Sử dụng giáo án điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh

MỞ ĐẦU I.Lí do chọn tiểu luận: Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực thành của học sinh.Với thông tin con người có thể tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trong phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; Năm học 2008-2009, Bộ GDĐT quyết định chọn chủ đề là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy “Giáo án điện tử” trong giảng dạy là cách làm có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục một cách có hiệu quả. Dạy học trực quan bằng “Giáo án điện tử” là một phương pháp có hiệu quả cao, có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hoặc chưa khai triển hết tác dụng hoặc chỉ sử dụng mang tính chất đối phó ở các ài giảng biểu diễn như các tiết hội giảng, dự giờ, thanh tra, Vậy nếu ai cũng ngại sử dụng “Giáo án điện tử”, hoặc các thiết bị dạy học hiện đại do phải chuẩn bị mất thời gian và khó khăn. Thử hỏi những thiết bị đó sẽ không phát huy hết tác dụng của nó và gây lãng phí tiền của. Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết đề tài “Bài soạn điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh”.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng giáo án điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PAGE 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìaMục lục1Mở đầu2I.Lí do chọn đề tài3II.Mục đích nghiên cứu3III.Đối tượng nghiên cứu3IV.Câu hỏi nghiên cứu3V.Nhiệm vụ nghiên cứu3VI.Phương pháp nghiên cứu4VII.Cấu trúc tiểu luận4Chương I: Cơ sở lý luận5I.Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông5II.Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục5Chương II: Nội dung6I.Khái niệm “Giáo án điện tử”6II.Bài soạn “Giáo án điện tử xu hướng kích thích hoạt động của học sinh”6Chương III: Kết luận19I.Về mặt lí luận19II.Về mặt thực tiễn19III.Hướng mở rộng của tiểu luận19Tài liệu tham khảo20MỞ ĐẦU I.Lí do chọn tiểu luận: Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực thành của học sinh.Với thông tin con người có thể tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trong phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet. Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là  chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT  phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; Năm học 2008-2009, Bộ GDĐT quyết định chọn chủ đề là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy “Giáo án điện tử” trong giảng dạy là cách làm có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục một cách có hiệu quả. Dạy học trực quan bằng “Giáo án điện tử” là một phương pháp có hiệu quả cao, có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hoặc chưa khai triển hết tác dụng hoặc chỉ sử dụng mang tính chất đối phó ở các ài giảng biểu diễn như các tiết hội giảng, dự giờ, thanh tra,… Vậy nếu ai cũng ngại sử dụng “Giáo án điện tử”, hoặc các thiết bị dạy học hiện đại do phải chuẩn bị mất thời gian và khó khăn. Thử hỏi những thiết bị đó sẽ không phát huy hết tác dụng của nó và gây lãng phí tiền của. Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết đề tài “Bài soạn điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh”. II. Mục đích nghiên cứu: -Nghiên cứu sự hoạt động tích cực các hoạt động của học sinh trong tiết dạy “Giáo án điện tử”. -Nghiên cứu khả năng của giáo viên trong việc khơi gợi các hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. -Thiết kế một số mẫu “Giáo án điện tử” trong chương trình toán THPT. III.Đối tượng nghiên cứu: -Học sinh THPT. -Máy chiếu, máy vi tính,…. -Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo. -Cách tiếp cận dạy học theo quan điểm mới. IV. Câu hỏi nghiên cứu: Bài soạn điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Nghiên cứu việc tiếp thu kiến thức, cách chiếm lĩnh kiến thức của học sinh thông qua các tiết dạy “Giáo án điện tử”. -Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động đến việc tiếp thu tri thức của học sinh. VI. Phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu, phân tích sách giáo viên, sách giáo khoa THPT và các sách tham khảo môn Toán. -Nghiên cứu qua nội dung bài dạy “Giáo án điện tử” học sinh tiếp thu kiến thức toán THPT. -Nghiên cứu các hoạt động trong tiết dạy cho học sinh. VII. Cấu trúc tiểu luận: Mục lục Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Nội dung Chương III: Kết luận Tài liệu tham khảo Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục với các môn học mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. (Điều 29-mục II-Luật giáo dục-2005) II.Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục: -Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội dối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. -Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ. -Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội. -Do xu thế hội nhập trên thế giói hiện nay. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng “Giáo án điện tử” còn nhiều hạn chế do: Phương tiện còn thiếu so với nhu cầu, năng lực và nhiệt tình của một số giáo viên chưa cao, chưa triển khai rộng rãi trong các trường…Do đó tôi đã mạnh dạng nghiên cứu và từ kinh nghiệm của bản thân nêu ra một số kinh nghiệm trong đề tài này. Chương II:NỘI DUNG I.Khái niệm “Giáo án điện tử”: Dạy học với “Giáo án điện tử” hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường THPT. Vậy “Giáo án điện tử” là gì? Có lẽ chua có một định nghĩa chính thức nào từ ngành Giáo dục cho khái niệm này. Nhưng theo nhận xét riêng của tôi, hiện nay ở các trường phổ thông, khi nào đến sử dụng “Giáo án điện tử” trong dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (Projector) kết nối với máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá trình dạy học. Sau đây là một số giáo án thiết kế theo hướng dạy “Giáo án điện tử theo hướng kích thích hoạt động của hoc sinh” II.Bài soạn dùng để dạy giáo án điện tử: (Có file đính kèm theo_Đã chép đĩa) Tiết 1: Tiết PPCT: 32 Bài 1: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (MỤC 5-6) A.Mục tiêu: 1.Về kiến thức cơ bản: -Học sinh nắm vững điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau. -Biết công thức tính góc giữa hai đường thẳng. 2.Về kĩ năng: -Học sinh biết vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán: Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng, tính góc giữa hai đường thẳng. 3.Về thái độ: -Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B.Phương pháp giảng dạy: Gợi mở, vấn đáp, xen hoạt động nhóm. C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: -Projector, bảng phụ kẻ sẳn ô vuông để kiểm tra bài cũ học sinh. -Vẽ sẵn các hình: 3.10; 3.11; 3.12; 3.13; 3.14. 2.Học sinh: -Ôn kĩ năng về vẽ đồ thị hàm số y = ax + b . -Thước kẻ, máy tính, dụng cụ học tập. D.Tiến trình dạy học: I.Ổn định lớp: (1 phút) -Lớp trưởng cho thầy biết trong tiết này có vắng thêm bạn nào nửa hay không? II.Kiểm tra bài cũ: (10 phút) -GV chiếu lên màn hình trò chơi “ngôi sao may mắn” để kiểm tra bài cũ: -GV nói: Thầy chia lớp chúng ta thành hai đội: Mỗi đội một dãy bàn, lần lượt mỗi nhóm chọn và trả lời câu hỏi của một ngôi sao. Nếu trả lời đúng được cộng 100 điểm. Nếu trả lời sai, đội còn lại sẽ bổ sung. Đội nào được nhiều điểm sẽ thắng. Đặc biệt khi chọn đúng ngôi sao mai mắn thì được cộng ngay 100 điểm. -Các em hiểu rõ trò chơi chưa? Chúng ta cùng bắt đầu. 3 2 1 6 4 5 1.Trong mặt phẳng toạ độ, hai đường thẳng bất kì có bao nhiêu vị trí tương đối? 2.Giải hệ phương trình: 3.May mắn. 4.Giải hệ phương trình: 5.May mắn. 6.Giải hệ phương trình: -GV gọi HS đứng tại chỗ chọn ngôi sao và trả lời. Sau đó GV nhận xét và cho điểm HS. Vào bài: -GV chiếu lại ba hình ở câu 2.4.6. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Câu 2 Câu 4 Câu 6 -GV: Qua các hình này em rất dễ nhận ra rằng: +Khi hệ phương trình tạo bởi phương trình của hai đường thẳng có 1 nghiệm duy nhất (x0;y0) thì hai đường thẳng đó cắt nhau. +Khi hệ phương trình tạo bởi phương trình của hai đường thẳng có vô số nghiệm thì hai đường thẳng đó trùng nhau. +Khi hệ phương trình tạo bởi phương trình của hai đường thẳng vô nghiệm thì hai đường thẳng đó song song với nhau. -GV: Tổng quát: Cho hai đường thẳng: Xét hệ phương trình: Ta có các trường hợp: +Hệ (I) có 1 nghiệm , khi đó cắt tại điểm . +Hệ (I) có vô số nghiệm, khi đó trùng với . +Hệ (I) vô nghiệm, khi đó và không có điểm chung hay song song với . -GV: Đây chính là một trong hai nội dung của bài học hôm nay. Đó là: Tiết 32 bài 1: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (MỤC 5-6). Các em lấy tập ra ghi nội dung bài học vào. III.Dạy bài mới: TGHOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG HỌC SINHNỘI DUNG2’ 1’ 7’ 6’ 9’ 3’  -GV chiếu nội dung vị trí tương đối của hai đường thẳng lên màn hình. Các em ghi nội dung này vào vở. -Sau đó gọi một HS đọc lại nội dung kết luận. -GV nhấn mạnh lại kết luận này và nói: Sau nay khi chúng ta muốn xét vị trí tương đối của hai đường thẳng thì ta sẽ xét số nghiệm của hệ phương trình gồm hai phương trình của hai đường thẳng cần xét vị trí. -Trong thực hành, khi đều khác 0, ta có thể thực hiện theo sơ đồ sau: So sánh và Nếu thì cắt Nếu thì xét tiếp Nếu thì Nếu thì // -Để biết các em vận dụng kiến thức này như thế nào chúng ta sẽ làm hoạt động 8_SGK trang 77 -GV chiếu nội dung hoạt động 8. Hoạt động 8: Xét vị trí tương đối của đường thẳng với mỗi đường thẳng sau: -Chúng ta tiến hành hoạt động nhóm cho hoạt động 8. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm gồm 2 bàn kề nhau. GV phát phiếu học tập cho HS. Thời gian hoạt động là 2 phút. -GV gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày bài giải của nhóm. -GV kết luận. -Nếu cho hai đường thẳng và có PTTQ không yêu cầu xét vị trí tương đối của hai đường thẳng mà yêu cầu tính góc giữa hai đường thẳng thì ta làm như thế nào? -Trước tiên chúng ta nhắc lại một số kiến thức đã học ở các lớp dưới bằng cách xét hoạt động 9: -GV chiếu nội dung hoạt đông 9. -Cho hình chữ nhật ABCD có tâm I và các cạnh AB = 1, AD = . Tính số đo các góc và . Giải: -Em hãy so sánh độ dài hai đường chéo AC và BD? -Em hãy so sánh độ dài hai đường chéo IA và IB? Suy ra tam giác ADI cân tại I. nên = Xét tam giác vuông ABD tại A, ta có: Từ hoạt động 9 các em có nhận xét: -Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy góc? Trong 4 góc này: -Nếu số đo của góc tạo bởi hai đường thẳng bằng 900 thì hai đường thẳng đó vuông góc. -Nếu số đo của góc tạo bởi hai đường thẳng nhỏ hơn 900 thì số đo đó được lấy làm góc giữa hai đường thẳng. -Hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau thì quy ước góc giữa hai đường thẳng bằng 00. -Ta có kết luận gì về số đo của góc giữa hai đường thẳng? (Nếu HS không trả lời được thì GV gợi ý: Em hãy so sánh số đo của góc giữa hai đường thẳng với góc 900). -Nếu gọi là góc tạo bởi hai đường thẳng thì . Vậyđây là một kết quả quan trọng. -Góc giữa hai đường thẳng và được kí hiệu là hoặc . -Chúng ta đã biết công thức tính góc giữa hai vectơ. Vậy góc giữa hai đường thẳng có tính giống như công thức tính góc giữa hai vectơ không? -Để trả lời được câu hỏi này ta chuyển sang nội dung thứ hai: góc giữa hai đường thẳng. Các em nhớ lại: - Theo ĐN tích vô hướng của 2 VT: -Dựa vào hình 3.14 ta dễ dàng nhận ra được góc bằng với góc hoặc góc bù với góc . Mặt khác: Vì nên nên hay -GV nhấn mạnh lại công thức. -Đây chính là công thức tính góc giữa hai đường thẳng và . Ta có: -Vậy nếu thì bằng =? -Từ biểu thức ta dễ dàng suy ra . -Hay từ phương trình của và ta tìm VTPT và áp dung công thức ta cũng được kết quả . Ghi nội dung vào tập. -HS đọc: +Hệ (I) có 1 nghiệm , khi đó cắt tại điểm . +Hệ (I) có vô số nghiệm , khi đó trùng với . +Hệ (I) vô nghiệm , khi đó và không có điểm chung hay song song với . Ghi lại kết luận vào vở. Một HS đọc to kết luận trên bảng (màn hình). -Xem nội dung. Tiến hành hoạt động nhóm. Lên bảng trình bày. Gọi HS của nhóm khác nhận xét. -Bằng nhau. -Bằng nhau. -Điền dấu “ = ”. -Tạo thành 4 góc. -Bằng 900. -Góc giữa hai đường thẳng luôn bé hơn hoặc bằng 900. 5/-Vị trí tương đối của hai đường thẳng: Cho hai đường thẳng và có PTTQ lần lượt là: và Xét hệ phương trình: +Hệ (I) có 1 nghiệm , khi đó cắt tại điểm . +Hệ (I) có vô số nghiệm , khi đó trùng với . +Hệ (I) vô nghiệm , khi đó và không có điểm chung hay song song với . 6.Góc giữa hai đường thẳng: Cho hai đường thẳng: Đặt: là VTPT của . là VTPT của . Khi đó: Hay Chú ý: Nếu thì  IV.Củng cố dặn dò: 1.Củng cố: (5 phút) -Đến đây em nào có thể trả lời câu hỏi: + Khi nào đường thẳng và đường thẳng cắt nhau? Trùng nhau? Song song nhau? + Bằng phương pháp toạ độ trong mặt phẳng thì góc giữa hai đường thẳng có công thức tính không? Tính như thế nào? -Qua bài học hôm nay các em cần nắm vững: +Dựa vào PTTQ của hai đường thẳng, ta biết được 2 đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song nhau mà không cần vẽ đồ thị hàm số, chỉ cần giải hệ phương trình tạo bởi hai đường thẳng đó hoặc lập tỉ số nếu đều khác 0. + Dựa vào PTTQ của hai đường thẳng ta tính được góc giữa hai đường thẳng. -Nếu còn thời gian thì làm bài tập áp dụng: Tìm tham số m để hai đường thẳng d1: x + 2y – 1= 0 và d2: mx -3y + 4 = 0 vuông góc với nhau. Đáp án: A.m=4 B. m=5 C. m=6 D. m=7 2.Dặn dò: (1phút) -Về nhà học bài + làm bài tập 5, 7_SGK trang 80-81.GV hướng dẫn nhanh. -Đọc trước phần 7_SGK trang 79. --------Hết------- TIẾT: 2 Tiết PPCT: 33 Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG §1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (Mục 7) 1. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh cần nắm: 1.1 Về kiến thức : – Véctơ chỉ phương của đường thẳng; phương trình tham số của đường thẳng; véctơ pháp tuyến của đường thẳng; phương trình tổng quát của đường thẳng , khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. 1.2 Về kỹ năng : hình thành được các kỹ năng: – Xác định được véctơ chỉ phương, véctơ pháp tuyến của đường thẳng; viết được phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng, tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. 2. Chuẩn bị phương tiện day học : – Sách giáo khoa, sách giáo viên. – Thước kẻ, bảng phụ, máy chiếu. 3. Phương pháp day học : – Nêu vấn đề, kết hợp đàm thoại gợi mở và giải quyết vấn đề, hoạt dộng nhóm.. 4. Tiến trình bài học : HĐ 1: Chứng minh để đi đến công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. HĐ 2: Rèn luyện kỹ năng tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. TGHĐ CỦA GIÁO VIÊNHĐ CỦA HỌC SINHNỘI DUNG7’ 13’ 10’ 10’*Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình tham số đường thẳng d đi qua M(1,3) và có vectơ chỉ phương . *Gọi học sinh lên bảng trả bài. *Gọi học sinh khác nhận xét *Nhận xét và cho điểm học sinh HĐ 1*Cho đường thẳng và điểm M .Hãy xác định vị trí của điểm H trên đường thẳng sao cho độ dài đoạn MH là ngắn nhất ? Nhận xét: Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng chính là độ dài của đoạn MH. *Muốn tính độ dài MH ta làm sao? Đường thẳng nào vừa chứa điểm M và H ? Đặt phương trình đường thẳng : ax + by + c = 0 ,điểm M, dường thẳng m đi qua M và vuông góc với vuông góc với tại H *Qua hình vẽ ta thấy H là giao điểm của m và .Chúng ta đã biết được phương trình đường thẳng .Vậy em nào có thể viết cho cô phương trình dường thẳng m? * H là giao điểm của đường thẳng m và vậy thì tọa độ của điểm H là nghiệm của hệ phương trình (1) và (2). Yêu cầu HS phát biểu công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng . Nhận xét: Nếu thì khoảng cách từ M đến đường thẳng bằng bao nhiêu? * Thay điểm M bởi điểm .Yêu cầu hoc sinh viết công thức tính khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng . Lưu ý: *Khi tính khoảng cách thì phương trình phải ở dạng phương trình tổng quát . Như vậy nếu cho phương trình ở dạng phương trình tham số hay chính tắc thì chúng ta phải đưa về phương trình tổng quát. * Khoảng cách là giá trị không âm. HĐ 2* Các ví dụ. Tính khoảng cách từ M(2;1) đến đường thẳng biết: a/ :3x – y + 2 = 0 b/ Tính khoảng cách từ M(-2;1) và O(0;0) đến đường thẳng có phương trình:3x - 2y -1 = 0 *Chia 4 nhóm giải. *Gọi học sinh nhận xét *Nhận xét và cho điểm học sinhHS: PTTS d: Học sinh quan sát HS: lên bảng vẽ hình. Từ điểm M kẻ đường thẳng vuông góc cắt tại H HS: Tính được tọa dộ điểm H HS: Đường thẳng qua M và vuông góc với HS: m Học sinh quan sát HS phát biểu. HS: Khoảng cách từ M đến đường thẳng bằng 0 HS: HS: d(M, )= d(O, )=  H M . M 7 Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng : Dựng đường thẳng m đi qua M và vuông góc với vuông góc với tại H m vuông góc với nên có véctơ chỉ phương Phương trình tham số m (1) : ax + by + c = 0 (2) Vậy d(M, )=MH= Công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng : Trong mp Oxy cho đường thẳng có phương trình: ax + by + c = 0 và điểm M .Khoảng cách từ M đến kí hiệu là d(M; )được tính bởi công thức : d(M, )= * Các ví dụ. Tính khoảng cách từ M(2;1) đến đường thẳng biết: a/ :3x – y + 2 = 0 b/ Giải: a/ b/  * Củng cố(5’): - Hs nêu được công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. - Hướng dẫn bài tập về nhà: 8 trang 81 ( SGK ) * Điều chỉnh cho phù hợp với từng lớp (nếu có) Chương III: KẾT LUẬN Qua qua trình nghiên của tôi đã rút ra được kết luận sau: I.Về mặt lý luận: Tiểu luận dựa trên quan điểm dạy học “Sử dụng giáo án điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh”. II.Về mặt thực tiễn: -Qua những vấn đề đã trình bày, tôi nhận thấy rằng để đạt kết quả tốt nhất trong hoạt động lên lớp giữa thầy và trò thì giáo viên cần phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học hiện có. -“Giáo án điện tử” có nhiều ưu điểm trong giảng dạy bộ môn Toán học ở trường THPT. Cho nên mỗi giáo viên cần phải khắc phục khó để phát huy được hết tác dụng của “Giáo án điện tử” trong hoạt động dạy - học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. -Tuy nhiên để kết quả tiết học đạt kết quả tốt nhất thì cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp và nhiều phương tiện trong giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất. III.Hướng mở rộng của tiểu luận: Không thể có một phương pháp dạy học cụ thể nào là vạn năng, người thầy phải biết sử dung các phương pháp dạy học một cách hợp lý để cho quá trình dạy học đạt kết quả cao nhất. Nhằm mang lại thật nhiều kiến thức cho học sinh trong thời gian ngắn nhất và học sinh khắc sâu kiến thức đã học, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Theo tôi do thời gian còn hạn chế nên tiểu luận chưa nghiên cứu sâu, hướng mở rộng của tiểu luận là tiếp tục đào sâu hơn những vấn đề chưa được làm sáng tỏ trong tiểu luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa THPT hiện hành_NXB Giáo Dục. 2.Sách giáo viên THPT hiện hành_NXB Giáo Dục. 3.Dạy và học hình học 10_Trần Văn Hạo chủ biên. ---Hết---

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng giáo án điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh.doc
Luận văn liên quan