Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam

Đánh giá những thành công trong mối quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam và xu hướng trong tương lai, chúng ta có thể nói rằng : Hiện nay Việt Nam đâng bước vào giai đoạn mới, mở rộng nền kinh tế thị trường, đa dạng các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, hơn nữa Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư khá lớn, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng.

pdf87 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp phá sản mà còn làm phá vỡ đưa nền kinh tế trì trệ thụt hậu vài trục năm về trước đó. Đồng thời chúng ta không thể học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh,kinh nghiệm quản lý …từ các công ty Nhật Bản. Các nhược điểm này do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, cả ở phía Việt Nam và phía Nhật Bản, để khắc phục được chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. 2. Những nguyên nhân của FDI của Nhật Bản tại Việt Nam. 2.1. Nguyên nhân từ phía Nhật Bản. Những hạn chế của đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam đều do cả từ hai phía Việt Nam, Nhật Bản.Trước hết ta xem xét những nguyên nhân từ phía đối tác Nhật Bản. 58 Nguyên nhân thứ nhất là: Do sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản cộng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khó khăn. Đặc biệt là khó khăn về tài chính – một trong những yếu tố cơ bản cản trở tới quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Không những đầu tư tại Việt Nam hạn chế mà đầu tư của Nhật Bản ra các khu vực khác cũng giảm sút như Bắc Mỹ, Châu Âu, các nước ASEAN. Nguyên nhân thứ hai là: Các công ty Nhật Bản trên thực tế có trình độ quốc tế hoá cao hơn, đã có nhiều cơ hội lựa chọn hơn so với phần lớn các công ty từ các nước mới công nghiệp hoá (NIEs). Tờ Standard Chartered Indochina Monitơ(Tháng 9-1993) đã viết : “Trong môi trường quốc tế hiện nay,các công ty Nhật Bản cảm thấy dễ làm ăn hơn với các bạn truyền thống ”. Một số nước chủ nhà như Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, đã có được một thời gian lâu dài phát triển, môi trường đầu tư của họ tốt hơn, hấp dẫn các công ty Nhật Bản hơn so với Việt Nam. Trước thực tế đó thì đương nhiên các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư vào thị trường nào dễ làm ăn hơn, ít rủi ro hơn. Nguyên nhân thứ ba là: Các nhà đầu tư của Nhật Bản cũng là những người thận trọng và rất khắt khe trong quý trình làm việc, họ là những người rất coi trọng chữ tín. Do đó với một môi trường đầu tư còn quá nhiều yếu kém, các thủ tục còn rườm rà, nhiều tiêu cực như ở Việt Nam thì đương nhiên họ cũng rất thận trọng khi bỏ vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. 2.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam. Ngoài nguyên nhân còn hạn chế từ phía Nhật Bản ,thì nguyên nhân được nhìn từ phía Việt Nam coi là quan trọng hơn cả. Ông Eri Habu, giám đốc ban tư vấn đầu tư quốc tế của công ty Tomatsu của Nhật Bảnđã nhận xét: “Mặc dù luật đầu tư ở đây tự do hơn các nước Châu á khác nhưng Việt Nam lại thiếu một hệ thống hành chính hoàn chỉnh để thực hiện luật này”. Lời nhận xét của ông Eri habu đã phần nào đánh giá đúng thực tế của Việt Nam, điều này thể hiện ở các vấn đề sau: a.Quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam còn chưa thống nhất, chưa nhất quán gây nên sự mâu thuẫn, chồng chéo nhâu trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, xử lý giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính điều này gây khó khăn 59 cho hoạch định chính sách và điều hành thực tiễn, đôi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư, làm xấu thêm môi trường đầu tư nói chung. So với các quốc gia trong khu vực, hệ thống các cơ quan liên quan đến các vấn đề như cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hành chính để tiến hành cho ra đời của một doanh nghiệp và quản lý các dự án đầu tư trong khi thực hiện còn rất hạn chế, chưa phát triển. Đồng thời chúng ta chưa có được sự quy hoạch chi tiết về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, định hướng còn chung chung, nhiều điểm không phù hợp với thực tế đã thay đổi, các chính sách chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư theo sự sắp xếp của chính phủ. b. Hệ thống luật pháp của Việt Nam có liên quan đến FDI còn chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng trong các luật và văn bản dưới luật. Mặc dù Luật đầu tư nước ngoài của Việt Namđược nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi là thông thoáng và nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện bộ luạt này nhưng nội dung của chúng còn thiếu rõ ràng và đôi khi có điều khoản mâu thuẫn chồng chéo nhau trong phạm vi một văn bản và giữa các văn bản khác nhau. Điều này cộng thêm mức độ hiểu biết khác nhau của những người thực thi luật và các quy định luật, do đó tuỳ tiện áp dụng trong một số trường hợp còn thiếu chính xác. Việc thiếu rõ ràng này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đôi lúc cảm thấy lẫn lộn khó hiểu các quy định về luật lệ của người Việt Nam. Các rào cản về mặt hành chính không chỉ thể hiện ở chỗ thiếu rõ ràng trong các quy định mà còn thiếu rõ ràng cả trong việc hiểu và áp dụng chúng. Đôi khi các cơ quan thực hiện (đặc biệt là cơ quan cấp tỉnh) thường có xu hướng áp dụng theo cách riêng của mình hoặc đưa thêm những yêu cầu mớigây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra ở Việt Nam còn thiếu vắng một hệ thống các cơ quan giảiquyết tranh chấp có hiệu quả. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ở Việt Nam là công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng có những khó khăn trong việc giải quyết do không có quy chế chính thức nào được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư không muốn áp dụng các quy chế hiện có tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp vì hệ thống luật pháp Việt Nam chưa thực sự tốt, không có uy tín, thủ tục còn nhiều phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thay vào đó họ muốn dùng luật nước ngoài và toà án nước ngoài để giải quyết khi có tranh chấp xẩy ra. Do vậy, vấn đề công nhận thực 60 hiện và phán quyết của trọng tài nước ngoài vẫn còn vướng mắc. Vì nhưng lý do này, việc thiếu một cơ chế chính thức để giải quyết tranh chấpvẫnđược coi là một trở ngại lớn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. c. Hạn chế từ các biện pháp khuyến khích đầu tư mang lại. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên liệu rằng các biện pháp khuyến khích đó có thực sự là khuyến khích theo quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài không và nước chủ nhà có thu được lợi ích gì từ việc đó hay không lại là một vấn đề khác, trên thực tế một số biện pháp lại được coi là cản trở đối với đầu tư nước ngoài. Đối với nước ta, việc khuyến khích ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài dường như làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhiều hơn là tác dụng thu hút đầu tư. Mặc dù chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển nhằm giảm bớt chênh lẹch về trình độ phát triển giữa các vùng, nhưng biện pháp này ít mang lại hiệu quả vì cái giá mà nhà đầu tư nnphải trả để có được những ưu đãi đó thận chí còn lớn hơn những lợi ích mà họ thu được. Một trở ngại nữa là việc chính phủ Việt Nam cho phép quá nhiều nhà đầu tư vào một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó(ngành xi măng, mía đường…). Việc cho phép công tytự do tiến hành đầu tư vào một ngành, lĩnh vực nào đó đòi hỏi vốn lớn trong khi nhu cầu hiện tại và tương lai của trực thị trường nội địa còn nhỏ bé có thể làm cho một số công ty bị thua lỗ, buộc phải thu hẹp sản xuất, hoạt động dưới mức công suất thiết kế. Một điển hình là Việt Nam cho phép thành lập tới 14 liên doanh lắp ráp sản xuất ôtô với tổng công suất là15 vạn chiếc /năm. Thêm vào đó bộ thương mại lại cho phép nhập khẩu khoảng 2,2 vạn ôtô nguyên chiếc vào thị tường Việt Nam khiến cho các liên doanh này ngày càng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng vấn đề cân nhắc quan trọng nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định địa điểm tiến hành đầu tư là sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của nước chủ nhà chứ không phải khuyến khích đầu tư mà họ có thể được hưởng.Do đó có lẽ chúng ta nên thúc đẩy FDI chủ yếu bằng việc giảm bớt và loại bỏ các trở ngại về mặt hành chính hơn là dùng các biện pháp khuyến khích đầu tư. Ngoài một số quy định của chính phủ có tác động cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như: Yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu. Mặc dù các quy định xuất khẩu của Việt Nam 61 đối với các doanh nghiệp có vốn FDI là không vi phạm bất kỳ quy định nào theo WTO- TRIM nhưng vẫn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là sau khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.Việc một số đồng tiền trong khu vực bị mất giá mạnh khiến cho các hàng hoá ở Việt Nam trở nên đắt hơn nhiều và đương nhiên là kém khả năng cạnh tranh hơn. Vấn đề xuất khẩu từ 50-80% sản phẩm trở nên rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được đối với một số doanh nghiệp. Hạn chế về quyền sử dụng đất : Thời hạn được phép sử dụng đất áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài không được phép vượt quá 50 năm(trong trường hợp đặc biệt có thể lên tới 70 năm). Quy định này rõ ràng là cản trở các nhàđầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đòi hỏi sở hữu đất hoặc thời hạn sử dụng lâu dài và ổn định. Quy định về mức lương theo USD trong hợp đồng lao động :quy định này dược coi là trở ngại lớn với hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp đang hoạt động tại Việt Nam do ruỉ ro về tỷ giá hối đoái. Việc phá giá đồng tiền Việt Nam vài lần trong năm gần đây sau khi xẩy ra khủng hoảng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn FDI. d. Các thủ tục ở Việt Nam được các nhà đầu tư phàn nàn rằng rất phức tạp, rắc rối do vậy không tránh khỏi tình trạng mất thời gian, đôi khi gây tốn kém về mặt kinh tế. Các thủ tục phức tạp này diễn ra trong tất cả các giai đoạn của đầu tư, loại hình cản trở này có một số tác động tiêu cực đến nhà đầu tư nước ngoài: Thứ nhất : chúng ta làm tổn thương lòng kiên nhẫn của các nhà đầu tư và do vậy có thể làm cho họ nản lòng. Thứ hai: một số nhà đầu tư mất cơ hội do những cản trở về mặt hành chính làm cho chi phí đầu tư của họ tăng lên. Những biến động tong chi phí cho đầu vào (tăng giá, rủi ro tỷ gía hối đoái ) thường xẩy ra sau thời gian chậm trễ trong việc xử lý các hồ sơ và tài liệu để được cấp giấy phép đầu tư. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư tự nguyện hoặc buộc phải tốn thêm chi phí ngoài dự kiến để bảo đảm cho các thủ tục được tiến hành trôi chảy. e. Môi tường kinh tế vĩ mô của Việt Nam ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém. Những yếu kém của Việt Nam, nhất là khả năng cạnh tranh và hiệu quả kém, trình độ phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính còn thấp kém và tình trạng quan liêu còn tồn tại đã bộc lộ rõ hơn trong quả trình phát triển trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Thực tếhệ thống ngân hàng của Việt Nam còn nhiều bất cập so với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Chế độ 62 hoạt động của ngân hàng cùng với kỹ năng thao tác phục vụ chưa theo kịp và thậm chícòn chưa phù hợp với quy chuản quốc tế. Những áp lực với tỷ gía hối đoái trên thị trường ngoại hối giữa đồng Việt Nam và đồng USD gây nên nhưngx biến động lớn và làm khó khăn thêm cho các nhà đầu tư do tình trạng thiếu vốn. Tất cả những vấn đề kinh tế vĩ mô nói trên đã ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam.Vấn đề giá cả ở Việt Nam quá đắt, các chi phí về việc thuê nhà xưởng, chi phí điện, nước, nhà ở và các dịch vụ cần thiết khác cũng không hấp dẫn nếu so sánh với các nước trong khu vực. Cho dù gần đây, chính phủ Việt Nam cũng đẫ có các biện pháp tình thế trợ giúp người nước ngoài bằng cách hạ giá cho thuê đất. Nhìn chung đánh giá về dịch vụ bảo đảm về điều kiện sống ở Việt Nam vào loại thấp trong khối ASEAN, chẳng hạn như vào cối năm 1997, phí tổn để thuê một m2 mặt bằng làm văn phòng tại TP Hồ Chí Minh gấp hai lần so với Giacacta,gấp 2,5 lần so với Manila và gấp 5 lần tại Băng cốc. Sự thay đổi này không phải là nhỏ về mặt lượng, nó cũng tạo ra ảnh hưởng làm tăng chi phí giá thành trong hoạt động đầu tư. Dung lượng thi trường Việt Nam còn nhỏ cũng là một trong các nguyên nhân hạn chế lượng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một thị trường đông dân, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, do đó mức tiêu thụ cũng không cao, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị, có hàm lượng kỹ thuật cao. Theo các chuyên gia Nhật Bản, sở dĩ Nhật Bản không đầu tư mạnh vào Việt Nam trong vài năm gần đây là do có sự bão hoà ở một số mặt hàng như xi măng, xe máy, khách sạn, mía đường… Theo ôngKunieda,tổng lãnh sự Nhật Bản ở Việt Nam: “Các công ty Nhật Bản đầu tư nhỏ,chỉ vài triệu USD sau đó nếu hiệu quả, họ sẽ tăng vốn đầu tư tiếp. Họ có vẻ thận trọng hơn với việc đầu tư vào Việt Nam ”(Tạp chí thương mại số 2+3/1998). f. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém và chậm chạp trong qúa trình nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu cho những dự án FDI ở vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu chủ động trong vấn đề xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, thiếu khả năng về mặt tài chính trong khi liên doanh với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác Nhật Bản. Cán bộ kỹ thuật,công nhân của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Thị trường lao động Việt Nam chưa phát triển đầy đủ so với các nước trong khu vực. 63 Việc đào tạo nhân lực cho thị trường lao động với chất lượng không cao, do vậy các nhà đầu tư Nhật Bản phải tốn khá nhiều tiền của và thời giancho việc đào tạo lại những cán bộ công nhân viên bản địa trước khi có tuyển dụng họ. Chính điều này làm mất đi tính hấp dẫn của thị trường lao động rẻ, đây là sự thể hiện rõ nét Việt Nam rất thiếu những công nhân kỹ thuật. Trong rất nhiều trường hợp các cán bộ lãnh đạo trong liên doanh của phía Việt Nam được chỉ định chỉ vì đối tác Việt Nam có đất góp vốn, bất kể họ có kiến thức hay không. Xét một cách tổng quát, mặc dù có một số yếu tố ảnh hưởng đến dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, kỹ năng quản lý còn yếu,… nhưng những cản trở do thiếu rõ ràng trong các văn bản luật quy định về đầu tư nước ngoài, các thủ tục phức tạp, việc thiếu một hệ thống luật lệ đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam được coi là một trong những trở ngại lớn nhất. Kết luận này được thực tế làm rõ hơn qua đánh giá chungcủa 24 công ty Nhật Bản đang hoạt động ở ASEAN, môi trtường kinh doanh ở Việt Nam đứng thứ 7 trong 10 quốc gia thuộc tổ chức này(Bảng 11). 64 Bảng 11: Xếp hạng môi trường kinh doanh ở các nước ASEAN. Camp Lào Mya Việt Inđô Phil Thái Mala Bru Sing Cơ sở hạ tầng 1,5 1,3 1,5 1,9 2,5 2,3 2,6 2,9 3,7 4,7 Nguồn nhân lực 1,4 1,7 2,3 2,7 2,5 3,1 2,7 2,0 2,8 4,1 Công nghệ 1,3 1,5 1,8 1,9 2,2 2,8 2,6 3,0 2,6 3,8 Điều kiện sống 1,5 1,7 2,0 2,1 2,6 2,7 2,8 3,3 2,9 4,1 Hệ thống thuế 1,4 1,5 1,7 1,8 2,3 2,7 2,7 3,2 4,3 4,2 H.quả bộ máy hành chính 1,1 1,4 1,6 1,5 1,9 2,3 2,3 3,0 2,7 4,4 Trung bình 1,4 1,5 1,7 1,9 2,1 2,5 2,6 3,0 3,1 4,4 Xếp hạng từ xấu đếntốt 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 70 ngày 1/10/1997. *Tính theo thang điểm 5. 65 CHƯƠNG III MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM I. Triển vọng quan hệ hợp tác và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. 1. Quan hệ hợp tác. Nhật Bản –cường quốc kinh tế, cùng với Mỹ và Châu Âu đã chi phối rất lớn nền kinh tế thế giới. Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ, Nhật Bản cùng với lợi thế của mình đã bắt đầu hướng vào các nước Châu á Thái Bình Dương , trong đó có Việt Nam- một trong những quốc gia được coi là có hệ thống chính trị ổn định nhất sau kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ. Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, trước đây do chính sách của hai nhà nước khác nhau, sự hiểu lầm làm cho quan hệ của hai bên cũng nhiều lúc thăng trầm. Có nhiều chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao đã diễn ra, đặt nền móng cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Trong công cuộc xây dựng đất nước Nhật Bản là nước cung cấp ODA nhiều nhất- đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. Nhật Bản nhận thấy rằng Việt Nam là một nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai như thị trường rộng lớn, nguồn tài nguyên dồi dào, chất lượng lao động ngày càng nâng cao (Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có nền giáo dục, trình độ học vấn tốt trên thế giới). Trong hiện tại và tương lai quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng thêm thân thiết, gắn bó chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực văn hoá -xã hội, chính trị, kinh tế…Để cùng nhau hướng tới tương lai trong tình hữu nghị, hợp tác cùng có lợi. 2. Triển vọng đầu tư trực tiếp Nhật Bản tại Việt Nam . Triển vọng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam là rất sáng sủa. Theo kết quả một cuộc khảo sát “Nghiên cứu tổng quan năm 1996”(Từ 1/4/1996 đến 31/3/1997) của viện nghiên cứu đầu tư và phát triển quốc tế ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM)đối với các công ty của Nhật Bản hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy: Việt Nam luôn nằm ttrong 10 66 nước có triển vọng hấp dẫn nhất đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản cả trung hạn (trong vòng 3 năm tới) và dài hạn(trong vòng 10 năm tới ) (Bảng 12,13) Theo bảng 12, 13 ta thấy rằng, triển vọng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có thể thấy rõ nhất là từ phía Việt Nam, thể hiện trong việc Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt trong thời gian qua.Trong thời kỳ trung hạn, năm tài chính 1995, 1996 Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 5 sau Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Mỹ và đứng thứ 2, 3 trong thời kỳ dài hạn, điều này khẳng định môi trường đầu tư Việt Nam cũng rất ổ định. Bảng 12: Các nước có triển vọng nhất về FDI cho thời kỳ trung hạn. Xếp hạng Năm tài chính 1994(4/94-4/95) Năm tài chính1995 (4/95-4/96) Năm tài chính1996 (4/96-4/97) 1 Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc 2 Thái Lan Thái Lan Thái Lan 3 Mỹ Inđônêxia Inđônêxia 4 Inđônêxia Mỹ Mỹ 5 Malaixia Việt Nam Việt Nam 6 Việt Nam Malaixia Malaixia 7 Singapo Ấn độ Ấn độ 8 Đài Loan Philippin Philippin 9 Anh Singapo Singapo 10 Philippin Anh Anh 11 Ấn độ Đài Loan Nguồn: Thông tin phục vụ lãnh đạo,số14,7/1997.Viện nghiên cứu, Bộ tài chính. 67 Bảng 13: Các nước có triển vọng nhất về FDI cho thời kỳ dài hạn. Xếp hạng Năm tài chính 1994(4/94-4/95) Năm tài chính1995 (4/95-4/96) Năm tài chính1996 (4/96-4/97) 1 Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc 2 Việt Nam Việt Nam Ấn độ 3 Thái Lan Ấn độ Việt Nam 4 Mỹ Mỹ Mỹ 5 Inđônêxia Inđônêxia Inđônêxia 6 Malaixia Thái Lan Thái Lan 7 Ấn độ Myanma Malaixia 8 Mêxicô Malaixia Myanma 9 Singapo Philippin Philippin 10 Đài Loan Anh Mêxicô Nguồn: Thông tin phục vụ lãnh đạo,số14,7/1997.Viện nghiên cứu, Bộ tài chính. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, nhưng Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định kinh tế – xã hội trong những năm qua. Riêng năm 1999, mức tăng GDP đạt 5%. Sản lượng nông nghiệp đạt 33,8 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm 1998và là mức cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với năm1998, tăng hơn 2 lần so với kế hoạch đề ra. Kết quả sự phát triển kinh tế Việt Nam là cơ sở quan trọng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Cơ sở hạ tầng Việt Nam cúng đã và đang được nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc đã đứng ngang hàng được với các quốc gia trong khu vực. Cùng với việc cải cách nềnkt và cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang triển khai các biện pháp nâng cao hệ thống luật pháp, ổn định chính trị, tăng cường chống tham nhũng. Đáng chú ý là chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư mà 68 biểu hiện rõ nét nhất gần đây là ban hành quyết định 53 với nhiều nội dung quan trọng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước cũng nhưnước ngoài. Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được Đảng và nhà nước quan tâm nhiều. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trình bày trước quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 6 đã nhấn mạnh: “Chính phủ đã và đang sửa đổi các quy định có liên quan đến vấn đề thẩm định dự án, thủ tục cấp đất, giá thuê đất, cấp giấy phếp xây dựng …, thực hiện nguyên tắc một cửa, hướng việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hơn với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta cần khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ quy hoạch và chính sách phát triển của chính phủ ”. Mặt khác Việt Nam là một trong những nước có khá nhiều, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà đầu tư nước ngoài về nguồn lực con người, trìnhđộ dân trí, sự ổn định của chế độ chính trị xã hội. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là một thị trường với sức mua lớn của khoảng 80 triệu dân, một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng chưa được khai thác hết nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, chịu khó và năng động, nguồn tài nguyên phong phú được dựa trên nền tảng vững chắc của chế độ chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khủng hoảng trong khu vực, hiện naynhững lợi thế so sánh trên đây của Việt Nam lại càng phát huy tác dụng hơn nữa trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là dòng vốn FDI từ Nhật Bản. Việc Việt Nam gia nhập AFTA sẽ thúc đẩy tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEAN vào Việt Nam.Trước hết là các nhà đầu tư trong ASEAN quan tâm tới Việt Nam như một thị trường quen thuộc và gần gũi. Các nước ASEAN đang có nhu cầu cơ cấu lại nền kinh tế và lúc này Việt Nam là một thị trường hấp dẫn để các nhà đầu tư ASEAN di chuyển một số ngành sản xuất tốn nhiều lao động sang Việt Nam. Việc đảm bảo nguyên tắc xuất xứ hàng hoá của AFTA là một lợi thế cho hoạt động đầu tư trong ASEAN. Đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN, việc thực hiên AFTA của Việt Nam sẽ cho phép họ có thể đầu tư vào thị trường nàymột cách dễ dàng hơn để khai thác những lợi thế về chi phí sản xuất thay vì phải đầu tư vào nước khác trong ASEAN có chi phí sản xuất cao hơn, mà vẫn xâm nhập và giữ được thị trường các nước ASEAN. 69 Bảng 14: Thị trường đầu tư tương lai của xí nghiệp Nhật Bản ( 5 nước được đánh giá cao nhất) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Inđônêxia Mỹ Việt Nam Việt Nam ấn Độ Ấn Độ Mỹ Inđônêxia Thái Lan Ấn Độ Việt Nam Mỹ Thái Lan Việt Nam Mỹ Mỹ Mỹ Việt Nam Việt Nam Thái Lan Inđônêxia Inđônêxia Inđônêxia Inđônêxia Nguồn: Trần Văn Thọ-Tương lai đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam *Thời báo kinh tế Sài Gòn 9/7/1998. Việt Nam là một trong năm nước chiếm đầu tư của Nhật Bản nhiều nhất từ năm 1992 đến năm 1997. Sự suy giảm vị trí của Việt Nam sau 1995 trong tổng quan so sánh phản ánh sự ké hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Sở dĩ trung Quốc luôn giành vị trí số một do đây là một thị trường lớn và kèm theo là những cải cách mở cửa thông thoáng của họ. Năm 1996, Ấn Độ đã vượt nên trên Việt Nam do có sự phát triển ổn định của họ trong những năm qua. Sự suy giảm của Việt Nam trongcuộc điều tra này đã phản được số vốn đầu tư thực tế của Nhật Bản tại Việt Nam từ 1996 cũng bắt đầu giảm. Nhật Bản có nguồn vốn lớn cần đầu tư, song động lực của nó là lợi nhuận. Nhật Bản có nhiều thị trường để lựa chọn, vì vậy các nước cũng đua nhau tìm cách cải thiện môi trường đầu tư nhằm giành được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản – một trong ba nhà đầu tư hàng đầu thế giới cùng với Mỹ và Anh. Đáng chú ý ở khu vực Châu á, sau cuộc khủng hoảng nhiều quốc gia đã thi hành chính sách hạn chế đầu tư ra nước ngoài, giành vốn cho phát triển kinh tế, đi liền với những cải cách thông thoáng trong môi trường đầu tư do vậy cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trong điều kiện này dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng 70 nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự cải thiện môi trường đầu tư tương quan giữa các quốc gia trong khu vực. Ông Hishahi Nakatomi cho rằng “ Khi so sánh giữa các nước này (NIEs, ASEAN, Trung Quốc) với Việt Nam nếu Nhật Bản phán đoán rằng tiếp tục đầu tư vào các nước này sẽ có lợi hơn là đầu tư vào Việt Nam có nhiều rủi ro, thì đương nhiên Nhật Bản sẽ hạn chế đầu tư vào Việt Nam ”. Môi trường kinh doanh trong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã có những chuyển biến tích cực với sự phục hồi kinh tế khu vực đã lấy lại niền tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam có môi trường kinh doanh ổn định đứng thứ 5 thế giới và thứ nhất Đông Nam Á, Thứ hai Châu Á sau Trung Quốc (Bản tin kinh tế đài tiếng nói Việt Nam ngày 22/4/2002), mở ra một giai đoạn mới cho việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Sự phục hồi này thúc đẩy tăng cường hợp tác giao dịch làm ăn giữa các quốc gia, vì vậy làm tăng cường hấp dẫn của cả khu vực đối với dòng vốn FDI trên thế giới. Triển vọng FDI của Nhật Bản còn thể hiện ở việc Nhật Bản đã và đang từng bước phục hồi nề kinh tế, đồng Yên đã bắt đầu tăng giá. Sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ góp phần làm sống động môi trường kinh doanh của khu vực, thúc đẩy các hoạt động trao đổi, đầu tư trong nội bộ khu vực. Đặc biệt với chính sách hướng về Châu á, cùng vợi sự phát triển kinh tế Nhật Bản, chắc chắn quan hệ kinh tế, trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực trong đó có Việt Nam sẽ tăng mạnh. Cùng với nỗ lực, thiện trí của cả hai nước và môi trường kinh doanh trong khu, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào xu hướng tích cực trong triển vọng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cùng với những lợi thế của mình,Việt Nam sẽ trở thành tiêu điểm hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng và chúng ta không được phép bỏ lỡ cơ hội. 71 II. Một số giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam nói chung và Nhật Bản nói riêng. 1. Đối với bên Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn mà chủ yếu là dựa vào nguồn vốn FDI. Trong số 50- 55 Tỷ USD cần cho kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000, đã thu được khoảng 20 tỷ USD thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI, trong đó Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất mà Việt Nam đặt nhiều hy vọng. Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống quá trình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, kết hợp phân tích bối cảnh kinh tế toàn cầu, khu vực cũng như tình hình kinh tế Việt Nam, tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp cho hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung: Về ngắn hạn: Giám đốc một công ty tư vấn đầu tư phỏng theo lời của một chuyên gia nước ngoài cho rằng: “ Để trinh phục những con chim đang bay trên bầu trời, trước hết phải giữ chân được những con chim đã đậu”. Theo ông điều quan trọng phải chứng minh được rằng “địa bàn đầu tư nước ta là miền đất lành cho các nhà đầu tư đáp xuống”. Trước hết, cần xử lý kịp thời và dứt điểm những vướng mắc của các dự án đang triển khai nhằm củng cố lòng tin các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai tới. Nếu không làm được điều này thì những nỗ lực trong việc vận động đầu tư sẽ khó mang lại kết quả như mong muốn vì không thể thuyết phục được hơn là sự thành công của các dự án cụ thể tại Việt Nam. Thời gian vừa qua, chính phủ đã có một số giải pháp được nhiều người cho là có ý nghĩa trong việc cải thiện và làm tăng tính cởi mở, thông thoáng của môi trường đầu tư như các vấn đề phân biệt hai giá (giá điện, nước, dịch vụ viễn thông …), cách tính lương trong các doanh nghiệp có vốn FDI… Tuy nhiên những nới lỏng về chính sách của chính phủ Việt Nam vẫn chưa được nhiều người nước ngoài biết đến. Do đó chúng ta cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư hiệu quả để có thể tuyên truyền cho công cuộc cải tổvà vận động các nhà đầu tư đã, đang và sẽ quan tâm tới việc đầu tư vào Việt Nam. Thời gian tới cần tích cực trong việc tổ chức các cuộc hội thảo và thành lập vận động các đoàn đầu tư ở nước ngoài, vấn đề quan trọng là phải khắc phục được tình trạng chung chung, mang tính quảng cáo 72 thuần tuý, không có dự án kêu gọi đầu tư cụ thể. Các đoàn vận động đầu tư phải được tổ chức theo chuyên đề, tập trung vào những dự án và đối tác là các tập đoàn, công ty cụ thểđã được nghiên cức trước. Cần phải tập trung vận động vào địa bàn các nước phát triển trong đó có Nhật Bản. Xuất phát từ thực tiễn phát triển các khu công nghiệp Việt Nam, việc xúc tiến vận động đầu tư cần tập trung vào các khu công nghiệp. Về dài hạn: Chúng ta cần phải gắn việc cải cách môi trường đầu tư với cải cách toàn bộ nền kinh tế. Việc làm này có tác dụng mãnh mẽ hơn so với việc ưu đãi và khuyến khích riêng lẻ cho các nhà đầu tư (chủ yếu là để giữ chân các nhà đầu tư trước chuyển dịch lợi thế cạnh tranh giữa các nước). Cải cách môi trường đầu tư sẽ chỉ là một phần việc trong cải tổ cơ cấu kinh tế và có thu hút được nhiều FDI hay không phụ thuộc vào kết quả của những lỗ lực cải cách ấy. Cần phải thấy rằng nếu chỉ cải thiện theo hướng tốt hớn với trước là chưa đủ, các nhà đầu tư sẽ chỉ dtkhi cho rằng các điều kiện môi trường đầu tư đã đủ tốt đối với họ và có thể đen lại lợi nhuận. Với Việt Nam, các biện pháp cần làm là: 1.1. Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng (kể cả cơ sở hạ tầng phần mềm), góp phần tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. Đây là công việc không dễ thực hiện ngay được trong điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Vì vậy một mặt chúng ta cần huy động tối đa khả năng của mình, mặt khác cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ các nước. Khi chưa có đủ điều kiện phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì nên tập trung xây dựng rứt điểm những công trình then chốt của nền kinh tế. Xây dựng các KCN, KCX, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng kinh tế chiến lược, sao cho các dự án có liên quan trực tiếp đến nhau, đầu ra của dự án này có thể là nguyên liệu đầu vào của dự án khác. Đây là sự cần thiết cho chi phí vận chuyển góp phần để giảm chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường. Mở ra các lớp đào tạo tại các KCN, KCX, lập các dự án khả thi, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, giảm bớt các khâu mà không nhất thiết cần có ngưới nước ngoài, là cho một dự án rút ngắn được thời gian từ khi cấp phép đến lúc dự án đi vào hoạt động. 73 Trong phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ chú ý vào phần “cứng” như xây dựng đường xá, kho tàng, thông tin liên lạc…, mà phải chú ý cả cơ sở hạ tầng phần mềm, trong đó đặc biệt chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Thực tế không ít các công ty của Nhật Bản phàn nàn về việc họ gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn nhân sự đủ năng lực ở Việt Nam. Cần có kế hoạch đào tạo lực lượng lao động cho khu vực FDI, cần chú ý nâng cao ngoại ngữ, chuyên môn và cả kiến thức về văn hoá của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. 1.2 Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi luật đầu tư và cải cách hệ thống hành chính theo hướng thông thoáng, kết hợp ban hành các quy định có liên quan đến FDI để tạo ra môi trường pháp lý hấp dẫn, có sức cạnh tranh. Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng những điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ích kinh tế của họ và đảm bảo an toàn về vốn cho họ, quy định về mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài Trung Quốc quy định: Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn chuyển lợi nhuận của mình ra khỏi Trung Quốc thì họ phải đầu tư một dự án khác nữa. Xây dựng một hệ thống Pháp luật đầy đủ và đồng bộ, thi hành nghiêm minh, cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng một cơ quan toà án nghiêm minh và công bằng. Hướng sửa đổi luật đầu tư nên chú ý vào một số điểm cơ bản: Cần có những quy định rõ ràng về hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư, đặc biệt cần quy định rõ hơn các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực được đầu tư nhưng có kèm điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư, và có lẽ nên mở rộng lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư. Với những quy định rõ ràng sẽ hạn chế được tiêu cực trong xét duyệt cấp phép đầu tư. Cần sửa đổi các điều khoản giảm bớt sự can thiệp quá sâu vào quản lý nội bộ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm cho họ quyền bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước. Cần chú đến các quy định nhằm giảm bớt chi phí đầu tư qua đó làm tăng sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Việc sửa đổi phải tính đến sự thống nhất của các quy định, điều khoản của luật với các chính sách khác có liên quan đến FDI, tránh tình trạng chồng chéo nhau nhau giữa các văn bản, gây khó hiểu cho nhà đầu tư. 74 Việc sửa đổi cần phải cân nhắc kỹ, hướng sửa đổi là tăng mức hấp dẫn chứ không phải là sự thay đổi ngược lại về quan điểm, chính sách. Cần cân nhắc và thận trọng khi sửa đổi, tránh tình trạng các ưu đãi có thể có tác dụng ngược lại với ý định và mong muốn tốt đẹp của nhà nước, đồng thời gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Việt Nam các doanh nghiệp tồn tại hình thức: đó là công ty TNHH, tuy nó có nhiều ưu điểm song bên cạnh còn có những nhược điểm. Để giảm bớt nhược điểm đó cần phải tồn tại một loại hình công ty mới mà luật pháp Việt Nam chưa được đề cập đến – công ty cổ phần vốn nước ngoài. Loại hình này cũng được phổ biến trrên thế giới, vậy tại sao Việt Nam lại không áp dụng. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chống hiện tượng tham nhũng trong quá trình quản lý điều hành hoạt động FDI. Cần chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng của bộ phận phụ trách công tác FDI của cả nước cũng như ở từng địa phương. Không chỉ tập chung vào vấn đề thẩm định và cấp phép mà cần chú ý hơn đến việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan trong đó việc kiểm tra và giám sát việc thực hiện đầu tư. Củng cố quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài. Phân cấp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo sự tập trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán. Bên cạnh đó cần cải cách lại bộ máy hành chính, giảm thiểu các thủ tục phiền hà, đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tiếp tục cải thiện những điều kiện trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hệ thống bảng biểu thống kê.Theo các nhà đầu tư Nhật Bản thì các “đơn từ, giấy phép… không nên chỉ viết bằng tiếng Anh mà nên sử dụng cả một số ngôn ngữ khác (chẳng hạn như tiếng Nhật) để tránh những khó khăn trong quá trình tìm hiểu và xin cấp phép đầu tư. Đồng thời cần tăng nhanh tốc độ và đơn giản hoá việc cấp giấy phép nhập cảnh, các thủ tục hải quan, giảm bớt những trở ngại đối với những đối tác địa phương trong quá trình thiết lập các doanh nghiệp”. 1.3.Giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và giá cả. Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó một mặt củng cố kinh tế quốc 75 doanh theo hướng hiệu quả, đồng thời phải phát triển thành phần kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức. Chính phủ nên có sự hỗ trợ cần thiết về vốn(cho vay với lãi suất thấp, thời gian dài hoặc có sự bảo lãnh khi doanh nghiệp vay của các tổ chức quốc tế), vì khi tham gia làm ăn với nước ngoài (liên doanh) thì việc góp vốn liên quan đến việc phân chia kết quả kinh doanh, quản lý và điều hành trong doanh nghiệp. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho sự phù hợp với sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung phát triển mạnh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Đẩy mạnh quá trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nói như ngài đại sứ quán Nhật Bản Takeshi, chính là sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cập nhật thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin về kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức. Thiết lập một thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành phần xã hội, đảm bảo quyền được thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cải cách lại hệ thống giá cả, tránh hiện tượng phân biệt mức giá giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực, các mặt hàng có hiện tượng bão hoà thị thị trường, chẳng hạn như mía đường, xi măng, sản xuất và lắp ráp ôtô... 1.4.Chính phủ Việt Nam cần sớm thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư bởi vì nó là cầu lối giữa các nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam. Trung tâm xúc tiến đầu tư sẽ là những người cung cấp thông tin chi tiết nhất về các đối tác nước ngoài cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, đây là vấn đề quan trọng trong vấn đề lực chọn đối tác thích hợp, vì không ít các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng thông tin yếu kém của bên Việt Nam, để tháo gỡ khó khăn về tài chính của công ty mà họ gặp phải, có khi đang rơi vào tình trạng bên bờ vực thẳng phá sản. Nếu tiếp nhận đối tác này thì sẽ gặp khó khăn trong thực hiện và triển khai dự án, gây ra chậm trễ, mất nhiều thời gian có khi phải cho dự án đó ngừng hoạt động, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường đầu tư. Trung tâm xúc tiến còn là nhà tư vấn tốt nhất vì có nhiều cán bộ nhân viên hiểu biết rất rõ về thủ tục hành chính, luật pháp, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh… dẫn dắt các nhà đầu tư nước ngoài biết sâu thêm về 76 đất nước, phong tục tập quán, thói quen của con người Việt Nam. Được tư chắc chắn rằng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn đối với cả hai bên. Hiện nay Việt Nam có một số dự án đang gặp trở ngại trong vấn đề thực hiện, triển khai và đưa dự án vào hoạt động, có khi đối tác bỏ dở do năng lực của mình không thể đáp ứng được. Do đó việc thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư là cần thiết, càng trở nên thiết thực hơn đối với Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp hoá đất nước, tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài trongđó có các nhà đầu tư Nhật Bản. 1.5. Để tăng cường thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung, chúng ta thành lập các tổ chức, cơ quan kiểm định, đánh giá năng lực của công nghệ mà bên nước ngoài góp vốn khi liên doanh với các bên đối tác Việt Nam. Chúng ta cũng không cần thiết phải nhập công nghệ quá hiện đại, năng lực người Việt Nam còn khá khiêm tốn không nói là kém khi sử dụng công nghệ mới, vậy thì sử dụng những chuyên gia nước ngoài, công nhân kỹ thuật. Nó sẽ là tăng chi phí, mà Việt Nam khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài một trong những mục đích là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì đó lại là vấn đề không thiết thực với thực tế Việt Nam. Vậy lựa chọn công nghệ nào phù hợp với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng Việt Nam chỉ cần công nghệ vừa phải ở mức trung bình, công nghệ đã qua sử dụng. Khi chuyển giao công nghệ bên Việt Nam cần chú ý tránh trình trạng tiếp nhận công nghệ lạc hậu của bên nước ngoài góp vốn, điều này không những ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và quốc gia, gây nên ô nhiễm môi trường mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ của nước ngoài, cản trở sự phát triển kinh tế Việt Nam Đối tác nước ngoài thường thông đồng móc ngoặc để có điều kiện đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Vì như vậy, họ đã thu được một khoản tiền rất lớn ngay từ buổi ban đầu đặt chân làm ăn với người Việt Nam mà hơn thế nữa tỷ lệ góp vốn sễ cao hơn. Để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả hơn nữa chúng ta cần tránh hiện tượng “chuyển giá” từ công ty mẹ ở nước ngoài, làm tăng chi phí đầu vào, sẽ đưa công ty vào tình trạng “lỗ giả, lãi thật” hay “lãi công ty mẹ , lỗ công ty con”. Đây là “ngón bài” được vận dụng khá phổ biến ở Việt Nam, cho nên chúng ta phải cảnh giác điều này. 77 1.6. Các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam phải có biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản để làm tốt vai trò hỗ trợ cho việc tăng cường tiếp nhận FDI từ Nhật Bản. Đặc điểm nguồn ODA của Nhật Bản là nhằm xây dựng cơ sở hai tầng ở nước tiếp nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản được hiệu quả hơn. Quá trình giải ngân ODA của Việt Nam là rất thấp, không đúng mục đích mà tài trợ ODA mang lại, sự thiếu hụt, bớt xén do các nhà sử dụng Việt Nam. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ và sử dụng thích hợp cho mục đích phát triển kinh tế xã hội có như vậy mới tăng cường cho đầu tư trực tiếp phát triển, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư trực tiếp Nhật Bản. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có được thực hiện được hay không, điều đó còn phụ thuộc vào cả hai phía, bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau, nhưng thực chất lại gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau. Một mặt Việt Nam cần tạo môi trường đầu tư ngày càng trở nên thuận lợi hơn, mặt khác cần tạo được sự hiểu biết và lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp được hài hoà lợi ích của cả hai bên, trong nhiều trường hợp giữa hai bên có sự thoả thuận về mục đích gây ảnh hưởng tới lợi ích của bên này hoặc bên kia, thì hai bên cần cosự thoả thuận sao cho có thể tối đa được các điều kiện và lợi ích của các bên. Về nguyên tắc đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi nó toả mãn tốt nhất mục đích, quyền lợi của hai bên. Đối với bên đi đầu tư, mục tiêu là lợi nhuận và mở rộng thị trường, còn bên tiếp nhận đầu tư thì lại quan tâm nhiều mục tiêu: hiệu quả kinh tế- xã hội. Để có được tiếng nói chung thì cả hai bên cần phải biết điều chỉnh những mục tiêu của mình, việc tìm ra mục tiêu chung là một bài toán nhiều ẩn số đối với cả hai. Trên cơ sở đó đi đến sự nhân nhượng, đàm phán để có được sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng vào nhau thì sự thành công trong hợp tác càng lớn. Về phương diện này phải nói là Việt Nam làm chưa tốt, do những lý do lịch sử, nhiều người nước ngoài đã nhìn nhận Việt Nam dưới con mắt thiên lệch (có không ít người nước ngoài vô cùng ngạc nhiên khi họ có điều kiện đặt chân tới Việt Nam, vì họ thấy một thực tế hoà toàn khác với những gì họ được nghe nói về Việt Nam ) và cũng còn rất nhiều người trên thế giới không hề có sự hiểu biết gì về đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, 78 một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để thu hút và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên thế giới với Việt Nam. Công việc này cần có sự cố gắng phối hợp của nhiều ngành và cơ quan chức năng, đtj biệt là những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại. Cần xúc tiến mạnh những hoạt động tuyyên truyền, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, cũng như về nhu cầu và khả năng của Việt Nam trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tăng cường mối quan hệ nhiều mặt trong công đồng quốc tế, tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức và hoạt động mang tính quốc tế để không ngừng nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khi tiến hành hợp tác đầu tư với nước ngoài chúng ta phải xem xét một cách kỹ lưỡng các đối tác nước ngoài, vì các nhà đầu tư nước ngoài có những động cơ không giống nhau khi đi vào các địa bàn đầu tư khác nhau. Ví dụ như các nhà đầu tư Nhật Bản, khi quyết định đầu tư vào bất cứ địa bàn nào họ cũng đặt mục tiêu hàng đầu là mở rộng và phát triển thị trường, sau đó là các động cơ đa dạng hoá cơ sở sản xuất nước ngoài. Mục tiêu này của Nhật Bản là mâu thuẫn với mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đễ hướng về xuất khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với các nước ASEAN, mục tiêu của Nhật Bản cũng muốn khai thác nguồn nguyên liệu thô và lao động tương đối rẻ. Đây lại là cơ hội tốt cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục đích tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và khai thác tài nguyên. Đối với các nhà đầu tư Nhật Bản: các đối tác phía Việt Nam cần tìm hiểu, nghiên cứu về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của người Nhật Bản. Đặc biệt giải thích câu hỏi: “Tại sao một quốc gia lớn như Nhật Bản lại chỉ giành một mức đầu tư khiêm tốn như vậy vào Việt Nam”. Theo nữ Tham tán thương mại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Misako Kaji nói: “Đa số các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đều có quan điểm dài hạn, không nhằm thu lợi nhuận trong 1 đến 2 năm mà sẵn sàng chờ đợi 5 hoặc 10 năm. Trình tự của họ là bước đầu xây dựng mối quan hệ đối tác, sau đó dựa trên mối quan hệ để là ăn lâu dài. Vì thế khủng hoảng khu vực và sự sụt giảm của đồng yên không thể khiến các nhà đầu tư Nhật Bản từ bỏ các ý định của mình ở Việt Nam”. Chính vì lý do đó, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người Nhật Bản. Đồng thời 79 xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài với người Nhật Bản. Hiện nay mước Nhật đang khôi phục lại nền kinh tế, đó là điều đáng mừng cho Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng. Một điều nữa để thể hiện mong muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam của các nhà đầu tư Nhật Bản là: quan tâm hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo họ, phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện rất quan trọng cho các dự án FDI, cơ sở hạ tầng được coi như nền tảng cho các dự án FDI đổ vào, góp phần đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thực hiện, triển khai dự án và đưa dự án vào hoạt động có hiệu quả. Đó cũng là mục đích của cuộc gặp gỡ với Hội mậu dịch Osaka, Hội mậu dịch Nhật – Việt với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc. Ông M. Iwano, Chủ tịch Hội mậu dịch Osaka cho biết, 3 vấn đề lớn được phía Nhật Bản quan tâm trong chuyến thăm lần này là: - Khảo sát tìm hiểu khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng dựa vào nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản và thực hiện các dịch vụ sửa chữa, bảo hành sau đầu tư. - Khả năng hợp tác và đầu tư của các công ty Nhật trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. - Hợp tác và đào tạo nhân viên Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do sức ép tài chính, mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam tạm thời lắng xuống. Do đó, trong tương lai gần, khó có hy vọng thêm nhiều dự án đầu tư lớn. Thay vào đó, Việt Nam có thể trông đợi các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào một số lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chế tạo phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu cần nhiều lao động. Về lâu dài, theo ông Toshio Askura, lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chủ yếu thông qua các dự án công nghiệp chế tạo, các dự án sử dụng nhiều lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam sẵn có, đồng thời một phần phụ thuộc môi trường đầu tư được cải thiện hơn nữa. 80 KẾT LUẬN Đánh giá những thành công trong mối quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam và xu hướng trong tương lai, chúng ta có thể nói rằng : Hiện nay Việt Nam đâng bước vào giai đoạn mới, mở rộng nền kinh tế thị trường, đa dạng các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, hơn nữa Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư khá lớn, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng. Dự kiến trong tương lai Việt Nam sẽ tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 20 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là một trong những nước chúng ta hy vọng có được lượng vốn đầu tư nhiều nhất. Có thể nói rằng luồngdt to lớn của Nhật Bản tại đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam và hơn nữa nó kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tích cực hơn nữa khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Riêng đối với Nhật Bản, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá cao vai trò của FDI của Nhật Bản từ chỗ là nhân tố bên ngoài chuyểnthành nhân tố bên trong, IFD của Nhật Bản quyết định phần lớn tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mở của Việt Nam. Việc Nhật Bản giúp đỡ Việt Nam về mặt kinh tế sẽ làm cho Việt Nam giảm bớt những khó khăn và hạn chế trong công cuộc đổi mới. Cơ hội tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong những năm tới là rất thuận lợi, vì môi trường kinh doanh ổn định ít có sự biến động lớn, đây thực sự là vấn đề quan trọng tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự thành công của dự án. Về phía Việt Nam có cả những lợi thế tuyệt đối và tương đối, nhưngđể có được thành công hơn nữa, yêu cầu chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề bức xúc còn tồn tại trong hiện tại cũng như trong tương lai như cải thiện môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô, cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài…và phải vượt qua được những thách thức đang đặt ra trước mắt Bằng sự lỗ lực của chính mình đồng thời biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài ( vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…), trong đó chủ yêú là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian qua tuy Việt Nam đã đạt được thành tựu rất lớn trong việc tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài song bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải 81 quyết trong thời gian tới. Góp phần đưa đưa Việt Nam thực hiện thành công trong quá trình phát triển nền kinh tế hoàn thành sớm hơn thời gian dự định, đưa nền kinh tế Việt Nam hoà cùng nền kinh tế thế giới. 82 83 84 85 86 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan