BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------
BÙI THỊ NGỌC ANH
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cổ tức là một trong những chính sách quan trọng của bất cứ công ty cổ phần đại chúng nào trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn cân nhắc thận trọng về chính sách này vì nó phải đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu: làm hài lòng các cổ đông qua việc trả cổ tức định kỳ, đảm bảo luôn có tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp, mức trả cổ tức phải ổn định để dự phòng cho cả những năm kinh doanh không như mong đợi. Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai là quan trọng nhất. Bản thân doanh nghiệp, hay nói cách khác là ban lãnh đạo doanh nghiệp
– hơn ai hết hiểu rõ những lợi thế và khó khăn của mình.
Thực tế của việc quản trị một công ty cổ phần cho thấy, có những tình huống sản xuất kinh doanh công ty phải huy động đến nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn đầu tư cho các cơ hội đầy triển vọng. Vấn đề là nên chọn lựa nguồn vốn chủ sở hữu nào: lợi nhuận giữ lại, hay tiếp tục trả cổ tức ở mức độ cao và phát hành cổ phiếu mới. Quả thật điều này không đơn giản. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn phương án mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia công ty cổ phần và gia tăng giá trị công ty. Ngoài ra, kinh nghiệm quản trị các công ty cổ phần trên thế giới cho thấy, chính sách cổ tức phải có tính ổn định, không thay đổi thất thường và phải đặc biệt thận trọng trước khi quyết định thay đổi một chính sách cổ tức này bằng một chính sách cổ tức khác.
Trong những năm gần đây, các công ty cổ phần đã và đang thực thi nhiều chính sách cổ tức khác nhau làm đau đầu các nhà đầu tư, thêm vào đó đã có nhiều khuyến cáo về chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam quá cao, chính sách cổ tức không đảm bảo quá trình tái đầu tư. Thực hư vấn đề trên ra sao? Để có cái nhìn tổng quát hơn về chính sách cổ tức thời gian qua, luận văn nghiên cứu chính sách cổ tức từ lý luận đến thực tiễn thông qua đề tài “Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
− Xem xét thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 8 năm qua;
− Đánh giá các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết qua hai giai đoạn chính trước và sau năm 2004;
− Phân tích những bất cập nổi lên trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết thời gian qua;
− Cuối cùng là từ việc xem xét một số kinh nghiệm chi trả cổ tức ở các nước phát triển trên thế giới; để từ đó đi đến những gợi ý cho việc lựa chọn phù hợp chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ ngày thị trường mở cửa năm 2000 đến năm
2008.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Các chính sách pháp luật hiện hành điều chỉnh đến cổ tức và các phương pháp phân phối lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam.
− Các số liệu, hình thức cổ tức đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
− Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.
− Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính sách cổ
tức đang được áp dụng tại các công ty niêm yết.
− Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
− Số liệu sơ cấp: các số liệu chi trả cổ tức của các công ty niêm yết đã công bố trong các Bản cáo bạch cũng như trong các Bản tin Chứng khoán của HOSE và HASTC (hiện nay là HNX) qua các năm. Trong đó, số lượng công ty niêm yết được chốt đến tháng 2008: tương ứng 170 công ty ở sàn HOSE và 168 công ty ở sàn HASTC.
− Số liệu thứ cấp: các thống kê về lạm phát, lãi suất của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các số liệu thống kê cổ tức cũng như các phân tích về chính sách cổ tức của các tác giả, các chuyên gia trong và ngoài nước, và các phân tích, tổng hợp số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo kết cấu sau:
Chương 1: Lý luận tổng quan của đề tài
Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Chương 3: Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại Việt
Nam.
118 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chính sách niêm yết cổ tức cho các công ty cổ phần biêm yết tại miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ phiếu thưởng qua vài năm hoặc nhiều năm thay vì một lần, làm như
vậy DN sẽ tích luỹ được nguồn tiền mặt lớn qua việc giảm tối đa tỷ lệ cổ tức
bằng tiền mặt, đồng thời giảm áp lực về quản trị doanh nghiệp.
Trang 78
3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHI TRẢ CỔ TỨC
Một quy trình chi trả cổ tức tuân theo các bước như sau:
Sơ đồ 3-1. Quy trình ra quyết định trả cổ tức
Số dư hợp lý
của tiền mặt
Vốn vay trong
cơ cấu vốn
Dòng
tiền
từ
hoạt
động
Trả nợ gốc
và lãi vay
Dòng tiền
từ hoạt
động cho
chủ sở hữu
Đầu tư lại cho
hoạt động
kinh doanh
Tiền mặt
sẵn có trả
cho cổ đông
Công ty giữ
lại tiền mặt
Chi tiền mặt
ra ngoài
Hiệu quả đầu
tư của dự án
Ưu tiên của
cổ đông
Mua lại
cồ phần
Chi trả
cổ tức
Dòng tiền từ hoạt động của công ty sẽ tiến hành phân chia như sau:
Bước 1: Dòng tiền từ hoạt động của công ty trước hết ưu tiên trả các khoản nợ đến
hạn và lãi vay (nếu có) căn cứ theo hợp đồng. Phần dòng tiền còn lại sẽ là dòng tiền
dành cho chủ sở hữu do chủ sở hữu quyết định phương thức sử dụng.
Bước 2: Xác định các dự án đầu tư và hiệu quả của chúng để làm cơ sở ưu tiên
quyết định đầu tư vào dự án kinh doanh mới.
Bước 3: Xác định số dư tiền mặt hợp lý phục vụ vốn lưu động. Dòng tiền còn lại
trước hết phục vụ cho mục đích này.
Bước 4: Xác định ưu tiên hay sở thích của cổ đông làm cơ sở thực hiện mua lại cổ
phần hay chi trả cổ tức tiền mặt. Xem xét lựa chọn một trong hai hình thức phân
phối cho cổ đông ta có thể tóm tắt qua các tiêu chí sau:
Trang 79
Bảng 3-1. So sánh biện pháp mua lại cổ phần và chi trả cổ tức
Chi trả cổ tức Vấn đề đánh giá Mua lại cổ phần
Rất quan trọng. Không cắt
giảm, trừ trường hợp bất khả
kháng.
Mức áp dụng trong
quá khứ
Không quan trọng
Ổn định, ít linh hoạt, hầu
như không thay đổi.
Tính linh hoạt Rất linh hoạt, không cần
thiết ổn định.
Phần thưởng nhỏ cho cổ
đông.
Kết quả khi tăng Giá chứng khoán gia tăng
khi có thông báo mua lại cổ
phần.
Sự trừng phạt lớn từ thị
trường khi giảm hay cắt bỏ.
Kết quả khi giảm Ảnh hưởng nhỏ khi cắt
giảm.
Mục tiêu phổ biến là mức cổ
tức, kế tiếp là tỷ lệ chi trả cổ
tức, và tốc độ tăng cổ tức.
Mục tiêu được xem là khá
linh hoạt.
Mục tiêu Mục tiêu phổ biến là số tiền
bỏ ra để mua lại cổ phần, và
rất linh hoạt.
Vốn tài trợ từ bên ngoài cần
được huy động trước khi cắt
giảm cổ tức.
Mối liên hệ với tài
trợ từ bên ngoài
Mua lại cổ phần cần giảm
xuống trước khi huy động
vốn đầu tư từ bên ngoài.
Trước hết là duy trì mức cổ
tức đã chi trả, sau đó là quyết
định gia tăng đầu tư.
Mối liên hệ với dự
án đầu tư
Trước hết là quyết định đầu
tư, sau đó mới quyết định
mua lại cổ phần.
Cổ tức biến động cùng xu
hướng thu nhập thường
xuyên và thu nhập ổn định.
Chất lượng của lợi
nhuận
Mua lại cổ phần gia tăng
cùng với thu nhập thường
xuyên và cả thu nhập tạm
thời.
Không cắt giảm mua lại cổ Khả năng thay thế Giảm cổ tức (không phải
Trang 80
Chi trả cổ tức Vấn đề đánh giá Mua lại cổ phần
phần để gia tăng trả cổ tức mức cổ tức) để tăng việc
mua lại cổ phần.
Bất lợi về thuế của cổ tức
chiếm vị trí thứ yếu.
Thuế Thuận lợi về thuế của mua
lại cổ phần chiếm vị trí thứ
yếu.
Chi trả cổ tức là tín hiệu
thông tin.
Tín hiệu thông tin Mua lại cổ phần cũng là tín
hiệu thông tin.
Cổ tức không được sử dụng
như khoản chi phí bắt buộc
để thông tin về giá trị công
ty hay phân biệt với đối thủ
cạnh tranh.
Dấu hiệu Mua lại cổ phần cũng không
được sử dụng như khoản chi
phí bắt buộc để thông tin về
giá trị công ty hay phân biệt
với đối thủ cạnh tranh.
Nhà đầu tư thiểu số thích cổ
tức hơn mặc dù có bất lợi về
thuế.
Nhà đầu tư thiểu số Nhà đầu tư thiểu số không
thích mua lại cổ phần bằng
cổ tức chi trả.
Các tổ chức nhìn chung là
thích trả cổ tức nhưng không
phải nhắm đến để giám sát
công ty.
Nhà đầu tư tổ chức Nhà đầu tư là tổ chức thích
mua lại cổ phần như là cổ
tức được chi trả.
Không quan trọng. Giá chứng khoán Mua lại cổ phần khi giá
chứng khoán thấp hơn giá
thị trường
Không quan trọng. Thu nhập mỗi cổ
phần
Mua lại là một nổ lực quan
trọng nhằm gia tăng EPS
Không quan trọng. Tiền mặt trên bảng
cân đối kế toán tại
một thời điểm
Được sử dụng để giảm số
dư tiền mặt khi tiền mặt cao.
Trang 81
Chi trả cổ tức Vấn đề đánh giá Mua lại cổ phần
Không quan trọng. Khả năng thanh
toán
Không mua lại khi chịu áp
lực khả năng thanh toán.
Không quan trọng. Sát nhập hay mua
lại
Rất quan trọng.
Không quan trọng. Thôn tính Không quan trọng.
Công ty luôn mong muốn
duy trì mức cổ tức thấp nhất.
Khi bắt đầu thực
hiện là…
Công ty rất tin tưởng biện
pháp mua lại cổ phần để
hoàn trả vốn cho cổ đông.
Thu nhập có khả năng gia
tăng và ổn định; Nhà đầu tư
tổ chức yêu cầu; Công ty sẵn
có ít dự án đầu tư.
Công ty không chi
trả cổ tức bắt đầu áp
dụng khi …
Thị trường định giá cổ phiếu
thấp hơn giá trị thực; Công
ty có lượng tiền mặt tăng
thêm không dùng đến; Nhà
đầu tư tổ chức yêu cầu;
Công ty sẵn có ít dự án đầu
tư; Biện pháp này có thể gia
tăng EPS.
Xu hướng phân phối cho cổ đông bằng hình thức mua cổ phần ngày càng được ưa
chuộng trên thế giới. Ưu điểm của phương pháp mua lại cổ phần được các nhà
quản trị ưa thích là nó rất linh hoạt, không gây áp lực trả cổ tức cho ban điều hành.
Ở Việt Nam, hình thức này được áp dụng từ khi thị trường chứng khoán mới hình
thành nhưng được áp dụng phổ biến năm 2008, khi thị trường chứng khoán sụt
giảm. Xem xét tại phụ lục 8, ta thấy mức áp dụng mua lại cổ phần còn rất thấp. Số
dư cổ phiếu quỹ cao nhất tại 30 tháng 6 năm 2009 chỉ có Ngân hàng Thương mại
cổ phần Sài Gòn Thương Tín là 18.265.270 CP chiếm 3,57% vốn điều lệ, Công ty
Cổ phần Vincom là 10.791.895 CP chỉ chiếm 9% vốn điều lệ. Hầu hết các công ty
mua lại cổ phiếu với mục đích mua bán cổ phiếu. Do đó giải pháp đề nghị cho thời
gian tới, các công ty cần xem biện pháp mua lại cổ phần là hình thức phân phối cho
Trang 82
cổ đông như biện pháp chia cổ tức bằng tiền mặt. Đặc biệt trong giai đoạn tình hình
kinh tế có nhiều khó khăn, việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh khó có khả
năng đạt được tỷ suất sinh lợi như mong muốn, cổ phiếu quỹ sẽ hạn chế áp lực trả
cổ tức cao do phát hành cổ phiếu quá mức thời gian qua. Chỉ có điều, mua bao
nhiêu cổ phiếu quỹ, mua ở mức giá nào, thời gian thực hiện là bài toán tài chính mà
DN cần tính toán kỹ, chứ không chỉ chăm chăm một mục tiêu là giữ giá cổ phiếu
như trước đây.
Các CTNY nên hình thành nguồn vốn lưu động dự trữ để mua lại cổ phiếu quỹ ở
mức giá hợp lý khi TTCK có biến động mạnh hoặc vì những lý do khác làm ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu công ty. Tất nhiên là việc mua lại cổ phiếu quỹ phải bảo
đảm hiệu quả. Đối với các TTCK phát triển, với những cổ phiếu Blue Chip thì
nguồn vốn này khá lớn so với các công ty cổ phần của Việt Nam. Các DN kinh
doanh hiệu quả cũng cần nghiên cứu những thời điểm thuận tiện để huy động vốn
nhằm có nguồn thặng dư tích luỹ cho mục đích này. Đối với các DN sản xuất kinh
doanh có nghiệp vụ đầu tư chứng khoán không thường xuyên, thì cũng nên dùng
nguồn thặng dư để tránh những biến động giảm giá chứng khoán có thể làm ảnh
hưởng đến việc giảm vốn điều lệ hoặc ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động phục vụ
cho sản xuất kinh doanh chính.
Việc xây dựng nguồn vốn thặng dư để lại ở mức bao nhiêu, tuỳ thuộc vào từng loại
hình DN. Trong trường hợp chưa huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu mới
thì việc phân chia lợi nhuận sau thuế phải đảm bảo nguyên tắc có tích luỹ, không
chia hết toàn bộ cho cổ đông số lợi nhuận làm ra.
Đồng thời, công ty cần cân nhắc điều chỉnh kế hoạch đầu tư và chi trả cổ tức khi
phát sinh các trường hợp sau:
− Khi công ty có nhiều dự án đầu tư tốt và trong khi đang chi trả cổ tức nhiều hơn
dòng tiền cho chủ sở hữu. Trong trường hợp này công ty đang làm giảm giá trị
cổ đông. Vì trả cổ tức cao, công ty sẽ thiếu hụt tiền mặt và phải bù đắp lượng
tiền thiếu hụt thông qua phát hành chứng khoán mới. Thêm vào đó, công ty
thường xuyên thiếu tiền tạo ra sự giới hạn về vốn đầu tư, và công ty phải từ bỏ
Trang 83
các dự án tốt. Biện pháp lúc này là công ty nên giảm cổ tức để dành tiền đầu tư
vào các dự án tốt.
− Khi công ty có nhiều dự án tốt và chi trả cổ tức ít hơn dòng tiền dành cho chủ sở
hữu. Tiền mặt của công ty sẽ tăng lên, công ty dự đoán công ty có nhiều dự án
tốt cần đầu tư trong tương lai. Biện pháp hữu hiệu là công ty nên tiếp tục duy trì
chính sách cổ tức và đầu tư hiện tại.
− Khi công ty có nhiều dự án xấu và chi trả cổ tức ít hơn dòng tiền cho chủ sở
hữu. Công ty đang tích lũy tiền mặt và cũng chịu áp lực lớn từ phía cổ đông về
chi trả cổ tức vì họ lo sợ công ty sẽ sử dụng tiền để đầu tư vào các dự án xấu.
Do đó để gia tăng giá trị cho cổ đông, công ty nên trả cổ tức nhiều hơn và cắt
giảm đầu tư.
− Khi công ty có nhiều dự án xấu và chi trả cổ tức nhiều hơn dòng tiền dành cho
chủ sở hữu. Công ty vừa không có khả năng sinh lời trong tương lai từ đầu tư,
vừa làm sói mòn giá trị hiện tại của công ty vì trả cổ tức cao. Giải pháp đưa ra là
công ty nên cắt giảm đầu tư và dùng tiền đó chia cổ tức nếu không công ty sẽ
phải cắt giảm cổ tức hoặc kết hợp giảm cả đầu tư và giảm cổ tức.
3.3. TUÂN THỦ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
CỔ TỨC
Có một số nguyên tắc rút ra từ kinh nghiệm các nước trên thế giới mà các công ty
sau khi đã thiết lập được chính sách riêng của mình cần tuân thủ đó là:
− Một là không thể xây dựng chính sách cổ tức chung cho tất cả các công ty trong
mọi thời điểm. Mỗi công ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, hoạt động
trong những lĩnh vực kinh doanh tại những vùng miền riêng biệt và chịu tác
động bởi những nhân tố khác nhau. Trong điều kiện kinh doanh cụ thể, các công
ty có chiến lược và quan điểm kinh doanh khác nhau. Các công ty cần cân nhắc
lựa chọn mức cổ tức phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của mình, và của cùng
một công ty trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Các công ty
cần nắm vững tác động của các nhân tố cơ bản sau trong quá trình xây dựng
Trang 84
chính sách cổ tức:
Bảng 3-2. Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
STT Yếu tố Biến động Mức cổ tức
1 Các điều khoản hạn chế Càng nhiều Càng thấp
2 Khả năng thanh toán Càng lớn Càng cao
3 Nguồn vốn sẵn có Càng nhiều Càng cao
4 Tính ổn định của thu nhập Càng ổn định Càng cao
5 Cơ hội đầu tư Càng nhiều Càng thấp
6 Lạm phát Càng cao Càng thấp
7 Đặc điểm của cổ đông Càng nghèo Càng cao
8 Tín hiệu thông tin Càng nhiều Càng thấp
− Hai là có thể 1 chính sách cổ tức khó có thể làm hài lòng được tất cả các cổ
đông. Nhưng công ty phải cân nhắc được lợi ích của toàn công ty với lợi ích
của từng nhóm cổ đông. Ngoài ra, công ty cũng phải dung hòa được lợi ích
giữa cổ đông và ban quản lý, lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ.
− Ba là công ty có thể kết hợp các hình thức chi trả cổ tức khác nhau. Khi nói
đến phương thức chi trả cổ tức, người ta thường nghĩ ngay đến 3 phương
thức: cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản. Ngoài ra,
một số phương thức như: cổ phiếu thưởng, mua lại cổ phần,… cũng có tính
chất như một việc chi trả cổ tức. Việc sử dụng đa dạng hóa các phương thức
chi trả cổ tức vừa giúp các nhà quản lý linh hoạt trong việc lựa chọn chính
sách cổ tức vừa giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn danh mục cổ phiếu của
mình sao cho phù hợp với dòng tiền cũng như chiến lược đầu tư ngắn hay dài
hạn của mình. Từ đó tạo ra hoạt động mua bán phong phú, đa dạng và sôi
động trên thị trường chứng khoán.
− Bốn là công ty cần có một chính sách cổ tức an toàn, nhất quán, ngay cả trong
trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không
đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng
Trang 85
nghĩa với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Nếu tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận
giữ lại quá lớn thì khiến cho nhà đầu tư suy diễn là công ty bế tắc trong sự
tăng trưởng và công ty lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều ảnh hưởng không
tốt lên giá trị cổ phiếu của công ty.
− Năm là cần có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có
một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông (hiệu ứng nhóm khách
hàng) vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu
đầu tư bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty.
− Sáu là tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù công ty đang có một cơ hội
đầu tư tuyệt vời. Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tương lai ổn
định và đáng tin cậy từ cổ tức sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ
tức đột ngột của công ty, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng
lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty
trong tương lai. Trong trường hợp như thế, để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này,
công ty nên chọn giải pháp đi vay hay phát hành cổ phiếu mới. Nếu vì một lý
do nào đó công ty không thể huy động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà
buộc phải cắt giảm cổ tức, thì công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và
giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp
tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó.
3.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GIAI
ĐOẠN SUY GIẢM KINH TẾ
Năm 2009 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và các DN nói riêng.
Trong bối cảnh thị trường ảm đạm hiện nay, một số DN đã công bố kế hoạch mua
lại cổ phiếu của mình làm cổ phiếu quỹ với mục đích chính là bình ổn giá, hỗ trợ
tâm lý cho nhà đầu tư và đây cũng là hình thức đầu tư dài hạn vì giá cổ phiếu đang ở
mức thấp. Số tiền bỏ ra mua cổ phiếu quỹ này thường chiếm 5 - 15% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu quỹ không đúng như kế hoạch đã công bố với tỷ lệ
mua được thấp, có hiện tượng làm giá cổ phiếu như vừa qua sẽ không đạt được hiệu
Trang 86
quả như mong muốn do đó khó có thể đưa giá trị thị trường của cổ phiếu về giá trị
thật. Ngoài ra, việc mua cổ phiếu quỹ có thể nâng đỡ giá nhưng một khi việc này
chấm dứt thì giá cổ phiếu lại giảm.
Nếu ban điều hành cắt giảm cổ tức thì họ sẽ gặp phải sự trừng phạt vì điều này. “Chi
phí” của việc giảm cổ tức là giảm giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán
tại ngày thông báo giảm hay cắt bỏ cổ tức. Các công ty nên quyết định cắt giảm cổ
tức chỉ khi công ty cạn kiệt tiền mặt tại quỹ và khả năng duy trì nợ an toàn. Mặt
khác khi giảm cổ tức sẽ gây cho nhà đầu tư cảm giác là ban điều hành tồi. Thực tế là
có những bằng chứng quan trọng là 21 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ, Châu Âu, Anh
quốc đã trả lượng cổ tức đáng kể từ năm 2000-2006 và cả trong thời kỳ khủng
hoảng tiền tệ tín dụng tại Mỹ. Các ngân hàng đã gia tăng cổ tức/tài sản từ 0,27%
năm 2002 lên 0,34% của ba quý đầu năm 200815.
Việc ổn định tâm lý của nhà đầu tư trong giai đoạn này cần được đặt trọng tâm.
Trong bối cảnh đa số nhà đầu tư chứng khoán đều thua lỗ thì việc chi trả cổ tức cao
sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho nhà đầu tư. Đặc biệt, từ nguồn cổ tức
này, nhà đầu tư sẽ có thêm tiền mặt để tái đầu tư khi giá nhiều cổ phiếu quá rẻ, giúp
họ cân bằng lại giá vốn đầu tư. DN cần căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của
công ty xây dựng chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao hợp lý trong ngắn
hạn. Một chính sách trả tiền mặt ở mức cao hợp lý bao gồm:
− DN cần tài cấu trúc lại toàn bộ hoạt động của công ty: ban quản lý DN phải
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tự có và vốn vay; rà xoát và kiên
quyết cắt giảm những loại chi phí không hợp lý, chi phí thừa; khi có điều kiện
thì thanh lý những tài sản kém hiệu quả nhằm thu hồi vốn phục vụ cho
mảng sản xuất kinh doanh truyền thống; chuẩn bị điều kiện cần thiết để khi thị
trường hồi phục công ty có thể đi tắt đón đầu để tăng trưởng vượt bậc.
− Thông tin để nhà đầu tư hiểu rõ những khó khăn do khách quan tác động như
ảnh hưởng của giai đoạn khó khăn, của biến động từ thị trường để có thể đánh
giá phù hợp về khả năng làm ra lợi nhuận của Ban quản lý.
15 Xem chi tiết tại Phụ Lục 10
Trang 87
− DN có thể tăng tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt trên lợi nhuận sau thuế nếu tình
hình tài chính DN cho phép và vẫn bảo đảm tốt việc thanh toán các khoản nợ
hiện hành. Đây được xem là tín hiệu thông tin về tình hình kinh doanh thuận
lợi, công ty có khả năng đã vượt qua giai đoạn khó khăn.
− Việc lựa chọn và thực hiện các dự án đầu tư mới cần thật sự thận trọng. Ban
quản lý DN phải xem xét kỹ việc sử dụng lợi nhuận sau thuế hay vốn thặng
dư, vốn vay vào các dự án đầu tư, phải công bố đầy đủ quá trình giám sát và
đánh giá hiệu quả sau quá trình đầu tư của từng dự án cho cổ đông.
Việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh để xây dựng chính sách cổ tức cao hợp lý
chỉ mang tính tình thế trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Kinh tế thế giới vượt qua
giai đoạn tồi tệ nhất kèm theo thị trường chứng khoán và kinh tế Việt Nam đã
bước qua giai đoạn suy giảm, tình hình hoạt động các công ty hy vọng sẽ sớm hồi
phục và đi vào ổn định. Đến lúc đó, các công ty cần thực hiện chính sách cổ tức
dài hạn đã đặt ra trước đây.
3.5. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG MỐT QUAN HỆ VỚI THUẾ THU
NHẬP
3.5.1. Quyết định chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập
Chính sách thuế đối với thu nhập từ chứng khoán có khác biệt vế thuế suất giữa các
hình thức thu nhập. Với những khác biệt này, quyết định cổ tức khác nhau của công
ty có tác động đến dòng tiền của công ty cũng như thu nhập thực nhận của cổ đông.
Vấn đề của các giám đốc tài chính trong việc ra quyết định cổ tức trước tác động của
các loại thuế thu nhập qua hai câu hỏi lớn:
9 Nên chi trả hay giữ lại lợi nhuận?
Dưới tác động của thuế thu nhập đối với với thu nhập từ chứng khoán nếu công ty
không chi trả cổ tức:
Đối với nhà đầu tư: khi nhà đầu tư thật sự cần tiền thì họ sẽ bán cổ phần đề nhận
được lượng tiền mà mình mong muốn. Trong trường hợp này nhà đầu tư sẽ bị thiệt
thòi vì lượng thuế phải nộp cho khoản lãi vốn sẽ cao hơn nộp thuế cho cùng mức cổ
Trang 88
tức bằng tiền mặt.
Đối với doanh nghiệp: dưới góc độ thuế thì quyết định có hợp lý hay không cón tùy
thuộc vào khả năng sinh lợi của công ty và phương pháp tính thuế mà nhà đầu tư lựa
chọn. Nhà đầu tư hiện tại vẫn giữ chứng khoán và bán chứng khoán trong tương lai,
khi đó phát sinh chênh lệch khi so sánh hai phương pháp tính thuế:
− Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế lãi vốn 20% trên chênh lệch mua
bán. Số thuế thực nộp cần quy về hiện giá để so sánh cũng như cần phải xem xét
đến mức sinh lợi của chứng khoán và lãi suất của thị trường. Giả sử giá trị tiền tệ
theo thời gian là 10%, để cổ đông nhận được thu nhập 1.000 đồng cổ tức bằng
tiền mặt ở hiện tại (trừ thuế thu nhập cá nhân còn 950 đồng) bằng với thu nhập
lãi vốn trong một năm sau thì tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông sẽ là 30,625%.
Cụ thể như sau: Giá trị tương lai của thu nhập cổ đông: FV = 1.000*(1-
5%)*(1+10%) = 1.045 đồng; Giá trị thu nhập cổ đông trước thuế là = 1.045/(1-
20%) = 1.306,25 đồng; Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi = 1.306,25 – 1.000 = 0,30625 =
30,625%.
− Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế trên lại vốn là 0,1% trên giá lúc
chuyển nhượng. Giả sử giá chuyển nhượng cuối năm nay là 21.000 đồng, nếu
công ty dự định trả cổ tức 1.000 đồng, giá thị trường điều chỉnh giảm còn 20.000
đồng. Khi đó thì giá chứng khoán một năm sau phải đạt 23.123 đồng tương ứng
với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông là 10,1% thì cuối năm sau cổ đông bán cổ
phiếu có thể thu hồi được khoản thu nhập tương tự. Vì với mức tăng trưởng 10%
giá chứng khoán cuối năm sau sẽ là 23.123 đồng = 21.000*(1+0,1%)*(1+10%),
tức bằng giá cổ phiếu nếu không chi trả cổ tức là 1.000 đồng.
Qua đó ta thấy, việc ưu tiên chọn chi trả cổ tức đứng dưới giác độ doanh nghiệp là
doanh nghiệp nên chi trả cổ tức chỉ khi công ty đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất
chiết khấu và nhà đầu tư nên chọn phương pháp tính lãi vốn là 0,1% trên giá chuyển
nhượng đối với công ty tăng trưởng.
9 Nếu trả cổ tức thì nên chọn phương thức trả nào?
Hiện tại có hai phương thức trả cổ tức phổ biến là trả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ
Trang 89
phiếu. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi điểm là tiền mặt không ra khỏi công ty
mà được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Nghĩa là tất cả các nhà đầu tư đều nhận
số cổ phiếu này, tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũng không thay đổi. Ngoài ra,
phương thức này cũng có lợi về thuế hơn, đặc biệt nếu nhà đầu tư chọn phương thức
tính thuế trên giá chuyển nhượng.
Với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng. Giá tại thời điểm chuyển nhượng là 15.000
đồng (một năm sau). Lãi suất chiết khấu là 10%. Ta có thể so sánh qua bảng sau:
Bảng 3-3. So sánh tác động thuế thu nhập của phương thức chi trả cổ tức tiền mặt
và cổ tức bằng cổ phiếu (hay cổ phiếu thưởng)
Chỉ tiêu Chi trả tiền mặt Chi trả cổ phiếu
Mức chi trả 10.000 10.000
Thuế suất 5% 20% mức chênh
lệch
0,1% giá chuyển
nhượng
Thuế phải nộp 500 5.000*20% = 1.000 15.000*0,1% = 15
Hiện giá thu
nhập sau thuế
9.500 (15.000-1.000)/
(1+10%) = 12.727
(15.000-15)/(1+10%)
= 13.623
Qua đó ta thấy, dù nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế thu nhập lãi vốn như thế
nào thì chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có được lợi thuế cao hơn. Đặc biệt, nếu nhà
đầu tư chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng thì lợi thuế là cao
nhất.
Vậy phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp với việc lựa chọn phương
pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng có thể tối thiểu hóa mức thuế phải nộp,
tạo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Phương pháp này còn có điểm lợi thiết thực đối
với công ty là góp phần gia tăng nguồn vốn hoạt động và tăng tính thanh cho cổ
phiếu. Tuy nhiên, khi chi tả cổ tức bằng cổ phiếu cần chú ý đến tác động làm loãng
giá cổ phiếu, và sự sụt giảm giá cổ phần gây thiệt hại cho nhà đầu tư và cả công ty.
3.5.2. Đề xuất hoàn thiện thuế thu nhập
Việc xây dựng hệ thống thuế của Nhà nước phải nhằm đến mục tiêu hiệu quả và
Trang 90
công bằng, tạo điều kiện tăng tích luỹ vốn cho DN. Một hệ thống thuế hiệu quả hơn
hệ thống thuế khác nếu số thu như nhau nhưng chi phí của người nộp thuế thấp hơn,
cụ thể nhất là giảm thiểu những tổn thất tải trọng phát sinh từ việc thuế làm biến
dạng các quyết định của mọi người và những chi phí hành chính mà người nộp thuế
phải chịu khi họ tuân thủ luật thuế. Một hệ thống thuế như thế nào là công bằng là
một vấn đề còn được tranh cãi khá nhiều, tuy nhiên có thể xem xét trên hai nguyên
tắc sau để đánh giá hệ thống thuế có công bằng hay không, đó là nguyên tắc lợi ích
được hưởng và nguyên tắc khả năng nộp thuế. Mà biểu hiện cụ thể nhất là hệ thống
thuế phải khuyến khích được sản xuất kinh doanh phát triển và người lao động nỗ lực
làm việc.
3.5.2.1. Chính sách thuế TNDN
Tại thời điểm năm 2003, việc giảm mức thuế suất là 32% xuống còn 28% của Việt
Nam so với các nước trong khu vực như: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippin
(35%), Trung Quốc (33%) đã đáp ứng sự khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện
cho các DN có thêm tiềm lực, tích luỹ vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng
góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do tác động của quá trình toàn
cầu hóa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, cải cách thuế TNDN được
các nước trên thế giới và khu vực được xem là một trong những nội dung trọng tâm,
Trung Quốc đã có lộ trình 5 năm để điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN từ 33%
xuống còn 25%, Philippin giảm thuế suất thuế TNDN từ 35% xuống còn 30%,
Singapore từ 20% xuống 19% ... và đặc biệt là khi gia nhập WTO, sức ép về cải cách
chính sách thuế TNDN đối với Việt Nam càng trở nên cấp thiết hơn. Chính vì vậy
luật thuế TNDN sửa đổi đã thể hiện những điểm thay đổi hết sức cơ bản là: giảm
thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống 25%, lãi vay của các tổ chức, cá nhân không
phải là tổ chức tín dụng được tính tối đa vào chi phí bằng 150% lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố, thu hẹp các trường hợp được miễn giảm thuế, xoá bỏ
ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng mà thay vào đó là chế độ khấu hao nhanh đối với
tài sản cố định đầu tư mới, cho phép DN được trích tối đa 10% trên thu nhập chịu
thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN, đã thể hiện
Trang 91
quan điểm minh bạch, đơn giản, để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý thuế.
Việc xây dựng một thuế suất chung như hiện nay là một nội dung cần sửa đổi trên cơ
sở hai lý do cơ bản sau:
− Chính sách thuế không phải nhằm đến mục tiêu thu được số thuế cao mà phải
tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn để tái đầu tư, từ đó sẽ tạo ra thu nhập
lớn hơn và số thuế thu được chắc chắn sẽ cao hơn.
− Chính sách thuế phải nhằm đến các đối tượng nộp thuế theo khả năng của
người nộp thuế, tạo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế. Nghĩa là đối tượng có
thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Tư cơ sở này, chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến
trên hai tiêu chí phân nhóm các DN theo số vốn bình quân, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu bình quân trong các nhóm. Từ đó xác định khung thu nhập và các mức
thuế suất từ thấp đến cao tương ứng.
3.5.2.2. Chính sách thuế TNCN
Các vấn đề cần xem xét đối với chính sách Luật thuế TNCN như sau:
− Về phương pháp tính thuế có hai điểm không phù hợp là:
+ Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng
vốn, một mức thuế suất tỷ lệ thấp (không phải quyết toán) và một thuế suất
tương đối cao (theo phương pháp quyết toán), là không định hướng đến một hệ
thống thuế tiên tiến và hiện đại. Điều quan trọng đối với thuế TNCN là nghĩa
vụ thuế phải được xác định trên thu nhập mà người nộp thuế có được. Trong
khi việc xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
hoàn toàn trong khả năng kiểm soát của cơ quan thuế thông qua SGDCK và các
công ty chứng khoán. Do đó cần quy định duy nhất một phương pháp tính thuế
trên thu nhập chịu thuế thực tế đạt được trong năm.
+ Việc áp dụng biểu thuế toàn phần cho thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ
chuyển nhượng vốn cho thấy sắc thuế này cũng chưa tạo sự công bằng trong
nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế theo khả năng của người nộp thuế.
Trang 92
Nghĩa là đối tượng có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao
hơn. Do đó đề xuất xây dựng biểu thuế từng phần cho thu nhập từ đầu tư vốn.
Về thuế suất thuế TNCN: qua mô hình phân tích, cho thấy thuế suất thấp đối
với cổ tức bằng tiền mặt và thuế suất cao trên lãi vốn, hoàn toàn không phù hợp
với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là không định hướng cho DN và nhà đầu
tư quan tâm về một cấu trúc vốn tối ưu để gia tăng giá trị doanh nghiệp và lợi
ích của cổ đông. Việc nghiên cứu biểu thuế suất thuế TNCN lũy tiến với thu
nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn cũng là một nội dung cần có một
công trình nghiên cứu khoa học.
Thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến và quan trọng hàng đầu trong nguồn thu
ngân sách của các quốc gia tiến tiến trên thế giới, vì vậy Chính phủ cần nghiên
cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa
chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh
tế, định hướng cho hoạch định hoạt động của DN nói chung và chính sách cổ tức
nói riêng.
Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý
thuế theo hệ thống và quy trình quản lý hiện đại, cụ thể như:
− Xây dựng tách bạch mô hình quản lý thuế đối với các DN lớn được phân loại
theo tiêu chí vốn hoạt động, trong đó có các công ty cổ phần niêm yết. Các
CTNY tiêu biểu cho các công ty có kinh nghiệm, có trình độ phát triển nhất
định, tuân thủ và thực hiện chế độ sổ sách kế toán công khai minh bạch, khả
năng hiểu biết về luật pháp và tuân thủ pháp luật. Do đó, mô hình này sẽ tiết
kiệm chi phí bộ máy thu thuế, tạo điều kiện xử lý nhanh chóng các tình huống
vướng mắc trong hoạt động sản xuất, do tầm hoạt động của các DN thuộc
nhóm này ở phạm vi lớn và đa dạng, sẽ là điều kiện để cơ quan thuế phát hiện
kịp thời các khiếm khuyết để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế.
− Quy định mọi giao dịch chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết đều phải
thực hiện qua các tổ chức được nhà nước cho phép thành lập, cụ thể là các Sở
giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán. Khi thực hiện chuyển
Trang 93
nhượng, các tổ chức này sẽ thực hiện tạm khấu trừ thuế tại nguồn theo một tỷ
lệ thích hợp theo luật.
− Mọi cá nhân tham gia trên TTCK đều phải đăng ký cấp mã số thuế cá nhân và
thanh toán qua tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại. Tổ chức chi
trả cổ tức và trái tức chi trả bằng tiền mặt cũng thực hiện qua tài khoản cá nhân
và mã số thuế của người thụ hưởng. Có thể quy định với một mức cổ tức chi trả
trên 4 triệu đồng (mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế) thì tổ chức
chi trả phải tạm khấu trừ thuế tại nguồn. Khi kết thúc năm thì các cá nhân sẽ
thực hiện kê khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú hoặc
nơi làm việc.
Cơ quan thuế phải kết hợp đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đẩy mạnh
thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế để chính sách thuế là
một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước, để thu hút và khuyến khích
đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế.
3.6. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
HIỆU QUẢ
3.6.1. Nhận thức rõ vai trò của quản trị tài chính, và xác định mục tiêu hoạt
động của công ty trong điều kiện mới của nền kinh tế nước ta hiện nay
Vấn đề quản trị DN là một trong những chủ đề quan trọng trong quá trình hội nhập
của DN Việt Nam. Hầu hết nhà đầu tư chuyên nghiệp cho rằng, họ sẵn sàng trả giá
cổ phiếu cao hơn đối với công ty có mô hình và hệ thống quản trị tốt hơn so với
công ty có cùng chỉ số về tài chính. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của quản trị thành
công là tối đa hóa giá trị cho cổ đông, tức là hiệu quả tài chính, nhưng không thể
tách rời yếu tố bền vững. Tính bền vững này chỉ được đảm bảo nếu có một hệ
thống quản trị hữu hiệu, có trách nhiệm cao và tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt
ra.
Tuy nhiên, quản trị DN có yếu tố "động". Mỗi quốc gia có những thực tiễn và
phong cách quản trị khác nhau, bị ảnh hưởng bởi yếu tố pháp lý, môi trường kinh
Trang 94
doanh và văn hóa quản trị của quốc gia đó. Tuy mỗi quốc gia có đặc trưng riêng về
mô hình quản trị nhưng trong một quốc gia, các công ty lại có những mô hình về
quản trị khác nhau, thậm chí đối với một DN cụ thể cũng có thể có mô hình quản trị
thay đổi theo thời gian để đáp ứng với yêu cầu kinh doanh, như toàn cầu hóa hoặc
thay đổi chiến lược phát triển... Chính vì yếu tố "động" đó nên thực tiễn quản trị
thường đưa ra những nguyên tắc để các DN xây dựng mô hình phù hợp với điều
kiện kinh doanh của mình.
Sự phát triển của TTCK ở Việt Nam không chỉ làm thay đổi tư duy về mô hình
quản trị mà còn kéo theo sự gia nhập của nhiều tổ chức trên thị trường tài chính
quốc tế. Khá nhiều quỹ đầu tư rót tiền vào thị trường Việt Nam và đã góp phần thay
đổi đáng kể bộ mặt thị trường tài chính - chứng khoán trong nước. Chính sự hội
nhập nhanh chóng này mà nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 phải gánh chịu
những thử thách của sự phát triển quá nóng từ các nguồn vốn đầu tư đổ vào. Tuy
nhiên, đây là đợt thử thách tốt cho DN trong nước trước sự thâm nhập của các tổ
chức quốc tế. Những tập đoàn đa quốc gia này không chỉ mang vốn cho nền kinh tế
trong nước, mà còn đem theo những chuẩn mực quản trị kinh doanh quốc tế với
yêu cầu khắt khe hơn về quản trị và tính minh bạch trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số DN hàng đầu của Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư ra ngoài lãnh
thổ. Từ năm 2008 trở lại đây đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một xu thế khá
mạnh mẽ. Điều này cho thấy tầm nhìn xa và sự trưởng thành đáng kể của các DN
Việt Nam. Đặc biệt, nhiều dự án đã chuyển từ quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành
nghề đơn giản, sang các dự án quy mô lớn,vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật,
công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Thậm chí, điểm đến là cả những
quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam như Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Do đó, chính sách cổ tức của các công ty nói chung và các công ty cổ phần niêm
yết nói riêng đã mang màu sắc mới, không chỉ bó hẹp trong quốc gia, cần hội nhập
và mang tính quốc tế. Xây dựng chính sách cổ tức lúc này cần phải xem xét đến tác
động của chính sách thuế, rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị, nguồn tiền mặt, nhu cầu tài
Trang 95
trợ công ty ở nước ngoài, và sự hiện diện của các biện pháp kiểm soát tỷ giá,…
3.6.2. Đào tạo cán bộ có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kiến thức về tài
chính và thị trường chứng khoán
Để có thể xây dựng được chính sách cổ tức hợp lý, hiệu quả như đề nghị thì điều
thiết yếu là các nhà lãnh đạo cao cấp, các giám đốc tài chính, bộ phận tài chính
trong các CTNY phải nắm vững các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại. Do
vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong CTNY là một trong những nhân tố
quan trọng hàng đầu. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý tài chính trong
tình hình mới các CTNY cần:
− Phải có chương trình, kế hoạch đào tạo dài hạn cả trong và ngoài nước cho các
chuyên viên, các cán bộ trung cao cấp. Đầu tư vào nhân lực cho đội ngũ quản
lý trẻ thông qua việc cử đi tu nghiệp, tập huấn tại các nước tiên tiến.
− Các bộ quản lý trong CTNY nói chung và công ty cổ phần nói riêng phải được
chuẩn hóa, bố trí các chức danh phải đúng chuyên môn và năng lực. Các chức
danh trong bộ phận tài chính phải là người có năng lực thật sự, có kiến thức
vững vàng về tài chính, có khả năng hoạch định trong dài hạn. Bằng việc tuyển
chọn được các nhân tài thông qua các hình thức như tổ chức các lớp huấn luyện
nghiệp vụ, tổ chức các cuộc sát hạch công chức cho các cán bộ nghiệp vụ để
gạn lọc những người giỏi, loại bỏ những người yếu kém.
− Đào tạo và đào tạo lại là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và phải kết hợp với
với những yêu cầu thực tiễn ở mỗi giai đoạn phát triển và xu thế phát triển của
thị trường.
Quá trình đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho TTCK không chỉ tập trung cho
những nhà quản lý, nhà môi giới, nhà phân tích mà còn cho cả các nhà đầu tư cá
nhân.
3.6.3. Hoàn thiện việc công bố thông tin về công ty
Thị trường tài chính - chứng khoán coi vấn đề minh bạch công khai thông tin là yêu
Trang 96
cầu số một. Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư đều yêu cầu về tính minh bạch
thông tin. Sự phát triển của TTCK cũng góp phần tạo sức ép cho DN phát hành
chứng khoán phải minh bạch hóa. Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro thông
tin trong đầu tư chứng khoán ở nước ta hiện nay:
Một là, nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty. Để bảo đảm hiệu quả
pháp luật về quản trị công ty trong trong mối liên hệ với việc hoàn thiện pháp luật
về công bố thông tin trên TTCK, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
− Cần coi việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty là một trong những yêu
cầu bắt buộc trước khi thực hiện việc niêm yết trên TTCK.
− Các CTNY tại SGDCK phải thường xuyên báo cáo việc tuân thủ các quy định
về quản trị công ty và báo cáo cho SGDCK những thay đổi về nhân sự của
công ty một cách kịp thời.
− Khi thiết kế Điều lệ công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, người
quản lý công ty và Ban kiểm soát công ty phải xác định rõ nội dung, thẩm
quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản trị công
ty; nội dung và phương pháp phối hợp giữa các bộ phận trong công ty khi giải
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
− Các công ty tự mình hoặc dưới sự trợ giúp, tư vấn của các chuyên gia khẩn
trương rà soát hệ thống quản trị công ty của mình nhằm phát hiện những thiếu
sót, những điểm chưa hợp lý từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Nâng cao vị trí,
vai trò của cổ đông - chủ sở hữu công ty trong việc đề xuất các yêu cầu quản trị
công ty, nhất là việc thực hiện quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động
của người quản trị công ty.
Hai là, nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động công bố thông
tin trên TTCK Việt Nam. Là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty nên
người quản trị công có rất nhiều thông tin và những thông tin đó cần phải được
công bố, báo cáo cho cổ đông biết để họ thực hiện quyền của mình. Tuy vậy, người
quản trị công ty luôn chịu sự chi phối từ rất nhiều phía như cổ đông lớn - người cử
mình và Hội đồng quản trị, lợi ích tư nhân của mình... nên đã dẫn đến việc họ lợi
Trang 97
dụng các thông tin từ hoạt động của công ty để trục lợi. Ở nước ta hiện nay, thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thường nắm giữ rất ít cổ phần trong công ty,
thêm vào đó họ lại thường xuyên chuyển nhượng cổ phần của mình khi thị trường
tăng nóng hay sụt giảm làm ảnh hưỏng đến niềm tin của nhà đầu tư. Như vậy, để
người quản trị công ty gắn bó với sự sống còn của công ty thì phải có các tiêu
chuẩn vật chất đối với những người này.
Bên cạnh việc gắn trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
thông qua việc nắm giữ trị giá cổ phần tại công ty, thì việc ban hành bộ quy tắc đạo
đức của nhà quản trị doanh nghiệp là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các
công ty cần có những biện pháp khuyến khích thu hút người có năng lực vào quản
trị công ty.
Ba là, đối với các nhà đầu tư cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin
trước khi đưa ra quyết định đầu tư để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Trước thực
trạng thiếu thông tin sạch trong đầu tư chứng khoán thì việc các nhà đầu tư tự trang
bị cho mình những kỹ năng phân tích, đánh giá độ tin cậy của thông tin về công ty
là rất cần thiết. Nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản khi đọc và
phân tích một BCTC và khi phát hiện ra thông tin có vấn đề thì cần kiểm chứng kịp
thời như hỏi công ty, tham vấn ý kiến của chuyên gia...
Bốn là, nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm
tính minh bạch trên thị trường. Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán có nhiệm vụ
thiết lập và duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các thành viên phối hợp với Uỷ
ban Chứng khoán nhà nước để xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý về chứng
khoán. Hiệp hội cũng tổ chức các hoạt động đào tạo chứng khoán và thiết lập mối
quan hệ quốc tế về lĩnh vực này. Vai trò của hiệp hội Kinh doanh chứng khoán
trong việc nâng cao tính minh bạch trên TTCK nước ta thể hiện ở những điểm sau
đây:
− Phản ánh được mức độ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của các thành
viên;
− Đưa ra những khuyến cáo đối với nhà đầu tư trước những thông tin không đáng
Trang 98
tin cậy, không có cơ sở;
− Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều chỉnh chính
sách cho phù hợp với những biến động của thị trường.
Năm là, nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong
hoạt động công bố thông tin trên TTCK. Vai trò của báo giới đối với hoạt động
công bố thông tin trên TTCK thể hiện ở những điểm sau:
− Góp phần định hướng cho công chúng đầu tư, đưa các thông tin chính xác,
khách quan và tránh những bình luận gây hại cho DN;
− Trở thành công cụ để cho DN quảng bá và khuếch trương thương hiệu của
mình trên thị trường;
Khi phản ánh các thông tin về DN phải bảo đảm tính khách quan, công bằng,
không cường điệu hoá thông tin, không đưa những thông tin “gây nhiễu” làm khó
khăn cho nhà đầu tư.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, Bộ Tài chính
chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán nhà nước phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền với nội dung và phương thức đa dạng
để công chúng có hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như những rủi ro khi tham
gia thị trường chứng khoán, coi đây là một trong các giải pháp trọng tâm lâu dài
nhằm phát triển lành mạnh và bền vững thị trường chứng khoán. Đây cần được coi
là tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Sáu là, củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như tăng cường sự quản lý nhà nước
về chứng khoán và TTCK. TTCK rất nhạy cảm với thông tin. Thông tin càng minh
bạch, càng rõ ràng thì niềm tin của công chúng đầu tư vào TTCK càng lớn. Niềm
tin của công chúng đầu tư là động lực thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển,
vượt qua những giai đoạn khó khăn, là yếu tố quyết định thành công trên TTCK.
Tình trạng thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam thời gian qua cũng như
việc sụt giảm quá nhanh của TTCK thời gian gần đây đã làm suy giảm lòng tin của
nhà đầu tư vào TTCK. Một trong những nguyên nhân chính là việc họ không có cơ
hội tiếp cận được với các thông tin chính thức trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trang 99
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về TTCK cũng cần phải dựa trên hệ thống
thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan và kịp thời. Các giao dịch bất hợp pháp
trong lĩnh vực chứng khoán cần được phát hiện và xử lý nếu không thì những hậu
quả mà nó mang lại là rất lớn.
Thời gian qua, với những nỗ lực của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước trong việc duy
trì, củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào TTCK bằng rất nhiều các biện pháp khác
nhau như điều chỉnh biên độ giao dịch, tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho thị
trường, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK... Tất cả những nỗ lực
đó đã góp phần không nhỏ vào việc củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Việc củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường là công việc khó khăn và phải
được tiến hành thường xuyên, bởi nếu không chú tâm vào việc giám sát thị trường
thì ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào thị trường.
Trang 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Các nhà quản trị cần có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức của
công ty thông qua xác định giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của DN để có
định hướng chung cho chính sách cổ tức. Trong mỗi giai đoạn phát triển, DN sẽ lựa
chọn chính sách cổ tức phù hợp. Tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung chính
sách cổ tức cho tất cả các công ty, việc vận dụng chính sách cổ tức cần linh hoạt
trên cơ sở cân nhắc lợi ích và tổn thất. Bên cạnh đó, tác giả đề ra quy trình ra quyết
định chi trả cổ tức căn cứ trên dòng tiền từ hoạt động. Đề xuất lựa chọn phương
pháp mua lại cổ phần như phương pháp phân phối ưu tiên bên cạnh chi trả cổ tức
bằng tiền mặt thông qua xem xét các đặc điểm của hai phương pháp trên.
Giải pháp trước mắt và tình thế của chính sách cổ tức trong giai đoạn suy giảm kinh
tế đề nghị là cao ở mức hợp lý trong điều kiện vẫn phù hợp với tình hình tài chính
hiện tại của các công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời, công ty cần kết hợp với các
biện pháp quản trị tài chính phù hợp, nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.
Các hạn chế của chính sách cổ tức thời gian qua còn được khắc phục bởi việc đề ra
các biện pháp xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế về cổ tức, xây dựng chính sách
thuế công bằng - hiệu quả - tiên tiến, và các biện pháp hỗ trợ cho DN trong tình
hình mới.
Trang 101
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính trong công ty cổ phần, đặc biệt là công ty cổ phần niêm yết, trong
nền kinh tế thị trường là công việc khó khăn, và phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải
có vốn kiến thức vững vàng về tài chính DN hiện đại. Mục tiêu của tài chính công
ty cổ phần là tối đa hóa giá trị DN – giá trị cổ đông. Các quyết định tài chính nói
chung, quyết định phân phối cổ tức nói riêng phải nhằm đạt được mục tiêu này.
Thời gian qua, hoạt động tài chính của các CTNY đã đi theo những hướng mới, đó
là ngày càng hướng vào cổ đông. Các quyết định được đưa ra có vẻ như đều nhằm
mục đích là làm tăng giá cổ phiếu trên TTCK. Tuy nhiên, nếu đi vào phân tích sâu
thực trạng về tình hình tài chính của các CTNY, gắn với các hoạt động tài chính
chủ yếu sẽ thấy hoặc các CTNY chưa vận dụng triệt để lợi thế của mình để làm
tăng giá trị DN, hoặc các quyết định đưa ra chưa dựa trên những cơ sở khoa học và
chưa có tính chiến lược lâu dài, thể hiện rõ nhất ở chính sách phân phối lợi nhuận –
chính sách cổ tức. Trong điều kiện Viêt Nam hiện nay, cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm
và có thể nói là quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính sách cổ tức của các CTNY
ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu trên TTCK.
Xuất phát từ thực tế đó luận văng đã đề xuất một số đưa ra phương hướng xây dựng
chính sách cổ tức hợp lý với mục tiêu là tối đa hóa giá trị DN – giá trị cổ đông.
Phương hướng đi từ tổng thể, dài hạn đến cụ thể gắn với điều kiện thị trường Việt
Nam và giai đoạn khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện nay.
Hy vọng rằng những vấn đề lý luận của luận văn sẽ là những đóng góp hữu ích góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty cổ phần và thực thi chính
sách cổ tức của các CTNY trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB
Thống kê.
2. Trần Tấn Hùng (2008), Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn của
công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế
Tp.HCM.
3. Đặng Hồng Phong (2009), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam – Nhìn từ góc độ thuế thu nhập, Khóa luận
tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM.
4. Tô Thị Thanh Trúc (2003), Xây dựng chính sách phân phối cho các công ty
cổ phần niêm yết tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Tp.HCM.
5. Phạm Thị Thanh Xuân (2007), Chính sách cổ tức – Lý thuyết và thực tiễn tại
một số công ty cổ phần khu vực TP. HCM, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế
Tp.HCM.
6. Các báo cáo, phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam các năm của: SSI
(2008), BVSC (2008), FPT (2008), GLS (2008), HSBC (2008, 2009).
7. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (2007), Công văn số
354/HHĐTT ngày 17/1/2007.
8. Các bài báo trong nước:
− Gia Dũng (2005), Chính sách cổ tức: coi chừng thành “vắt sữa bê”,
− Huỳnh Thế Du (2007), “Thuế thu nhập cá nhân: Hai điều nên cân nhắc”,
− H.Hà (2009), “Thuế thu nhập cá nhân và việc chia cổ tức: Ảnh hưởng đan
chéo”,
− Nguyễn Hà (2007), “'Bội thực' cổ phiếu mới tăng vốn”, www.saga.vn.
− Nguyên Hằng (2009), “Lướt sóng với cổ phiếu quỹ”,
− Nguyên Hằng (2009), “Thủ thuật mua cổ phiếu quỹ”,
− Bạch Hoàn (2008), “Mua cổ phiếu quỹ: Vướng cơ chế!”,
− PGS.TS Đào Duy Huân (2004), “Cần có chính sách cổ tức ổn định, nhất
quán trong các công ty cổ phần ở nước ta hiện nay”, Trung tâm Thông tin
Khoa học Công nghệ Quốc gia.
− Lê Hường, Cơ cấu vốn và chính sách cổ tức: Bài toán khó,
− Bạch Hường (2008), “Chạy đua gom cổ phiếu để hưởng cổ tức”,
− Bạch Hường (2008), “Mua cổ phiếu quỹ vẫn không cứu được giá”,
− Châu Huệ (2009), “Cổ tức cao chưa hẳn doanh nghiệp khỏe”,
− Tư Giang (2007), “Thưởng cồ phiếu là trái luật”,
− Hồng Kỳ (2008), “Chi trả cổ tức bằng tiền: Liệu cao đã là tốt?”,
− Lương Nguyên (2007), “ Lãnh cảm với cổ phiếu thưởng!”, Sài Gòn Thứ
bày.
− Hà Phan (2007), “Cổ phiếu thưởng: Gậy ông đập lưng ông”, Báo Tiền
Phong.
− Huỷnh Bửu Sơn (2008),“Cổ tức và phát triển doanh nghiệp”,
− Giang Thanh (2008), “Góc khuất của “làn sóng” chia cổ tức 2008”, Báo
Đầu tư chứng khoán.
− T.Trang (2009), “75% báo cáo có chênh lệch trước và sau kiểm toán”,
− Lê Văn Tứ (2008), “Cổ phiếu thưởng và thuế thu nhập cá nhân”,
TBKTSG.
9. Các trang web:
− www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
− www.vse.org.vn (Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM)
− www.hastc.org.vn (Trung tâm Chứng khoán Hà Nội)
− (TTLKCK)
− www.bsc.com.vn (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt nam)
− www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê)
− www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
− (Ngân hàng thế giới)
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
10. Aswath Damodaran (2005), Applied Corporate Finance – A User’s Manual,
Second Edition, pp.445-481
9. Brav, Alon, John R. Graham, Campbell R. Harvey, and Roni Michaely
(2005), Payout policy in the 21st century, Journal of Financial Economics 77,
483-527.
10. DeAngelo, Harry, Linda DeAngelo, and Douglas J. Skinner (2004), Are
dividends disappearing? Dividend concentration and the consolidation of
earnings, Journal of Financial Economics 72, pp.425-456
11. DeAngelo, Harry and Linda DeAngelo (2006) The irrelevance of the MM
dividend irrelevance theorem, Journal of Financial Economics 79, pp.1415-
1431.
12. DeAngelo, Harry and Linda DeAngelo (2006)b, Payout policy pedagogy:
What matters and why, Working paper, University of Southern California.
13. DeAngelo, Harry and Linda DeAngelo and René M. Stulz (2006), Dividend
Policy and the earned/contributed capital mix: a test of the life-cycle theory,
Journal of Financial Economics, 81, 227-254.
14. Fama, Eugene F. and Kenneth R. French (2001), Disappearing dividends:
Changing firm characteristics or lower propensity to pay, Journal of Financial
Economics 60, pp. 3-43
15. Gohar G. Stepanyan (2009), Do Managers Cut Dividends Because They
“Have To”?, Working paper, Krannert School of Management- Purdue
University.
16. Henk von Eije, William Megginson (2007), Dividends and chare repurchases
in European Union, Journal of Financial Economics, Forthcoming.
17. Skinner, Douglas J. (2007), The evolving relation between earnings,
dividends, and stock repurchases, Journal of Financial Economics
(forthcoming)
18. Weston, Fred and Juan Siu (2003), Changing motives for share repurchases,
Finance Paper 3, Anderson Graduate School of Management, UCLA.
19. Viral V. Acharya, Irvind Gujral and Hyun Song Shin (2009), Dividends and
Bank Capital in the Financial Crisis of 2007-2009, Working paper,
www.ssrn.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chính sách niêm yết cổ tức cho các công ty cổ phần biêm yết tại miền Nam.pdf