Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - Dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nền kinh tế trên thế giới đang từng giờ đổi thay, để có được sự đổi thay nhanh chóng như vậy là nhờ có hoạt động thương mại trên toàn thế giới hay còn gọi là thương mại quốc tế. Nước ta từ khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã và đang thực hiện hoạt động thương mại theo xu hướng quốc tế, để tranh thủ ngững ưu đãi của WTO đối với Việt Nam .Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thích nghi nhanh chóng và bước đầu ổn định trong kinh. Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính sự nghiệp không ngừng có những sửa đổi về các biểu thuế, điều luật và các chính sách ưu tiên khác nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại là một hoạt động không thể thiếu trong tổ chức bởi bản thân nó chứa đựng các yêu cầu cần thiết trong tổ chức. Một tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chính sách hợp lý về thương mại bởi nó mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất và điều tiết thị trường Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi vùng cao nhưng hoạt động thương mại tương đối phát triển, còn một số ít huyện, xã thì hoạt động thương mại chưa thực sự được quan tâm. Tuy vậy trong thời gian tới hoạt động thương mại sẽ có những đổi thay to lớn hơn, vì trong thời gian tới sở thương mại sẽ mở rộng các mạng lưới chợ, siêu thị trên phạm vi toàn tỉnh. Hơn nữa sở thương mại và sở tài nguyên môi trường đã và đang quy hoạch các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc, di tích lịch sử để thu hút du khách đến với yên bái Hoạt động thương mại trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, song nhìn một cách tổng thể thì vẫn còn nhiều nơi chưa thực sự cung cấp đầy đủ nhu cầu cần thiết cho người dân, có nơi thừa hàng hoá , có nơi thiếu hàng hoá Chính vì vậy em chọn đề tài “ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn -Yên Bái” làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ I. Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch thương mại - dịch vụ - du lịch 1. Khái niệm về thương mại dịch vụ 1.1 Khái niệm về thương mại 1.2 Khái niệm về dịch vụ 2.Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại 2.1. Khái niệm về quy hoạch 2.2. Khái niệm về kế hoạch II. Vai trò của quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại đối với kinh tế địa phương 1. Vai trò của thương mại dịch vụ đối với các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp 2. Vai trò trong việc phân phối các nguồn lực 3. Tác động của thương mại đối với các ngành khác của nền kinh tế 4. Kích thích nhu cầu và tạo ra các nhu cầu mới 5. Vai trò góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 6. Quy hoạch và kế hoạch có vai trò định hướng cho sự vận động của thị trường theo những mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra III. Nội dung và quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ 1. Sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch và kế koạch phảt thương mại dịch vụ 1.1. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức 1.2. Những khuyết điểm của thị trường trong điều tiết nền kinh tế 1.3. Khả năng phân phối các nguồn lực 1.4. Quy hoạch và kế hoạch là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý,điều tiết thị trường và thương mại 1.5. Quy hoạch và kế hoạch có tính định hướng 2. Nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại của kinh tế địa phương 2.1. Nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại trong 5 năm 2.2 Nội dung quy hoạch và kế hoạch hàng năm CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN CHẤN I .Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch trong những năm qua 1. Tình hình phát triển thương mại dịch vụ 2. Tình hình phát triển du lịch II. Đánh giá những tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch tại huyện văn chấn 1. Thị trường ngoài nước 2.Thị trường trong nước và ở địa phương III. Những chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển thương mại - dịch vụ - du lịch dã được ban hành và tác động của nó đối với kinh tế địa phương 1. Một số chính sách thương mại được áp dụng tại địa phương 1.1. Chíng sách bảo hộ 1.2. Chính sách mặt hàng 1.3. Chính sách thị trường 1.4. Chính sách kích cầu 1.5. Chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh yên bái 1.6. Các chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài 2. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái trong những năm đầu thế kỷ 21 3. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch 3.1. Hoạt động thương mại 3.2. Định hướng phát triển du lịch 4. Mục tiêu phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch 4.1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 4.2. Xuất nhập khẩu 4.3. Quy hoạch mạng lưới chợ 4.4. Phát triển du lịch IV. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy hoạch kế hoạch phảt triển thương mại - dịch vụ - du lịch 1. Một số biện pháp thực hiện 1.1 Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu 1.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh nội tỉnh 1.3 Đối với phát triển du lịch 1.4 Công tác quản lý thị trường 2. Một số kiến nghị KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - Dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu cầu của người sản xuất . Việc dự trữ, điều tiết luân chuyển hàng hoá trên thị trường 10 năm qua của các lĩnh vực các tổ chức là rất lớn. Ước tính thương mại quốc doanh và hợp tác xã đảm nhiệm cung cấp khoảng 40% dự trữ, điều tiết hàng hoá, phần còn lại do các cá nhân, tổ chức tư nhân cung cấp, phân phối trên thị trường, doanh nghiệp nhà nước nắm quyền chủ động đã giảm đáng kể. Tuy nhiên cũng không làm ảnh hưởng đến việc điều tiết lưu thông hàng hoá, giá cả thị trường không có biến động lớn, hàng hoá luôn phong phú đa dạng, chỉ số giá cả tiêu dùng giữ được ổn định, đã có nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mức tiêu thụ cao, tạo tâm lý tốt trong tiêu dùng hàng việt nam . - Thực trạng cạnh tranh trong thương mại : Về nguyên lý, xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại thị trường trong nước và thế giới sez tạo ra các cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp, các đơn vị tham gia kinh doanh củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức từ đó nâng cao sức cạnh tranh và phát triển lâu dài. Khi hệ thống được tự do hoá, mọi lực cản, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì áp lực cạnh tranh ngày cành quyết liệt hơn. Đối với huyện văn chấn những năm qua thực trạng cạnh tranh trên thị trường diễn ra âm thầm và quyết liệt giữa các cửa hàng, công ty của nhà nước với các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia kinh doanh tại huyện. Vai trò của nhà nước đối với cạnh tranh: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cần thiết đối với các cá nhân, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, … thông qua việc hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hoáng và các chính sách hỗ trợ khác, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thương mại dịch vụ và có sự cạnh tranh lành mạnh. Đối vứi chính quyền huyện không can thiệp và ngăn sông cấp chợ, mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh, thị trường luôn ổn định, áp dụng các quy chế quản lý để điều tiết thị trường, kiên quyết chống lại các hành vi vi phạm và gian lận thương mại, đảm bảo cạnh tranh công bằng. * Các nhận định tổng quát có thể rút ra từ thực trạng. - Những mặt đạt được và những cơ hội cần khuyến khích: Trong những năm qua với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ câú kinh tế của huyện, hoạt động thương mại dịch vụ đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng, tạo lập nên mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng luôn giữ được mức ổn định, điều tiết thị trường phục vụ nhân dân các dân tộc trong huyện, đạt được những mục tiêu hàng năm. Mức độ tăng trưởng bình quân 10% /năm. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng nghành nghề, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, bước đầu đã được huy động các nguồn lực về vốn, trình độ quản lý, tiếp thị, tư duy kinh doanh được nâng lên đáp ứng yêu cầu đạt ra. Khối lượng hàng hoá được tăng lên liên tục, các mặt hàng các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Mạng lưới thương mại phát triển sâu rộng đảm bảo cung cấp đủ vật tư hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Cơ sở vật chất tong bước được cải tạo, đầu tư xây dựng mới như: các cửa hàng, điểm bán hàng, đại lý, các chợ nông thôn hoạt động hiệu quả và từng bước thực hiện đề án quy hoạch, chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quyết định của tỉnh. Đạt được những thành quả trên là nhờ các yếu tố hoạt động thương mại sau: các nguồn lực lao động, đất đai, thị trường của huyện khá dồi dào có khả năng để khai thác phát triển kinh tế, cơ chế chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, các hộ gia đình hoạt động. Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra kha năng mở rộng thị trường, tân dụng các ưu đãi về đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghệ trong sản xuất kinh doanh. - Các hạn chế thách thức : Qui mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ bé, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, qĩu tiêu dùng sức mua hàng năm tăng chậm, cơ cấu tích luỹ và tiêu dùng có tăng nhưng chưa được cải thiện đáng kể, năng lực cạnh tranh, tiếp thị còn nhiều hạn chế. Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực thương mại dịch vụ hạn hẹp, chưa phát huy được hiệu quả thế mạnh và thuận lợi giữa các vùng, các ngành trong huyện. Dự báo hàng hoá xuất khẩu sẽ ổn định và tăng nhưng nhu cầu về chất lượng, năng lực quản lý sản xuất, cạnh tranh đòi hỏi phải đổi mới không ngừng. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, sản phẩm chỉ là sơ chế, bán thành phẩm và phải xuất qua trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, một số công ty, đơn vị kinh doanh còn thua lỗ … Đây là những khó khăn mà ngành thương mại huyện phải đối mặt và tìm hướng giải quyết. 2. Tình hình phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch qua các thời kỳ: Trong vòng thời gian 10 năm qua du lịch của huyện chưa thực sự phát triển so với tiềm năng hiện có, ngành du lịch hoạt động còn mang tính tự phát, chưa có sự chủ động, hoạt động đơn thuần, kết hợp tham quan ,công tác ... chủ yếu là khách du lịch trong nước, chưa có chương trình tua du lịch, sản phẩm du lịch cụ thể, chưa mang lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách. Nguồn thu thì không đáng kể. Đầu năm 2005 tỉnh Yên Bái phối hợp đăng cai tổ chức năm „Du lịch về cội nguồn“ của 3 tỉnh : Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của các tỉnh tây bắc. Huyện Văn Chấn đã tổ chức thực hiện theo chương trình đạt hiệu quả tại 14 điểm khách đến, bước đầu tạo điểm nhấn quan trọng trong hoạt động du lịch tại địa phương, đã ddược tỉnh đánh giá cao gồm các loại hình du lịch mang tính văn hoá như: Du lịch lễ hội, du lịch văn hoá ẩm thực, du lịch sinh thái ... qua đó đã giới thiệu các sản phẩm du lịch, một số tuyến đã được đưa vào chương trình du lịch của tỉnh như: Tua du lịch Yên Bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ ; tua du lịch Yên bái - Suối Giàng - Nghĩa Lộ - bản Thái cổ. Tạo cơ hội thuận lợi, ấn tượng để giao lưu hợp tác, đầu tư, tạo bước đột phá cho du lịch của huyện . - Đánh giá chung về loại hình du lịch hiện nay: Các điểm du lịch phần lớn ở dạng tiềm năng, hoặc đã khai thác nhưng chưa hiệu quả. Việc đưa điểm du lịch tuyến du lịch gặp nhiều khó khăn bởi thiếu đồng bộ, chưa phát huy được lợi thế về các sản phẩm đặc trưng, khách đến chỉ đơn thuần là tham quan chưa có các hoạt động khác, thiếu cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí ... Các tuyến du lịch đã tạo được sự chú ý của các hãng lữ hành nhưng số lượng đến chưa nhiều, mặt dù cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... tại các điểm đến tương đối thuận lợi . - Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tác động đến du lịch: Ngoài các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng cũng góp phần quan trọng đến du lịch. Hiện nay chưa dáp ứng đầy đủ và hiệu quả như: đường giao thông, khu giải trí, nghỉ ngơi...số lượng nhà nghỉ, khách sạn còn ít, chất lượng đầu tư chưa cao. Theo thống kê toàn huyện có 3 nhà nghỉ, nhà khách với khoảng 30 phòng, chủ yếu chất lượng bình dân và trung bình. - Đánh giá các hoạt động cụ thể : Thu hút khách tham gia du lịch là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động marketing du lịch thông qua sở thương mại - du lịch giới thiệu cho du khách biết, hiểu về điểm du lịch, tua du lịch cần đến và các sản phẩm du lịch của huyện. Hoạt động du lịch hiệu quả phải đảm bảo thu hút được khách thường xuyên liên tục,kinh doanh thể hiện trên số phòng, buồng luôn được khách hàng nghỉ và lựa chọn. Do loại hình kinh doanh còn mới nên hoạt động du lịch vẫn chỉ tự phát, du khách kết hợp công tác tham quan. Vì vậy thời gian du khách lưu trú cũng hạn chế. Khách sạn nhà nghỉ còn thiếu, điều kiện phục vụ nhu cầu của khách hàng còn thấp, điểm đén còn khá mới mẻ đối với khách, hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện . - Những mặt đạt được và các cơ hội phát triển: Thông qua du lịch chúng ta đã giới thiệu quảng bá, phát tờ rơi, kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tạo cơ hội phát triển kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo. Khơi dậy các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, văn hoá dân tộc... kết hợp hài hoà vơi tham quan du lịch nhằm duy trì bảo tồn các bản sắc dân tộc như:“ tuần lễ hương về cội nguồn „ năm 2005 do huyện tổ chức tại 14 điểm du lịch, lễ hội từ ngày 17- 23/2/2005 được đông đảo quần chúng nhân đân ủng hộ, được tỉnh đánh giá cao, tạo khởi đầu tốt về hoạt động du lịch theo định hướng phát triển chung của tỉnh. - Những khó khăn và thách thức: Khó khăn bước đầu là đầu tư huy động vốn xây dựng các khu du lịch tại một số điểm du lịch có tiềm năng như: khu du lịch sinh thái tắm suối nước nóng chữa bệnh tại bản Bon xã Sơn A, bản Hốc xã Sơn Thịnh. Tham quan, giải trí, khám phá du lịch chủ yếu phục vụ du khách trong nước, xuất phát khởi điểm chậm, sự cạnh tranh giữa các điểm du lịch có cùng loại hình du lịch ngày càng lớn nên hoạt động thu hút khách sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do nhận thức và hành động của con người trong quá trình tham gia, tác động tới du lịch còn tồn tại, ảnh hưởng đến môi trường du lịch và du khách. Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước hạn hẹp, tiến độ khoa học công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm kinh doanh du lịch mới mẻ, hạ tầng cơ sở con thiếu thốn. - Du lịch của tỉnh : du lịch tỉnh Yên Bái bước đầu được quan tâm cảu các bộ ngành trung ương, tỉnh đang tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đểhình thành một ssó khu, tuyến, điểm du lịch sinh thái, văn hoá lễ hội. Đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Năm 2001, toàn tỉnh có 18 sở lưu trú, đón và phục vụ được 61 ngàn lượt khách, doanh thu đạt 12 tỷ đồng; năm 2004 có 41 cơ sở lưu trú, đón và phục vụ 105 ngàn lượt người doanh thu đạt 26 tỷ đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 45 cơ sở lưu trú, tăng 2,5 lần so với năm 2001, trong đó có 4 cơ sở đạt 2 sao, 3 cơ sở đạt 1 sao, quy mô 700 phòng với 1.330 giường nghỉ, có gần 400 trăm lao động phục vụ trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ. Mục tiêu năm 2005 ngành du lịch tỉnh yên bái đón và phục vụ 130 ngàn lượt khách, tăng 2,1 lần so với năm 2001 trong khách quốc tế là 11.000 lượt, khách nội địa là 119.000 lượt, doanh thu đạt 32,5 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2001. Đã hoàn chỉnh dự án quy hoạch chi tiết khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà và đang triển khai xây dựng. Khu du lịch trung tâm này co quy mô 206 ha gồm 5 khu chức năng chính : khu đón tiếp, khu thương mại dịch vụ công cộng, khu nghi sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu thể thao sân gôn. Tổng vốn đầu tư cho khu du lịch này là 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra còn hai dự án khu du lịch đang được gấp rút thực hiện đó là : Dự án xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Nghĩa An - Nghĩa Lộ ; dự án làng nghề tranh đá quý xã Tân Lĩnh - Lục Yên. Hai dự án làng nghề gắn với du lịch đang được triển khai xây dựng theo hướng nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân địa phương tham gia đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề để có sản phẩm phục vụ khách du lịch.Tỉnh yên bái đã khảo sát quy hoạch khu du lịch sinh thái Suối Giàng ( Văn Chấn) và khu du lịch lịch sử sinh thái nam Trấn Yên. Đặc biệt năm 2005, ba tỉnh : Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai đã phối hợp tổ chức thành công chương trình du lịch về cội nguồn, để gây ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh đất nước con người yên bái với du khách trong và ngoài nước. Tập trung tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch thông qua chương trình truyền hình trung ương và địa phương, xây dựng các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tổ chức lớp đào tạo về nghiệp vụ khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, đại học du lịch chuẩn bị nguồn nhân lợc có trình độ phục vụ lâu dài. * Sơ đồ cơ cấu tổ chức II. Đánh giá những tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch tại huyện văn chấn. 1. Thị trường ngoài nước Tăng cường mở rộnh quan hệ quốc tế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm do người dân sản xuất ra. Hàng xuất khẩu của huyện trong những năm tới là sản phẩm chè, long nhãn… nhu cầu thị trường ngoài nước rất rộng lớn, đòi hỏi khắc khe về chất lượng. Hiện nay chè đen, chè xanh sản xuất tại huyện văn chấn chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian là chính. Năm 2004 thực hiện được gần 6 ngàn tấn, dự báo 2005 sẽ tăng lên 6,5 ngàn tấn chè xuất khẩu, ước các năm tiếp theo sẽ tăng lên từ 5%- 10%/năm. Vì vậy còn đầu tư xây dựng các thương hiệu sản phẩm mới, giống chè mới chất lượng có tiềm năng xuất khẩu, giao lưu xúc tiến thương mại, mở rộng và ổn định thị trường truyền thống . 2.Thị trường trong nước và ở địa phương: -Đối với một số sản phẩm đặc trưng, đặc sản chủ yếu của huyện liên quan đến nhu cầu tiêu thụ trong nước, giữa các vùng, địa phương và vùng lãnh thổ nhu cầu ngày càng tăng do đời sống vật chất được nâng lên, dân số tăng, thông tin liên lạc phát triển, nhu cầu hưởng thụ sản phẩm mới có chất lượng như: Đồ dùng điện tử, điện lạnh, chè gạo, điện thoại, máy vi tính …có khả năng tăng lên. Ngoài phần sản xuất để tiêu dùng các sản phẩm đặc sản chủ yếu cần có thương hiệu, nâng cao chất lượng để đảm bảo tiêu thụ và cạnh tranh chiếm lĩnh trên thị trường. Dự báo trong các năm tới thương hiệu sản phẩm gạo nếp Tú Lệ có mặt trên thị trường các tỉnh, thành phố phía bắc. -Các xu hướng tiêu dùng và các nhu cầu mới xuất hiện: Ngoài các xu hướng tiêu dùng phổ thông, các xu hướng tiêu dùng hàng hoá nhiều chức năng công cụ phù hợp với điều kiện của một bộ phận người lao động tăng, theo quy luật là luôn hướng về cái mới. Đời sống tiêu dùng và nhu cầu hưởng thụ trong tầng lớp dân cư, phân hoá giàu nghèo sẽ có nhu cầu hưởng thụ khác nhau. Huyện văn chấn các hộ nghèo, hộ trung bình chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp này luôn muốn khá lên do vậy nhu cầu song dụng nhiều mặt hàng mới là tất yếu, họ đang tích cực sản xuất kinh doanh dddeer mua sắm thay thế các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Với tầng lớp dân cư có thu nhập khá và giàu xu hướng tiêu dùng các mặt hàng cao cấp, đắt tiền có khả năng chững lại vì đồ dùng của họ đã tương đối đầy đủ chỉ khi họ có nhu cầu về sản phẩm cao hơn. Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng lên từ 10- 14% /năm. Trong giai đoạn 2005- 2015 việc mua sắm các sản phẩm lâu bền sẽ giảm, mà tập trung vào các sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều tính năng sử dụng. Qũi mua hàng sẽ tăng lên về tuyệt đối nhưng do trình độ của xã hội và nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần ngày càng cao nên sẽ giảm tương đối. Việc mua sắm ô tô, phương tiện vận chuyển tăng so với hiện tại nhưng phương tiện đI lại vẫn chủ yếu là xe máy và ô tô công cộng . - Các điều kiện tự nhiên cho phảt triển du lịch: Tiềm năng du lịch huyện văn chấn đã được tỉnh xác định có nhiều điểm khu du lịch thuận lợi phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái. Ngoài các tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi trong một quần thể, khu vực thuận lợi, vị trí địa lí, địa hình tương đối thuận lợi, các điểm du lịch cách trung tâm tỉnh không xa khoảng từ 70- 80 km, gần trung tâm huyện và các khu dân cư, thời tiết khí hậu ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt : mùa khô (mùa đông ) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa (mùa hè ) thuận lợi cho du khách đến thăm quan, dự các lễ hội văn hoá, nghỉ dưỡng, tắm nước nóng vào mùa đông ( Sơn A, Sơn Thịnh ), hay nghỉ mát thăm quan khu du lịch sinh thái Suối Giàng, nghiên cứu văn hoá người Mông, tìm hiểu nguồn gốc cây chè tuyết nghìn năm …và các khu du lịch sinh thái khác. Năm 2004 tỉnh yên bái đã co 105 ngàn lượt khách du lịch, trong đó có 97,6 ngàn lượt khách nội địa và 7,4 ngàn lượt khách quốc tế. Ước tinh năm 2006 sẽ có 160 ngàn lượt khách đến với tỉnh yên bái, dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 350 ngàn lượt người đến thăm quan yên bái. Du klhách đến với yên bái chủ yếu là khách nội địa chiếm 90%, tốc độ tăng trưởng đạt 21,95. Xu hướng phát triển như hiện nay trong những năm tới sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch theo mục tiêu của tỉnh giao 30 ngàn lượt năm 2006 và 58 ngàn lượt năm 2010 khách du lịch đến với huyện văn chấn, dự tinh tốc độ tăng trưởng là 18%. Đối với khách quốc tế dự tính có khoảng 3.000 lượt, thăm quan chủ yếu tai khu du lịch sinh thái Suối Giàng, bản Hốc xã Sơn Thịnh, bản Bon xã Sơn A, và cácđiểm văn hoá lễ hội tại các xã khác . III. Những chính sách ,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển thương mại - dịch vụ - du lịch dã được ban hành và tác động của nó đối với kinh tế địa phương . 1. Một số chính sách thương mại được áp dụng tại địa phương. Huyện Văn Chấn nằm trong một tỉnh miền núi, được trung ương đánh giá là vùng kinh tế kém phát triển, thị trường nhỏ bé, đời sống nhân còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống chính sách được áp dụng tại khu vực miền núi trong nhiều năm qua đã phát huy được tính hiệu quả, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên thông qua rất nhiều chính sách. Đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách bảo hộ về sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao. 1.1. Chíng sách bảo hộ Nhằm ưu đãi, ổn định để phát triển thị trường, hiện đang được áp dụng phù hợp có lợi cho người sản xuất kinh doanh. Bao gồm chính sách ưu đãi đối với người kinh doanh về thuế đất, thuế, tín dụng, để đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp, và các ngành kinh doanh khác. Đối với người dân miền núi, vùng cao nhà nước trợ cước mua bán hàng hoá 9 mặt hàng chính như: Dầu, muối, thuốc chữa bệnh, giấy, vở, mua hàng nông sản, hỗ trợ kinh phí mua công cụ sản xuất, chăm nuôi từ nguồn vốn ngân sách… 1.2. Chính sách mặt hàng Trọng tâm là các mặ hàng sản xuất từ nông nghiệp, sán phẩm cây trồng, vật nuôi luôn được nâng cao về chất lượng và chủng loại, sản lượng lương thực tăng, tạo uy tín tốt cho thương hiệu gạo Mường Lò tiêu thụ trên thị trường. Đối với cây chè là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu qua khâu trung gian gồm sản phẩm chè sơ chế, bán thành phẩm khuyến khích xuất khẩu sang thị trường thế giới . 1.3. Chính sách thị trường Tập trung mọi nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong nền kinh tế. Các thành phần kinh chủ động tìm kiếm thi trường đối tác, thông qua chích sách thị trường thương mại hoạt động mở rộng, ổn định và đa dạng hoá các ngành nghề, sản phẩm. 1.4. Chính sách kích cầu Mở rộng giao lưu hàng hoá làm cho việc lưu thông hàng hoá thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Phát huy các thành tựu, có biện pháp hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường thông qua chính sách kích cầu, giúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống nhân dân làm cho hoạt động thương mại tại huyện phát triển mạnh mẽ hơn kích thích các ngành, các vùng cùng phảt triển. 1.5. Chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh yên bái. + Ưu đãi về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước: Nhà đầu tư được thuê đất với đơn giá thấp nhất theo giá đất do UBND tỉnh ban hành cho từng địa bàn hàng năm. Trong trường hợp đơn giá thuê đất của Chính phủ thấp hơn đơn giá của tỉnh thì nhà đầu tư được hưởng theo quy định của Chính phủ. Nhà đầu tư được thuê mặt nước với mức thấp nhất trong khung theo quy định hiện hành của Chính phủ. + Hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng: - Dự án trong Khu công nghiệp phía Nam và các Khu công nghiệp của tỉnh được hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và 50% kinh phí san tạo mặt bằng, áp dụng cho diện tích mặt bằng xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không áp dụng đối với diện tích dự phòng mở rộng sản xuất và diện tích sử dụng vào các mục đích khác. - Dự án trong Khu du lịch được hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích mặt bằng xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ một dự án tối đa là 3 tỷ đồng. - Dự án đầu tư xây dựng trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm văn hóa, khu công viên văn hóa vui chơi, giải trí, trung tâm hội chợ, triển lãm, thương mại dịch vụ tập trung ngoài công lập được xây dựng theo quy hoạch của tỉnh và được UBND tỉnh chấp thuận được hỗ trợ 50% kinh phí san tạo mặt bằng đối với diện tích mặt bằng xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ một dự án tối đa là 2 tỷ đồng. + Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng: - Dự án trong Khu công nghiệp phía Nam và các Khu công nghiệp: Tỉnh cân đối bố trí ngân sách hàng năm để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trọng và ngoài hàng rào các Khu công nghiệp. - Dự án trong Khu du lịch: Tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến điểm đầu Khu du lịch theo dự án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho một cụm công nghiệp do cấp huyện quản lý tối đa là 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp. - Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, xã hội: Tỉnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đường giao thông, nước sinh hoạt đến hàng rào dự án. + Hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện đào tạo nghề cho lao động là người Yên Bái để làm việc tại dự án của nhà đầu tư cho số lao động thực tế sau khi đào tạo xong và có thời gian làm việc tại dự án từ một năm trở lên, theo phương thức cấp kinh phí hỗ trợ một lần. Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người/khóa đào tạo trung cấp nghề; 3 triệu đồng/người/khoá đào tạo cao đẳng nghề. + Nhà đầu tư kinh phí vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp mà không được tín dụng của nhà nước hỗ trợ, được tỉnh hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do Ngân hàng phát triển Việt Nam quy định đối với các dự án thuộc phạm vu hỗ trợ của tín dụng nhà nước, kinh phí hỗ trợ cho một dự án tối đa là 2 tỷ đồng. + Hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại gồm cung cấp thông tin về thị trường, xây dựng website, xây dựng thương hiệu sản phẩm. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể, khi hoàn thành các hoạt động xúc tiến thương mại, tối đa 50 triệu đồng/ năm cho mỗi nhà đầu tư. + Tổ chức, cá nhân không thuộc cơ quan nhà nước và nhà đầu tư hoạt động xúc tiến đầu tư, môi giới và kêu gọi được dự án đầu tư có mức vốn trên 1 triệu USD vào tỉnh Yên Bái, được hỗ trợ chi phí, mức hỗ trợ cho một dự án tối đa là 50 triệu đồng. + Về thủ tục hành chính: Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính rút ngắn hơn theo quy định của Nhà nước. + Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản, xây dựng công trình thủy điện và các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ. + Thời gian áp dụng các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của tỉnh Yên Bái là 7 năm. 1.6. Các chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài + Chính sách ưu đãi giá thuê đất: - Đất đô thị: Giá thuê đất tại Thành phố Yên Bái: 0,09 USD – 0,4 USD/m2/năm. Giá thuê đất tại thị xã Nghĩa Lộ: 0,09 USD – 0,3 USD/m2/năm. Giá thuê đất tại các thị trấn khác: 0,09 USD/m2/năm. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Yên Bái thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nên giá thuê đất tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn ở khoản a,b và c quy định ở trên đã được tính bằng 50% giá thuê đất theo Quy định tại khoản 1.1 điều 3 của Quyết định 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Riêng giá thuê đất tại các thị trấn khác không tính các hệ số. - Đất không phải đô thị: Giá thuê đất tại các xã tiếp giáp với thành phố, thị xã, thị trấn và các xã nằm dọc theo đường quốc lộ, đất khu dân cư, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp: 0,01 USD – 0,03 USD/m2/năm. Giá thuê đất tại các xã còn lại: 50 USD – 100 USD/ha/năm. Giá thuê mặt nước sông, hồ: 75 USD – 300 USD/ha/năm. Giá thuê đất tại Khu Công nghiệp phía Nam của tỉnh: 0,024 USD/m2/năm. + Các chính sách ưu đãi về sử dụng đất: - Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái được miễn nộp tiền thuế đất trong thời gian 15 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. -Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư về trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi được miễn 100% tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án. -Giá thuê đất cho các dự án được ổn định ít nhất 5 năm. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% mức quy định lần trước. + Chính sách hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng: Tỉnh Yên Bái hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đến hàng rào của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở ngoài các khu công nghiệp của tỉnh. Đối với khu công nghiệp, tỉnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp thoát nước đến chân hàng rào. Riêng cung cấp điện thực hiện theo điều 13 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Tỉnh Yên Bái hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ 100% chi phí san tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. + Chính sách ưu đãi về thuế: -Nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái được tính mức thuế suất thuế thu nhập là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. - Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách theo quy định của Nhà nước Việt Nam về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được cấp lại 100% thuế thu nhập trong 5 năm tiếp theo được để tái đầu tư phát triển. 2. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái trong những năm đầu thế kỷ 21. Trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ 20, Yên Bái đã có bước phát triển toàn diện, liên tục về kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về kinh tế đạt 9,5%, cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và tiến bộ, nâng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển tạo nên hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Nhiều vấn đề xã hội được tập trung giải quyết như: xoá nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở, giảm bớt các tệ nạn xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có hướng đi đúng nhưng tiến độ còn chậm, hiệu quả kinh tế xã hội còn hạn chế, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế của Yên Bái hiện nay và từ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong những năm đầu của thế kỷ 21 trong 10 năm tới Yên Bái phải khai thác những nguồn lực từ lợi thế so sánh của mình và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài nhằm tập trung việc tiếp tục chuyển dịch nền kinh tế lên sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn những năm trước để hội nhập vào vùng kinh tế chung của cả nước, đồng thời với việc giải quyết đúng đắn các vấn đề xã hội để xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển của khu vực miền núi phía Bắc. Phương hướng phấn đấu cho 10 năm tới về các mục tiêu tổng quát kinh tế xã hội như sau: Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế đạt mức bình quân 10%/năm, trong đó: + Ngành nông lâm nghiệp 5,5% + Ngành công nghiệp và xây dựng:12% + Ngành thương mại – dịch vụ: 13,5% - Cơ cấu kinh tế: + Ngành nông lâm nghiệp 35% + Ngành công nghiệp và xây dựng:31% + Ngành thương mại – dịch vụ: 34% Thu nhập GDP bình quân đầu người từ 2,4 triệu đồng năm 2000 lên 7,5 triệu đồng năm 2010. Xoá được đói, giảm tỷ lệ nghèo từ 13,64% xuống còn 5 % vào năm 2010. - Đêm hội pháo hoa: Để đạt được những mục tiêu trên, Yên Bái phải tiếp tục củng cố và phát triển những thành tựu của 10 năm trước để lại, tập trung trí tuệ và sức lực để làm bật dậy các tiềm năng kinh tế và lợi thế của mình trong nền kinh tế của cả nước và khu vực. Nhanh chóng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ nhằm tạo ra các vùng, các cơ sở sản xuất hàng hoá. Đổi mới và nâng cao chất lượng các thiết bị đối với các cơ sở đã có hiện nay, xây dựng mới theo xu hướng tập trung vào khu công nghiệp phía Nam của tỉnh với các cơ sở sản xuất vừa và lớn, công nghệ cao để chế biến các mặt hàng nông lâm khoáng sản cho ra sản phẩm hàng hoá có số lượng lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trước mắt là các cơ sở sản xuất hàng hoá nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, gốm sứ từ các nguồn cácbonnat canxi siêu trắng, cao lanh, pensfat, bột đá,…và các mặt hàng khác. Trong 10 năm tới để phát triển kinh tế nhanh, bền vững Yên Bái tập trung cho các chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật cho chế biến đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, đi đôi với tăng cường công tác tổ chức quản lý kinh tế tài chính, giảm các chi phí, tăng lợi nhuận cho các đơn vị và cá nhân người sản xuất, tăng thu cho ngân sách địa phương. Cùng với phát triển kinh tế, Yên Bái sẽ tập trung nhiều nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội trong đó ưu tiên cho nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phấn đấu duy trì sự ổn định cao về xoá mù chữ ở vùng cao vùng sâu, vùng xa, phổ cập đồng đều lên trình độ trung học phổ thông cơ sở. Củng cố và nâng cấp đường giao thông, thủy lợi, trạm xá, tường học cùng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho phát triển kinh tế. Xây dựng các khu dân cư, làng bản văn hóa, nếp sống mới nhằm giữ gìn bản sắn dân tộc và ngăn chặn xoá bỏ các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, tất cả các nhân dân từ vùng thấp tới vùng cao đều được sử dụng điện, có phương tiện nghe nhìn và hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi. Yên Bái đã và đang tạo cơ hội, kêu gọi đầu tư, có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 3.1. Hoạt động thương mại : - Thị trường đô thị : Xây dựng hệ thống phân phối trên cơ sở các trung tâm thương mại gắn với các chợ trung tâm, phát triển các siêu thị, phương thức phục vụ văn minh, hình thức hoạt động chủ yếu là bán buôn, phát triển luồng hàng và tập trung thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của địa phương ra ngoài tỉnh. Xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố với quy mô hợp lý, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Đồng thời quy hoạch sắp xếp lại hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp, hệ thống chợ, quy hoạch xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, điểm vui chơi giải trí ; quy hoạch du lịch vùng hồ Thác Bà phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố Yên Bái đến năm 2010. Xây dựng trung tâm thương mại tại Nghĩa Lộ, trở thành đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực phía tây của tỉnh gồm: Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu. - Thị trường nông thôn vùng thấp: là thị trường có sức mua tương đối tập trung, nhu cầu hàng hoá vật tư đa dạng, tổ chức thương mại phải được gắn liền với vùng nguyên liệu, với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trang trại, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu dùng và thu mua hàng nông sản, lâm sản, thực phẩm của nông dân. Hình thành hệ thống cụm thương mại - dịch vụ gắn liền với hệ thống chợ nông thôn tại các trung tâm cụm xã, liên xã, đầu mối giao thông thuận lợi. Hình thành các hợp tác xã mua bán, các đại lý mua bán dịch vụ với phương thức sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với hợp tác liên kết với các thành phần kinh tế để cung ứng hàng hoá, vật tư thiết yếu cho đời sống, sản xuất của nhân dân. - Thị trường vung cao, vùng sâu, vùng xa: là thị trường đặc biệt có nhiều khó khăn trong tổ chức lưu thông hàng hoá dịch vụ xã hội. Thương mại nhà nước thực hiện chính sách xã hội đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cho những vùng này, trước hết là cung ứng các mặt hàng diện chính sách thiết yếu theo quy định và tiêu thụ các sản phẩm do nông dân sản xuất ra. Khuyến khích hoạt động thương mại dịch vụ của các hộ gia đình, tư nhân, các đơn vị trên địa bàn như: nông lâm trường, trạm, trại làm đại lý mua bán cho các doanh nghiệp. Xây dựng mới và cung cấp các trung tâm cụm xã, liên xã hiện có để thúc đẩy hình thành sớm các cum kinh tế văn hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. - Thị trường xuất nhập khẩu: phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là hướng chiến lược lâu dài với phương châm đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Duy trì và khôi phục các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đắc biệt chú ý là thị trường ASEAN, Trung Quốc, Đông Bắc á, EU, Bắc Mỹ. Tập trung xuất khẩu các mặt hàng tỉnh có thế mạnh như: chè, quế, gỗ chế biến, đá hạt và bột đá, sứ điện kỹ thuật, giấy đế, giấy vàng mã, tinh bột sắn, dứa hộp… tập trung chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá để nâng cao giá trị xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến đầu tư cho công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng tại Yên Bái, và nhập khẩu vật tư nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được và không thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu. 3.2. Định hướng phát triển du lịch. - Định hướng về các loại hình tổ chức kinh doanh : Kiện toàn đổi mới các tổ chức và loại hình kinh daonh trong kinh daonh du lịch nhằm giúp các tổ chức này có đủ điều kiện và trình độ quản lý để có thể tham gia các dự án có quy mô, có khả năng thực hiện liên doanh với nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh daonh trong nước. Đổi mới về cơ cấu tổ chức quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng của các dịch vụ du lịch. Phát triển mạnh hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành để đưa đón khách đi và đến du lịch. Tiến hành cải tổ các doanh nghiệp khách sạn làm ăn kém hiệu quả và thành lập một số công ty cổ phần về du lịch, để huy động vốn, đổi mới phương thức kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là tư nhân và hộ gia đình làm du lịch. - Định hướng đa dạng hoá các sản phẩm du lịch: Căn cứ vào tiềm năng và lợi thế du lịch của tỉnh, xác định rõ tầm quan trọng của sản phẩm du lịch, nhằm xây dựng các biện pháp đa dạng hoá và náng cao chất lươngl sản phẩm du lịch của từng khu vực, từng vùng tronh tỉnh. Yêu cầu phải được đàu tư mở rộng các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm đặc trưng của tỉnh. Đồng thời quy hoạch các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch, có chính sách khuyến khích hợo lý cho những làng nghề này, nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch. Duy trì các lễ hội truyền thống của tỉnh trên cơ sở phân loại, hệ thống hoá để tổ chức định có quy mô đạt chất lương cao. Thông qua đó để có thể tuyên truyền, quảng bá, giáo dục trong cộng đồng nhằm mục đích xúc tiến quảng bá du lịch. Đẩy mạnh việc liên kết có tính liên vùng như Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ trong chương trình du lịch hướng về cội nguồn. Đánh giá, phân loại, xếp hạng hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo quy định của tổng cục du lịch, khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí gắn với văn hoá dân tộc. - Định hướng phát triển du lịch huyện văn chấn: Quan điểm chung của huyện là đầu tư và phát triển du lịch bền vững lâu dài, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và mang tính xã hội cao. Bảo vệ khai thác sửng dụng tài nguyên du lịch có hiệu quả, tăng cường thúc đẩy du lịch phát triển bằng các nội dung về thông tin du lịch, văn hoá truyền thống, tuyên truyền quảng cáo các khu du lịch của huyện trên đài, báo, ti vi...Thực hiện quản lý nhà nước về du lịch, tuân thủ quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Giao cho các xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, giữ gìn bảo vệ tài nguyên du lịch tại các điểm tham quan du lịch. 4. Mục tiêu phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 4.1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ Năm 2006 dự kiến đạt 1.650 tỷ đồng tăng 17,8% so với năm 2005. Năm 2010 dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 81,8% so với năm 2006. Tốc độ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,45% /năm, bằng mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Thành phần kinhtế nhà nước đảm bảo cung ứng những mặt hàng vật tư, hàng chính sách thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân. 4.2. Xuất nhập khẩu: - Xuất khẩu: Trong những năm tiếp theo, dự kiến tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của tỉnh vẫn ở mức cao. Năm 2006 tổng trị giá hàng xuất khẩu dự kiến đạt 22 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005; năm 2010 đạt 35 triệu USD tăng 63,6% so với năm 2006. Tổng giá tri hàng hoá tham gia xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng bình quân 11,85%/năm. Riêng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp năm 2006 đạt 10 triệu USD tăng 17,6% so với năm 2005, năm 2010 đạt 18 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,2% /năm đây là mức tăng trưởng cao so với cả nước. - Nhập khẩu : Trong những năm tới nhu cầu nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho đầu tư sản xuất, năm 2006 nhập 6 triệu USD, tăng 60% so với năm 2004, dự kiến năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh là 10 triệu USD, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 20,1% /năm. 4.3. Quy hoạch mạng lưới chợ Giai đoạn năm 2006 - 2010 số lượng chợ tăng lên 22 chợ, đén năm 2010 có 110 chợ trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu trên 90% số chợ được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố để tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đảm bảo môi trường kinh doanh cả khu vực thành phố cũng như trong nông nghiệp nông thôn. Hoàn thiện chương trình đổi mô hình quản lý chợ theo đề án được duyệt nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. 4.4. Phát triển du lịch Trong những năm tới hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục nâng cấp và mở rộng, các điểm vui chơi giải trí, thể thao và hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng ... được quan tâm đầu tư. Dự kiến khách sạn, nhà nghỉ năm 2010 trong toàn tỉnh có 70 cơ sở lưu trú, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,7% /năm. Lượng khách du lịch năm 2006 thu hút khoảng 160 ngàn lượt khách tăng 23% so với năm 2005 ; năm 2010 đạt 350 ngàn lượt khách trong đó hkách quốc tế là 35 ngàn lượt chiếm 10% tỷ trọng, khách nội địa 315 ngàn lượt, chiếm tỷ trọng 90%, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 21,9 % /năm. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 đạt 40 tỷ đồng, tăng 23 % so với năm 2005, năm 2010 ước đạt 108 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 27,15% /năm. IV. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy hoạch kế hoạch phảt triển thương mại - dịch vụ - du lịch. 1. Một số biện pháp thực hiện. 1.1 Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Để khai thác tối đa tiềm năng vốn có của tỉnh về nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực, đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tiếp theo cần một số vấn đề sau: - Nâng cao về mặt nhận thức và xây dựng các chương trình hành động của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược sản xuất kinh doanh riêng của mình: Một mặt phải quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung đầu tư cho những ngành hàng có vị thế cạnh tranh ; mặt khác phải nắm vững các cam kết của các nước đối với Việt Nam và của Việt Nam với các nước về các vấn đề: ưu đãi thuế quan, thủ tục hải quan, các quy định về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm... - Ngành thương mại tập trung nghiên cứu, giúp tỉnh xây dựng, quy hoạch mặt hàng, thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực. Bản thân từng doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, trên cơ sở hoạch định từng bước đi cụ thể, nhằm đổi mới nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến, giảm thiểu các sản phẩm nguyên liệu, sản phẩm thô. Nhanh chóng áp dụng các tiến bộ trong quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường theo hệ thống chất lượng ISO. Tiếp cận kịp thời xu thế vận động và phát triển nhu cầu của thị trường, tập trung vào các sản phẩm có lợi thế của địa phương như: chè, quế, đá cacbonat canxi, đá xẻ, chế biến gỗ rừng trồng xuất khẩu... - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm củng cố và duy trì tốt uy tín, chất lượng các sản phẩm đã tạo dựng được với thị trường, khách hàng truyền thống, nhanh chóng đăng ký và tổ chức khuyết trương thương hiệu sản phẩm để khẳng định chỗ đứng của sản phẩm trên các thị trường xuất hkẩu, trong đó chú ý tới các thị trường : Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ, Pakistan, Thái Lan... với các sản phẩm : chè, sứ điện, giấy đế, tinh bột sắn ...nghiên cứu phát triển một số sản phẩm xuất khẩu mới như: hoa quả tươi, đồ hộp, đồ gỗ, khoáng sản chế biến... - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư ưu đãi, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu và thưởng vượt xuất khẩu theo các chính sách của bộ Thương Mại và tỉnh ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức hướng dẫn và triển khai kịp thời chính sách của Nhà nước, đồng thời rà soát lại các văn bản chính sách của tỉnh liên quan đến quá trình sản xuất lưu thông, kịp thời đề nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ xung phù hợp với thực tiễn, giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. - Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thương mại tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài do lãnh đạo tỉnh chủ trì cùng sự tham gia của các doanh nghiệp để tạo dựng mối quan hệ hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời thu thập xử lý thông tin về thị trường, hàng hoá, giới thiệu đối tác, tư vấn chính sách, tổ chức hội chợ triển lãm, khảo sát thi trường... - Đào tạo và đào tạo lại cán bộ cần được quy hoạch, phân loại theo năng lực sở trường đáp ứng yêu cầu công việc : Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, ở từng lĩnh vực và dây truyền sản xuất ; đào tạo cán bộ kinh daonh am hiểu thị trường, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng ; đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đủ trình độ tư vấn, trợ lý cho giám đốc trong kinh doanh hợp tác quốc tế. 1.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh nội tỉnh. Coi trọng thị trường nội tỉnh đảm bảo kinh doanh, phục vụ có hiệu quả các mặt hàng chủ lực thiết yếu, hàng chính sách xã hội, gắn với thu mua nông lâm sản trên địa bàn. Đồng thời tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng khách hàng góp phần ổn định giá cả thị trường. - Mở rộng và phát triển thị trường nội tỉnh theo hướng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các chợ với các loại hình cấp độ theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại đến năm 2010 đã được phê duyệt. Đi đôi với việc hoàn thiện tổ chức đấu thầu, chuyển giao chợ cho các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh khai thác. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng với hạ tầng kỹ thuật. Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tham gia xây dựng chợ, lồng ghép xây dựng chợ với các dự án chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ ttrước mắt cần tập trung vào các chợ tại cụm xã, liên xã, chợ thị tứ, chợ dầu mối. Riêng đối với các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng mua bán văn minh trong các siêu thị, trung tâm thương mại . - Huy động và tạo điều kiện cho cá nhân hộ kinh doanh mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển, nhất là trên địa bàn các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với việc cung ứng hàng hoá vật tư tiêu dùng, theo quyết định 80 của chính phủ... Tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí trợ cước, trợ giá đối với mặt hàng chính sách xã hội và hỗ trợ tiêu thụ nông lâm sản cho nhân dân. 1.3 Đối với phát triển du lịch. - Tiếp tục phối hợp với các ngành tổ chức chương trình hướng về cội nguồn tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Yên Bái -Lào Cai - P hú Thọ trước mắ cũng như lâu dài. - Hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 phần hạ tầng khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà, cơ sở làng nghề truyền thống gắn với du lịch tại xã Nghĩa An thị xã Nghĩa Lộ ... tạo điểm nhấn để kích thích sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong hoạt động du lịch. - Tạo môi trường điều kiện để các công ty du lịch xây dựng hoàn thiện các tua du lịch có sức thu hút khách, trọng tâm là du lịch văn hoá - sinh thái. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền quả bá thông qua các hình thức thông tin : đài truyền hình, các ấn phẩm du lịch, trang web để giới thiệu về văn hoá sâu rộng về văn hoá du lịch Yên Bái đến đông đảo du khách. - Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, tranh thủ sự trợ giúp của Bộ thương mại, tổng cục du lịch và các bộ ngành trung ương để tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và xây dựng nguồn nhân lực. - Rà soát tháo gỡ ách tắc, tạo môi trường du lịch thông thoáng cho các hãng lữ hành và cho du khách cũng như các cơ sở kinh doanh trên thị trường. 1.4 Công tác quản lý thị trường. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hnàg giả, hàng kém chất lượng góp phần ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. - Tăng cường công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kết hợp công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây cản trở đến lưu thông hàng hoá. 2. Một số kiến nghị. Để thực hiện được mục tiêu phát triển thương mại du lịch giai doạn 2006 -2010, bên cạnh nỗ lực của địa phương Yên Bái kiến nghị với tổng cục du lịch và bộ Thương mại : - Nghị quyết 37 của bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc đã đưa hồ Thác Bà vào danh mục ưu tiên đầu tư phát triển du lịch và thông báo của thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải về phát triển du lịch Thác Bà trong chuyến công tác tại địa phương. Tỉnh Yên Bái đề nghị tổng cục du lịch cùng các bộ ngành trung ương trình chính phủ quy hoạch du lịch Thác Bà thành khu du lịch quốc gia, tạo điều kiện tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu du lịch giai đoạn 2, bao gồm các hạng mục: đường, điện nươc, cây xanh, cầu cảng ... ( ước nhu cầu vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, tốc độ đầu tư mỗi năm phải đạt 50 - 60 tỷ / năm). Tỉnh Yên bái sẽ có nghị quyết chuyên đề phát triển du lịch, quyết tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn . - Để hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hoá trong điều kiện tỉnh miền núi. Yên bái kiến nghị với bộ thương mại chủ trì. phối hợp với các bộ ngành trung ương xây dựng chương trình đầu tư của Nhà nước để xoá chợ tạm ở khu vực nông thôn miền núi, đến năm 2010 cơ bản xoá xong chợ tạm ở khu vực nông thôn miền núi. Đối với trung tâm thương mại - siêu thị ở thành phố, thị xã cần có chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại văn minh, mục tiêu hình thành nên hệ thống phân phối hoàn chỉnh gắn kết được lĩnh vực sản xuất với tiêu dùng. Trước mắt hỗ trợ vốn kỹ thuật cho Yên bái xây dựng trung tâm giao dịch chè khu vực tây Bắc. Đề nghị bộ Thương mại tích cực hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại cho địa phương. Kết luận Trong cơ chế thị trường nền kinh tế có những biến đổi phức tạp nhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Do đó nhà nước ta cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính quyền cấn phải có chính sách, chiến lược phát triển thương mại dịch vụ phù hợp với địa phương mình. Chính vì vậy em đã chọn đề tài „ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái „ làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá. Em nghĩ rằng lĩnh vực thương mại dịch vụ là không thể thiếu đối với từng địa phương nhất là đối với các huyện vùng cao miền núi như tỉnh Yên Bái. Thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn những năm gần đây đã có nhiều đổi thay, thể hiện ở chỗ các mạng lưới các chợ ngày càng gia tăng, các nhà hàng, ki ốt bán hàng ngày càng dày đặc, các hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh ... Trong lĩnh vực du lịch cũng được đẩy mạnh, các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá đã được hình thành và thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan không những vậy lãnh đạo huyện còn lên kế hoạch tìm kiếm những nơi có khả năng có thể phát triển thành khu du lịch cho tương lai... Ngoài ra nhờ có sự hỗ trợ và chỉ đạo của cấp trên, huyện đã thực hiện quản lý, phân phối mạng lưới buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhờ đó cuộc sống của người dân đã được cải thiện, mức sống được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ấy cũng còn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa của huyện, mạng lưới chợ còn thưa thớt, đường xá khó đi, điện, nước sạch chưa đáp ứng ... Em tin rằng trong thời gian không lâu nữa những xã trên sẽ không còn thiếu thốn như hiện nay. Em rất mong các ngành các cấp sẽ quan tâm hơn nữa đến đời sống của người dân nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa góp phần dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hà nội ngày 15 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện : Mùa A Phông Tài liệu tham khảo - Giáo trình kinh tế thương mại ( trang 323, 324, 363, 364). GS.TS. Hoàng Đức Thân và GS.TS. Phạm Đình Đào chủ biên. - Báo cáo tình hình phát triển thương mại dịch vụ du lịch 2005 của phòng tài chính kế hoạch huyện Văn Chấn Yên Bái. - Báo cáo tình hình phát triển thương mại dịch vụ năm 2005 và kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ du lịch 2006 – 2010 của tỉnh Yên Bái. - Trang web : www.stmdlyenbai.gov.vn - Trang web : www.goole.com MỤC LỤC KẾT LUẬN......................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc
Luận văn liên quan