Văn hóa là kiến thức cần thiết mà mọi người sử dụng để diễn giải kinh nghiệm và sắc thái xã hội. có 2 vấn đề chính mà văn hóa tạo ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế: hiểu về văn hóa của các quốc gia và học cách làm thế nào để chấp nhận chúng.
Có 1 số yếu tố văn hóa chính yếu. những yếu tố này, làm việc có trước có sau, có thể phức tạp, môi trường đa chiều theo đó những người bên ngoài có thể gặp khó khăn để hiểu như thế nào và tại sao con người lại hành động như vậy. một vài yếu tố chính bao gồm cả ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, tập quán
Trong khi một vài yếu tố văn hóa giúp giải thích sự khác nhau giữa con người, trong những năm gần đây những nhà nghiên cứu thử phát triển bức tranh về văn hóa giữa những nhóm người dựa trên sự khác nhau này. Một cách mà nhóm này thực hiện là sử dụng thước đo văn hóa: khoảng cách quyền lực, tránh bất ổn, chủ nghĩa cá nhân và sự cứng rắn. Một cách khác là phân tích gía trị công việc và thái độ trong các quốc gia. MNCs đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của văn hóa quốc gia và địa lý vào hoạt động kinh doanh quốc tế của họ. Đặc biệt, họ quan tâm đến cách thức mà theo thái độ làm việc, khuyến khích, và quan tâm của xã hội về thời gian sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sự thực hiện của từng đơn vị. Họ cũng quan tâm đến những bước thực hiện để đảm bảo rằng công ty của họ có thể tiếp cận với nền văn hóa khác có hiệu quả. Huấn luyện văn hóa xuyên quốc gia chứng tỏ rất hữu hiệu để thực hiện điều này, đặc biệt huấn luyện về ngôn ngữ và sử dung6 đồng hóa ngôn ngữ.
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và lịch sự nhất.
Hàn Quốc sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa, không bao giờ để khoảng thời gian chết trong một cuộc đàm phán.
Mỹ, Đức sử dụng nhiều hành vi và ngôn ngữ không lời, các cử chỉ, điệu bộ không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy.
2.5 Văn hóa vật chất (Material Culture)
Khái niệm: văn hóa vật chất là những đối tượng con người làm ra.Khi xem xét vật chất ta xem xét cách con người làm ra đồ vật (liên quan đến kỹ thuật), ai làm ra chúng và tại sao (tính kinh tế của tình huống).
Đây là một nét văn hóa vật chất của người Chăm
Văn hóa vật chất ở hình ảnh trên là ngôi nhà sàn do người chăm làm ra xuất phát từ nguồn gốc văn hóa xa xưa của họ và đáp ứng được nhu cầu sống hằng ngày của họ như vậy đó là một nét văn hóa vật chất đáng được trân trọng.
Khi xét đến một yếu tố văn hóa chúng ta cân nhắc tới cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng và cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục. cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội.
Ta xét đến tiến bộ kỹ thuật trong xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì ảnh hưởng đến tiêu chuẩn mứcsống và giúp giải thích những giá trị niềm tin của xã hội đó.
Nếu là một quốc gia có tiến bộ về kỹ thuật con người sẽ ít tin tưởng rằng số mệnh giử vai trò chủ yếu trong cuộc sống của họ và tin rằng con người có thể kiểm soát được những điều xảy ra với họ.
Khi tiến bộ về kỹ thuật sẽ thay đổi nội dung phương pháp lao động làm cho lao động của họ ngày càng có năng suất cao hơn nâng cao mức sống của họ như vậy những giá trị của họ cũng thiên về vật chất.
Nhờ tiến bộ kỹ thuật con người đã tạo ra nhưng sản phẩm thông minh độc đáo mang giá tri văn hóa vật chất lớn và đảm bảo phù hợp với tình huống kinh tế hiện tại. ví dụ ngày nay con người đã sử dụng phương tiện ô tô nhưng đường phố không đủ rộng để có thể đủ chỗ đậu xe vì vậy họ đã tạo ra bãi đổ xe thông minh. Có thể tiết kiệm được diện tích và mang lại nhiều lợi ích hiện thực.
.
Hình ảnh về bãi đỗ xe thông minh
Tiến bộ kỹ thuật ở mỗi một nước đều không giống nhau như vậy khi tiến hành kinh doanh hoặc đầu tư ở một nước nào đó cần phải tìm hiểu về trình độ kỹ thuật ở nước đó.
Ở những quốc gia có trình độ kỹ thuật phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc họ luôn đòi hỏi những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, chất lượng tốt, mang tính khoa học và hiện đại có nhiều tiện ích thông minh và đa chức năng hơn dù cho giá cả có cao đi chăng nữa. Nếu chúng ta đưa vào thị trường của họ những sản phẩm sơ sài đơn giản thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ và không được sử dụng đến.
Còn đối với những nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển thì những sản phẩm có tính kỹ thuật cao sẽ không phù hợp với họ vì họ không có nhu cầu dùng đến và cơ sở hạ tầng của họ cũng không đủ khả năng để sử dụng sản phẩm đó.Ví dụ một trong những sản phẩm có tính kỹ thuật cao hiện nay như máy tính bảng hoặc điện thoại iphone có nhiều chức năng và ứng dụng hiện đại nhưng những nước có nền kỹ thuật kém phát triển thì không thể sử dụng những loại sản phẩm đó vừa về giá thành vừa về khả năng tài chính.
Sự đối lập giữa các nước có trình độ phát triển kỹ thuật khác nhau sẽ tạo ra nhưng giá trị vật chất khác nhau. Phải nghiên cứu kỹ những giá trị vật chất để có thể sản xuất và cung cấp những sản phẩm vào thị trường của các quốc gia khác một cách thuận lợi và nhận được sự hưởng ứng của khách hàng.
2.6 THẨM MỸ ( Aesthetics)
Thẩm mỹ là khái niệm chỉ trình độ của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ; là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung và thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trưng đến cấu trúc, đồng thời thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù. Thẩm mỹ hoà quyện vào văn hoá, làm cho văn hoá đạt tới sự vận hành “theo quy luật của cái đẹp”. Nó giúp con người cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. Thẩm mỹ là sự thể hiện và thực hiện năng lực thẩm mỹ của con người trong các hoạt động xã hội.
Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa. Trong văn hoá thẩm mỹ, tác phẩm nghệ thuật là cầu nối truyền đạt thông điệp chân - thiện - mỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác và là ngôn ngữ chung của loài người, làm cho tư tưởng, tình cảm và ý chí của con người thêm phong phú và đa đạng.
Mỗi quốc gia tạo lập cho mình những giá trị thẩm mỹ riêng. Ví dụ: giá trị thẩm mỹ của người Pháp khác với người Trung Quốc đều này phản ảnh qua hội họa, văn chương, âm nhạc và thị hiếu nghệ thuật của hai dân tộc
Hội họa Trung Quốc có một lịch sử truyền thừa lâu dài và nguồn gốc văn hóa thâm sâu. Nó nhấn mạnh vào ý tưởng nghệ thuật và cảnh giới mà sự vật biểu hiện.Có ba loại ý tưởng nghệ thuật chính trong tranh vẽ Trung Quốc: (1) mở và chân chính, tự nhiên và thăng bằng, hài hòa; (2) cao quý, tao nhã, đẹp, uy nghi và trang trọng; (3) tĩnh mịch, trang nghiêm và trầm tĩnh.
Còn với hội họa ở pháp, các bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Pháp cũng chính là nơi ra đời của hội họa hiện thực. Trong suốt thế kỷ 18 và 19, Pháp là trung tâm về nhiều mặt: xã hội, chính trị, văn hóa... Dù nhiều xu hướng hội họa liên tiếp ra đời, chủ đề chính vẫn là tôn giáo, lịch sử, thần thoại với lối vẽ kinh điển.
Để hiểu một nền văn hóa, chúng ta cần nghiên cứu những sự khác nhau đó tác động đến hành vi. Ví dụ opera phổ biến ở Châu Âu hơn ở Mỹ. đó là lý do nhiều ngôi sao opera Mỹ trước hết phải tạo danh tiếng ở Châu Âu trước khi họ đạt được sự thành công nghề nghiệp ở quê nhà. Một khía cạnh khác, lĩnh vực điện ảnh đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ở Mỹ trong khi những phim sản xuất ở Châu Âu thường chỉ thành công ở mức giới hạn hơn. Trong một vài trường hợp điện ảnh cũng giúp giải thích cách mà những giá trị văn hóa mang tính quốc tế. ấn tượng của phim ảnh có thể được cảm nhận trên cả thế giới và những ngôi sao điện ảnh trở thành những người nổi tiếng.
Thông qua lý tưởng thẩm mỹ, thẩm mỹ góp phần định hướng giá trị, phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; xây dựng những yếu tố tích cực của xu hướng cá nhân trong sự phát triển nhân cách.
Tuy nhiên, có nhiều khía cạnh của thẩm mỹ làm cho các nền văn hóa khác nhau. Một trong những lĩnh vực liên quan đến thẩm mỹ là màu sắc. Ở nhiều nước Phương Tây màu đen sử dụng cho đồ tang, màu trắng sử dụng khi vui, hoặc chỉ sự tinh khiết. ở nhiều nước Phương Đông màu trắng dùng cho đồ tang. Rõ ràng giá trị thẩm mỹ ảnh hưởng tới hành vi và chúng ta cần phải hiểu giá trị thẩm mỹ nếu chúng ta muốn thích nghi với một nền văn hóa khác.
2.7 GIÁO DỤC (EDUCATION)
Để tồn tại và phát triển loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm, đó là hoạt động nhận thức. Xã hội tồn tại và phát triển cần phải có sự truyền giao kinh nghiệm từ thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, đó là hiên tượng giáo duc.
Như vậy, giáo dục là quá trình truyền lại kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ đi sau, thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm để tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người. Tuy nhiên, thế hệ sau không phải lĩnh hội toàn bộ những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại mà còn bổ sung, làm phong phú thêm những kinh nghiệm của loài người- đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội-là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người.
Giáo dục cũng giúp con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Giáo dục ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hóa như: phong tục, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật…Những người có học thức họ thường đọc nhiều và có sự hiểu biết rộng lớn những kiên thức, những điều xảy ra trên thế giới.
Giáo dục giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị. Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu biết văn hóa.
Hiện nay vấn đề học vấn ở hầu hết các nước trên thế giới đang được nâng lên, và mỗi nước cũng đã biết áp dụng những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục. Ví dụ như ở Việt Nam nước ta hiên nay:
Mười tiêu chuẩn giáo dục đại học (theo Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 65/2007/QĐ-BGDĐT)
1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học
2. Tổ chức và quản lí
3. Chương trình giáo dục
4. Hoạt động đào tạo
5. Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên
6. Người học
7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ
8. Hoạt động hợp tác quốc tế
9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác
10. Tài chính và quản lý tài chính
Một trong những tiêu chuẩn đánh giá chung nhất về giáo dục là mô hình giáo dục. Mỗi quốc gia có một mô hình giáo dục khác nhau.
Ví dụ: mô hình giáo dục đại học ở một số nước tiên tiến như:
Mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ
Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ có đặc điểm là vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng lớn của các trường đại học.Hiến pháp Mỹ quy định, trách nhiệm quản lý giáo dục không thuộc về Chính phủ liên bang mà thuộc về mỗi bang. Chính quyền bang cũng chỉ quản lý giáo dục bậc cao một phần, bằng việc đầu tư một khoản kinh phí và cử một người đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các trường đại học công
Mô hình giáo dục đại học Liên Xô (cũ)
Tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (Nga) - nơi đào tạo nhân tài cho các nước
Mô hình này trái ngược hoàn toàn với mô hình của Hoa Kỳ. Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và quản lý, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường đại học trong một hệ thống. Hoạt động của tất cả các trường đại học hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Các trường đại học được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Đại học. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và toàn diện giáo dục bậc đại học, tạo ra nền giáo dục đại học có tính đại chúng cao. Song, mặt kém của mô hình này là thiếu sự năng động và kém thích ứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế.
Mô hình giáo dục đại học Đức
Mô hình giáo dục đại học Đức do Uyn-hem Vôn Hăm-bôn sáng lập từ thế kỷ XIX với mục đích xây dựng những trung tâm nghiên cứu đại học hiện đại để “đẩy lùi những biên giới của kiến thức”. Mô hình này không coi trọng sự can thiệp của chính trị và quyền lực nhà nước đối với giáo dục đại học. Nó đảm bảo tính độc lập, tự quyết của các trường đại học và quyền tự do của các thành viên được theo đuổi việc nghiên cứu mà không có sự can thiệp của chính quyền. Chính phủ liên bang và các bang chỉ có quyền hạn quản lý một phần công việc của các trường đại học, thông qua việc cấp phát tài chính và qua Hội đồng đại học để bàn bạc đánh giá công việc của các trường. Các trường đại học ở Đức có toàn quyền tuyển dụng, trả lương và thưởng - phạt nhân sự của mình.
Mô hình giáo dục đại học Anh
Mô hình giáo dục đại học ở xứ sở sương mù được nêu lên như một tấm gương sáng về một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng sự tự trị về thể chế rất rộng rãi. Nhà nước chỉ quản lý các trường đại học thông qua việc cấp phát tài chính. Các trường đại học ở đây hoàn toàn có quyền sử dụng kinh phí đã được cấp mà không có sự can thiệp hay kiểm tra của nhà nước.Sinh viên ở đây bắt buộc phải ở trong ký túc xá, hợp thành một cộng đồng sinh hoạt và học tập dưới sự quản lý của nhà trường.
Mô hình giáo dục đại học Pháp
Giáo dục đại học Pháp do Na-pô-lê-ông khởi xướng, là một trong những ví dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng đại học như một công cụ hiện đại hóa xã hội. Các trường đại học ở Pháp có quyền chủ động xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Mô hình giáo dục đại học Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường, do đó có thể khuyến khích sự cạnh tranh về nhân lực và chất lượng giữa các trường đại học.Giáo dục đại học Pháp được chia thành hai hệ: đào tạo tổng quát và đào tạo nghề nghiệp. Hai hệ này không tách rời nhau: giữa hai hệ thường có cầu nối để sinh viên có thể chuyển từ hệ này sang hệ kia.
3. Văn hóa và thái độ ( cultural and attitudinal dimentions)
Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử và thói quen, cơ sở vật chất, thẩm mỹ và giáo dục là những yếu tố của văn hóa để giải thích những sự khác nhau về hành vi của con người. trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu cố gắng xây dựng một bức tranh kết hợp những sự khác nhau này. Việc này được thực hiện bằng hai cách. Một vài nhà nghiên cứu nhìn vào những khía cạnh phản ảnh những sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Những nhà nghiên cứu khác thì sử dụng những điều này để phân chia các nước thành các nhóm có nền văn hóa tương tự nhau.
3.1 những khía cạnh văn hóa ( cultural dimensions)
Geert Hoftede, một nhà nghiên cứu người Hà Lan, đã tìm thấy bốn khía cạnh văn hóa giúp giải thích phương cách và lý do con người trong những nền văn hóa khác nhau lại hành động như thế. Những sự tìm kiếm ban đầu được tập hợp từ 116.000 bảng câu hỏi từ 70 nước khác nhau. Các nhà nghiên cứu vẫn còn tiếp tục này để khám phá và mở rộng những điều nghiên cứu.
Bốn khía cạnh khác nhau của Hofstede là : khoảng cách quyền lực, lẫn tránh rủi ro, chủ nghĩa cá nhân, sự cứng rắn.
Sự cách biệt quyền lực ( power distance). Sự cách biệt quyền lực là các tầng nấc quyền lực được chấp nhận giữa cấp trên và cấp dưới trong các tổ chức. trong những nền văn hóa có sự cách biệt quyền lực cao con người phải tuân thủ quyền lực vô điều kiện. Hofstede thấy rằng các nước Latin và Châu Á như Malaysia, Philippines, Panama, Guatemala, Venezuela và Mexico là tiêu biểu cho dạng này. Ngược lại, Mỹ, Canada, và nhiều nước Châu Âu như Đan Mạch, Anh, và Úc thì ở mức trung bình đến thấp.
Nói đến quyền lực thì có 2 loại: quyền lực mềm và quyền lực cứng.
Quyền lực mềm” của một quốc gia được xây dựng trên nền tảng nền văn hóa, các giá trị và chính sách của quốc gia. Nó được thể hiện thông qua các yếu tố như hình ảnh, uy tín của đất nước và lãnh đạo, năng lực giao tiếp, nhất là khả năng thuyết phục của những người thực thi quyền lực, mức độ cởi mở của xã hội, sức hấp dẫn, quyến rũ, đặc biệt là của nền văn hóa, v.v.. Có hai kênh chủ yếu để triển khai “quyền lực mềm” trong quan hệ quốc tế. Kênh thứ nhất là trực tiếp thông qua hoạt động ngoại giao của chính phủ. Kênh thứ hai là thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (bao gồm cả các doanh nghiệp) và sự giao lưu giữa cộng đồng dân cư của các quốc gia.
Như vậy, quyền lực mềm khác cơ bản với “quyền lực cứng” - loại quyền lực dựa trên đe dọa và mua chuộc, kiểu "cây gậy và củ cà rốt", nhờ vào sức mạnh quân sự, kinh tế và khoa học công nghệ. Sức mạnh của quốc gia là tổng hợp của “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm” được tạo nên từ cả bên trong lẫn bên ngoài mỗi quốc gia. Việc kết hợp và sử dụng khéo léo hai loại quyền lực này sẽ tạo ra một sức mạnh lớn (Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton gọi là “sức mạnh thông minh”) giúp quốc gia có vị thế quốc tế tốt hơn và có khả năng thực hiện mục tiêu theo đuổi một cách hiệu quả hơn.
Từ xa xưa, trong quan hệ quốc tế, bên cạnh việc sử dụng “quyền lực cứng” được xem là biện pháp chính yếu và truyền thống, các nước cũng đã biết sử dụng “quyền lực mềm”. Đặc biệt, các cường quốc thường sử dụng “quyền lực mềm” để thực hiện mục tiêu nô dịch, trói buộc các nước khác trong vòng ảnh hưởng của mình. Ngày nay, trong bối cảnh xu thế hòa bình hợp tác và xu thế toàn cầu hóa trở thành những dòng chảy chính của quan hệ quốc tế, việc sử dụng “quyền lực cứng” ngày càng không còn là lựa chọn tối ưu của các quốc gia, “quyền lực mềm” được quan tâm và nhấn mạnh nhiều hơn, không những bởi nó phù hợp với xu thế thời đại, mà còn bởi tính chất “lạt mềm buộc chặt” và ít tốn kém hơn để đạt đến mục đích thông qua sử dụng công cụ này.
Ví dụ: Những năm gần đây, Mỹ và Trung quốc đặc biệt quan tâm phát huy và sử dụng “quyền lực mềm”. Theo một số nhà phân tích, hai cường quốc này đang tiến hành một cuộc chạy đua về phát triển và sử dụng “quyền lực mềm” trên phạm vi toàn cầu.
Trước hết, nước Mỹ là một nơi mà nhiều giá trị tiến bộ về tư tưởng và những giá trị mang tính phổ quát được nảy nở và hiện thực hóa, đồng thời Mỹ cũng luôn thể hiện mình là nước đấu tranh cho sự thực hiện và phổ quát hoá những giá trị đó trên thế giới. Thứ hai, văn hóa Mỹ kết hợp được nhiều tinh hoa của thế giới, được hiện đại hóa, có sức sống lớn và lan tỏa mạnh; bên cạnh đó là một nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới. Thứ ba, nhìn chung các chính quyền ở Mỹ đều chủ trương và triển khai ở mức độ khác nhau chính sách phát huy “quyền lực mềm” trong quan hệ quốc tế. Thứ tư, tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ vượt trội so với các quốc gia khác hỗ trợ tối đa cho việc phát huy và triển khai “quyền lực mềm” của Mỹ trên toàn thế giới.
Những yếu tố “quyền lực mềm” chủ yếu được Mỹ đặc biệt phát huy gồm: thứ nhất, các giá trị Mỹ về tư tưởng chính trị và kinh tế (tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền, nhà nước pháp quyền, thị trường tự do, kinh tế mới…), thứ hai, các giá trị của nền văn hóa và giáo dục tiên tiến, hiện đại có tính phổ quát của Mỹ (lối sống tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, văn hóa ẩm thực nhanh như McDonal, KFC với humberger, gà chiên Kentucky, khoai tây chiên giòn và Coca Cola, quần bò Levis, điện ảnh Hollywood, nhà hộp chọc trời…). Những yếu tố “quyền lực mềm” này đã lan tỏa trên thế giới, góp phần tạo dựng hình ảnh một nước Mỹ hùng cường, hiện đại, tiên tiến, và, cùng với các yếu tố của “quyền lực cứng”, góp phần củng cố, duy trì vị thế số một của Mỹ trong trật tự thế giới mà Mỹ đang tiếp tục chi phối. Tuy nhiên, Mỹ không phải lúc nào cũng thành công trong sử dụng “quyền lực mềm” cũng như trong việc kết hợp nó với “quyền lực cứng”. Tám năm cầm quyền của Tổng thống G. Bush với chính sách “diều hâu”, chủ yếu dựa vào “quyền lực cứng” để tiến hành chiến tranh và áp đặt, đã làm cho nước Mỹ suy yếu, giảm uy tín quốc tế, thậm chí còn làm dấy lên tình cảm chống Mỹ trong thế giới hồi giáo, quan hệ giữa Mỹ với một số nước, kể cả đồng minh, gặp khó khăn và rắc rối. Điều này cũng đồng nghĩa với “quyền lực mềm” của Mỹ bị suy giảm đáng kể. Nhận thức rõ thực tế đó, Tổng thống Barack Obama, ngay từ khi bước vào Nhà Trắng, đã thể hiện quyết tâm cải biến nhằm khôi phục lại sức mạnh, uy tín và vị thế của nước Mỹ. Ngay trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20/1/2009, Tổng thống Barack Obama đã nêu rõ chính sách của chính quyền mới là: “Nước Mỹ sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế”. Ông nhấn mạnh: "đối với thế giới Hồi giáo, chúng tôi tìm kiếm một cách thức mới hướng về phía trước, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau" và ông hứa hẹn "nước Mỹ sẽ tìm kiếm sự hợp tác và hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc".
Trong Chiến lược An ninh quốc gia công bố gần đây, Nhà Trắng nêu rõ ưu tiên sử dụng các biện pháp ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao đa phương để giải quyết các vấn đề về an ninh, kể cả đối với các cuộc chiến tranh ở Irak và Afghanistan hiện nay. Chiến lược này đã loại cuộc chiến chống khủng bố khỏi chương trình nghị sự và đặt mục tiêu phục hồi và thịnh vượng kinh tế là một ưu tiên hàng đầu. Chiến lược cũng khẳng định “bốn lợi ích quốc gia vĩnh viễn có sự liên kết chặt chẽ” của Mỹ là an ninh, thịnh vượng, giá trị và trật tự quốc tế. Điều này cho thấy chính quyền Obama quan tâm và chú trọng đặc biệt tới sử dụng và phát huy “quyền lực mềm” để bảo đảm an ninh quốc gia và thúc đẩy quan hệ đối ngoại.
Trong những quốc gia có sự cách biệt quyền lực cao, nhà quản trị có những quyết định độc tài và gia trưởng và thuộc cấp phải làm theo những điều họ bảo. Thường những quốc gia này có cấu trúc kinh doanh theo kiểu kiểm soát chặt chẽ và thiếu bình đẳng trong công việc. Cơ cấu tổ chức theo hướng cao (nhọn) và người quản trị chỉ có làm việc trực tiếp với một vài cấp. Ở những nước có khoảng cách quyền lực ở mức trung bình đến thấp, người ta coi trọng giá trị độc lập, nhà quản trị hỏi ý kiến các thuộc cấp trước khi quyết định và có sự bình đẳng hơn trong công việc. Cơ cấu tổ chức theo hướng phẳng và nhà quản trị trực tiếp giám sát nhiều thuộc cấp hơn so với những công ty có sự cách biệt quyền lực cao.
Lẫn tránh rủi ro ( Uncertainty Advoidance). Là khả năng con người cảm thấy sợ hãi bởi những tình huống rủi ro và cố gắng tạo ra những cơ sở và niềm tin nhằm tối thiểu hoặc lẫn tránh những điều không chắc chắn. Các nước có hướng lẫn tránh rủi ro cao thường cố gắng giảm rủi ro và phát triển những hệ thống và những phương pháp để giải quyết những vấn đề không rõ ràng Hofstede nhận thấy những quốc gia thuộc loại này như Hy Lạp, Uruguay, Guatemala, Bồ Đào Nha, Nhật và Hàn Quốc. Những nước ít quan tâm đến vấn đề này là Singapore, Thụy Điển, Anh, Mỹ và Canada.
Những nước có hướng lẫn tránh rủi ro thường khuôn mẫu hóa những hành động có tính tổ chức và phụ thuộc nhiều vào những qui định và luật lệ để đảm bảo rằng con người biết rõ họ phải làm gì. Những người này thường bị lo lắng và căng thẳng, họ rất chú trọng đến sự an toàn và những quyết định thường là kết quả của nhiều sự đồng ý. Những xã hội ít quan tâm đến việc lẫn tránh rủi ro thường ít rang buộc những hoạt động và khuyến khích người quản trị đối mặt với rủi ro. Những người nay ít bị căng thẳng và chấp nhận những bất đồng và chủ yếu dựa vào khả năng phán đoán và sự sáng tạo trong công việc.
Chủ nghĩa cá nhân ( individualism): là khuynh hướng con người chú trọng bản thân họ và những điều liên quan trực tiếp đến họ. Hướng này đối nghịch với chủ nghĩa tập thể, là khuynh hướng con người dựa vào nhóm để làm việc và trung thành với nhau. Hofstede nhận thấy các quốc gia có kinh tế phát triển có khuynh hướng chú trọng chủ nghĩa cá nhân hơn những nước nghèo.
Ví dụ: Mỹ, Anh, Hà Lan, Canada có tính chủ nghĩa cá nhân cao. Ngược lại, Ecuador, Guatemala, Pakistan, và Indonesia có tính chủ nghĩa cá nhân thấp. mặc dù Hofstede không đo lường những sự thay đổi của chủ nghĩa cá nhân cao hơn các nước châu á khác. Chủ nghĩa tập thể được coi trọng ở những quốc gia còn lại của thế giới cũng như việc nhật gia tăng chủ nghĩa cá nhân và xem là một năng lực chủ yếu trên vũ đài kinh tế thế giới.
Ví dụ: Chủ nghĩa cá nhân và lịch sử nước Mỹ: Vào thời kỳ hình thành nước Mỹ, nhiều công dân tại đây đã đến nước Mỹ do chạy trốn từ những áp bức tôn giáo hay nhà nước ở châu Âu và do vậy chịu ảnh hưởng của các tư tưởng bình đẳng bác ái mà sau này được diễn tả trong cuộc Cách mạng Pháp. Những ý tưởng như vậy cũng đã ảnh hưởng đến những Cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ (chủ nghĩa Jefferson) những người tin rằng nhà nước cần đảm bảo bảo vệ quyền cá nhân bằng bản thân hiến pháp; ý tưởng này đã dẫn đến việc thông qua Tu chính Hiến pháp về Quyền Công dân. Theo Ronald Scollon, "ý tưởng căn bản Mỹ của chủ nghĩa nghĩa cá nhân " có thể tóm tắt bằng hai mệnh đề: 1. Cá nhân là cơ sở của tất cả các thực tại và tất cả các xã hội. 2. Cá nhân được xác định bởi những gì không phải là anh ta hay chị ta". Giải thích mệnh đề thứ hai, ông nói chủ nghĩa cá nhân Mỹ nhấn mạnh rằng cá nhân là chủ thể không phụ thuộc vào bất kỳ một sự tài phán nào của pháp luật và là một chủ thể "không" phụ thuộc tiền lệ hay truyền thống.
Những nước coi trọng chủ nghĩa cá nhân mong muốn cá nhân tự phát triển hết khả năng, nhấn mạnh năng lực cá nhân và những thành tựu của họ. Sự đảm bảo tự do cá nhân và tài chính cá nhân được xem là có giá trị cao và con người được khuyến khích ra những quyết định cá nhân mà không tin vào sự ủng hộ của tập thể. Ngược lại, những nước không coi trọng chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định nhóm và sự kết hợp. Không ai muốn có được sự chú ý đặc biệt ngay cả khi làm tốt công việc. sự thành công có tính tập thể và sự ca ngợi cá nhân. Những quốc gia không coi trọng chủ nghĩa cá nhân nhấn mạnh của cải và sức mạnh là có từ sự kết hợp tập thể.
Sự cứng rắn ( masculinity): là loại giá trị thống trị xã hội bằng “ sự thành công, tiền bạc, và của cải” Hofstede đo lường khía cạnh này với khía cạnh trái ngược là sự mềm mỏng (femininity) là loại giá trị thống trị xã hội bằng “ sự nhân đạo và chất lượng cuộc sống”. Ông ta thấy rằng những nước có tính cứng rắn là nhật, úc, Venezuela, và Mexico. Những nước có tính cứng rắn thấp (hay có tính mềm mỏng cao) là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan. Mỹ được xem là ở mức trung bình đến cao tương tự những nước nói tiếng anh khác.
Những nước có tính cứng rắn cao đánh giá cao tầm quan trọng của thu nhập, sự thừa nhận, sự thăng tiến và sự thử thách. Sự thành đạt được xác định bằng của cải và sự nhận biết. Những nền văn hóa này thường có hướng ủng hộ những công ty có qui mô lớn và sự phát triển kinh tế được xem là rất quan trọng. Trong trường học trẻ em được khuyến khích trỏ thành những người quan trọng và những bé trai được khuyến khích nghĩ về những nghề nghiệp mà chúng có thể thành đạt. Điều này ít được chú trọng hơn cho bé gái bởi vì số phụ nữ giữ những công việc quan trọng chỉ giới hạn. Những nước ít cứng rắn hơn thì nhấn mạnh vào một môi trường làm việc than thiện, sự hợp tác và đảm bảo công việc. Sự thành đạt được xác định bởi sự hợp tác con người và môi trường sinh sống. Những nước này chú trọng đến nơi làm việc và công nhận được nhiều tự do hơn.
Sự kết hợp những khía cạnh này. Bốn khía cạnh được nêu trên đây ảnh hưởng đến nền văn hóa chung của xã hội và dẫn đến một môi trường thống nhất. Không có một nền văn hóa nào đồng nhất với nền văn hóa khác, tuy nhiên có những cái tương tự.
Mỹ có tính chủ nghĩa cá nhân cao và sự cách biệt ở mức trung bình. Nền văn hóa Mỹ được đặc trưng bởi ước muốn làm việc có tính cá nhân (chủ nghĩa cá nhân) và những cá nhân trong nhà cầm quyền không được kính nể. cần chú ý những nước nói tiếng anh khác cũng được định vị gần đó như Úc (AUL), Great Britain (GBR), và Canada (CAN).có một loạt các nước châu âu gồm Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Ireland. Có một vài nước Tây Âu gồm Ý, Bỉ, Pháp, Và Tây Ban Nha. Họ có nền văn hóa tương tự với những nước láng gieeng. Các nước Latin, Châu Á, những nước Đông Và Tây Phi, ả Rập có đặc trưng là có tính chủ nghĩa cá nhân ở mức trung bình đến thấp và sự cách biệt quyền lực ở mức trung bình đến cao. Có một sự quan tâm đặc biệt khi xem xét các nước phương đông, nhật rất giống mỹ. sự giống nhau này chỉ ra rằng kỹ thuật và sự giàu có có thể là nguyên nhân làm nền văn hóa thay đổi giống những nước có môi trường kinh tế/ kỹ thuật tương tự.
Nền văn hóa Mỹ khuyến khích sự lẫn tránh rủi ro và tính cứng rắn ở mức trung bình. Một lần nữa, những nước xung quanh mỹ là những nước nói tiếng anh có tôn giáo, lịch sử và sự phát triển kinh tế tương tự nhau và nói cùng ngôn ngữ. các nước Scandinavian trong khi Latin và những nước phương đông được đặc trưng bởi sự lẫn tránh cao và có những mức độ khác nhau về tính cứng rắn. Còn Nhật thì được đặc trưng bởi sự lẫn tránh cao và tính cứng rắn cao.
3.2. Các khuynh hướng và thái độ
Nghiên cứu và dựa trên bốn lĩnh vực văn hóa chính:
Tầm quan trọng của mục tiêu công việc
Sự hạn chế nhu cầu, sự thỏa mãn và hài lòng công việc
Sự thay đổi tổ chức quản lý
Vai trò công việc và sự hòa đồng.
Tám nhóm nước:
Nordic
Finland, Sweeden, Norway, Denmark
Germanic
Germany, Austria, Switzerland
Anglo
USA, Australia, UK, Canada, Ireland
Latin European
France, Belgium, Italy, Portugal, Spain
Latin
Argentina, Venezuela, Mexico, Chile, Peru, Colombia
Far Eastern
Philippine, Singapore, Taiwan, Vietnam, Malaysia, Hongkong, Thailand
Arab
Kuwait, Oman, Saudi Arabia
Near Eastern
Iran, Turkey, Greece
Independent
Brazil, Japan, India, Israel
Hình về xu hướng hình thành các nhóm quốc gia
Mỗi nước trong hình trên được đặt thành từng nhóm có những điểm tương tự về giá trị, thái độ, và niềm tin.Không phải mọi người đều đồng ý với những dữ liệu trong hình trên. Tuy nhiên, hình này cũng cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu kinh doanh quốc tế, và cũng hữu ích trong việc khám phá môi trường văn hóa quốc tế.sau cùng, một công ty đa quốc gia phải hiểu biết bản chất văn hóa của nơi họ sẽ tiến hành kinh doanh, điều này quan trọng đối với sự lựa chọn quản trị chiến lược công ty. Nói riêng, những MNC sẽ có lợi khi hiểu biết về tác dụng của văn hóa địa phương đến sự thực hành và quan điểm kinh doanh.
4. VĂN HÓA VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ( CULTURE AND STRATEGIC MANAGEMENT
4.1.Thái độ làm việc (Work Attitudes)
Mỗi người chúng ta đều nằm trong quỹ đạo công việc khác nhau. Cho dù làm việc ở lĩnh vực nào, ở đất nước nào chúng ta cũng cần phải làm việc với một tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành. Trong mỗi chúng ta, trừ một số ít có năng khiếu bẩm sinh thì số còn lại không khác nhau là mấy. Vậy điều gì đã thay đổi chúng ta, cái gì đã hoàn thiện chúng ta, đã phân định giữa chúng ta và những người khác trong thê giới này? Đó chính là thái độ.
Vậy thái độ là gì?
Theo tác giả John C. Maxwell thì “thái độ là cảm giác bên trong được thể hiện thông qua những hành vi bên ngoài. Nó được thể hiện qua các mặt của đời sống, nó là cọ vẽ của tâm hồn, là nhân tố quan trọng và sức lan tỏa lớn trong cuộc sống”.
Thái độ tiềm ẩn trong ý thức của chúng ta. Thái độ là năng lực, là những nguyện vọng, là những suy nghĩ và bao hàm cả những quan niệm đạo đức được thể hiện thông qua công việc hàng ngày.
Thông thường đa số các công việc đời thường ở khía cạnh tổng quát không thật sự gây khó khăn hay đòi hỏi trình độ cao siêu, bác học nhưng để cho kết quả tốt thì chúng đều cần đến thái độ nhiệt tình của người đảm nhận. Mặt khác, thái độ làm việc thể hiện được sự trải nghiệm các cơ hội để từ đó trưởng thành hơn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác.
Thái độ làm việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Đặc biệt ở một vị trí không đòi hỏi quá nhiều chất xám và ai ai cũng có thể đảm đương thì khi đó chỉ có thái độ làm việc tích cực mới giúp thể hiện được năng lực hơn người của bản thân.
Thái độ làm việc là một loại năng lực “vô hình” nhưng hiệu quả nhất phân biệt người này với những người khác trong cùng một hoạt động vì mục tiêu chung, tất nhiên là không thể loại trừ kiến thức, khả năng tiếp thu cũng như xử lý là yếu tố có tính chất nền tảng.
Thái độ làm việc rất quan trọng đối với các MNC bởi vì có thể ảnh hưởng đến số lượng của công việc đầu ra. Người Mỹ được giáo dục để tin vào đạo đức công việc, nhưng những chuẩn mực này không thống nhất ở Mỹ. Trước đây nhiều người trên thế giới tin rằng cần làm việc chăm chỉ và điều này thể hiện thái độ của họ. Ở nhiều nước phương Đông, sự tham dự công việc được xem như là trách nhiệm và mọi người phải lảm việc mỗi ngày. Một nhà nghiện cứu nhận xét về người Nhật thì 100% cho rằng tham gia làm việc là quan trọng và “dù là nam hay nữ, dù giữ vai trò nào hay loại nào đều phải tận tụy làm việc và phải chỉ ra điều đó”. Một thái độ làm việc khác trong các nước phương Đông là phải làm việc hết ngày, ngược với nhiều người Mỹ cho rằng nếu người ta hoàn tất công việc sớm thì họ được phép về nhà. Ở Nhật, nếu có vài người làm điều này, sẽ bị hiểu sai.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã tiến hành một cuộc khảo sát về thời gian làm việc mỗi ngày của dân cư các nước trên thế giới, tính cả những công việc làm công ăn lương và việc làm ngoài. Thời gian làm việc trung bình một ngày của người Mỹ: 8, 16 tiếng.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Mỹ chỉ xếp hạng thứ 9 trong các nước chăm chỉ nhất thế giới. Thời gian làm việc trung bình một ngày của người Nhật: 9 tiếng nên nước Nhật đứng thứ 2 trong danh sách này. Công dân Nhật vốn nổi tiếng là chăm chỉ. Ở Nhật sự cần mẫn thường phổ biến ở những nhân viên công ty muốn được thăng chức và những công ty của Nhật thì luôn đề cao sự trung thành và chăm chỉ.
Một khía cạnh quan trọng khác của thái độ làm việc là sự tận tụy với tổ chức. Nhật là dân tộc có tinh thần trách nhiệm cao trong tập thể, trong đời sống người Nhật tập thể đóng vai trò quan trọng, thành công hay thất bại trong mắt người Nhật đều là chuyện chung của cả tập thể bất kể anh làm ra sao, đều ảnh hưởng chung sự cay đắng, vinh quang mà tập thể mình đã đạt được. Tập thể ở đây có thể là công ty, trường học hay hội Đoàn. Thường gạt cái tôi trong công việc để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa của mình và các thành viện khác trong tập thể. Người Nhật luôn tìm tòi, cải tiến, đổi mới, không ngừng nâng cao, hoàn thiện công việc của mình, cải tiến từ những điều nhỏ nhất. Nhưng những nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nhân ở Mỹ rất tận tụy với công ty hầu như cao hơn Nhật và sự hài lòng với công việc của công nhân Mỹ cao hơn công nhân Nhật.
Mỹ
Nhật
Sự tận tụy với tổ chức
(1= rất đồng ý, 5= rất không đồng ý)
Vui lòng làm việc chăm chỉ hơn là sự cần phải ra lệnh để công ty thành công
3,91
3,44
Sẵn lòng làm bất cứ việc gì để tiếp tục làm việc tại công ty
3,12
3,07
Nhận thức sự tương đương giữa giá trị cá nhân và những giá trị khác cùa công ty
3,15
2,68
Tự hào làm việc cho công ty
3,7
3,51
Sẵn lòng từ chối một công việc khác có thu nhập cao hơn để ở lại công ty
2,71
2,68
Cảm thấy trung thành với công ty
3,45
3,4
Sự hài lòng với công việc
Nhìn chung có hài lòng với công việc. (0= không có, 4= rất)
2,95
2,12
Vui lòng tiến cử công việc này cho một người bạn (0= không, 2= có)
1,52
0,91
Sẵn lòng nhận lại việc này lần nữa nếu phải bắt đầu lại (0= không, 2= có)
1,61
0,84
Công việc có đúng tiêu chuẩn như mong đợi lúc đầu (0= không giống mong muốn, 2= hoàn toàn như mong muốn)
1,2
0,43
Bảng: Sự tận tụy với tổ chức và sự hài lòng với công việc của công nhân Mỹ và Nhật
Cả người Nhật và Mỹ đều ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. Cuộc nghiên cứu này liên quan đến 8.300 công nhân của cả hai nước và những thông tin chi tiết và rộng nhất từ những công nhân còn làm việc hiện nay.
Sự nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng công việc quan trọng với nhiều người. Thái độ làm việc thể hiện chí hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của người đó với cuộc sống, mục tiêu làm việc là gì?
Trong cuộc nghiên cứu của hãng Loudhouse mang tên “Công việc đang làm, nghiên cứu những người đi kiếm việc”, được tiến hành bằng cách bỏ phiếu và điều tra hơn 1.000 người làm về Công nghệ thông tin tại Anh đã chỉ ra rằng 48% số người được hỏi vừa tìm kiếm công việc hoặc đăng ký với các công ty tuyển dụng trong vòng 12 tháng qua. 68% cho là họ sẽ tiếp tục làm công việc hiện nay trong 12 tháng nữa. Những người làm về Công nghệ thông tin là những người hiểu biết về lĩnh vực công việc mà họ đang tìm kiếm và dự kiến sẽ tìm những công ty có thể đưa ra được những điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, tiền không phải là yếu tố nhất thiết ưu tiên hàng đầu cho công việc mà họ đang tìm.
Những nhân tố hàng đầu đang hấp dẫn những người tìm việc này đến các công ty mới hoặc giữ một vai trò mới với công việc nhiều thách thức và thú vị (89%).
Mục tiêu làm việc
Bỉ
Anh
Đức
Israel
Nhật
Hà lan
Mỹ
Cơ hội để hiểu biết
5.8*
5.55
4.97
5.83
6.26
5.38
6.16
7**
8
9
5
7
9
5
Mối liên hệ cá nhân
6.34
6.33
6.43
6.67
6.39
7.19
6.08
5
4
4
2
6
3
7
Cơ hội thăng tiến
4.49
4.27
4.48
5.29
3.33
3.31
5.08
10
11
10
8
11
11
10
Thời gian làm việc thuận lợi
4.71
6.11
5.71
5.53
5.46
5.59
5.25
9
5
6
7
8
8
9
Sự sinh động
5.96
5.62
5.71
4.89
5.05
6.86
6.10
6
7
6
11
9
4
6
Công việc thú vị
8.25
8.02
7.26
6.75
6.38
7.59
7.41
1
1
3
1
2
2
1
Sự đảm bảo công việc
6.8
7.12
7.57
5.22
6.71
5.68
6.30
3
3
2
10
4
7
3
Sự phù hợp giữa người và việc
5.77
5.63
6.09
5.61
7.83
6.17
6.19
8
6
5
6
1
6
4
Lương
7.13
7.8
7.73
6.60
6.65
5.27
6.82
2
2
1
3
5
5
2
Điều kiện làm việc
4.19
4.87
4.39
5.28
4.18
5.03
4.84
11
9
11
9
10
10
11
Sự tự do cá nhân
6.65
4.69
5.66
6.00
6.89
7.61
5.79
4
10
8
4
3
1
8
Bảng: Phân loại và đánh giá mục tiêu làm việc của bảy nước
Lưu ý: * Dòng đầu chỉ sự xếp hạng trung bình, từ 1 đến 10
** Dòng thứ 2 chỉ sự đánh giá mục tiêu làm việc trong từng nước, với 1 là quan trọng nhất, 11 là ít quan trọng.
Với một sự phân tích sâu bảng này đưa ra công việc thú vị, lương trung bình là mục tiêu quan trọng nhất. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu cũng thấy rằng mục tiêu này cũng mang tính quốc tế và kể cả quy mô tổ chức khác nhau, nam và nữ, kể cả mọi lứa tuổi. Mọi người đều muốn công việc thú vị.
Harpaz khi phê phán sự nghiên cứu này đã chú ý rằng những khám phá chủ yếu mang nhiều tính thực hành. Ví dụ sự nhấn mạnh rằng công việc thú vị hướng sự chú ý đến những đòi hỏi công việc có ý nghĩa và có tính thách thức => nhân viên sẽ cố gắng nhiều hơn. Điều này đã dẫn Harpaz đến kết luận rằng:” Công việc kích thích sự quan tâm chủ yếu liên quan đến những khía cạnh diễn cảm của công việc ( công việc thú vị, tự do cá nhân, sự thăng tiến ), không nhất thiết vì nhiều phần thưởng vật chất, nhưng những phần thưởng này thường kết hợp với những công việc kích thích sự quan tâm”.
Ngày nay, việc tạo ra động lực khuyến khích nhân viên làm việc đang trở thành một vấn đề quan trọng của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. Những tiêu chuẩn và phương pháp cơ bản lâu nay là bảy phương pháp sau:
Tích cực tạo ra những cơ hội đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên
Tạo ra sự liên kết hiệu quả giữa tiền thưởng với kết quả công việc
Thiết lập rõ ràng các yêu cầu về công việc
Tạo cho nhân viên cơ hội được thể hiện và tận dụng hết khả năng và năng lực của họ
Trao gửi niềm tin đối với nhân viên của bạn
Giúp cho nhân viên tin tưởng rằng họ là những người luôn luôn chiến thắng
Hãy giúp nhân viên của bạn nhận ra một điều: cảm giác được làm việc quan trọng và hữu ích hơn rất nhiều so với cảm giác chỉ đơn thuần là có một công việc để làm
4.2. Sự ham muốn thành đạt (Acheivement Motivation)
Một yếu tố văn hóa thứ hai liên quan gần gũi đến thái độ làm việc là sự ham muốn thành đạt. Cách nào hướng đến sự thành đạt của con người ở các nước trên thế giới?
Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Những người làm việc mà công việc có rất ít cơ hội thoả mãn đầy đủ quyền tầng thứ 4 và tầng thứ 5 thì họ mất đi một phần niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, để có kết quả làm việc hiệu quả thì người quản lí phải có những chính sách để nhân viên có thể thành đạt trong công việc.
Sau hết, yêu cầu sự thành đạt đòi hỏi phải có sự hiểu biết, được quyết định bởi nền văn hóa thống trị.
Ở Trung Quốc vào cuối những năm 70, những nhà nghiên cứu thấy sự thành đạt được quan tâm một ít. Trong những xã hội thành đạt cao, những mục tiêu công việc như sự tự do cá nhân, sự thách thức, sự thăng tiến, thu nhập được đánh giá cao trong khi những yêu cầu về sự kết hợp, sự an toàn được xếp vào cuối bảng.
Tiêu chuẩn
Trung Quốc
Hong Kong
Đài Loan
Singapore
Thực hiện sự đóng góp
671
Liên kết với đồng sự
635
579
571
624
Sự tự do cá nhân
603
512
480
532
Huấn luyện
583
596
657
611
Thách thức
515
548
548
571
Mối liên hệ công việc với nhà quản trị
483
522
524
551
Thu nhập
454
567
442
552
Sự đảm bảo
450
452
506
437
Sự nhận biết
446
487
487
442
Quyền lợi
439
323
363
439
Điều kiện vật chất thuận lợi
n/a
477
438
362
Thăng tiến
364
640
630
593
Thời gian cho những hoạt động
345
307
372
348
Bảng: Những tiêu chuẩn được quan tâm về mục đích làm việc ở bốn nước
Bảng trên cung cấp những tiêu chuẩn về mục tiêu công việc của những nhà quản trị bốn nước phương đông là Hong Kong, Taiwan, và Singapore là những khu vực chính yếu của hoạt động kinh tế và môi trường khuyến khích sự thàng đạt cao, trong khi Trung Quốc vẫn chống đối ý tưởng này vào cuối những năm 70. Công nhân ở Trung Quốc cho điểm thấp các yếu tố thách thức, thăng tiến, và thu nhập là những mục tiêu quan trọng cho những người thành đạt. Công nhân Trung Quốc chỉ đánh giá cao sự tự do cá nhân. Trái với những người thành đạt cao sẽ không cho điểm cao mục tiêu kết hợp hay an toàn như sự bảo vệ, tiện ích, điều kiện làm việc, thời gian cho những hoạt động khác, những công nhân Trung Quốc cho những yếu tố này là quan trọng. Dĩ nhiên vào cuối thập kỷ Trung Quốc đã có những thay đổi về chính sách, khuyến khích thương mại và có nền kinh tế phát triển đều đặn. Kết quả là những thông tin ở bảng trên đã cho thấy những công nhân Trung Quốc cũng đã có cách nhìn gần giống với những đối tác ở các nước khác hơn trước.
4.3 Hiện tại và tương lai
Yếu tố văn hóa được nói đến ở đây là quan niệm về thời gian. Thời gian là yếu tố văn hóa thứ ba ảnh hưởng tới một MNC.
Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa riêng và quan điểm thời gian khác nhau.
Vd: người Châu Âu, Mỹ Latin, Nam Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ, còn ở Châu Phi và một số nước Châu Á họ không rò bó về thời gian, sự trễ nảy được cho là chấp nhận được.
Người Nhật nổi tiếng về việc sử dụng thời gian, một khi họ quyết định kế hoạch hành động thường hoàn thành vượt thời gian, và điều này trái với nhiều nền văn hóa phương tây.
Vì vậy trong những công ty mà việc thực hiện kế hoạch có tính ép buộc thì vận dụng nền văn hóa phương đông là thích hợp.
Yếu tố có sự tác động rất lớn đến quan điểm và ra quyết định của các MNC. Và nó cũng tác động trực tiếp tới tiến trình công việc của công ty.
Những MNC của Mỹ cũng thấy rằng những công ty ở phương đông, đặc biệt những công ty của Nhật có tầm hoạt động rộng trong những kế hoạch và không mong đợi sinh lợi nhanh chóng từ sự đầu tư của họ. những công ty này sẵn lòng chấp nhận đầu tư hiện tại và chờ đợi 5-10 năm để nhận lợi nhuận tương xứng. Điều này hấp dẫn những công ty Mỹ đang tìm nhà đầu tư. Ví dụ Walt Disney được tăng 1 tỉ USd từ những nhà đầu tư Nhật trong 5 năm trước. Những nhà đầu tư trở thành cổ đông (limited parters) trong xưởng phim của Disney và sẽ được chia lợi nhuận trong tương lai. sự sắp xếp như vậy là có lợi cho cả hai bên. Disney có thể sử dụng vốn lãi suất không đổi để làm phim. Những nhà đầu tư sẽ có thu nhập trong tương lai nếu các phim này thành công như hầu hết các phim của Disney trước đây và sẽ mang lại khoản lợi hậu hĩ.
4.4 Đào tạo về văn hóa
Nhiều công ty đa quốc gia sử dụng nhiều thông tin quốc tế để huấn luyện cho nhân viên được phân công làm ở nước ngoài. Có sáu loại huấn luyện được sử dụng cho những nhóm chức năng khác nhau trong các tổ chức nước ngoài. Bảng cũng chỉ ra tỉ lệ phần trăm các công ty sử dụng một trong sáu chương trình:
Chương trình huấn luyện
Loại công việc
CFO
Quản trị theo chức năng
Người săn tìm
Nhân viên quản lý
N
M
CA
N
M
CA
N
M
CA
N
M
CA
Kh/quát môi trường
52
57
67
54
52
57
44
34
Kh/hướng văn hóa
42
52
14
41
52
14
31
33
Hấp thụ văn hóa
10
21
14
10
17
14
7
10
Luyện ngôn ngữ
57
72
52
59
72
57
36
41
Luyện nhạy cảm
3
3
0
1
3
0
1
3
Kinh nghiệm
6
28
14
6
24
10
4
3
Khái quát về môi trường: thiết kế để cung cấp thong tin vè khí hậu, địa lý, trường học, nhà cửa.
Chương trình về các hướng văn hóa: giúp nhân viên làm quen với các tình huống văn hóa và hệ thống giá trị của các nước.
Chương trình hấp thụ văn hóa (Cultureal Assimilators): được thiết kế đặc biệt để hiểu biết các phương hướng văn hóa bằng cách làm quen với những cá nhân tiêu biểu cho những ý niệm, thái độ, thói quen, giá trị và cảm xúc của nền văn hóa khác nhau.
Đây là một hường huấn luyện khá phổ biến trong những năm gần đây, được thiết kế để hiểu toàn bộ vấn đề bằng cách làm quen với người sử dụng trong những nền văn hóa của quốc gia hay khu vực.
Nội dung này bao gồm một chuỗi những minh họa trong đó người sử dụng được hỏi về cách họ phản ứng trong một tình huống đặt ra và được hỏi để giải thích hành vi của nhân vật trong câu chuyện. các người này được xem ba hoặc bốn giải pháp hoặc câu trả lời khác nhau và được đề nghị một câu đúng. Mỗi sự lựa chọn có một cách giải thích hoặc thảo luận với những người khác bất kể sự lực chọn là đúng hay sai. Khi hoàn tất chương trình khoảng 50-100 tình huống, nhận viên sẽ đạt mức độ cao về khả năng thấu văn hóa của xã hội đó. Một lợi ích khác của việc huấn luyện này là có thể sử dụng được nhiều lần.
Mặc dù chi phí phát triển chương trình này có thể cao nhưng sẽ giảm dần vì có thể sử dụng lại nhiều lần.
Luyện ngôn ngữ: gồm những lý thuyết cơ bản về cách cơ bản về cách nói chuyện để giúp cho nhân viên biết cách chào buổi sáng, gọi thức ăn, yêu cầu thủ tục tài chính, nói chuyện điện thoại,…. Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia. Thậm chí đôi khi ngôn ngữ là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của một quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp, thống nhất dân tộc, pháp luật, quản lí Nhà nước, chính trị và v.v. Tại các nước tiên tiến như Anh, Mĩ và Nhật Bản, vấn đề ngôn ngữ thượng được hoàn tất trước so với các vấn đề khác để hỗ trợ cho quá trình phát triển quốc gia.
Trước đây, vấn đề ngôn ngữ được gắn với phẩm giá của quốc gia và dân tộc. Nhưng tình hình thế giới thay đổi đã đặt ngôn ngữ ở vị trí cao và quan trọng hơn trong một quốc gia. Rõ ràng là công cuộc công nghiệp hóa đất nước đã nâng cao vai trò của ngôn ngữ như là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế và nâng cao thanh thế của quốc gia trên trường quốc tế. Ngôn ngữ có chức năng rất rộng, nhưng chủ yếu vẫn là chức năng công cụ giao tiếp và chức năng xúc tác cho phát triển quốc gia.
Trước khi ngôn ngữ có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong công nghiệp hóa, nó cần phải chứng minh khả năng của mình trên lĩnh vực giáo dục. Nền giáo dục hoàn hảo phải sử dụng ngôn ngữ trung gian tốt, có khả năng truyền đạt lại kiến thức ở bậc tiểu học, trung học, đại học và quốc tế. Một điển hình mà chúng ta có thể tham khảo là khả năng của Nhật Bản xây dựng một nước công nghiệp được thế giới kính nể là do vai trò ngôn ngữ của Nhật Bản có thể được sử dụng một cách rộng rãi trên lĩnh vực giáo dục, rồi sau đó mở ra con đường rộng lớn cho phát triển công nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ trong giáo dục là một bước cơ bản cho công nghiệp hóa trong một quốc gia.
Chúng ta biết rằng phát triển công nghiệp của một nước sẽ không thành công nếu xã hội của nó không sẵn sàng tiếp nhận đổi mới. Và đổi mới sẽ không giúp đỡ được cho công nghiệp hóa chừng nào xã hội chưa sẵn sàng về tâm lí và vật chất. Một trong những điều kiện mà con người phải chuẩn bị là ngôn ngữ trong lĩnh vực công nghiệp, nghĩa là ngôn ngữ kĩ thuật.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ, mà chủ yếu là ngôn ngữ kĩ thuật, trở thành điều kiện mấu chốt trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bởi vì chuyển giao công nghệ cần có lực lượng chuyên gia địa phương thạo ngôn ngữ của nước chuyển giao công nghệ. Nếu không, có sự chuyển giao đó sẽ xảy ra một cách chậm chạp và phải sử dụng chuyên gia nước ngoài. Một ví dụ là Malaysia đã từng đề nghị Nhật Bản giúp đỡ tích cực hơn nữa trong việc chuyển giao kĩ thuật cao để Malaysia tiếp thu được một cách nhanh chóng. Điều đó xảy ra là do Malaysia thiếu chuyển giao địa phương giỏi tiếng Nhật và phụ thuộc nhiều hơn vào chuyên gia Nhật trong việc đưa công nghệ đó vào nền văn hóa địa phương.
Sự nghiên cứu chỉ ra rằng đây là loại huấn luyện hữu ích nhất. Sự hiểu biết ngôn ngữ có thể giúp nhân viên nước ngoài tự thích nghi với văn hóa và thâm nhập tốt hơn vào địa phương. Hiểu ngôn ngữ cũng là cách tuyệt vời để hiểu biết cách thức và lý do con người trong nền văn hóa đó cư xử.
Huấn luyện nhạy cảm: huấn luyện giúp con người nhận thức về cách họ hoạt động hiệu quả hơn người khác: cách giải quyết vấn đề, xử lý tình huống…
Chương trình kinh nghiệm: thực hiện việc gửi nhân viên đến các nước đã phân công để trải qua những cảm xúc về việc sống và làm việc nơi đó.
5. Tóm lược
Những điểm chính:
Văn hóa là kiến thức cần thiết mà mọi người sử dụng để diễn giải kinh nghiệm và sắc thái xã hội. có 2 vấn đề chính mà văn hóa tạo ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế: hiểu về văn hóa của các quốc gia và học cách làm thế nào để chấp nhận chúng.
Có 1 số yếu tố văn hóa chính yếu. những yếu tố này, làm việc có trước có sau, có thể phức tạp, môi trường đa chiều theo đó những người bên ngoài có thể gặp khó khăn để hiểu như thế nào và tại sao con người lại hành động như vậy. một vài yếu tố chính bao gồm cả ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, tập quán…
Trong khi một vài yếu tố văn hóa giúp giải thích sự khác nhau giữa con người, trong những năm gần đây những nhà nghiên cứu thử phát triển bức tranh về văn hóa giữa những nhóm người dựa trên sự khác nhau này. Một cách mà nhóm này thực hiện là sử dụng thước đo văn hóa: khoảng cách quyền lực, tránh bất ổn, chủ nghĩa cá nhân và sự cứng rắn. Một cách khác là phân tích gía trị công việc và thái độ trong các quốc gia. MNCs đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của văn hóa quốc gia và địa lý vào hoạt động kinh doanh quốc tế của họ. Đặc biệt, họ quan tâm đến cách thức mà theo thái độ làm việc, khuyến khích, và quan tâm của xã hội về thời gian sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sự thực hiện của từng đơn vị. Họ cũng quan tâm đến những bước thực hiện để đảm bảo rằng công ty của họ có thể tiếp cận với nền văn hóa khác có hiệu quả. Huấn luyện văn hóa xuyên quốc gia chứng tỏ rất hữu hiệu để thực hiện điều này, đặc biệt huấn luyện về ngôn ngữ và sử dung6 đồng hóa ngôn ngữ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn hóa quốc tế.docx