Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía bắc

KIẾN NGHỊ 1. Cần nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, gia đình và các lực lượng xã hội, từ đó có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động giáo dục KNS nói chung, giáo dục giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc một cách hiệu quả. 2. Giảm tải các chương trình hiện hành một cách hợp lý, đưa thêm kiến thức địa phương vùng miền vào trong bài học, có kế hoạch phát triển kỹ năng giao tiếp ở tiểu học như các hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá, lồng ghép trong các môn học. 3. Xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp học tập đa dạng, phong phú để phát triển năng lực nhận thức, tăng cường giao tiếp dưới các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ. phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm lý học sinh, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc, vùng nông thôn miền núi phía Bắc. 4. Ngoài hoạt động học tập, giáo viên cần tạo ra một môi trường giao tiếp rộng lớn, có sân chơi phát triển giao tiếp, kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm, điều kiện môi trường giáo dục để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử. 5. Cần phải xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục KNS nói chung, giáo dục rèn luyện giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng.

pdf210 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chủ trong giao tiếp 13 Tự nhận thức 14 Nói lời cảm ơn, xin lỗi 15 Biểu lộ thái độ bằng các hành vi phi ngôn ngữ 16 Chào hỏi 17 Các kỹ năng thuyết trình trước đám đông 154 Câu 13: Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua dạy học thì những biện pháp nào sau đây là rất cần thiết TT Nội dung biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp vào mục tiêu môn học 2 Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào nội dung môn học 3 Xây dựng bài tập thực hành để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh 4 Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hỏi đáp, xử lý tình huống, đóng vai, nêu vấn đề.... 5 Khi nhận xét kết quả môn học càn nhận xét kỹ năng giao tiếp của học sinh 6 Tăng cường làm việc hợp tác, phối hợp giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh 7 Tạo môi trường giao tiếp cho học sinh 8 Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học 9 Thiết kế các dự án học tập 10 Các nội dung khác Câu 14: Trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thày/cô gặp những khó khăn nào sau đây: a. Thiếu sự quan tâm của cán bộ quản lý nhà trường b. Năng lực giao tiếp của bản thân còn hạn chế c. Học sinh nông thôn miền núi thiếu tự tin, nhút nhát đ. Chưa tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh e. Thiếu sự giúp đỡ của gia đình học sinh và các lực lượng khác 155 Câu 15: Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học chiếm ƣu thế, thày/cô đã tiến hành những biện pháp nào sau đây và mức độ tiến hành: TT Các biện pháp GD KNGT cho HS tiểu học thông qua dạy học các môn học chiếm ƣu thế Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa tiến hành 1 Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp vào mục tiêu môn học 2 Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào nội dung môn học 3 Xây dựng bài tập thực hành để rèn kỹ năng giao tiếp cho HS 4 Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hỏi đáp, xử lý tình huống, đóng vai, nêu vấn đề.... 5 Khi nhận xét kết quả môn học cần nhận xét kỹ năng giao tiếp của HS 6 Tăng cường làm việc hợp tác, phối hợp giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh 7 Tạo môi trường giao tiếp cho HS 8 Tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học 9 Thiết kế dự án học tập cho HS 10 Các nội dung khác 156 Câu 16: Thầy cô đánh giá về kỹ năng giao tiếp của học sinh theo các tiêu chí sau đây và đánh dấu (+) vào ô mà thầy (cô) cho là thích hợp: Kỹ năng giao tiếp Mức độ có hay chƣa có kỹ năng Có kỹ năng Chƣa có kỹ năng Kỹ năng chào hỏi:Tự chủ, tự tin, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chào hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh Kỹ năng nhận và truyền thông tin: Biết lắng nghe và tiếp nhận thông tin chính xác, biết truyền lại thông tin một cách khách quan, không làm sai lệch thông tin Kỹ năng chia sẻ: Biết chia sẻ buồn vui cùng cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh vv... Kỹ năng thương lượng: Biết nhường nhịn bạn bè, cảm thông với người khác, không hiếu thắng trong tranh cãi vv.. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi: Tự tin cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, mạnh dạn xin lỗi khi làm phiền người khác Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị: Mạnh dạn nói lời yêu cầu đề nghị, ngôn ngữ trình bày phải roc ràng, mạch lạc. Kỹ năng xử lý tình huống: Linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Kỹ năng làm việc hợp tác: Biết làm việc cùng người khác, biết chia sẻ thông tin, phối hợp hành động. Kỹ năng thuyết phục: Dùng lời lẽ cử chỉ, thái độ để thuyết phục người khác thực hiện mong muốn của mình 157 Kỹ năng giao tiếp Mức độ có hay chƣa có kỹ năng Có kỹ năng Chƣa có kỹ năng Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác: Biết từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không hợp lý, Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhận thức đúng vấn đề, giải quyết vấn đề nhanh, gọn, sáng tạo. Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Biết thể hiện thái độ tình cảm và quan điểm của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, hành động. Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe người khác khi trao đổi thông tin, hiểu nội dung họ cần truyền đạt với mình Các kỹ năng khác Câu 17: Thày/ cô, có đề xuất gì về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc. .................................................................................................................................. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô. 158 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP Để có được những kỹ năng giao tiếp cho bản thân trong cuộc sống, các em vui lòng cho biết ý kiến của mình vào những vấn đề sau: Lớp:................................................Trường:............................................Xã:........... Huyện:...........................................Tỉnh:.................................................................. Giới tính:.........................................Dân tộc:.................. Câu 1: Trong các giờ học em đã học đƣợc những kỹ năng giao tiếp nào sau đây, em hãy đánh dấu (+) vào ô mà em cho là phù hợp. Các kỹ năng giao tiếp mà em đã đƣợc tiếp nhận trong các giờ học. Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Kỹ năng chào hỏi Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng chia sẻ Kỹ năng thương lượng Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị Kỹ năng xử lý tình huống Kỹ năng thuyết trình trước đám đông Kỹ năng làm việc theo nhóm Kỹ năng thuyết phục Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm Các kỹ năng khác 159 Câu 2: Em đã học đƣợc các kỹ năng trên trong các giờ học nào và mức độ đƣợc tiếp nhận các kỹ năng đó, em hãy đánh dấu (+) vào ô phù hợp. Các kỹ năng giao tiếp mà em đã đƣợc tiếp nhận trong các giờ học Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Văn Tiếng Việt Toán Đạo đức Tự nhiên xã hội Nhạc hoạ Thể dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp Các hoạt động Đội Câu 3: Khi giao tiếp với thầy cô và các bạn, trong giờ học hay giờ ra chơi em thƣờng sử dụng những biện pháp nào trong bản liệt kê dƣới đây. Em hãy đánh dấu (+) vào ô phù hợp Các biện pháp thực hiện khi giao tiếp của học sinh Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Lắng nghe người giao tiếp với mình nói Hiểu nội dung lời nói của người giao tiếp với mình rồi mới đáp lại ý kiến Có thể cắt ngang ý kiến của người giao tiếp với mình khi cần thiết. Không cần lắng nghe mà chỉ cần tập trung vào đối tượng giao tiếp và mục tiêu mình cần nói, cần trao đổi. Không quan tâm đến người giao tiếp với mình mà chỉ quan tâm mình định nói gì Các biện pháp khác 160 Câu 4: Trong quan hệ với ngƣời lớn tuổi, với bạn bè nếu không may mắc lỗi em thƣờng Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Tỏ ra ân hận và không nói gì Thản nhiên coi như bình thường, chờ người lớn hay bạn trách mắng Thành thật nói lời xin lỗi người lớn hay bạn bè. Muốn nói lời xin lỗi nhưng rất ngại và khó nói Nói lời xin lỗi cho qua để không bị trách Câu 5: Khi nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời lớn hay bạn bè em thƣờng: Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Rất vui và tỏ thái độ cám ơn bằng cách mỉm cười Nói lời cảm ơn chân thành ngay với người đã giúp đỡ. Muốn nói lời cám ơn nhưng ngại và khó nói vì không có thói quen Chờ lúc có cơ hội nói lời cám ơn Nhờ người khác cám ơn 161 Câu 6: Khi tranh cãi với bạn hay với em nhỏ em thƣờng: Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Dành phần thắng về mình Tuỳ theo tình huống có thể nhường đối phương Luôn luôn nhường em nhỏ, nhường bạn Quan tâm đến tâm trạng của bạn hay của em nhỏ để chọn thắng hay thua Rút lui khi thấy cần thiết Các biện pháp khác Câu 7: Ở nhà hay ở lớp, khi cần trình bày mong muốn của mình với bố mẹ, thầy cô, bạn bè em thƣờng: a. Chủ động nói lời yêu cầu đề nghị b. Thiếu tự tin khi nói lời yêu cầu đề nghị c. Muốn đề nghị nhưng ngại không giám nói d. Nhờ người khác nói giúp e. Các biện pháp khác Câu 8: Khi không muốn thực hiện theo lời yêu cầu đề nghị của ngƣời lớn, của bạn bè em thƣờng: Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Phản đối ý kiến đưa ra ngay tức khắc Từ từ tìm cách nói lời từ chối Không cần nói gì và không thực hiện Bình tĩnh nói lời từ chối và nêu rõ lý do Không muốn thực hiện nhưng vì ngại và nể nên làm theo miễn cưỡng Các biện pháp khác 162 Câu 9: Trong hoạt động nhóm với bạn em thƣờng sử dụng những biện pháp nào sau đây: Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Lắng nghe ý kiến của bạn Bổ sung ý kiến của bạn để hoàn thiện câu trả lời Tích cực suy nghĩ để đưa ra quan điểm của riêng mình Cùng thảo luận với các bạn để tìm câu trả lời hay nhất Tham gia bình thường tuỳ các bạn Tranh luận với bạn khi bạn có quan điểm không cùng ý tưởng với mình Khi không phân thắng bại với bạn, xin ý kiến cô giáo Ghi nhớ ý kiến của bạn khi thấy đó là ý kiến hay. Các biện pháp khác Câu 10: Khi thấy bố mẹ, thầy cô, bạn bè không vui em thƣờng làm gì: Nội dung thực hiện Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Tìm hiểu nguyên nhân qua người khác Trực tiếp trao đổi để biết nguyên nhân Không làm phiền người lớn và bạn bè khi họ không vui Tìm cách nói chuyện, hoặc chăm sóc để chia sẻ nỗi buồn với người thân Dùng lời để an ủi người thân khi họ không vui Các biện pháp khác 163 Câu 11: Ở trƣờng, em thƣờng đƣợc cô giáo dạy các kỹ năng giao tiếp (Chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, xử lý tình huống vv....) qua các phƣơng pháp nào sau đây: Các phƣơng pháp GD KNGT cho HS tiểu học đã đƣợc thực hiên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện Đóng vai Tổ chức trò chơi Xử lý tình huống Hoạt động nhóm Giảng giải Dạy học nêu vấn đề Kể chuyện Dạy học trực quan Nêu gương Dạy học dự án Câu 12: Trong các giờ lên lớp học bài em có thƣờng xuyên đƣợc tham gia hoạt động trên do giáo viên tổ chức không ? Em hãy chọn một trong ba mức độ trên. a. Thường xuyên b. Không thường xuyên c. Chưa bao giờ Câu 13: Khi giao tiếp với bạn em thƣờng sử dụng ngôn ngữ nào là chủ yếu a. Tiếng phổ thông b. Tiếng dân tộc c. Cả hai 164 Câu 14: Em hãy tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp của mình theo các tiêu chí sau đây và đánh dấu (+) vào ô mà em cho là thích hợp: Kỹ năng giao tiếp Mức độ có hay chƣa có kỹ năng Có kỹ năng Chƣa có kỹ năng Kỹ năng chào hỏi:Tự chủ, tự tin, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chào hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh Kỹ năng nhận và truyền thông tin: Biết lắng nghe và tiếp nhận thông tin chính xác, biết truyền lại thông tin một cách khách quan, không làm sai lệch thông tin Kỹ năng chia sẻ: Biết chia sẻ buồn vui cùng cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh vv... Kỹ năng thương lượng: Biết nhường nhịn bạn bè, cảm thông với người khác, không hiếu thắng trong tranh cãi vv.. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi: Tự tin cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, mạnh dạn xin lỗi khi làm phiền người khác Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị: Mạnh dạn nói lời yêu cầu đề nghị, ngôn ngữ trình bày phải rõ ràng, mạch lạc. Kỹ năng xử lý tình huống: Linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Kỹ năng làm việc hợp tác: Biết làm việc cùng người khác, biết chia sẻ thông tin, phối hợp hành động. Kỹ năng thuyết phục: Dùng lời lẽ cử chỉ, thái độ để thuyết phục người khác thực hiện mong muốn của mình Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác: Biết từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không hợp lý, Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhận thức đúng vấn đề, giải quyết vấn đề nhanh, gọn, sáng tạo. Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Biết thể hiện thái độ tình cảm và quan điểm của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, hành động. Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe người khác khi trao đổi thông tin, hiểu nội dung họ cần truyền đạt với mình Các kỹ năng khác Cảm ơn sự hợp tác của em! 165 PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH VỀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học, xin các bậc phụ huynh đánh giá về kỹ năng giao tiếp của con em mình theo các tiêu chí sau đây và đánh dấu (+) vào ô mà các bậc phụ huynh cho là thích hợp. Kỹ năng giao tiếp Mức độ có hay chƣa có kỹ năng Có kỹ năng Chƣa có kỹ năng Kỹ năng chào hỏi:Tự chủ, tự tin, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chào hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh Kỹ năng nhận và truyền thông tin: Biết lắng nghe và tiếp nhận thông tin chính xác, biết truyền lại thông tin một cách khách quan, không làm sai lệch thông tin Kỹ năng chia sẻ: Biết chia sẻ buồn vui cùng cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh vv... Kỹ năng thương lượng: Biết nhường nhịn bạn bè, cảm thông với người khác, không hiếu thắng trong tranh cãi vv.. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi: Tự tin cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, mạnh dạn xin lỗi khi làm phiền người khác Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị: Mạnh dạn nói lời yêu cầu đề nghị, ngôn ngữ trình bày phải roc ràng, mạch lạc. Kỹ năng xử lý tình huống: Linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 166 Kỹ năng giao tiếp Mức độ có hay chƣa có kỹ năng Có kỹ năng Chƣa có kỹ năng Kỹ năng làm việc hợp tác: Biết làm việc cùng người khác, biết chia sẻ thông tin, phối hợp hành động. Kỹ năng thuyết phục: Dùng lời lẽ cử chỉ, thái độ để thuyết phục người khác thực hiện mong muốn của mình Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác: Biết từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không hợp lý, Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhận thức đúng vấn đề, giải quyết vấn đề nhanh, gọn, sáng tạo. Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Biết thể hiện thái độ tình cảm và quan điểm của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, hành động. Kỹ năng lắng nghe: Lằng nghe người khác khi trao đổi thông tin, hiểu nội dung họ cần truyền đạt với mình Các kỹ năng khác Các bậc phụ huynh có đề xuất gì về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ................................................................................................................................ Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các bậc phụ huynh. 167 PHỤ LỤC 2 BẢNG ĐO KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRƢỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM (Dành cho từng Kỹ năng: KN biểu lộ thái độ tình cảm, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng xử lý tình huống) Lớp:................................................Trường Tiểu học........................................... Họ và tên Giáo viên dạy:....................................................................................... Bài dạy:................................................................................................................. Tiết:......................................................................................................................... TT Họ tên Học sinh Chƣa biết Biết Chƣa thành thạo Thành thạo 168 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM Em hãy nói về những cảm nhận sau khi tham gia vào chương trình thực nghiệm sư phạm của chúng tôi trong thời gian qua (đánh dấu (+) vào cột phù hợp) TT Nội dung đánh giá Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%) 1 Em mong muốn được trò chuyện, tiếp xúc với người xung quanh 2 Em muốn thường xuyên được trò chuyện với các bạn 3 Em rất buồn khi không có bạn bè 4 Em rất thích thú khi được trò chuyện với mọi người 6 Em luôn muốn trao đổi với các bạn về vấn đề học tập của minh 8 Em muốn trò chuyện với các thày cô giáo về việc học tập 9 Em thích trò chuyện với mọi người về vấn đề em quan tâm, thích thú 10 Em thích chơi thân với nhiều bạn 11 Em thích tham gia vào các trò chơi tập thể cùng với các bạn 12 Em rất vui khi giúp được người khác một việc gì đó 169 HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM Hoạt động Mức độ hứng thú Rất thích Thích Bình thƣờng Không thích 1. Tổ chức trò chơi, đóng vai 2. Cùng thảo luận với các bạn để tìm câu trả lời hay nhất 3. Dùng hình ảnh minh hoạ qua các tình huống được chiếu trên màn hình 4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 170 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ MINH HỌA VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUA CÁC MÔN HỌC CHIẾM ƢU THẾ Môn Đạo đức lớp 3: Bài 4: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM I. Mục tiêu: - Biết vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau và thể hiện sự quan tâm đó trong cuộc sống hàng ngày. - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Biết trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ. II. Kỹ năng cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kỹ năng giao tiếp: Nói lời cám ơn, xin lỗi, bày tỏ ý kiến, quan điểm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của người thân. - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. Hình thức tích hợp hoàn toàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Các phƣơng pháp dạy học: Phƣơng tiện dạy học: - Kể chuyện. - Đóng vai - Thảo luận nhóm - Tranh minh họa chuyện: “Bó hoa đẹp nhất” - Các thẻ màu để bày tỏ ý kiến. 171 Lên lớp: - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra: Tự làm lấy việc của mình có ích lợi gì? - Bài mới: * Khám phá: - GV cho cả lớp hát bài: "Cả nhà thương nhau" của nhạc sĩ Phan Văn Minh. - Bài hát nói lên điều gì? - Gia đình em có mấy người? Đó là những ai? - Trong gia đình, em thường được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào? GV kết luận: Trong gia đình các em đã được nhận rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ. Đó là niềm hạnh phúc không phải ai cũng có được. - HS hát - HS thảo luận và trả lời câu hỏi * Kết nối: Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất - Hs biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Đọc chuyện "Bó hoa đẹp nhất". - Yêu cầu hs thảo luận nhóm theo câu hỏi: - Vì sao mẹ Ly nói rằng: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng” ? - Gv yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến. => Kết luận: Các em sinh ra được ông bà, bố mẹ quan tâm chăm sóc. Bổn phận của các em là phải vâng lời, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. - Một Hs đọc lại - hs thảo luận nhóm - hs trả lời câu hỏi 172 * Thực hành: Thảo luận nhóm. - Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Hãy nhớ lại một kỉ niệm về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đã dành cho mình và chia sẻ với các bạn ở nhóm. - Gv gọi đại diện các nhóm lên kể trước lớp. - Các em có cảm nghĩ gì về sự quan tâm, chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? - Em có suy nghĩ gì về các bạn nhỏ bị thiệt thòi, sống thiếu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ? (trẻ mồ côi, lang thang,) => Kết luận: Mỗi chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là hạnh phúc và là quyền mà mọi trẻ em đều được hưởng. Tuy nhiên, do nhiều lý do, vẫn còn có các bạn nhỏ bị thiệt thòi, sống thiếu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn đó. Xã hội và mọi người cần có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các bạn đó cả về vật chất và tinh thần. Đánh giá hành vi: hs biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và không đúng trong việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em và đồng tình với các việc làm đúng. - Gv chia lớp thành các nhóm và yêu cầu hs thảo luận, nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của các bạn nhỏ trong các tình huống sau: - hs kể. - hs trả lời. - Hs thảo luận, đánh giá. 173 a. Bao giờ sau bữa ăn, Hương cũng nhanh nhẹn rót nước, lấy tăm cho ông bà, bố mẹ. Những lúc rỗi, Hương còn nhổ tóc sâu cho bà, đọc báo cho ông bà nghe. b. Sâm đang chơi với các bạn ở đầu ngõ thì thấy bà ngoại ở quê ra chơi. Sâm vội chạy đến lục túi bà, tìm quà rồi quay lại chơi tiếp với các bạn. c. Mấy hôm nay bố Phong bận việc ở cơ quan. Vừa ăn tối xong bố đã phải ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy Phong vặn nhỏ tivi và dỗ em bé để em khỏi vào quấy bố. d. Hôm nay bố mẹ đi làm vắng, chỉ có Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi nhảy dây với các bạn để em ngã sưng hết cả trán đ. Thấy mẹ bị ốm, Hồng không đi chơi. Em quanh quẩn bên mẹ lúc rót nước, lúc lấy thuốc, lúc lại thay khăn chườm trán cho mẹ. - Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. => Gv kết luận: - Việc làm của Hương, Phong, Hồng trong tình huống a, c, đ là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ - Việc làm của bạn Sâm và Linh trong tình huống b,d là chưa quan tâm đến bà và em nhỏ. - Các em có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng không? - Ngoài các việc đó các em còn có thể làm được những việc nào khác để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị. - Hs nhận xét. 174 Dặn dò: Về nhà: a. Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho em. b. Vẽ một bức tranh về một món quà mà em muốn tặng cho ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân ngày sinh nhật. Tiết 2 1. Xử lý tình huống: - Gv chia hs thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, đóng vai để xử lý các tình huống sau: a. Lan đang ngồi học trong nhà thì thấy em bé chạy ra ngoài bờ ao. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? b. Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy em sẽ làm gì? - Gv gọi các nhóm lên đóng vai. - Yêu cầu hs thảo luận về cách ứng xử và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng hoặc nhận được cách ứng xử đó. => Gv kết luận: a. Lan cần chạy ra khuyên em không nên chơi gần bờ ao vì sẽ nguy hiểm nếu bị ngã xuống ao. b. Huy dành thời gian đọc báo cho ông nghe. 2. Bày tỏ ý kiến: - Gv nêu các ý kiến a. Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. b. Chỉ có trẻ em mới cần quan tâm chăm sóc. c. Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc. - Hs thảo luận bàn cách xử lý và tập đóng vai. - hs bày tỏ ý kiến. 175 d. Chỉ khi nào ông bà, cha mẹ bị ốm mệt mới cần con cháu phải quan tâm, chăm sóc. - hs giơ thẻ bày tỏ thái độ với từng ý kiến. Sau mỗi lần giơ thẻ hs cần nêu rõ lý do vì sao tán thành (hoặc không tán thành). - Gv chốt lại: Tán thành ý a, c. Không tán thành ý b, d. - Gv khen các em có ý kiến đúng. 3. Bày tỏ tình cảm với ngƣời thân trong gia đình: - Yêu cầu hs giới thiệu bức tranh đã vẽ món quà mình muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân dịp sinh nhật. - Gọi hs lên chia sẻ cảm nghĩ của mình về sự quan tâm, chăm sóc mà ông bà, cha mẹ đã dành cho mình. => Gv kết luận: Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người sẽ rất vui khi nhận được món quà này. 4. Hát, kể chuyện, đọc thơ, về chủ đề bài học: - Gv cho hs lên tự giới thiệu và đọc các câu ca dao, bài thơ, kể chuyện, về chủ đề bài học. Nêu ý nghĩa của câu ca dao, bài thơ, câu chuyện đó. - hs lên giới thiệu tranh vẽ và bài viết đã chuẩn bị ở nhà. - hs lên thể hiện trước lớp. * Vận dụng: - Về nhà hãy nói và làm những việc cụ thể để thể hiện tình cảm của em đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 176 Bài 5: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN I. Mục tiêu: - Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn. - Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn: Giúp tình bạn thêm gắn bó - Trẻ em có quyền được kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn. - Hs biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn. - Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè. II. Các kỹ năng cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: Các kỹ năng giao tiếp: Biết nói lời chúc mừng bạn khi bạn có chuyện vui. Biết an ủi, động viên bạn khi bạn có chuyện buồn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước niềm vui, nỗi buồn của bạn bè. - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ bạn bè những việc phù hợp với khả năng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Các phƣơng pháp dạy học: - Thảo luận nhóm. - Đóng vai xử lý tình huống. - Trò chơi. Các phƣơng tiện dạy học: - Tranh minh họa tình huống 1. - Các tấm thẻ để bày tỏ ý kiến. Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? 177 - Bài mới: * Khám phá: Gv yêu cầu cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - Bài hát này nói lên điều gì? => Gv giới thiệu bài. - hs trả lời. * Kết nối: 1. Thảo luận phân tích tình huống - Gv treo tranh và yêu cầu hs cho biết nội dung tranh. - Gv giới thiệu tình huống: Đã 3 ngày hôm nay lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt lớp cô giáo buồn rầu báo tin: - Như các em đã biết, mẹ bạn Ân ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này? - Nếu em là bạn cùng lớp với Ân em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao? - Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử đó. => Gv kết luận: Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên, an ủi hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn. * Thực hành: Đóng vai - Gv chia hs thành các nhóm, nêu tình huống và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai. a. Tình huống 1: Chung vui với bạn (bạn được điểm tốt, sinh nhật bạn, bạn làm được việc tốt,) - hs quan sát tranh minh họa và nêu nội dung. - hs thảo luận và nói trước lớp về cách ứng xử của mình. - hs xây dựng kịch bản và đóng vai. 178 b. Tình huống 2: Chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, bạn bị ốm, nhà bạn nghèo không có tiền mua sách. - Gv gọi các nhóm lên thể hiện trước lớp. - Yêu cầu hs nhận xét. => Gv kết luận: - Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chia vui với bạn. - Khi bạn gặp chuyện buồn cần an ủi, động viên và giúp đỡ bạn bằng những việc làm có khả năng. * Bày tỏ ý kiến: - Gv lần lượt nêu các ý kiến, yêu cầu hs suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ thẻ. a. Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó. b. Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai. c. Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ. d. Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt. đ. Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn. e. Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em. - Sau mỗi lần hs giơ thẻ, Gv yêu cầu các em giải thích rõ lý do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự. - Hs giơ thẻ bày tỏ ý kiến. 179 => Gv kết luận: - Các ý a, c, d, đ, e đúng. - ý b là sai. Dặn dò: - Thực hiện quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn ở lớp, trường. - Sưu tầm các mẩu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương,... nói về tình bạn, sự chia sẻ vui buồn với bạn. Tiết 2: 1. Phân biệt hành vi: - Gv phát phiếu bài tập, yêu cầu hs làm bài cá nhân. Em hãy viết chữ Đ vào ô trống trước hành vi đúng, chữ S vào ô trống trước việc làm sai đối với bạn: a. Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn. b. Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. c. Chúc mừng khi bạn được điểm 10. d. Vui vẻ khi nhận được phân công giúp đỡ bạn học kém. đ. Tham gia quyên góp sách vở, quần áo cùng các bạn để giúp các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. e. Cười nói, thờ ơ khi bạn có chuyện buồn. g. Kết bạn với bạn bị khuyết tật, bạn nhà nghèo khó. h. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. - Gọi hs chữa bài. - yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. - hs làm bài. 180 => Gv kết luận: - Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. - Các việc e, h là sai vì không quan tâm đến niền vui, nỗi buồn của bạn bè. 2. Liên hệ bản thân: - Gv chia lớp thành các nhóm. Cho hs tự liên hệ trong nhóm. - Em đã biết chia sẻ với bạn bè trong lớp chưa? Hãy kể về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn mà mình đã trải qua. - Em đã bao giờ được bạn chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn em cảm thấy như thế nào? - Gv gọi một số hs lên kể trước lớp. - Gv nhận xét, khen ngợi các em đã biết quan tâm, chia sẻ với bạn khuyến khích mọi hs trong lớp đều biết làm việc này với bạn bè. - hs liên hệ trong nhóm. - hs nói trước lớp. => Gv kết luận: Biết cảm thông chia sẻ vui buồn với bạn mới là bạn tốt. 3. Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Gv viết nội dung các câu hỏi vào phiếu. - Gọi hs lên bốc thăm trả lời trước lớp. a. Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ vui buồn? b. Cầm làm gì khi bạn có niềm vui, nỗi buồn? c. Hãy đọc một bài thơ nói về tình bạn? d. Hãy hát một bài hát về tình bạn? đ. Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ buồn vui cùng bạn? - hs chơi trò chơi. 181 e. Bạn đã được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể lại cảm giác của bạn khi được bạn bè chia sẻ. g. Bạn em bị khuyết tật, nếu thấy các bạn trêu chọc, phân biệt đối xử với bạn ấy, em sẽ làm gì?... Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ với bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng. * Vận dụng: Chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày. 182 Bài 11: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG I. Mục tiêu: - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là một sự kiện đau buồn đối với người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm tới tang lễ chôn cất người đã khuất. - Hs biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. - Hs có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau buồn của người khác. - Kỹ năng tư duy phê phán (Biết phê phán những việc làm sai, thờ ơ vô cảm trước nỗi buồn của người khác). - Kỹ năng giao tiếp: Biết ứng xử phù hợp, có văn hóa khi gặp đám tang. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Các phƣơng pháp dạy học: - Đóng vai xử lý tình huống; Thảo luận nhóm; Bày tỏ ý kiến; Trò chơi. Các phƣơng tiện dạy học: - Các tấm thẻ màu. - Chuyện kể về chủ đề bài học: Chuyện buồn. Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài? - Bài mới: * Khám phá: kể chuyện: Đám tang. - Gv kể chuyện. - Đàm thoại: - hs nghe kể chuyện 183 - Mẹ Hoàng và một số người đã làm gì khi gặp đám tang? - Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang? - Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? - Qua câu chuyện trên, em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? - Vì sao phải tôn trọng đám tang? => Gv kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Khi gặp đám tang cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là nếp sống có văn hóa. * Kết nối: Đánh giá hành vi: - Gv phát phiếu bài tập, yêu cầu hs làm bài cá nhân. Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước việc làm đúng và chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang.  a. Chạy theo xem, chỉ trỏ cười nói.  b. Nhường đường cho mọi người.  c. Coi như không có chuyện gì, cười đùa ầm ĩ.  d. Dừng lại, bỏ mũ nón.  e. Bóp còi inh ỏi xin đường.  g. Luồn lách vượt lên trước. - Gv gọi hs lên trình bày bài làm của mình, giải thích rõ vì sao hành vi đó đúng hoặc sai. => Gv kết luận: - Các việc làm b, d là việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang. - Việc a, c, e, g là việc làm sai. - hs trả lời. - hs làm bài tập và chữa trước lớp. 184 * Thực hành: Tự liên hệ. - Gv chia hs thành các nhóm, cho hs tự liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. - Gọi đại diện một số nhóm lên nói trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương khen ngợi các em đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhở các em chưa biết tôn trọng đám tang. => Gv kết luận: Chúng ta cần biết tôn trọng đám tang thông qua các việc làm nhỏ. Dặn dò: Thực hiện tôn trọng đám tang. Tiết 2 1. Bày tỏ ý kiến: - Hs biết bày tỏ những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. - Gv lần lượt đọc các ý kiến: a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b.Tôn trọng đám tang là ton trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa. - Hs suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. - Sau mỗi ý kiến hs thảo luận nêu rõ lý do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự. => Gv kết luận: - Tán thành ý b, c. - Không tán thành ý a. 2. Xử lý tình huống: (hs biết chọn cách ứng xử đúng khi gặp đám tang). - hs bày tỏ ý kiến. 185 - Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, nêu tình huống. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tìm cách ứng xử trong 1 tình huống sau đó đóng vai. a. Bên nhà hàng xóm có tang, bạn em đến nhà em chơi và bật đài to để nghe nhạc. Em sẽ nói gì với bạn khi đó? b. Bạn Hà cùng lớp em nghỉ học đã 2 hôm, hôm sau bạn đến lớp có đeo băng tang ở ngực. Em sẽ làm gì với bạn Hà? c.Trên đường đi học với các bạn, em gặp 1 đám tang. Các bạn chạy theo xem và cười nói chỉ trỏ. Em sẽ làm gì khi đó? - Các nhóm nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại cách xử lý đúng. 3. Trò chơi: (củng cố) Nên và không nên - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một bảng phụ. Phổ biến luật chơi. + Trong khoảng thời gian 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm vào 2 cột nên và không nên khi gặp đám tang. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó sẽ thắng. - Hs chơi trò chơi. - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm. - Gv nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc. => Kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hóa. Vận dụng: Thực hiện tôn trọng đám tang - hs thảo luận và lên đóng vai. 186 Môn Tiếng việt lớp 3 Bài: CHIẾC ÁO LEN I. Mục đích - yêu cầu: 1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: Lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, bối rối, Biết đọc phân biệt lời kể với lời thoại, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: Lạnh buốt, ấm ơi là ấm, thì thào, Biết nghỉ hơi sau các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới: lất phất, phụng phịu, thì thào, bối rối - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm nhau. II. Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kĩ năng tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình cũng có niềm vui. - Làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỷ). - Kĩ năng giao tiếp: Đọc, viết, biết ứng xử có văn hóa.... III.Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài học trong SGK. - Bảng phụ ghi một số câu khó. Các phƣơng pháp dạy học: - Thảo luận cặp, nhóm; Chia sẻ; Động não; Trình bày 1 phút. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Gọi hs đọc bài: Cô giáo tí hon - nêu nội dung của bài. 187 - Bài mới: 1. Khám phá: (Giới thiệu bài) - Gv cho hs quan sát tranh minh họa của bài. - Trong tranh có những ai? Những ai đang trò chuyện? - Em thử đoán xem 2 người đang nói với nhau về chuyện gì? => Giới thiệu bài. 2. Kết nối: a. Gv đọc mẫu bài văn - hướng dẫn cách đọc (đọc giọng nhẹ nhàng, phù hợp với ý nghĩ, tình cảm, thái độ của từng nhân vật). Lời mẹ: Âu yếm, bối rối. Lời Lan: nũng nịu. Lời Tuấn: cương quyết, thuyết phục. b. Hướng dẫn hs luyện đọc. - Gọi hs đọc nối tiếp câu. - Hướng dẫn hs đọc từ khó. - Gọi hs đọc nối tiếp đoạn. - Hướng dẫn đọc câu, đoạn khó. - Yêu cầu hs đọc chú giải từ trong SGK - Cho hs luyện đọc đoạn theo nhóm. - Gọi hs đọc bài. - Cho hs đọc đồng thanh. c. Tìm hiều bài. - Yêu cầu hs đọc từng đoạn, trao đổi, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi. - Chiếc áo len của Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? - Vì sao Lan dỗi mẹ? - Anh Tuấn nói với mẹ những gì? - Gv gọi hs lần lượt phát biểu ý kiến. - hs quan sát. - hs suy nghĩ và trả lời. (Trình bày 1 phút). - hs nghe đọc. - hs luyện đọc. - hs thảo luận, chia sẻ và trả lời câu hỏi trước lớp. 188 - Gv chốt lại ý kiến đúng. - Gv yêu cầu hs thảo luận: Những điều anh Tuấn nói với mẹ thể hiện anh có đức tính gì? (nhường nhịn em, thương mẹ). - Vì sao Lan ân hận? (Vì nhận ra mình ích kỉ, không quan tâm đến anh, không biết thông cảm với mẹ). - Em hãy dặt tên khác cho truyện. 3. Thực hành: Luyện đọc lại - Gọi 2 hs đọc nối tiếp toàn bài. - Yêu cầu hs lập nhóm đọc phân vai. - Gọi hs lên thi đọc nhóm - Yêu cầu hs nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - Gv nhận xét, ghi điểm. * Cho hs tự liên hệ: - Các em đã có khi nào đòi bố mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải suy nghĩ, lo lắng không? - Có khi nào em dỗi bố mẹ như bạn Lan không? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi bố mẹ không? 4. Vận dụng: - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - Thực hiện quan tâm nhường nhịn anh chị em trong cuộc sống hằng ngày. Dặn dò: Về tập đọc bài. Chuẩn bị bài: Quạt cho bà ngủ. - hs đặt tên truyện. 189 Bài: CUỐN SỐ TAY I. Mục đích - yêu cầu: - Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Mô - na - cô, Va - ti - căng. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật. - Đọc - hiểu: + Nắm được đặc điểm một số nước được nêu trong bài. + Biết được công dụng của sổ tay. + Biết cách ứng xử đúng: Không tự tiện xem sổ tay của người khác. II.Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kĩ năng xác định giá trị: Biết tôn trọng người khác. - Kĩ năng giao tiếp: Biết bày tỏ ý kiến bản thân, biết cách ứng xử có văn hóa, Biết lắng nghe ý kiến của người khác, kỹ năng đọc. - Kĩ năng ra quyết đinh: Chọn cách giải quyết đúng. III. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài học trong SGK. - Bảng phụ chép câu văn cần hướng dẫn đọc. Các phƣơng pháp dạy học: - Thảo luận cặp, nhóm; Chia sẻ; Đóng vai. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Gọi hs đọc bài: Người đi săn và con vượn - nêu nội dung chính của bài. - Bài mới: * Khám phá: - Gv treo tranh minh họa của bài - yêu cầu hs quan sát. - Tranh vẽ gì? Em thử đoán xem các bạn đang nói với nhau về điều gì? => Gv giới thiệu bài. - hs quan sát tranh. - hs trả lời. 190 * Kết nối: a. Luyện đọc: - Gv đọc mẫu bài văn. - Gọi hs đọc nối tiếp câu. - Hướng dẫn hs đọc các từ khó: Mô - na - cô, Va - ti - căng. - Gọi hs đọc nối tiếp đoạn (4 đoạn). - Hướng dẫn hs đọc câu khó. Gọi hs đọc các từ được chú giải trong SGK. - Gv giới thiệu các nước: Nga, Trung Quốc, Mô - na - cô, Va - ti - căng trên bản đồ. - Cho hs luyện đọc từng đoạn theo nhóm. - Gọi hs đọc bài. b. Tìm hiểu bài. - Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Thanh dùng sổ tay để làm gì? - Hãy nói một vài điều lí thú được ghi trong sổ tay của Thanh? - Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên xem sổ tay của bạn? => Gv chốt lại: Sổ tay là tài sản riêng của mỗi người. Trong sổ tay người ta có thể ghi những điều riêng tư, không muốn cho ai biết. Người ngoài không được tự ý xem, thế là tò mò, thiếu lịch sự. c. Luyện đọc lại. - Gv cho hs tự lập nhóm (4 hs/ nhóm), phân vai rồi luyện đọc ở nhóm. - Gọi các nhóm lên thi đọc theo vai. - Yêu cầu hs nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Gv nhận xét - ghi điểm. * Vận dụng: Mua sổ tay, tập ghi chép những điều cần thiết, việc quan trọng, cần ghi nhớ, các điều lí thú về khoa học, văn học, Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - hs luyện đọc. - hs thảo luận và trả lời. - hs luyện đọc. - hs thi đọc. 191 Môn Tự nhiên Xã hội lớp 3 Bài 3: VỆ SINH HÔ HẤP I. Mục tiêu: - Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sang. - Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Biết giữ sạch mũi, họng. II. Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kỹ năng tự duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm có hại cho cơ quan hô hấp. - Kỹ năng làm chủ bản thân: khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp. - Kĩ năng giao tiếp: kỹ năng thuyết phục; nói lời yêu cầu đề nghị; tự nhận thức Tự tin giao tiếp để thuyết phục người thân và những người xung quanh không hút thuốc lá, thuốc lào ở những nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em. III. Chuẩn bị: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. - Thông tin về tác hại của khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá đối với sức khỏe con người. Các phƣơng pháp dạy học: - Thảo luận nhóm; Đóng vai; Quan sát. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? - Bài mới: 192 * Khám phá: Hoạt động 1: Vì sao ta nên tập thể dục vào buổi sang? Bước 1: Thực hiện động tác hít thở. - Gv cho cả lớp đứng tại chỗ thực hiện động tác hít vào, thở ra. Bước 2: Thảo luận. - Chúng ta thường tập thể dục, tập hít thở vào lúc nào trong ngày? - tập thở vào buổi sáng có lợi gì? - Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để mũi hít thở được tốt. => Gv nhận xét, rút ra kết luận: - Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe vì không khí buổi sáng trong lành, ít khói bụi, Khi ngủ, cơ thể không vận động nên mạch máu không lưu thông, hít thở sâu sẽ tống được nhiều khí CO2 ra ngoài và hít được nhiều khí O2 vào phổi. - Hằng ngày, để mũi hít thở được tốt cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối loãng. - hs thực hiện hít thở. - hs trả lời câu hỏi. * Kết nối: Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Gv yêu cầu hs quan sát các hình ở trang 9/SGK: Chỉ và nói tên những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Gv gọi 1 số hs lên trình bày. - hs quan sát và thảo luận. * Những việc nên làm: H5 + 7 + 8: Chơi ở sân trường, công viên. 193 - Yêu cầu hs nhận xét và bổ sung ý kiến của bạn. => Gv chốt lại: - Không nên chơi ở chỗ có người hút thuốc lá, thuốc lào vì khói thuốc có nhiều chất gây độc hại cho phổi, đặc biệt có hại cho hệ thần kinh và não của trẻ nhỏ. Không chơi ở nơi có nhiều khói bụi. - Khi quét dọn, làm vệ sinh trường lớp cần đeo khẩu trang để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Làm vệ sinh, trực nhật lớp phải đeo khẩu trang. * Những việc không nên làm: H 4 + 6: - Chơi bi ở cạnh đường có nhiều bụi, khói. - Hút thuốc lá ở chỗ có người, đặc biệt là trẻ em. - hs nhận xét bổ sung. * Thực hành: Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống. Trình bày được ý kiến của mình để thuyết phục người thân và mọi người xung quanh không hút thuốc lá. - Gv cho hs thảo luận nhóm theo tình huống: Tình huống 1: Bố em đang nói chuyện cùng với một người khách. Cả 2 cùng hút thuốc lá khi em và em bé của em đang chơi cạnh đó. Em sẽ nói gì? Tình huống 2: Em và mẹ đang ngồi chờ đến lượt khám bệnh ở phòng khám. Lúc đó ở phòng khám rất đông - Hs lựa chọn tình huống. - Đưa ra lý lẽ để thuyết phục mọi người không nên hút thuốc lá ở nơi công cộng, nơi có trẻ em. - Tập nói trong nhóm. 194 người. Có 1 anh thanh niên rút thuốc lá ra hút trong khi chờ đợi. Em sẽ nói gì với người thanh niên đó? - Gv mời đại diện một số nhóm đóng vai đưa ra ý kiến thuyết phục. - Yêu cầu hs các nhóm nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét, tuyên dương hs nói tốt, có lý lẽ thuyết phục. - Hs lên trình bày trước lớp. * Vận dụng: Hoạt động 4: Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? - Gv yêu cầu hs tự kể tên những việc đã làm để bảo vệ cơ quan hô hấp và đánh giá xem việc thực hiện đã tốt và thường xuyên chưa? - Hs kể và đánh giá việc thực hiện của bản thân. Củng cố và Dặn dò: 195 Bài 36: VỆ SINH MÔI TRƢỜNG I. Mục tiêu: Sau bài học hs có khả năng: - Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. - Biết và thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường. - Biết và có thể thực hiện một số cách xử lý rác hợp vệ sinh. II. Các kỹ năng sống cơ bản đƣợc giáo dục trong bài: - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm, xử lý các thông tin về rác thải. - Kỹ năng ra quyết định, làm chủ bản thân: Hợp tác cùng mọi người xung quanh bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường mà mình đang sống. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập: Trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực, III. CHUẨN BỊ - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. - Thông tin về tình hình rác thải ở một số địa phương và tác hại của nó đối với sức khỏe con người. Các phƣơng pháp dạy học: - Quan sát; Động não; Đóng vai; Thảo luận nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Lên lớp: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp ở địa phương em? - Bài mới: * Khám phá: Hoạt động 1: Khởi động - giới thiệu bài - Ở lớp 2 các em đã được học bài: Giữ vệ sinh môi trường. Vậy thế nào là giữ vệ sinh môi trường? - hs trả lời. + Bỏ rác vào thùng. 196 - Gv nêu: Để giữ vệ sinh môi trường chúng ta cần xử lý rác thải hợp lý. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến rác thải. + Làm vệ sinh nàh ở, thôn xóm, đường làng,.. * Kết nối: Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Gv yêu cầu hs quan sát H1 + 2 trong SGK theo nhóm và trả lời các câu hỏi: + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Rác có tác hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? - Gv gọi 1 số đại diện nhóm lên trả lời. - Gv nhận xét và kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dẽ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, ruồi, muỗi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là các động vật trung gian truyền bệnh cho người. - hs quan sát, thảo luận và trả lời. + Khi đi qua bãi rác thấy có mùi hôi thối, khó thở, buồn nôn, + Rác gây ô nhiễm môi trường, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người. + Ruồi, muỗi, chuột, hay sống ở bãi rác. Chúng gây bệnh cho người. * Thực hành: Hoạt động 3: Thảo luận về cách xử lý rác hợp vệ sinh. - Yêu cầu hs quan sát các hình từ H3 - 6 / SGK: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. - hs quan sát, thảo luận và trả lời. 197 - Yêu cầu hs nêu cách xử lý rác thải hợp vệ sinh. - Gv nhận xét và chốt lại các cách xử lý: + Chôn. + Đốt. + Ủ (Để bón đồng ruộng). + Tái chế. - Gv cho hs đóng vai - xử lý tình huống (2 tình huống). Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp các cùng trường vừa đi học, vừa ăn quà sáng và vứt giấy gói ngay trên đường. Em sẽ nói gì với bạn. Tình huống 2: Em nhìn thấy em nhỏ nhà hàng xóm vứt xác chuột chết ra đường. Em sẽ nói gì với em nhỏ đó? - Để giữ vệ sinh nơi công cộng em cần làm gì? => Gv kết luận: Để giữ vệ sinh Không nên vứt rác + H4 + 5 + 6: Là việc làm đúng: Đổ rác vào thùng, tập trung rác vào nơi quy định và xử lý. + H3: Việc làm sai: Đổ rác ra hè đường. - hs nêu 4 cách xử lý. - hs thảo luận đóng vai. - hs trả lời. * Vận dụng: Điều tra, tìm hiểu thực trạng rác thải ở nơi mình đang sống. * Dặn dò: 198 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM CỦA LUẬN ÁN Hình 1: NCS tham gia tổ chức thực nghiệm Hình 2: Kỹ năng làm việc hợp tác trong tiết dạy thực nghiệm 199 Hình 3: Kỹ năng thuyết trình trƣớc đám đông trong giờ TN Hình 4: Kỹ năng thuyết phục trong giờ thực nghiệm 200 Hình 5: Kỹ năng xử lý tình huống trong giờ thực nghiệm Hình 6: Kỹ năng giải quyết vấn đề trong giờ thực nghiệm Hình 7: Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm trong giờ thực nghiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_ky_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_nong_thon_mien_nui_phia_bac_3067.pdf
Luận văn liên quan