Tăng trưởng của Heo con theo Mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng Heo sơ sinh và trọng lượng Heo cai sữa tại trại

Đề tài: Tăng trưởng của Heo con theo Mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng Heo sơ sinh và trọng lượng Heo cai sữa tại trại TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀI 63 TRANG GỒM MỤC LỤC : LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM TẠ . ii TÓM LƯỢC iii MỤC LỤC . iv DANH SÁCH BIỂU BẢNG vii DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .viii DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ix Chương 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 2.1 Đặc điểm các giống heo 2 2.1.1 Giống Yorkshire 2 2.1.2.Giống Landrace 2 2.1.3.Heo lai Yorkshire x Landrace . 3 2.2 Sinh lý tăng trưởng của heo con 3 2.2.1.Sự phát triển heo con thời kỳ sau thai . 3 2.2.2.Tăng trưởng của heo con 3 2.3 Sinh lý tiêu hóa ở heo con . 4 2.3.1.Sự phát triển bộ máy tiêu hóa ở heo con . 4 2.3.2. Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo 5 2.3.3. Sức đề kháng của heo con . 6 2.3.4. Sự biến đổi về pH . 7 2.3.5. Sự phát triển của hệ thống Enzim tiêu hóa . 8 2.3.6 Tuổi cai sữa . 9 2.3.7 Trọng lượng cai sữa . 9 2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con 9 2.4.1 Nhu cầu năng lượng . 10 2.4.2 Nhu cầu protein 11 2.4.3 Nhu cầu gluxid . 12 2.4.4 Nhu cầu vitamin . 12 2.4.5 Nhu cầu khoáng . 14 2.4.6 Nhu cầu lipid . 15 2.4.7 Nhu cầu nước . 16 2.5. Thức ăn – Dinh dưỡng . 16 2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp . 16 2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột 16 2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên 16 2.5.4. Lợi ích của thức ăn viên so với thức ăn bột . 17 2.6. Chăm sóc heo con cai sữa 17 2.6.1. Chuồng úm heo con cai sữa . 17 2.6.2. Cách chăm sóc 17 2.7 Công tác thú y . 19 2.7.1 Phòng bệnh 19 2.7.2 Trị bệnh . 20 2.7.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con 20 2.7.2.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con . 20 Chương 3.PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21 3.1 Nhận xét tổng quát về trại . 21 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21 3.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức trại 22 3.1.3 Vệ sinh thú y 23 3.2 Phương tiện thí nghiệm . 23 3.2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm . 23 3.2.2 Đối tượng thí nghiệm . 23 3.2.3 Chuồng trại 23 3.2.4 Thức ăn thí nghiệm 23 3.2.5 Nước uống . 24 3.2.6 Dụng cụ thí nghiệm 24 3.3 Phương pháp thí nghiệm . 24 3.3.1 Yếu tố môi trường 24 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo . 25 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 26 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi . 26 4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm . 26 4.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con . 27 4.2 Tổng quát về heo thí nghiệm 28 4.2.1 Tăng trưởng của heo thí nghiệm . 28 4.2.2 Tăng trưởng của heo thí nghiệm theo giới tính . 32 4.3 Hệ số tương quan 34 4.3.1 Đàn heo thí nghiệm 34 4.3.2 Về heo đực . 34 4.3.3 Về heo cái 34 4.4 Phương trình hồi qui . 36 4.4.1 Toàn đàn heo . 36 4.4.2 Heo đực . 37 4.4.3 Heo cái . 38 Chương 5.KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 41 5.1 Kết luận 41 5.2 Đề nghị . 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6025 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng trưởng của Heo con theo Mẹ và mối tương quan giữa trọng lượng Heo sơ sinh và trọng lượng Heo cai sữa tại trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viêm khớp, viêm dạ dày…(NRC, 1998). 2.4.6 Nhu cầu lipid Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10-15%. Phần lớn được dự trữ dưới da, quanh nội tạng, lipid được hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipit cao hơn heo lớn, vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhủ hóa. Lipid nhiều, heo ỉa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-16- chảy. Nếu gluxit và lipid không cân bằng xảy ra các thể xêtôn trong quá trình oxy hóa. Bình thường ceton trong máu đạt 1 - 2 mg%, nhưng khi dùng mỡ làm nguồn năng lượng chủ yếu thì ceton tăng lên 200 - 300 mg% gây hiện tượng ceton huyết, đến ceton niệu. Cơ thể heo bị toan huyết, heo con chết trong trạng thái hôn mê, vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cần hàm lượng mỡ thấp (Trương Lăng (2003)). 2.4.7 Nhu cầu nước Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò tối quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mặc dù trong 3 tuần đầu heo thường ăn ít thức ăn ăn vào, song lượng đó sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống cho heo (NRC, 2000). Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể. Trong máu, sữa, nước chiếm đến 80 - 95%. Cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mất 20% lượng nước cơ thể , heo con sẽ chết (Trương Lăng (2003)). 2.5 THỨC ĂN – DINH DƯỠNG 2.5.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn. Có nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau là tăng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân bằng về chất khoáng, vitamin... phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ khoáng và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Nguyễn Hữu Mạnh (2007)). Cân bằng giữa các chất cung cấp nhiệt năng và protid có lợi cho sinh sản, tích lũy các sản phẩm của gia súc. 2.5.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Nguyễn Hữu Mạnh (2007)). 2.5.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hoàng chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Thức ăn hỗn hợp dạng viên có những ưu điểm như: Gia tăng tính ngon miệng giứp lượng ăn vào nhiều hơn, tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-17- thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản. 2.5.4 Lợi ích của thức ăn viên so với thức ăn bột Ít hao hụt trong thời gian tồn trữ và vận chuyển do không thất thoát dạng bụi. Ít hao phí thức ăn và heo thích ăn, do đó không bị thừa. Thức ăn qua xử lý nhiệt nên mầm bệnh bị tiêu diệt phần nào. Mức tiêu hóa cao hơn do nhiệt và hơi nước nóng đã hồ hào một phần tinh bột giúp cho các phân tố hóa trong đường tiêu hóa dễ tác dụng hơn (Võ Ái Quấc (1995)). Thức ăn dạng viên có tốc độ tăng trưởng tăng 3-6%, giảm mức ăn vào 1-3%, hiệu suất sử dụng tăng từ 5-8%. Tuy nhiên, thức ăn viên có dạng bất lợi là chi phí xuất cao hơn so với thức ăn bột do công đoạn ép viên và hao tốn một phần vitamin cũng như có nguy cơ loét dạ dày của heo. 2.6 CHĂM SÓC HEO CON CAI SỮA 2.6.1 Chuồng úm heo con cai sữa Sau 28 ngày tuổi heo con tự sống bằng thức ăn nên cần có chuồng riêng để cai sữa sớm. Chuồng chia ra từng ngăn nhỏ 100-150 cm. Độ rộng của chuồng là 2m. Sau cai sữa nên nhốt riêng heo con theo trọng lượng, nuôi theo nhóm thì heo con sẽ phát triễn đồng đều hơn. Hiện nay theo kinh nghiệm của nhiều cơ sở chăn nuôi thì cai sữa heo con 28 ngày là thích hợp nhất. Thành của chuồng úm cao 85cm để heo con không nhảy ra ngoài được, sàn chuồng làm bằng vĩ sắt, giữa các thành sàn có khe hở 0,8-1 cm, độ cao của sàn so với mặt đất khoảng 60 cm. Mỗi chuồng úm nên có máng uống đặt cách sàn chuồng 25cm, có thể dùng máng uống tự động. Heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi là 7 kg đến 60 ngày tuổi đạt tối đa 18-20 kg. Sau 60 ngày tuổi chuyển heo con sang chuồng nuôi heo hậu bị và heo thịt (Trương Lăng (2000)). 2.6.2 Cách chăm sóc Heo con cai sữa có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, sức sản xuất của heo trong giai đoạn sao này. Những heo con khỏe mạnh, lanh lợi thì ăn mạnh và dễ dàng phù hợp trong điều kiện cai sữa. Cai sữa là thời gian rất khó cho heo con vì nó chịu ảnh hưởng lớn đối với stress do việc thay đổi dinh dưỡng từ sữa mẹ đến thức ăn khô. Một vần đề tránh stress trong giai đoạn cai sữa là sữ dụng thức ăn và chăn sóc đúng đắn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-18- Thức ăn giai đoạn này rất quan trọng vì heo không có bú sữa mẹ. Về thành phần dinh dưỡng giống như thức ăn cho heo tập ăn trong thời kỳ bú mẹ. Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho heo con cai sẵ dựa trên cơ sở dinh dưởng nhằm mục đích tăng trọng nhanh, giảm giá thành thức ăn, khẩu phần gồm những chất cơ bản: sữa dễ tiêu, CP vào khoảng 18-20%, Lysine 1,3%. Khi heo đạt tăng trọng cao hơn ta giảm khẩu phần protein xuống và năng lượng vào khoảng 3400 DE kcal/kg thức ăn. Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn có vai trò quan trọng, được nhiều tác giả công nhận. Khi sử dụng kháng sinh cho heo con cai sữa trong thức ăn sẽ tăng tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng sử dụng thức ăn, giảm tỉ lệ chết, việc ảnh hưởng thức ăn viên làm tăng tốc độ phát triển của heo. Không để cho heo con bị tiêu chảy. Tiêu chảy không những heo không lớn mà còn bị sút cân, ốm yếu, dễ mắc bệnh phụ nhiễm. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại. Trong ruột heo có một quần thể gồm hàng triệu vi khuẩn, vi khuẩn này không có hại mà có lợi sống cân bằng tự nhiên với chủ của chúng. Khi sự cân bằng này bị rối loạn thì những vi khuẩn vô hại bắt đầu trở nên có hại đồng thời trong điều kiện đó cũng dễ bị nhiễm bệnh do một trong các loại vi khuẩn có hại luôn ở chung quanh heo. Cai sữa là thời điểm mà sự cân bằng dể bị rối loạn. Trước khi cai sữa, heo con sống bằng một khẩu phần gần như hoàn hảo, ấm nóng, có khả năng tiêu hóa hoàn toàn được phân phối trực tiếp (qua thức ăn sớm và bú mẹ) khoảng 18 lần trong ngày, một chế độ dinh dưỡng lý tưởng. Lúc cai sữa, chúng đột ngột mất điều kiện này, thay vào đó toàn thức ăn thực vật khô tương đối khó tiêu hóa. Thường khi cai sữa, cho heo con nhịn đói một ngày, chỉ cho uống nước. Do đó, một vài ngày chúng sục sạo tìm thức ăn và nhận thấy thức ăn khô cũng ăn được, ăn ngon và ăn nhiều hơn để bù cho lúc trước. Kết quả trong vòng ít ngày toàn bộ trạng thái của ruột thay đổi hẳn, lúc này vi khuẩn có hại chóp thời cơ nổi lên. Heo nào không chống nổi stress lúc cai sữa sẽ bị tiêu chảy (Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (2000)). Phương pháp hạn chế tiêu chảy heo con do E.coli. Một yếu tố ảnh hưởng liên kết với E.coli là sự thay đổi thức ăn đột ngột, heo con có thể ăn hết thức ăn sau đói bụng và ăn nhiều từ đó dẫn đến tiêu chảy. Thành phần thức ăn cũng quan trọng, thức ăn phải có chất lượng cao. Cho heo ăn nhiều lần, ngày đêm ít nhất 8 lần, tránh rơi vãi nhất là cho ăn mỗi lần một ít vừa đủ no, không để thức ăn thừa trong máng. Dùng thức ăn viên tốt nhất, không trộn với nước. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-19- Môi trường xung quanh không ô nhiễm, thoáng khí, không nóng nực, mật độ thích hợp sẽ làm cho heo sống thoải mái, ăn nhiều không bệnh tật. Về môi trường ảnh hưởng, heo con có bề mặt tiết diện lớn hơn nữa khă năng giữ nhiệt thấp nên chịu nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp la 27-280 C, chênh lệch 20 C. Có thể dùng phương pháp tấc cả cai sữacungf một lúc và sưởi ấm chuồng trại trước khi cai sữa. Tốc độ gió cũng hạn chế, điều kiện ẩm ướt cũng nên tránh. Song mật độ nuôi cũng được phân bố đúng mức: từ 5-14kg cần 0,15 m2 ; 18 kg cần 0,2 m2 ; trên 20 kg cần diện tích lớn hơn 0,25 m2 cho một con heo sữa. Tốc độ phất triển cần đạt: tăng trọng bình quân từ 400-559g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn từ 1,4-1,6 và tỷ lệ chết 0,5-2,5% ở mức cho phép đối với heo con cao sản. 2.7 CÔNG TÁC THÚ Y 2.7.1 Phòng bệnh Theo Nguyễn Thanh Sơn (2005), nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh bao gồm: Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: Nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ,... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi; Các biện pháp khử trùng tiêu độc: Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10 % (1kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol từ 1-3%, Crezil 3-5 %, Cloramin-T,...theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Vệ sinh thức ăn và nước uống: Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho heo ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-20- 2.7.2 Trị bệnh 2.7.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con Bệnh tiêu chảy phổ biến ở heo con sau cai sữa chuyển sang thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân chính do chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi, không đảm bảo dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi…bệnh không chỉ xảy ra ở 1 - 2 con mà xảy ra với số lượng lớn (Trương Lăng (2000)). 2.7.2.2 Một số bệnh khác thường gặp trên heo con Bệnh phân trắng heo con: thường xảy ra ở heo con còn bú, ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (toxemie) hoặc bại huyết (cepticemie) (Trương Lăng (2003)). Bệnh phó thương hàn: heo con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện, cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng (Trương Lăng (2000)). PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-21- DỰ ÁN LUXEMBURG 20.000m2 VP- LỚP WC-KHO BỂ LỌC AO 3 AO 2 AO 1 NHÀ Ủ 15.020m2 ĐỒNG CỎ TỰ NHIÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TRÂU TA 11.949m2 Biogas ĐỒNG CỎ NĂNG SUẤT CAO SANSED H BIO-GAS Dãy A Dãy B Dãy C Dãy D CỔNG PHỤ CỔNG CHÍNH CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ TRẠI 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Đất đai: Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ được xây dựng trên vùng đất ruộng bơm cát thuộc loại đất phèn. Diện tích của toàn trại khoảng 7ha bao gồm chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải, đất trồng cây, trồng cỏ, ao hồ, mương, đường đi, văn phòng và nhà kho. Sơ đồ trại: Sơ đồ 1: Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ Khí hậu: Trại chăn nuôi Thực Nghiệm Trường Đại Học cần Thơ nói riêng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 4, mùa này khí hậu khô nóng. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều. Tuỳ theo từng mùa mà nhiệt độ, ẩm độ thay đổi khác nhau. TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Diện tích: 7ha PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-22- 3.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức trại Tổ chức Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức trại Chăn Nuôi Thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm của trường Đại Học Cần Thơ dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của bộ môn chăn nuôi khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trại phát triển chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, cho sinh viên thực tập và nghiên cứu khoa học đồng thời trại còn cung cấp con giống và sản phẩm ra thị trường. Quản lý Quản lý lao động: bằng việc qui định giờ hằng ngày, bảng chấm công, lịch trực của kỹ thuật viên. Quản lý vật tư: Kế toán theo dõi việc xuất, nhập sản phẩm vật tư ở trại. Quản lý sản phẩm: Sổ theo dõi bệnh án, chuẩn đoán, điều trị. Sổ theo dõi thức ăn mổi ngày ở các tổ. Sổ theo dõi ngày phối, dự kiến ngày đẻ của heo. Sổ theo dõi số lượng gia súc. TRƯỞNG TRẠI KẾ TOÁN THỦ QUỸ THỦ KHO PHÒNG KỸ THUẬT TỔ CHĂN NUÔI TRẠI HEO PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-23- 3.1.3 Vệ sinh thú y Trong chăn nuôi vệ sinh phòng bệnh là một khâu đặc biệt quan trọng. Để giảm thiểu tối đa dịch bệnh xảy ra, trại rất quan tâm đến vấn đề này. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, vệ sinh gia súc 2 lần/ngày, buổi sáng lúc 8giờ, buổi chiều lúc 14 giờ Hàng tuần sát trùng tất cả các dãy chuồng và khu vực xung quanh chuồng 2 lần/tuần bằng Benkocid, rải vôi bột đầu các dãy chuồng. Thường xuyên khai thông cống rãnh, phát hoang bụi rậm, dọn cỏ sạch sẽ xung quanh chuồng trại. 3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại Học Cần Thơ tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Hình 3: Trại Chăn Nuôi Thực nghiệm Thời gian: từ 15/12/2008 đến 15/3/2009. 3.2.2 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được thí nghiệm tiến hành với 15 bầy heo con thuộc giống heo lai 2 máu là giống Yorkshire x Landrace. 3.2.3 Chuồng trại Heo thí nghiệm được nuôi trên chuồng sàn có vòi nước tự động, có máng ăn. 3.2.4 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn sử dụng cho heo thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp dạng viên của công ty CARGILL và UNI PRESIDENT dành cho heo con tập ăn và heo nái. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-24- Hai loại thức ăn của công ty CARGILL mà trại sử dụng là 1012 (dành cho heo con tập ăn từ 7 ngày tuổi trở lên) và Pigtech 1 (dành cho heo 25 ngày tuổi) Hai loại thức ăn của công ty UNI PRESIDENT mà trại sử dụng là N1212 (dùng cho heo nái mang thai) và N1222 (dùng cho heo nái nuôi con). Bảng 7: Tên và thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp CARGILL UNI PRESIDENT Tên công ty và loại thức ăn 1012 Pigtech 1 N1212 N1222 Độ ẩm tối đa (%) Protein tối thiểu (%) Xơ tối đa (%) Canxi (%) Phospho tối thiểu (%) Muối (%) Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg) Kháng sinh, dược liệu Hoocmon 14 16 8 0,8-1,2 0,6 0,2-1 3075 - - 14 19 5 0,8-1,2 0,7 0,2-0,5 3200 - - 13 13 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 2900 - - 13 15 8 0,8-1 0,5 0,2-0,4 3100 - - 3.2.5 Nước uống Nước uống được lấy từ nguồn nước giếng đã qua xử lý. 3.2.6 Dụng cụ thí nghiệm Cân đồng hồ 30 kg.. Nhiệt ẩm kế dùng để đo nhiệt độ, ẩm độ (hãng sản xuất: Model) 3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.3.1 Yếu tố môi trường Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi trong 3 tháng, mỗi tuần đo 1 lần vào lúc 3 giờ, 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ, 23 giờ. Vị trí đo nhiệt độ: Ngoài chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định trong bóng râm cách mặt đất 1 – 1,5 m. Trong chuồng: nhiệt độ và ẩm độ không khí được xác định tại các vị trí cách nền chuồng 20 – 25 cm và phải ở ít nhất 3 vị trí khác nhau trong một ô chuồng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-25- 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo Đánh dấu heo sơ sinh (đánh số tai). Cân trọng lượng sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh, ghi nhận trọng lượng sinh theo giới tính. Cân trọng lượng 21 ngày. Cân trọng lượng cai sữa (28 ngày cai sữa). Tính hệ số tương quan giữa trọng lượng sơ sinh (x) và trọng lượng cai sữa (y). rxy= y x y x y x d d . . - Tính phương trình hồi qui: y = a + bx a = y - bx b = ( ) å å å å å - - n x x n y x y x i i i i i i 2 2 3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu ghi thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-26- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI 4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm Bảng 8: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi ( o C) Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ Trong chuồng 27,3 29,6 30,8 27,7 27,2 26,9 Vị trí Ngoài chuồng 27,0 31,1 32,7 27,2 26,5 25.4 Biểu đồ 1: Biến động nhiệt độ trong và ngoài chuồng Qua số liệu nhiệt độ thu thập được vào các thời điểm 7giờ, 11giờ, 15giờ, 19giờ, 23giờ, 3giờ và được lấy cố định vào một ngày trong tuần trong suốt thời gian thí nghiệm. Nhận thấy: nhiệt độ lên rất cao vào khoảng từ 11giờ - 15giờ và có lúc nhiệt độ lên đến 31o C ở trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (bóng râm) vào khoảng 32o C. Nhiệt độ bắt đầu giảm dần 15giờ - 3giờ hôm sau. Vào khoảng từ 11giờ - 15giờ nhiệt độ ngoài chuồng nuôi cao hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi và bắt đầu từ 19giờ - 7giờ thì nhiệt độ ngoài chuồng nuôi thấp hơn nhiệt độ trong chuồng nuôi. Điều này là do ban ngày khi trời nóng ở trại chạy hệ thống quạt hút, màn nước để giảm nhiệt độ, còn ban đêm do chuồng kín nên nhiệt độ chuồng nuôi được giữ khá ổn định (khoảng 270 C). Theo bảng trên ta thấy nhiệt độ chuồng ở trại heo trung bình từ 26,9 – 30,8o C. Theo tác giả Aumaitre (1967) cho thấy tốc độ sinh trưởng của heo con cao nhất ở chuồng nuôi có nhiệt độ là 28o C và theo Châu Bá Lộc (1983) thì nhiệt độ chuồng ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-28o C thì thích hợp đối với heo nhưng theo Bianca (1964) và tài liệu chăn nuôi heo vùng nhiệt đới thì nhiệt độ thích hợp cho heo con là 28 - 32 o C. Theo Faibrother (1992) heo chưa cai sữa nhiệt độ thích hợp là 0 5 10 15 20 25 30 35 7 giờ 11 giờ 15 giờ 19 giờ 23 giờ 3 giờ Trong Ngoài PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-27- 32 – 34o C.Theo Huỳnh Tấn Phước (1977) ở nhiệt độ chuồng khoảng 30o C heo vẫn còn ăn ngon miệng, cao hơn 30o C heo sẽ kém ăn, nhiệt độ lên đến 35o C heo ăn ít và tăng trọng giảm. Nếu trên 35o C heo sẽ bị cảm nắng và thân nhiệt heo lến đến 40o C (Trần Thị Ngọc Trân (2008)). Do đó kết quả nhiệt độ chuồng nuôi ta thu được tương đối phù hợp. 4.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường đến sinh trưởng heo con Bảng 9: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi (%) Giờ 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ Trong chuồng 76,2 66,8 69,1 75,5 77,8 81,8 Vị trí Ngoài chuồng 78,3 63,7 58,6 77,5 82,6 85,5 Biểu đồ 2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng Nhiệt độ và ẩm độ có mối quan hệ trực tiếp và liên quan với nhau. Khi ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm và ngược lại, do khi ẩm độ cao thì lượng hơi nước bốc hơi nhiều tức là nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí nhiều nhưng trong quá trình chuyển thì phải hút nhiệt vào nên làm cho nhiệt độ giảm (Trần Thị Ngọc Trân (2008)). Quan sát bảng trên và biểu đồ ta thấy ẩm độ giảm vào lúc 7h đến 15h và tăng vào lúc 19h đến 3h ngày hôm sau. Ẩm độ ngoài chuồng cao nhất lúc 3h và thấp nhất vào lúc 15h. Còn ẩm độ trong chuồng thì vẫn cao nhất là lúc 3h nhưng thời điểm thấp nhất là 11h. Vì lúc thời điểm 15h do công nhân vừa mới hoàn tất việc tắm heo và dội rửa chuồng.Bên cạnh đó ta thấy rằng ẩm độ trong chuồng lúc 11h và 15h cao hơn ẩm độ ngoài chuồng là do vào hai thời điểm này nhiệt độ chuồng cao nên heo giải nhiệt qua việc đi tiểu nhiều. Còn ẩm độ trong chuồng vào lúc 19h, 23h, 3h, 7h 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 7giờ 11giờ 15giờ 19giờ 23giờ 3giờ % Trong Ngoài PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-28- thấp hơn ẩm độ ngoài chuồng là do mô hình chuồng kín có hệ thống quạt hút và hệ thống thoát nước khá hiệu quả nên làm giảm bớt ẩm độ trong chuồng. Theo bảng trên ẩm độ trong chuồng tối đa vào lúc 3h (81,8%) và tối thiểu vào lúc 11h (66,8%). Theo MARD – DAFE, ASA và US (Trần Thị Ngọc Trân (2008)) thì ẩm độ thích hợp cho heo con theo mẹ từ 50 – 74% và theo Plafon (1974) thì ẩm độ tối đa cho heo con theo mẹ là 75%. Theo Võ Văn Sơn (2002), ẩm độ tối hảo cho các loài 60 – 80%, trung bình là 70%. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) ẩm độ thích hợp cho heo từ 0 – 5 tuần tuổi là 60%. Như vậy ẩm độ ta thu được ở đây tương đối cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên. Ẩm độ trên 80% làm giảm tăng trọng heo, giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số phôi, tăng tử số heo sơ sinh, đẻ khó và tỉ lệ nâng cao (Châu Bá Lộc, 1989). Những đàn heo nuôi ở chuồng ẩm ướt thì sinh trưởng, phát triển kém, dễ mắc bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con (Trần Thị Ngọc Trân (2008)). Theo Châu Bá Lộc (1983 – 1988), ẩm độ từ 55 – 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt, nhưng lớn hơn 90% thì ảnh hưởng rất lớn, bất kỳ ở nhiệt độ không khí cao hay thấp. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ẩm dộ tương đối cũng biến thiên theo các thời điểm trong ngày, ẩm độ tăng hay giảm còn tùy thuộc vào mật độ gia súc, hơi nước trong chuồng và từ ngoài vào (Trần Thị Ngọc Trân (2008)). 4.2 TỔNG QUÁT VỀ HEO THÍ NGHIỆM Thí nghiệm theo dõi trên 134 heo con (còn sống) F1 (Yorkshire x Landrace) tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An tỉnh Hậu Giang. Heo được đánh số tai theo dõi và cân tại các thời điểm sơ sinh, lúc 21 và 28 ngày tuổi (lúc cai sữa). Các chỉ tiêu đánh giá gồm: trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 và 28 ngày tuổi cũng như tăng trọng qua các giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa theo mức trọng lượng sơ sinh và theo giới tính. 4.2.1 Tăng trưởng của heo thí nghiệm Trong thí nghiệm các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, bệnh và thức ăn đều tương đương nhau chỉ khác nhau về tuổi và trọng lượng lúc cai sữa PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-29- Bảng 10: Trọng lượng heo thí nghiệm Chỉ tiêu n Trung bình Độ lệch chuẩn TL sơ sinh (kg/con) 134 1,45 0,22 TL 21 ngày tuổi (kg/con) 134 5,17 1,16 TL 28 ngày tuổi (kg/con) 134 6,76 1,23 TT heo sơ sinh-28 ngày tuổi (g/ngày) 134 190 40 Biểu đồ 3: Trọng lượng của heo thí nghiệm Qua bảng trên, số heo theo dõi là 134 heo với trọng lượng trung bình lúc sơ sinh là 1,45 ± 0,22 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,17 ± 1,16 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,76 ± 1,23 kg/con. Tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 190 ± 40 g/ngày. Trọng lượng heo 21 và 28 ngày tuổi tăng lên theo trọng lượng sơ sinh của chúng. Cụ thể, khi trọng lượng heo thí nghiệm lúc sơ sinh từ 0,9 kg đến 1,8 kg (trung bình là 1,45 kg) thì trọng lượng heo lúc 21 ngày tuổi tăng lên từ 2,6 kg đến 7,5 kg (trung bình là 5,17 kg). Khuynh hướng như vậy cũng được thể hiện ở trọng lượng heo lúc 28 ngày tuổi, khi heo ở 28 ngày tuổi thì trọng lượng đạt từ 3,9 kg đến 9,3 kg (trung bình là 6,76 kg). Như vậy sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể heo tăng lên theo tuổi. Cụ thể, ở 21 ngày tuổi sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể ở heo là 4,9 kg và ở 28 ngày tuổi là 5,4 kg. 1.45 5.17 6.76 0 1 2 3 4 5 6 7 8 TL Sơ sinh TL 21 ngày TL cai sữa kg PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-30- Ta có thể chia heo thí nghiệm làm 3 nhóm Bảng 11: Trọng lượng trung bình và tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo Chỉ tiêu n Trọng lượng trung bình (kg/con) Tăng trọng trung bình (g/ngày) Heo dưới 1 kg 4 0,88 ± 0,05 130 ± 20 Heo 1 – 1,5 kg 81 1,35 ± 0,14 180 ± 40 Heo trên 1,5 kg 49 1,67 ± 0,08 210 ± 30 Nhóm trọng lượng heo dưới 1 kg có trọng lượng trung bình là 0,88 ± 0,05 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 130 ± 20 g/ngày. Nhóm trọng lượng heo 1 – 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,35 ± 0,14 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 180 ± 40 g/ngày. Nhóm trọng lượng heo trên 1,5 kg có trọng lượng trung bình là 1,67 ± 0,08 kg/con và tăng trọng trung bình của heo từ sơ sinh đến cai sữa là 210 ± 30 g/ngày. Biểu đồ 4: Trọng lượng trung bình của 3 nhóm heo Biểu đồ 5: Tăng trọng trung bình của 3 nhóm heo 0.88 1.35 1.67 0 0.5 1 1.5 2 Heo 1,5 kg kg 130 180 210 0 50 100 150 200 250 Heo 1,5 kg g/ngày PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-31- Cùng với sự tăng trọng lượng heo con ở 21 và 28 ngày tuổi, khi trọng lượng sơ sinh tăng lên thì tăng trọng của heo con cũng tăng lên. Kết quả cho thấy, một số ít heo con có trọng lượng nhỏ (từ 1 kg trở xuống) sống đến cai sữa (tỷ lệ sống 50 - 60%) (Phan Xuân Hảo, 2008) nhưng gắn liền với nó là tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ và cai sữa (21 – 28 ngày tuổi). Cụ thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh từ 1 kg trở xuống tăng trọng 146 g/ngày và những heo con có trọng lượng từ 1,1 kg trở lên tăng trọng 248 g/ngày. Do đó, khi trọng lượng sơ sinh/con ở heo con tăng lên thì trọng lượng ở giai đoạn 21 ngày và cai sữa cũng tăng lên. Về tỉ lệ chết của heo sơ sinh Bảng 12: Tỉ lệ chết của heo theo trọng lượng sơ sinh Trọng lượng sơ sinh Số con sơ sinh Số con chết Tỉ lệ chết Heo < 1 kg 8 4 50 % Heo 1 – 1,5 kg 89 8 9% Heo > 1,5 kg 53 4 7,5% Theo bảng trên ta thấy trọng lượng heo sơ sinh càng nhỏ thì tỉ lệ chết càng cao do sức tăng trưởng và khả năng chống chịu bệnh tật kém. Như vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì ta phải tìm cách làm cho trọng lượng heo sơ sinh cao, muốn vậy ta phải chăm sóc giai đoạn heo nái đang mang thai thật tốt như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi heo một cách hợp lý. Kết quả thu được về ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh/con đến trọng lượng và tăng trọng ngày đêm ở heo con trong theo dõi này có thể so sánh với một số thông báo khác. Camphell và Dunkin (1982), Le Dividich (1999), Damgaard et al (2003) cho biết ở trọng lượng cai sũa có liên quan đến trọng lượng sơ sinh/con. Quiniou et al (2002) cho biết, những heo con có trọng lượng sơ sinh thấp (dưới 1 kg) có mức tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ, cai sữa và giai đoạn nuôi thịt thấp hơn những heo con có mức trọng lượng sơ sinh lớn. Hơn nữa các tác giả này còn cho biết, nếu trọng lượng sơ sinh/con cứ tăng thêm 100g thì trọng lượng cai sữa/con sẽ tăng thêm 400g đối với những heo con có trọng lượng sơ sinh 1 kg, trong khi đó với những heo con có trọng lượng sơ sinh 2 kg là 200g (Phan Xuân Hảo, 2008). Sự khác nhau về trọng lượng cơ thể heo con giữa những con có trọng lượng sơ sinh bé và lớn tăng lên sau cai sữa và sự chênh lệch này đạt 5,4 kg lúc cai sữa (27 ngày). Milligan et al (2002) chỉ ra rằng heo con Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có trọng lượng sơ sinh nhỏ (0,9 – 1,05 kg/con) có trọng lượng cai sữa/con (lúc 28 ngày) từ 5,91 đến 7,11 kg, trong khi đó những heo con có trọng lượng sơ sinh lớn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-32- (1,38 – 1,57 kg/con) trọng lượng cai sữa đó là 7,56 – 8,91 kg. Smith và cộng tác viên (2007) cho biết ở con lai F1 (Landrace x Yorkshire) thì trọng lượng sơ sinh/con tăng từ 0,86 – 2,24 kg trọng lượng cơ thể lúc cai sữa (14 - 21 ngày) tăng từ 4,15 kg đến 7,15 kg và lúc 42 ngày sau cai sữa tăng lần lượt tương ứng là 15,52 lên 23,41 kg. Deen và Bilkei (2004) cho biết, trọng lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và tăng trọng ngày đêm của heo con từ sơ sinh đến 21 ngày. Cụ thể, những heo con có trọng lượng sơ sinh ở mức trung bình (1,2 – 1,59 kg) và lớn (>1,6 kg) có tăng trọng trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi cao hơn so với những heo con có trọng lượng bé (0,9 – 1 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh bé chỉ đạt trọng lượng 21 ngày chỉ đạt 3,6 – 5,9 kg với tăng trọng ở giai đoạn này là 241 – 466 g/ngày. Gondret và cộng tác viên (2005) cho biết, trọng lượng sơ sinh có ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con có ảnh hưởng đến giai đoạn theo mẹ và cai sữa so với heo con có mức trọng lượng lớn (1,75 – 2,05 kg). Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ đạt 7,45 kg lúc cai sữa (27 ngày) với mức tăng trọng là 208 g/ngày, trong khi đó heo có trọng lượng sơ sinh lớn đạt 9,9 kg với mức tăng trọng 301 g/ ngày. 4.2.2 Tăng trưởng của heo thí nghiệm theo giới tính Về heo đực thí nghiệm Bảng 13: Trọng lượng heo đực thí nghiệm Heo đực n Trung bình Độ lệch chuẩn TL sơ sinh (kg/con) 70 1,46 0,25 TL 21 ngày tuổi (kg/con) 70 5,26 1,21 TL 28 ngày tuổi (kg/con) 70 6,86 1,29 Qua bảng trên, số heo đực theo dõi là 70 con với trọng lượng trung bình của heo lúc sơ sinh là 1,46 ± 0,25 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,26 ± 1,21 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,86 ± 1,29 kg/con. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-33- Về heo cái thí nghiệm Bảng 14: Trọng lượng heo cái thí nghiệm Heo cái n Trung bình Độ lệch chuẩn TL sơ sinh (kg/con) 64 1,44 0,22 TL 21 ngày tuổi (kg/con) 64 5,07 1,10 TL 28 ngày tuổi (kg/con) 64 6,66 1,16 Qua bảng trên, số heo cái theo dõi là 64 con với trọng lượng trung bình của heo lúc sơ sinh là 1,44 ± 0,22 kg/con, 21 ngày tuổi là 5,07 ± 1,10 kg/con, 28 ngày tuổi là 6,66 ± 1,16 kg/con. Biểu đồ 6: Trọng lượng heo đực và heo cái So sánh tăng trưởng của heo đực và heo cái tại các thời điểm sơ sinh, 21 và 28 ngày Bảng 15: Tăng trọng của heo đực và cái từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi Chỉ tiêu n Trung bình Độ lệch chuẩn TT heo đực sơ sinh-28 ngày (g/ngày) 70 193 40 TT heo cái sơ sinh-28 ngày (g/ngày) 64 187 40 Nhìn chung trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 và 28 ngày tuổi ở heo đực cao hơn heo cái, tuy nhiên sự sai khác về các chỉ tiêu trên là không rõ ràng. Cụ thể, trọng lượng sơ sinh của heo đực và heo cái là 1,46 ± 0,25 kg và 1,44 ± 0,22 kg. Trọng lượng lúc 21 ngày tuổi của heo đực và heo cái là 5,26 ± 1,21 kg và 5,07 ± 1,10 kg. Trọng lượng lúc 28 ngày tuổi của heo đực và heo cái là 6,86 ± 1,29 kg và 6,66 ± 1,16 kg. Tăng trọng trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa của heo đực và heo cái là 193 ± 40 và 187 ± 40 g/ngày. Như vậy, mặc dù trọng lượng sơ sinh ở heo đực có 1.46 5.26 6.86 1.44 5.07 6.66 0 1 2 3 4 5 6 7 8 TL sơ sinh TL 21 ngày TL cai sữa kg Heo đực Heo cái PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-34- phần cao hơn heo cái nhưng tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa là tương đương nhau giữa heo đực và heo cái. Kết quả trên đây cũng phù hợp với nhận định của Daza et al (2000), Deen và Bilkei (2004) là tăng trọng ở heo đực và heo cái là như nhau mặc dù heo đực có trọng lượng sơ sinh có phần là cao hơn heo cái. 4.3 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 4.3.1 Đàn heo thí nghiệm Sau khi các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel thu được kết quả sau: Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo 21 ngày là r = 0,66; hệ số xác định là R2 = 0,44. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo 21 ngày là vừa (trung bình). Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo 28 ngày là r = 0,61; hệ số xác định là R2 = 0,37. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo 28 ngày là vừa (trung bình). Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo 21 ngày và trọng lượng heo 28 ngày là r = 0,92; hệ số xác định là R2 = 0,84. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo 21 ngày và trọng lượng heo 28 ngày là chặt chẽ. 4.3.2 Về heo đực Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo đực sơ sinh và trọng lượng heo đực 21 ngày là r = 0,70; hệ số xác định là R2 = 0,49. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo đực sơ sinh và trọng lượng heo đực 21 ngày là chặt chẽ. Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo đực sơ sinh và trọng lượng heo đực 28 ngày là r = 0,65; hệ số xác định là R2 = 0,42. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo đực sơ sinh và trọng lượng heo đực 28 ngày là vừa (trung bình). Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo đực 21 ngày và trọng lượng heo đực 28 ngày là r = 0,92; hệ số xác định là R2 = 0,84. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo đực 21 ngày và trọng lượng heo đực 28 ngày là chặt chẽ. 4.3.3 Về heo cái Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo cái sơ sinh và trọng lượng heo cái 21 ngày là r = 0,60; hệ số xác định là R2 = 0,36. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo cái sơ sinh và trọng lượng heo cái 21 ngày là vừa (trung bình). Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo cái sơ sinh và trọng lượng heo 28 ngày là r = 0,56; hệ số xác định là R2 = 0,31. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo cái sơ sinh và trọng lượng heo cái 28 ngày là vừa (trung bình). PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-35- Hệ số tương quan giữa trọng lượng heo cái 21 ngày và trọng lượng heo 28 ngày là r = 0,92; hệ số xác định là R2 = 0,84. Kết quả trên cho thấy mức tương quan giữa trọng lượng heo cái 21 ngày và trọng lượng heo cái 28 ngày là chặt chẽ. Kết quả thu được về hệ số tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa (r = 0,66) so sánh với kết quả của Lương Thu Nga (1981) (r = 0,18) và Nguyễn Thị Hoa Lệ (1983) (r = 0,35) thì kết quả sau này có phần cao, chặt chẽ hơn. Kết quả phù hợp với Ragab (1953) và nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng giữa trọng lượng sơ sinh – trọng lượng cai sữa, trọng lượng xuất chuồng có tương quan cao. Khi trọng lượng sơ sinh, cai sữa càng nặng thì trọng lượng xuất chuồng càng cao. Theo Trần Cừ (1972) thì trọng lượng sơ sinh của heo lớn hơn mức độ nhất định nào đó cũng nói lên được tình hình phát dục của thai và cũng có thể cho biết được tiềm lực sinh trưởng của heo sau khi đẻ ra và giữa trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa có mối tương quan chung nhất định. Đó là tương quan thuận khá rõ. Tóm lại, trọng lượng sơ sinh càng nặng thì tốc độ sinh trưởng càng nhanh. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-36- 4.4 PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI 4.4.1 Toàn đàn heo Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo sơ sinh (x) và trọng lượng heo 21 ngày (y) như sau: y = 0,19 + 3,43x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,43 là có ý nghĩa. Biểu đồ 7: Phương trình hồi qui giữa TL heo sơ sinh và TL heo 21 ngày Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo sơ sinh (x) và trọng lượng heo 28 ngày (y) như sau: y = 1,82 + 3,40x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,4 là có ý nghĩa. Biểu đồ 8: Phương trình hồi qui giữa TL heo sơ sinh và TL heo 28 ngày Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo 21 ngày (x) và trọng lượng heo 28 ngày (y) như sau: y = 1,72 + 0,98x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 0,98 là có ý nghĩa. y = 1,82 + 3,40x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y Y = 0,19 + 3,43 0 2 4 6 8 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-37- Biểu đồ 9: Phương trình hồi qui giữa TL heo 21 và TL heo 28 ngày 4.4.2 Heo đực Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo đực sơ sinh (x) và trọng lượng heo đực 21 ngày (y) như sau: y = 0,27 + 3,41x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,41 là có ý nghĩa. Biểu đồ 10: Phương trình hồi qui giữa TL heo đực sơ sinh và TL heo đực 21 ngày Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo đực sơ sinh (x) và trọng lượng heo đực 28 ngày (y) như sau: y = 1,84 + 3,43x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,43 là có ý nghĩa. Biểu đồ 11: Phương trình hồi qui giữa TL heo đực sơ sinh và TL heo đực 28 ngày y = 1,84 + 3,43x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y y = 1,72 + 0,98x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 kg Y Predicted Y y = 0,27 + 3,41x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-38- Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo đực 21 ngày (x) và trọng lượng heo đực 28 ngày (y) như sau: y = 1,68 + 0,98x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 0,98 là có ý nghĩa. Biểu đồ 12: Phương trình hồi qui giữa TL heo đực 21 và TL heo đực 28 ngày 4.4.3 Heo cái Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo cái sơ sinh (x) và trọng lượng heo cái 21 ngày (y) như sau: y = 0,12 + 3,40x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,40 là có ý nghĩa. Biểu đồ 13: Phương trình hồi qui giữa TL heo cái sơ sinh và TL heo cái 21 ngày Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo cái sơ sinh (x) và trọng lượng heo cái 28 ngày (y) ta có kết quả như sau: y = 1,88 + 3,32x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 3,32 là có ý nghĩa. y = 1,68 + 0,98x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 kg Y Predicted Y y = 0,12 +3,40x 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-39- Biểu đồ 14: Phương trình hồi qui giữa TL heo cái sơ sinh và TL heo cái 28 ngày Phương trình hồi qui giữa trọng lượng heo cái 21 ngày (x) và trọng lượng heo cái 28 ngày (y) ta có kết quả như sau: y = 1,78 + 0,96x. Trắc nghiệm cho thấy hệ số hồi qui b = 0,96 là có ý nghĩa. Biểu đồ 15: Phương trình hồi qui giữa TL heo cái 21 và TL heo cái 28 ngày Từ phương trình hồi qui ta sẽ dự đoán được kết quả trọng lượng heo 21 và 28 ngày tuổi sau khi biết được trọng lượng sơ sinh của chúng. Về đàn heo thí nghiệm, nếu trọng lượng của heo sơ sinh lần lượt là 1; 1,5; 2 kg thì ta có thể dự đoán được trọng lượng của heo 21 ngày là 3,62; 5,34; 7,05 kg và trọng lượng của heo 28 ngày là 5,22; 6,92; 8,62 kg. Phương trình này cũng thể hiện được mối tương quan giữa trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa. Nếu trọng lượng sơ sinh cao thì trọng lượng cai sữa sẽ cao. y = 1,88 + 3,32x 0 2 4 6 8 10 0 0.5 1 1.5 2 kg Y Predicted Y y = 1,78 + 0,96x 0 2 4 6 8 10 0 2 4 6 8 kg Y Predicted Y PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-40- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Từ kết quả thu thập và được xử lý trong quá trình thí nghiệm, có một số kết luận như sau: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của heo con theo mẹ. Mối tương quan giữa trọng lượng heo sơ sinh và trọng lượng heo cai sữa là vừa (trung bình) ( r = 0,61). Trọng lượng heo sơ sinh cao thì trọng lượng heo cai sữa sẽ cao, trọng lượng heo sơ sinh thấp thì trọng lượng heo cai sữa sẽ thấp. Tăng trọng ở heo đực và heo cái là như nhau mặc dù trọng lượng sơ sinh của heo đực có phần là cao hơn heo cái. 5.2 ĐỀ NGHỊ Do đề tài thực hiện trong thời gian ngắn, và kết quả thu thập xử lý chỉ qua 2 giai đoạn sơ sinh và cai sữa. Để kết quả đạt năng suất và chất lượng cao hơn, phù hợp hơn, chúng tôi có một số đề nghị như sau: Tiếp tục theo dõi thí nghiệm đến khi heo xuất chuồng để đánh giá đúng hơn về trọng lượng heo và tốc độ tăng trưởng cũng như ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và chất lượng thân thịt. Chăm sóc thật tốt giai đoạn heo nái đang mang thai như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, kịp thời phát hiện những bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của heo. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-41- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Ngọc Châu, 2006. Sự tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ, môi trường với thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở heo cai sữa và heo thịt. LVTN, ĐHCT. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Khánh, 1999. Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 3-30. Hứa Văn Chung (1994). Tập bài giảng sinh lý gia súc. ĐHCT. Lê Hoàng Thế, 2008. Khảo sát sự sinh trưởng của heo con cai sữa ở trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Sóc Trăng. LVTN, ĐHCT. Lê Thị Dình, 2008. Theo dõi ảnh hưởng của ngày tuổi heo con chuyển sang nuôi sau cai sữa đến năng suất heo con sau cai sữa. LVTN, ĐHCT. Lê Thị Mến, 1999. Giáo trình Chăn nuôi heo B. ĐHCT. Lê Thủy Triều (1987). Cai sữa heo con và nuôi heo con sau cai sữa, LVTN ĐHCT. Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005. Chăn nuôi lợn trang trại. NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội. Nguyễn Thị Nở (2006). So sánh năng suất heo con cai sữa nuôi tại Sóc Trăng bằng các loại thức ăn công nghiệp khác nhau, LVTN, ĐHCT. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007. Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 175 trang. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004. Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 146 trang. Phan Xuân Hảo, 2008. Xác định ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và giới tính tới tỷ lệ sống và loại thải của heo con đến 3 tuần tuổi. Tạp chí Khoa Học và Phát Triển, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Tập VI, số 1, 33-37. Trần Cừ (1972). Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con. NXB KH và KT Hà Nội. Trần Cừ, 1975. Sinh lý học gia súc. NXB nông thôn Hà Nội. Trần Cừ,1975. Sinh lý học gia súc.NXB NN Hà Nội. Trần Thanh Xuân, 1994. Bài giảng vệ sinh gia súc. ĐHCT. Trần Thị Dân, 2003. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB NN TPHCM. Trần Thị Ngọc Trân (2008). Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trường đến thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở của heo con theo mẹ. LVTN, ĐHCT. Trần Văn Phùng, 2005. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội, trang 50-80. Trương Lăng – Nguyễn Thị Hiền, 2000. Nuôi lợn siêu nạc. NXB Đà Nẵng. Trương Lăng (2000). Cai sữa sớm lợn con. NXB Nông Nghiệp. Trương Lăng (2003). Cai sữa sớm lợn con, NXB Nông Nghiệp. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com-42- Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005. Kỹ thuật chăn nuôi gia súc nuôi heo hướng nạc, NXB Tổng Hợp TPHCM, TPHCM, trang 3-40. Võ Ái Quấc (1991). Giáo trình giảng dạy Chăn nuôi heo. ĐHCT. Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thật Chăn nuôi heo, NXB Trẻ. Võ Văn Ninh, 2007. Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Đà Nẵng, TPHCM, trang 5-81. Cunha Jony J, 1980. Swine Reading and nutrition. NXB Acrdemic. David H.Holness, 1995, Dig. The tropical Argiculturalist. CTA MACMLLAN. Deen, M, G, H…, and Bilkei…, (2004). The effect of sex, suckling position and initial weight of piglets on daily gain and mortality during lactation. Animal Breading Abstracts, 68, Ref. 2732. Milligan, B, N…, Fraser, D…,Kramer, D, L (2002).Within-litter birth weight variation in the domestic pig and its relation to pre-weaning survival, weight gain, and variation in weaning weights. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 76, 181-183. Quiniou, N…,Dagon, J…,Gaudre…, D (2002). Variation of piglets birth weight and consequences on subsequent performance. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 78, 63-70. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHỤ CHƯƠNG PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO 21 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.6591814 R Square 0.4345201 Adjusted R Square 0.4302362 Standard Error 0.8725995 Observations 134 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 77.23186 77.23186 101.43 4.76E-18 Residual 132 100.5087 0.76143 Total 133 177.7406 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 0.18507 0.500688 0.369628 0.712252 -0.80534 1.17548 -0.80534 1.17548 X Variable 1 3.43269 0.34084 10.07125 4.76E-18 2.758471 4.106902 2.758471 4.106902 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.6143216 R Square 0.377391 Adjusted R Square 0.3726743 Standard Error 0.9736149 Observations 134 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 75.844581 75.844581 80.011072 2.92049E-15 Residual 132 125.12624 0.9479261 Total 133 200.97082 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.8233274 0.5586501 3.2638096 0.00139988 0.718262407 2.92839242 0.718262 2.928392 X Variable 1 3.401717 0.3802972 8.9448908 2.9205E-15 2.64945154 4.15398244 2.649452 4.153982 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.9173255 R Square 0.8414861 Adjusted R Square 0.8402852 Standard Error 0.491262 Observations 134 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 169.1142 169.1142 700.7346 1.21E-54 Residual 132 31.85667 0.241338 Total 133 200.9708 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.7203077 0.195182 8.813871 6.1E-15 1.334219 2.106397 1.334219 2.106397 X Variable 1 0.9754312 0.036849 26.47139 1.21E-54 0.902541 1.048321 0.902541 1.048321 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC 21 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.696308 R Square 0.484845 Adjusted R Square 0.477269 Standard Error 0.872319 Observations 70 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 48.69947 48.69947 63.99905 2.192E-11 Residual 68 51.74396 0.760941 Total 69 100.4434 Coefficien ts Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 0.271739 0.632546 0.429595 0.668848 -0.990488 1.533965 -0.99049 1.533965 X Variable 1 3.411897 0.42649 7.999941 2.19E-11 2.5608491 4.262945 2.560849 4.262945 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.652041 R Square 0.425157 Adjusted R Square 0.416703 Standard Error 0.988263 Observations 70 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 49.11955 49.11955 50.29318 9.693E-10 Residual 68 66.41316 0.976664 Total 69 115.5327 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.843116 0.716621 2.571953 0.012302 0.4131206 3.273111 0.413121 3.273111 X Variable 1 3.426581 0.483177 7.091769 9.69E-10 2.4624159 4.390746 2.462416 4.390746 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC 21 NGÀY VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO ĐỰC 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.917202 R Square 0.84126 Adjusted R Square 0.838925 Standard Error 0.519328 Observations 70 ANOVA df SS MS F Significanc e F Regression 1 97.19302 97.19302 360.3726 6.98E-29 Residual 68 18.3397 0.269701 Total 69 115.5327 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.678712 0.279686 6.002138 8.43E-08 1.120608 2.236816 1.120608 2.236816 X Variable 1 0.983687 0.051818 18.98348 6.98E-29 0.880285 1.087088 0.880285 1.087088 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI 21 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.5994087 R Square 0.3592907 Adjusted R Square 0.3478495 Standard Error 0.9046228 Observations 58 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 25.698518 25.698518 31.403139 6.6406E-07 Residual 56 45.827171 0.8183423 Total 57 71.52569 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 0.1251451 0.8764597 0.1427848 0.88697266 -1.6306146 1.88090484 -1.63061 1.880905 X Variable 1 3.3964089 0.6060849 5.6038504 6.6406E-07 2.18227506 4.61054284 2.182275 4.610543 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI SƠ SINH VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.5550388 R Square 0.3080681 Adjusted R Square 0.2957122 Standard Error 0.9910408 Observations 58 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 24.488068 24.488068 24.9328211 6.1359E-06 Residual 56 55.00107 0.982162 Total 57 79.489138 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.8307871 0.9601874 1.9066977 0.06169523 -0.0926993 3.75427351 -0.0927 3.754274 X Variable 1 3.3154555 0.6639838 4.9932776 6.1359E-06 1.98533607 4.64557485 1.985336 4.645575 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHÂN TÍCH TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI 21 NGÀY VÀ TRỌNG LƯỢNG HEO CÁI 28 NGÀY SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.9163232 R Square 0.8396482 Adjusted R Square0.8370618 Standard Error 0.4666286 Observations 64 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 70.689978 70.689978 324.649749 2.5001E-26 Residual 62 13.500022 0.2177423 Total 63 84.19 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 1.7752351 0.2774435 6.3985452 2.3351E-08 1.22063334 2.32983683 1.220633 2.329837 X Variable 1 0.9641953 0.0535128 18.01804 2.5001E-26 0.85722479 1.07116581 0.857225 1.071166 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTR4317900NG 2727840I H7884C C7846N TH416.doc
  • pdf3052460.pdf
Luận văn liên quan