Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia qua hai năm 2010 và 2011 đã thấy rõ về thực trạng của công ty. Quy mô về tài sản của công ty đã giảm đi một lượng đáng kể, và chư được chú trọng đầu tư. Nguồn vốn của công ty vẫn còn hạn chế do do nguồn vốn chủ sở hữu được tăng thêm là lợi nhuận chưa phân phối, nợ phải tả của công ty cũng giảm đi 59,29% do công ty đã trả thanh toán cho nhà cung cấp do vậy số tiền mặt cũng giảm. Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại Hoàng Gia trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. phân tích tình hình tài chính sẽ làm cho người đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp thấy được quy mô cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như về tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

doc53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuối năm so với đầu kỳ. 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng kết quả kinh doanh. Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Hoàng Gia cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của năm 2010 với năm 2011 trên từng chỉ tiêu. Ta có bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sau: Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh Chênh lệch 11/10(%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 744,709 847,182 102,473 13.76 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0.00 Doanh thu thuần 744,709 847,182 102,473 13.76 Giá vốn hàng bán 736,487 833,594 97,107 13.19 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,222 13,588 5,366 65.26 Doanh thu hoạt động tài chính 471 638 167 35.46 Chi phí hoạt động tài chính ( Chi phí lãi vay) 27 80 53 196.30 Chi phí quản lý kinh doanh 8,581 13,768 5,187 60.45 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 85 378 293 344.71 Thu nhập khác 34,531 6 -34,525 -99.98 Chi phí khác 34,368 6 -34,362 -99.98 Lợi nhuận khác 163 0 -163 -100.00 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 248 378 130 52.42 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 62 95 33 52.42 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 186 284 98 52.42 (Nguồn từ phòng kế toán công ty) Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận sau thế năm 2011 tăng lên 98 triệu đồng tương ứng với 52,42% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia được nâng lên rõ rệt. + Tổng doanh thu bán hàng tăng lên 13,76% hay tăng 102,473 triệu đồng thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bán hàng, mở rộng thị trường thu hút được nhiều đơn đặt hàng so với năm 2010. Chính vì vậy doanh thu thuần năm 2003 so với 2002 tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này càng chứng tỏ sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đón nhận ngày càng nhiều. Giá vốn hàng bán tăng lên 13,19% hay tăng 97.107 triệu đồng thể hiện việc tăng lên giá trị hàng mua vào của công ty. Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 5.187 triệu đồng hay tăng 60,45% , chi phí tài chính tăng lên 53 triệu đồng hay tăng 196,3% cả hai khoản này tăng lên do mức tăng doanh thu bán hàng. Việc tăng lên của chi phí phù hợp với quy mô phát triển, mở rộng của công ty thì sản xuất kinh doanh mới hiệu quả. + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên là 344,71% tương ứng 293 triệu đồng. - Lợi nhuận từ hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi là 163 triệu đồng. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành nhượng bán thanh lý 1 số TSCĐ không cần dùng hay bỏ ra những khoản chi phí phạt hợp đồng, khoản chi phí liên quan đến khoản nợ khó đòi… Tổng lợi nhuận kế toán của công ty năm 2011 là 387 triệu đồng tăng lên so với năm 2010 là 130 triệu đồng hay tăng 52,42%. Thuế thu nhập mà công ty phải nộp tăng lên 33 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 98 triệu đồng so với năm 2010 Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại Hoàng Gia trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đánh giá khái quát thông qua BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH thương mai Hoàng Gia năm 2011. Muốn tìm hiểu sâu hơn các mối quan hệ tài chính của Công ty cần phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty. 2.2.3 Phân tích các hệ số đặc trưng của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia 2.2.3.1 Các hệ số khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính là tốt, thì Công ty sẽ ít bị công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, không đảm bao thanh toán các khoản nợ. Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế. Việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán sẽ là những thông tin rất hữu ích để đánh giá Công ty chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta có thể lập bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán Bảng 2.4 Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm 2011 Cuối năm 2011 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,124 1,308 Hệ số thanh toán tạm thời 1,113 1,284 Hệ số thanh toán nhanh 0,167 0,357 - Hệ số thanh toán tổng quát của công ty ( 1,124 ; 1,308) So với đầu năm, hệ số này tăng lên 0,185 lần. như vậy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tương đối ổn định. Trong năm công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia đã thanh toán các khoản nợ phải trả là 76.055 – 23.342 triệu đồng điều đó chứng tỏ công ty vẫn có đủ tài sản để các khoản trả nợ. - Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [1,113 ; 1,284] Đầu năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,113đ giá trị TSLĐ thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,284đ giá trị TSLĐ. Khả năng thanh toán tạm thời của công ty đầu năm so với cuối năm tăng lên 0,171 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm là tốt, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm. - Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,167; 0,375] Có sự thay đổi lớn, cả ở đầu năm và cuối năm, cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,167đ tài sản tương đương tiền. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản tương đương tiền của công ty tương đối ổn định. Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2011 chưa thật tốt. Nhưng xét về tiềm lực tài chính thì công ty vẫn có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ vay ngắn hạn. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty cuối năm đều tăng hơn so với đầu năm chứng tỏ công ty không mất những cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo trả các khoản nợ đúng hạn. 2.2.3.2 Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc phân tích tài sản và nguồn hình thành tài sản mà họ còn quan tâm đến mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. Vì thế mà các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai. Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc phân tích cơ cấu tài chính trong Công ty và đánh giá mức độ đầu tư của công ty trong kỳ kinh doanh và xem xét tính bất thường của hoạt động đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư và những người quan tâm có thể đánh giá được những khó khăn về tài chính mà Công ty phải đương đầu và rút ra được hoạt động kinh doanh của công ty có liên tục không? Để biết được tỷ trọng của nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu, ta lập bảng về hệ số nợ và tỷ suất tài trợ của công ty như sau: Bảng 2.5 Bảng hệ số nợ và tỷ suất tài trợ Chỉ tiêu Đầu năm 2011 Cuối năm 2011 Hệ số nợ 0,890 0,764 Tỷ suất tài trợ 0,110 0,236 - Hệ số nợ của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia ( 89 ; 76,4%) So với đầu năm hệ số này giảm đi 12,6% chứng tỏ, mức độ phụ thuộc của công ty đã giảm đi, công ty vẫn tăng các khoản nợ vay nhưng so về tỷ trọng của khoản nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn lại thấp hơn so với đầu năm.Tuy nhiên, hệ số nợ của công ty như vậy vẫn là cao. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng vốn đi vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho bản thân công ty nhưng nó cũng sẽ làm cho gánh nặng của các khoản nợ vay lớn hơn nếu công ty làm ăn không có hiệu quả. - Tỷ suất tài trợ của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia (11%; 23,6%) So với đầu năm, tỷ suất tài trợ của công ty tăng lên 12,6% chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn được nâng lên, do đó công ty nâng cao được tính độc lập trong việc tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ nợ tin tưởng một sự đảm bảo trả các món nợ đúng hạn. Cùng với việc phân tích cơ cấu tài chính để thấy được tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn, cần phải xem xét và phân tích tình hình đầu tư và tự tài trợ TSCĐ của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia. Bảng 2.6 Phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tỷ suất đầu tư 0,006 0,018 Tỷ suất tài trợ TSCĐ 12,108 12,899 - Tỷ suất đầu tư của công ty đạt [0,6% ; 1,8%] So với đầu năm tỷ suất này tăng 1,2% chứng tỏ công ty chưa quan tâm đầu tư vào việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty. Tỷ suất đầu tư giảm đi có thể là một hạn chế về quá trình đổi mới quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đạt [12,108 ; 12,899] Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm tăng lên 79,1% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng trong việc đầu tư trang bị kỹ thuật đổi mới công nghệ, vốn tự có của của công ty tăng lên. Việc tăng lên này thể hiện công ty có khả năng tài chính tốt. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến đặc điểm của TSCĐ là loại tài sản chu chuyển chậm, nếu không tính toán kỹ, công ty có thể gặp nhiều bất lợi. 2.2.3.3 Các chỉ số về hoạt động Trong kỳ, công ty kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty đó được gọi là hoạt động có năng lực và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá về năng lực hoạt động của công ty thực chất là việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích hiệu qả sử dụng các loại vốn của công ty. Bảng 2.7 Các chỉ số về hoạt động Chỉ tiêu Năm 2011 Số vòng quay hàng tồn kho 19,13 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 18,82 Vòng quay các khoản phải thu 30,8 Kỳ thu tiền trung bình 11,69 Vòng quay vốn lưu động 14,00 Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động 25,71 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,74 - Số quay vòng hàng tồn kho Hàng tồn kho là hàng hoá có thể bán ra để tạo doanh thu. Nó chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, từ đó tăng năng lực hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy, việc phân tích hàng tồn kho thông qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho là rất cần thiết và hữu ích. Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia, ta xác định được số vòng quay hàng tồn kho là 19,13. Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, công ty đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty cần 18,82 để quay vòng hay kỳ đặt hàng bình quân của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia là 18,82 ngày. - Vòng quay các khoản phải thu Khoản phải thu của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm hoàng Gia được coi như là một khoản tài sản có thể chuyển đổi thành tiền. Khoản phải thu của công ty được tính vào doanh thu chung trong kỳ do tầm quan trọng của nó mà ta phải phân tích các khoản phải thu thông qua vòng quay các khoản phải thu. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và BCĐKT của công ty ta xác định được vòng quay các khoản phải thu là 30,8 vòng Vòng quay các khoản phải thu của Công ty TNHH thương mại Hoàng Gia đạt 30,8 vòng chứng tỏ cứ 1đ các khoản phải thu trong năm thu được 30,8đ doanh thu. Tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty tương đối tốt và ổn định vì như vậy là công ty không cần đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. - Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình của công ty là 11,69 ngày là công ty thu được các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đã đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của công ty như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của công ty như thế nào thì mới có thể đưa ra được kết luận chắc chắn về tình hình thu hồi nợ của công ty. - Vòng quay vốn lưu động 14 vòng cho thấy cứ đầu tư bình quân 1đ vào vốn lưu động thì sẽ tạo ra được 14đ doanh thu thuần. - Số ngày một vòng quay vốn lưu động là 25,71 ngày. Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh vốn lưu động trong kỳ quay được một vòng phải mất 25,71 ngày. - Hiệu xuất sử dụng vốn cố định Vốn cố định là vốn thuộc TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trong kỳ kinh doanh này, Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia đã đầu tư đổi mới trang bị thêm TSCĐ để tăng cường thêm hiệu quả kinh doanh. Nhưng việc đầu tư mới này có đem lại hiệu quả thật sự không ta phải xem xét đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty. Như vậy, cứ đầu tư 1đ vào vốn cố định thì tham gia tạo ra 10,74đ doanh thu. Việc sử dụng vốn cố định của công ty khá hiệu quả. 2.3.3.4 Các chỉ số sinh lời Bên cạnh việc xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ người phân tích cũng cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai Bảng 2.8 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Chỉ tiêu Năm 2011 (%) Tỷ suất doanh lợi doanh thu 0,045 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn 0,600 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu 2,994 - Tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Trong năm 2011 ta thấy cứ 1đ doanh thu tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra 0,045 đồng lợi nhuận. Đây là một cố gắng của công ty trong việc tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời vốn của công ty. Tỷ suất doanh lợi doanh thu này nhỏ nên công ty cần có biện pháp kinh doanh tốt hơn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. - Tỷ suất doanh lợi vốn Như vậy, tỷ suất doanh lợi tổng vốn năm 2011 đạt 0,6% do 1đ vốn bỏ ra thì tạo ra được 13,45đ doanh thu và trong 1đ doanh thu chỉ có 0,0004đ lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này là quá nhỏ chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn sản xuất trong kỳ là không cao. - Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu hay nói cách khác là công ty sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia, ta có thể xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là 2,99 có nghĩa là 100đ vốn đâu tư mang lại 2,99 đồng lợi nhuận sau thuế. Mà tỷ suất doanh lợi vốn nhỏ hơn tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của công ty chưa được hiệu quả. Qua quá trình phân tích ở phần trên ta thấy rằng: - Về khả năng thanh toán của công ty tương đối còn hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán tạm thời của công ty có tăng lên nhưng các hệ số này còn thấp như vậy là chưa thật tốt. Khả năng thanh toán nhanh của công ty có tăng nhưng rất nhỏ, công ty cần có những biện pháp để điều chỉnh tăng hệ số này như nâng cao tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định, vốn lưu động), hay loại ra những khoản nợ vay không cần thiết… - Hệ số nợ của công ty có giảm đi so với đầu năm khiến cho người cho vay yên tâm về vật tư đảm bảo và khả năng trả nợ của công ty. - Các chỉ số về hoạt động cũng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa thật sự là hiệu quả. - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khả năng sinh lời của công ty cũng chưa tốt tuy rằng có sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận. Nhưng so với toàn bộ tài sản (nguồn vốn) mà công ty đã đầu tư thì các tỷ suất này chưa cao. 2.3.4 Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia Sau khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia ta thấy công ty có nhiều lợi thế nhưng cũng có một số tồn tại và khó khăn. 2.3.4.1 Những thuận lợi - Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia là một công ty mới thành lập nhưng công ty đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Điều này giúp tạo uy tín cho công ty chủ động kinh doanh. - Quy mô về vốn của công ty đã tăng, cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại, giá trị sản lượng, doanh thu nhanh và có lãi. Để đạt được như thế một phần là nhờ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang được chú trọng và công ty đã đề ra nhiều giải pháp cải thiện tình hình: cách thức quản lý và sử dụng vốn, tổ chức thu hồi các khoản nợ, quản lý chặt chẽ hàng tồn kho… - Đồng thời, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo các qui định của Nhà nước. Trong năm, Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia còn thực hiện thu chi các loại vốn quỹ khác theo đúng chế độ: chi trả tiền lương, tiền thưởng đầy đủ kịp thời, không ngừng nâng cao thu nhập cho nhân viên tham gia đóng góp phúc lợi xã hội, tạo môi trường làm việc bền vững cho công nhân viên yên tâm làm việc lâu dài. Tất cả những yếu tố đó của công ty có được là hệ quả của việc duy trì tình hình tài chính ổn định và lành mạnh. 2.3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Qua phân tích trên công ty còn tồn tại nhiều khó khăn: - Công tác tài chính chưa được chú trọng: cũng giống như đa số các công ty khác trong nước, công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia chưa thực sự quan tâm đến công tác phân tích tài chính, mà chủ yếu nắm bắt tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính được báo cáo bởi kế toán trưởng. - Phân tích tài chính tại công ty chỉ dựa chủ yếu vào các số liệu kế toán của các báo cáo tài chính, mà chưa sử dụng các thông tin khác về bối cảnh kinh tế trong nước cũng như quốc tế. - Công ty chưa phân tích đầy đủ các nội dung, và với mỗi nội dung được phân tích những đánh giá những nhận xét còn chưa sâu sắc . Công ty chưa phân tích điểm hòa vốn do vậy mà chưa xác định được điểm để đạt lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh của mình. - Vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh còn thiếu trầm trọng, vốn lưu động của công ty còn ít. Để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh công ty phải đi vay ngân hàng và chịu lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty. Bên cạnh đó cơ cấu tài sản chưa hợp lý, khả năng thanh toán còn chậm còn để tình trạng đi chiếm dụng vốn ở mức độ cao. Nguyên nhân Phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia còn có những hạn chế là do những nguyên nhân sau: + Nguyên nhân chủ quan - Lập và tổ chức công tác tài chính chưa được tốt .Phân tích tài chính của công ty mới chỉ dừng ở dạng thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là công tác khoa học nên rất khó, được làm ra để lãnh đạo sử dụng có kết quả vào công việc lên kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh các hoạt động trong công ty. - Trình độ cán bộ làm phân tích tài chính còn hạn chế. Các nhân viên phòng tài chính - kế toán của công ty đều làm tốt công việc kế toán và có tâm lý chỉ tập trung vào công tác kế toán. Còn phân tích tài chính tuy ai cũng nhận thức được đó là một công tác rất quan trọng, nhưng quan trọng với lãnh đạo công ty. Ngoài ra, còn do các phương pháp phân tích luôn được bổ sung và đổi mới mà các nhân viên phòng Tài chính – Kế toán chưa tiếp cận được nên bỏ qua, một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính bị bỏ qua do thiếu thông tin bên ngoài: các công ty khác cùng ngành… - Thông tin sử dụng trong phân tích còn thiếu: thông tin thị trường tiêu thụ, thu thập thông tin , xử lý thông tin, có những thông tin do chính phủ cung cấp, có những thông tin phải mua hoặc truy cập qua internet là rất cần thiết. - Các chỉ tiêu phân tích tài chính chưa đầy đủ: Giám đốc ít khi yêu cầu phải cung cấp thêm các chỉ tiêu tài chính mà báo cáo tài chính được trình lên để giám đốc hoàn thiện việc phân tích tài chính. + Nguyên nhân khách quan - Phân tích tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là một nguyên nhân làm các doanh nghiệp trước đây sản xuất kinh doanh cái gì? Cho ai và như thế nào đều do cấp trên giao. - Công tác kế toán chưa hoàn thiện nên phân tích tài chính chưa được đầy đủ, chính xác. Báo cáo tài chính của các công ty không được công khai, do đó khi tiến hành phân tích tài chính công ty không thể biết được các chỉ tiêu tài chính tương tự ở các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và chưa có cơ quan nào chính thức đứng ra cung cấp mức trung bình của một ngành một cách đầy đủ, kịp thời để công ty tiến hành so sánh , xác định vị thế của công ty. -Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa phải là yêu cầu bắt buộc nên công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là chưa đầy đủ. - Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Khi các thị trường này được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động đầy đủ thì nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó họ cần phải biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam thị trường chhứng khoán đã thực sự sôi động, số lượng công ty tham gia niêm yết trên sàn đã tăng một cách chóng mặt, các công ty chứng khoán cũng được thành lập rất nhiều, các nhà đầu tư ngày một nhiều. Vì vậy phân tích tài chính cần phải coi trọng nhiều hơn nữa. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ THỰC PHẨM HOÀNG GIA 3.1 Định hướng phát triển công ty Ban giám đốc công ty cũng nhận định rằng, trong thời buổi nền kinh tế thị trường phải mở rộng địa bàn và tìm kiếm khách hàng mới và đồng thời vẫn phải duy trì lượng khách hàng truyền thống của mình. Với nhận định đó, công ty đã từng bước đặt dấu chân mình trên các tỉnh thành, thiết lập được một lượng khách hàng tiềm năng. Phương hướng hoạt động năm 2012 - Giữ vững phát triển sản xuất kinh doanh có mức tăng trưởng hợp lý hơn năm 2011, tiếp tục phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kinh doanh có lãi và trả được nợ vay, có biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ. - Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng mối quan hệ. Củng cố mạng lưới Marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để liên tục đưa ra thị trường sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường - Tích cực tìm và tạo ra nguồn vốn bổ sung cho đầu tư trang thiết bị thi công hạ tầng, có biện pháp thích hợp để thu hút có lực lượng lao động trẻ có năng lực chuyên môn vào làm việc tại công ty 3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Để đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia có những giải pháp cụ thể cũng như kế hoạch cho từng hoạt động: hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh, nhân lực, tổ chức quản lý… 3.2.1 Công ty cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Giá trị tài sản lưu động của công ty chiếm 82,2% tổng giá trị tài sản, đồng thời hiệu quả cũng như mức sinh lời của chúng lại rất lớn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn trong kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty có thể tiến hành các biện pháp sau: - Tăng cường công tác quản lý tài sản lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua, xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết, hợp lý cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.. Làm được điều này giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chu chuyển tài sản lưu động do đó có thể thu hồi được vốn nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. - Trong khâu dự trữ: tránh việc dư thừa, ứ đọng hàng hoá dẫn đến tăng chi phí bảo quản. + Trong khâu lưu thông: chấp hành tốt việc quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, giải quyết công nợ, thu hồi vốn nhanh. Hàng hoá phải đảm bảo vận chuyển với thời gian ngắn, an toàn nhất; xác định đúng đắn nhu cầu của thị trường để giảm chi phí, tráng rủi ro, tăng lợi nhuận. - Nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền bằng cách tăng lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, tránh để tiền tồn đọng nhiều tại quỹ. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau: + Tận dụng chênh lệch thời gian thu chi: để có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh toán cao. + Tận dụng triệt để thời gian trả nợ: Đối với các khoản phải trả có thời hạn nhất định thì doanh nghiệp không cần chi trả ngay còn đối với các khoản phải trả có tỷ lệ chiết khấu thì doanh nghiệp cần phải xem xét tỷ lệ đó có hợp lý hay không (thấp hay cao hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn). Nếu tỷ lệ chiết khấu thấp hơn thì doanh nghiệp không cần thanh toán trước mà có thể gửi ngân hàng nhằm sinh lời hoặc đầu tư tài chính. Nếu tỷ lệ chiết khấu được hưởng lớn hơn thì doanh nghiệp nên thanh toán trước thời hạn được chiết khấu. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho để có thể tính toán, dự toán chính xác nhu cầu hàng hoá bán ra trong kỳ nhằm giảm chi phí do dư thừa quá nhiều lượng hàng tồn kho. 3.2.2. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định của công ty chiếm gần 17,8% tổng giá trị tài sản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty cần lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng tài sản cố định, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định tránh hư hỏng, mất mát. Tiến hành kiểm tra và phân loại tài sản cố định thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lý. + Tài sản cố định đang dùng nên tận dụng triệt để công suất thiết kế tránh lãng phí không sử dụng hết khả năng phục vụ tài sản cố định làm tăng khấu hao trên một đơn vị sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. + Tài sản cố định hư hỏng chờ thanh lý cần bán ngay nhanh chóng thu hồi vốn tạo điều kiện mua sắm tài sản cố định mới cho doanh nghiệp, tăng đầu vào tài sản cố định để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc đầu tư mới tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định đầu tư theo chiều sâu phải phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng, dự toán vốn đúng đắn. + Khả năng tài chính của doanh nghiệp: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới tài sản cố định trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hoá sản xuất song không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của công ty. + Ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: xem xét việc đầu tư có mang lại hiệu quả cao hay không, khả năng sinh lợi của tài sản cố định mới có bù đắp đủ chi phí mà công ty đã bỏ ra hay không. + Bên cạnh đó, điều quan trọng khi đầu tư mới tài sản cố định là phải phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật: đặc biệt đối với tài sản nhập từ nước ngoài không nhập tài sản đã cũ, cần kịp thời bồi dưỡng cho công nhân viên cách sử dụng để có thể sẵn sàng tận dụng tối đa công suất của máy. 3.2.3. Công ty cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng Để có thể làm được điều này : Trước hết, công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, công ty cần mở rộng mạng lưới bán hàng, các đại lý trong và ngoài tỉnh, khuyến khích hưởng hoa hồng theo doanh số hoặc doanh thu. Tác động trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, báo chí, các trang rao vặt… 3.2.4 Công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu Để quản lý tốt các khoản phải thu doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý : + Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, có quan hệ thương mại lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, công ty có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ. Đối với mọi khách hàng chỉ nên ký kết hợp đồng khi họ đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ từ hợp đồng trước . + Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn. + Không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi đây là nguyên nhân chính gây nên các khoản phải thu khó đòi. Đề ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý: + Thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết. + Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu được tiền bán hàng. + Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng như gửi thư yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì công ty cử nhân viên trực tiếp đến đòi nợ hoặc đưa ra pháp luật. + Việc thu hồi nợ phải được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng, không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm. + Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp. Thực hiện tốt đề xuất trên công ty sẽ nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn dẫn đến khả năng sinh lời của vốn tăng. 3.2.5 Công ty cần quan tâm đến việc tăng khả năng thanh toán Để làm được điều này, ta thấy biện pháp tốt đối với công ty là giảm các khoản nợ ngắn hạn đến mức cho phép, cụ thể là: Cố gắng giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước bằng cách nhanh chóng thanh toán các khoản thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước. Điều này thể hiện công ty thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cần nhanh chóng thanh toán các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, tạo sự tin tưởng giúp họ làm việc có hiệu quả, khuyến khích tìm tòi sáng tạo, tập trung sản xuất để nâng cao năng suất lao động. 3.2.6 Cần có giải pháp nhằm hạ chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất Để có thể thực hiện được điều này công ty cần thực hiện các biện pháp sau: Cần cố gắng giảm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý khi đó sẽ giảm được chi phí nhân sự, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực quản lý của nhân viên để có thể đạt được hiệu quả cao, tránh được sự lãng phí trong công tác quản lý. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng mà công ty cần quan tâm là giảm chi phí lãi vay. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ. Cần sự tính toán kỹ hiệu quả vốn vay trước khi đi vay. Liệu lợi nhuận có lớn hơn so với lãi phải trả hay không. Công ty cần thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn. 3.2.7 Vốn kinh doanh của công ty cần được bổ sung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh Cụ thể là tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ vững chắc cho tài sản cố định đồng thời giảm nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài sao cho phù hợp với các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn. Bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu vì nguồn vốn này sẽ đảm bảo một cách thường xuyên, ổn định nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là : + Đưa ra chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn vào doanh nghiệp để tăng thêm nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh. Mặt khác công ty có thể tự bổ sung vốn từ lợi nhuận hàng năm. Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn được vào luân chuyển. Công ty cần tăng cường huy động nguồn vốn vay dài hạn bởi trong thời gian dài, nguồn vốn này có vai trò tương đương như nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo đủ vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể dùng nguồn vốn này để đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho sự phát triền lâu dài của công ty. Ngoài ra, công ty cũng nên giảm nguồn vốn ngắn hạn bằng cách giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả cán bộ công nhân viên và các khoản phải nộp khác (đã đề cập ở biện pháp thứ năm) Thực hiện các đề xuất này sẽ giúp công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu, có khả năng tự chủ về vốn góp phần cải thiện tình hình thanh toán của công ty. 3.2.8. Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia cần cố gắng phấn đấu để tăng lợi nhuận cho công ty Tích cực tìm các đối tác bằng nhiều cách như qua báo chí, bưu điện, thư điện tử, vật phẩm khuyến mại... Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, để có thể tăng doanh thu, công ty cần chủ ý nâng cao chất lượng dịch vụ như : vận chuyển, giao dịch nhanh chóng, thuận lợi thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, và cần có chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý nhằm đảm bảo mối quan hệ lâu dài. Thực hiện các biện pháp trên công ty tạo được uy tín đối với khách hàng, không những tăng thêm khách hàng mới mà còn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng truyền thống . 3.2.9 Công ty cần chú ý một số điểm trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự Duy trì và cải tạo tổ chức theo hướng điều hành tập trung, chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận chức năng và bộ phận kinh doanh. Quy định thông tin nhanh có kiểm tra và có định hướng phân công tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các trở ngại. Nâng cao ý thức tự tổ chức, phong cách làm việc từ trên xuống dưới để thích ứng với nền kinh tế thị trường và có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Áp dụng chính sách bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc cho cán bộ quản lý, tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài, giảm biên chế với những người kém năng lực. Có chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của người lao động để từ đó nâng cao năng suất lao động. 3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia 3.3.1. Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia Công tác phân tích tài chính của công ty TNHH thương mại Hoàng Gia đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện một cách có bài bản, dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan Nhà Nước nói chung và cho các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng trong việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó, công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung phân tích, phương pháp và thông tin sử dụng, đảm bảo tốt chất lượng nhân sự cho công tác phân tích. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng phân tích thì trước hết công ty phải nâng cao chất lượng nhân sự phân tích tài chính, thông tin, phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính, hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá công tác phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 3.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính. Hiện nay, các nhân viên phòng tài chính - kế toán hầu như đều tốt nghiệp đại học, có kiến thức khá vững chắc về kế toán. Mặc dù vậy, với nhhững thay đổi mang tính chất thường xuyên của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam, trước mắt công ty cần có kế hoạch bồidưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.Công ty nên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến giảng dạy hoặc cử nhân viên tham gia các lớp học về kế toán do Bộ Tài Chính mở. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳmg định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu hướng biến động của nền kinh tế trong Nước và Quốc tế. Bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm một người chuyên trách phân tích tài chính của công ty, để đào tạo chỉ thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty. Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. 3.3.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty mới chỉ áp dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp tài chính Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của công ty. - Công ty cũng nên sử dụng phương pháp Dupont: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận kế toán sau thuế Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận ròng = Lợi nhận ròng x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu                              Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính               Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành: Lợi nhuận ròng = Lợi nhận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Bảng 3.4: Phân tích Dupont Chỉ tiêu 2010(%) 2011(%) ROA 0.218 0.700 ROE 19.796 29.701 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng lên 0,7% - 0,218% = 0,428%- Có thể thấy rằng ROA tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của doanh lợi doanh thu ROS. Từ năm 2010 đến năm 2011, vòng quay Tổng tài sản của DRC thay đổi không đáng kể do tốc độ tăng của Doanh thu không hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Thậm chí năm 2010 tốc độ tăng của doanh thu còn thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản Công ty đã gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời có chính sách quảnlý chi phí hợp lý, tiết kiệm được chi phí ROE Năm 2011 ROE của công ty tăng lên 29,701% - 19,796% = 9,905% so với năm 2010 chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn vay Chỉ tiêu ROE của công ty cũng có xu hướng tăng. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng mạnh của ROA. ROA của công ty đã tăng 0,428%. Trong khi đó số nhân VCSH lại giảm xuống do tốc độ tăngcủa VCSH lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Năm 2011,tổng tài sản tăng 39,42% so với năm 2010 trong khi VCSH tăng 1,59% so với 2010. Sang năm 2011, tốc độ tăng của Tổng tài sản đã lớn hơn tốc độ tăng của VCSH khiến chi số nhân VCSH tăng nhẹ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến ROE tăng lên   Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy năm 2011, ROE của công ty tăng chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận ròng biên ( PM). Trong khi haiyếu tố còn lại là vòng quay tổng tài sản và số nhân VCSH thay đổi 37,63% so với năm 2010. Sang năm 2011, việc lợi nhuận ròng biên giảm đi cũng có là nguyên nhân chính khiến ROE của công tygiảm đi. Mặc dù vòng quay tổng tài sản cũng giảm nhưng không đáng kể, còn số nhân VCSH lại tăng nhẹ => hiệu quả kinh doanh của công ty ,được thể hiện qua chỉ tiêu ROE có sự biến đổi do nguyên nhân chính là sự biến động của lợi nhuận ròng biên => đây là một dấu hiệu tích cực tuynhiên việc duy trì sự tăng trưởng này trong các năm tiếp theo là tương đốikhó khăn đối với công ty vì nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng giá, các chi phí liên quan cũng tăng lên. Trong khi đó sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước ngành càng lớn => tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổn định => ảnh hưởng tới lợi nhuận . - Phương pháp điểm hòa vốn 3.3.4. Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích Để công tác tài chính đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều thông tin. - Với nguồn thông tin bên ngoài. + Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: đây là hệ thống chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của công ty. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và thường xuyên không chính xác, cập nhật. Hiện nay, theo quy định của Nhà Nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính của mình cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp, theo quy định của Nhà Nước phải công bố công khai một số tỷ lệ tài chính. Vì vậy, các cơ quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp tồn tại ba loại sổ sách hạch toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính ở nước ta chưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên các chỉ tiêu trung bình ngành dù quan trọng nhưng hiện tại, công ty TNHH Thương mại và thực phẩm Hoàng Gia chỉ nên xem nó là tiêu chuẩn để tham khảo. Do đó, các cán bộ phân tích giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường mới là quan trọng. Nguồn thông tin bên ngoài còn bao gồm những thông tin về tình hình trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó, cán bộ phân tích tài chính của công ty cần thực hiện theo các giải pháp sau. + Theo dõi sự biến động của lãi suất ngân hàng một cách thường xuyên bởi nó ảnh hưởng đến số lãi vay ngân hàng của các khoản nợ ngắn và dài hạn, đến các khoản đầu tư tài chính của công ty. + Thu thập các thông tin về sự thay đổi chỉ số giá các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kết hợp trong phân tích, có các giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm nguyên liệu đầu vào hay trường hợp chỉ số giá biến động thất thường. + Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của các đối thủ để có biện pháp đối phó kịp thời vì nó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. + Các chủ trương, chính sách của Nhà Nước liên quan đến xuất nhập khẩu, đặc biệt các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, đặc biệt là chính sách liên quan đến lĩnh vực quảng cáo cần được quan tâm.Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet…đặt mua các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự toán nhu cầu tài chính doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới. - Với nguồn thông tin bên trong Công ty cần thu thập tất cả các số liệu kế toán cần thiết để lập đầy đủ các báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu cho việc phân tích tài chính. Các thông tin này phải được cung cấp một cách kịp thời, cập nhật, đầy đủ để công tác phân tích đạt hiệu quả. Hiện nay, công ty chưa tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đây quả là một thiếu sót của công ty, mặc dù vẫn biết rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa được quy định là bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhưng nó vẫn được khuyến khích lập và sử dụng. Bởi thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ có được những thông tin rõ nét về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Mặt khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp các thông tin để tạo ra các tài sản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền, cung cấp các thông tin về nguồn hình thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường…để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lập đủ các báo cáo tài chính sẽ tạo ramột ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản lý tài chính của công ty trước các đối tác, tạo nên lợi thế cho công ty trong cạnh tranh trong thời gian tới. Sử dụng thông tin phải kết hợp với yêu cầu thông tin sử dụng phải có tính chính xác. Do đó, kế toán trưởng nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong công ty để đảm bảo thông tin sử dụng là thông tin “ sạch” . Bên cạnh đó, công ty cũng nên khuyến khích sự phân tích, đề xuất của cán bộ công nhân viên về tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa bởi đây cũng là nguồn thông tin bổ sung quan trọng, góp phần làm tăng thông tin cho công tác phân tích. 3.4 Kiến nghị Nhà Nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích quản lý tài chính, hình thành nên đội ngũ chuyên viên tài chính để công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình hình tài chính ở doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng làm thay đổi số liệu tài chính với các mục đích mờ ám. Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: + Lĩnh vực ngân hàng cần có những điều chỉnh về cơ chế tín dụng hợp lý theo hướng kết hợp giữa thế chấp và tín chấp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng , giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong khi vay và cần có thái độ hợp tác với khách hàng. + Nhà Nước cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc lệnh thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần xem xét lại cách đánh thuế, tránh tình trạng chồng chéo, không phản ánh được bản chất của mỗi loại thuế (chẳng hạn như việc thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa vừa nhập về chưa có tác động gì), quy định cụ thể nhóm mặt hàng chụi thuế và thuế suất với từng mặt hàng…để tránh tình trạng thông đồng giữa các doanh nghiệp và cán bộ thuế, gây thất thoát cho Nhà Nước, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. + Nhà Nước cần có những điều chỉnh về thủ tục hành chính và pháp lý đối với các đối tác nước ngoài như: xóa bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, xóa bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phép điều chỉnh vốn điều lệ và vốn đầu tư, mà nên quy định doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư… để họ mạnh dạn bỏ thêm vốn vào liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư khi các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, Nhà Nước sẽ có các điều kiện tiền đề để từng bước xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư…để hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực và thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó có thể tự huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn và có ý nghĩa quan trọng. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia qua hai năm 2010 và 2011 đã thấy rõ về thực trạng của công ty. Quy mô về tài sản của công ty đã giảm đi một lượng đáng kể, và chư được chú trọng đầu tư. Nguồn vốn của công ty vẫn còn hạn chế do do nguồn vốn chủ sở hữu được tăng thêm là lợi nhuận chưa phân phối, nợ phải tả của công ty cũng giảm đi 59,29% do công ty đã trả thanh toán cho nhà cung cấp do vậy số tiền mặt cũng giảm. Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại Hoàng Gia trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. phân tích tình hình tài chính sẽ làm cho người đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp thấy được quy mô cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như về tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Để kinh doanh có được hiệu quả cao thì công ty cần phải quan tâm đến tình hình phân tích tài chính sẽ làm cho người đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp thấy được quy mô cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như về tình hình công nợ và khả năng thanh toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG. Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Năm 2006 2. NGUYỄN THÀNH ĐỘ, NGUYỄN NGỌC HUYỀN. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, tập I và tập II, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2001. 3. PGS. PTS PHẠM HỮU HUY. Giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà nội 1999 4. Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia, Báo cáo tài chính năm 2010, 2011 (bạn them 1 số tài liệu về phân tích tài chính của trường bạn vào nhé trích dẫn giống như trên nhé) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cty_hoang_gia_4814.doc
Luận văn liên quan