Đề tài Lạm phát và chính sách điều hành lạm phát ở Việt Nam

- Với mục tiêu phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, QĐ 527 cũng kịp thời đưa ra hàng loạt giải pháp kết hợp với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định và tăng dự trữ ngoại hối. - Hàng loạt chính sách miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm. - Chủ động theo dõi, điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, bám sát giá xăng dầu thế giới. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện điều chỉnh một bước giá điện, nghiên cứu, xây dựng lộ trình điều chỉnh giá than bán cho điện, xi măng, phân bón và giấy theo cơ chế thị trường vào thời điểm phù hợp; Ban hành cơ chế trích, chuyển và hạch toán chi phí hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo vào giá điện chung toàn quốc. - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đồng bộ các chính sách cải cách tiền lương như dự kiến (trích khoảng 27.000 tỷ đồng chi cho cả đợt tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên mức 830.000 đồng), bắt đầu từ 1/5/2011. Ngoài ra, mức chi trợ giá các mặt hàng chính sách dự kiến là 1.660 tỷ đồng. Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74.500 tỷ đồng. Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110.130 tỷ đồng.

docx31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và chính sách điều hành lạm phát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:     * Chỉ số giá sinh hoạt (Cost of Living Index ) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). Tỷ lệ lạm phát năm t=CPI năm t- CPI năm t-1CPI năm t-1x100% Ví dụ: CPI của năm 2005 là 196,8 và CPI của năm 2006 là 201,8 thì ta sẽ có tỷ lệ lạm phát năm 2006 là : 201.8- 196.8196.8x100%=2.5% * Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. * Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình. Chỉ số giảm phátGDP=GDP danh nghĩaGDP thựcx100% Trong đó GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá năm hiện tại; GDP thực đo lường sản lượng theo giá năm gốc. Tỷ lệ lạm phát năm t=GDP năm t- GDP năm t-1GDP năm t-1x100% Ví dụ: chọn năm 2000 làm cơ sở , tính chỉ số giá giảm phát năm 2008 so với 2007; biết năm 2007 GDP danh nghĩa là 82 tỷ , 2000 là 74 tỷ; năm 2008 GDP danh nghĩa là 88 tỷ , 2000 là 78 tỷ. Tính chỉ số GDP 2007 so 2000: GDP2007=82 tỷ74 tỷx 100%=110.81% Tính chỉ số GDP 2008 so 2000: GDP2008=88 tỷ78 tỷx100%=112.82% Tính chỉ số lạm phát 2008 so 2007: Tỷ lệ lạm phát 2008=112.82-110.81110.81x100%=1.81% 1.3 Phân loại lạm phát: 1.3.1 Căn cứ vào định lượng: Lạm phát vừa phải (Moderate inflation): Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm .Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường ,đời sống của người lao động ổn định .Sự ổn định đó được biểu hiện : Giá cả tăng chậm ,lãi xuất tiền gửi không cao ,không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hang hoá với số lượng lớn … Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được ,những tác động của nó là không đáng kể. Lạm phát phi mã (high inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ .Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế. Siêu lạm phát (hyperinflation) : Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai. Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh. Tiêu chí xác định siêu lạm phát: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. Tóm lại ,siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng .Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra . 1.3.2 Căn cứ vào định tính: Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng . - Lạm phát cân bằng (inflation equilibrium): Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động ,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung. -Lạm phát không cân bằng (Inflation unbalanced):Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra. Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường. - Lạm phát dự đoán trước (Predicted inflation): là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn .Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý ,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống ,đến kinh tế . - Lạm phát bất thường(Unexpected inflation): xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện .Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý ,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi .Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút .Đối với các nước đang phát triển lạm phát thường kéo dài , do đó các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau : lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm ,lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm . 1.4 Nguyên nhân lạm phát: 1.4.1 Các nguyên nhân chính: MỨC GIÁ GIÁ HÀNG HÓA PHI THƯƠNG MẠI GIÁ HÀNG HÓA THƯƠNG MẠI TỔNG CUNG TỔNG CẦU GIÁ THẾ GIỚI (GIÁ XĂNG DẦU VÀ CÁC ĐẦU VÀO NHẬP KHẨU KHÁC) TỶ GIÁ Chi phí đầu vào trong nước và nhập khẩu, giá phía cung và tỷ giá. Tiền tệ và tín dụng,lãi suất,thu nhập , tài sản,chi tiêu và thuế của chính phủ. (Các kênh truyền tải đến lạm phát) Lạm phát do cầu kéo (Demand pull – inflation): Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp , hay nói cách khác là nền king tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó . Lúc này thì đồng tiền cầu sẽ vượt quá mức cung hàng hóa có giới hạn và sẽ làm cho chúng tăng giá . Do đó chính mức cầu cao hơn kéo giá lên cao hơn , đó là lạm phát do cầu kéo. Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1. Lạm phát do chi phí đẩy (cost push - inflation): Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cung có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng.Điều này chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn . Lạm phát nguyên nhân tiền tệ (monetary inflation): Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Sự mất cân đối này sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá. Công thức mối quan hệ giữa thu nhập danh nghĩa PY và lượng tiền M thể hiện qua công thức: MV = PY, công thức này biến đổi ra ta được : %ΔP = %ΔM +%ΔV - %ΔY (*) - %ΔP là % tăng lên của giá hàng hóa hay còn gọi là lạm phát π (lạm phát π được đo lượng bằng GDP deflator) - %ΔM tăng trưởng của cung tiền - %ΔV- Thay đổi trong vòng quay tiền - %ΔY - Tăng trưởng thực của nền kinh tế Qua công thức đó chúng ta sự tăng giá (%ΔP) vế trái của phương trình (*) phụ thuộc vào 3 biến số của vế phải, thay đổi cung tiền, thay đổi vòng quay tiền và tăng trưởng thực của nền kinh tế. 1.4.2 Các nguyên nhân khác: Lạm phát đẻ ra lạm phát (inflation spawned inflation): Khi người dân không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước, họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào đó … Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hang hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao ,từ đó lạm phát sẽ xảy ra .Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng ,cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát. Thâm hụt ngân sách (budget deficit relative): Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần thiếu hụt .Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát.Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền.Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền ,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát .Tuy nhiên,đối với các nước đang phát triển ,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế .Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất .Vì thế mà khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây lạm phát càng lớn. Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu có lợi hơn.Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất tăng cao hơn .Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại phải mua vào các trái phiếu đó .Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm phát. Tỷ giá hối đoái (exchange rate): Khi tỷ giá tăng đồng bản tệ bị mất giá, khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái .Mặt khác khi tỷ giá hối đoái tăng ,chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên .Do đó giá cả của các hàng hoá này tăng lên cao. Lạm phát do cơ cấu ( Inflation caused by structural): Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm phát do xuất khẩu ( Inflation by exporting): Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Lạm phát do nhập khẩu (Inflation due to imported): Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Lạm phát do cầu thay đổi (inflation due to change of demand): Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. 1.5 Tác động của lạm phát: 1.5.1 Tác động chung: Sự gia tăng mức giá chung hàm ý sự giảm sức mua của tiền tệ. Đó là bởi vì khi mức giá chung tăng, mỗi đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Ảnh hưởng của lạm phát được phân đều trong nền kinh tế, và kết quả là chi phí của một số mặt hàng và lợi nhuận của một số mặt hàng sẽ bị ẩn giấu bởi sự sụp giảm sức mua của tiền tệ này. Ví dụ: khi xảy ra lạm phát, với những chủ cho vay hoặc người gửi tiền, những người được trả một mức lãi suất cố định với những khoản cho vay hoặc khoản tiền gửi, sẽ bị giảm sức mua của những khoản tiền lãi suất của họ, trong khi những người vay họ lại được hưởng lợi. Những cá nhân hoặc tổ chức có tài sản tiền mặt sẽ bị giảm sức mua của những cổ phần họ nắm giữ. Tăng khoản tiền thanh toán cho công nhân và những người hưởng lương hưu thường chậm hơn tỷ lệ lạm phát, đặc biệt với những người được thanh toán những khoản tiền cố định. Tăng mức giá (lạm phát) làm giảm giá trị thực của tiền (đồng tiền chức năng) và những mặt hàng khác có bản chất tiền tệ (ví dụ các khoản vay và trái phiếu). Tuy nhiên, lạm phát không có ảnh hưởng đến giá trị thực của các khoản mục tiền tệ (ví dụ hàng hóa, vàng, bất động sản). 1.5.2 Tác động tiêu cực: Tác động đến lĩnh vực sản xuất: Tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và giá đầu ra biến động không ngừng gây ra sự mất ổn định đối với nhà sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho nghiệp vụ kế toán không còn chính xác nữa. Những doanh nghiệp có tỷ xuất lợi nhuận thấp sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. Khi lạm phát xảy ra với một tỷ lệ chấp nhận được thì sẽ có lợi cho nền kinh tế. Lãi xuất giảm khuyến khích doanh nghiệp gia tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đồng thời cũng khuyến khích tiêu dùng làm cho hàng hóa được bán chạy hơn. Do đó, lúc này lạm phát sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Tác động đến lĩnh vực lưu thông: Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ, tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa, làm mất cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đồng thời do đồng tiền đang bị mất giá nên không ai muốn giữ tiền. Tiền nhanh chóng bị đẩy ra kênh lưu thông. Do có nhiều người tham gia vào lưu thông nên lĩnh vực này trỏ nên hỗn loạn, tốc độ lưu thông tiền tăng vọt và điều này càng thúc đẩy lạm phát gia tăng. Tác động đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Lạm phát làm cho quan hệ thương mại, tín dụng, ngân hàng bị thu hẹp. Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc giảm sút quá nhanh của đồng tiền, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những các nhân, doanh nghiệp đang có lượng tiền nhàn rỗi trong tay. Ngân hàng gặp khó khăn trong viêc huy động vốn, hệ thông ngân hàng phải luôn cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định. Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát cao, muốn lãi suất thực tế ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Trong khi đó, người đi vay là những người có lợi từ sự mất giá của đồng tiền. Do vậy hoạt động của hệ thống ngân hang không còn bình thường nữa, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế. Tác động đến cán cân ngân sách-chính sách tài chính của nhà nước: Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa. Khi lạm phát xảy ra thì những thộng tin trong xã hội bị phả hủy do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn. Khi đó khó cố thể phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt hay kém. Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, giảm các nguồn thu. Do đó, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, phúc lợi xã hội hay các khoản đầu tư của nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực đều bị cắt giảm. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiên và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện. Lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. 1.5.3 Tác động tích cực: Điều chỉnh thị trường lao động: Keynes cho rằng việc điều chỉnh tiền lương danh nghĩa xuống sẽ chậm. Nó có thể dẫn tới trạng thái mất cân bằng kéo dài và tỷ lệ thất nghiệp cao trong thị trường lao động. Bởi vì lạm phát sẽ làm giảm tiền lương thực tế khi tiền lương danh nghĩa được giữ ở mức ổn định, Keynes cho rằng một số lạm phát sẽ tốt cho nền kinh tế, bởi vì nó sẽ cho phép thị trường lao động đạt được trạng thái cân bằng nhanh hơn. Giảm nợ :Các chủ nợ, những người có khoản nợ với tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cố định sẽ bị giảm tỷ lệ lãi suất “thực tế” khi tỷ lệ lạm phát tăng. Tỷ lệ lãi suất “thực tế” của một khoản vay bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát.[tỷ giá không có thực – tỷ giá thảo luận] (R=n-i). Ví dụ, nếu bạn vay tiền với tỷ lệ lãi suất đưa ra là 6% và tỷ lệ lạm phát là 3%, tỷ lệ lãi suất thực tế mà bạn sẽ trả cho khoản vay là 3%. Điều này cũng sẽ đúng khi bạn vay tiền với tỷ lệ lãi suất cố định là 6% và tỷ lệ lạm phát tăng tới 20% bạn sẽ có tỷ lệ lãi suất thực tế là -14%. Các ngân hàng và các chủ cho vay khác điều chỉnh rủi ro lạm phát này hoặc bằng cách tính phí lạm phát trong chi phí cho vay tiền hoặc bằng cách tạo ra một tỷ lệ lãi suất ban đầu cao hơn hoặc bằng cách quy định một tỷ lệ lãi suất biến đổi. Phạm vi đề phòng:Những công cụ chủ yếu để kiểm soát cung tiền là khả năng xác định tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ mà ở đó các ngân hàng có thể mượn tiền của ngân hàng trung ương, các hoạt động thị trường mở, đó là sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường trái phiếu với mục đích tác động đến tỷ lệ lãi suất danh nghĩa. Nếu một nền kinh tế tự thấy nó đang ở trong giai đoạn suy thoái với tỷ lệ lãi suất danh nghĩa thấp hoặc thậm chí bằng không, thì khi đó ngân hàng không thể giảm những tỷ lệ này (bởi vì tỷ lệ lãi suất danh nghĩa không thể âm) để kích thích nền kinh tế - tình trạng này được xem như là một bẫy tiền mặt. Một tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải sẽ đảm bảo rằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa sẽ luôn lớn hơn không để nếu nhu cầu tăng thì ngân hàng vẫn có thể giảm tỷ lệ lãi suất danh nghĩa. Hiệu ứng Tobin:Nhà kinh tế học James Tobin, người đã từng đạt giải Nobel cho rằng một mức độ lạm phát vừa phải có thể tăng đầu tư trong một nền kinh tế , dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn hoặc ít nhất cũng đạt được một mức thu nhập ổn định cao hơn. Đó là do thực tế lạm phát làm cho lợi nhuận từ những tài sản tiền tệ giảm so với lợi nhuận từ bất động sản chẳng hạn như vốn hiện vật. Để tránh lạm phát, các nhà đầu tư nên thay đổi từ việc nắm giữ các tài sản như tiền (hoặc một tài sản có dạng tương tự, nhạy cảm với lạm phát) sang đầu tư vào các dự án vốn thực tế. 1.6 Chính sách và biện pháp kiềm chế lạm phát: Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm. 1.6.1 Biện pháp đối phó với lạm phát: 1.6.1.1Những biện pháp tình thế: *Chính sách đóng băng tiền tệ : giảm lượng tiền trong nền kinh tế bằng cách ngưng phát hành tiền vào kênh lưu thông. Đồng thời, dừng các nghiệp vụ làm tăng lượng cung ứng tiền tệ như dừng các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng,dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách. Bên cạch đó còn có các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng như ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn, bán ngoại tệ , phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, tăng lãi suất tiền gửi *Tăng lượng hàng hóa tiêu dùng để cân đối với lượng tiền trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế quan… *Đi vay hoặc xin viện trợ từ nước ngoài 1.6.1.2Những biện pháp chiến lược: *Biện pháp chiến lược hàng đầu để ổn định tiền tệ trong nền kinh tế là thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa vì khi nền sản xuất phát triển sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự ổn đinh tiền tệ. *Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Đây là biện pháp nhằm giảm thiểu khoản thâm hụt ngân sách nhà nước. *Tăng cường công tác quản lý điều hành nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu một cách hợp lý, chống thất thu đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách. 1.6.2 Chính sách kiềm chế lạm phát: Chính sách tài khóa (fiscal policy): -Giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách. -Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. -Giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. -Cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng. Chính sách tiền tệ (monetary policy): Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: -Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. -Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. -Phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông. Biện pháp cải cách tiền tệ (currency reform): Đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm phát ở mức độ cao mà việc vận dụng các biện pháp trên không đưa lại kết quả mong muốn. Ở đây nhà nước huỷ hoặc thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới để lập lại trật tự mới trong lưu thông tiền tệ. 1.7 Lạm phát mục tiêu: Giới thiệu lạm phát mục tiêu: Tại nhiều nước lạm phát được coi là vấn đề kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng. Một khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao độ sẽ làm giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, các nguồn vuốn trong nước sẽ chạy ra nước ngoài. Lạm phát còn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn và tạo nên sự căng thẳng quốc gia. Trên thế giới có nhiều nước lấy khối lượng tiền (M2 hay M3) hoặc tỷ giá làm mục tiêu trung gian để điều hành Chính sách tiền tệ của quốc gia. Tuy nhiên sang những năm 90, nhiều nước công nghiệp phát triển đã phá lệ truyền thống trong việc xây dựng các mục tiêu trung gian tương tự mà tập trung tâm điểm vào chỉ số lạm phát. Cách tiếp cận mới này tập trung vào việc kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mục tiêu, một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tương đối mới. Đi đầu áp dụng là ở Niu – Dilân ( năm 1990). Vậy tại sao phải áp dụng lạm phát mục tiêu? Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt được 1 vài mục tiêu ( tạo thêm việc làm hoặc tăng trưởng kinh tế…) với sự trợ giúp của chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không tránh khỏi lạm phát gia tăng dẫn đến việc xung đột nguyên tắc ổn định giá. Từ đó nhận ra rằng đạt được ổn định giá mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác mục tiêu cơ bản nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, bên cạnh đó tập trung vào các mục tiêu kinh tế khác như tạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữa lao động sản xuất và việc làm trong ngắn hạn… nhưng không được xung đột với nguyên tắc cơ bản nhất là ổn định giá cả. Theo lời của nhà kinh tế học nổi tiếng F.Mishkin: “ Tập trung phát triển sức mạnh kinh tế sẽ đến sau khi thực hiện các phương pháp kiềm chế lạm phát, đối với các nước tiến hành kế hoạch hóa lạm phát… có thể kết luận rằng lạm phát mục tiêu sẽ củng cố quá trình phát triển kinh tế và thêm vào đó kiềm chế được lạm phát” Ưu việc cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3, tỷ giá). Một điểm khác biệt nữa so với các cơ chế điều hành khác là nó tạo cho NHTW một sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ Đặc điểm của lạm phát mục tiêu: Lạm phát mục tiêu có thể được miêu tả như một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nền tảng việc sử dụng việc dự báo lạm phát làm mục tiêu trung gian. Ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra chỉ số lạm phát mục tiêu ( là một con số cụ thể hay một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất kỳ một mục tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, NHTW có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào để chỉ đạt một mục tiêu duy nhất là chỉ số lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên không phải bất kỳ nước nào cũng có thể thực hiện được lạm phát mục tiêu. Kinh nhiệm từ các nước áp dụng lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết phải có những điều kiện tối thiểu để áp dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ là: Lạm phát chỉ có thể áp dụng ở những nước mà ở đó có thể đảm bảo được lạm phát ở mức thấp không chỉ trên hình thức mà cả trên thực tế. NHTW cần có một mức độc lập tương đối để thực thi chính sách tiền tệ. Mắc dù trên thực tế không có một NHTW nào có thể hoàn toàn dộc lập khỏi sự ảnh hưởng của chính phủ. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia cần từ bỏ nguyên tắc “ngân sách chi phối” cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khóa không được gây bất cứ ảnh hưởng nào đến chính sách tiền tệ và các thị trường tài chính trong nước phải có đủ độ sâu để “nuốt chửng” các đợt phát hành nợ của chính phủ. Chính phủ phải có cơ sở nguồn thu rộng rãi và không đưa vào hệ thống nguồn thu bù đắp của chính phủ là nguồn thu từ in tiền. NHTW phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu và không có trách nhiệm với bất kỳ mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỉ giá.. Lạm phát mục tiêu cũng có một số nhược điểm khi việc áp cụng không thỏa mãn một số điều kiện của nó: Khi năng lực điều tiết của chính sách tiền tệ không cao sẽ đẩy NHTW vào vòng lẩn quẩn trong việc lựa chọn ưu tiên giữa các cơ chế điều hành (tỷ giá, lạm phát và khối lượng tiền) của chính sách tiền tệ. Khi áp dụng lạm phát mục tiêu , NHTW sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức trong việc thực hiện chính sách tiền tệ để đạt được chỉ số mục tiêu dựa trên dự báo chỉ số lạm phát do chính phủ đưa ra. Khi đó dự báo lạm phát được xem như là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, vì vậy không ít người đã không đề cập đến lạm phát mục tiêu mà chỉ nói đến dự báo lạm phát mục tiêu. Quy trình thực hiện lạm phát mục tiêu: Quy trình của lạm phát mục tiêu khá đơn giản, bản chất của nó bao gồm: NHTW dự đoán xu hướng lạm phát năm sau, dự báo này được so với chỉ số mục tiêu mà NHTW mong muốn đạt được, khoảng cách chênh lệch giữa chỉ số dự báo và chỉ số mục tiêu sẽ nói lên mức độ mà chính sách tiền tệ cần điều chỉnh. Tuy nhiên trên thực tế vẫn đề kỹ thuật thực hiện quy trình này khá phức tạp và khác nhau ở các nước. Vấn đề kỹ thuật bao gồm: *Công bố mục tiêu lạm phát Khi tiếp cận với vấn đề công bố chỉ số lạm phát mục tiêu, có sự khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia. Chỉ số lạm phát mục tiêu có thể do NHTW tự mình công bố như ở Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha… cũng có thể là do thỏa thuận giữa NHTW và Bộ tài chính như ở Canada… Ở đâu tính độc lập của NHTW càng cao thì ở đó NHTW càng phải chịu trách nhiệm quản trị cơ chế lạm phát mục tiêu. Công bố lạm phát dự báo duy nhất sẽ giúp cho dư luận hiểu được sự mong muốn thực hiện được chính sách tiền tệ. Nếu không sẽ làm cho xã hội hiểu lầm về tính minh bạch của chính sách. *Xác định chỉ số lạm phát mục tiêu Tầm nhìn mục tiêu: Tầm nhìn mục tiêu chính là quãng thời gian mà quốc gia đó có thể đạt được và duy trì kế hoạch mục tiêu đã đề ra. Việc xác định tầm nhìn mục tiêu phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ lạm phát tại thời điểm bắt đầu thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu. Chỉ số giá cả: Hầu hết các nước áp dụng lạm phát mục tiêu đều dùng CPI làm công cụ nền tảng. Bởi CPI có những lợi thế riêng như : tính quãng bá rộng rãi đối với xã hội, được công bố và tính toán thường xuyên. 1.8Giới thiệu về giảm phát: Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn. 1.8.1 Nguyên nhân và tác hại: Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm. 1.8.2 Tác động tích cực và tiêu cực của giảm phát: Tác động tích cực: giảm phát tốt xảy ra trong môi trường cởi mở hơn , các mức giá bị nhà độc quyền đẩy lên cao nay phải giảm dưới áp lực cạnh tranh . - Một tình huống khác là trong thị trường tự do, những người sản xuất với năng suất cao hơn sẽ vươn lên , giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, giá hang giảm làm người tiêu dùng mua nhiều hơn, kết quả là giá thành mỗi đơn vị sản phẩm càng giảm. Tác động tiêu cực: giảm phát không tốt xảy ra khi giá giảm nhưng số hàng bán được không tăng. Các công ty phải giảm quy mô sản xuất và sa thải bớt công nhân. Trước nguy cơ mất việc, mọi người sẽ tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Kết quả là giảm phát trở nên trầm trọng. -Dạng giảm phát tồi tệ hơn là khi các doanh nghiệp kém hiệu quả được trợ giá để tiếp tục hoạt động. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, các công ty khỏe mạnh phải hạ giá bán và chẳng mấy chốc cũng trở nên ốm yếu. -giảm phát là tồi tệ nhất khi quá nhiều vốn và vốn vay ào ạt đổ vào một cách lạc quan , làm cho cung vượt xa cầu. Hàng không bán được nhưng nợ vẫn phải trả, cả các công ty tốt cũng có nguy cơ phá sản. 1.8.3Phòng và chống giảm phát: Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất. Phần 2. Lạm phát và chính sách điều hành lạm phát ở Việt Nam. (inflation and inflationary policies operating in VietNam) Trong những thập kỷ qua, đặc biệt là sau năm 1970, hầu hết các nuớc công nghiệp phát triển đều phải đuơng đầu với tình trạng lạm phát cao kéo dài trong một số năm và một số buớc kém phát triển thậm chí còn trải qua siêu lạm phát. Một loạt các nuớc Mỹ La- Tinh đã lâm vào lạm phát rất cao trong những năm 1980 do ảnh huởng của khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 1982. Việt Nam cũng như phần lớn các nuớc trong giai đoạn sau 1975 và đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị truờng đều trải qua lạm phát cao. Năm Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Năm Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1986 774,7 2,84 1998 9,2 5,76 1987 223,1 3,63 1999 0,1 4,77 1988 393,8 6,01 2000 -0,6 6,79 1989 34,7 4,68 2001 0,8 6,89 1990 67,1 5,09 2002 4,0 7,08 1991 67,5 5,81 2003 3,0 7,34 1992 17,5 8,70 2004 9,5 7,79 1993 5,2 8,08 2005 8,4 8,4 1994 14,4 8,83 2006 6,6 8,2 1995 12,7 9,54 2007 12,6 8,5 1996 4,5 9,34 2008 22,97 6,23 1997 3,6 8,15 2.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 1986 -2008 2.2 lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam 1991-2008 2.1 Việt Nam thời kỳ 1986 – 1990: Lạm phát ở Việt Nam đã có từ lâu song ở đây chúng tôi muốn nói đến thời kỳ 1981-1988 trong thời kỳ 1976-1980, lạm phát ở Việt Nam “ ngầm”, nghĩa là tuy chỉ số giá cả do nhà nước ấn định tăng không nhiều, nhưng chỉ số giá cả ở thị trường tự do tăng khá cao, mức tăng giá cả đã vượt xa mức tăng giá trị tổng sản lượng, cũng như thu nhập quốc dân. 2.1.1 Thực trạng: Bước vào những năm 80, lạm phát đã bột phát “công khai”, và trở thànhlạm phát phi mã với mức tăng giá 3 chữ số. Lạm phát ở Việt Nam đã ở mức phi mã, năm cao nhất đã đạt tới chỉ sốtăng giá 557% vượt qua mức lạm phát phi mã. Song những biểu hiện và tác hại của nó không kém gì siêu lạm phát. Thứ nhất : từ bảng 2.1 ta thấy lạm phát ở việt nam thời kỳ này tăng cao và không ổn định. Thứ hai:tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh vì dân chúng không ai muốn giữ tiền, người ta bán xong hàng phải mua ngay hàng khác, hoặc vàng hoặc đô la, không ai dám giữ tiền lâu trong tay, vì tốc độ mất giá của nó quá nhanh. Thứ ba: Nhưng tiền lương thực tế vẫn giảm mạnh vì nhà nước đã không khống chế được thị trường tự do. Giá nhà nước tăng một lần thì giá thị trường tự do tăng 1, 5 lần. Nhà nước lại không cung cấp đủ hàng cho dân cư theo giá nhà nước, nên mọi người phải mua hàng ngoài thị trường tự do với giá cao hơn, mặt khác những người được nhà nước bù giá chỉ là những người làm trong khu vực nhà nước còn số đông dân cư thì không được bù giá như vậy. Thứ tư: các yếu tố của thị trường Việt Nam bị thổi phồng và bóp méo. Do giá cả nhà nước định đã không phải là giá cả thị trường, luôn thấp hơn giá cả thị trường tự do, và lại tăng theo từng chu kỳ, nên đã khuyếnkhích xu hướng đầu cơ và tích trữ hàng hoá kiếm lợi. 2.1.2 Nguyên nhân: Chính chế độ độc quyền và công hữu tràn lan cho đến cơ chế quan liêu bao cấp đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa nền kinh tế Việt Nam tới tình trạng kém hiệu quả và lạm phát cao. - Nền kinh tế đóng cửa và phụ thuộc một chiều vào các nguồn tài trợ bên ngoài. - Nền kinh tế mà cơ cấu của nó bao gồm những ngành kém hiệu quả được ưu tiên phát triển. - Lạm phát của một nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Do vậy những khoản chi tiêu cho quốc phòng lớn, những khoản chi phí đã làm tăng sự thâm hụt ngân sách và gia tăng lạm phát. 2.1.3 Chính sách kiềm chế lạm phát: Để kiềm chế lạm phát trong thời kỳ này thì chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kiềm chế lạm phát nhưng không hiệu quả, trong đó nhà nước ra lệnh NHTW phát hành tiền ra nền kinh tế để bù đắp thâm hụt ngân sách đã làm cho lạm phát tăng cao. 2.2 Việt Nam thời kỳ 1990 – đầu 2007: Giai đoạn 1995-2007, lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số, kinh tế ổn định.Việt Nam đã sớm thoát khỏi tình trạng lạm phát phi mã và điều chỉnh mức lạm phát ở mức vừa phải ổn định nền kinh tế vĩ mô.Do nhà nước đã thực hiện các chính sách như: - Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp , thông qua hệ thống hai giá chuyển mạnh sang cơ chế một giá kinh doanh phù hợp với quan hệ cung cầu và thị trường. - Chính sách quản lý chặt chẽ khối lượng tiền tệ tăng thêm, mở rộng việc phát hành các tín phiếu, kỳ phiếu để thu hút mạnh số tiền nhàn rỗi trong dân. - Chính sách tiền tệ, tín dụng tăng lãi suất huy động tiết kiệm lên cao. 2.3 Việt Nam thời kỳ cuối 2007 -2008: đến tháng 12/2007 thì lạm phát đã tăng lên 2 con số: 12,63%. 2.3.1 Nguyên nhân khách quan: Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu: - Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng. - Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. -Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam ? 2.2 Bức tranh lạm phát của một số nước châu Á (đến 6/2008) 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan: Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam: - Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất.Mặc dù nhà nước đã cố gắng kiềm chế giá các nguyên vật liệu này. - Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề làm cho nguồn cung lương thực – thực phẩm bị sụt giảm. - Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. - Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh→ cung tiền ở Việt Nam tăng → từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông: 2.3.3 Các chính sách kiềm chế lạm phát: - NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống, bao gồm: + Tăng dự trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VND và từ 8%-10%-11% đối với ngoại tệ. + Tăng tất cả các mức lãi suất cơ bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%-6%. +Liên tục hút tiền về trên Thị trường mở; NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng. +Giảm bong bóng bất động sản. 2.4 Việt Nam thời kỳ 2009-2010: Nhìn vào đồ thị diễn biến CPI ở trên có thể nhận thấy sau khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm vào năm 2008 và suy giảm vào năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, thì ngay cuối năm 2009, chỉ số CPI đã bắt đầu gia tăng trở lại; tới đầu năm 2010, xu thế này vẫn tiếp tục và ngày càng rõ nét cho đến cuối năm 2010 lạm phát ở mức 11.75 %. 2.4.1 Nguyên nhân: -Chi phí đẩy: +Điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác. + Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá: Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh bởi tỷ giá. Một số hàng hóa như sữa, sắt thép… cũng điều chỉnh giá bán sau khi tỷ giá được điều chỉnh. + Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu: Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường. -Yếu tố cầu kéo: Năm 2009, các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc gia tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010, gây sức ép lên giá cả nhiều hàng hóa. Ngoài ra, năm 2010 người dân có thể sẽ tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế khả quan hơn, tạo ra một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa. -Yếu tố tiền tệ: Năm 2009, chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74%, và là mức khá cao so với trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28.7%, mức tăng này thấp hơn so với năm 2006 và 2007, nhưng vẫn khá cao so với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010. Chúng ta đều biết lạm phát có quan hệ chặt chẽ với cung tiền, nhưng thường có độ trễ từ 5 – 7 tháng. 2.4.2 Chính sách kiềm chế lạm phát: -Chính sách thả giá theo lộ trình: chính sách giá năm 2010 được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tức là, giá cả nhiều mặt hàng sẽ được "thả" chứ không "neo" như trước đây. + Song song đó vẫn có những biện pháp điều hành vĩ mô nhất định. Trong những trường hợp biến động bất thường thì phải áp dụng kịp thời các biện pháp bình ổn giá. -Chính sách tiền tệ: Cùng với chính sách giá, chính sách tiền tệ cũng phải phù hợp. +Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến của lạm phát, cung cầu vốn trên thị trường. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng, tối đa ở mức 25%.định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 25% được Ngân hàng Nhà nước xem xét trên cơ sở yêu cầu “thắt” dần chính sách tiền tệ để phòng ngừa khả năng lạm phát cao trở lại. -Chính sách tài khóa: Tiết kiệm cả trong chi đầu tư, chi phát triển và chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách nhà nước so với năm 2009 (giữ bội chi khoảng 6,2% so với GDP). 2.5 Tình hình lạm phát ở Việt Nam quí 1/2011: Mức tăng của CPI tháng 2 những năm gần đây (đơn vị: %). Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 2010-2011 2.5.1 Nguyên nhân: Sức ép lạm phát chi phí đẩy tăng Sức ép từ lạm phát tiền tệ giảm dần gắn liền với xu hướng gia tăng chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt, nhất là việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% so với mức thực tế tăng tới gần 30% của năm 2010; hạn chế cho vay đầu tư phi sản xuất và tiêu dùng, nhất là cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản; hạn chế đầu tư công và thâm hụt ngân sách; cũng như hạn chế mua sắm trang , thiết bị và chi tiêu công khác; Đồng thời gia tăng kiểm soát, giảm thiểu tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép … Sự hợp lực của những động thái này chắc chắn đang và sẽ góp phần giảm dần tổng cầu ảo xã hội, nhất là giảm dần sức ép liên quan đến lạm phát tiền tệ trong thời gian tới như một điểm mới đáng chú ý của tính chất lạm phát ở nước ta trong năm 2011. Ngược lại, sức ép lạm phát chi phí đẩy tăng nhanh trong những tháng cuối quý I, đầu quý II.2011 do gắn liền trực tiếp với tăng chi phí đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ - tiêu dùng từ cú sốc tăng tỷ giá và các đợt  điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện diễn ra liên tiếp trong tháng 3.2011; từ sự gia tăng chi phí vốn gắn với cuộc đua lãi suất huy động và cho vay và từ tháng 5.2011 là việc điều chỉnh lương tối thiểu cho công nhân viên chức khu vực hành chính, sự nghiệp và các đối tượng hưởng lương từ ngân sách... Ngoài ra, đợt tăng giá dầu mỏ lên tới 50% (từ mức 80 USD/thùng lên mức 120 USD/thùng) chi trong vòng 5 tháng (11.2010-3.2011) cũng là một xung lực mạnh làm tăng áp lực lạm phát chi phí đẩy cả ở phạm vi quốc tế, cũng như ở Việt Nam. Nhiều cú sốc Tình trạng tăng giá hàng hóa và dịch vụ chung trên cả nước trong những tháng đầu năm có nguyên nhân truyền thống, trực tiếp và dễ nhận thấy chính là sự gia tăng đột ngột vượt trội mọi thời điểm khác trong cả năm về nhu cầu và sức tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, sự lợi dụng đẩy giá lên cao do khả năng thanh toán và tâm lý dễ dãi trong tiêu dùng, mua sắm gắn với dịp Tết cổ truyền dân tộc, nhất là ở các đô thị tập trung dân cư và có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, như các TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sự hội tụ tập trung trong thời gian ngắn các cú sốc tăng tỷ giá và tăng giá xăng dầu, giá điện càng làm bùng phát các xung lực tiêu cực làm tăng hệ quả lạm phát của chúng. CPI tăng đã làm giảm mức sống thực tế của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, những đối tượng chính sách xã hội và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, Nghị quyết 11/CP của Chính phủ đã nhấn mạnh cần thực thi quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 2.5.2 Chính sách kiềm chế lạm phát: - Chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi NSNN đồng thời phấn đấu tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Cơ sở để đạt chỉ tiêu tăng thu này là kết quả thu NSNN 2 tháng đầu năm 2011 ước đạt 104.680 tỷ đồng (bằng 17,6% dự toán), tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, thu nội địa ước đạt 70.570 tỷ đồng (bằng 18,5% dự toán), tăng 15% so với cùng kỳ. Nhiều khoản thu đạt khá so với dự toán và mức thực hiện cùng kỳ năm 2010, như thu dầu thô bằng 17,3% dự toán, tăng 11,8%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 15,5% dự toán, tăng 7,7%. Các hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới cũng sẽ được thực hiện quyết liệt... - Với mục tiêu phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, QĐ 527 cũng kịp thời đưa ra hàng loạt giải pháp kết hợp với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định và tăng dự trữ ngoại hối. - Hàng loạt chính sách miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm... - Chủ động theo dõi, điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, bám sát giá xăng dầu thế giới. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện điều chỉnh một bước giá điện, nghiên cứu, xây dựng lộ trình điều chỉnh giá than bán cho điện, xi măng, phân bón và giấy theo cơ chế thị trường vào thời điểm phù hợp; Ban hành cơ chế trích, chuyển và hạch toán chi phí hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo vào giá điện chung toàn quốc. - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đồng bộ các chính sách cải cách tiền lương như dự kiến (trích khoảng 27.000 tỷ đồng chi cho cả đợt tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên mức 830.000 đồng), bắt đầu từ 1/5/2011. Ngoài ra, mức chi trợ giá các mặt hàng chính sách dự kiến là 1.660 tỷ đồng. Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74.500 tỷ đồng. Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110.130 tỷ đồng... Tài liệu tham khảo: -Dồn sức chống lạm phát trong năm 2011 Tác giả: Ngọc Hà (tổng hợp) - Lạm phát và bất ổn chính sách Tác giả: Lê Khắc - Dự báo lạm phát và những giải pháp chính sách tiền tệ Tác giả: Hồ Bá Tình - Lạm phát hiện nay ở Việt Nam Tác giả: Hà Trần - Tình trạng bất ổn vĩ mô:Nguyên nhân và phản ứng chính sách Chương trình Châu Á ĐH Harvard - Chương trình Fulbright VN -Các yếu tố gia tăng lạm phát năm 2010 Tác giả:Trần Thị Thanh Hòa -Tạp chí tài chính : Triển khai Nghị quyết 11/NQ - CP: Những nỗ lực của chính sách tài khoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuyet_trinh_lam_phat_va_chinh_sach_dieu_hanh_lam_phat_o_viet_nam_20__.docx
Luận văn liên quan