Chuyên đề Đất ngập nước & tình trạng khai thác đất ngập nước ở Việt Nam

Xây dựng các chương trình truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, các vùng đất ngập nước ở Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ, sự suy thoái, tỷ lệ mất mát diện tích đất ngập nước sẽ hạn chế; đời sống kinh tế, xã hội và môi trường được cải thiện, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống tại các vùng đất ngập nước

ppt21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đất ngập nước & tình trạng khai thác đất ngập nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Đất ngập nước & tình trạng khai thác ĐNN ở Việt Nam GVGD: TS. Nguyễn Thị Hai SVTH : Trần Thị Trà My Huỳnh Thị Mỹ Nga Trần Thảo Nguyên 1) Tổng quan về đất ngập nước: 1.1 Đất ngập nước là gì? Theo công ước Ramsar (điều 1.1): “ĐNN là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”. Ngoài ra, Công ước ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “ Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”. 1.2 Vai trò của đất ngập nước: ĐNN là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, là nơi vui chơi giải trí... Cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu. Ngoài ra, ĐNN còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hòa khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm... 1.3 Các chức năng của đất ngập nước: Lưu giữ nước, chống bão và giảm lụt. Ổn định đường bờ và chống xói mòn. Nạp lại nước ngầm (di chuyển nước từ vùng đất ngập nước xuống tầng ngậm nước ngầm). Cấp nước ngầm (di chuyển nước lên và trở thành nước nước mặt ở vùng đất ngập nước). Lọc nước, giữ các dưỡng chất, giữ các cặn lắng. Giữ các chất ô nhiễm. Ổn định các điều kiện khí hậu cục bộ, nhất là lượng mưa và nhiệt độ. 2)Tiềm năng & hiện trạng ĐNN hiện nay ở Việt Nam 2.1 Tiềm năng ĐNN ở Việt Nam Việt Nam là một nước giàu các hệ sinh thái đất ngập nước, với diện tích ĐNN hơn 10 triệu ha; trên 50% diện tích này là trồng lúa, 25% diện tích để nuôi trồng thủy sản, 10% là sông suối và 10% là hồ chứa nước nhân tạo (thủy lợi, thủy điện) mang lại tiềm năng kinh tế chủ yếu cho VN. ĐNN tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoáng…và là nguồn sống của hàng triệu người dân, là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các hệ sinh thái nước ngọt có khoảng 2611 loài thủy sinh vật, 1.403 loài tảo biển, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 54 loài cá, 157 loài động vật nguyên sinh... Các vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống suối là nơi chứa nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Ở vùng ven biển Việt Nam đã xác định được 350 loài san hô tạo rạn (sống gắn bó với cùng 2.000 loài sinh vật đáy, cá và nhiều loài hải sản khác), 15 loài cỏ biển, 667 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn. Hiện nay, sản lượng thủy sản nước ta đạt trên 2.536 triệu tấn, trong khi đó khai thác hải sản đạt 1.426 triệu tấn và nuôi trồng 1.110 tấn. Đa dạng sinh học còn nuôi dưỡng nguồn gen quý như: trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, bò biển... ĐNN tại Việt Nam có tính đa dạng sinh học rất cao với các tiềm năng như: Đất ngập nước ven biển Việt Nam với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km, là nơi phân bố của rất nhiều sân chim với các loài chim di cư. Rừng ngập mặn, các thảm cỏ biển và các rạn san hô của Việt Nam gần những khu có giá trị đa dạng sinh học cao nhất ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, giao lưu với nhiều vùng biển quan trọng xung quanh biển Đông. Rạn san hô là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất, đã có hơn 300 loài san hô cứng được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam . Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển và rạn san hô là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Đất ngập nước vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về loài, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ biển và tảo. ĐNN vùng đầm phá là nơi cư trú của nhiều loài cá, nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư. Các vùng đầm phá ven biển miền Trung còn mang nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên và chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất lớn của hệ sinh thái thủy sinh. ĐNN mang lại tiềm năng về kinh tế, văn hóa, lịch sử .. Từ năm 1989 đến 2004 VN đã xuất khẩu được hơn 45 triệu tấn tương đương trên 10 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD. Nguồn thu từ du lịch trên các vùng đất ngập nước như: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, Mũi Cà Mau, ĐBSCL...ngày càng gia tăng Giá trị lớn về khoa học giáo dục, bởi Việt Nam là mảnh đất có rất nhiều bí ẩn cần phải nghiên cứu và khám phá và cần giáo dục cho các thế hệ hiểu biết giá trị và bảo tồn đất ngập nước. Giá trị về lịch sử là nơi bảo tồn nhiều di tích lịch sử như: đường Hồ Chí Minh trên biển và rất nhiều khu di tích khác gắn liên với đất ngập nước. 2.2 Hiện trạng ĐNN hiện nay ở Việt Nam Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên. Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua. Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003. Diện tích đất ngập mặn ven biển năm 1982 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha do mở rộng diện tích nuôi tôm. Năm 1976 diện tích trồng lúa ở ĐBSCL là 2.062.000 ha, đến năm 2004 tăng lên 3.815.000 ha Một số vùng đất ngập nước đã khai thác quá tiềm năng ví dụ như các hoạt động đánh cá ven bờ làm mất khả năng phục hồi. Có vùng nuôi trồng thủy sản đã vượt quá khả năng hệ sinh thái. Ví dụ như ở một số vịnh biển tỉnh Quảng Ninh.... Khu công nghiệp mọc lên đến đâu, rừng ngập mặn bị mất đi đến đó. KCN, đô thị, khai trường khai thác than tại vùng vịnh Cửa Lục, các cảng biển Cái Lân, cảng than Làng Khánh đã làm mất đi hàng nghìn ha rừng ngập mặn, bãi triều, để xảy ra tình trạng nước rửa trôi bề mặt trong quá trình san gạt mặt bằng làm đục vùng ven bờ vùng vịnh sau các trận mưa; gây ra hiện tương bùn trôi làm bồi lắng vùng ven bờ, mất đi hệ sinh thái và đang đứng trước nguy cơ bồi lắng luồng lạch, tốn hàng nghìn tỷ đồng nạo vét. Khai thác nguồn lợi thủy sản không bền vững: Các hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc, sốc điện, lưới mắt nhỏ dưới mức cho phép làm suy giảm ĐDSH nghiêm trọng các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, đe dọa sự tồn tại của hơn 80% các rạn san hô ở VN, và hủy diệt các nguồn cá giống, tôm giống trong các vùng đất ngập nước ven bờ nội địa. Thậm chí ở các khu bảo tồn biển như Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là khu vực có hệ sinh thái đa dạng phong phú, được bảo vệ và cấm đánh bắt hải sản dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, vì lợi ích cá nhân, nhiều ngư dân đã khai thác trái phép hải sản ở đây, họ sử dụng cả mìn để khai thác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước như các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước; các loại chất thải ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đáng bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp,v.v… làm cho nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước như các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước; các loại chất thải ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đáng bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp,v.v… làm cho nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt. 3) Bảo tồn ĐDSH ở hệ sinh thái ĐNN Để ngăn chặn sự suy thoái của đất ngập nước, Việt Nam cần phải tiến hành các biện pháp bảo tồn gắn liền với sử dụng bền vững. Nước ta đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi, nếu chúng ta chỉ quan tâm thuần túy đến bảo tồn thì cũng không khả thi. Trong bối cảnh là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, Việt Nam phải bắt đầu từ việc có một quy hoạch phát triển bền vững đất ngập nước có tính đến các kịch bản của biến đổi khí hậu toàn cầu. . Trước hết cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác khoáng sản ven bờ để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, đồng thời khuyến khích du lịch sinh thái biển. Cần hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị ở các vùng đất ngập nước có nhiều thiên tai và nhạy cảm môi trường như vùng ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… Cuối cùng là hạn chế khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản ven bờ, nhất là nơi có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển; hạn chế đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng ven bờ, cửa sông, đầm phá, bãi triều và nâng cao ý thức người dân sống xung quanh những khu vực này. Các nhà nghiên cứu thuộc Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) đã đề xuất Chương trình bảo tồn, phát triển bền vững các vùng đất ngập nước dự kiến từ năm 2010 đến hết năm 2015. Chương trình được thực hiện gồm các nội dung chính: Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hệ thống thể chế quản lý sẽ được cung cấp, tăng cường biện pháp, bảo tồn, sử dụng khôn khéo đất ngập nước, thích ứng với biến đổi khí hậu như: thể chế pháp luật và cơ chế quản lý ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương Xây dựng các chương trình truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, các vùng đất ngập nước ở Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ, sự suy thoái, tỷ lệ mất mát diện tích đất ngập nước sẽ hạn chế; đời sống kinh tế, xã hội và môi trường được cải thiện, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống tại các vùng đất ngập nước Một số hình ảnh ĐNN ở Việt Nam ĐNN tại vườn Quốc gia Xuân Thủy Một số hình ảnh ĐNN ở Việt Nam Đầm Đông Hồ Một số hình ảnh ĐNN ở Việt Nam ĐNN Vân Long Ninh Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdnn_hoan_chinh_5891.ppt