Thực tế có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến dầu dừa như:
Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có diện tích đất trồng dừa đa loại, vì dừa cho
giá trị kinh tế cao từ tất cả thành phần cây dừa và quả dừa đều có thể sử dụng
được. Đặc biệt là cơm dừa khô sản xuất dầu dừa.
63 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6103 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định hàm lượng dầu và protein của một số giống dừa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
của cây dừa trong nền kinh tế, trong ý hướng muốn có tích lũy phải gia tăng phát
triển trồng cây công nghiệp dài ngày, mà trong đó cây dừa được quan tâm đến
nhiều, nên các tỉnh đang phát triển mạnh ngành trồng dừa, bằng cách gia tăng diện
tích trồng và đầu tư khoa học kĩ thuật cải tiến năng suất các vườn dừa hiện có (Võ
Tòng Xuân, 1984).
1.3. Giá trị kinh tế và sử dụng của dừa
Theo Võ Tòng Xuân (1984) dừa là cây công nghiệp có hiểu quả kinh tế cao nhờ
tính đa dụng của nó mỗi bộ phận của cây dừa đều có ích cho con người dưới hình
thức này hay hình thức khác. Trong đó cơm dừa là nguồn cung cấp dầu nhiều nhất
trong các loại cây có dầu, từ 65-70 % dầu, trong lúc đó đậu phụng cho 44 % dầu,
đậu nành cho từ 16-18% dầu. Dầu dừa đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường
dầu thực vật của thế giới. Cơm dừa ngoài việc sử dụng trong công nghiệp ép dầu
còn là nguồn thực phẩm quý giá cung cấp chất béo cho người. Phần lớn ở các nước
trồng dừa trên thế giới hơn 50% sản lượng dừa sản xuất được dùng như là thực
phẩm, phần còn lại mới dùng cho xuất khẩu.
Theo Trần Văn Hâu và ctv, 2005 dầu dừa là sản phẩm quan trọng nhất của
dừa, dầu trong cơm dừa nhiều nhất là phần ở gần gáo dừa. Dầu dừa trích từ cơm
dừa dùng để nấu ăn, làm dầu xức tóc, nước sơn, dầu chạy máy, xà phòng... Dầu dừa
chiếm khoảng 20% dầu thực vật được sử dụng trên thế giới.
Ngoài cơm dừa ra thì các thành phần còn lại như thân dừa, trái dừa, xơ dừa,
gáo dừa được sử dụng rộng rãi theo từng mục đích sử dụng: thân dừa làm gỗ dùng
để cất nhà cửa, bọng cống, lá dừa dùng để đốt thay củi dẻ; trái là sản phẩm chính
8
của cây dừa, phần xơ ngoài của trái được đánh tơi lấy sợi dùng làm nệm giường,
nệm xe, hay đan dệt thành thảm xơ dừa là những món hàng xuất khẩu có giá trị; gáo
dừa cũng là một sản phẩm có giá trị khác được dùng để đốt thay củi rất tốt, vì nhiệt
lượng cao hay trong công nghiệp chế biến thành than dừa hầm, than hoạt tính hay
bột gáo dừa là những mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu thị trường thế giới khá lớn.
1.4. Thành phần hóa học chính của cơm dừa
Hàm lượng dầu trong cơm dừa dao động trong khoảng từ 65-74%, tùy thuộc
vào giống và môi trường canh tác (Ohler, 1984 được trích bởi Trần Văn Hâu và ctv,
2005). Trong dầu dừa có các thành phần acid béo: acid chiếm hàm lượng cao nhất
trong dầu dừa là acid béo no như acid lauric, myristic, palmictic và một số acid béo
không no.
Bảng 1.5. Thành phần acid béo của dầu dừa (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Tên các acid béo Thành phần (%)
Acid lauric 48
Acid myristic 17
Acid palmitic 8
Acid capric 7
Acid oleic 5
Acid stearic 4
Acid linolenic 2,5
Acid caproic 0,5
9
Bảng 1.6. Bảng thành phần hóa học chính của cơm dừa non, cơm dừa già (100g)
(Theo cuốn “thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam”,1995 được trích từ nguồn
Đỗ Huy Bích, 2004).
Thành phần Cơm dừa non Cơm dừa già
Protein toàn phần 3,5 g 4,8 g
Lipid 1,7 g 3,6 g
Glucid 2,6 g 6,2 g
Celulose 3,5 g 4,2 g
Vitamin B1 0,04 mg 0,1 mg
Vitamin B2 0,03 mg 0,01 mg
Vitamin PP 0,8 mg 0,2 mg
1.5.1. Tổng quan về chất béo (lipid)
Chất béo (lipid) là loại phân tử sinh học có đặc tính không tan (tan rất kém)
trong nước và tan tốt trong dung môi hữu cơ không phân cực. Chất béo là thành
phần quan trọng các màng sinh học, đồng thời là nguồn nguyên liệu dự trữ cung cấp
năng lượng dự trữ cho sinh vật. Khi oxy hóa 1g chất béo giải phóng ra một năng
lượng gấp đôi (37KJ) so với oxy hóa 1g carbohydrate (17KJ). Ngày nay một số loại
chất béo còn được sử dụng để làm nhiên liệu (biofuel) dạng biodiese.
Lipid được chia thành các nhóm chủ yếu: các acid béo, triacylglycerol,
glycerophospholipid, sphingolipid, sáp, terpene và steroid (Phạm Phước Nhẫn,
2009).
1.5.1.1. Acid béo
Acid béo là một hợp chất bao gồm một mạch hydrocacbon (đuôi) và một
nhóm carboxyl (đầu). Các acid béo trong tự nhiên thường có số carbon chẵn, phổ
biến nhất là các acid béo có số nguyên tử carbon trong phân tử từ 14 đến 24. Ở
động vật và thực vật acid béo thường có số nguyên tử carbon từ 16-18. Acid béo có
thể là no (không có nối đôi) hay không no (có một hay nhiều nối đôi trong phân tử)
(Phạm Phước Nhẫn, 2009).
10
Bảng 1.7. Các acid béo phổ biến thường gặp trong tự nhiên: (Phạm Phước Nhẫn,
2009):
10 Tên thông
thường
Tên theo IUPAC Ký
hiệu
Cấu trúc phân tử
Các acid béo no
12 Lauric Dodecanoic acid 12:0 CH3-(CH2)10COOH
14 Myristic Tetradecanoic acid 14:0 CH3-(CH2)12COOH
16 Palmitic Hexadecanoic acid 16:0 CH3-(CH2)14COOH
18 Stearic Octadecanoic acid 18:0 CH3-(CH2)16COOH
20 Arachidic Eicosanoic acid 20:0 CH3-(CH2)18COOH
22 Behenic Docosanoic acid 22:0 CH3-(CH2)20COOH
24 Lignoceric Tetracosanoic acid 24:0 CH3-(CH2)24COOH
Các acid béo không no (tất cả nối đôi đều có dạng đồng phân cis)
16 9-hexadecenoic Palmitoleic acid 16:1 CH3-(CH2)5CH=CH-
(CH2)7COOH
18 9-octadecenoic Oleic acid 18:1 CH3-(CH2)7-CH=CH-
(CH2)7COOH
18 9,12
octadecadienoic
Linoleic acid 18:2 CH3-(CH2)4CH=CH-CH2-
CH=CH-(CH2)7- COOH
18 α-Linolenic acid 9,12,15-
Octaddecatrienoic
acid
18:3 CH3-CH2-(CH=CH-CH-
2)3(CH2)6COOH
20 Arachidonic acid 5,8,11,14-
Eicosatetraenoic
acid
20:4 CH3-(CH2)4(CH=CH-CH-
2)4(CH2)2COOH
24 Nervonic 15-Tetracosenoic 24:1 CH3-(CH2)7CH=CH(CH2)13
Dựa vào bản chất và hỗn hợp acid béo mà có thể phân loại dầu mỡ của
động, thực vật theo các nhóm sau (Chu Phạm Ngọc Sơn, 1983):
- Nhóm acid lauric: gồm có dầu dừa, dầu cọ (lấy từ nhân). Acid béo chiếm
tỷ lệ quan trọng thuộc loại dây cacbon ngắn và bão hòa.
11
- Nhóm bơ thực vật: đó là các chất béo từ sữa động vật, thành phần acid
béo chủ yếu là oleic, palmitic và stearic
- Nhóm mỡ động vật: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ cừu các acid béo chủ yếu gồm
acid 16C và 18C. Mỡ động vật dưới nước như mỡ cá voi và các loại khác có acid
béo chưa trên 20C
- Nhóm acid oleic và linoleic: đây là nhóm dầu thực vật quan trọng nhất
gồm nhiều loại dầu như dầu phộng, dầu mè, dầu bắp, dầu ôliu… Acid béo chiếm tỷ
lệ quan trọng là acid oleic và linoleic, tỷ lệ acid no dưới 20%.
- Nhóm acid linolenic: đây là nhóm dầu đậu nành, dầu lanh, dầu cao su.
Acid béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic
Đa số các chất dầu thực vật là chứa nhiều các acid béo chưa no, cho nên ở
nhiệt độ thường chúng là những chất lỏng. Một vài chất dầu thực vật chứa nhiều
acid béo no nên ở nhiệt độ thuờng chúng là những chất gần đặc (Trần Ích, 1978).
12
Bảng 1.8. Bảng so sánh acid béo của một số loại động, thực vật điển hình (David
G.Lygre, chương Lipid, trang 428 ).
Dầu động, thực vật
khảo sát
Thành phần % các acid béo
Ký hiệu acid (Hình 1.7) 12:0 14:0 16:0 18:0 16:1 18:1 18:2 18:3 Khác
Bơ 2 11 29 9 5 27 4 13
Mỡ bò 6 27 14 50 2 1
Mỡ lợn 1 28 12 3 47 6 3
Con người 3 24 8 5 47 10 3
Cá voi 9 16 3 14 35 23
Cá trích 7 13 5 21 54
Dừa 45 18 10 2 8 17
Cây bắp 1 10 3 2 50 34
Hạt lanh 6 3 19 24 47 1
Ôliu 7 2 84 5 2
Đậu phụng 8 3 56 26 7
Hạt hướng dương 6 2 25 66 1
Đậu tương 10 2 29 51 7 1
Mầm lúa mì 16 28 52 4
1.5.3. Triacylglycerol
Còn được gọi là triglyceride là dạng chất béo được tạo ra từ liên kết ester
giữa glycerol và các acid béo. Triacylglycerol có phổ biến ở dầu thực vật và mỡ
động vật. Tính lỏng hay nhiệt độ nóng chảy của triacylglycerol do thành phần các
acid béo liên kết với glycerol quyết định. Nó còn có chức năng là lớp cách nhiệt
hiệu quả cho các loài động vật (Phạm Phước Nhẫn, 2005).
1.5.4. Glycerophospholipid
Có cấu trúc tương tự như triacylglycerol nhưng liên kết ester ở vị trí thứ 3
trên glycerol được thay thế bằng gốc phosphate. Gốc phosphate có thể liên kết ester
13
với nhiều hợp chất khác nhau. Điển hình liên kết với nhóm amine tạo nên được chất
phosphatidylcholine (lecithin) chất này có nhiều trong lòng đỏ trứng ứng dụng
nhiều trong chế biến chocolate, margarine, mỹ phẩm hay dược phẩm…
1.5.5. Sphingolipid, sáp, terpenes, steroid (Phạm Phước Nhẫn, 2009).
Sphingolipid: là thành phần chất béo phổ biến trong màng tế bào. Điển hình
là sphingosine và ceramide. Vì chứa nhiều phosphate nên có vai trò quan trọng
trong mô thần kinh của động vật.
Sáp: là những ester của alcohol có mạch carbon dài và acid béo. Sáp có vai
trò hạn chế sự bốc thoát nước qua bề mặt lá ở thực vật và qua da ở động vật, tác
dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, có nhiều ứng dụng trong thực
tế như đèn cầy, sơn bóng, y dược và mỹ phẩm.
Terpenes: là một nhóm chất béo được tạo nên từ sự kết hợp của 2 hay nhiều
phân tử 2- methyl-1,3-butadien. Mỗi hợp chất có chứa đơn vị khác nhau sẽ có
những vai trò quan trọng khác nhau.
Steroid: là nhóm chức có hoạt tính sinh lý quan trọng như cholesterol là tiền
chất của các kích thích tố (hormon sinh dục nam, nữ)…
1.5.6. Một số chỉ số có liên quan đến chất béo
Chỉ số xà phòng: là số mg KOH dùng để trung hòa hết các acid béo tự do và
kết hợp khi xà phòng hóa 1 g chất béo.
Chỉ số iod: là số g I2 kết hợp với 100 g chất béo. Iod kết hợp vào các vị trí
nối đôi của các acid béo không no có trong chất béo.
Chỉ số acid: là số mg KOH dùng để trung hòa hết các acid béo tự do có trong
1 g chất béo.
Chỉ số ester: là số mg KOH cần để trung hòa các acid béo liên kết với
glycerol được giải phóng ra khi xà phòng hóa 1 g chất béo.
1.5.7. Protein
Protein là một trong những thành phần quan trọng nhất của động vật và thực
vật. Trong quá trình hoạt động của vi sinh vật, dưới tác động của các điều kiện bên
ngoài, protein sẽ chuyển từ dạng này sang dạng khác, làm biến đổi cấu trúc và cả
14
thành phần của nó. Protein chứa các acid amin cần thiết cho dinh dưỡng cơ thể của
con người (Đồng Thị Thanh Thu, 1991).
Cấu trúc protein:
Theo Phạm Phước Nhẫn (2005) khi nghiên cứu cấu trúc của protein người ta
phân protein thành 4 dạng cấu trúc: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Cấu trúc bậc 1 là
trình tự sắp xếp của các acid amin trong chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc 2 là tương
tác không gian giữa acid amin gần nhau trong chuỗi polypeptide nhờ liên kết hydro
được tạo thành giữa các acid amin. Cấu trúc bậc 3 là tương tác giữa các acid amin
nhưng là acid amin cách xa nhau trong chuỗi polypeptide, trong đó cầu disulfide đã
làm cho mạch polypedtide bị xoắn lại. Cấu trúc bậc 4 là sự kết hợp của 2 hay nhiều
chuỗi polypeptide hình cầu.
Chức năng của protein:
Theo Trịnh Lê Hùng, 2005 protein là thành phần không thể thiếu trong tất cả
sinh vật nhưng lại có tính đặc thù cao cho từng loài, từng cá thể của từng một loài,
từng cơ quan, mô của cùng một cá thể. Protein có những chức năng sau:
- Là chất xúc tác cho phản ứng sinh học có tên chung là enzyme. Bản chất
của các enzyme là protein. Đây được xem là chức năng quan trọng nhất của protein,
hiện nay có khoảng 3500 enzyme.
- Là phương tiện vận tải chuyên chở các chất trong cơ thể.
- Nhiều protein trực tiếp tham gia trong quá trình chuyển động như co cơ,
chuyển vị trí của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, di động của tinh trùng…
- Bảo vệ: đó là kháng thể trong máu, chúng có khả năng nhận biết, “bắt”
những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và loại trừ chúng ra khỏi cơ thể.
- Điều hòa quá trình thông tin di truyền, điều hòa quá trình trao đổi chất. Đó
là các hoocmon, chất hoạt hóa, chất kìm hãm, chất tiếp nhận.
- Truyền xung thần kinh: một số protein có vai trò trung gian cho phản ứng
trả lời của tế bào thần kinh đối với các kích thích đặc hiệu.
- Cấu trúc: tạo tế bào, vỏ virut, lông tóc, da, móng, các protein này thường có
dạng sợi như scleriotin có trong lớp vỏ ngoài cùng của côn trùng; fibroin của tơ
tằm, tơ nhện, collagen, elastin của mô liên kết, mô xương.
15
- Dự trữ: là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp các amino acid cho phôi
phát triển.
16
CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện thí nghiệm
2.1.1. Địa điểm và thời gian
Quá trình tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu tại phòng thí nghiệm Sinh
Hóa, Bộ Môn Sinh Lý - Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2009.
2.1.2. Nguyên liệu
Bốn giống dừa: dừa Ta xanh, dừa Dâu xanh, dừa Xiêm đỏ, dừa Lửa đỏ được
thu hoạch tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Các giống dừa này
được trồng từ năm 1986.
2.1.3. Các hóa chất dùng trong thí nghiệm
- Xác định hàm lượng dầu tổng số:
+ Diethyl ether được dùng để phân tích hàm lượng dầu tổng số
+ Chất vaselin dùng để bôi nơi tiếp xúc thiết bị
- Chỉ số iod:
+ Dung dịch ICl 0,2M (pha trong cồn)
+ KI 10%
+ Hồ tinh bột 1%
+ Chloroform
+ Dung dịch Na2S2O3 0,1N dùng chuẩn độ
- Chỉ số acid:
+ KOH 0,01N trong alcol
+ Alcol tuyệt đối
+ diethyl ether.
+ Chất chỉ thị phenolphthalein
- Xác định protein thô
17
+ Dung dịch NaOH 20%
+ Dung dịch H2SO4 0,1N
+ Dung dịch acid boric 2%
+ Dung dịch H2SO4 đậm đặc
+ Dung dịch bromoncresol green và methyl đỏ trong alcol
+ Chất xúc tác K2SO4 : CuSO4 : Se (100 : 10 : 1)
2.1.4. Các thiết bị dùng trong thí nghiệm
- Máy Soxhlet dùng để ly trích dầu tổng số từ mẫu dừa.
- Máy cất đạm bán tự động Gerhardt.
- Hệ thống vô cơ hóa Gerhardt dùng công phá mẫu.
- Tủ sấy.
- Máy cô quay loại bỏ dung môi diethyl ether.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp lấy mẫu:
Cơm dừa được xay nhuyễn rồi cân 30g đem sấy khô đến khối lượng không
đổi ở khoảng 65oC.
Phương pháp thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên ba lần lặp lại, kết quả được tính toán
bằng Excel, thống kê và phân tích bằng chương trình MSTAT - C để so sánh trung
bình các nghiệm thức.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Sấy khô cơm dừa xay đến khối lượng không đổi rồi xác định độ ẩm của 4
giống dừa: dừa Ta xanh, dừa Dâu xanh, dừa Xiêm đỏ, dừa Lửa đỏ ở thời điểm thu
hoạch.
Sau đó tiến hành xác định hàm lượng dầu thô, chỉ số iod, chỉ số acid của 4
giống dừa trên. Bã dừa sau khi trích đem sấy đến khối lượng không đổi rồi xác định
lượng đạm tổng số của bã dừa.
Khảo sát sự biến động tích lũy dầu và chất lượng dầu theo thời gian của dầu
dừa Dâu xanh.
18
2.3. Thí nghiệm xác định ẩm độ mẫu của 4 giống dừa
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên 3 lần lặp lại.
Nguyên tắc:
Dùng nhiệt độ làm bay hơi nước trong mẫu được đem sấy, cân khối lượng
mẫu cho đến lúc không đổi. Tính toán phần trăm lượng nước có trong mẫu.
Chuẩn bị:
- Máy xay cơm dừa
- Bình hút ẩm
- Tủ sấy
- Cân điện tử
- Cốc dùng sấy
- Kẹp lấy mẫu
Tiến hành:
Sấy ở 105oC đến khối lượng cốc không đổi (mc). Sau đó, lấy cơm dừa của
từng giống dừa (đã ký hiệu) đem xay khô đều, nhuyễn, riêng biệt bằng máy xay
nguyên liệu. Cân nguyên liệu sau nghiền cho vào cốc dùng để sấy (ghi khối lượng).
Sấy ở 65oC cho đến khi khối lượng 3 lần cân không đổi và thu số liệu (ms).
Tính toán:
o
cso
m
mmm
X
100))((
Trong đó:
- X: Độ ẩm mẫu (%)
- mo: Khối lượng mẫu và cốc cân ban đầu (g)
- ms: Khối lượng mẫu và cốc sau sấy (g)
- mc: Khối lượng không đổi của cốc (g).
2.4. Xác định hàm lượng dầu thô của 4 giống dừa
Mục đích: xác định hàm lượng dầu thô của 4 giống theo phương pháp
Soxhlet (Nguyễn Minh Chơn và ctv, 2005) và so sánh nghiệm thức.
Nguyên tắc:
19
Dựa trên khả năng hòa tan của lipid trong dung môi hữu cơ không phân cực,
dùng dung môi hữu cơ để trích lipid ra khỏi nguyên liệu đã được xay nhỏ. Trong
quá trình trích, các hợp chất tan được trong chất béo như các sắc tố, các vitamin tan
trong chất béo, sáp, phosphatid… cũng bị tách ra khỏi nguyên liệu. Do có lẫn các
tạp chất nên lipid trích được gọi là lipid thô hay lipid tổng số. Dùng phương pháp
gián tiếp xác định hàm lượng dầu.
Đặc điểm dung môi: diethyl ether là chất bay hơi mạnh, có nhiệt độ sôi thấp
(34o - 36oC).
Dụng cụ:
- Máy Soxhlet
- Ống đong 500 ml
- Tủ sấy
- Beaker
- Cân điện tử
- Bình hút ẩm
Hoá chất:
- Diethyl ether: 250 ml
Tiến hành:
- Tiến hành sấy những bình cầu trong bộ Soxhlet cho đến khối lượng không
đổi cân và ghi khối lượng
- Mỗi loại giống sau khi sấy lấy 3 mẫu, mỗi mẫu 4g đánh số thứ tự như sau:
giống 1: 1A, 1B, 1C, các mẫu sau tương tự. Gói thật kỹ giấy lọc chứa mẫu sau đó
cân lại (cả mẫu và giấy lọc) và cho vào bình hút ẩm.
- Gói mẫu thật kỹ cho 3 mẫu của một giống vào trụ chiết sau đó cho 250ml
dung môi diethyl ether vào mỗi trụ chiết.
- Kiểm tra kỹ sự bốc hơi và hoàn lưu của dung môi trong quá trình chiết, tốc
độ ngưng trung bình 90 - 110 giọt/phút.
- Chiết thời gian 12-14h, cần kiểm tra quá trình chiết kết thúc: dùng ống hút
1 ít mẫu trong trụ đựng mẫu nhỏ lên mặt kính, để bay hơi nếu trên bề mặt không
còn vết dầu xem như quá trình trích hoàn thành.
20
- Lấy từng bình cầu ra đem cô quay chân không ở nhiệt độ phòng để loại bỏ
dung môi.
- Lấy mẫu đem vào tủ hút cho bay hơi hết dung môi, sấy khô ở 60o - 70oC
đến khối lượng không đổi cho 3 lần cân.
Tính toán :
a
100b)(a
Y
Trong đó:
- Y: Hàm lượng dầu thô (%)
- a: Khối lượng túi mẫu trước khi trích (g)
- b: Khối lượng túi mẫu sau khi trích và sấy khô (g)
2.5. Xác định chỉ số iod của dầu trích từ 4 giống dừa
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Nguyên tắc:
Trong những điều kiện thí nghiệm xác định những nối đôi -CH=CH- cho
phản ứng cộng với halogen chứ không cho phản ứng thế. Cho một lượng thừa ICl
(iodine monochloride) tác dụng với chất béo cần phân tích trong bóng tối để phản
ứng cộng xảy ra hoàn toàn. Lượng iod đã phản ứng được xác định dựa vào phản
ứng chuẩn độ lượng iod giải phóng ra (sau khi thêm KI) bằng dung dịch Na2S2O3
chuẩn với hồ tinh bột làm chỉ thị.
Như vậy chỉ số iod xác định tổng quát các acid béo không no trong chất béo.
Các phương trình phản ứng được trình bày như sau:
C C + ICl C C
H H
HH
Cl I
ICl + KI = KCl + I2
2 Na2S2O3 + I2 = 2 NaI + Na2S4O6
Dụng cụ:
21
- Cân điện tử
- Pipet 10 ml
- Buret chuẩn độ 10 ml
- Bình tam giác 250 ml
- Bình nước cất
- Ống hút dầu
- Đồng hồ bấm giờ
Hóa chất:
- Dung dịch ICl 0,2M (pha trong cồn)
- Chloroform
- KI 10%
- Hồ tinh bột 1%
- Dung dịch Na2S2O3 0,1N
Tiến hành:
Cân khoảng 0,2g dầu dừa thu được từ mỗi giống cho vào bình tam giác. Lấy
3 bình tam giác khác cho 0,2 ml H2O cất vào mỗi bình dùng để làm đối chứng.
Thêm vào mỗi bình 10 ml chloroform, tiếp tục cho thêm 5 ml dung dịch ICl 0,2M.
Lắc đều từng bình, để yên trong bóng tối 1h. Sau đó thêm vào mỗi bình tam giác 50
ml nước cất, thêm 2 ml dung dịch KI 10% (w/v) và định lượng bằng dung dịch
Na2S2O3 0,1N đến khi có màu vàng rơm thì cho 1-2 giọt hồ tinh bột vào nếu thấy có
màu xanh đen xuất hiện thì chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1N tiếp cho đến mất màu.
Tính toán:
1 ml Na2S2O3 0,1N tương ứng 0,01269g I2
m
b)(a1000,01269
Ci
Trong đó:
- Ci: chỉ số iod (g iod/100g)
- a: số ml Na2S2O3 0,1N dùng chuẩn độ bình thử không
- b: số ml Na2S2O3 0,1N dùng chuẩn độ bình thí nghiệm chứa dầu
22
- m: lượng dầu dùng thí nghiệm (g)
- 100: để tính trong 100 gam chất béo.
2.6. Xác định chỉ số acid của dầu trích từ 4 giống dừa
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Nguyên tắc:
Dùng KOH 0,01N trong alcol để trung hòa acid béo tự do có trong chất béo
với phenolphtalein làm chất chỉ thị màu. Phản ứng xảy ra như sau:
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
Dụng cụ:
- Bình tam giác 100 ml
- Cân điện tử
- Buret chuẩn độ 10 ml
- Pipet 10 ml
- Beaker 50ml
- Bình nước cất
Hóa chất:
- KOH 0,01N trong alcol
- Alcol tuyệt đối
- Ether ethylic
- Chất chỉ thị phenolphtalein
Tiến hành:
Dùng 1 bình tam giác 100 ml cho vào 5 ml alcol tuyệt đối và 5 ml ether (theo
tỷ lệ 1:1) cho thêm vào bình này 2 - 3 giọt phenolphtalein và dùng KOH 0,01N
trong alcol để trung hòa hỗn hợp đến khi xuất hiện màu hồng lợt. Sau đó thêm vào
hỗn hợp vừa trung hòa khoảng 0,2g dầu thì hỗn hợp không màu. Đem hỗn hợp này
trung hòa bằng KOH 0,01N trong alcol cho đến khi có màu hồng bền vững sau 30
giây.
Tính toán:
23
1 mL KOH 0,01N tương ứng với 0,56mg KOH
Chỉ số acid được tính theo công thức sau:
m
a
C a
56,0
Trong đó:
- Ca: chỉ số acid (mgKOH/g chất béo)
- a: thể tích KOH 0,01N đã dùng để trung hòa hỗn hợp có dầu (ml)
- m: khối lượng dầu làm thí nghiệm (g).
2.7. Xác định hàm lượng protein của bã dừa sau khi trích
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Theo phương pháp Kjeldahl (Nguyễn Minh Chơn và ctv, 2005).
Nguyên tắc:
Khi đun sôi mẫu vật có chứa nitrogen (đạm) trong H2SO4 đậm đặc với sự
hiện diện của chất xúc tác thích hợp thì tất cả các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa còn
NH3 được giải phóng ra liên kết với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4.
Có thể xác định lượng đạm này khi cho tác dụng với NaOH 20%, chúng sẽ
được lôi cuốn bằng hơi nước và được cất qua bình hứng có chứa dung dịch acid
boric và hỗn hợp thuốc thử.
(NH4)2SO4 + 2 NaOH = 2 NH3 + Na2SO4 + 2 H2O
2 NH4OH + 4 H3BO3 = (NH4)2B4O7 + 7 H2O
Hàm lượng amoni tetraborate tạo thành được chuẩn độ bằng dung dịch
H2SO4 0,1N theo phản ứng sau:
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5 H2O = (NH4)2SO4 + 4 H3BO3
Dụng cụ:
- Máy cất đạm bán tự động Gerhardt
- Hệ thống vô cơ hóa Gerhardt
Hợp chất chứa N
H2SO4 đđ
K2SO4, CuSO4, Se, t
o
(NH4)2SO4
24
- Ống Kjeldahl: 6
- Bình tam giác: 12
- Pipet 10 ml: 1
- Pipet 20 ml: 1
- Bình định mức 100 ml: 2
- Buret chuẩn độ 10 ml: 1 bộ
- Beaker 50 ml: 2
Hóa chất
- Dung dịch NaOH 20%
- Dung dịch H2SO4 0,1N
- Dung dịch acid Boric 2%: 1 lít
- Dung dịch H2SO4 đậm đặc: 1 chai 500 ml
- Chất chỉ thị dung dịch Bromoncresol green và methyl đỏ trong alcol
- Chất xúc tác K2SO4 : CuSO4 : Se (100 : 10 : 1)
Tiến hành:
Vô cơ hóa
Cân 1g mẫu cho vào ống Kjeldahl, thêm 15 ml H2SO4 đđ, để rút ngắn thời
gian vô cơ hóa cần thêm vào bình 0,5g chất xúc tác. Sau đó đem đun sôi trong máy
vô cơ hóa Gerhardt đã được nối với hệ thống hấp thu khí độc cho đến khi dung dịch
trong ống nghiệm có màu xanh hoàn toàn. Mỗi lần vô cơ hóa mẫu cần thực hiện 3
ống mẫu thật và 3 ống đối chứng. Làm tương tự đối với các giống còn lại nhưng
không cần đối chứng.
Lôi cuốn đạm
Sau khi vô cơ hóa mẫu kết thúc, mẫu được đem pha với nước cất cho đến
vạch định mức 100 ml, hút 10 ml đem lôi cuốn đạm trong máy lôi cuốn đạm. Lặp
lại quá trình cho các mẫu còn lại.
Cho 20 ml acid boric 2% vào bình tam giác, thêm vài giọt thuốc thử, lắp vào
vị trí hứng mẫu trên máy.
Định phân:
25
Lấy bình tam giác ra khỏi máy sau khi đã trán nước cất để lấy mẫu bám trên
ống. Định phân bằng dung dịch H2SO4 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu
xanh lá sang màu hồng nhạt. Đọc thể tích trên buret.
Tính toán:
Hàm lượng nitơ tổng số:
m
b)(a101000,0014
%N
Trong đó:
- a: thể tích H2SO4 0,1N dùng chuẩn độ mẫu thật (ml)
- b: thể tích H2SO4 0,1N dùng chuẩn độ mẫu đối chứng (ml)
- 0,0014: số g N tương đương với 1 ml H2SO4 0,1N
- 10: hệ số pha loãng
- m: khối lượng mẫu đem phân tích (g)
2.8. Khảo sát sự biến động tích lũy dầu và chất lượng dầu theo thời gian của
dừa Dâu xanh.
Tất cả các thí nghiệm để khảo sát sự biến động được làm tương tự như
phương pháp thí nghiệm và phương pháp phân tích trên.
26
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hàm lượng dầu của 4 giống dừa tại thời điểm thu hoạch
Dầu dừa thu được từ phòng thí nghiệm của các giống dừa: Ta xanh, Dâu
xanh, Lửa đỏ, Xiêm đỏ
Bảng 3.1 là kết quả thu được để đánh giá giống dừa cho công tác tuyển chọn
giống trồng sản xuất và lai tạo để được giống có năng suất cao hơn
Bảng 3.1. Độ ẩm và hàm lượng dầu thô của 4 giống dừa
Giống Độ ẩm trung bình (%)
Hàm lượng dầu
(% trọng lượng khô)
Dừa Ta xanh 67,35 44,50
Dừa Dâu xanh 48,08 44,42
Dừa Xiêm đỏ 44,26 43,14
Dừa Lửa đỏ 42,76 43,46
F ns
CV (%) 3,94
Ghi chú: ns = khác biệt không có ý nghĩa
Kết quả thống kê bảng 3.1 cho thấy hàm lượng dầu của 4 giống dừa khảo sát tại thời
điểm thu hoạch không khác biệt. Hàm lượng dầu dao động thấp từ 43,14% đến
44,5%. Nhưng xét về thành phần vỏ và cơm dừa trên trọng lượng trái cho thấy rằng
27
dừa Ta chiếm tỷ lệ vỏ ít (?), cơm dày (?),…Vì thế mà ta nên chọn dừa Ta xanh vừa
có hàm lượng dầu cao
Trong đó dừa chiếm hàm lượng dầu cao là dừa Ta xanh 44,5%, dừa Dâu xanh cũng
khá cao 44,42%.
Tuy khác giống dừa nhưng chất lượng dầu đạt được ở mỗi giống gần như nhau, kết
quả này cho thấy các giống dừa trên cần được tuyển chọn để trồng sản xuất và chọn
giống có hàm lượng dầu cao để lai tạo cải thiện giống dừa tốt đạt năng suất cao hơn
như nhóm dừa cao: dừa Ta, dừa Dâu; nhóm dừa lùn : dừa Xiêm.
28
3.2. Đánh giá chỉ số iod và chỉ số acid của 4 giống dừa
Để đánh giá chất lượng dầu của một loại dầu thực vật người ta thường dùng các
chỉ số có liên quan đến chất béo như: chỉ số iod đặc trưng cho số lượng các acid béo
không no trong thành phần của chất béo; chỉ số acid phản ánh mức độ tươi của chất
béo. Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng dầu dừa được trình bày bảng 3.2
Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số iod và chỉ số acid của 4 giống dừa tại thời điểm thu
hoạch
Giống Chỉ số iod (g iod/100 g) Chỉ số acid (mg KOH/g)
Dừa Ta xanh 6,80 c 3,75 a
Dừa Dâu xanh 9,78 a 3,78 a
Dừa Xiêm đỏ 8,20 b 2,42 c
Dừa Lửa đỏ 8,28 b 2,89 b
F ** **
CV 7,95 4,05
Ghi chú: ** = có khác biệt ý nghĩa ở mức 1%
Kết quả thống kê bảng 3.2 cho thấy chỉ số iod của dầu trích từ 4 giống dừa có
khác biệt ý nghĩ thống kê ở mức 1%. Chỉ số iod dao động từ 6,80 đến 9,78 (g
iod/100 g). Trong đó chỉ số iod của dầu trích từ giống dừa Dâu xanh cao nhất chiếm
9,78(g iod/100 g), dầu Dừa Ta xanh có chỉ số iod thấp nhất là 6,8 (g iod/100g), chỉ
số iod của dầu trích từ hai giống còn lại không khác biệt ở mức trung bình.
Phân tích từ bảng 3.2 cho thấy chỉ số iod của dầu trích từ các giống dừa khảo
sát phù hợp với chỉ tiêu iod của dừa 6-11(g iod/100 g), chỉ số iod của dầu dừa thấp
hơn chỉ số iod dầu cọ 50-55( g iod/100 g), …(Gunstone et al, 1994).
Theo Chu Phạm Ngọc Sơn (1983) thì dựa vào chỉ số iod dầu dừa thuộc loại
dầu không khô vì chỉ số iod thấp dưới 95 (g iod/100 g) giống các loại dầu phộng,
dầu cọ, dầu ôliu.. Loại dầu này không được sử dụng trong công nghiệp sơn, vécni
mà chúng được dùng trong ngành thực phẩm và công nghiệp chất tẩy giặt.
29
Kết quả thống kê bảng 3.2, chỉ số acid của dầu trích từ 4 giống dừa có khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1 %. Dầu trích từ giống dừa Xiêm đỏ có chỉ số acid thấp
nhất là 2,42 (mg KOH/ g), dầu có chỉ số acid cao là dầu được trích từ dừa Dâu xanh
chiếm 3,78 (mg KOH/ g). Từ đó kết luận, hàm lượng acid béo tự do trong dầu trích
từ dừa Xiêm đỏ thấp hơn so với các giống còn lại.
Chỉ số acid của dầu trích từ 4 giống dừa khảo sát phù hợp với chỉ tiêu acid
của dừa 2,5 - 10 (mg KOH/ g), chỉ số acid của dầu dừa thấp hơn dầu cám 30 - 40
(mg KOH/ g), dầu cọ (thịt) 10 (mg KOH/g) (Chu Phạm Ngọc Sơn, 1983).
Trong quá trình thực hiện đề tài do dầu được bảo quản trong điều kiện chưa
tốt nên hàm lượng acid tự do tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu, dầu dừa cũng
là một loại dầu dễ bị oxy hóa. Vì vậy, trong quá trình sản xuất thực tế cần phải bảo
quản dầu trong điều kiện hợp lí để đảm bảo sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa. Do đó, trong quá trình sản xuất thực tế cần chú ý đến quy trình bảo
quản nguyên liệu, sản phẩm để chất lượng hàng hóa làm ra đạt tiêu chuẩn, chất
lượng theo qui định.
3.3. Hàm lượng protein tổng số của 4 giống dừa
Sau quá trình ly trích dầu, hàm lượng dầu thu được có giá trị kinh tế cao,
ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu
trong công nghiệp hoá học để chế biến ra nhiều mặt hàng phục vụ đời sống con
người… Ngoài ra, bã dầu dừa thu được có hàm lượng protein tương đối cao có
thể phục vụ cho ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón…
Theo Trần Văn Hâu và ctv (2005) bã dầu sau khi trích được dùng làm thức ăn
cho gà. Trộn 20% bột cá và 5% bánh dầu là tỉ lệ tốt nhất cho sự sinh trưởng của
gà. Bã dầu nghèo chất béo, hàm lượng đạm trung bình. Bã dầu đôi khi còn được
dùng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Kết quả khảo sát về hàm lượng protein tổng số của bã dầu dừa sau khi trích
dầu được thống kê ở bảng 3.3
30
Bảng 3.3 Hàm lượng protein tổng số của 4 giống dừa
Giống Hàm lượng protein (%/ trọng lượng khô)
Dừa Ta xanh 16,62 c
Dừa Dâu xanh 20,17 a
Dừa Xiêm đỏ 20,22 a
Dừa Lửa đỏ 18,48 b
F **
CV 2,13
Ghi chú: ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Kết quả thống kê ở bảng 3.3 cho thấy hàm lượng protein tổng số trên bã
dừa sau quá trình trích dầu của các giống dừa có khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 1%. Hàm lượng protein tổng số trên bã biến động từ 16,62% đến 20,22%.
Trong đó hàm lượng protein cao nhất là dừa Xiêm đỏ chiếm 20,22% kế đến là
dừa Dâu xanh cũng khá cao 20,17%.
Theo Võ Tòng Xuân (1984), bã dừa sau khi trích dầu thường chứa khoảng
19,5% protein nên là một thức ăn cho gia súc khá tốt
Với kết quả hàm lượng protein tổng số thu được từ bã dừa sau khi ly trích
dầu thì giống dừa Xiêm đỏ và dừa Dâu xanh có thể là giống tốt phù hợp để chọn
trồng và sản xuất phục vụ cho ngành chế biến thức ăn, phân bón…Vì lượng đạm
tương đối cao so với các giống khác.
31
3.4. Hàm lượng dầu của dừa Dâu xanh tại thời điểm thu hoạch và 2, 4
tháng trước khi thu hoạch
Công việc thu hoạch dừa đơn giản nhưng để biết thời điểm nào thu hoạch dừa.
(Theo Patel trang 21, ?)lượng cơm dừa hình thành như sau: tháng thứ 8: 31,2%
cơm dừa của tháng 12, tháng thứ 9: 55,7%, tháng thứ 10: 77,7% , tháng thứ 11:
94,1% , tháng thứ 12:100%
Kết quả đánh giá sự tích lũy dầu theo thời gian được thể hiện qua đồ thị (hình
3.1)
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng dầu theo thời gian
Ghi chú: TTTH = tháng trước thu hoạch
Kết quả thống kê được biểu diễn trên đồ thị hình 3.1 cho thấy hàm lượng dầu có
khác biệt ý nghĩa ở mức 1%. Hàm lượng dầu biến động theo từng thời gian thu
hoạch. Ở thời điểm 4 tháng trước khi thu hoạch có hàm lượng dầu thu được thấp
nhất là 34,16 %, hàm lượng dầu có tăng nhẹ vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch
45,4a
38,9 b
34,16 b
30
35
40
45
50
2 TTTH 4 TTTH TH
Sự tích lũy dầu theo thời gian
H
àm
l
ư
ợ
n
g
d
ầu
(%
)
32
chiếm 38,90 %. Đến tại thời điểm thu hoạch (dừa khô) thì hàm lượng dầu tăng lên
rõ rệt khác biệt với 2,4 tháng trước khi thu hoạch là 45,40 %.
Kết quả khảo sát động thái về sự tích lũy dầu theo thời gian cho kết luận hợp lý
về thời điểm tốt nhất để thu hoạch dừa có hàm lượng dầu cao là 12 tháng sau khi trổ
hoa (dừa khô).
Thông thường vào thời điểm 7 - 8 tháng tuổi là lúc dừa được thu hoạch để uống
nước. Ở những nơi mà chế biến xơ dừa phát triển, cần có sợi có phẩm chất tốt thì
nên hái dừa ở tháng thứ 10 hay tháng 11, dù rằng lượng cơm dừa và dầu có giảm,
song phẩm chất của xơ dừa sẽ bù lại. Muốn thu hoạch dừa để lấy dầu thì thích hợp
vào tháng 12 trở đi là tốt (dừa khô), lượng cơm dừa và dầu cao nhất vào thời điểm
này (Võ Tòng Xuân, 1984).
3.5. Đánh giá chỉ số iod và chỉ số acid của dầu dừa Dâu xanh theo thời gian
3.5.1 Đánh giá chỉ số iod
Đánh giá chất lượng dầu trích được từ dừa Dâu xanh theo thời gian
9,47 c
12,29 b
15,11a
5
10
15
20
2 TTTH 4 TTTH TH
Sự tích lũy dầu theo thời gian
C
h
ỉ
số
i
o
d
(
g
i
o
d
/1
0
0
g
)
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn biến động chỉ số iod của dầu dừa
33
Kết quả thống kê được biểu diễn trên đồ thị hình 3.2 cho thấy chỉ số iod của
dầu tríchdừa có khác biệt về mặt ý nghĩa 1%. Chỉ số iod biến động giảm dần
theo thời gian thu hoạch. Thời điểm 4 tháng trước khi thu hoạch chỉ số iod cao
nhất 15,11( g iod/100 g), vào 4 tháng trước khi thu hoạch thì chỉ số giảm còn
12,29 ( g iod/100g). Chỉ số iod đạt chỉ tiêu iod của dừa là 9,46 (g iod/100g) vào
thời điểm thu hoạch. Vậy kết quả cho thấy cơm dừa càng già thì chất lượng dầu
thu được chứa ít acid béo không no vì thế lượng iod gắn vào vị trí nối đôi của
các acid này thấp dần, cơm dừa trước thời điểm thu hoạch thì dầu thu được chứa
nhiều acid béo không no dẫn đến chỉ số iod cao điều này làm chất lượng dầu
không đạt chất lượng tốt.
18,26 c
16,86 b
14,56a
10
15
20
2 TTTH 4 TTTH TH
Sự tích lũy dầu theo thời gian
H
à
m
l
ư
ợ
n
g
p
ro
te
in
t
ổ
n
g
s
ố
(
%
)
34
Kết quả phân tích biểu diễn trên đồ thị hình 3.3 cho thấy chỉ số acid
không có khác biệt ý nghĩa 1% nhưng có khác biệt về mặt chữ số, chỉ số acid
của dầu dừa giảm dần theo thời gian thu hoạch. Chỉ số acid thấp nhất vào thời
điểm thu hoạch chiếm 3,41 (mgKOH/g) kế đến vào thời điểm 2 tháng trước thu
hoạch chỉ số acid tăng dần 3,97( mgKOH/g), chỉ số acid cao nhất là vào thời
điểm thu hoạch 6,49 (mgKOH/g). Vậy vào thời điểm dừa 4 tháng trước khi thu
hoạch thì dầu dừa chứa các acid béo tự do nhiều vì thế cần lượng KOH trung
hòa cao, theo thời gian thì dầu dừa thu được từ cơm dừa trưởng thành có acid
béo tự do thấp dần nên lượng KOH cần trung hòa thấp.
3.6. Hàm lượng ptotein tổng số của bã dầu sau khi trích của dừa Dâu xanh theo
thời gian
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn biến động chỉ số acid của dầu dừa theo thời gian
Kết quả phân tích biểu diễn trên đồ thị hình 3.6 cho thấy hàm lượng protein
tổng số có khác biệ ý nghĩa 1%, hàm lượng protein biến thiên từ 14,56% đến
18,26%. Hàm lượng protein tổng số cao nhất vào thời điểm thu hoạch chiếm
18,26%, thấp nhất vào thời điểm 4 tháng trước thu hoạch lúc này hàm lưọng protein
chiếm 14,56%, vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch thì hàm lượng protein chiếm
16,86%. Kết quả cho thấy rằng bã dừa sau khi trích có hàm lượng protein phù hợp
với biến động của hàm lượng dầu được khảo sát, vào thời điểm thu hoạch thì dừa có
hàm lượng dầu cao cũng có nghĩa là bã dừa sau khi trích sẽ có hàm lượng protein
cao hơn so với dừa thu hoạch trước thời điểm thu hoạch.
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn biến động hàm lượng đạm tổng số của bã dầu dừa sau khi trích
35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả phân tích thu được của 4 giống dừa ngay thời điểm thu
hoạch (dừa khô). Các giống dừa khảo sát đều có hàm lượng dầu cao tương đối như
nhau nhưng muốn tạo được giống tốt thì nên tuyển chọn giống dừa Ta, dừa Dâu lai
tạo với các giống khác để đạt được dầu cao cũng như chất lượng dầu tốt.
36
Giống dừa Xiêm đỏ và dừa Dâu xanh cho hàm lượng protein tổng số cao
trong bã dầu sau khi trích.
Ở thời điểm trước thu hoạch thì dầu chứa nhiều acid béo không no do đó
chỉ số iod của dừa cao hơn dầu thu được ngay thời điểm thu hoạch.Chỉ số acid sẽ ít
acid béo tự do hơn nếu dầu thu được khi dừa đúng thời gian thu hoạch. Khảo sát sự
biến động về sự tích lũy dầu và chất lượng dầu theo thời gian có ý nghĩa cho nhà
công nghiệp để chọn thời điểm thích hợp mà thu hoạch dừa đúng theo mục đích sử
dụng.
KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu kỹ về giá trị dinh dưỡng của dầu dừa, vấn đề sử dụng dầu
dừa có ảnh hưởng đến sức khỏe con người đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận.
Nhiều ý kiến cho rằng sử dụng dầu dừa sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch của người
vì có liên quan đến việc làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu do chứa nhiều
lauric, myristic và palmitic acid.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Phước Nhẫn, 2005. Giáo trình bài giảng Sinh Hóa. Đại Học Cần Thơ – Khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.
Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Thu Thủy. 2005. Thực
tập Hoá sinh học. Đại học Cần Thơ – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng.
37
Đồng Thị Thanh Thu, 2001. Giáo trình Sinh hoá cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Ích, 1978. Giáo trình Hóa sinh học. Nhà xuất bản Giáo Dục.
Võ Tòng Xuân, 1984. Đất và cây trồng tập II. Tài liệu kĩ thuật Nông Ngiệp Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Chu Phạm Ngọc Sơn, 1983. Dầu mỡ trong sản xuất và đời sống. Nhà xuất bản
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trần Văn Hâu, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, 2005. Giá trình Cây Đa Niên.
Đại Học Cần Thơ.
Đỗ Huy Bích, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I. Nhà xuất
bản Khoa học và Kĩ thuật.
Trần Ngọc Thạnh, 2008. Luận văn đại học: “xác định hàm lượng dầu và protein
thô từ hột của 12 giống đậu nành”. Đại Học Cần Thơ.
Tiếng Anh
Gunstone, F.D.JL. Harwood, and F.B. Fadley, 1994. The Lipid Hanbook, .2nd
edn.,Chapman & Hall, London.
David G.Lygre, chương Lipid, trang 428????
38
Frank D. Gunstone Osney Mead, Oxford;Boca Raton: Blackwell Publishing;CRC
PRESS, 2002. Vegetable oils in food technology.
Trang web
www.khoahoc.com.vn
www.chemvn.net
www.vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%ABa
www.baomoi.com/Tag/d%E1%BA%A7u-d%E1%BB%ABa.epi
www.fao.org
PHỤ LỤC
Phục lục 1. Bảng số liệu tí nghiệm và bảng ANOVA của các chỉ tiêu so sánh
của 4 giống dừa : dừa Ta xanh, dừa Dâu xanh, dừa Lửa đỏ, dừa Xiêm đỏ ở
thời điểm thu hoạch.
1. Hàm lượng dầu
Bảng 1.1. Độ ẩm và hàm lượng dầu
Giống Độ ẩm trung
bình(%)
Hàm lượng dầu (%/khối lượng khô)
Lần1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Dừa Ta xanh 67,35 45,61 44,76 43,12 44,5a
Dừa Dâu xanh 48,08 44,13 45,50 43,63 44,42a
Dừa Xiêm đỏ 44,26 39,77 4,572 43,93 43,14a
Dừa Lửa đỏ 42,76 43,05 43,67 43,67 43,46a
F ns
CV 3,94
Bảng 1.2. Bảng ANOVA hàm lượng dầu thô của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 3 4,179 1,393 0,465 0,00
Sai số 8 23,972 2,997
Tổng cộng 11 28,152
CV = 3,94%
2. Chỉ số acid
Bảng 2.1. Chỉ số acid
Giống Chỉ số Acid (mgKOH/g)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Dừa Ta xanh 3,76 3,68 ,381 3,75a
Dừa Dâu xanh 3,81 3,68 3,86 3,78a
Dừa Xiêm đỏ 2,45 2,51 2,3 2,42 c
Dừa Lửa đỏ 3,08 2,67 2,93 2,89 b
F ns
CV (%) 4,05
Bảng 2.2. Bảng ANOVA chỉ số acid của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 3 4,034 1,345 79,488 0,00
Sai số 8 0,135 0,017
Tổng cộng 11 4,169
CV = 4,05%
3. Chỉ số iod
Bảng 3.1 Chỉ số iod
Bảng 3.2. Bảng ANOVA chỉ iod của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 3 13,337 4,446 10,296 0,004
Sai số 8 3,454 0,432
Tổng cộng 11 16,792
CV = 7,95 %
Giống Chỉ số iod ( g iod/100g)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung Bình
Dừa Ta xanh 6,81 6,58 7,01 6,8 c
Dừa Dâu xanh 9,67 9,52 10,15 9,78a
Dừa Xiêm đỏ 7,86 7,86 8,88 8,20 b
Dừa Lửa đỏ 7,01 9,06 8,76 8,28 b
F **
CV (%) 7,95
4. Hàm lượng protein
Bảng 4.1. Hàm lượng protein thô của nguyên liệu
Giống Hàm lượng protein (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung Bình
Dừa Ta xanh 16,4 16,4 17,07 16,62 c
Dừa Dâu xanh 20,66 20,26 19,59 20,17a
Dừa Xiêm đỏ 20,33 20,16 20,16 20,22a
Dừa Lửa đỏ 18,82 18,65 17,98 18,48 b
F ns
CV (%) 2,13
Bảng 4.2. Bảng ANOVA protein thô của nguyên liệu (% khối lượng khô)
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 3 26,101 8,700 53,641 0,00
Sai số 8 1,298 0,162
Tổng cộng 11 27,399
CV = 2,13 %
Phụ lục 2. Bảng số liệu thí nghiệm và bảng ANOVA của các chỉ tiêu so sánh
của dừa Dâu xanh ở thời điểm thu hoạch, và 2,4 tháng trước thu hoạch
1. Hàm lượng dầu
Bảng 1.1. Độ ẩm và hàm lượng dầu
Giống Độ ẩm trung
bình(%)
Hàm lượng dầu (%/khối lượng khô)
Lần1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Dừa 4 tháng trước thu
hoạch
79,73 29,78 34,65 38,05 34,16 b
Dừa 2 tháng trước thu
hoạch
61,95 36,58 38,2 41,77 38,85 b
Dừa ở tháng thu
hoạch
42,4 46,5 45,3 44,3 45,37a
F **
CV (%) 7,39
Bảng 1.2. Bảng ANOVA hàm lượng dầu thô của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 2 190,052 95,026 11,161 0,0095
Sai số 6 51,085 8,514
Tổng cộng 8 241,137
CV= 7,39 ( %)
2. Chỉ số acid
Bảng 2.1.Chỉ số acid
Giống Chỉ số Acid (mgKOH/g)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Dừa 4 tháng trước thu hoạch 6,51 6,4 6,56 6,49a
Dừa 2 tháng trước thu hoạch 4,14 3,87 3,89 3,97 b
Dừa ở tháng thu hoạch 3,47 3,39 3,36 3,40 c
F ns
CV (%) 2,03
Bảng 2.2. Bảng ANOVA chỉ số acid của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 2 16,188 8,094 745,598 0,00
Sai số 6 0,065 0,011
Tổng cộng 8 16,253
CV = 2,25%
3. Chỉ số iod
Bảng 3.1. Chỉ số iod
Giống Chỉ số iod (g iod/100g)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung Bình
Dừa 4 tháng trước thu hoạch 16,32 15,11 13,90 15,11a
Dừa 2 tháng trước thu hoạch 13,29 12,09 11,48 12,29 b
Dừa ở tháng thu hoạch 9,06 9,06 10,27 9,47 c
**
CV (%) 7,8
Bảng 3.2. Bảng ANOVA chỉ iod của nguyên liệu
Nguồn
biến động
Độ tự do Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 2 47,827 23,914 25,620 0,0012
Sai số 6 5,600 0,933
Tổng cộng 8 53,428
CV = 7,86 %
4. Hàm lượng protein
Bảng 4.1. Hàm lượng protein thô của nguyên liệu
Giống Hàm lượng protein (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung Bình
Dừa 4 tháng trước thu hoạch 14,95 14,95 13,78 14,56 c
Dừa 2 tháng trước thu hoạch 17,14 16,3 17,14 16,86 b
Dừa ở tháng thu hoạch 18,14 17,98 18,65 18,26a
F **
CV (%) 3,11
Bảng 4.2. Bảng ANOVA protein thô của nguyên liệu (% khối lượng khô)
Nguồn
biến động
Độ tự
do
Tổng
bình phương
Trung bình
bình
phương
F tính Mức ý
nghĩa
Nghiệm thức 2 20,906 10,453 38,528 0,0004
Sai số 6 1,628 0,271
Tổng cộng 8 22,534
CV= 3,11%
Phụ lục 3. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dùng trong thí nghiệm
Hình 1. Bộ phân tích chất béo Soxhlet
Hệ thống
làm lạnh
Trụ chiết
Bình cầu
chứa dầu
Ống nước
làm lạnh
Gia nhiệt
Nút điều chỉnh
Hình 2. Túi đựng mẫu (thimble)
Hướng dẫn sử dụng bộ phân tích chất béo Soxhlet:
- Cho mẫu vào trụ chiết.
- Lắp trụ chiết vào bình cầu và cho dung môi ngập mẫu.
- Mở hệ thống nước làm lạnh.
- Ghim điện nguồn rồi bật công tắc gia nhiệt ở phía sau ở các vị trí cần tiến
hành trích mẫu cho từng bếp tương ứng ở phía sau máy. Chỉnh nút nhiệt độ theo hệ
số thích hợp. Đối với dung môi là ether thì chỉnh nút nhiệt độ từ 1,5 trở xuống.
- Kiểm tra kỹ sự bốc hơi và hoàn lưu của dung môi trong quá trình chiết để
tránh rò rỉ dung môi.
- Sau khi sử dụng xong, tắt công tắc gia nhiệt ở phía sau. Tháo điện nguồn
rồi mới khóa nước làm lạnh.
Hướng dẫn sử dụng bộ cô quay chân không:
Hình 3. Bộ cô quay chân không
- Kiểm tra nước trong bể điều nhiệt.
- Lắp bình hứng và bình đựng mẫu.
- Mở hệ thống làm lạnh, chỉnh nhiệt độ cần thiết (thường ở 10oC).
Hệ thống hút
chân không
Chỉnh tốc độ quay
Nhiệt độ làm lạnh
Bình hứng
Hình 5. Hệ thống vô cơ hóa
- Chỉnh nhiệt độ bể điều nhiệt (đối với thí nghiệm thì không cần nhiệt độ).
- Chỉnh tốc độ quay (khoảng 30 vòng/phút).
- Khóa van hơi, mở hệ thống hút chân không để thực hiện quá trình cô mẫu.
Sau khi sử dụng máy:
- Tắt bơm chân không.
- Chỉnh tốc độ quay về 0.
- Chỉnh nhiệt độ bể điều nhiệt về 0.
- Mở van thông hơi, lấy bình đựng mẫu ra.
- Tắt hệ thông làm lạnh khi kết thúc quá trình cô quay.
Hướng dẫn sử dụng các loại máy trong quá trình công phá mẫu:
Hướng dẫn sử dụng hệ thống:
Đối với hệ thống hút khí:
- Kiểm tra 2 bình chứa NaOH
- Ghim điện nguồn
- Mở hệ thống hút khí và xem xét hệ thống nước ra, vào thật kỹ.
Đối với hệ thống vô cơ hóa Gerhart:
- Ghim điện, bật công tắt chính của máy (phía sau).
Hình 4. Hệ thống hút khí
- Bật công tắt chương trình (mặt trước máy).
- Hiện lên “program 1”
- Chọn H1: 60, thời gian: 10 phút
- Nhấn program
- Chọn H2: 60, thời gian: 140 phút
- Nhấn program
- Chọn H3: 60, thời gian: 10 phút
- Nhấn program
- Chọn H4: 55, thời gian 0
- Nhấn “Stop”
- Nhấn “Run”
Hướng dẫn sử dụng máy cất đạm bán tự động Gerhardt:
Hình 6. Hệ thống cất đạm bán tự động Gerhart
- Ghim điện, bật công tắc phía sau máy.
- Kiểm tra các ống dẫn nước và NaOH.
- Chạy máy cho ống dẫn NaOH liên tục.
- Nhấn RESET
- Nhấn PROGRAM
- Step 1: 01 (ứng với 10 ml NaOH 20%)
- Nhấn PROGRAM
- Step 2: 05 (ứng với thời gian phản ứng là 5 giây)
Mẫu để
chuẩn độ
- Nhấn PROGRAM
- Step 3: 300 (ứng với thời gian sục hơi nước là 5 phút)
- Nhấn PROGRAM
- Step 4: 70 (ứng với hiệu suất làm việc của máy)
- Nhấn PROGRAM để được màn hình chữ “P”
- Cho máy chạy bằng cách nhấn nút RUN
Kết thúc một lần thí nghiệm màn hình sẽ hiện lên chữ “End”, ta thay ống
phản ứng mới nhấn RESET, hiện chữ “P” và tiếp tục nhấn “RUN”.
Chú ý:
- Khi chuyển sang mẫu khác phải rửa hệ thống bằng nước cất thật kỹ.
- Khi kết thúc thí nghiệm, phải rửa hệ thông thật kỹ và kiểm tra lại bằng chất
chỉ thị phenolphtalein.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ********
Cần Thơ, ngày 22 tháng 08 năm 2009
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Năm học: 2009
1. Tên đề tài thực hiện: “Khảo sát hàm lượng dầu và protein của một số giống
dừa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
2. Họ và tên sinh viên thực hiện: Ngô Thị Mỹ Hạnh MSSV: 2051802
3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Phước Nhẫn.
4. Đặt vấn đề (giới thiệu chung):
Công nghiệp sản xuất dầu thực vật rất quan trọng, sản lượng về dầu thực
vật nói riêng và chất béo nói chung trên thế giới không ngừng tăng lên. Chất béo
là thành phần rất quan trọng trong cơ thể con người, về mặt y học, nếu cơ thể
thiếu chất béo thì nó sẽ sử dụng chất béo có trong các mô dự trữ làm cho cơ thể
sút cân gầy yếu. Dầu thực vật là một loại thức ăn cung cấp năng lượng lớn gấp
hai lần so với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay chế biến. Ngoài
ra, dầu thực vật còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như công
nghiệp xà phòng, sơn, vecni, sản xuất glyxêrin... bã dầu thải ra trong công
nghiệp sản xuất dầu thực vật có thể sử dụng để làm nước chấm, thức ăn gia súc,
phân bón. Cây dừa là cây lấy dầu truyền thống của Nam Bộ, được trồng từ lâu
đời và rất phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ xưa với cách ép
dầu truyền thống ở các hộ tiểu công nghiệp cho đến nay thiết bị máy móc hiện
đại thì dầu dừa ngày càng được sản xuất rộng rãi hơn và công dụng của nó đang
ngày được thị truờng biết đến khá nhiều… Các chất dinh dưỡng chủ yếu như
đạm, đường, béo đều có mặt trong cơm dừa. Tuy nhiên chất lượng của cơm dừa
ảnh hưởng đến hàm lượng dầu có khác nhau tùy thuộc vào giống dừa, thời điểm
thu hoạch trái dừa (tháng tuổi) và ngay trong cùng trái dừa hàm lượng dinh
dưỡng khác nhau tùy theo vị trí. Hiện nay theo khảo sát trong công tác tuyển
chọn giống dừa thì các giống dừa đạt năng suất cao là nhóm dừa cao: dừa Ta
xanh, dừa Dâu xanh, dừa Lửa…nhóm dừa lùn: dừa Xiêm (xanh, đỏ), dừa Dứa,
dừa Ẻo… Do đó, đề tài: “ Khảo sát hàm lượng dầu và protein của một số giống
dừa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được đề ra và thực hiện.
5. Mục đích và yêu cầu:
- Xác định hàm lượng lipid, hàm lượng đạm tổng số, xác định các chỉ số
liên quan đến chất béo như chỉ số acid, chỉ số iod có trong 4 giống dừa: dừa Ta
xanh, dừa Dâu xanh, dừa Lửa đỏ, dừa Xiêm đỏ ở thời điểm thu hoạch. Từ những
kết quả thu được có thể đánh giá chất lượng các giống dừa có triển vọng.
- Khảo sát sự biến động hàm lượng dầu thô, hàm lượng đạm tổng số, chỉ số
iod, chỉ số acid ở thời điểm thu hoạch (dừa khô) và dừa 2,4 tháng trước khi thu
hoạch. Từ kết quả thu được có thể đánh giá thời điểm thu hoạch dừa có hàm lượng
dầu tốt nhất.
6. Địa điểm, thời gian thực hiện:
Thời gian: tháng 07/2009 tháng 10/2009
Địa điểm: phòng thí nghiệm Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan tới vấn đề trong đề tài:
Thực tế có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến dầu dừa như:
Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có diện tích đất trồng dừa đa loại, vì dừa cho
giá trị kinh tế cao từ tất cả thành phần cây dừa và quả dừa đều có thể sử dụng
được. Đặc biệt là cơm dừa khô sản xuất dầu dừa.
Công nghệ sản xuất dầu dừa tinh khiết đó là dầu Virgin Coconut Oil-
VCO được sản xuất từ cơm dừa tươi, không qua quá trình tinh luyện, công nghệ
sản xuất không dùng hóa chất và nhiệt độ cao…
8. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
a. Các nội dung chính của đề tài:
Chương I: Lược khảo tài liệu
Chương II: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm gồm những nội dung sau:
- Thí nghiệm xác định hàm lượng dầu, chỉ số iod, chỉ số acid của 4 giống
dừa: dừa Ta xanh, dừa Dâu xanh, dừa Lửa đỏ, dừa Xiêm đỏ ở thời điểm thu hoạch
(dừa khô).
- Thí nghiệm xác định hàm lượng protein tổng số 4 giống dừa khảo sát ở
thời điểm thu hoạch (dừa khô).
- Thí nghiệm khảo sát sự tích lũy dầu và chất lượng dầu ở thời điểm thu
hoạch và 2,4 tháng trước khi thu hoạch (dừa khô).
b. Giới hạn của đề tài:
Do thời gian có hạn và điều kiện thiết bị hạn chế nên đề tài chỉ chọn thực
hiện các giống dừa phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vì
vậy còn nhiều giống dừa chưa được khảo sát như dừa sáp đang được các
nhà nghiên cứu đánh giá cao và các giống dừa lai như JVA1, JVA2 chứa
hàm lượng dầu cao.
9. Phương pháp thực hiện đề tài:
- Xác định hàm lượng dầu thô dừa theo phương pháp Soxhlet dùng dung môi
diethyl ether.
- Xác định chỉ số iod theo phương pháp Wijs.
- Xác định chỉ số acid: dùng KOH trong alcol.
- Xác định hàm lượng đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl.
- Các thí nghiệm tiến hành theo giáo trình, tài liệu phòng thí nghiệm Sinh
Hóa, Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ.
10. Kế hoạch thực hiện ( ghi rõ tiến độ thực hiện):
STT KẾ HOẠCH KẾT QUẢ
THỜI GIAN
Từ 07/09– 10/09
1 Viết và duyệt đề cương
nghiên
cứu khoa học
Đề cương được
duyệt
01/06-30/06
2 Thu thập số liệu thí
nghiệm
Đạt yêu cầu 15/07-30/09
3 Phân tích số liệu Số liệu được phân
tích
01/10-15/10
4 Viết báo cáo Đề tài được
nghiệm thu
16/10-01/11
SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ngô Thị Mỹ Hạnh
DUYỆT CỦA BỘ MÔN DUYỆT CỦA HĐLV&TLTN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_ham_luong_dau_va_protein_cua_mot_so_giong_dua_o_cac_tinh_don_.pdf