Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

+ Nâng cấp phần cứng, đồng thời cập nhật những phần mềm mới nhất phục vụ tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính. + Xây dựng mạng thông tin nội bộ với cơ sở dữ liệu phong phú, quản lý khoa học để thực hiện tốt việc phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban với phòng thẩm định. + Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về khách hàng, khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, tìm kiếm và bổ sung thường xuy ên cho kho dữ liệu này để khi cần cho công tác thẩm định hoặc tái thẩm định là có thể sử dụng được ngay.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vào chính sách bán chịu của nhà cung cấp nguyên vật liệu. + Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay. Các khoản phải trả: + Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu + Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chia cho số vòng quay. Để chính xác nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu. Bước 5: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng6: Báo cáo kết quả kinh doanh Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm… 1. Doanh thu sau thuế Bảng 1 2. Chi phí hoạt động sau thuế Bảng 2 3. Khấu hao Bảng 3 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = 1-2-3 5. Lãi vay Bảng 4.1,4.2 6. Lợi nhuận trước thuế = 4 – 5 7. Lợi nhuận chịu thuế = (a) 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp = 7 x TS 9. Lợi nhuận sau thuế = 7 - 8 10. Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL 11. Lợi nhuận tích luỹ 12.Dòng tiền hàng năm từ dự án - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền = (b) Tính toán các chỉ số: - LN trước thuế/DT - LN sau thuế/vốn tự có (ROE) - LN sau thuế/Tổng VĐT (ROI) - NPV - IRR Trong đó (a) được tính: (a)= LN trước thuế- Lỗ luỹ kế các năm trước được khấu trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc luật đầu tư nước ngoài (b) được tính: (b)= Khấu hao cơ bản+ lãi vay vốn cố định+ LN sau thuế. Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR. Bảng 7: Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm… 1. Nguồn trả nợ:nước - Khấu hao cơ bản - Lợi nhuận sau thuế để lại - Nguồn bổ sung Bảng 3 Bảng 6 Tuỳ từng khách hàng 2. Dự kiến trả nợ hàng năm Liên kết với bảng 4.1 3. Cân đối: 1 - 2  Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khă năng trả nợ của dự án Nguồn trả nợ của một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì thế việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cần thiết để tính toán khă năng trả nợ của dự án. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho phép đánh giá được hiệu quả tài chính của dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR. Dòng tiền của một dự án gồm có: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận ròng sau thuế cộng với cac khoản chi phí tiền mặt như khấu hao và lãi vay và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động. - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư : + Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu. + Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ. - Dòng tiền từ hoạt động tài chính : + Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như vốn tự có, vốn vay. + Dòng tiền ra: Bao gồm các khoản trả gốc và lãi vay, chi cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng. Bảng 9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm … Diễn giải I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận ròng: (lãi +, lỗ -) Bảng 6 2. Khấu hao cơ bản: (+) Bảng 3 3.Chi phí trả lãi vay: (+) Bảng 4.1,4.2 4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động: (tăng -, giảm +) Bảng 5 Dòng tiền ròng = 1+2+3+4 II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 1. Chi phí đầu tư TSCĐ: (-) Bảng 3 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) Bảng 5 3. Giá trị thu hồi - Giá trị thanh lý TSCĐ: (+) - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ:(+) Bảng 3 Bảng 5 Dòng tiền ròng =1+2+3 III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 1. Vốn tự có: (+) KH góp vốn 2. Vay dài hạn: (+) Bảng 4.1 3. Trả nợ vay dài hạn: (-) Bảng 4.1 4. Vay ngắn hạn: (+) (a) 5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-) (a) 6. Trả lãi vay: (-) Bảng 4.1,4.2 7. Chi cổ tức (chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-) Chính sách Cty Dòng tiền ròng =1+2+3+4+5+6+7 IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dư tiền mặt đầu kỳ - Dư tiền mặt cuối kỳ = I+II+III = cuối kỳ trước = Đầu kỳ+ IV V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (b) - Lũy kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Lũy kế hiện giá dòng tiền I +II Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính : - NPV - IRR - DSCR (c) Ghi chú: (a): Nhu cầu vay, trả nợ ngắn hạn được xác định dựa trên tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm. (b): Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ tiêu hiệu quả dự án như NPV, IRR. (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) là chỉ số đánh giá khă năng trả nợ dài hạn của dự án, được tính theo công thức sau: LN sau thuế + Lãi vay trung, dài hạn DSCR = Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + lãi vay trung, dài hạn Bước 6: Lập Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án, tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đồn cân nợ…) của dự án trong các năm kế hoạch. Bảng 10 : Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm … A. Tài sản I. Tài sản lưu động 1. Tiền mặt - Nhu cầu tiền mặt tối thiểu - Thặng dư thêm tiền mặt 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho - Nguyên vật liệu - Bán thành phẩm - Thành phẩm II. Tài sản cố định - Nguyên giá - Khấu hao lũy kế Cộng tài sản =1+2+3 Bảng 5 Bảng ngân lưu Bảng 5 Bảng 5 Bảng 5 Bảng 5 Bảng 3 Bảng 3 = I + II B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Nợ dài hnạ đến hạn trả - Các khoản phải trả 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn tự có = 1+2 Bảng 4.2 Bảng 4.1 Bảng 5 Bảng 4.1 =1+2 Bảng ngân lưu 2. Lợi nhuận giữ lại Cộng nguồn vốn Bảng 6 C. Các tỷ số 1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/ Nợ ngắn hạn) 2. Tỷ số thanh toán nhanh [( Tiền + Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn] 3. Hệ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) Ghi chú: Tỷ số thanh toán ngắn hạn= TSLĐ/Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh= (Tiền+ Đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn Hệ số nợ= Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Bước 7: Phân tích độ nhạy và tính các chỉ số tương ứng và đưa ra kết luận Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi của một hay vài nhân tố trọng yếu nhất tác động đến hiệu quả tài chính và khă năng trả nợ của dự án. Các bước thực hiện như sau: - Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khă năng trả nợ (thường là NPV, IRR, DSCR) theo các nội dung đã trình bày ở trên. - Lập Bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thông số thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây: Bảng tính độ nhạy khi biến thay đổi Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 … IRR Kết quả NPV Kết quả DSCR Kết quả …….. Kết quả Trong đó: + Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong Bảng tính hiệu quả và khă năng trả nợ. + Giá trị 1,2… là giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án và khă năng trả nợ. Tính các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư : Để tính toán các chỉ số NPV, IRR ta ứng dụng phần mềm Excel Công thức hàm NPV: NPV (rate, value 1, value 2,…) Trong đó: value 1, value 2,… là giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án; rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu. Công thức hàm IRR: IRR (values, guess) Trong đó: Values là các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năm của dự án; Guess là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR. Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trong phần mềm Excel đã ngầm định sẵn là Guess= 0,1 (10%). 2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình – Từ Liêm- Hà Nội của công ty Sông Đà 9 Để hiểu rõ về thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, chúng ta sẽ nghiên cứu việc thẩm định một dự án cụ thể, dự án “Đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất” của công ty Sông Đà 9. Năm 2003, Công ty Sông Đà 9 quyết định đầu tư xây dựng một toà nhà làm văn phòng điều hành sản xuất với tổng vốn đầu tư ước tính là 28 tỷ VND. Công ty đã đề nghị NHNo&PTNT Láng Hạ tham gia tài trợ cho dự án này với mức vốn là 23,6 tỷ VND (bằng 85% tổng vốn đầu tư). Tài sản đảm bảo sẽ là toà nhà hình thành từ vốn vay. Dưới đây là báo cáo thẩm định, tổng hợp quá trình thẩm định dự án mà NHNo&PTNT Láng Hạ đã thực hiện. 2.2.3.1 Giới thiệu doanh nghiệp vay vốn Tên doanh nghiệp: Công ty Sông Đà 9 Địa chỉ: Tầng 7, nhà G10 Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà nội Hồ sơ pháp lý của công ty Sông Đà 9 được liệt kê tại báo cáo thẩm định mở rộng quan hệ tín dụng. Giấy phép đầu tư số: 1252/GP ngày 08/11/2001 do Bộ Kế hoạch đầu tư cấp. Loại hình công ty: Công ty hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Ngành nghề kinh doanh: San lấp, đào đắp, nạo vét cơ giới. Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, xây dựng đường day và trạm biến thế; xây dựng công trình thuỷ lợi. Sản xuất cấu kiện bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng, khai thác đá, cát sỏi. Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình; lắp đặt cấu kiện xây dựng, thiết bị cơ điện nước và thiết bị xây dựng, hoàn thiện xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ xây dựng. Kinh doanh vận tải hàng hoá; sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm, kinh doanh lắp đặt thang máy, lắp ráp ô tô có trọng tải đến 25 tấn, sửa chữa xe, máy thiết bị thi công; nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn, kinh doanh lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh. 2.2.3.2 Nội dung thẩm định a. Hồ sơ pháp lý: - Quyết định số 247- TCT/HĐQT của chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây dựng Sông đà về việc phê duyệt báo cáo cơ hội đầu tư dự án giao cho Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện. - Quyết định số 14/TCT/HĐQT ngày 19/01/2000 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nhà điều hành và giới thiệu sản phẩm tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.” - Quyết định số 1132/QĐ-UB ngày 20/03/2000 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cho công ty Sông Đà 15 thuê 2997m2 đất tại Mỹ Đình, Từ Liêm để xây dựng nhà điều hành và giới thiệu sản phẩm, thời hạn thuê 25 năm kể từ ngày 20/03/2000 - Các thoả thuận về cấp thoát nước, điện của các cơ quan chức năng, thoả thuận môi trường nguyên tắc, - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. - Tờ trình số 498 CT/QL-KT ngày 12/10/2001 của công ty Sông Đà 9 được Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đồng ý ngày 23/10/2001 cho xây dựng công trình nhà làm việc của công ty Sông Đà 9 tại xã Mỹ Đình với quy mô 10 tầng. - Quyết định số 183 TCT/HĐQT ngày 11/04/2002 của HĐQT công ty Sông Đà về việc ban hành quy chế về quản lý và phân cấp thực hiện đầu tư. - Quyết định số 578 TCT/HĐQT ngày 25/10/2002 của HĐQT công ty Sông Đà về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. - Quyết định số 73 TCT/HĐQT ngày 24/01/2003 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà về việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán công trình: “ Nhà làm việc công ty Sông Đà 9, thuộc dự án đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội. Nhận xét: Hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn tương đối đầy đủ, song còn thiếu: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Giấy phép xây dựng b. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:  Các chỉ tiêu tài chính Tài liệu thẩm định: - Bảng cân đối tài khoản năm 2001, 2002 - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002 Đơn vị: triệu đồng Tài sản 2001 2002 A I II III TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 134.941 5.246 73.076 50.038 41.530 217.046 5.151 88.165 113.930 105.775 IV B TSLĐ khác TSCĐ và Đầu tư dài hạn Cộng tài sản 6.581 105.508 240.449 9.799 240.842 457.888 Nguồn vốn 2001 2002 A I 1 2 3 4 II 1 III B 1 Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Phải trả nội bộ Nợ dài hạn Vay dài hạn Nợ khác Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn kinh doanh Cộng nguồn vốn 215.239 145.641 1.177 48.081 71.248 15.746 68.650 68.650 948 25.210 21.231 240.449 427.328 202.792 34.747 52.993 78.822 11.163 207.334 207.334 17.202 30.560 18.506 457.888 Qua số liệu từ báo cáo tài chính, tính toán một số chỉ tiêu tài chính ta có thể tính toán được các chỉ tiêu tài chính như sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 A 1 2 B 1 2 3 4 5 Khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/vốn Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu % % lần lần vòng vòng vòng 4 3 0,93 0,54 1,47 3,74 2,74 5 2 1,05 0,46 0,99 2,12 2,15 C 1 2 Cơ cấu vốn Tỷ suất nợ Tỷ suất tự tài trợ % % 93,33 6,67 89,5 10,5 Phân tích các chỉ tiêu: - Vốn chủ sở hữu của công ty ở mức khoảng 10% trong tổng nguồn vốn hoạt động của công ty, tỷ lệ này phản ánh đúng bản chất của đơn vị xây dựng, thi công, so sánh với tỷ lệ chung của các đơn vị xây dựng thì tỷ lệ này là tương đối chủ động. Phần thiếu hụt vốn chủ yếu được bù đắp bằng vốn vay ngắn hạn và chiếm dụng, tạm ứng của khách hàng. Cụ thể: Năm 2001: khoản tạm ứng của người mua và phải trả người bán là 120 tỷ, năm 2002 lên đến 130 tỷ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2002 tăng gần 5 tỷ so với năm 2001, điều này là do lợi nhuận năm 2002 đạt tương đối tốt (trên 8 tỷ đồng). - Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trên 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh của công ty hiện tại dưới 0,5 điều này là do hàng tồn kho của công ty ở mức rất cao so với thời điểm năm 2001, tuy nhiên hàng tồn kho hầu hết là loại hàng cần tiêu thụ ngay. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hàng tồn kho của đơn vị ở phần sau.  Về công nợ - Khoản phải thu: Khoản phải thu chủ yếu tập trung trong quá trình thi công công trình cho khách hàng, việc phát sinh các khoản phải thu trong năm là tương đối ổn định. Trong đó có thể đưa ra một số khoản phải thu lớn trong năm và khả năng thanh toán theo bảng sau: Đơn vị: triệu đồng Số tiền Đối tượng Đơn vị Khả năng thu nợ 559 KL CT Yaly Đại diện TCT tại miền trung Có khả năng thu (đây là đơn vị trong TCT) 1.820 KL CT Sêsan 3 BĐH Thuỷ điện Nguồn vốn thanh toán đảm bảo Sêsan 3 792 Đường Hà nội- Bắc ninh BQL quốc lộ 1A Đây là khối lượng thanh toán lần 2. Lần 1 đã thanh toán đầy đủ 2.251 CT Thường tín Công ty Sông Đà 8 Nguồn vốn thanh toán đảm bảo 4.210 KLCT Cạm báng CT cạm báng Tạm ứng thi công bằng tiền chiếm dụng vốn 3.666 KLCT Mỹ đình Công ty Sông Đà 9 Nằm trong dự án vay vốn toà nhà Mỹ Đình 6.845 Công ty đầu tư đô thị Sông Đà Thuộc cơ quan công ty (có khả năng thu hồi) Nói chung, các khoản phải thu phát sinh của công ty có đối tượng rất rộng, tuy nhiên hầu hết là các khoản lớn, phát sinh những công trình có nguồn vốn thi công đảm bảo, khả năng thu hồi tốt khi đến hạn. Có một số khoản cần lưu ý, đó là công trình nhà máy rượu Sâmpanh, Cạm báng,… phát sinh 202 tỷ đồng chủ yếu là người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng 39% và phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng 26% khoản phải thu phát sinh lớn sẽ lưu ý trong thời gian tới về khả năng thu của đơn vị và có báo cáo kịp thời. Trong tổng khoản phải thu là 88.165 triệu đồng, khoản phải thu khó đòi là 2.597 triệu đồng. - Các khoản phải trả: Khoản phải trả năm 2002 vào khoảng 427 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 202792 triệu đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2001. Điều này phản ánh quy mô đầu tư, khối lượng công trình của đơn vị tăng đáng kể, khoản vay ngắn hạn và đầu tư dài hạn tăng mạnh, điều này cũng lý giải cho việc tăng khối lượng các công trình thuỷ điện đầu tư dài hạn của công ty tăng mạnh. Khả năng thu lợi nhuận từ các công trình này là rất cao. Xem báo cáo chi tiết khoản phải trả khách hàng ta có thể nhận thấy các khối lượng công trình mà đơn vị thi công đều có khoản chiếm dụng vốn tương ứng so với khoản phải thu phát sinh với các công trình đó. Tỷ lệ vay ngắn hạn Ngân hàng có tăng lên đáng kể do quy mô thi công năm 2002 tăng cao.  Tình hình quan hệ với các Ngân hàng Đơn vị: đồng Khoản mục Ngân hàng Số tiền 1. Vay ngắn hạn 1. Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam 2. Ngân hàng Công thương Hà Tây 9.723.767.560 24.999.848.637 2. Vay dài hạn 1. Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam 2. NHĐT&PT Hà Tây 3. NH Công thương Hà Tây 91.834.933.919 33.606.534.174 81.892.722.096 Đơn vị không có nợ quá hạn Ngân hàng, các khoản vay dài hạn của đơn vị đầu tư các nhà máy thuỷ điện công suất nhỏ tại Nậm mu (Hà Giang), Na hang (Tuyên Quang) hiện có hiệu quả cao.  Hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng Năm 2002 Hàng tồn kho 113.930 Chi phí SXKD dở dang 105.775 Hàng tồn kho của công ty ở mức 114 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), đây là con số phản ánh ở một thời điểm tức thời cho thấy việc kinh doanh của công ty đúng với đặc thù ngành xây dựng, việc thi công xây lắp nhiều công trình lớn, thời gian kéo dài và tại một thời điểm thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn là điều tất yếu. So với năm 2001, tồn kho năm 2002 tăng gấp đôi ở phần chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, điều này cũng phản ánh đúng quy mô hoạt động của đơn vị năm 2002 tăng nhiều so với năm 2001 ở các công trình thuỷ điện. Trong chi tiết hàng tồn kho, phần khối lượng xây lắp thi công dở dang vào khoảng 106 tỷ đồng, trong đó có một số khoản chi phí dở dang phát sinh lớn ở một số công trình như sau: Công trình thuỷ điện Sêsan 3: 24 tỷ đồng; Công trình đường Hồ Chí Minh: 18 tỷ đồng; Công trình Cần đơn_902: 14 tỷ đồng; Thuỷ điện Tuyên Quang: 8,7 tỷ đồng; Thuỷ điện Nậm mu: 10 tỷ đồng; Công trình Mỹ Đình: 5,6 tỷ đồng,…  Kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Doanh thu thuần Lợi tức trước thuế Tỷ suất lợi nhuận 164.393 5.340 3,2% 173.485 8.802 5% Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của hai năm 2001, 2002 đều có lãi, năm 2001 ở mức 3,2% so doanh thu, năm 2002 ở mức 5% so với doanh thu. Hiện tại công ty vay dài hạn tại các Ngân hàng để tiến hành thực hiện một số dự án. Việc trả nợ của công ty được trích từ nguồn khấu hao và lợi nhuận của công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập từ cho thuê văn phòng. Việc trích khấu hao tài sản cố định như sau: ăm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khấu hao cơ bản 68.9 34 87.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 131.0 00 140.1 70 149.9 82 160.4 80 Khấu hao toà nhà 1.18 2 1.18 2 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182 1.182  Nhận xét trong điều kiện hiện tại: - Công ty Sông Đà 9 có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán tốt, cụ thể - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng - Kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây tăng đều  Kết luận: Công ty cần được đầu tư để tăng cường khả năng, năng lực hoạt động. c. Dự án vay vốn: Tên dự án: Đầu tư xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình-Từ Liêm Hà Nội Địa điểm xây dựng: Xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm-TP Hà Nội. Chủ đầu tư: Công ty Sông Đà 9- Trụ sở: Tầng 7 Nhà G10 Thanh Xuân Nam- Thanh Xuân Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư: 29.538.460.000đ Trong đó: + Chi phí xây lắp: 18.760.2580.722đ + Chi phí thiết bị: 6.822.949.221đ + Lãi vay vốn xây dựng: 1.762.048.000đ + Dự phòng phí: 249.950.000đ Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay tín dụng. Tính đến thời điểm thẩm định, toà nhà văn phòng điều hành sản xuất trên đã được xây dựng xong phần thô bằng nguồn vốn tự có và nguông vốn chiếm dụng do vậy chi phí lãi vay sẽ loại trừ khỏi tổng mức đầu tư. Cụ thể: Tổng mức đầu tư: 27.777.412.000đ Trong đó: + Vốn tự có: 4.777.412.000 đồng chiếm 17% trong tổng mức đầu tư + Vốn vay NH No&PTNT Láng Hạ: 23.000.000.000 đồng chiếm 83% trong tổng mức đầu tư. Quy mô của dự án: + Công trình thuộc dự án nhóm B + Tòa nhà được khởi công xây dựng vào ngày 20/12/2001, sau hơn 1 năm xây dựng đến ngày 7/4/1999 toà nhà đã được khai trương đi vào hoạt động. + Diện tích sàn xây dựng là 6.500 m2. Hợp đồng thuê đất có giá trị đến tháng 3 năm 2025. + Tòa nhà làm việc Mỹ Đình cao 36m, 9 tầng và 1 tầng hầm, mặt bằng 778m2. Toà nhà có tổng diện tích xây dựng 6.500 m2 kết cấu bê tông cốt thép, sàn BTCT đỗ tại chỗ, tường xay gạch. Vật liệu bao che và chia phòng sử dụng vách ngăn nhẹ, mái tôn chống nóng, chống thấm, cửa kính khung nhôm và cửa kim loại.  Đánh giá về dự án đầu tư xây dựng toà nhà văn phòng và giới thiệu sản phẩm của công ty Sông đà 9 - Sự cần thiết đầu tư: Hiện tại công ty Sông đà 9 đang phải thuê trụ sở văn phòng làm việc tại tầng 7 nhà G10 của Tổng công ty và phải trả tiền thuê 264 triệu/năm với diện tích quá chặt hẹp không tịên cho làm việc và giao dịch để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, một số đơn vị trực thuộc công ty sông đà 9 chưa có trụ sở giao dịch như: Xí nghiệp 903 đang phải thuê trụ sở tại tầng 5 nhà chung cư Hà Đông của Tổng công ty, xí nghiệp 906 đang làm việc tạm tại khu đất Mỹ đình…Dẫn đến việc gặp khó khăn trong quá trình làm việc, các đơn vị thành viên có cơ sở sản xuất sẽ rất bị động, mất ổn định. Thêm vào đó, theo yêu cầu bắt buộc quy định về sử dụng đất thì thành phố sẽ thu hồi đất nếu tổng công ty không xây dựng mới tại phần đất được giao. Qua khảo sát thị trường văn phòng nhà làm việc trên địa bàn Hà Nội, Phòng tín dụng nhận thấy hiện nay việc xây mới các toà nhà văn phòng đang là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều đơn vị có khả năng tài chính ổn định. Bên cạnh đó ngày càng nhiều công ty muốn làm việc tập trung trong các toà nhà cao tầng kiên cố hơn là đặt tại các văn phòng nhỏ bé thuê bên ngoài như trước đây. - Tài chính của dự án: Tính đến thời điểm 31/12/2002 công trình đã xây dựng xong phần thô, đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào khai thác với những chi phí phát sinh cụ thể như sau: (Nguồn: Dự toán chi phí quyết toán các hạng mục công trình) Các chi phí nêu trên là phần dự toán làm quyết toán (đã có hồ sơ dự toán), phần chi phí phát sinh còn lại chưa tập hợp được.  Tính khả thi, hiệu quả của dự án vay vốn: Cơ sở tính toán: - Quyết toán (chưa được phê duyệt của TCT) của Dự án: “Đầu tư, xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại: Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội” Danh mục Giá trị đầu tư 1.Tài sản cố định hữu hình a. HM phần thô và hoàn thiện nhà chính. b. HM mái che tiền sảnh c. HM ống thoát rác d. HM hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tại chỗ và bình chữa cháy xách tay. e. HM gia công và lắp đặt vách ngăn g. HM sân vườn, cổng tường rào, rãnh hố ga. h. HM phần nước và chống sét i. HM sàn gỗ k. HM cửa tự động, cửa thuỷ lực, vách kính l. HM cửa chống cháy nhà chính m. HM hệ thống điều hoà không khí và thông gió n. HM nhà thường trực o. HM gia công và lắp dựng thành giả thạch cao p. HM sàn nền, tường chắn đất q. HM hệ thống điện chiếu sáng 2. Tài sản cố định vô hình a. Chi phí trước hoạt động b. Quyền sử dụng đất 23.149.884.915 13.472.357.000 79.794.164 29.667.240 219.509.664 688.953.210 469.788.000 260.966.000 32.475.925 328.750.362 132.352.000 5.363.000.000 15.312.000 815.559.350 120.000.000 1.121.400.000 Tổng cộng tài sản đã đầu tư 23.149.884.915 - Khấu hao tính theo Quyết định 166/1999-QĐ-BTC: đối với các công trình xây dựng nhà hiện đại, kiên cố thời gian tính khấu hao tổi thiểu là 25 năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: ở mức 25% từ năm 2002 về trước và mức 32% kể từ năm 2003. - Lãi suất chiết khấu: 15%/năm Mặc dù việc tính toán các chỉ số phân tích đầu tư cho dự án là cần thiết (NPV,IRR) tuy nhiên phải dự đoán được số liệu của cả đời dự án (25 năm- theo thời hạn thuê) nên kết quả tính toán chỉ mang tính hình thức. Những thay đổi do diễn biến thị trường, môi trường chính sách trong một thời gian dài sẽ khó kiểm soát được. Tuy nhiên, nguồn trả nợ của dự án chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động của đơn vị. Do nguồn trả nợ chính của dự án là từ nguồn thu sản xuất kinh doanh, phần cho thuê không phải là nguồn khai thác thêm cho nên việc tính toán khả năng trả nợ của dự án sẽ bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh theo dự kiến tăng trưởng của công ty trong 10 năm tới. Các giả thiết: + Doanh thu 3 năm đầu theo kế hoạch TCT, các năm sau tăng trưởng theo tỷ lệ 15%. Phần doanh thu từ toà nhà một phần sẽ được trích để bảo dưỡng và sửa chữa lớn (khoảng 25% doanh thu từ toà nhà) + Lợi nhuận 3 năm đầu theo kế hoạch TCT, các năm sau tăng trưởng 7%/năm. Dựa trên những số liệu và xem xét dòng tiền cho vay trong thời gian 10 năm để tìm ra hướng đầu tư như sau: Các biểu tính toán (đính kèm) có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đã cho kết quả như sau: Chỉ tiêu Trường hợp cơ bản Vay 23 tỷ NPV 10 năm IRR 10 năm 28.680.264 36,08% Thời gian hoàn vốn 3 năm 3 tháng Phân tích hiệu quả dự án có xét đến các yếu tố độ nhạy cho thấy Dự án có độ nhạy tương đối cao. Các yếu tố như chi phí và kết quả kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền của Dự án. Dự án chỉ chịu được sự biến động nhỏ của các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra. Tuy nhiên, Công ty Sông đà 9 là đơn vị thi công trong ngành xây dựng, chính vì lý do đó việc biến động chi phí và doanh thu khó xảy ra bởi vì phần lợi nhuận phụ thuộc lớn vào hai yếu tố trên, việc biến động doanh thu và chi phí không đưa vào làm cơ sở tính toán. Có thể thấy được rằng với khả năng kinh doanh như hiện nay, việc có thể hoàn trả nợ vay là hoàn toàn có cơ sở.  Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án: - Thuận lợi: + Khi công trình hoàn thành, công ty sẽ không phải thuê trụ sở vì thế góp phần chủ động trong hoạt động kinh doanh, giúp việc quản lý tập trung các đơn vị thành viên do đó nâng cao hiệu quả quản lý của công ty. + Ngoài ra công trình còn được khai thác cho thuê đối với các khách hàng là doanh nghiệp thành viên của các tổng công ty với thời gian thuê ổn định (3 năm). - Khó khăn: + Đơn vị hiện đang tiến hành làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất vì trước đây khu vực đất trên được giao cho công ty Sông Đà 15 (nay thuộc công ty Sông đà 9) + Về thủ tục cấp phép xây dựng, đơn vị chưa hoàn thiện hết thủ tục + Theo báo cáo của chủ đầu tư thì Tổng công ty đang chuẩn bị xây văn phòng như vậy khi TCT xây xong thì phần cho thuê phụ thuộc vào năng lực khai thác của chủ đầu tư. d. Các biện pháp đảm bảo tiền vay - Thế chấp toàn bộ Văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội (bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất) với giá tạm tính là: 27.777.414.000 đồng. Giá trị này sẽ được xác định lại sau khi có quyết toán chính thức được TCT phê duyệt. - Bảo lãnh của TCT Sông Đà theo hình thức ký hợp đồng bảo lãnh. 2.2.3.3 Kết luận của báo cáo thẩm định: Qua những số liệu phân tích trên Phòng tín dụng có ý kiến như sau: * Tính pháp lý của hồ sơ vay vốn được đảm bảo thể hiện trên các mặt: - Hợp đồng quản trị đã có phê duyệt về điều chỉnh tổng dự toán, nguồn vốn thi công. * Khả năng trả nợ - Công ty Sông đà 9 có khả năng tài chính tốt, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây liên tục có lợi nhuận. Hiện các dự án khai thác nhà máy điện công suất nhỏ của công ty đang mang lại hiệu quả cao. - Mức khấu hao ổn định. Đủ khả năng khấu hao những tài sản lớn. - Với phương án đầu tư cho công ty Sông đà 9- Khả năng trả nợ của công ty rất khả quan. Trên cơ sở những phân tích trên, sau khi xem xét thẩm định dự án, Phòng tín dụng nhận thấy có thể cho vay đầu tư dự án “Xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ đình- Từ Liêm – Hà Nội” với một số điều kiện sau: 1/ Tổng số tiền cho vay: 23.000.000.000đ. 2/ Thời gian cho vay: 6 năm 3/ Thời gian rút vốn: 6 tháng 4/ Thời gian trả nợ: 6 năm 5/ Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của NHNo&PTNT Láng Hạ + phí 2,1%/năm. 6/ Điều kiện đảm bảo tiền vay: Công ty thế chấp Toà nhà trên và Tổng công ty có cam kết bảo lãnh bằng hợp đồng bảo lãnh cho khoản vay trên. 7/ Nguồn trả nợ: Từ khấu hao toà nhà và lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. 8/ Điều kiện giải ngân: Việc giải ngân chỉ được thực hiện khi công ty hoàn tất các hồ sơ, văn bản sau: + Có văn bản xác nhận của Sở Địa Chính về việc đang thụ lý hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty Sông Đà 15 sang công ty Sông Đà 9. Và sẽ giao cho Ngân hàng khi ký được hợp đồng thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc biên lai thu lệ phí cấp quyền sử dụng đất) + Thủ tục được phép xây dựng + Bổ sung đăng ký kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh cho thuê văn phòng. Bảng đánh giá khả năng trả nợ xét theo dòng tiền (Đơn vị: nghìn đồng) Năm Nguồn trả nợ Nợ gốc phải trả Chênh lệch Khấu hao Từ lợi nhuận Tổng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1.181.538 1.181.538 1.181.538 1.181.538 1.181.538 1.181.538 1.181.538 1.181.538 2.373.708,13 1.848.849,96 2.685.249,76 2.888.025,76 3.104.996,08 3.337.154,40 3.585.563,57 3.851.361,49 3.555.246,13 3.030.387,96 3.866.787,76 4.069.563,76 4.286.534,08 4.518.692,40 4.767.101,57 5.032.899,49 3.000.000 3.000.000 3.000.000 4.000.000 4.000.000 4.000.000 2.000.000 555.246,13 30.387,96 866.787,76 69.563,76 286.534,08 518.692,40 2.767.101,57 5.032.899,49 2011 2012 1.181.538 1.181.538 4.135.765,44 4.440.077,54 5.317.303,44 5.621.615,54 5.317.303,44 5.621.615,54 Cộng 11.815.380 32.250.752,12 44.066.132,12 23.000.000 21.066.132,12 Ghi chú: Năm đầu trích 25% lợi nhuận để trả nợ, các năm sau là 30% lợi nhuận (việc trích trên cơ sở đủ bù đắp khoản trả nợ gốc, không tính đến phần nợ gốc của các dự án đầu tư dài hạn khác vì nguồn trả nợ chủ yếu bù đắp từ nguồn khấu hao). Thời gian hoàn trả vốn vay theo dòng tiền (đơn vị: nghìn đồng) Năm Vốn vay Tổng nguồn trả nợ Vốn vay còn lại 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 23.000.000,00 3.555.246,13 3.030.387,96 3.866.787,76 4.069.563,76 4.286.534,08 4.518.692,40 4.767.101,57 5.032.899,49 5.317.303,44 23.000.00,00 19.444.753,87 16.414.365,91 12.547.578,15 8.478.014,40 4.191.480,32 327.212,08 5.094.313,65 10.127.213,14 15.444.516,58 2012 5.621.615,54 21.066.132,12 2.2.3.4 Nhận xét về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư “ Xây dựng văn phòng điều hành sản xuất tại Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội” Qua nghiên cứu báo cáo thẩm định dự án trên ta rút ra một số nhận xét như sau: Ưu điểm: + Hoạt động thẩm định dự án xây dựng văn phòng điều hành sản xuất của Công ty Sông Đà 9 đã được NHNo&PTNT Láng Hạ triển khai có kế hoạch theo đúng thời gian quy định, đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời. + Trước khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định đã thu thập đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp cũng như về dự án làm cơ sở cho quá trình thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. + Hoạt động thẩm định đã được thực hiện theo đúng nội dung, quy trình thẩm định mà Chi nhánh đang áp dụng. Cụ thể: thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thẩm định, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, tiến hành thẩm định. + Trong thẩm định tài chính, cán bộ thẩm định đẫ sử dụng một số phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư như phương pháp NPV, IRR, thời gian hoàn vốn. Việc tính toán đúng các chỉ tiêu này giúp cán bộ thẩm định đưa ra được những kết luận chính xác. Nhược điểm: + Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa được phân tích sâu, mới chỉ so sánh các chỉ tiêu tại các thời điểm khác nhau để thấy xu hướng phát triển chứ chưa có sự so sánh với mức trung bình của ngành, vì thế chưa phản ánh sâu sắc hiệu quả hoạt động kinh doanh. + Việc áp dụng các phương pháp thẩm định tài chính dự án chưa được thành thạo. Một số chỉ tiêu được tính toán mà không có sự phân tích đánh giá về ý nghĩa của các kết quả tính được, hoặc nếu có đánh giá thì rất sơ sài, chung chung. Ví dụ như chỉ tiêu IRR, theo báo cáo IRR= 30,077% nhưng không có sự phân tích, đánh giá chỉ tiêu này, chỉ tiêu chi phí vốn bình quân của dự án cũng không được tính toán. + Trong tính toán, cán bộ thẩm định đã áp dụng mức lãi suất chiết khấu là 15%/năm nhưng không có sự giải thích căn cứ vì sao áp dụng mức lãi suất này. Bên cạnh đó, việc tính toán dòng tiền chiết khấu cũng không chính xác. (Xem bảng tính Kết quả kinh doanh và Bảng tính lại kết quả kinh doanh của dự án_ trang 65, 76). Như vậy, bên cạnh những điều làm tốt, trong quá trình thẩm định dự án trên vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục. Điều này phần nào phản ánh thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ 2.3.1 Kết quả đạt được + Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ ngày càng được chú trọng đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng tín dụng với chất lượng ngày càng cao của Chi nhánh. + Việc vận dụng các kỹ thuật, phương pháp khoa học trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư đã giúp cho quá trình thẩm định diễn ra nhanh chóng hơn, kết quả thu được chính xác hơn. Nhờ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả Ngân hàng và khách hàng. + Hoạt động thẩm định được tiến hành theo đúng quy trình mà Ngân hàng đã lựa chọn. + Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và chuyên môn hoá trong hoạt động kinh doanh, phòng thẩm định đã được thành lập, thực hiện độc lập về nghiệp vụ thẩm định. + Chi nhánh luôn quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. + Thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa trên thông tin hồ sơ dự án, thông tin do khách hàng cung cấp, chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện, khách quan. + Việc tính toán trong quá trình tính toán các chỉ tiêu còn gặp sai sót, trình bày báo cáo thẩm định chưa thực sự khoa học và hợp lý. + Việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính còn chung chung, sơ sài, khó hiểu, khiến người đọc có cảm giác như báo cáo chỉ mang tính hình thức, không sâu sắc. Những hạn chế kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau: + Chi nhánh còn khá non trẻ, việc xây dựng một kênh thông tin hiện đại và độc lập vẫn chưa thể thực hiện được. Chính vì thế nguồn thông tin phục vụ hoạt động thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp và được cán bộ thẩm định kiểm tra lại bằng cách đi thực tế tại doanh nghiệp, xem xét sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc khai thác thông tin thực về tình hình tài chính doanh nghiệp là rất khó khăn do các doanh nghiệp không muốn tiết lộ tình trạng thực của mình, phổ biến là hiện tượng cung cấp các số liệu tốt hơn thực tế cho Ngân hàng. + Trình độ lập dự án của chủ đầu tư còn thấp, thiếu khoa học gây không ít khó khăn cho việc thẩm định. + Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định còn chưa cao, việc áp dụng các phương pháp thẩm định tài chính dự án còn chưa tốt. + Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư mặc dù đã được Chi nhánh quan tâm nâng cấp song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chương 3 giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng hạ 3.1 Định hướng của NHNo&PTNT Láng Hạ 3.1.1 Định hướng chung Công tác nguồn vốn: - Mở rộng, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để tăng nhanh nguồn vốn nội, ngoại tệ ổn định vững chắc. - Thực hiện bám sát, chăm sóc và khai thác các khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn. - Tiếp tục mở rộng màng lưới phù hợp khả năng kinh doanh của đơn vị, dự kiến trong năm 2004 mở thêm 2 phòng giao dịch và nâng cấp 1 phòng giao dịch đủ điều kiện thành chi nhánh cấp II loại 4. Về đầu tư: - Chú trọng đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty cổ phần, Công ty TNHHH, hộ sản xuất và cho vay đời sống, cầm cố,… - Lựa chọn và giữ vững thị phần tín dụng tại các Tổng công ty Nhà nước. - Tổ chức theo dõi sát các diễn biến khách hàng, từ đó phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, có cơ sở để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, tiềm ẩn rủi ro. - Nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ, nghiệp vụ ngoài tín dụng như chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán và thanh toán biên giới, dịch vụ thẻ ATM,…và các dịch vụ khác. Khai thác các khách hàng xuất khẩu, mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ ngân hàng, phát triển các dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiện ích của khách hàng. Các chỉ tiêu cụ thể: 1) Nguồn vốn: 4.925 tỷ đồng (tăng 22% so với năm 2003). Trong đó, nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư từ 25,7% lên 30% trong tổng nguồn vốn. 2) Dư nợ: 1.847 tỷ đồng (tăng 22% so với năm 2003). Trong đó, tăng tỷ trọng cho vay các đối tượng ngoài Quốc doanh từ 17,6% lên 30% trong tổng dư nợ. 3) Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1% trong tổng dư nợ. 4) Tăng thu dịch vụ từ 3,6% lên 5% trong tổng thu nhập. 5) Tài chính: phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ. 3.1.2 Định hướng về hoạt động tài trợ dự án Tài trợ dự án là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, vì thế trong thời gian tới NHNo&PTNT Láng Hạ sẽ vẫn tiếp tục phát triển hoạt động này. Để hoạt động tài trợ dự án mang lại hiệu quả cao nhất, Ngân hàng đã có định hướng như sau: - Làm tốt công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường. - Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có tính khả thi cao, đặt quan hệ với các chủ đầu tư có uy tín. - Tham gia tài trợ dự án dưới hình thức hợp vốn hoặc đồng tài trợ để san sẻ rủi ro và thống nhất được lãi suất cho vay với các NHTM khác. - Quản lý chặt chẽ việc hoàn trả nợ của các dự án trung và dài hạn. - Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính nhằm lựa chọn được những dự án tốt nhất để tài trợ, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của Ngân hàng. 3.2 giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, tôi nhận thấy công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại đây luôn được coi trọng và không ngừng hoàn thiện. Do đó hoạt động thẩm định đã đạt được một số thành quả đáng kể, góp phần vào sự thành công trong kinh doanh của Chi nhánh thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại do nhiều nguyên nhân. Nhằm góp phần giúp Chi nhánh hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư, tôi xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như sau: 3.2.1 Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng của thẩm định tài chính dự án đầu tư, vì thế trước khi tiến hành các tính toán, phân tích cán bộ thẩm định cần chú ý kiểm tra tính chính xác của các thông tin thu được về chủ đầu tư, về dự án đầu tư. Tại NHNo&PTNT Láng Hạ, nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Để việc đánh giá dự án được chính xác, cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ các báo cáo mà khách hàng cung cấp, có thể tự xây dựng lại các báo cáo này, hoặc yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại một công ty kiểm toán do Ngân hàng chỉ định. Ngoài nguồn thông tin này, Ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm thêm thông tin liên quan tới dự án từ các nguồn khác như từ thị trường, từ khách hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan chức năng của ngành có liên quan (thực tế Ngân hàng mới khai thác thông tin từ các Ngân hàng mà doanh nghiệp đã và đang có quan hệ). Qua thông tin từ thị trường, Ngân hàng sẽ nắm được sản phẩm nào có xu hướng tăng, giảm lượng tiêu thụ và sản phẩm của dự án cần xem xét thuộc nhóm nào. Do doanh thu ảnh hưởng tới thu nhập của dự án cho nên những thông tin về thị trường sẽ giúp ích được rất nhiều cho việc thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên, làm thế nào để có được những thông tin này một cách đáng tin cậy cũng đang là vấn đề nan giải, Ngân hàng có thể áp dụng biện pháp thuê chuyên gia về thị trường, hoặc mua thông tin từ các nhà phân tích thị trường. Chi phí sẽ được phân bổ cho lãi vay của các món vay có liên quan. Khách hàng của doanh nghiệp cũng là một đối tượng để cán bộ thẩm định khai thác thông tin nếu điều kiện cho phép. Để có được những thông tin xác thực nhất, cán bộ thẩm định nên tiếp xúc với nhiều khách hàng của doanh nghiệp, khách hàng truyền thống của doanh nghiệp thì càng tốt. Cán bộ thẩm định cũng cần theo dõi thường xuyên hơn nữa thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc thay đổi trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, trong chủ trương, định hướng của các bộ, ngành có ảnh hưởng tới các dự án đầu tư, do đó ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định các dự án đó. Trong ví dụ ở chương 2 ta thấy, NHNo&PTNT Láng Hạ đã áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% cho tất cả các năm của dự án, trong khi mức này đã giảm xuống còn 28%. Cuối cùng, thay vì việc thụ động chờ khách hàng tìm đến xin tài trợ, Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm các dự án tốt, các chủ đầu tư uy tín để đặt quan hệ tài trợ dự án. Ngân hàng có thể phối hợp với doanh nghiệp, căn cứ vào thông tin định hướng về quy hoạch và phát triển kinh tế- xã hội, thông tin thị trường để đưa ra các phương án đầu tư khả thi. Cụ thể, Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư là khách hàng của ngân hàng hoặc là những người mà ngân hàng cho rằng sẽ là những khách hàng tiềm năng của mình. 3.2.2 Giải pháp về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư Hiện nay, tại NHNo&PTNT Láng Hạ, một số phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại có tính tới giá trị thời gian của tiền đã được áp dụng, ví dụ như phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR),…Tuy nhiên các phương pháp này cũng có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế cần phải có sự kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp thẩm định để chúng có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau mang lại kết quả chính xác hơn. Chẳng hạn phương pháp NPV, IRR kết hợp với nhau và kết hợp với các phương pháp khác như PP, PI,… Khi áp dụng các phương pháp thẩm định có tính tới giá trị thời gian của tiền cần chú ý tới việc xác định dòng tiền ròng, dòng tiền chiết khấu của dự án của dự án. Gọi NCF là dòng tiền ròng của dự án: + Vốn đầu tư là 100% vốn vay: NCF= LNST + KH - Trả gốc + Hỗn hợp vay và vốn chủ sở hữu: NCF= LNST + KH – Trả gốc + Thuê tài sản: NCF= LNST Việc lựa chọn mức lãi suất chiết khấu hợp lý cũng rất quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong các phương pháp NPV, IRR. Với cơ cấu vốn khác nhau, lãi suất chiết khấu sẽ được xác định khác nhau: + Dự án sử dụng 100% vốn vay: LSCK = LS vay sau thuế tn doanh nghiệp = LS vay trước thuế TNDN*(1 – Thuế suất thuế TNDN) + Dự án sử dụng hỗn hợp vốn tự có và vốn vay: LSCK = WACC = ks.ws + kd.wd ks, kd: chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn vay ws, wd: tỷ trọng vốn chủ sở hữu, vốn vay trong tổng vốn đầu tư Thẩm định lại dự án trên về mặt tài chính (xem Báo cáo kết quả kinh doanh_tính lại, trang 76) 3.2.3 Giải pháp về con người Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động thẩm định, hoạt động mà kết quả của nó phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm, những ý kiến chủ quan của người cán bộ thẩm định. Chính vì thế phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định, nâng cao trình độ kết hợp với rèn luyện tư cách đạo đức: + Tổ chức cho cán bộ thẩm định tham gia các khoá tập huấn, đào tạo để hoàn thiện hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. + Lựa chọn, sàng lọc kỹ càng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ, đồng thời bố trí, phân công công tác một cách hợp lý, phù hợp trình độ, kinh nghiệm của từng người. + Nâng cao chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ thẩm định nhằm khuyến khích họ làm việc tốt hơn, gắn bó với Ngân hàng hơn và hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thẩm định. + Trao cho cán bộ thẩm định những quyền hạn nhất định trong việc đưa ra phán quyết về việc tài trợ dự án, điều này giúp họ nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong công việc của mình. 3.2.4 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ Trang thiết bị công nghệ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành tốt một quá trình thẩm định tài chính dự án. Chính vì thế cần phải đầu tư thích đáng cho yếu tố công nghệ và thiết bị phục vụ công tác thẩm định. Đối với NHNo&PTNT Láng Hạ, cần thường xuyên nâng cấp thiết bị, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thẩm định, cụ thể: + Nâng cấp phần cứng, đồng thời cập nhật những phần mềm mới nhất phục vụ tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính. + Xây dựng mạng thông tin nội bộ với cơ sở dữ liệu phong phú, quản lý khoa học để thực hiện tốt việc phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban với phòng thẩm định. + Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về khách hàng, khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, tìm kiếm và bổ sung thường xuyên cho kho dữ liệu này để khi cần cho công tác thẩm định hoặc tái thẩm định là có thể sử dụng được ngay. + Xây dựng và hoàn thiện một quy trình thẩm định riêng của Chi nhánh một cách chặt chẽ và hợp lý hơn, hiện nay Chi nhánh vẫn sử dụng quy trình thẩm định của NHĐT&PT Việt Nam. 3.3 một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ Để hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư được hoàn thiện hơn, ngoài sự nỗ lực của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong việc giải quyết các tồn tại, thì những hỗ trợ, phối hợp từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô liên quan là rất cần thiết. Dưới đây, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với các chủ thể có liên quan tới hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ. 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ - Chính phủ cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, loại bỏ dần các thủ tục hành chính quá rườm rà, gây khó khăn trong việc xin phép đầu tư, lập dự án của chủ đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới quá trình thẩm định của Ngân hàng. - Cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc yêu cầu các doanh nghiệp công khai và trung thực trong công tác kế toán tài chính. Có như vậy các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng mới đáng tin cậy, giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng như của dự án. - Chính phủ cần yêu cầu các Bộ, ngành xây dựng và công khai hệ thống thông tin về những biến động thường xuyên trong lĩnh vực mình quản lý, giúp Ngân hàng có thêm nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo trong quá trình thẩm định các dự án trong lĩnh vực đó. - Hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, giúp cho các Ngân hàng Việt Nam có chỗ dựa vững chắc trong cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế. 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các văn bản để hệ thống hoá một cách đầy đủ về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay. - Đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), làm cho trung tâm thực sự trở thành nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, hữu hiệu và toàn diện cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động. 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam - NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện một quy trình thẩm định dự án đầu tư hoàn chỉnh, chặt chẽ áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHNo&PTNT. - Xây dựng chiến lược về phát triển hoạt động tài trợ dự án đầu tư đối với hệ thống NHNo&PTNT. - Linh động hơn nữa trong việc trao quyền quyết định đầu tư dự án cho các Chi nhánh NHNo&PTNT Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu hướng mở cửa nền kinh tế, các NHTM cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào luôn nỗ lực kinh doanh hiệu quả, tạo lợi nhuận cao. Hiện nay, để nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới mục tiêu an toàn và sinh lời, các NHTM đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính. Tại NHNo&PTNT Láng Hạ, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thời gian qua luôn được quan tâm phát triển, tuy nhiên vẫn còn không ít những tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới. Qua chuyên đề này tôi mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Láng Hạ_ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.pdf
Luận văn liên quan