Khách hàng là nhân tố cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của ngành và khả năng tồn tại của công ty. Họ có nhu cầu đòi hỏi mua hàng khác nhau về mức độ dịch vụ, chất lượng và đặc điểm của sản phẩm,
kênh phân phối, Các vấn đề cần xem xét trong phân tích khách hàng là: khả năng thương
lượng (trả giá) của khách hàng, lượng hàng mà khách hàng mua, số lượng nhà cung cấp, khả
năng chọn lựa đối với sản phẩm thay thế, khả năng tự cung cấp, mức độ quan trọng của sản
phẩm đối với khách hàng, lượng thông tin của khách hàng.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của mình. Trước đây vốn điều lệ của
SeABank rất nhỏ bé. Đến năm 2010 SeABank có vốn điều lệ là 5.338 tỷ đồng.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 10
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
1.4.2. Nguồn nhân lực : Tính đến 31/12/09, SeABank có gần 1.100 CBNV làm việc tại 72
điểm giao dịch trên toàn quốc, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 25% tổng cơ cấu nhân sự.
Năm 2009, Trung tâm Đào tạo SeABank thành lập, đã tổ chức được 78 khóa học về nghiệp
vụ NH, mô hình tổ chức mới, đào tạo nhân viên mới… do các cán bộ chủ chốt NH và các
chuyên gia Société Générale trực tiếp đào tạo với sự tham gia của 1.350 lượt học viên.
1.4.3. Cổ đông chiến lược và công ty thành viên :
+ Societe Generale (Pháp) : Là tập đoàn tài chính NH hàng đầu Châu Âu với 145 năm kinh
nghiệm, hơn 30 triệu tài khoản khách hàng cá nhân và 163.000 nhân viên tại 82 quốc gia
trên thế giới. Société Générale là đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ 20% cổ phần của
SeABank. Việc hợp tác đầu tư vào SeABank là hoạt động đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực NH
bán lẻ của Société Générale tại Châu Á.
+ Công ty Thông tin di động - Mobifone (Việt Nam) : Là đối tác chiến lược trong nước
hiện sở hữu hơn 6% vốn điều lệ của SeABank. MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di
động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam từ năm 2005-2008 được khách hàng yêu mến, bình
chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam
Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Mobifone là DN năm trong Top 20 DN lớn
nhất Việt Nam theo xếp hạng của UNDP.
+ Tổng công ty Khí Việt Nam-PV Gas (Việt Nam): Là công ty TNHH một thành viên
thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. PV GAS hoạt động trên các lĩnh vực thu gom,
vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên toàn quốc.
+ SeABank – AMC : Là Công ty TNHH Một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản
là công ty thành viên của SeABank có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do SeABank góp vốn 100%.
SeABank AMC được thành lập để tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo
đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn, thực hiện các hoạt động khác
theo ủy quyền của NHTM theo quy định của pháp luật. (Nguồn: www.SeABank.com.vn)
2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SEABANK (2006 – 2010):
Kết thúc năm tài chính 2010 SeABank tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định và
đạt 720,34 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu tài chính khác cũng đều có tốc độ tăng
trưởng ổn định: tổng tài sản đạt 35.186 tỷ đồng ( tăng 115% so với 2009), tổng huy động
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 11
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
vốn đạt 28.340 tỷ đồng (tăng gần 115 % so với 2009), tổng dư nợ đạt 27.610 tỷ đồng (tăng
114% so với 2009),… (Nguồn : Báo cáo thường niên SeABank, 2010)
(Xem Phụ lục 4.2 : Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank 2006 - 2010, trang …)
2.1. Về hoạt động tín dụng: SeABank tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt
chú trọng đảm bảo chất lượng các khoản cho vay. Tổng dư nợ cho vay ước tính đến
31/12/2010 đạt khoảng 27.610 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế của SeABank năm 2010 đạt
được 720,34 tỷ đồng.
Về cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế, các DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ
trọng lớn, gần 41% tổng dư nợ, kế đó là cá nhân và các công ty quốc doanh. Nếu phân theo
thời hạn vay thì vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 76% tổng dư nợ.Về loại tiền
thì vay bằng tiền đồng chiếm hơn 56%, theo sau là vay ngoại tệ với 36% và cuối cùng là vay
vàng với tỷ trọng 8% (do năm 2008 là năm giá vàng biến động khá lớn).
2.2. Hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh vàng và tiền tệ : Hoạt động kinh doanh tài
chính và kinh doanh tiền tệ - vàng được xác định là các mảng nghiệp vụ lớn và quan trọng
tại SeABank, là trợ lực thúc đẩy các nghiệp vụ khác như xuất khẩu, nhập khẩu, kiều hối, tín
dụng,… đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, liên tục và bền vững. Việc tận dụng thế mạnh
vốn, về mặt kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống trên thị
trường Việt Nam như giao bán ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forward) và hoán đổi (Swap),
xem xét nhu cầu thị trường SeABank đã xây dựng và thực hiện quyền lựa chọn tiền tệ
(Option) ngoại tệ với ngoại tệ và ngoại tệ với đồng Việt Nam, quyền lựa chọn vàng.
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh của
SeABank đã có những bước phát triển mạnh mẽ về qui mô lẫn chất lượng như : Dịch vụ bảo
lãnh, dịch vụ nhờ thu xuất – nhập khẩu, tín dụng thư xuất – nhập khẩu. Dịch vụ TTQT của
SeABank luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và uy tín, tỉ lệ điện
chuản cùa SeABank đạt 95%. Với chất lượng dịch vụ như vậy , SeABank đã được Citibank
trao tặng danh hiệu giải thưởng” Thanh toán quốc tế xuất sắc nhất năm 2008” và trước đó là
giải thưởng “ thanh toán quốc tế xuất sắc nhất 2007” do HSBC và Wachovia trao tặng.
SeAbank đã kí hợp đồng với tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union, qua
đó khách hàng có thể chuyển tiền đến bất kì nơi nào trên thế giới với thủ tục nhanh chóng
thuận tiện. Đặc biệt SeABank đã được NHNN cho phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối, mở
đầu cho bước phát triển mới về hoạt động chuyển tiền, thanh toán quốc tế.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 12
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ: Tốc độ phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ còn thấp so với
tiềm năng và tình hình phát triển sản phẩm thẻ của các NHTM khác. Năm 2008, SeABank
đã lắp đạt gần 30 máy ATM trên toàn quốc và đã trở thành thành viên của liên minh lớn
nhất thẻ Việt Nam là Smartlink & Banknet VN, có nghĩa là thẻ SeAbank có thể giao dịch tại
hàng ngàn máy ATM, POS trên toàn quốc và SeABank đang từng bước triển khai phát triển
các loại thẻ quốc tế như : Master Card, American Express(Amex), Dinner Club, JCB, . .
3. SẢN PHẨM VÀ KHÁCH HÀNG CỦA SEABANK :
3.1. Sản phẩm dịch vụ:
3.1.1. Dùng cho khách hàng cá nhân :
Dịch vụ NH hàng ngày: NH trực tuyến (SeANet; -SMS Banking, Chuyển tiền đi
trong nước; NH qua điện thoại 24/7 (SeACall); Thẻ ghi nợ nội địa; Mở tài khoản Nhận tiền
chuyển đến; Thẻ quốc tế SeABank MasterCard.
Tiết kiệm và Sinh lời: Tiết kiệm lãi suất bậc thang; Tiết kiệm rút gốc linh hoạt; Tiết
kiệm lĩnh lãi cuối kỳ; Tài khoản tiết kiệm thông minh – SeASave Smart; Tiết kiệm 36 tháng
lãi suất thả nổi.
Cần vay vốn: Cho vay mua ôtô - SeACar; ; Cho vay mua, sửa chữa nhà ở -
SeAHome; Cho vay tiêu dùng – SeABuy; Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết/ chưa niêm yết ;
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá ; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cho vay tiêu
dùng có tài sản bảo đảm – SeAMore.
Chuyển tiền quốc tế: Dịch vụ Western Union ; Chuyển tiền quốc tế (đến và đi)
3.1.2. Dùng cho khách hàng DN :
Dịch vụ NH hàng ngày : Trả lương qua tài khoản; Chuyển tiền đi trong nước ; SMS
& Email banking ; Tài khoản tiền gửi thanh toán ; Chuyển tiền đến trong nước; NH qua
điện thoại SeACall ; NH trực tuyến SeANet.
Tài trợ đầu tư: Cho vay đầu tư tài sản trung hạn ; Cho vay đầu tư tài sản dài hạn ;
Cho vay nhanh mua ô tô DN – SeACar Business .
Tài trợ ngắn hạn: Chiết khấu bộ chứng từ ; Tài trợ LC nhập khẩu ;Tài trợ LC xuất
khẩu (trước khi giao hàng); Sản phẩm bảo lãnh ; Hạn mức tín dụng ; Cho vay bổ sung vốn
lưu động theo món ngắn hạn.
Tiết kiệm và đầu tư: Hợp đồng tiền gửi.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 13
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Thanh toán quốc tế: Nhờ thu xuât khẩu ;Chuyển tiền đi nước ngoài ;Phát hành thư
tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu nhập khẩu ; Nhận chuyển tiền đến từ nước ngoài ; Dịch vụ
thông báo, sửa đổi và xác nhận LC; Chuyển nhượng thư tín dụng.
Các dịch vụ khác: Chấp nhận thanh toán thẻ qua thiết bị EDC của SeABank.
3.2. Khách hàng:
3.2.1. Khách hàng cá nhân : Là các cá thể tập trung tại các khu đô thị lớn có nhu cầu về
các giao dịch NH như gửi tiết kiệm, vay vốn tiêu dùng & kinh doanh… đặc biệt chú trọng
phân khúc có giá trị cao thuộc tầng lớp trung và thượng lưu, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất -
kinh doanh, DN tư nhân quy mô nhỏ có tính chất cá nhân (Small - Business Banking).
3.2.2. Khách hàng DN: Bao gồm khách hàng truyền thống là các DN vừa và nhỏ (SMEs),
các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh năng động & hiệu quả như
sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục vụ cá nhân & cộng đồng, dịch vụ giải trí..….
3.2.3. Khách hàng lớn: đó là các tổng công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam
(Corporation/Holdings). Với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng đều có chiến lược
phát triển riêng phù hợp với năng lực, nhu cầu… đối với khách hàng cá nhân, SeABank
tiêu chuẩn hoá đối với từng nhóm phân khúc; Hợp lý hoá quy trình thao tác từ điểm bán
hàng (Point of Sale) đến các trung tâm xử lý tập trung (Centralised Processing Center);
Tự động hoá xử lý giao dịch với các dịch vụ gắn liền với tài khoản thanh toán dựa trên
hạ tầng công nghệ cao (công cụ ghi nợ trực tiếp, liên kết tài khoản tự động…) tạo cơ sở
phát triển công nghiệp hoá tín dụng tiêu dùng; kết hợp quản lý tập trung sản phẩm và dịch vụ
khách hàng hoàn hảo.
(Xem Phụ lục 4.3 : Số lượng khách hàng cá nhân và DN 2006- 2009, trang …)
Kết luận chương 4: Với sự hỗ trợ và kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng bán lẻ của cổ đông
chiến lược Société Générale, từ giữa năm 2009 SeABank đã quyết định thay đổi chiến lược
kinh doanh với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Theo đó,
SeABank tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân & khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ với các sản phẩm bán lẻ phong phú, chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu và khả năng
của từng đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 14
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
CHƯƠNG V:
ĐÁNH GIÁ TOÀN CẢNH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA SEABANK
1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG:
1.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài:
1.1.1. Kinh tế - xã hội : Hiện nay chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho DN
và người dân có được nhận thức và tư duy mới trong lĩnh vực tài chính NH. Các DN đã dần
dần tiếp cận được nguồn vốn NH: quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán qua hệ thống NH,
thực hiện thanh toán XNK trực tiếp qua NH. Cá nhân đã tiếp cận với NH, sử dụng các tiện
ích như thẻ ATM, thẻ tín dụng, việc sử dụng tiền mặt trong dân đã hạn chế do có tính rủi ro
cao khi vận chuyển tiền, dịch vụ thẻ đã họat động rất hiệu quả, việc sử dụng thẻ ATM,
Master, Visa qua hệ thống các NH nói chung và SeABank nói riêng rất cao.
1.1.2. Chính trị - pháp luật : Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế,
thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm
đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa
DN nhà nước ( đặc biệt là cổ phần hóa các NH thương mại nhà nước) trong thời gian qua tạo
điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao
tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong
lĩnh vực NH.
1.1.3. Môi trường Quốc tế : Hiện nay sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, WTO và thương
mại Việt –Mỹ , SeABank có 2 mặt cơ hội – thách thức sau:
1.1.3.1. Những cơ hội :
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ NH - để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao, ngày càng chuyên nghiệp của các DN trong nền kinh tế.
- Với sự tham gia góp vốn của đối tác chiến lược nước ngoài, ngoài cơ hội tăng vốn tự có
SeABank sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị DN hiện đại, đổi mới nền
tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.
- Tạo cơ hội và sức ép thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào luyện
nguồn nhân lực SeABank đáp ứng với nhu cầu phát triển mới.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 15
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
- Cơ hội cho SeABank phát triển hệ thống mạng lưới rộng khắp với nền tảng kỹ thuật công
nghệ hiện đại, dịch vụ NH có tầm bao quát trên phạm vi toàn quốc.
1.1.3.2. Những thách thức :
Tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới, nhất là về lãi suất và tỷ giá, đòi hỏi -
SeABank phải tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động, tăng cường kỹ năng kinh doanh và
cải cách phương thức quản trị nhằm mục tiêu lợi nhuận và an toàn.
- Cạnh tranh bình đẳng với các NH nước ngoài các NHTM nội địa trong bối cảnh họ có
nhiều lợi thế về năng lực tài chính; kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại.
- Thị trường tín dụng (kể cả bán buôn và bán lẻ) sẽ cạnh tranh gay gắt khi mà các NH nước
ngoài đang dần hiểu rõ thị trường Việt Nam cũng như môi trường pháp lý đã đảm bảo cho
họ xử lý rủi ro. Trong bối cảnh này, thị phần (khách hàng tốt) của SeABank có thể sẽ bị thu
hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và những vùng kinh tế trọng điểm.
- Quá trình đổi mới tài chính tài chính, kỹ năng quản trị của các DN Việt Nam (đặc biệt là
DNNN) còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể cải thiện trong thời gian ngắn thì những đòi
hỏi về chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro của NHTM lại buộc phải tuân theo những tiêu
chuẩn, thông lệ quốc tế.
- Lựa lựa chọn đúng đắn cổ đông chiến lược trong nước và ngoài nước để tham gia góp vốn
1.2. Các yếu tố môi trường bên trong:
1.2.1. Tài chính : Đến năm 2009 vốn điều lệ của SeABank đã tăng lên 5.086 tỷ và nằm
trong danh sách năm NH TMCP có vốn điều lệ lớn. Với mức vốn điều lệ này, SeaBank đã
đáp ứng các qui định của NH Nhà nước.
Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh thì trong thời gian qua tốc độ tăng vốn điều
lệ của SeABank là khá tốt. So với các NH quốc doanh và các NH nước ngoài thì vốn điều lệ
của SeaBank còn thấp hơn rất nhiều. Đây là điểm khá yếu của SeABank trong thời kỳ hội
nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực NH.
1.2.2. Công nghệ : SeABank hiện đang sử dụng phiên bản mới nhất R08 của phần mềm
quản trị lõi NH T24 Temenos. Thông qua hệ thống T24 Temenos, tất cả các điểm giao dịch
của SeABank đều được kết nối trực tiếp với Hội sở và các điểm giao dịch khách trên toàn
quốc, đảm bảo các giao dịch nhanh chóng và an toàn tuyệt đối. SeABank tích hợp thành
công hai phần mềm NH hiện đại T24 Temenos và Phần mềm chuyển mạch công nghệ thẻ
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 16
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Way4 để cho ra đời các sản phẩm thẻ an toàn, đa tính năng, đa tiện ích. Đồng thời SeABank
cũng sở hữu hệ thống Data Center, hệ thống servers của IBM và hệ thống lưu trữ tối ưu.
SeABank sử dụng giải pháp chuyển mạch Core Switch Nesus 7000 của hãng Cisco.
Đồng thời, SeABank cũng được Tập đoàn Oracle (Mỹ) trao chứng nhận ứng dụng thành
công công nghệ điện toán lưới hiện đại nhất của Oracle. SeABank là thành viên của SWIFT
(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn
thông Tài chính Liên NH toàn thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới suốt
24/24 giờ mỗi ngày. (Nguồn: www.SeABank.com.vn)
1.2.3. Nguồn nhân lực :Tính đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thống
SeABank là hơn 1.000 người, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 45%, nữ giới chiếm 55%. Nhìn
chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của SeABank trẻ tuổi, với tỷ lệ lao động có độ tuổi
dưới 30 tuổi là 77%, lao động dưới 45 tuổi là 97%. Về trình độ, tỷ lệ đại học và trên đại học
chiếm trên 80% tổng nhân sự cho thấy chất lượng lao động của SeaBank vẫn chưa được cao,
ảnh hưởng đáng kể đến phong cách và chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt là khâu tư
vấn, hỗ trợ khách hàng ra quyết định liên quan đến các dịch vụ cung cấp.
- Cán bộ chủ chốt và quản lý: SeABank luân phiên cử đi tham dự các khoá đào tạo ngắn
ngày, hội thảo do Việt Nam hoặc nước ngoài tổ chức.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các mảng nghiệp vụ phức tạp, sản phẩm dịch
vụ NH hiện đại
- Tất cả nhân viên mới vào sẽ được theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày.
1.2.4. Văn hóa tổ chức và cơ chế điều hành : SeABank chỉ mới hoạt động khoảng 15 năm
do đó văn hóa và cơ chế điều hành còn khá mới mẽ đối với SeABank và hiện nay đang được
từng bước quan tâm xây dựng. Hơn thế nữa, công tác quản trị điều hành còn thông qua nhiều
cấp bậc và mang tính hành chính, giấy tờ, thủ tục rờm rà. Các cấp quản trị trung gian chưa
được phân quyền, từ đó gây ra sự thiếu linh hoạt, thiếu quyết đoán và dám chịu trách nhiệm
trong những quyết định kinh doanh. Và cũng do thiếu tự chủ của NH trong giai đoạn chấn
chỉnh củng cố kéo dài đã làm giảm hiệu quả hoạt động điều hành và giảm khả năng ứng phó
của SeABank trước môi trường bên ngoài.
1.2.5. Marketing:
1.2.5.1. Thương hiệu: Cùng với chuyên sang trên tạp chí Nhà quản lí, hoạt động về truyền
thông thương hiệu và thông tin hoạt động của SeAbank trên các phương tiện thông tin đại
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 17
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
chúng cũng phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả lớn (mỗi năm có hàng trăm tin, bài về
hoạt động sản phẩm dịch vụ của SeAbank xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại
chúng cả nước). Đặc biệt thương hiệu SeAbank đã cất cánh cùng Jestar Pacific , nâng cao vị
thế của NH, và từng bước đưa thương hiệu Seabank ra thị trường quốc tế. Là NH tham gia
tích cực các hoạt động xã hội, ủng hộ các quỹ từ thiện như: Quĩ hỗ trợ tài năng trẻ và học
bỏng sao vàng đất Việt, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lụt,..
1.2.5.2. Sản phẩm dịch vụ phong phú: SeABank cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ
của NH truyền thống, hỗ trợ các dịch vụ tại công ty khách hàng hoặc thông qua fax, mail cho
các khách hàng ở xa, hạn chế về thời gian. Với thế mạnh về bán lẻ, thanh toán quốc tế, mạng
lưới đại lý nước ngoài rộng khắp, SeABank đã triển khai thành công những dịch hỗ trợ du
học trọn gói đem lại nhiều tiện ích cho du học sinh trong suốt quá trình du học của mình.
1.2.5.3. Phong cách phục vụ khách hàng tốt: Năm 2008 SeAbank được trao nhận danh
hiêu “Thanh toán quốc tế suất sắc năm 2008”, “Sao vàng đất việt 2008”,” Sao vàng thủ đô
2008”, lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng “Thương mại du lịch Việt Nam – Top trade
service 2008” giải thưởng “Thương thiệu chứng khoán uy tín & Công ty cổ phần hàng đầu
Việt Nam”, cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng 2008”…..
1.2.5.4. Hoạt động tiếp thị và R&D: Những năm vừa qua, trong giai đoạn chấn chỉnh củng
cố và mới hồi phục, SeABank hoạt động kinh doanh trong sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN.
Giai đoạn này, các chi phí được sử dụng ở mức rất hạn chế, tất cả lợi nhuận có được dùng
để bù đắp cho những khoản lỗ các năm trước và dự phòng rủi ro. Các chi nhánh, phòng giao
dịch được mở với mục tiêu tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận do đó số chi nhánh mới rất ít
(hiện nay có 70 chi nhánh), với diện tích nhỏ và không có điều kiện ở những vị trí mặt tiền
lớn. Hoạt động nghiên cứu sản phẩm, quảng bá thương hiệu chỉ hoạt động ở mức thấp với
nguồn kinh phí hạn chế. (Nguồn: www.SeABank.com.vn)
2. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG
CỦA SEABANK:
2.1. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của SeABank (EFE): Môi trường
bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành công của SeABank. Trên cơ sở phỏng vấn những lãnh
đạo các phòng ban và các chuyên viên SeABank công tác tại phòng Nghiên cứu Phát triển
và Ban Dự Án qua bảng câu hỏi phỏng vấn cùng với nhận định riêng của mình. Sau đó, phân
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 18
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
loại theo mức phản ứng của SeABank đối với từng yếu tố vể mức độ quan trọng và điểm
phân loại của các yếu tố đưa vào ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
( Xem phụ lục 5.1 - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của SeABank - EEF, trang 42)
Qua bảng đánh giá các yếu tố môi trường, Số điểm quan trọng là 2,84 (so với mức
trung bình là 2,50) cho thấy khả năng phản ứng của SeABank đối với các yếu tố bên ngoài là
trên mức trung bình – khá trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ
hội của môi trường và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài như thời tiết xấu ngày càng tăng
lên, sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn, đe dọa từ sản phẩm thay thế. Đồng thời khả năng
phản ứng của SeABank trước sự biến đổi của môi trường bên ngoài là tương đối tốt.
2.2. Thiết lập Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SeABank: Qua những kết quả
phân tích đã lượng hoá mức độ quan trọng của các yếu tố dựa trên tác động tích cực lẫn tiêu
cực của chúng đối với sự phát triển của SeABank. Đồng thời tiến hành phỏng vấn, trao đổi
với các trưởng phòng ban, các chuyên gia tại NH SeABank về việc đánh giá tác động của
các yếu tố đối với SeABank.
( Xem phụ lục 5.2 - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SeABank - IEF, trang 43)
Ma trận IFE cho thấy tổng số điểm quan trọng của NH là 2.72 chứng tỏ hiện nay NH
chỉ ở mức trên trung bình trong việc huy động các nguồn nội lực của mình. Hiệu quả của
chiến lược trong mối quan hệ của môi trường bên trong DN là làm tăng tính hiệu quả của
SeABank, thực hiện thay đổi lớn để điều chỉnh cơ cấu của thực hiện những thay đổi lớn để
điều chỉnh cơ cấu của tổ chức nhằm tiến đến mục tiêu là NH TMCP hàng đầu Việt Nam.
3. MA TRẬN SWOT CỦA SEABANK : Ma trận SWOT là sự kết hợp các yếu tố quan
trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận
SWOT. Nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, khả năng trực giác và kinh nghiệm của những
nhà quản trị.
( Xem phụ lục 5.3 : Ma trận SWOT của SeABank, trang 44)
3.1. Cơ hội và thách thức của SeaBank:
3.1.1.Cơ hội :
- Chính trị ổn định:thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng
- Tiềm năng thị trường còn rất lớn nhờ vào sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, liên tục
cùng với những thành công trong quá trình hội nhập quốc tế.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 19
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
- Động lực từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới: thúc đẩy các NH gia tăng số lượng và
cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị và quản lý rủi ro.
- Các văn bản Pháp luật trong lĩnh vực tài chính, NH ngày càng được hoàn thiện: tạo
hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới.
- Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đã làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền
tảng cho việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại.
3.1.2. Thách thức:
- Cạnh tranh sẽ diễn ra rất quyết liệt: giữa SeABank và các NH TMCP hàng đầu;
SeABank và các NHTM nhà nước; SeABank và các NH nước ngoài
- Cạnh tranh với các định chế tài chính phi NH sẽ ngày càng gay gắt: hội nhập quốc tế
góp phần gia tăng sự cạnh tranh của NH với các công ty bảo hiểm, các công ty bán lẻ (bán
trả góp trực tiếp), công ty chứng khoán, công ty địa ốc…
- Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của các sản
phẩm, dịch vụ NH, đồng thời phát sinh nhiều tiêu cực liên quan đến nạn tiền giả, tăng chi
phí (in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền giấy), hoạt động thị trường ngầm.
- Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của người dân về thương mại điện tử
kém tác động tiêu cực đến quá trình triển khai các sản phẩm hiện đại.
3.2. Điểm mạnh, điểm yếu của SeABank
3.2.1. Điểm mạnh của SeABank: Uy tín thương hiệu SeABank về hoạt động kinh doanh
cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe, cho vay mua nhà – sữa chữa nhà, hỗ trợ du học; Tiếp
nhận một nền công nghệ quản lí và điều hành hiện đại; Đội ngũ cố vấn là các chuyên gia của
công ty Société Générale ; Phong cách phục vụ khách hàng tốt; Sản phẩm dịch vụ phong phú
3.2.2. Điểm yếu của SeABank:
- Mạng lưới mỏng.
- Vốn điều lệ còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, thấp hơn các NH quốc doanh
và thấp hơn nhiều so với các NH trong khu vực.
- Văn hoá tổ chức chưa định hình và cơ chế điều hành còn yếu.
- Hiệu quả marketing không cao
- Hiệu quả R&D thấp
- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, chất lượng
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 20
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Kết luận chương 5: Kết quả phân tích các yếu tố bên ngoài vả bên trong thông qua ma trận
EFE, IFE và ma trận SWOT cho thấy SeaBank hiện chỉ nằm ở nhóm trung bình trên thị
trường. Bên cạnh một số điểm mạnh như uy tín thương hiệu, công nghệ hiện đại, sản phẩm
dịch vụ đa dạng,…. SeABank vẫn còn nhiều điểm yếu cơ bản về hệ thống phân phối, trình
độ của đội ngũ cán bộ, hiệu quả marketing và nghiên cứu phát triển. Với thực trạng như
vậy, SeaBank cần phải có các chiến lược như thế nào cho phù hợp khả năng của mình nhằm
tận dụng các cơ hội, cũng như hạn chế nguy cơ trước mắt và lâu dài.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 21
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
CHƯƠNG VI :
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA SEABANK ĐẾN NĂM 2015
1. SỨ MẠNG, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2015:
1.1 Sứ mệnh: SeABank phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính NH tiêu biểu tại Việt Nam
với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ cam kết mang
đến các sản phẩm, dịch vụ có tính chuyên nghiệp, tối ưu hoá nhằm nâng cao và kết nối các
giá trị cuộc sống của mọi khách hàng.
1.2. Mục tiêu :
1.2.1. Mục tiêu chung : Xây dựng SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt
Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển
ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân
1.2.2. Mục tiêu cụ thể :Đến năm 2015, để có thể đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện
Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết mở cửa trong lĩnh vực tài chính – NH, SeABank cần
đạt được các mục tiêu sau:
9 Vốn điều lệ tiếp tục tăng trung bình khoảng 20%/năm, giữ vững vị trí nằm trong tốp
đầu những NH TMCP có vốn điều lệ lớn và đạt trên 14.000 tỷ đồng (tương đương 800 triệu
USD) vào năm 2015.
Bảng 6.1: Mục tiêu vốn điều lệ SeABank từ 2010 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng BQ
VĐL 5.068 6.000 7.200 8.640 10.368 12.441 14.929 20%
9 Tăng trưởng vốn huy động bình quân 20-50% năm,
9 Dư nợ tín dụng bình quân tăng 50 - 51 %. Đồng thời hàng năm giảm dần tỷ lệ cho
vay trong tổng số vốn huy động từ 5% - 7% nhằm giảm tỷ trọng dư nợ chiếm khoảng 60%
tổng số vốn huy động. Ngoài ra, phấn đấu nâng tỷ trọng thu nhập hoạt động dịch vụ (phi tín
dụng) trong tổng thu nhập đạt trên 55% vào năm 2015.
9 Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế bình quân 30% - 34%/năm và đạt mức
7.500 triệu USD vào năm 2015.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 22
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
9 Về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, thực hiện việc phân loại nợ và hạch toán nợ
theo tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng luôn đạt dưới 2%, tỷ lệ tín
dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng đạt từ 40% - 42%.
9 Mở rộng mạng lưới chi nhánh hàng năm, trong năm 2009 cố gắng đạt 106 điểm.
9 Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng lãi trước thuế đạt từ 35-40% hàng năm.
9 Về công nghệ, hoàn thiện việc đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống
CoreBanking, xây dựng hệ thống mạng giữa các chi nhánh theo phân cấp vùng, hoàn thiện
hệ thống bảo mật. Trên nền tảng đó triển khai các sản phẩm mới dựa trên công nghệ.
9 Về nhân sự và đào tạo, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
sâu và cập nhật kiến thức hoạt động NH tiên tiến, các sản phẩm, dịch vụ và nghiệp vụ kinh
doanh mới. Phấn đấu đạt tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng từ 70% đến 75%.
1.3. Tầm nhìn đến năm 2015 : SeABank đạt tới một NH phát triển toàn diện phát huy năng
lực công nghệ tiên tiến, quản trị NH hiện đại, đạt trình độ khá khu vực, đủ điều kiện cạnh
tranh và phát triển trong hệ thống tài chính khu vực và hệ thống tài chính quốc tế mới :
- Khẳng định được khả năng cạnh tranh bình đẳng với các NHTM, NH nước ngoài.
- Các hệ số an toàn và các tiêu chuẩn quản trị hoạt động NH đáp ứng thông lệ quốc tế.
- Phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
• Tổng tài sản đến cuối 2015 đạt 400.000 tỷ đồng
• Năng lực tài chính Hệ số CAR > 10 – 12%
• Nợ xấu < 2%
• Hệ số ROA đạt mức trung bình quốc tế: l,2 – 2%
• Hệ số ROE 21 – 28%
• Duy trì mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu : 15%.
- Hạ tầng công nghệ thông tin đạt mức trung bình khu vực.
- Giảm tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng (dưới 40%), tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt
động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ (trên 60%).
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh: đến năm 2015, SeaBank có hệ thống mạng lưới chi nhánh
và phòng giao dịch tại 64 tỉnh thành trong cả nước và hệ thống chi nhánh tại các nước phát
triển mà SeaBank hiện có quan hệ đại lý. Song song đó, phát triển hệ thống phục vụ khách
hàng thông qua máy ATM, POS rộng khắp cả nước.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 23
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
- Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn; phát triển mạng lưới
kênh phân phối sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo các lợi ích của người lao động; xây dựng,
phát triển thương hiệu – văn hóa SeABank.
Hoàn thành quá trình tái cơ cấu NH để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học,
phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng
cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao
của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.
2. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC :
2.1. Chiến lược nâng cao năng lực tài chính : SeABank nâng cao vốn điều lệ, nhằm tránh
bị tụt hạng về vốn so với các số đối thủ cạnh tranh và có thể tồn tại, phát triển trong tình hình
hội nhập quốc tế. Các giải pháp tăng vốn như : Phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong
nước, hoặc các định chế tài chính nước ngoài; Liên doanh với các đối tác trong và ngoài
nước để tranh thủ chất xám, vốn và năng lực quản lý nhằm chủ động và chiếm ưu thế trong
cạnh tranh. Ví dụ như : Đã liên kết với tập đoàn tài chính NH hàng đầu Châu âu – Société
Générale ( Pháp) vào năm 2008,(20% vốn điều lệ của SeABank), được hỗ trợ kĩ thuật toàn
diện về quản trị điều hành, phát triển hệ thống hổ trợ dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ
thống quản trị rủi ro.
2.2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới : Nhằm tạo
sự khác biệt hoá dựa trên thế mạnh về xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ, đặc biệt chú ý
phát triển theo chiều ngang với sự kết hợp các dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm ở các lĩnh
vực khác nhằm đem đến những sản phẩm “trọn gói” cho khách hàng
2.3. Chiến lược phát triển marketing - thị trường : Chú trọng và tăng chi phí đầu tư vào
các hoạt động tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao khả năng ứng phó của
NH trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính, trước sự gia tăng áp lực cạnh
tranh với các NH trong và ngoài nước.
2.4. Chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động : Mở rộng mạng lưới các chi nhánh,
phòng giao dịch nhằm tạo ưu thế khi hội nhập và hạn chế sự thua thiệt so với các NH TMCP
trên thị trường bán lẻ.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 24
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
2.5. Chiến lược công nghệ : Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng kỹ thuật CNTT tiên tiến vào các
hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả các dịch vụ NH. Đến năm 2015 phát triển kênh phân phối thông qua việc ứng
dụng công nghệ thông tin và công nghệ thẻ nhằm phát triển các dịch vụ điện tử dựa trên
Internet, ATM, mobile,…..Từ đó có thể thu hút thêm nhiều khách hàng cá nhân, các DN vừa
và nhỏ, mở rộng thị trường bán lẻ thông qua các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao.
2.6. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực : Chú trọng đến chiến lược nguồn nhân lực,
phát triển đồng bộ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
2.7. Chiến lược xây dựng nguồn khách hàng bền vững và nhận diện thương hiệu : Xây
dựng nguồn khách hàng bền vững song song với việc thu hút khách hàng mới. Hiện tại,
SeABank cho nhận diện thương hiệu mới phù hợp với chiến lược kinh doanh bán lẻ của NH
với sự kết hợp hài hòa giữa ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng, với những ý nghĩa sâu
sắc gắn liền với tính cách và định hướng phát triển của thương hiệu.
Ngoải ra, toàn bộ hệ thống nội – ngoại thất ở tất cả các điểm giao dịch của SeABank
trên toàn quốc cũng được thiết kế và xây dựng theo mô hình mới. Hệ thống này được thiết
kế và tư vấn bởi Công ty Steven Leach, đối tác truyền thống của Société Générale.
( Xem phụ lục 6.2 : Sơ đồ tổ chức SeABank – Chi nhánh “ mô hình mới”, trang 45)
Kết luận chương 6 :Trên cơ sở định hướng chiến lược của ngành NH, tác giả đề xuất những
giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược đã đề ra. Để có thể triển khai thành công chiến lược
này, SeABank cần thực hiện triệt để, nhất quán các giải pháp về quản trị cũng như các giải
pháp về hoạt động chức năng đảm bảo rằng cả hệ thống SeABank được vận hành một cách
đồng bộ.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 25
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
CHƯƠNG VII :
KẾT LUẬN CHUNG
Với một chuỗi sự kiện quan trọng như : Triển khai chiến lược phát triển mô hình NH
bán lẻ, tái định vị hệ thống nhận diện thương hiệu và khai trương Hội sở mới.
Hiện nay SeABank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ,
sung túc hơn. Để chiến lược được thành công thì cần cụ thể hoá chiến lược đến từng chi
nhánh, các phòng ban nghiệp vụ, trước tiên là tất cả cán bộ quản lý, lãnh đạo và kế đến cung
cấp thông tin phù hợp cho tất cả nhân viên toàn hệ thống SeABank.
Dựa vào chiến lược đã xây dựng, SeABank cần xác định các mục tiêu ngắn hạn (1
năm) , trung hạn (5 năm) và các giải pháp đi kèm để đạt được các mục tiêu đó. Các giải pháp
đề xuất cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của giám đốc các chi nhánh và các trưởng- phó
phòng ban nghiệp vụ Hội sở. Ngoài ra, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục
tiêu một cách thường xuyên và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Trong đó, nhân sự là yếu tố quyết định đến kết quả đạt được của mọi tổ chức cho nên
kiến nghị SeABank thuê các công ty chuyên tư vấn nguồn nhân lực để xây dựng phương
pháp đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc theo đặc thù công việc của từng phòng ban
nghiệp vụ, từng vị trí,...và công thức tính lương, thưởng thực sự dựa vào hiệu quả công việc.
Ngoài ra, cần thay đổi chính sách thưởng theo sáng kiến, ý tưởng không chỉ dựa vào hình
thức cá nhân, tập thể mà phải dựa vào kết quả mang lại thực tế.
Chiến lược kinh doanh trong những năm tiếp theo là :
1/ Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có về mạng lưới, công nghệ để cung ứng, bán chéo các
sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các sản phẩm,
dịch vụ mới tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2/ Xây dựng hệ thống hỗ trợ hiện đại, năng suất và chất lượng cao làm cơ sở cho
phát triển kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho các chi nhánh và phòng giao dịch; hoàn thành một
bước tái cơ cấu NH, đổi mới mô hình kinh doanh chi nhánh/phòng giao dịch theo định
hướng KH.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 26
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
3/ Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro
và tổ chức lại mô hình, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển NH bán
lẻ của SeABank, chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cũng như đáp ứng yêu cầu
tăng trưởng và mở rộng hoạt động; đảm bảo các quyền lợi của cổ đông, đối tác, CBNV của
NH.
4/ Xây dựng một nền văn hóa DN chuyên nghiệp và tràn đầy điều kiện phát triển cho
CBNV để phục vụ tốt hơn lợi ích của khách hàng.
5/ Nâng cao hình ảnh và vị thế thông qua việc phát triển thương hiệu SeABank trên
cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, tăng vốn điều lệ, đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ NH, tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch và tăng cường các hình thức quảng bá
thương hiệu SeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6/ Tập trung nâng cao và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều
hành NH để phù hợp hơn với thời kỳ phát triển mới.
-
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 27
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Quản trị chiến lược của Đại học Help.
2. GS.TSKH Nguyễn Duy Gia, Quản trị chiến lược ngân hàng, NXB giáo dục – 2009.
3. Chiến lược phát triển SeABank đến 2015 và tầm nhìn 2020.
4. Báo cáo Tài chính của SeABank.
5. Fred R. David. Khái luận về quản trị chiến lược. NXB Thống kê, 2003.
6. Michael E. Porter. Chiến lược cạnh tranh. NXB Tổng hợp TPHCM, 2006.'
7. PGS -TS. Đào Duy Huân. Quản trị chiến lược, NXBTK 2007
8. PGS -TS. TS. Đào Duy Huân, ThS Trần Thanh Mẫn. Quản trị học trong toàn cầu hóa,
NXBTK 2006
9. Các tài liệu trên internet.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 28
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 2.1: Mô hình Delta ( Arnoldo C.Hax & Dean L)
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhất
Các giải pháp khách
hành toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành
Công việc kinh doanh
Lịch chiến lược
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
Xác định khách hàng mục tiêu
Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Thử nghiệm và Phản hồi
Mô hình Delta
Session 5C
Phụ lục 2.2 : Mô hình Bản đồ chiến lược
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC
Chiến lược năng suất Chiến lược tăng trưởng Giá trị cổ đông
dài hạn
Cải thiện
cấu trúc C art
Tăng cường sử
dụng tài sản
Mở rộng các cơ
hội thu nhập
Nâng cao giá trị
người tiêu dùng
Viễn cảnh
Tài chính
Giá trị khách hàng đề xuất
Viễn cảnh
người tiêu dùng
Giá cả Chất lượng Tính
sẵn sàng
Lựa chọn Khả năng
chức năng
Dịch vụ Cộng tác Thương
hiệu
Thuộc tính sản phẩm/dịch vụ Quan hệ Hình ảnh
Quy trình
quản lý hoạt động
- Cung
- Sản phẩm
- Phân phát
- Quản lý rủi ro
Quy trình
quản lý khách hàng
- Lựa chọn
- Thu nhận
- Sở hữu, sử dụng
- Tăng trưởng
Quá trình
cải tiến
- Cơ hội JD
- Danh mục R&D
- Thiết kế/Phát triển
- Đưa ra, giới thiệu
Quy trình
điều tiết và xã hội
- Môi trường
- An toàn và sức khoẻ
- Việc làm
- Cộng đồng
Viễn cảnh
bên trong
Viễn cảnh
học hỏi và tăng
trưởng
Vốn con người
Vốn thông tin
Vốn tổ chức
Văn hoá Lãnh đạo Sắp hàng Làm việc nhóm
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 29
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 2.3 : Chuỗi giá trị công ty
Phụ lục 2.4 : Mô hình 5 Lực lượng cạnh tranh
1. Phân tích lực lượng cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành : Cạnh tranh của các
công ty trong cùng ngành nhằm dành vị thế tốt nhất trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh
tranh và đem lại vị thế cho công ty mình. Đây là thế lực mạnh nhất trong năm lực cạnh
tranh. Các công ty thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách khác biệt hóa sản phẩm. Các
công cụ thường sử dụng là giá, chất lượng sản phẩm, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng.
Sản phẩm Thay thế
(của các công ty
ở các ngành khác)
Những
nhà cung
ứng các
khoản
đầu vào
chính
Người
mua
Các công ty mới
có thể gia nhập ngành
Cạnh tranh
giữa
các công ty
bán
Các nguồn
cung ứng
mua vào
và
công tác
hậu cần
Hoạt
động
Kinh
doanh
Bán
và
tiếp thị
Biên
lợi nhuận
Dịch vụ Phân phối
và các
công tác
hậu cần
đầu ra
đầu vào
Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm, công nghệ, phát triển hệ thống
Quản lý nhân sự
Hành chính chung
Các
hoạt động
hỗ trợ và
chi phí
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 30
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
2. Phân tích năng lực thương lượng của người mua : Khách hàng là nhân tố cơ bản
quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của ngành và khả năng tồn tại của công ty. Họ có nhu
cầu đòi hỏi mua hàng khác nhau về mức độ dịch vụ, chất lượng và đặc điểm của sản phẩm,
kênh phân phối, … Các vấn đề cần xem xét trong phân tích khách hàng là: khả năng thương
lượng (trả giá) của khách hàng, lượng hàng mà khách hàng mua, số lượng nhà cung cấp, khả
năng chọn lựa đối với sản phẩm thay thế, khả năng tự cung cấp, mức độ quan trọng của sản
phẩm đối với khách hàng, lượng thông tin của khách hàng.
3.Phân tích lực lượng cạnh tranh nhà cung cấp: Nhà cung cấp cũng là một lực
lượng cạnh tranh rất quan trọng mà các công ty cần lưu ý trong chiến lược cạnh tranh của
mình. Các nhà cung ứng tạo thành một lực cạnh tranh mạnh khi:
- Chi phí của sản phẩm là một phần quan trọng mấu chốt trong quá trình sản xuất
hoặc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.
- Đổi sang một nhà cung ứng khác sẽ rất tốn kém.
- Nhà cung ứng có danh tiếng và thị trường có nhu cầu lớn cho các sản phẩm
- Nhà cung cấp có sản phẩm giá rẻ hơn so với chi phí các công ty trong ngành phải bỏ
ra để tự sản xuất.
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : Đây là lực lượng mang đến sự đe dọa với
các công ty trong ngành vì họ sẽ đem vào ngành những năng lực sản xuất mới. Việc gia nhập
càng dễ dàng sẽ tạo một sự đe dọa lớn với các công ty trong ngành và ngược lại, điều này
phụ thuộc vào rào cản gia nhập và phản ứng của các công ty trong ngành về sự gia nhập của
thành viên mới.
Khi gia nhập ngành các công ty thường gặp các rào cản phổ biến sau: hiệu quả kinh tế
quy mô lớn, không có khả năng và cơ hội tiếp cận công nghệ chuyên ngành, khách hàng
thường ưu tiên dùng sản phẩm của những thương hiệu quen thuộc và uy tín, có nhiều trỏ
ngại về vốn, nguồn lực và cách tiếp cận kênh phân phối cũng như rào cản trong chính sách
của Nhà nước.
5. Phân tích lực lượng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay
thế là các sản phẩm mà phục vụ những nhu cầu khách hàng tương tự như những sản phẩm
mà công ty hiện đang cung cấp. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế sẽ đe dọa đến sự cạnh
tranh và khả năng sinh lợi của công ty.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 31
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 4.1 : Sơ đồ Cơ cấu tổ chức NH SeABank
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
VĂN PHÒNG HĐQT CÁC HỘI ĐỒNG - UỶ BAN
SỞ GIAO DỊCH,CHI NHÁNH &
CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
P.KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
P.KHÁCH HÀNG
VIP
P.KINH DOANH
TIỀN TỆ & TTQT
P. ĐẦU TƯ VÀ
QL DỰ ÁN
P.PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM
P.KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
KHỐI KINH
DOANH
TRUNG TÂM
THANH TOÁN
P.KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
KHỐI KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
P.PHÁT TRỂN
MẠNG LƯỚI
P.KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
P.THẨM ĐỊNH
& QL RỦI RO
P.PHÁP CHẾ &
QUẢN LÝ NỢ
P.KẾ HOẠCH
TỔNG HỢP
KHỐI ĐIỀU
HÀNH
P.TỔ CHỨC
NHÂN SỰ
KHỐI HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
P.HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ
TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO
KHỐI CÔNG
NGHỆ TRUYỀN
THÔNG
P.CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
TRUNG TÂM
THẺ
P.MARKETING
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 32
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 4.2 : Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank ( 2006 – 2010)
Chỉ tiêu\năm 2006 2007 2008 2009 2010
Năm 2010
Tăng/giảm so
với năm 2006
Tổng tài sản 10.200 26.241 22.269 30.597 35.186 + 24.986
Tổng vốn huy động 8.346 20.249 16.730 24.644 28.340 + 19.994
Tổng dư nợ 6.680 19.626 16.746 24.009 27.610 + 20.930
Nợ quá hạn (%) 3,0% 2,5% 2,5% 2,,0% 2,5% -0,5%
Vốn điều lệ 500 3.000 4.068 5.068 5.338 + 4.838
ROE (%) 19,7 9,96 4,25 9 10,34 - 9,36
ROA(%) 0,96 1,14 0,77 1,5 1,56 + 0,6
Lợi nhuận (trước thuế) 136,88 408,75 238,19 600,32 720,34 + 583,46
Lợi nhuận ( sau thuế) 98,5 299 173 460 552 + 453,5
( nguồn : www.SeABank.com.vn)
Phụ lục 4.3 : Số lượng khách hàng cá nhân và DN 2006 - 2009
(Nguồn: www.SeABank.com.vn
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 33
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 5.1 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của SeABank- EEF
STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng
Phân
loại
số điểm
quan trọng
1 Tình hình chính trị ổn định 0,15 4 0,6
2 Tiềm năng thị trường còn rất lớn 0,1 4 0,4
3 Động lực thúc đẩy từ hội nhập kinh tế thế giới 0,15 3 0,45
4 Các văn bản Pháp luật trong lĩnh vực tài chính, NH
ngày càng được hoàn thiện 0,12 3 0,36
5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng 0,15 3 0,45
6
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực NH 0,1 2 0,2
7 Cạnh tranh với các định chế tài chính khác về các
sản phẩm thay thế 0,08 2 0,16
8 Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến 0,07 2 0,14
9 Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của
người dân về thương mại điện tử kém 0,08 1 0,08
Tổng cộng 1 2,84
Phụ lục 5.2 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SeABank- IEF
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng của các yếu tố
Phân
loại
số điểm
quan trọng
1 Có uy tín trên thương trường 0,1 3 0,5
2
Công nghệ hiện đại 0,15 4 0,4
3 Sản phẩm dịch vụ đa dạng so với các
NH trong nước 0,12 3 0,38
4 Phong cách phục vụ khách hàng tốt 0,1 3 0,3
5 Vốn điều lệ còn thấp 0,1 2 0,2
6 Mạng lưới chi nhánh mỏng 0,05 2 0,18
7 Cơ chế điều hành còn yếu 0,15 2 0,24
8 Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và
chất lượng so với nhu cầu phát triển 0,08 1 0,16
9 Hiệu quả marketing không cao 0,08 3 0,16
10 Hiệu quả R&D thấp 0,07 2 0,2
Tổng cộng 1 2,72
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 34
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 5.3 : Ma trận SWOT của SeABank
T: Những thách thức
1. Sự gia nhập của các
NH nước ngoài.
2. Cạnh tranh ngày
càng khốc liệt
3. Đòi hỏi của xã hội
ngày càng cao
4. Lạm phát, suy thoái
kinh tế
5. Sự thay đổi chính
sách, quy định của
Chính phủ, NH Nhà
nước
Ma trận SWOT
SeABank
O: Những cơ hội
1. Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn
định
2. Việt Nam gia nhập WTO
3. Mức sống người dân nâng cao
4. Liên kết, hợp tác với các tập
đoàn kinh tế lớn
5. Điều kiện học tập, nâng cao
trình độ đễ dàng
6. Chính phủ thực hiện đề án
thanh toán không dùng tiền mặt
7. NH Nhà nước đã xây dựng
chiến lược phát triển ngành đến
2010 và định hướng đến 2020
S: Những điểm mạnh
1. Nguồn nhân lực ổn định,
chất lượng
2. Năng lực tài chính vững
mạnh
3. Tinh thần làm việc cao,
đoàn kết, gắn bó
4. Nền tảng CNTT vững
mạnh, quản lý tập trung
Kết hợp S – T
S2,S4+T3: chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm
dựa trên nền tảng công
nghệ và năng lực tài
chính vững mạnh nhằm
đáp ứng yêu cầu xã hội.
Kết hợp S – O
1. S1,S2,S5 + O1,O2,O4,O7:
Chiến lược phát triển thị trường
2. S4+O1,O3,O6: Chiến lược
phát triển dịch vụ NH theo hướng
hiện đại
3. S2+O1,O4: Chiến lược đa dạng
hóa lĩnh vực hoạt động, mở thêm
các công ty thành viên
5. Có kinh nghiệm cho vay hộ
nông dân
W: Những điểm yếu
1. Hoạt động marketing yếu
2. Mạng lưới hoạt động còn
hạn chế
3. Sản phẩm dịch vụ NH
nghèo nàn
4. Năng lực quản trị điều
hành chưa chuyên nghiệp
5. Khả năng nghiên cứu và
phát triển còn kém
Kết hợp W – T
W2,W3+T2: liên kết
với các NH bạn nhằm
phát triển mạng lưới và
đa dạng sản phẩm dịch
vụ NH: chiến lược hội
nhập ngang
Kết hợp W – O
1. W4,W5+O2,O4, O5: chú trọng
công tác quản trị, điều hành, đào
tạo: chiến lược hội nhập về phía
trước
2. W1,W2+O2,O4: Chiến lược
quảng bá thương hiệu, mở rộng
mạng lưới hoạt động
W3+T3: chiến lược
phát triển sản phẩm
dịch vụ mới, hiện đại.
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 35
MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015
Phụ lục 6.2 : Sơ đồ tổ chức SeABank – Chi nhánh “ mô hình mới”
Học viên: Nguyễn An Giang – MBA khóa 3 – Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015.pdf