Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát

Việt Nam hiện đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi thành phần kinh tế đều giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế. Trong những năm qua, ngoài việc phát triển các thành phần kinh tế nhà nước thì kinh tế tư nhân cũng đã được nhà nước hết sức chú ý và khuyến khích phát triển.

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục và kịp thời. Bên cạnh đó phó giám đốc tài chính còn thực hiện chức năng quản lý nhân sự , bao gồm việc tuyển dụng, quản lý tiền lương và quản lý chung về nhân sự của công ty. Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, duy trì và mở rộng thị trường, cùng ban giám đốc lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của xưởng sản xuất. Bao gồm cả các vấn đề liên quan tới xưởng sản xuất như quản lý nhân sự, phân công, điều hành công việc, tiền lương và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên xưởng sản xuất. Phòng kinh doanh: thực thi các chiến lược kinh doanh do ban giám đốc đề ra, tiếp cận nghiên cứu mở rộng thị trường, phụ trách công việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Phòng kế toán: ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục và hệ thống số liệu hiện có, tình hình biến động về tiền vốn, chi phí, lỗ lãi… Xưởng sản xuất: Hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc phụ trách sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất với sản phẩm chính cửa nhựa, bên cạnh đó còn thực hiện sản xuất một số sản phẩm khác theo đơn đặt hàng và theo các dự án có được. LuËn v¨n tèt nghiÖp 8 Sơ đồ tổ chức bộ máy II, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT 1, Thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. a, Công tác kế hoạch hoạt động của Công ty - Chiến lược kinh doanh: Là một công ty mới thành lập, nên việc lập kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch luôn được Công ty chú ý và luôn có sự điều chỉnh phù hợp. Vì hiện nay, Công ty chưa có phòng kế hoạch riêng biệt Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ sản xuất Phó GĐ tài chính Xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Phòng kế toán Giám Đốc Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát LuËn v¨n tèt nghiÖp 9 nên mọi kế hoạch kinh doanh khi nêu ra đều được ban giám đốc thông qua, điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện. Vì là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, việc tìm nhà cung cấp tốt mang lại nhiều thuận lợi cho công ty là điều rất quan trọng, để có thể phát triển và vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác. Nắm rõ tình hình và nhiệm vụ của mình, với những chiến lược hợp lý cùng sự quyết tâm của toàn thể công nhân viên, đến nay công ty đã trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm HappyCook cho mạng lưới các siêu thị tại Hà Nội, và đang dần trong quá trình phát triển thị trường ra toàn thị trường miền Bắc. Để phát triển và mở rộng, công ty đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa, có nghĩa là phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh mới để tạo thêm cơ hội kinh doanh cho mình như: cung cấp trang thiết bị y tế, phối hợp cùng Công ty Giấy Bãi Bằng để cung cấp giấy phế liệu, mở xưởng sản xuất cửa nhựa, nhôm kính… cho đến nay công việc kinh doanh tại các mảng này vẫn đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định mình hơn. Bên cạnh chiến lược đa dạng hóa, công ty vẫn áp dụng chiến lược tập trung với lĩnh vực kinh doanh chính của mình là phân phối sản phẩm HappyCook, đây là một thế mạnh của công ty, hiện nay công ty đang tiến hành đa dạng hóa sản phẩm ngay trong lĩnh vực kinh doanh thế mạnh này bằng việc tìm thêm các nhà cung cấp trong lĩnh vực hàng gia dụng để củng cố và phát triển, và hiện nay công ty cũng đang gặt hái được những thành công trong việc tìm nhà cung cấp mới để mở rộng kinh doanh. - Công tác marketing: Do kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên công tác marketing trở lên rất quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của công ty. Vì thế công ty luôn chú ý đến công tác marketing như nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ thân mật để tạo ra các khách hàng trung thành. Công ty luôn xây dựng những chiến lược bán hàng tại các đơn vị bán trực tiếp sản phẩm của mình như các chương trình bán hàng khuyến mại, bốc thăm trúng LuËn v¨n tèt nghiÖp 10 thưởng, và đặc biệt luôn có chương trình bán hàng giảm giá cho các đơn hàng lớn trong các dịp lễ tết. Chương trình khuyến mại đặc biệt “HappyCook – phú quý toàn gia” T T Chỉ tiêu doanh số Chương trình thưởng Thời gian áp dụng 20/12/ 2005 đến 26/01/ 2006 Thanh toán ngay Thanh toán theo hợp đồng đã ký 1 Từ 10 đến 30 triệu VND Thưởng 3,5% doanh số (đã bao gồm các khoản chiết khấu khác) Thưởng 1,5% doanh số 2 Từ 30 dến 100 triệu VND Thưởng 5% doanh số (đã bao gồm các khoản chiết khấu khác) Thưởng 2% doanh số 3 Từ 100 đến 200 triệu VND Thưởng 6% doanh số (đã bao gồm các khoản chiết khấu khác) Thưởng 2,5 % doanh số 4 Trên 200 triệu VND Thưởng 7% doanh số (đã bao gồm các khoản chiết khấu khác) Thưởng 3% doanh số Bảng số 1 Giá trị thưởng trên được chiết khấu ngay trong đơn hàng của Quý đơn vị, đồng thời công ty có 03 giải đặc biệt “ Kiện tướng bán hàng siêu thị” dành cho 03 đơn vị đạt doanh số cao nhất trong thời gian chạy chương trình này, với phần thưởng là 5 chỉ vàng SJC và 1 bằng khen “ Kiện tướng bán hàng siêu thị ”. Sang năm sau, Công ty dự định sẽ tuyển thêm nhân viên kinh doanh, tiếp thị, xúc tiến marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. - Công tác lập kế hoạch kinh doanh: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công LuËn v¨n tèt nghiÖp 11 Nghệ An Phát hiện nay chưa có phòng kế hoạch kinh doanh riêng biệt, vì thế ban giám đốc phối hợp cùng phòng kinh doanh đề ra các kế hoạch kinh doanh hàng năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh được chủ yếu dựa vào phân tích các số liệu thống kê kế toán về doanh thu cũng như hoạt động kinh doanh diễn ra trong các năm, bên cạnh đó còn có thể tìm hiểu xu hướng và triển vọng phát triển của thị trường dựa trên các nghiên cứu thị trường, khách hàng... từ đó lập kế hoạch kinh doanh, thông qua ban giám đốc duyệt, điều chỉnh và lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Phòng kinh doanh dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh tiếp nhận kế hoạch, phân công hướng dẫn cấp dưới thực hiện kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi bất thường có thể xảy ra. b, Kết quả đạt được Sau 3 năm hoạt động, bằng sự cố gắng của toàn bộ ban lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ công nhân viên công ty. Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát đã đạt được những thành công, những kết quả nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở bao gồm các chỉ tiêu quan trọng, tiêu biểu nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu là một công việc quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh của mình. Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, doanh nghiệp sẽ thấy được những kết quả đã đạt được trong năm của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó cũng tìm ra những gì chưa đạt được, những hạn chế. Qua đó tìm nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, và cũng từ việc tìm ra nguyên nhân để tìm ra phương hướng giải quyết để đạt được hiệu quả cao hơn trong năm tới. Sau đây là những kết quả công ty có được sau 3 năm hoạt động thông qua các chỉ tiêu LuËn v¨n tèt nghiÖp 12 của hoạt động sản xuất kinh doanh. Biểu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( 2003 – 2005 ) TT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 2003 2004 2005 So sánh giữu các năm 2003-2004 2004-2005 Số tuyệt đối % so với năm trước Số tuyệt đối % so với năm trước 1 Doanh thu tiêu thụ Tr .đồng 2.100 10.900 20.000 8.800 419 9.100 83,5 2 Tổng số công nhân viên Người 15 30 45 15 100 15 50 3 Tổng số vốn kinh doanh Tr. đồng 1.900 5.655 7.250 3.755 197,63 1.595 28,2 4a- Vốn cố định Tr.đồng 650 655 750 5 0,769 95 14,5 4b-Vốn lưu động Tr.đồng 1.250 5.000 6.500 3.750 300 1.500 30 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng -45 150 310 195 433,33 160 106,67 5 Nộp ngân sách Tr. đồng 0 58.3 120.5 58.3 - 62.2 106,69 6 Tiền lương bình quân/một người/thán g Tr. đồng 1.1 1.2 1.3 0.1 9,09 0.1 8.33 7 Lợi % -2.14 1.38 1.55 3.52 164,5 0.17 12,32 LuËn v¨n tèt nghiÖp 13 nhuận/ doanh thu tiêu thụ 8 Lợi nhuận/ vốn kinh doanh % -2.36 2.65 4.27 5.01 212,29 1.62 61,13 9 Vòng quay vốn lưu động Vòng 1.68 2.18 3.076 0.5 29,76 0.896 41,1 Bảng số 2 Ở phần dưới đây là những phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát. 2, Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - Qua biểu đồ tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 8.800 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 419%, có sự tăng doanh thu đột biến như vậy là do năm 2003 công ty mới đi vào hoạt động, đến năm 2004 thì hoạt động kinh doanh đã dần ổn dịnh. Công việc kinh doanh ổn định đã tiếp tục dẫn đến việc tăng doanh thu trong năm 2005 với mức tăng 9.100 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 83,5% so với năm 2004. Việc tăng doanh thu trong 2 năm liên tiếp với tỷ lệ tương đối cao là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty cho những năm tiếp theo. - Số lượng công nhân viên của công ty tăng tương đối nhanh, từ 15 công nhân viên năm 2003, thì đến năm 2005 là 45 người, như năm 2005 tốc độ tăng lên tới 50%. Điều này cho thấy rằng công việc kinh doanh của công ty phát triển rất tốt. Bên cạnh đó, mức thu nhập hàng năm cũng tăng từ 1,1 triệu đồng/tháng (năm 2003) đến 1,3 triệu đồng/tháng(năm 2005). Đây là mức thu nhập tương đối cao so với mức thu nhập ở một doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam. - Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh từng năm từ 1.900 triệu đồng năm 2003, năm 2004 là 5.655 triệu đồng, tức là tăng 3.755 LuËn v¨n tèt nghiÖp 14 triệu đồng( tăng 197,63% ) và đến năm 2005 là 7.250 triệu đồng, tăng 1.595 triệu đồng( tăng 28,2 % ). Điều này thể hiện sự huy động vốn kinh doanh từ trong nội bộ và từ các nguồn vốn khác của công ty là rất tốt. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh cao hơn so với tỷ lệ vốn lưu động. Như vậy việc khai thác các nguồn vốn của công ty vẫn còn chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn cố định vẫn còn thiếu hiệu quả. Nếu như có sự điều chỉnh, thay đổi trong thời gian tới chắc chắn nguồn vốn kinh doanh của công ty sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. - Lợi nhuận sau thuế: việc không có lợi nhuận trong năm 2003 do công ty mới đi vào hoạt động. Doanh thu chưa cao ( 2.100 triệu đồng ) vì chưa có nhiều khách hàng, thị trường nhỏ, trong khi các khoản chi phí lại cao hơn ( 2.145 triệu đồng ) so với doanh thu tiêu thụ. Vì thế công ty thua lỗ 45 triệu đồng. Nhưng ngay sau đó năm 2004 và năm 2005 công ty đã thu được lợi nhuận: năm 2004 là 150 triệu đồng, năm 2005 là 310 triệu đồng, và có tỷ lệ tăng 106,67%, tương ứng với mức tăng 160 triệu đồng. Việc lợi nhuận tăng cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ: chỉ tiêu này tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh thu tiêu thụ, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng nhưng với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận tăng là do chi phí giảm. - Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này tăng trong năm 2004 nhưng sang năm 2005 lại tiếp tục tăng, điều này cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty có hiệu quả dẫn đến vòng quay vốn lưu động năm 2005 cũng tăng 41.1% so với năm 2004. Công ty cần có những sự điều chỉnh hợp lý và hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng các nguồn vốn cho những năm tiếp theo để tăng vòng chu chuyển vốn lưu động. LuËn v¨n tèt nghiÖp 15 PHẦN II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT I, CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH 1, Thực trạng công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Do thuộc loại hình Công ty cổ phần, nên công ty không chịu sự quản lý trực tiếp của bất kỳ cơ quan cấp trên nào, không như các công ty quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước cấp vốn kinh doanh, do nhà nước bao cấp, nếu kinh doanh thua lỗ thì nhà nước hỗ trợ... Vì vậy việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Công ty cổ phần hoạt động dựa trên luật doanh nghiệp do nhà nước ban hành, tự đề ra cơ chế quản lý cho mình. Vốn của công ty cổ phần là vốn tự cấp, chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thảo luận và thông qua các điều lệ, phương hướng và kế hoạch phát triển, thông qua các nội quy và quy chế hoạt động...Công ty cổ phần có đặc điểm là nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu của công ty là những người tham gia góp vốn gọi là các cổ đông. Các cổ đông thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ tổ chức trực tiếp quản lý công ty, bao gồm: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm, bầu ra các thành viên hội đồng quản trị công ty. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty thực hiện các nhiệm vụ do đại hội đồng cổ đông giao phó. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Giám đốc điều hành công ty có thể do hội LuËn v¨n tèt nghiÖp 16 đông quản trị bầu ra hoặc là đi thuê bên ngoài. Giám đốc điều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao. a, Quản lý nhân sự Hiện nay công ty chưa có phòng nhân sự riêng nên công tác quản lý nhân sự được phối hợp thực hiện bởi giám đốc tài chính. Chính vì vậy việc bố trí nhân sự của công ty hiện nay vẫn còn chưa tốt, việc phân công công việc chồng chéo, chưa rõ ràng, xảy ra hiện tượng có những vị trí thì phải kiêm quá nhiều việc, trong khi một vài vị trí vẫn chưa được sử dụng hợp lý quỹ thời gian làm việc. Công tác tuyển dụng được tiến hành chưa hiệu quả do việc kiêm nhiệm dẫn đến, một số vị trí tuyển dụng chưa phù hợp với yêu cầu công việc. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn cố gắng trong công tác quản lý nhân sự, vì trong bất kỳ một tổ chức nào thì nguồn nhân lực luôn được coi là tài sản quý nhất. Hiểu được điều đó, sau 3 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn tăng cường đào tạo về cả chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ Lãnh đạo và công nhân viên của công ty dể có thể đảm bảo hoàn thành các yêu cầu đề ra và cung cấp ngày càng tốt hơn các sản phẩm và dich vụ tới khách hàng. Chắc chắn trong tương lai với sự lớn mạnh của mình, công ty sẽ củng cố thêm nguồn nhân lực của mình, thành lập ra một phòng nhân sự riêng. Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây là bảng cơ cấu nhân sự của công ty tính đến hết năm 2005. LuËn v¨n tèt nghiÖp 17 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2005 Chỉ tiêu Năm Tổng số công nhân viên Giới tính Trình độ Độ tuổi Chức năng N am N ữ Đại Học & trên Đại Học Cao đẳng & Trun g Cấp Lao động phổ thông 20 - 25 tu ổi 26 - 30 tu ổi 30 - 40 tu ổi Nhân viên công ty Xưởng sản xuất 2003 15 9 6 10 4 1 4 9 2 15 0 2004 30 20 10 21 8 1 16 11 3 30 0 2005 45 28 17 25 11 9 28 12 5 35 10 Bảng số 3 Nhìn vào cơ cấu nhân sự của công ty chúng ta thấy quy mô lao động mỗi năm một tăng, cụ thể là năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2003, năm 2005 tiếp tục tăng 15 người. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của công ty về quy mô lao động. Mặt khác, các cán bộ công nhân viên công ty chủ yếu ở độ tuổi dưới 30 tuổi: năm 2003 chiếm tỷ lệ 13/15 người, năm 2004 là 27/30 người, năm 2005 là 40/45 người, đây là độ tuổi còn rất trẻ, nhưng ngược lại cũng đã có đủ kinh nghiệm trong công việc. Bên cạnh đó đa số họ lại có trình độ đại học và trên đại học: năm 2003 là 10/15 người có trình độ đại học và trên đại học, năm 2004 là 21/30 người, còn năm 2005 là 25/45 người. Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ các cán bộ công nhân viên công ty là những người có sức trẻ, có năng lực, năng động và sáng tạo. Với đội ngũ công nhân viên có đầy đủ trình độ và năng lực và LuËn v¨n tèt nghiÖp 18 với sự đoàn kết quyết tâm như vậy, triển vọng phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát trong tương lai là rất lớn. b, Quản lý tài sản Đơn vị; tr.đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2003 -2004 2004 -2005 Số tuyệt đối % tăng, giảm Số tuyệt đối % tăng, giảm Tài sản lưu động 1.250 5.000 6.500 3.750 300 1.500 30 Tài sản cố định + đầu tư dài hạn 650 655 750 5 0,77 95 14,5 - Nguyên giá TSCĐ 160 170 200 10 6,25 30 17,65 - Khấu hao (30) (60) (80) (30) 100 (20) 33.33 Tổng 1.900 5.655 7.250 3.755 197,6 1.595 28,2 Bảng số 4 Tài sản lưu động tăng nhanh theo từng năm: năm 2004 tăng 3.750 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 300% so với năm 2003 - đây là tỷ lệ tăng cao, năm 2005 tăng 1.500 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30% so với năm 2004. Tài sản lưu động của công ty hàng năm tăng mạnh thể hiện khả năng huy động vốn kinh doanh của công ty tương đối tốt. Do kinh doanh thương mại, không có những tài sản cố định phục vụ cho sản xuất nên tài sản cố định của công ty không nhiều, chính vì vậy, công ty sử dụng phương pháp khấu hao lũy kế đối với tài sản cố định. Do là doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh không nhiều và cần có sự luân chuyển vốn liên tục, nên các khoản đầu tư dài hạn của công ty hàng năm tăng không đáng kể. Điều LuËn v¨n tèt nghiÖp 19 này cũng phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty cũng như phù hợp với loại hình kinh doanh thương mại. c, Quản lý nguốn vốn Đơn vị; tr.đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2003 - 2004 2004 – 2005 Số tuyệt đối % tăng, giảm Số tuyệt đối % tăng, giảm Nguồn vốn chủ sở hữu 1.000 2.255 3.250 1.255 125,5 995 44,12 Nguồn vốn đi vay 900 3.400 4.000 2.500 277,78 600 17,65 Tổng 1.900 5.655 7.250 3.755 197,6 1.595 28,2 Bảng số 5 Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn công ty có thể thấy vốn chủ sở hữu hàng năm tăng như sau: năm 2004 tăng 1.255 triệu đồng ( tăng 125.5% ), năm 2005 tăng 995 triệu đồng ( tăng 44.12% ). Vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh . Vốn đi vay năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng ( tăng 277.78%), năm 2005 tăng 600 triệu đồng ( tăng 17.65%). Vốn đi vay hàng năm tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này cho thấy việc huy động vốn kinh doanh của công ty rất tốt. Nhưng việc vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn đi vay sẽ rất khó để đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh do là vốn đi vay không phải thuộc sở hữu của công ty và phải tính đến các thời hạn trả nợ. Việc sử dụng nguồn vốn đi vay vào công việc kinh doanh cần phải được tính toán kĩ lưỡng và chính xác để đảm bảo chắc chắn đem lại lợi nhuận, hơn nữa đảm bảo việc thu hồi vốn đúng thời hạn. LuËn v¨n tèt nghiÖp 20 d, Quản lý tài chính Việc quản lý giá thành, tài chính được thực hiện bởi phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm quản lý giá thành , các khoản thu, chi, việc phân bổ nguồn vốn kinh doanh, các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản tài chính khác. Đơn vị: tr.đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2003 - 2004 2004 - 2005 Số tuyệt đối % tăng, giảm Số tuyệt đối % tăng, giảm Doanh thu 2.100 10.900 20.000 8.800 419 9.100 83,5 Chi phí 2.145 10.750 19.690 8.605 401,2 8.940 83,2 Lợi nhuận - Sản xuất - Thương mại - Bất thường -45 150 310 195 433,3 160 106,7 0 20 20 110 230 120 109,1 40 60 20 50 Bảng số 6 Năm 2003 do công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu nên có nguồn thu thấp, lợi nhuận chưa có, năm 2004 hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu phát triển, doanh thu tăng nhanh với mức 8.800 triệu đồng so với năm 2004 (tăng419%), nhưng do các khoản chi phí còn lớn ( 10.750 triệu đồng ), tăng 8.605 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 401.2 % so với năm 2003, vì vậy lợi nhuận chưa được cao ( 150 triệu đồng ). Đến năm 2005, doanh thu cũng đã tiếp tục tăng mạnh ở mức 9.100 triệu đồng ( tăng 83.5 % ), do hoạt động kinh doanh đã dần ổn định hơn, bên cạnh đó công ty còn có thêm doanh thu từ xưởng sản xuất và từ các hoạt động khác. Lợi nhuận năm 2005 tăng 160 triệu đồng ( 106.7 % ) so với năm 2004, trong đó cả lợi nhuận LuËn v¨n tèt nghiÖp 21 trong hoạt động thương mại và lợi nhuận bất thường đều tăng. Mặc dù vậy chi phí vẫn tăng 8.940 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 83.2 %. Với xu hướng tăng doanh thu thế này, và với việc điều chỉnh chi phí ở mức thấp hơn nữa, chắc chắn trong các năm tiếp theo lợi nhuận của công ty sẽ không ngừng tăng mạnh. e, Quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Công ty An Phát trong quá trình phát triển đã thiết lập và duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng của mình, và với các đối tác trong và ngoài nước. Hiện nay công ty luôn cố gắng đảm bảo tốt việc cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, cung cấp ổn định liên tục cho các khách hàng của mình với chất lượng phục vụ tốt nhất. Tìm thêm nhà phân phối các sản phẩm chất lượng cao để bán ra thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm luôn được giám sát kiểm tra đảm bảo đạt mục tiêu doanh số đề ra với chất lượng cao, chiếm được lòng tin của khách hàng. Công ty luôn suy nghĩ và hành động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều đó đã được thể hiện bởi lòng tin của khách hàng đối với công ty trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong thời gian qua. 2, Một số nhận xét về công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty a, Ưu điểm - Là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, nên công ty có được những ưu điểm do loại hình công ty cổ phần mang lại, nhất là trong công tác quản lý. Công ty cổ phần có khả năng phối hợp các lực lượng kinh tế khác nhau, duy trì được mối quan hệ kinh tế giữa các thành viên của công ty. Các thành viên cùng tồn tại và phát huy các thế mạnh riêng do đó làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ, sự gián đoạn của các hoạt động kinh LuËn v¨n tèt nghiÖp 22 doanh. Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần là thuộc về các cổ đông nên quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng được mở rộng nhanh chóng, mà không một các nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được. - Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty, chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, đó là một cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ. Vì công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên các bộ phận chức năng công ty không nhiều. Công ty chỉ có phòng kinh doanh và phòng kế toán, Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các bộ phận này là các phó Giám Đốc: phó Giám Đốc phụ trách tài chính, phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh và phó Giám Đốc phụ trách xưởng sản xuất. Và chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động công ty là Giám Đốc công ty. Cách tổ chức bộ máy quản lý này cũng phù hợp với một công ty nhỏ, đang trong quá trình phát triển. Các bộ phân chức năng công ty được tổ chức để làm sao đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm các khoản chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ, các công việc đặt ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sau 3 năm đi vào hoạt động ta có thể thấy rằng, mặc dù chỉ có 2 phòng ban chính (xưởng sản xuất mới đi vào hoạt động năm 2005) với số lượng công nhân viên không nhiều. Công ty không có đầy đủ các phòng ban, các công việc được phối hợp thực hiện, mặc dù vậy công ty vẵn hoàn thành tốt các nhiêm vụ của mình, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn phát triển. b, Nhược điểm Mặc dù có những ưu điểm nhưng trong công tác tổ chức quản lý và cơ chế quản lý của công ty Cổ phần Thương mại & Công nghệ An Phát cũng còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém. - Do là công ty mới thành lập chưa được lâu, quy mô vẫn còn nhỏ, không có đầy đủ các phòng ban chức năng và không có đầy đủ từng vị trí cho từng LuËn v¨n tèt nghiÖp 23 công việc do đó dẫn đến việc kiêm nhiệm. Hội đông quản trị kiêm nhiệm điều hành dẫn đến sự quá tải về khối lượng công việc và thời gian đối với mỗi ủy viên trong hội đồng. Việc các thành viên trong hội đồng quản trị trực tiếp tham gia công tác điều hành dẫn đến việc hạn chế trong khâu kiểm tra giám sát, do họ chính là người điều hành vì thế hầu như không có thời gian cho việc kiểm tra mà lại là kiểm tra việc điều hành của chính bản thân mình. - Việc phân công công việc còn chồng chéo, điều này là do việc tổ chức quản lý chưa tốt dẫn đến. Do hầu hết những thành viên trong hội đồng quản trị là những người trực tiếp tham gia công tác điều hành vì thế việc ra quyết định nhiều lúc không thống nhất. Điều này sẽ làm cho cấp dưới trở lên lúng túng và không thể thực hiện ngay quyết định đưa ra vì còn phải chờ sự thống nhất của cấp trên. Để khắc phục điều này, ban lãnh đạo công ty cần phải có những điều chỉnh trong nội bộ ban lãnh đạo công ty, cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cấp quản lý, có sự bàn bạc trong việc giải quyết các sự việc và trong việc đưa ra các quyết định quản lý. - Công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty hiện nay là chưa tốt. Như đã phân tích ở phần trên, công ty hiện nay chưa lập ra phòng kế hoạch kinh doanh riêng biệt, chuyên công tác lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho công ty. Vì thế việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm chủ yếu được thực hiện bởi ban giám đốc. Điều này dẫn đến các hạn chế của việc lập kế hoạch kinh doanh, do ban giám đốc không có đủ thời gian cần thiết để tập trung cho công việc này, và công tác kiểm tra kế hoạch sẽ hầu như không có hiệu quả vì việc thực hiện và việc kiểm tra là cùng do ban giám đốc đảm nhiệm. Mặt khác, công tác lập kế hoạch kinh doanh cần do những người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện, ban giám đốc cần làm nhiệm vụ giám định, kiểm tra lại các kế hoạch và kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch.. Hiện nay công ty vẫn còn thiếu những người có chuyên môn trong vấn đề lập kế hoạch kinh doanh. Phòng kinh doanh và các nhân viên kinh LuËn v¨n tèt nghiÖp 24 doanh chủ yếu chỉ thực hiện các mệnh lệnh từ cấp trên mà ít có những đề xuất cho kế hoạch kinh doanh. - Yếu trong công tác quản lý nhân sự, do việc quản lý nhân sự chưa được quản lý theo chuyên môn mà là quản lý theo cách kiêm nhiệm bởi giám đốc tài chính. Điều này là do quy mô công ty chưa lớn, việc lập phòng nhân sự riêng sẽ làm tăng chi phí quản lý dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh. Mặc dù vậy vẫn cần phải khắc phục những hạn chế như việc tuyển dụng chưa phù hợp với vị trí công việc, dẫn đến việc không đảm bảo mục đích tuyển dụng, làm hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên do công việc không đúng chức năng. Việc phân công công việc cho nhân việc cho nhân viên chưa tốt, dẫn đến có những người phải làm quá nhiều việc, mặt khác lại tạo sự nhàn rỗi cho một số ít người. Như vậy hiệu quả công việc sẽ không cao, công tác quản lý nhân sự cần có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả công việc và đặc biệt là hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. II,CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY 1, Nguồn vốn và cơ chế huy động vốn Công ty Cổ phần Thương Mại và Công Nghệ An Phát thành lập ngày 29/01/2003, với vốn điều lệ ban đầu là 2,1 tỷ VNĐ. Có thể nói số vốn này không phải là nhiều, thể hiện quy mô nguồn vốn của công ty khi mới đi vào hoạt động là không lớn. Và trong quá trình kinh doanh chắc chắn công ty cần huy động thêm vốn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập như sau: - Nguyễn Mạnh Hà góp 510.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 24,29 % trong tổng vốn điều lệ. - Nguyễn Tư Minh góp 450.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 21,43 % trong tổng vốn điều lệ. - Đặng Thị Thanh góp 245.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 11,67 % trong tổng vốn điều lệ. LuËn v¨n tèt nghiÖp 25 - Nguyễn Việt Đức góp 255.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 12,14 % trong tổng vốn điều lệ. - Nguyễn Quang Thắng góp 90.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 4,29 % trong tổng vốn điều lệ. - Nguyễn Thanh Quý góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ. - Nguyễn Anh Văn góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ. - Nguyễn Thị Bích Lân góp 150.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 7,14 % trong tổng vốn điều lệ. - Phạm Phú Bình góp 100.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 4,76 % trong tổng vốn điều lệ. Với số vốn ban đầu như vậy, công ty cần có những biện pháp để phát triển thêm vốn từ các nguồn khác. Để thấy rõ điều này, sau đây là bảng biểu thể hiện nguồn vốn của công ty trong 3 năm. Đơn vị: tr.đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2003 – 2004 2004 – 2005 Số tuyệt đối % tăng, giảm Số tuyệt đối % tăng, giảm Nguồn vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn kinh doanh - Lợi nhuận tích lũy - Lợi nhuận chưa phân phối 1.000 2.255 3.250 1.255 125.5 995 44.12 1.000 2.200 3.050 1.200 120 850 38,64 - - 50 - - 50 - - 55 150 55 - 95 172,73 Nợ phải trả - Nợ ngắn 900 3.400 4.000 2.500 277,78 600 17,65 900 3.400 4.000 2500 277,78 600 17,65 LuËn v¨n tèt nghiÖp 26 hạn - Nợ dài hạn - - - - - - - Tổng 1.900 5.655 7.250 3.755 197,6 1.595 28,2 Bảng số 7 Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn công ty có thể thấy vốn chủ sở hữu hàng năm tăng như sau: năm 2004 tăng 1.255 triệu đồng ( tăng 125.5% ), năm 2005 tăng 995 triệu đồng ( tăng 44.12% ). Vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh . Trong đó chủ yếu là tăng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng năm 2004 so với năm 2003 là 1.200 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 120 %, và năm 2005 tăng 850 triệu so với năm 2004, tương ứng với mức độ tăng 38.64 %. Lợi nhuận tích lũy của công ty trong 2 năm 2003 và 2004 là không có, năm 2005 lợi nhuận tích lũy chỉ là 50 triệu đồng. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2003 không có, năm 2004 là 55 triệu đồng và năm 2005 là 150 triệu đồng, tăng 95 triệu đồng so với năm 2004( tăng 172.73% ). Vốn đi vay năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng ( tăng 277.78%), năm 2005 tăng 600 triệu đồng ( tăng 17.65%). Nợ phải trả của công ty tăng hàng năm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2004 tăng 2.500 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 277.78 %, năm 2005 tăng 600 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17.65 %. Nợ ngắn hạn của công ty tăng là do việc công ty sử dụng vốn từ các khoản như: vay ngắn hạn, nợ phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, và các khoản vay ngắn hạn khác. Trong đó công ty sử dụng chủ yếu là vốn từ các khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả cho người bán. Ngoài ra công ty còn huy động vốn kinh doanh từ việc đi vay vốn ở các nguồn vốn khác như vay vốn Ngân hàng, vay vốn từ các tổ chức, cá nhân... việc đi vay vốn là cần thiết, nó giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2, Một số nhận xét về công tác tổ chức nguồn vốn và huy động vốn kinh doanh tại công ty LuËn v¨n tèt nghiÖp 27 a, Ưu điểm Công ty An Phát thuộc loại hình công ty cổ phần, mà loại hình công ty cổ phần rất năng động và linh hoạt trong các hoạt động thu hút vốn kinh doanh. Đối với công ty cổ phần thì mọi vấn đề về sản xuất kinh doanh cũng như việc lập các phương án sản xuất kinh doanh đều do chính công ty quyết định mà không chịu sự điều khiển của nhà nước hay ngân hàng. Bởi vì vốn kinh doanh của công ty hoàn toàn là vốn tự cấp, vốn góp của các cổ đông công ty. Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội. Mặt khác công ty cổ phần cũng là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ được sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Ngoài ra công ty cổ phần thông qua việc gọi vốn trên thị trường chứng khoán, có khả năng tập trung vốn nhanh và nhiều để đủ sức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng giúp cho việc rút ngắn khoảng cách giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn. Sau 3 năm đi vào hoạt động kinh doanh, với số vốn có được ban đầu là không nhiều. Nhưng bằng sự cố gắng của mình, công ty đã huy động vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả. Qua phân tích ở phần trên( Bảng số 7 ), chúng ta thấy rằng chỉ tiêu nợ phải trả( chủ yếu là nợ ngắn hạn ) hàng năm tăng với tỷ lệ cao, và chiếm tỷ lệ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này cho thấy công ty chủ yếu kinh doanh dựa trên vốn đi vay, và điều này cũng cho chúng ta thấy những cố gắng và những thành công của công ty trong việc huy động vốn kinh doanh. Công ty cũng đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc quản lý vốn kinh doanh cụ thể là việc chiếm dụng vốn. Công ty thường tìm kiếm nguồn tài trợ vốn từ các khoản mục “ nợ phải trả ”, các nguồn tài trợ này thông thường không phải chịu lãi suất, hoặc lãi suất thấp hơn lãi đi vay. Hiện nay các phương pháp thường được áp dụng ở công ty là: kéo dài thời hạn thanh toán cho người bán tới mức có thể, tranh thủ nguốn vốn đó đầu tư cho các công việc kinh doanh ngắn hạn. Điều này rất quan trọng, nó giúp cho công ty rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn kinh doanh. Phương pháp này được công ty áp dụng rất nhiều ở hầu hết tất cả các nhà cung cấp của công ty. Đây là cách làm chỉ mang tính tạm thời trong nhưng giai đoạn thiếu vốn kinh LuËn v¨n tèt nghiÖp 28 doanh chứ không mang tính lâu dài, vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty với các bạn hàng của mình. Theo em được biết thì hiện nay vốn điều lệ của công ty đã tăng lên khoảng 5 tỷ đồng và dự định trong 2 năm tới sẽ là trên 10 tỷ đồng. b, Nhược điểm Ngoài những ưu điểm thì trong quản lý vốn công ty cũng có những nhược điểm như việc vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn đi vay sẽ rất khó đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đi vay không phải là tiền thuộc sở hữu của công ty, công ty phải tính đến việc trả nợ đúng thời hạn đặc biệt là các khoản lãi suất tiền vay. Trong công việc kinh doanh thì ngoài các dự án kinh doanh đã có kế hoạch trước thì việc các cơ hội kinh doanh đến một cách bất ngờ là rất nhiều và cần có sự đầu tư kịp thời để chớp lấy cơ hội kinh doanh. Nếu công ty không có sẵn vốn trong tay thì sẽ không thể chủ động trong việc đầu tư. Bảng so sánh tỷ lệ của chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng vồn kinh doanh Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2003 - 2004 2004 - 2005 % tăng, giảm % tăng, giảm Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng vốn KD 53% 39,9% 45% -13,1 5,1 Nợ phải trả/tổng vốn KD 47% 60,1% 55% 13,1 -5,1 Tổng vốn KD (tr.đ) 1.900 5.655 7.255 197,6 28,2 Bảng số 8 Trong bảng số 5 (tr 16) em đã phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay trong các năm từ 2003 đến 2005, gồm cả sự thay đổi về mặt lượng và tỷ lệ. Ở phần này, em muồn so sánh tỷ lệ của chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh. Nhìn vào bảng số 8 chúng ta thấy năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ(53%) cao hơn tỷ lệ 47 % của chỉ tiêu nợ phải trả. Nhưng đây là năm đầu kinh doanh của công ty, và có thể thấy tổng vốn kinh doanh là không nhiều, và LuËn v¨n tèt nghiÖp 29 công ty cung không thu hút được nhiều vốn. Năm 2004, nguồn vốn chủ sở hữu giảm với tỷ lệ 13,1 % so với năm 2003, điều đấy cũng có nghĩa là nợ phải trả tăng 13,1 % so với năm 2003 và chiếm một tỷ lệ lớn (60,1%) trong tổng vốn kinh doanh. Điều này cho thấy công ty huy động rất nhiều vốn ở bên ngoài. Năm 2005, chỉ tiêu nợ phải trả của công ty giảm 5,1 % so với năm 2004, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (55%) trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy công ty vẫn còn vay nợ khá nhiều, điều này ảnh hưởng đến việc ổn định kinh doanh của công ty. Chắc chắn trong các năm tiếp theo công ty sẽ có những điều chỉnh để có tỷ lệ hợp lý hơn giữa chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh của công ty. LuËn v¨n tèt nghiÖp 30 PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY I, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ - Với mô hình công ty cổ phần thì ngoài Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất thì Hội Đồng Quản Trị là bộ phận quan trọng nhất, là bộ máy quản lý của công ty đóng vai trò quyết định trong công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, ngoài những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông...Chính vì vậy, nếu một công ty cổ phần có hội đồng quản tốt, gồm những người có năng lực, có chuyên môn, trình dộ quản lý giỏi thì công việc kinh doanh sẽ có hiệu quả, và ngược lại sẽ rất khó thành công nếu vai trò của hội đồng quản trị trong công ty khôngđươc thể hiện tốt. Trong khá nhiều công ty cổ phần hiện nay, bao gồm cả công ty cổ phần đại chúng, hội đồng quản trị đã không thực hiện được vai trò quản lý công ty. Nguyên nhân của vấn đề này là việc chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý và bộ máy điều hành trong các công ty cổ phần. Các thành viên hội đồng quản trị trực tiếp là những người giữ các vị trị lãnh đạo trong bộ máy quản lý của công ty, và cùng có những quyền hạn và tự mình tham gia điều hành sẽ dẫn đến hạn chế hiệu quả trong công tác kiểm tra. Ngoài ra còn phải kể đến việc kém năng lực quản lý của một số thành viên hội đồng quản trị. Để khắc phục điều này có thể có một vài giải pháp sau: + Phân biệt rõ cơ quan quản lý và bộ máy điều hành bằng việc đưa ra các quy định về tỷ lệ nhất định của những thành viên hội đồng quản trị không tham gia bộ máy điều hành. LuËn v¨n tèt nghiÖp 31 + Thực hiện công tác đánh giá, tuyển chọn các thành viên thực sự có năng lực quản lý nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý. - Như đã phân tích ở phần trên về những nhược điểm trong cơ chế quản lý của công ty An Phát thì công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty chưa được chú trọng, và thực hiện chưa tốt. Lập kế hoạch kinh doanh là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm đảm bảo cho các thành viên của một tổ chức hay một doanh nghiệp cụ thể biết rõ được nhiệm vụ của họ để đạt được mục tiêu của tập thể. Lập kế hoạch thực chất là việc quyết định trước xem sẽ phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ là người thực hiện. Lập kế hoạch kinh doanh có 4 mục đích chính: để giảm bớt độ bất định, để chú trọng vào mục tiêu đề ra, để tạo khả năng đạt mục tiêu một cách kinh tế nhất, và cho phép người quản lý có thể kiểm soát quá trình tiến hành nhiệm vụ.Việc lập kế hoạch kinh doanh có thể có các bước sau: a, Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu: - Về kinh doanh: doanh thu, doanh thu theo từng mặt hàng, tỷ trọng mặt hàng chiến lược mà công ty muốn phát triển. - Về tài chính: lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư; doanh thu/ vốn lưu động; vốn lưu động... - Nhân sự: Tổng số công nhân viên, tổng quỹ lương, tiền lương b, Kinh doanh: dự báo khả năng bán hàng là yếu tố đầu vào đầu tiên và quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch của tất cả các lĩnh vực còn lại. Có dự báo chính xác, có dự báo và chiến lược bán hàng phù hợp mới đảm bảo các kế hoạch khác là có ý nghĩa. c, Kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính được phát triển từ kế hoạch bán hàng chi tiết. Bộ phận tài chính của công ty sẽ đưa ra các kế hoạch về các chi phí cần thiết, các khoản đầu tư cần thiết. Các kế hoạch vể vốn đấu tư, nguồn vốn và huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. LuËn v¨n tèt nghiÖp 32 d, Kế hoạch nhân sự: Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức. Kế hoạch nhân sự cũng là kế hoạch hết sức quan trọng, nó sẽ giúp công ty trong việc thực tế hóa tất cả các kế hoạch khác. Như đã phân tích ở phần trên, công tác nhân sự của công ty An Phát còn nhiều hạn chế. Điều này là do công ty chưa có bộ phận nhân sự riêng, chưa thực sự chú trọng trong công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự. Chính vì thế việc lập kế hoạch nhân sư hàng năm của công ty là rất cần thiết. Nguyên tắc của việc lập kế hoạch nhân sự là phải đảm bảo năng suất lao động cá nhân năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện ở các chỉ tiêu như: doanh thu/ đầu người, giá trị gia tăng/ đầu người, lợi nhuận/ đầu người...Kế hoạch nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, kế hoạch tiền lương cho công nhân viên. Để có một chính sách tiền lương chính xác, cũng cần có việc đo lường so sánh với mức lương chung trên thị trường, đảm bảo giữ được đội ngũ cán bộ công nhân viên trung thành với công ty. e, Định kỳ xem xét lại kế hoạch kinh doanh: Thông thường, hàng tháng trong báo cáo kinh doanh sẽ so sánh mức thực hiện thực tế của các chỉ tiêu kinh doanh chính so với kế hoạch đặt ra và so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, để điều chỉnh kịp thời các sai lệch lớn trong quá trình thực hiện, cần phải làm những dự báo lại sau khi đã thực hiện được khoảng 4 đến 6 tháng đầu năm. Việc dự báo lại giúp cho công ty biết trước được khả năng thực hiện có xác suất đạt được cao nhất và kịp thời điều chỉnh các kế hoạch chỉ tiêu khác cho phù hợp. Tóm lại, việc làm tốt công tác lập kế hoạch kinh doanh là yếu tố then chốt quyết định thành công của công ty. Nhờ có kế hoạch chi tiết, khoa học, bắt nguồn từ các cơ sở vững chắc, khả năng ra quyết định kinh doanh đúng đắn tăng cao. Đồng thời hạn chế rủi ro các yếu tố chưa được xem xét đến gây ra. Do vậy, lập kế hoạch kinh doanh rất quan trọng và là một công việc cần được ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể công ty quan tâm thực hiện. LuËn v¨n tèt nghiÖp 33 II, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Công việc kinh doanh luôn đòi hỏi việc đầu tư vốn, chính vì thế công tác huy động vốn cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đền kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với những công ty nhỏ thì việc thiếu vốn là khá phổ biến, các công ty này cần tìm các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình. Để giải quyết vấn đề đó có thể có một vài biện pháp sau: - Tiếp cận vốn tín dụng: Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần tạo dựng uy tín với các tổ chức tín dụng bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính công khai, kinh doanh đúng pháp luật. Chủ động xây dựng các dự án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn. - Vay vồn kinh doanh: Đây là việc làm khá phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ trong tất cả các tổ chức xã hội. Sử dụng vốn vay để kinh doanh cần có những tính toán cụ thể, chính xác về phương án kinh doanh cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Đảm bảo đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đủ chi trả các khoản tiền lãi và phải hoàn trả vốn đúng thời hạn. - Tăng tích lũy vốn từ lợi nhuận có được, như chúng ta đã biết, hàng năm sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, lợi nhuận thường được phân bổ vào 3 việc chủ yếu: chia cổ tức, lập các quỹ và một phần tích lũy cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể tăng nguồn vốn kinh doanh, công ty có thể tăng tích lũy từ lợi nhuận có được hàng năm. Việc tích lũy nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận có được. Bên cạnh đó là việc quy định tỷ LuËn v¨n tèt nghiÖp 34 lệ tích lũy trên mỗi cổ tức. Như vậy mỗi cổ đông công ty sẽ nhận cổ tức của mình sau khi tích lũy một phần để tăng vốn kinh doanh cho năm sau. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc tích lũy vốn cũng hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động sản suất kinh doanh của mình do việc tăng quy mô của vốn. Càng có nhiều lợi nhuận tích lũy thì vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng và cuối cùng là góp phần tăng hiệu quả cũng như quy mô sản xuất kinh doanh - Ngoài ra công ty cần có những thay đổi trong việc quản lý vốn, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các khoản chi phí, quay vòng vốn nhanh và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả. LuËn v¨n tèt nghiÖp 35 PHẦN KẾT LUẬN Việt Nam hiện đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi thành phần kinh tế đều giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế. Trong những năm qua, ngoài việc phát triển các thành phần kinh tế nhà nước thì kinh tế tư nhân cũng đã được nhà nước hết sức chú ý và khuyến khích phát triển. Nhiều công ty mới được thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau đã đi vào hoạt động. Thị trường kinh tế trong nước ngày càng sôi động và phát triển rất nhanh. Nhiều công ty mới thành lập, nhanh chóng phát triển và hàng năm đóng thuế thu nhập làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển một cách toàn diện ở tất cả các thành phần kinh tế là điều rất quan trọng. Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh thì nền kinh tế nước ta sẽ đủ sức cạnh tranh với càng nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Để làm được điều này, cần có sự cố gắng của tất cả mọi thành phần kinh tế, của nhà nước và của toàn dân. Trong bài luận văn này là những nhận định của em trong quá trình thực tập tại công ty, với những kiến thức ít ỏi của mình, em muồn đóng góp những ý kiến về việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty An Phát nói riêng. Và quan trọng hơn, em muốn đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô LuËn v¨n tèt nghiÖp 36 giáo đã giúp em hoàn thành luận văn này. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thành lập tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần/ Đoàn Văn Trường 2. Hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần/ Đoàn Văn Mạnh 3. Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và vận dụng vào Việt Nam/ Đặng Thị Cẩm Thúy 4. Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần/ Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ 5. Công ty cổ phần quyền và nghĩa vụ của các cổ đông/ Lê Minh Toàn 6. Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần/Đoàn Văn Mạnh 7. Tạp chí Nhà Quản Lý, Nghiên Cứu Kinh Tế, các tài liệu thu thập trong quá trình thực tập tại công ty LuËn v¨n tèt nghiÖp 37 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 PHẦN I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ................................... 4 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ AN PHÁT4 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .............................. 4 2. Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp ........................................... 5 3.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp .................................................... 6 II, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT ............................................................... 8 1, Thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ................ 8 2, Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ............... 13 PHẦN II: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT ........................................................................... 15 I, CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH .......................... 15 1, Thực trạng công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ............................ 15 2, Một số nhận xét về công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty ..................................................................................................... 21 II, CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY .............................. 24 1, Nguồn vốn và cơ chế huy động vốn ..................................................... 24 2, Một số nhận xét về công tác tổ chức nguồn vốn và huy động vốn kinh doanh tại công ty ...................................................................................... 26 PHẦN III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ... 30 I, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH........................................................................................................... 30 LuËn v¨n tèt nghiÖp 38 II, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. ............................................................... 31 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.pdf
Luận văn liên quan