nứa.Cơm lam chín bỏ ra để nguội,tước hết vỏ nứa sau đó cắt ra từng đoạn ngắn,khi ăn chấm với muối vừng hoặc muối lạc. Ngoài xôi thịt cũng là nguồn thức ăn chính của người Thái,thịt là thức ăn cung cấp từ chăn nuôi,săn bắt...thịt có rất nhiều cách chế biến như:luộc,rang,xào kho,nướng...Thịt đem đi luộc được cắt ra từ miếng vừa phải,rửa sạch bỏ vào nồi luộc chín,vớt ra,để ráo nước thái thành từng miếng nhỏ chấm”chẳm chéo” hoặc nước mắm. Món thịt nướng có thể dùng tất cả loại thịt,thịt thái thành tường miếng vừa ăn,ướp gia vị,dùng xiên kẹp tre hoặc vỉ để nướng. Thịt sấy khô cũng là một trong những món ăn người Thái ưa thích,tất cả các loại thịt đều có thể sấy được nhưng người Thái chủ yếu chỉ sấy thịt lợn,thịt trâu bò và thịt gà.Thịt sấy được thái thành từng khúc nhỏ dài,độ dày vừa phải để thịt mau khô,sau khi tẩm ướp gia vị thịt được sấy trên gác bếp lửa để hong khô,thịt khô đem đi đồ,nướng hoặc là vùi tro bếp. Canh thịt là món ăn thông dụng của người Thái ở đây.Canh thịt có thể nấu từ xương,từ bất cứ bộ phận nào của con vật hoặc từ những loại động vật săn bắt từ trong rừng như: dúi,sóc,gà rừng...Canh thịt nấu măng,canh thịt nấu lá ráy và đặc biệt là canh thịt nấu lá vón vén.Lá vón vén là loại lá có vị chua mọc rất nhiều ở trong rừng.Canh thịt nấu lá vón vén thường là thịt chó,thịt dúi,chân và đuôi trâu bò,cách nấu canh thịt lá vón vén rất đơn giản nguyên liệu sơ chế sạch cho vào nồi nấu canh,lá vón vén rửa sạch,vò nát,nồi canh sôi thì bỏ vào sau đó nêm nếm gia vị. Cá là nguồn thực phẩm mà người Thái chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc và hấp dẫn như: cá nướng,cá kho,cá sấy,cá ướp chua...Cá nướng và cá sấy khô làm tương tự như thịt.Cá ướp chua làm chủ yếu từ cá suối,cá rửa sạch ướp với muối,riềng giã nhỏ,ớt và thính gạo để 4 ngày là cá chua.Sau khi cá chuối gói cá vào lá dong kẹp vỉ nướng hoặc vùi tro bếp. Món ăn từ côn trùng và các loại rau rừng tùy từng loại cũng được người Thái chế biến rất ngon và đặc sắc. 2.1.5 Cách tổ chức bữa ăn Cũng giống như các dân tộc khác ở Việt Nam người Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa thường tổ chức bữa ăn gồm 3 bữa chính đó là bữa sáng,bữa trưa và bữa tối.Trong mỗi bữa cơm của người Thái đều không thể thiếu cơm,ngày thường người Thái ăn cơm kết hợp với thịt,cá,rau còn ngày lễ,tết các món ăn có thể đa dạng hơn. Khi ăn cơm người Thái thường sắp thành mâm,ăn bằng đũa và bát nhỏ,vào những ngày đông giá rét,mâm cơm người Thái đặt ngay cạnh bếp lửa để tạo không khí ấm áp,đầm ấm gia đình.Khi có khách thì mâm cơm được đặt trên nhà,trang trọng,đối với người Thái ở Quan Hóa khi ăn cơm tất cả các thành viên trong nhà thường quây quần bên mâm cơm,nếu đông quá thì có thể chí ra 2 mâm.Phía trên là chỗ dành cho người lớn tuổi,trụ cột trong gí đình hoặc khách,phụ nữ trẻ em thì ngồi phía dưới.Sự phân chia chỗ ngồi trong mâm cơm của người Thái thể hiện sự kính trọng và tôn ti trật tự trong gia đình. 2.1.6 ứng xử và kiêng kị trong ăn uống 2.1.6.1 Ứng xử trong ăn uống Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để nói về cách ứng xử của mỗi con người trong bữa ăn.Ăn uống là hoạt động quan trọng của con người nó không chỉ duy trì sự sống cho con người mà còn thể hiện nét văn hóa của từng người,từng dân tộc. Trong ăn uống người Thái luôn chờ đợi nhau,họ luôn kính trên nhường dưới,nhường những phần ngon nhất,mềm nhất cho người già và trẻ nhỏ và trước khi ăn cơm phải mời những người trong mâm dùng cơm.Những bữa cơm đạm bạc cũng luôn tràn ngập tình yêu thương .Không chỉ yêu thương đùm bọc những người thân trong gia đình mà người Thái ở đây còn rất hiếu khách,họ luôn nhường cho khách ngồi trên,trong bữa ăn chủ nhà thường gắp thức ăn cho khách trước. Ăn uống không chỉ mang ý nghĩa ăn để no,ăn để sống mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa rất sâu sắc.tục ngữ có câu “liệu cơm gắp mắm” để nói về cách ứng xử trong bữa ăn của con người. 2.1.6.2 Kiêng kị trong ăn uống Người Thái thường quan niệm “có thờ có thiêng,có kiêng có lành” vì vậy,trong những bữa cơm người Thái có những kiêng kị, chẳng hạn: trong bữa cơm không được cắm đôi đũa vào bát cơm,không gõ bát đũa vì người Thái quan niệm như thế là gọi ma;không được xới cơm một lần mà phải xới hai lần trở lên vì xới cơm một lần chỉ dành cho người đã khuất.Ngoài ra,người Thái còn có những kiêng kị độc đáo như: trẻ nhỏ kiêng ăn chân gà vì sẽ viết chữ xấu,kiêng ăn thịt nướng vì họ cho rằng trẻ nhỏ ăn thịt nướng sẽ mọc tóc bạc;Phụ nữ ở cữ kiêng kị thịt trâu,bò và đặc biệt là kiêng ăn thịt chó.Vào ngày mùng một tết thì họ kiêng ăn thịt vịt vì sợ gặp rủi ro. 2.2 Món ăn và đồ uống truyền thống của dân tộc Thái ở Quan Hóa Thanh Hóa 2.2.1 Món ăn truyền thống 2.2.1.1 Xôi nếp Cơm nếp hay còn có cách gọi khác là xôi nếp. Xôi mà người Thái nấu khi nhìn vào cũng như thưởng thức rất đặc trưng. Do xôi được đồ bằng chõ gỗ, hạt gạo chín lên nhờ hơi nước nên khi nhìn vào đĩa xôi hạt cơm dường như không nở hơn so với hạt gạo thường là mấy. Hạt cơm rất trắng, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng của giống lúa nương. Lúa nếp được người dân chủ yếu trồng trên các ngọn đồi và các sườn núi. Do địa hình cao, đất đai cằn cọc nên chỉ thích hợp với giống lúa nếp. Lúa nếp trên đồi một năm chỉ trồng được một vụ, kéo dài từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 đến tháng 10 âm lịch, thời gian của vụ ngắn hay dài còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Sau khi thu hoạch về phơi khô quạt sạch sẽ để dùng cho cả năm. Để cho cơm được ngon, nhanh chín, gạo để đồ phải được ngâm trước khi đồ ít nhất 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Người đồ sẽ đổ nước vào trong cái niêng đồng, bỏ gạo đã ngâm vào trong cái chõ làm bằng gỗ, đặt chõ lên trên niêng và cho lửa đồ lên. Thời gian đồ xôi phụ thuộc vào lượng gạo đồ trong hông nhiều hay ít mà có thời gian đồ khác nhau. Khi đồ xong dùng nong sạch đổ ra, đánh tơi, vừa đánh vừa quạt cho xôi bay hết hơi nóng, có như vậy xôi mới khô và để được lâu hơn. Có một điều đặc biệt,đó là khi đồ người đồ không bỏ thêm bất cứ một thứ gia vị nào nhưng khi thưởng thức vẫn cảm nhận được sự đậm đà, mùi thơm của gạo nương vùng cao. 2.2.1.2 Cơm lam Mỗi dân tộc đều có những nét ẩm thực riêng,có nhiều cách chế biến,trình bày món ăn theo bản sắc văn hóa của mình.Người Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa cũng vậy,họ có rất nhiều món ăn đặc sắc,độc đáo,những món ăn mang hương vị của núi rừng.Trong toàn bộ nền văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái,cơm lam là món ăn độc đáo không chỉ về mùi vị mà còn ở cách chế biến. Muốn có cơm lam ngon,đầu tiên phải có loại nếp ngon,thứ nếp trồng trên nương hạt to,dẻo,hằng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9,tháng 10.Tiếp đến là khâu chọn nứa chọn ống nứa đúng độ tuổi mới tạo ra hương vị thơm ngon,độc đáo của núi rừng.Cách chế biến món cơm lam rất đơn giản,gạo nếp vo sạch,ngâm nước 4 đến 5 tiếng rồi vớt ra trộn một ít muối.Lót một lớp lá dong vào ống nứa,cho gạo vào ống đổ thêm một lượng nước vừa đủ,dùng lá chuối nút chặt.Có nhiều cách nấu cơm lam: hấp trong nước,nướng và dựng ống quanh đống lửa nhưng người Thái thường nướng vì như thế món cơm lam sẽ trở nên thơm ngon,hấp dẫn hơn.Đối với nướng ông nứa có gạo được hơ trên đống lửa hoặc than hồng vừa hơ vừa xoay tròn để cơm chín đều,hơ khoảng hơn tiếng khi đã ngửi thấy mùi thơm của xôi bốc ra từ ống nứa thì cơm đã chín.Trước khi ăn người ta tước tước hết vỏ nứa sau đó cắt ra từng đoạn ngắn,khi ăn có thể ăn chung với cá nướng,thịt nướng,chấm với muối vừng hoặc muối lạc. Cơm lam không chỉ có hương vị thuần khiết của núi rừng mà còn là những tình cảm của người Thái nơi đây gửi gắm vào đó mà chắc hẳn ai đã từng ăn sẽ không thể nào quên hương vị của nó. 2.2.1.3 Rau dớn nộm Địa hình ở Quan Hóa là địa hình đồi núi có hai cánh rừng lớn là rừng Pù Hu và rừng Pu Luông chính vì vậy các loại rau rừng ở đây rất đa dạng.Rau rừng nộm Là ăn thơm ngon,độc đáo và rất lạ miệng đối với những người lần đầu ăn. Món rau rừng đầu tiên phải kể đến là món rau dớn nộm,rau dớn là loài dương xỉ mọc hoang dại, ở trong rừng rau dớn thường mọc ở khe suối, bên những tảng đá. Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sắc được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu, chống táo bón... ở một số nước người ta thường dùng sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống. Rau dớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều dân tộc. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm  cũng có thể dùng ăn sống.Rau dớn nộm là món ăn đặc trưng mang hương vị dân tộc Thái ở Quan Hóa.Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc vùng cao, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, dài chừng một gang tay, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút. Để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, lạc rang, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.Ăn một miếng rau dớn là có thể cảm nhận được vị ngon đậm đậm chất dân giã của vùng đất Quan Hóa. 2.2.1.4 Cá nướng Cá nướng dường như là món ăn truyền thống của tất cả dân tộc Thái ở Việt Nam.Cá nướng của dân Thái Quan Hóa thường làm từ cá nuôi trong ao hoặc cá suối,đối với những con cá được nuôi ở ao như cá trắm,cá chép to từ 5 lạng trở,béo và còn tươi sống sẽ được họ chế biến thành món “Pá pính tộp”.trước khi mổ cá phải đánh hết vẩy để cá thấm gia vị,không mổ cá đằng bụng mà mổ đằng lưng,để khi gấp úp con cá mềm mại dễ gấp hơn và phần gia vị nhồi trong bụng cá không tiếp xúc với than hồng như thế sẽ giữ được mùi thơm của món “pa pính tộp” . Sau khi tẩm ướp con cá với mắc khén,hạt dổi,ớt,muối,bột ngọt,người ta nhồi vào bụng cá những loại rau thơm như: ớt,gừng,xả băm nhỏ,các loại rau thơm sau đó gấp úp đôi con cá lại rồi kẹp vào gắp nướng.Gắp nướng được làm từ cây tre,cây luồng còn tươi chẻ thành 3 để cố định con cá,khi nướng cá phải nướng cá trên than hồng,hơ từ từ để cá chín đều.Món “pá pỉnh tộp” thường ăn với xôi hoặc cơm lam chấm “chẳm chéo” Còn với những con cá suối bé sau khi làm sạch tẩm ướp gia vị sẽ được xiên que và nướng trên than hồng. 2.2.1.5 thịt khô gác bếp Thịt gác bếp là món ngon nổi tiếng của người Thái ở Quan Hóa Thanh Hóa.Với hương vị đặc biệt,mùi vị thơm ngon thịt gác bếp trở thành đặc sản mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên. cách làm thịt khô gác bếp không phức tạp nhưng rất cần kinh nghiệm và sự khéo léo để làm ra loại thịt khô có chất lượng tốt nhất. Thịt khô có thể làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng chỉ có cách truyền thống của người dân tộc Thái làm mới đúng mùi vị ngon tuyệt vời. Người Thái Quan Hóa có rất nhiều cách chế biến tạo ra những món ăn ngon và đọc đáo, món ăn nơi đây không những ngon mà khá phong phú với nhiều món ngon đặc trưng khác nhau. Trong đó có món thịt khô gác bếp, không những ăn ngon mà cách bảo quản món ăn này cũng khá dễ dàng và sử dụng được lâu. Món ăn này có chút vị cay của gừng, của ớt, thơm ngon của tỏi và mắc khén. Các con trâu, bò,lợn được lấy thịt làm món thịt khô là những con được chọn lọc thật kỹ những con ngon nhất khỏe mạnh săn chắc, được thả trong rừng khi thái miếng thịt lợn cũng thường to hơn miếng thịt trâu, bò để làm khô. Kích thước miếng thịt dài khoảng 10 – 15 cm, rộng 5 – 8 cm rồi tẩm ướp gia vị cho thịt thơm và ngon hơn. Gia vị để làm thịt lợn khô bao gồm muối, ớt, gừng, tỏi, mắc khén, hạt dổi. Các loại gia vị này sẽ đem giã nhuyễn lại với nhau làm hỗn hợp sau đó tẩm ướp với thịt lợn đã chuẩn bị sẵn. Đem trộn đều thịt lợn đã thái miếng với gia vị sao cho hỗn hợp gia vị phủ lên toàn bộ phần thịt lợn đã sơ chế sẵn. Để hương vị lợn đúng kiểu vùng Tây Bắc, người làm khôn đem đi say liền mà phải để khoảng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ cho các gia vị ngấm đều vào thịt lợn và tiếp theo họ sẽ xiên vào từng miếng thịt vào thanh nứa đã chuẩn bị sẵn rồi đem treo lên gác bếp.Dùng củi đốt liên tục ở dưới để sấy thịt trong khoảng 5 – 6 tiếng. Thịt được sấy khô bằng than củi và khói bếp một cách tự nhiên rồi sau đó sẽ được sấy bằng củi lửa được đun hằng ngày tại bếp. 2.2.2 Đồ uống truyền thống Nếu như rượu ngô là đặc sản của đồng bào dân tộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai thì rượu cần là đồ uống truyền thống của dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cách làm rượu cần rất cầu kì,sau khi đã đong gạo và trấu với số lượng vừa đủ, các nguyên liệu trên được cho vào chiếc nồi lớn để đồ, giống như đồ xôi nếp. Sau khi gạo và trấu được đồ chín họ sẽ trộn thêm men vào rồi đem ủ trong một khoảng thời gian định sẵn, ở một nhiệt độ nhất định. Khi đủ ngày, hỗn hợp gạo, trấu, men được cho vào bình sẽ phồng trên nắp, nhìn thấy rõ cả hạt gạo chín và vỏ trấu hòa trộn vào nhau. Người dân sẽ dùng nilon để bọc lại và ủ đợi cẩm xuống. Khi hỗn hợp xuống hết, ngang miệng bình là lúc rượu sẽ dùng được.  Lúc này người dân mới lấy lá ổi hoặc lá mít để chèn vào miệng bình và phủ những mảnh giấy bóng có màu sắc sặc sỡ rồi buộc chặt miệng bình để khoảng 15-20 ngày là có thể đem ra uống được. Làm rượu Cần đã cầu kì, việc uống rượu Cần lại càng cầu kì hơn. Thường thì một bình rượu Cần sẽ được cắm 6 chiếc cần trúc. Những chiếc cần trúc này đều được dùng 1 dụng cụ chuyên dụng là dây thép nhỏ để thông qua các lỗ cho sạch bụi và mủn rồi mới được đem ra dùng.Rượu Cần khi uống cũng phải thật đông người. Tất cả cùng quây quần bên nhau, vừa trò chuyện, thăm hỏi, hát hò và cùng thưởng rượu. Cũng bởi vậy mà nhắc đến rượu Cần, người ta vẫn thường nhắc đến sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau. Và đó cũng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái. 2.2.3 Những biến đổi về văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Từ Chi đã viết về văn hóa Việt Nam: “Có thể nói rằng, không chỉ bây giờ mà trong lịch sử, văn hóa Việt Nam đã luôn thay đổi và nhiều khi thay đổi rất nhanh là khác. Theo tôi, người Việt là một trong những dân tộc rất dễ nhạy cảm và dễ thay đổi mình cho phù hợp vơi hoàn cảnh. Ví dụ, hiện nay chúng ta khó có thể tìm được ngôi nhà xưa hay y phục của người Việt”. [3,565-566.].  Nước ta đang đang đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa có nhiều nhà máy, khu công nghiệp hình thành,mọi người ở nông thôn và thành thị đều có những cơ hội tìm kiếm việc làm, các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với kinh tế thị trường làm cho con người quá coi trọng đồng tiền và đề cao vai trò cá nhân nên đã tác động và làm biến đổi về lối sống,biến đối về văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng. Văn hóa ẩm thực của người Thái có rất nhiều biến đổi,về lương thực thực phẩm đa số được lấy từ chợ có rất ít hộ gia đình lấy nguồn thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt.Ngày trước, nguồn thức ăn người dân chăn nuôi của họ chủ yếu lấy từ phụ phẩm của nông nghiệp tuy nhiên,hiện nay với nền công nghiệp phát triển người dân chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp như: bột tăng trọng, cám... Trước đây cơm nếp là món ăn truyền thống và cũng là món chính cho mỗi bữa ăn của dân tộc Thái.Hiện nay thì cơm tẻ đã thay thế hoàn toàn trong mâm cơm thường ngày,cơm nếp chỉ dùng trong những ngày đặc biệt hoặc các ngày lễ tết.Nguyên nhân của sự biến đổi này là do năng suất của lúa nếp thấp hơn lúa tẻ,cách chế biến xôi nếp cầu kì và tốn thời gian.Thức ăn trong bữa cơm phong phú,đa dạng hơn, quan niệm ăn ngon ngày càng được chú trọng. Trong ăn uống xuất hiện rất nhiều đồ ăn,nước uống không phải do đồng bào tự cung, tự cấp do nhập từ nơi khác về,rất nhiều đồ ăn đóng gói,đồ uống thì xuất hiện rất nhiều hãng bia,rượu,nước ngọt.Một số món ăn truyền thống như: thịt gác bếp cũng được nhập từ nơi khác. Bên cạnh đó,còn xuất hiện những món ăn và cách chế biến món ăn của dân tộc khác, giới trẻ ngày nay thường ưa chuộng đồ ăn Hàn, đồ Âu hơn những món ăn truyền thống. Văn hóa ăn uống và cách tổ chức bữa ăn cũng có sự biển đổi.Trước đây mỗi gia đình đều phải chờ đợi nhau,tất cả các thành viên trong nhà thường quây quần bên mâm cơm nhưng ngày nay do bận rộn công việc mà họ quên đi văn hóa ăn uống truyền thống của dân tộc mình.Còn một số người coi ăn uống chỉ là sự thỏa mãn cơn đói và khát thông thường, chính vì vậy không có những ứng xử cũng như thái độ trong văn hóa ẩm thực. 2.3 Tiểu kết Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực.Món ăn của dân tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hòa của núi rừng, sông, suối, những món ăn của họ là sự hòa quyện giữa vị cay,chua,mặn ngọt khiến ai đã từng một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên Những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Và điều đó cho thấy văn hóa ẩm thực của tộc người Thái ở Quan Hóa mang một phong vị riêng, độc đáo, không hề trộn lẫn. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của đất nước nền văn hóa ẩm thực có nhiều biến đổi về nguồn lương thực, cách chế biến và tổ chức bữa ăn. Chương 3 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa 3.1 Hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa ẩm thực Để bảo tồn và phát huy các đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống không chỉ bằng ý thức của mỗi cá nhân, sự kế tục qua các thế hệ gia đình mà còn phải nhờ vào các chính sách do chính phủ thực thi. Trên cơ sở đó, chính quyền ở các địa phương có những biện pháp, kế hoạch cụ thể phù hợp với bối cảnh từng vùng nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Những món ăn truyền thống mang đậm đặc trưng của mỗi vùng miền được trân trọng gìn giữ thông qua việc thúc đẩy quảng cáo và bán sản phẩm. Trong những dịp lễ hội, các sản phẩm, đồ ăn truyền thống được khuyến khích đưa ra để mọi người có thể trực tiếp thưởng thức và đánh giá, bởi đây cũng là cơ hội tốt nhằm quảng bá cho việc kinh doanh những sản phẩm liên quan đến ẩm thực truyền thống có tính chất đặc hữu của mỗi vùng miền. Sự kết hợp giữa du lịch và quảng bá giới thiệu các sản phẩm liên quan đến ẩm thực truyền thống rất được chú trọng ở các địa phương. 3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa ẩm thực Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực của người Thái ở Quan Hóa, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ẩm thực và làm công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa ẩm thực và các tri thức người Thái, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống và phải coi họ là vốn quý của công tác này. Để có đội ngũ cán bộ có chất lượng và chuyên môn cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại huyện. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc. Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở xã, bản.Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực. 3.3 Giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, từ xa xưa đồng bào người Thái ở huyện Quan Hóa đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, hòa nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi tộc người đều có văn hóa ẩm thực khác nhau với cách thức chế biến và trình bày khác nhau.Điều đó tạo ra sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.Tuy nhiên hiện nay sự pha trộn giữa các nền văn hóa của các vùng đang diễn ra mạnh mẽ.Để bảo tồn và giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống nên thực hiện bằng các giải pháp sau: Khôi phục và tận dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên.Ngày nay có rất nhiều nguyên liệu được nhập từ mọi nơi,thậm chí là từ nước ngoài,để hạn chế việc nhập nguyên liệu từ nơi khác người Thái ngoài việc săn, bắt hái lượm từ tự nhiên phải kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi tại nhà để khôi phục và phát triển các nguồn nguyên liệu truyền thống. Phục hồi cách chế biến các món ăn truyền thống cũng là điều hết sức quan trọng.Cùng một nguồn nguyên liệu bằng những cách chế biến khác nhau sẽ tạo ra những hương vị khác nhau.Để giữ gìn các chế biến truyền thống những người già, người có kinh nghiệm phải truyền dạy cách thức chế biến cho thế hệ sau. Ngoài ra,việc bảo tồn phát huy văn hóa ẩm thực không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà còn ở ngay ở ý thức người dân.Do vậy các cơ quan quản lý phải theo gdoix và chỉ đạo người dân trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống. 3.3 Nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng Để nâng cao hiểu biết nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của văn hóa ẩm thực.Điều quan trọng là phải khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng trong mỗi người dân, và bản thân họ phải được giáo dục để có chung quan điểm cũng như hành động, thì việc bảo tồn mới bền vững. Các nhà quản lý văn hóa, các cấp, các ngành cần có trách nhiệm tạo điều kiện cho đồng bào thực sự là chủ nhân của việc bảo tồn, phải đào tạo nguồn nhân lực là con em của đồng bào; coi trọng và phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản những người có kinh nghiệm,hiểu biết, trong hoạt động bảo tồn văn hóa  ẩm thực.Nhà nước, cơ quan quản lý và đặc biệt là các địa phương, có trách nhiệm giúp đồng bào nâng cao năng lực tự bảo vệ, trước nguy cơ mai một về ẩm thực.Nhà nước phải có nguồn kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện những trọng tâm của đề án, bên cạnh việc xã hội hóa. 3.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ẩm thực trong các trường học Sự biến đổi về văn hóa ẩm thực diễn ra phần lớn ở tầng lớp thanh niên,họ xem nhẹ việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc mình.giới trẻ ngày nay thường nặng theo xu hướng hòa nhập với người Kinh về cách ăn, mặc,vì vậy việc tuyên truyền giáo dục cho giới trẻ về văn óa ẩm thực phải triển khai ở mọi lúc, mọi nơi.giới trẻ không những được giáo dục tại nhà, địa phương mà còn phải được giáo dục ngay ở trường bằng những bài học thiết thực để nâng cao ý thức trân trọng, lòng tự hào về văn hóa của dân tộc mình. Nhà trường cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của học sinh, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để học sinh, sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc.Ngoài ra, hằng năm, Đoàn trường cùng các đơn vị chức năng cần phải tổ chức các cuộc thi, các chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực các dân tộc. 3.5 Tiểu kết Từ thực trạng của văn hóa ẩm thực tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực cuả dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa theo 4 giải pháp lớn,cụ thể: Hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa ẩm thực, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ẩm thực trong các trường học, giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa ẩm thực.Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là việc nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. KẾT LUẬN Mỗi dân tộc đều có những phong tục, những nét văn hóa khác nhau. Với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa cũng vậy. Bà con nơi đây cũng có những nét văn hóa riêng, trong đó nét đặc trưng nhất của người dân tộc Thái nơi đây là văn hóa ẩm thực.Qua việc khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư,kinh tế xã hội cho thấy Quan Hóa là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, nơi đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa ẩm thực. Từ xa xưa người Thái đã biết hái lượm,săn bắn và trồng trọt lương thực, thực phẩm để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày.Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình người Thái đã tạo ra những món ăn,đồ uống truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như: xôi, cơm lam, cá nướng, thịt khô gác bếp, rượu cần...Những món ăn của người Thái là sự kết hợp của các vị chua, cay, mặn, ngọt,món ăn của họ mang đậm hương vị của núi rừng,của sông, suối.Bữa ăn dân tộc Thái là tấm gương trung thực phản chiếu môi trường tự nhiên, cách thức và trình độ chinh phục môi trường đó tạo ra nguồn thức ăn đặc sắc, hợp khẩu vị. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa ẩm thực của người Thái có rất nhiều biến đổi,về lương thực thực phẩm đa số được lấy từ chợ có rất ít hộ gia đình lấy nguồn thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn.Biến đổi về cách chế biến, thưởng thức những mó ăn truyền thống. Qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái ở Quan Hóa-Thanh Hóa,cho thấy những hạn chế của công trình.Vì vậy tôi đã đưa ra những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực như sau: Hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa ẩm thực, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ẩm thực trong các trường học, giữ gìn văn hóa ẩm thực truyền thống, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa ẩm thực. Để làm được những điều này cần có sự phối kết hợp giữa các nhà quản lý văn hóa, các cấp, các ngànhvà các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và đặc biệt là ở bản thân mỗi người phải biết bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ẩm thực. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Ngọc Anh chủ biên,giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội,năm 2015, tr.229-230 Thạc Sĩ Nguyễn Nguyệt Cầm, văn hóa ẩm thực,nhà xuất bản Hà Nội,xuất bản năm 2008 Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996. tr.565-566 Hùynh Thị Dung Nguyễn Thu Hà, Từ điển món ăn cổ truyền Việt Nam Năm 2005, nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa Hà Nội, 2005 Phan Văn Hoài, Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam,xuất bản năm 2006,nhà xuất bản khoa học xã hội. Lê Thành Khôi,Văn Hóa và phát triển,tạp chí thế giới thứ 3,số 97,xuất bản 1984,tr.15 Nguyễn Công Lý, Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở Quan Sơn-Hòa Bình,2010,cấp trường,trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,nhà xuất bản bộ Giáo Dục và Đào tạo, Thành Phố Hồ Chí Minh,2001 Trần quốc vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, nhà xuất bản văn hóa”,Hà Nội,2003,tr.406 Anthenlme Brillat Savarin, Phân tích khẩu vị, xuất bản ở Pari,1825,tr15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan_ho_a_a_m_thu_c_cu_a_vu_thi_hue_1353_2109286.doc
Luận văn liên quan