Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN3 VÀ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH I. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN 1. Phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn ãPhỏng vấn là một phương pháp ãPhỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí 2. Khái niệm về thể loại phỏng vấn II. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 1. Định nghĩa phỏng vấn truyền hình 1.1. Phỏng vấn truyền hình là thể loại 1.2. Phỏng vấn truyền hình còn là phương pháp 2. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn truyền hình 3. Các dạng phỏng vấn truyền hình ã Phỏng vấn biên bản ã Phỏng vấn thời sự ã Phỏng vấn điều tra . Phỏng vấn chân dung ãPhỏng vấn An két Chương 2. ĐỂ THỰC HIỆN MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH I. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH 1. Công tác chuẩn bị a/ Chuẩn bị chung ã Định hướng về tư tưởng ãVốn sống, vốn hiểu biết ãHiểu biết về thể loại ãHiểu biết về khán giả ãHiểu biết về đề tài sẽ phỏng vấn b/ Chuẩn bị cụ thể ãXác định mục đích của cuộc phỏng vấn và tính chất thông tin ãNghiên cứu kỹ các đề tài cụ thể của cuộc phỏng vấn và người trả lời ãĐịnh trước tiến trình của cuộc phỏng vấn ãThoả thuận với người được phỏng vấn ãChọn địa điểm, thời gian phỏng vấn 2. Quá trình tiến hành phỏng vấn ãCâu hỏi ãCác dạng câu hỏi ãVăn phong của câu hỏi ãGiai đoạn đầu của phỏng vấn ãTrong khi phỏng vấn ãKết thúc cuộc phỏng vấn 3. Nghệ thuật tiến hành phỏng vấn truyền hình Chương 3. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH I. KHÁI NIỆM VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH 1. Khái niệm về kịch bản truyền hình 2. Các đặc điểm của kịch bản truyền hình 3. Ý nghĩa của kịch bản truyền hình II. PHÁC THẢO KỊCH BẢN THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 1. Đối với phương pháp phỏng vấn cung cấp tư liệu cho tin tức, phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình 2. Đối với tin tức, phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình không cần lời bình 3. Đối với thể loại chương trình phỏng vấn truyền hình KẾT LUẬN CHUNG Trích dẫn Nội dung Trong những năm qua, báo chí truyền hình nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng trong và ngoài nước Song song là sự phát triển của hệ thống lý luận các thể loại báo báo chí truyền hình. Xu hướng hiện nay là việc giao thoa giữa các kỹ năng các thể loại báo chí trong cùng một tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của từng thể loại, và người làm truyền hình phải luôn nắm vững những cở sở lý luận này để tạo ra một sản phẩm tốt phục vụ khán giả. Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến, nó xuất hiện ngay từ khi nghề báo mới ra đời. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất. Có người còn cho rằng, nếu nắm được nghệ thuật phỏng vấn thì sẽ chi phối được tất cả các thể loại khác. Bởi phỏng vấn ngoài là một thể loại, nó còn là một phương pháp để khai thác thông tin trong báo chí. Với tư cách là một sinh viên báo chí được học tập và tìm hiểu về các nghành báo chí truyền hình và thấy rõ được vai trò quan trọng của phỏng vấn trong truyền hình, tôi xin được góp một phần bé nhỏ bằng nhũng tìm hiểu qua sách báo của mình về đề tài “Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình”. Bó hẹp trong phạm vi một bài tiểu luận nên những gì được trình bày là rất có hạn.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm qua, báo chí truyền hình nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng trong và ngoài nước… Song song là sự phát triển của hệ thống lý luận các thể loại báo báo chí truyền hình. Xu hướng hiện nay là việc giao thoa giữa các kỹ năng các thể loại báo chí trong cùng một tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của từng thể loại, và người làm truyền hình phải luôn nắm vững những cở sở lý luận này để tạo ra một sản phẩm tốt phục vụ khán giả. Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến, nó xuất hiện ngay từ khi nghề báo mới ra đời. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất. Có người còn cho rằng, nếu nắm được nghệ thuật phỏng vấn thì sẽ chi phối được tất cả các thể loại khác. Bởi phỏng vấn ngoài là một thể loại, nó còn là một phương pháp để khai thác thông tin trong báo chí. Với tư cách là một sinh viên báo chí được học tập và tìm hiểu về các nghành báo chí truyền hình và thấy rõ được vai trò quan trọng của phỏng vấn trong truyền hình, tôi xin được góp một phần bé nhỏ bằng nhũng tìm hiểu qua sách báo của mình về đề tài “Thể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình”. Bó hẹp trong phạm vi một bài tiểu luận nên những gì được trình bày là rất có hạn. Trong tiểu luận này, tôi chỉ tìm hiểu về thể loại phỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí truyền hình chứ không đi sâu vào phỏng vấn với tư cách là một phương pháp. Nội dung của bài tiểu luận gồm có những phần sau: Chương I : Thể loại phỏng vấn và phỏng vấn báo chí truyền hình. Chương II : Để thực hiện tố một tác phẩm phỏng vấn truyền hình Chương III : Kịch bản phỏng vấn truyền hình. Sau đây tôi xin được đi vào nội dung chi tiết. Chương 1. THỂ LOẠI PHỎNG VẤN VÀ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH I . THỂ LOẠI PHỎNG VẤN: 1 . Phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn Chúng ta đều có thể thấy, phỏng vấn là một thể loại báo chí khai thác thông tin một cách khách quan chân thực và trực tiếp nhất. Nó giới thiệu những ý kiến, thông tin cho mọi người trong một hình thức không chỉ tái dựng lại bản chất của việc hỏi ý kiến, mà còn tạo dung được tính hợp lý của nó đến những sắc thái nhỏ nhất. Phỏng vấn có thể xem xét vói hai tư cách: phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn. Phỏng vấn là một phương pháp: Trong phương thức hoạt động của nhà báo, có 3 phương pháp chính: quan sát, thu thập tài liệu qua văn bản, và phỏng vấn. Các phương pháp này gắn liền với nhau và được sử dụng song song với nhau. Có phóng viên thạo sử dụng phương pháp này ít thạo sử dụng phương pháp kia nhưng đó là về mức độ, còn ít nhiều cả 3 phương pháp đều được sử dụng. Cũng khó để thấy được phương pháp nào quan trọng hơn phương pháp nào. Phương pháp phỏng vấn có những ưu điẻm mà những phương pháp khác không có được. Và nó có những đặc điểm sau: - Đối với loại thông tin bao gồm quan điểm, ý kiến, suy nghĩ, tình cảm được thu thập chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn là chắc chắn nhất. - Bằng phỏng vấn có thể thu nhận được thông tin về các sự kiện, sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra, nhưng không được hoặc không có điều kiện ghi nhận qua quan sát và văn bản. - Những thông tin thu thập bằng quan sát và văn bản đều mang dấu ấn của lăng kính chủ quan. Nhưng so với các phương pháp trên, phương pháp phỏng vấn còn chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan hơn. Đó là do các thông tin của người trả lời phỏng vấn là nhưng thông tin thuần tuý chủ quan. Ngay cả trong trường hợp người trả lòi phỏng vấn muốn cung cấp thông tin trung thực khách quan về sự kiên bản thân người đó đã chúng kiến thì vẫn có sự sai lệch do khả năng về thể trạng riêng, trí nhớ của từng người bối cảnh cuộc nói chuyện, mối quan hệ giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, nghệ thuật hỏi chuyện của người phỏng vấn… Còn trường hợp người trả lời đem ra các chứng cứ , suy luận riêng của mình, hoặc nhất là khi có sự cố ý xuyên tạc sự thật thì yếu tố chủ uan lại càng lớn. Ngoài là một phương pháp trong hoạt động báo chí, phỏng vấn còn được sử dụng nhiều trong điều tra xã hội học, phỏng vấn điều tra xã hội học có nhưng đặc điểm khác so vởi phương pháp phỏng vấn trong báo chí. Với tư cách là một phương pháp, phỏng vấn được sử dụng rộng rãI ở nhiều thể loại báo chí khác nhau, từ tin truyền hình, phóng dự truyền hình, phim tàI liệu truyền hình cho đến ký sự truyền hình… Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng nhiều nhất là ở thể loại phỏng vấn. Phỏng vấn với tư cách là một thể loại báo chí Phỏng vấn là một thể loại mà hình thức của nó là một cuộc nói chuyện giữa phóng viên va người cung cấp thông tin. Trong đó báo chí cũng có những hình thức tương tự như vậy, trong đàm luận, trong họp báo… Có thể phân biệt thể loại phỏng vấn với các thể loai đó như sau: - Phỏng vấn khác đàm luận ở chỗ: + Vị trí của người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn khác nhau. Trong đàm luận, cả phóng viên cũng đưa ra quan điểm, chính kiến của mình để trao đổi với người khác, vị trí ở đàm luận giưa phóng viên và ngưòi trả lời là ngang bằng nhau. Trong phỏng vấn, người phỏng vấn đi khai thác thông tin là chủ yếu. Nhân vật trọng tâm của phỏng vấn là người trả lời. + Tính chất thông tin: Trong đàm luận, người đọc, xem , nghe chứng kién các quan điểm, ý kiến khác nhau là chủ yếu. Còn trong phỏng vấn, có thể qua lời kể mà biết được sự kiện đã hoặc sẽ xảy ra. Nội dung quan trọng của phỏng vấn là khai thác thông tin về sự việc, sự kiện đã diễn ra. Dĩ nhiên, ý kiến quan điểm cũng là nội dung của phỏng vấn. - Phỏng vấn khác với họp báo chủ yếu ở mức độ chủ động của người hỏi khác. Ở họp báo, câu hỏi có tính chất đơn lẻ, việc xác định chủ đề của phóng viên có tính chất phụ thuộc. Bối cảnh của các cuộc họp báo khác với bổi cảnh nhiều cuộc phỏng vấn. 2 . Khái niệm về thể loại phỏng vấn: Từ sự phân biệt với các thể loại khác và đặc biệt là sự phân biệt giữa thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn, có thể đi đến điịnh nghĩa về thể loại phỏng vấn như sau: Phỏng vấn là thể loại báo chí, trong đó nhà báo làm rõ sự kiện, sự việc từ người có thẩm quyền hoặc được chứng kiến sự việc bằng các câu hỏi được chuẩn bị từ trước hoặc ngay trong quá trình phỏng vấn. Phỏng vấn không chỉ đam lại thông tin mà còn đưa lại toàn bộ tiến trình diễn biến cuộc hỏi chuyện, làm cho người đọc, người nghe, người xem thấy được cả tính cách của người hỏi, người trả lời. Ở trên báo đài thường có hình thức tóm lược lại cuộc nói chuyện. Đây không phải là cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn hiện diện khi đọc (ở báo viết) người nghe (ở phát thanh), người xem (ở truyền hình) thấy diễn ra tiến trình cuộc nói chuyện. Nếu không áp dụng bài viết độc lập của đối tượng (ở báo in) hoạc phát biểu (ở phát thanh truyền hình) nhà báo chỉ chuẩn bị cho đối tượng phát biểu. Trong trường hợp này, người đọc, người xem không thấy không khí trò chuyện giũa hai bên. Tức là vẫn chỉ là độc thoại chứ không phải đối thoại. Kiểu chế biến những đối thoại của đối tượng thành dạng “hỏi”, “đáp” là không dúng với hình thức phỏng vấn. II . THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH Định nghĩa phỏng vấn truyền hình. 1.1. Phỏng vấn truyền hình là thể loại Thuộc nhóm thông tấn truyền hỉnh thể hiện về cuộc trao đổi hỏi-đáp giữa một hoặc nhóm người này với một nhóm người khác nhằm thu thập khai thác thông tin về một vấn đề được khán giả quan tâm một cách khách quan trung thực.Thể loại phỏng vấn được xây dung thành chương trình chuyên mục độc lập. 1.2. Phỏng vấn truyền hình còn là phương pháp Sử dụng lời thoại và tự thuật của các nhân chứng trong sự kiện ,sự việc thông qua các câu hỏi “mở” của phóng viên (nhưng không để lộ microphone và phóng viên trong khuôn nhìn) nhằm cung cấp thông tin minh chứng sinh động và tin cậy cho các thể loại thông chính luận khác. Vai trò của phỏng vấn : cung cấp nhiều thông tin ,chi tiết hình ảnh ,tiếng động và lời tự thuật của nhân chứng làm cho tác phẩm giàu giá trị thông tin khách quan trung thực. Khi phỏng vấn những người đã chứng kiến sự kiện ,sự việc xảy ra những câu hỏi “mở” để họ kể lại cho những người xem (mà không có cơ hội chứng kiến sự kiện, sự việc đó) nắm bắt được toàn bộ thông tin: Việc gì đã xảy ra? Ai liên quan đến sự việc đó? Sự việc xảy ra ở đâu? Sự việc xảy ra như thế nào nào? Và tại sao sự việc ấy lại xảy ra? Đặc điểm của thể loại phỏng vấn truyền hình: Những đặc điểm của thể loại truyền hình được quy định bởi đặc trưng của truyền hình, có thể nêu nhũng đạc điểm chủ yếu sau đây: - Phỏng vấn truyền hình là cuộc nói chuyện “nguyên chất” nhất, người ta không phải đọc tường thuật cuộc phỏng vấn mà là “xem” cuộc hỏi chuyện, không phải là hình dung mà chứng kiến sự việc đó. Phỏng vấn truyền hình có 2 tầng thông tin: + Tầng thông tin thứ nhất bao gồm lời nói của phóng viên (các câu hỏi) và lời nói của người được phỏng vấn (các câu trả lời) thông qua đó nắm bắt được nội dung của sự kiện. Thông tin về sự kiện trong lời nói chủ yếu thông qua lời nói. Tuy nhiên trong truyền hình còn có tầng thông tin thứ hai. + Tầng thông tin thứ hai: đây là tầng thông tin chỉ có trong truyền hình. Thông qua phỏng vấn truyền hình không chỉ bao gồm sự kiện, nội dung mà bao gồm cả khía cạnh, thái độ biểu cảm, động tác đều được thể hiện một cách đầy đủ trọn vẹn hơn. Tiết trình của một cuộc phỏng vấn truyền hình chân thật, không bị cắt xén, sự sai lệch về thông tin giữa người phỏng vấn được giảm ở mức tối thiểu. Dĩ nhiên là trrong truyền hình, montage có thể làm cuộc phỏng vấn khác đi, nhưng nếu lạm dụng người xem dễ nhận ra sự cắt xén , xuyên tạc. - Phỏng vấn truyền hình ở độ dồn nén cao về không gian, thời gian. Phỏng vấn truyền hình thường là nguyên bản cuộc nói chuyện thật, phỏng vấn trong báo viết hoặc trong phát thanh thì lại có thể dàn trải về mặt không gian và thời gian khác nhau. Điều này gây phức tạp cho phóng viên, cần phải chính xác cao độ, bố cục cuộc phỏng vấn phải được thực hiện ngay trước mắt khán giả. Những nhược điểm trong giao tiếp của phóng viên cũng được thể hiện rõ ràng nhất. Người trả lời phỏng vấn cũng ở trạng thái tâm lí khó khăn hơn, bị gò ép hơn về mặt thời gian, sự có mặt của các phương tiện kỹ thuật… tâm trạng căng thẳng khi biết mình đang ở trong khuôn hình, Việc chọn lựa người trả lời phải xét về cả yếu tố ngoại hình. Ở phỏng vấn truyền hình, khả năng cắt xén, làm lại ít, bất cứ sự diễn tập nào trước đó cũng trái tự nhiên làm tổn hại đến tính chân thật của buổi phỏng vấn. - Phỏng vấn truyền hình có khả năng tạo lập mối quan hệ mật thiết với người xem cao hơn báo viết, ít nhất là cũng tạo ra được tập thể khán giả ở mức độ nhỏ ngay tại nơi tiến hành cuộc phỏng vấn. Trong điều kiện truyền hình ở nước ta, khả năng tạo lập mối quan hệ này còn ít được vận dụng. Nhưng trong truyền hình nước ngoài, mối quan hệ này lại được sử dụng nhiều hơn. 3 . Các dạng phỏng vấn truyền hình: Để phân loại truyền hình, người ta có nhiều cách dựa trên những căn cứ khác nhau: - Căn cứ vào tính chất bài phỏng vấn - Căn cứ vào lĩnh vực mà phỏng vấn đề cập tới (chính trị, kinh tế, nghệ thụât) - Căn cứ vào vị xã hội của người trả lời (địa vị cao hay người binh thường) - Căn cứ vào cách tổ chức quá trình diễn ra phỏng vấn (ngẫu hứng, có hẹn trước, nhiều phóng viên phỏng vấn, phỏng vấn tay đôi…) - Căn cứ vào cách thức giao tiếp (Bằng văn bản, trực tiếp…) Trong truyền hình có thể phân loại như sau: Phỏng vấn biên bản: Tiếp nhận nhưng câu trả lời của các nhân vật có thẩm quyền mà giá trị của những câu trả lời ấy như những tuyên cáo chính thức về các vấn đề chình trị, do phía công bố sắp xếp, thoả thuận trước. Một số lưu ý khi thực hiện dạng phỏng vấn này: - Mang tính nghiêm túc, ngặt nghèo, đòi hỏi sự chính xác rõ ràng ngay cả cách ăn mặc, phong thái khi phỏng vấn cũng cần phù hợp. - Thường diễn ra ở nơi làm việc của bản thân người trả lời. - Phóng viên đưa ra những câu hỏi có trước, không đưa ra câu hỏi phụ, không hỏi lại, không tỏ ra tự nhiên quá đáng, không đưa ra bình luận riêng của mình trừ những trường hợp đặc biệt. Có thể đọc câu hỏi đã chuẩn bị rõ ràng mạch lạc. - Phạm vi thời gian cũng ngạt nghèo hơn,có thể có hai trương hợp: Phỏng vấn biên bản hẹn trước và phỏng vấn biên bản thực địa (phòng nghỉ san bay, cầu thang máy, trước phòng họp …). Ví dụ: các cuộc phỏng vấn các nguyên thủ quốc gia, các Bộ trưởng ngoại giao, Thủ tướng do TTXVN thực hiện. Phỏng vấn thời sự. Mục đích của dạng phỏng vấn này là khai thác được thông tin cụ thể về sự kiện hoặc ý kiến về vấn đề cấp bách, thời sự. Người trả lời có thể là người chứng kiến hoặc là người có uy tín trong lĩnh vực. Câu trả lời không phải là thông cáo chính thức cho nên phong cách phỏng vấn giống cuộc nói chuyện bình thường. Phỏng vấn điều tra. Khác với phỏng vấn thời sự, phỏng vấn điều tra trên ruyền hình có thể bắt đầu từ một kết quả tốt hoặc xấu đi và ngược lại. Với loại phỏng vấn này, tác giả nêu vấn đề, sau đó bằng những cuộc phỏng vấn tay đôi, tay ba hoặc một nhóm ở mọi tầng lớp xã hội để làm rõ sự việc. + Chúng ta làm phỏng vấn điều tra khi: Là những vấn đề mà xã hội đang quan tâm sâu sắc, vấn đề nhà ở, vấn đề lên giá xăng dầu ảnh hưởng đến đời sống xã hội …nhưng nếu như chỉ mang tính chất cá biệt thì giải quyết bằng cách khác Những vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau, đang là mâu thuẫn gay gắt. + Nét khác biệt giữa phỏng vấn điều tra với các loại phỏng vấn khác là ở chỗ: trong các phỏng vấn khác, phóng viên là người khai thác thông tin, còn trong phỏng vấn điều tra, phóng viên đưa ra các quan điểm của mình, có thể tranh luận, cọ sát các ý kiến. Tuy vậy nhà báo không nên “lấp miệng” người khác bàng ý kiến của mình, phải luôn tôn trọng ý kiến của người khác như một quy tắc thu thập thông tin của chính nhà báo. ý kiến của nhà báo trong trường hợp này chỉ nên là chât xúc tác để làm rõ các ý kiến khác, các quan niệm khác làm rõ các khía cạnh của vấn đề. Không nên dành cho mình vị trí chân lý cuối cùng + Yêu cầu trong quá trình chuẩn bị tiến hành phỏng vấn điều tra: Lập trường công dân rõ rệt, coi vấn đề điều tra là vấn đề lương tâm, vấn đề của chính mình. Tránh trường hợp làm phỏng vấn điều tra như để khoe trí tuệ, ngôn từ, để lên gân. Phải nắm thật vững vấn đề, chỉ hỏi nhũng người nắm vững vấn đề Trong phỏng vấn điều tra, có thể sử dụng các phóng sự nhỏ khác xen vào để khẳng định hoặc bác bỏ cấc ý kiến được trình bày trong phỏng vấn. Phải xây dụng kỹ tiến trình phát triển của cuộc phỏng vấn điều tra, hướng phát triển, kịch tính và điểm nút của nó. Chuẩn bị kỹ câu hỏi và lập luận của mình, những lập luận có thể có của người trả lời, có cách tiếp tục để đào sâu thêm vấn đề, phải vượt qua được vẻ bề ngoài của sự vật, phải lột trái được bản chất của sự việc ra phía trước. Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn điều tra, phải tích luỹ và dự kiến hướng sử dụng một cách có hiệu quả nhất các tài liệu thu nhận được bằng quan sát, văn bản. Phỏng vấn chân dung. Thiên về khắc hoạ tính cách, là điểm tiếp giáp giữa thông tin báo chí và chính luận nghệ thuật. Do mục đích của người phỏng vấn là khắc hoạ được một cá tính, một chân dung nên có thể đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ. Thường hỏi trực tiếp, sau đó có những câu hỏi phụ, câu hỏi gián tiếp để làm bật nên vấn đề chính cần nêu. Khi tiến hành phỏng vấn chân dung cần lưu ý đến một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người trả lời như địa điểm hỏi, đèn, ống kính, phong cách hỏi của phóng viên. Không nên ép buộc hoặc gợi ý trả lời. Trong phỏng vấn (truyền hình) chân dung, số lượng câu hỏi ngẫu hứng được phép đặt ra nhiều hơn các loại phỏng vấn khác. Phỏng vấn An két. Đây là loại phỏng vấn thường dùng trong điều tra xã hội học. Nó dùng để thống kê, phân loại các ý kiến, nhưng đặt trọng tâm vào việc phân tích xử lí kết quả. Đây là dạng phỏng vấn được coi là điểm tiếp giáp giữa báo chí và xã hội học. Người ta sử dụng dạng phỏng vấn này trong báo chí khi muốn biêt ý kiến dư luận về những vấn đề như ham thích của quần chúng về một nghệ sỹ, một mốt quần áo, về một cầu thủ bóng đá… + Phỏng vấn An két và phỏng vấn điều tra có chung một điểm giống nhau là điều tra nhưng chúng khác nhau ở chỗ: Phỏng vấn An két là đặt ra cho càng nhiều người càng tốt một bộ câu hỏi để biết được tỉ lệ các ý kiến. Phỏng vấn điều tra là cho từng đối tượng cụ thể, nhiều câu hỏi cụ thể. Không nhất thiết là phải nhiều người nhưng nếu nhiều người thì nội dung câu hỏi phải khác đi. + Một số dạng phỏng vấn An két: Hỏi người ngoài phố, ghi hình trong ngay vài giây công tác, ép buộc người lạ trả lời. Hỏi ở nhiều nơi sau đó ghép lại. Tập trung trong phòng quay một số lượng người nào đó. Tuy nhiên, cần chú ý tính đại diện của nó theo quy tắc điều tra xã hội học. Chương 2. ĐỂ THỰC HIỆN MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH I . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH MỘT PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH. 1 . Công tác chuẩn bị: a/ Chuẩn bị chung. Đó là sự chuẩn bị hàng ngày, thường xuyên, nó không gắn bí với bất kì một cuộc phỏng vấn cụ thể nào. Có thể đưa ra một số điểm cơ bản để giúp mỗi phóng viên chuẩn bị chung được tốt hơn như sau : Định hướng về tư tưởng Phóng viên phải luôn luôn ở trong dòng thời cuộc, bám sát các vấn đề thời sự, nắm vững các chủ trương mới ban hành, nắm bắt những vấn đề cần chú ý trong lĩnh vực của mình có thể nhanh chóng xác định được việc sử dụng thể loại phỏng vấn trong trường hợp nào, và trong trường hợp cụ thể xác định được cần hỏi cái gì? Để làm cái gì ? Vốn sống, vốn hiểu biết Người phóng viên phải biết rằng người được phỏng vấn bao giờ cũng đánh giá xem phóng viên có đáng để mình cộng tác một cách cởi mở “dốc bầu tâm sự” hay không? Người được phỏng vấn thường hay xem xét sự hiểu biết của phóng viên, sự chuyện trò cởi mở chỉ có thể xuất hiện khi họ thấy nhà báo ngang tầm với mình. Nếu không, cuộc phỏng vấn coi như thất bại hoàn toàn, nhà báo sẽ không hỏi được gì ngoài vài ba câu trả lời xã giao tẻ nhạt. Phóng viên cần nhớ rằng trong cuộc phỏng vấn người trả lời nói nhiều hơn, nhưng trước đó phóng viên cũng buộc phải nói nhiều hơn và phải nói những điều hấp dẫn. Người phóng viên phải là người biết tạo nên cảm hứng chuyện trò của người được phỏng vấn. Vì vậy yêu cầu đối với phóng viên về vốn sống ,vốn hiểu biết là hết sức cần thiết. Hiểu biết về thể loại:’ Thể loại phỏng vấn được dùng xen với nhiều thể loại khác, phỏng vấn trong ký sự khác và phỏng vấn thuần tuý khác. Xác định được rõ như vậy thì hệ thống các câu hỏi mới nhất quán và khai thác được đúng tầng thông tin và có độ sâu cần thiết. Hiểu biết về khán giả. Phải hiểu biết rõ về khán giả của mình, chương trình mà mình thường làm phục vụ cho loại độc giả nào là chính. Phải biết được nhu cầu, sự quan tâm và trình độ hiểu biết của loại đối tượng đó. Tốt nhất là hiểu biết đến múc cảm nhận được sự có mặt trước micro của một người xem nào đó, có thể coi là hình tượng tổng hợp của loại đối tượng xem chương trình. Làm được như vậy, mới có thể đưa ra những câu hỏi về những đề tài mà người xem quan tâm thực sự. Hiểu biết về đề tài sẽ phỏng vấn. Đây là yêu cầu cần thiết đối với phóng viên trước khi tiến hành một cuộc phỏng vấn. Tuy vậy, vẫn có 2 ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này: + Phóng viên cần chuyên môn háo hoạt động của mình về khoa học kỹ thuật, về nông nghiệp, công nghiệp, về phân phối lưu thông, về văn hoá xã hội. Trong bộ phận này lại chuyên về một vấn đề nào đó, có như vậy mới có kiến thức về lĩnh vực phỏng vấn + Có thể không cần như vậy vì dù có cố gắng thì cũng không thể thành chuyên gia được. Vì vậy, có thể đưa ra ý kiến ở giữa, kiến thức của phóng viên bao giờ cũng mang tính tổng hợp, nắm vững được những nét chính trong tình hình phát triển của mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Mặt khác nếu xác định được lĩnh vực của mình, đào sâu suy nghĩ, tăng hiểu biết chuyên sâu, có sự say mê. b/ Chuẩn bị cụ thể: Xác định mục đích của cuộc phỏng vấn và tính chất thông tin. - Nguyên nhân của các câu hỏi chung chung là do tự bản thân phóng viên không biết rõ mình muốn biết cái gì? Có thể là do phóng viên cũng không biết nên bắt đầu từ đâu để có được thông tin cần thiết. - Cách tốt nhất là phóng viên phải nghiên cứu kỹ vấn đề mình đang quan tâm trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn. - Có thể tự mình đặt ra các câu hỏi và tự trả lời để xác định được điểm cần gỡ ra các thông tin cần thiết. Tất cả những điều này được các phóng viên có kinh nghiệm về phỏng vấn rất quan tâm, bao giờ họ cũng lựa chọn từ ngữ, câu hỏi để làm cho người trả lời không bị chán ngán bởi các câu hỏi kiêu chung chung ở trên. Nghiên cứu kỹ các đề tài cụ thể của cuộc phỏng vấn và người trả lời. Để làm được vấn đề này cần lưu ý đến các công việc như sau: - Xem xét các tài liệu có liên quan đến đề tài như văn kiện, chủ trương, chỉ thị các vấn đề khác về lĩnh vực tương tự. - Nghiên cứu kỹ người trả lời (mức độ nghiên cứu tuỳ theo dạng phỏng vấn) : Tiểu sử, tính cách cá nhân, các quan điểm của người đó về vấn đề đang bàn đến. - Hình thành quan điểm ý kiến của riêng mình. - Sưu tầm, dự trữ tài liệu, ảnh, băng có thể cần đến trong qua trình thực hiện cuộc phỏng vấn hoặc trước lúc đó. Đ ối với phỏng vấn truyền hình điều này hết sức quan trọng vì trong truyền hinh, cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra có một lần, lượng dồn nén về kiến thức, thông tin cũng rất lớn. Định trước tiến trình của cuộc phỏng vấn. Điều này phụ thuộc vào: + Mục đích của cuộc phỏng vấn. + Tay nghề , thói quen của nhà báo. + ý thích tính cách người trả lời. + Bối cảnh cuộc phỏng vấn (không gian, thời gian…) nhìn chung có 2 cách chính : soạn thảo câu hỏi trước; hình dung ra cuộc phỏng vấn để định trước tiến trình. Quan trọng nhất là phóng viên phải hình thành được sườn kịch tính cho cuộc phỏng vấn. Kịch tính dựa vào mâu thuẫn trong bản thân đề tài sự việc… có thể làm bằng cách đề nghị người trả lời nói về vấn đề mà người đó quan tâm nhất. Đưa ra những tư liệu, quan điểm đối lập với quan điểm của người trả lỏi. Vạch ra mâu thuẫn trong quan điểm của bản thân người trả lời từ trước tới nay để tạo ra tác động vào người trả lời. Các câu hỏi đều phải được kèm theo nhiều phương án triển khai. Thoả thuận với người được phỏng vấn + Chon người có đủ thẩm quyền, hiểu biết rõ vấn đề định phỏng vấn. Không được chọn người kém hiểu biết nhưng lại thích danh tiếng, nhưng cũng không cần phải chọn người hơn (nếu gặp bộ trưởng chỉ để hỏi vầ năng suất và sản lượng thì không nên). Cần phải bỏ sự ham mê phỏng vấn nhân vật “tầm cỡ”. Với một số đối tượng hì có thể ép bằng cách sử dụng uy tín của cơ quan báo chí . Mềm mỏng thuyết phục, gây cảm tình. Với những người có trách nhiệm mà trốn tránh thì phải tỏ ra kiên quyết. Phóng viên cần biết rõ những trở ngại về một tâm lý để thuyết phục, đồng thời cần biết những thuận lợi dẫn tới sự đồng ý cộng tác,những nguyên nhân dẫn tới từ chối hoặc không hào hứng, tìm cách khắc phục để đạt được thoả thuận phỏng vấn. + Có sự hẹn trước với người được phỏng vấn là tốt nhất, phóng viên phải biết được diễn biến tư tưởng của người trả lời. Động cơ khiến cho người trả lời là gì? Có thể là do muốn nói chính kiến của mình, do thích thú cá nhân, do nhu cầu giao tiếp, do lịch sự tối thiểu hoặc do có thể người trả lời cho rằng vấn đề trả lời ít nghĩa sẽ dẫn đến quyền lợi giữa 2 bên mâu thuẫn, gây căng thẳng. Chọn địa điểm, thời gian phỏng vấn Các phóng viên có kinh nghiệm thường chú ý đến vấn đề này. Trước hết cần xác định dạng phỏng vấn gì đẻ chọn địa điểm. - Studio là nơi phù hợp với đa số dạng phỏng vấn, cần bố trí các khung cảnh studio giản dị, chú ý sắp xếp chỗ ngồi sao cho tư thế ngồi thoải mái không gò bó. - Đối với loại phỏng vấn chân dung An ket thì tốt nhất là ở ngoài trời làm cho phông nền thay đổi liên tục. - Phỏng vấn kiểu gặp công nhân trong phòng Giám đốc hoặc công đoàn là điểm hết sức tối kị, phỏng vấn tại chỗ phải có phong thái phù hợp. * Bối cảnh của cuộc phỏng vấn. - Không bao giờ tiến hành phỏng vấn khi người ta đang làm việc hoặc đang ăn. Ăn mặc của người phóng viên sao cho không tạo sự ngăn cách. - Xoá bỏ quan niệm cho rằng phỏng vấn công nhân là phải ở phân xưởng. - Sự có mặt của người khác có thể có lợi, tạo ra sự mạnh dạn bổ sung chi tiết nhưng đó là phỏng vấn sự kiện đã xảy ra. Nhìn chung, sự có mặt đó là có hại về những điểm sau: Người trả lời gò bó mất tự nhiên, ngưòi trả lời theo bản năng sẽ dễ dàng đi theo quan điểm của số đông, theo cách đánh giá với số đông mà không đưa ra quan điểm cuả riêng mình, nhất là trong phỏng vấn vấn đề. Bản thân người phỏng vấn cũng thấy gò bó. * Về thời gian Về nguyên tắc phụ thuộc một số yếu tố như dạng phỏng vấn cá tính người trả lời. Có thể đề nghị người trả lời tự chọn nhưng phải có các phương án chuẩn bị sẵn. Chuẩn bị về mặt tâm lí. Thường xuyên chuẩn bị cho mình về mặt tâm lí ,những đức tính cần thiết như kiên trì cởi mở ,trí tưởng tượng tốt phản ứng nhanh… Khả năng hình dung về người sắp nói chuỵên, sự hình dung đó xuất hiện sau một thời gian hoạt động báo chí. Nó được đưa ra để đánh giá người sẽ gặp. Ví dụ:Kế toán,chủ nhiệm tổ chức hoặc là giám đốc kế hoạch, mỗi người này sau một thời gian hoạt động báo chí phóng viên thường có ấn tượng hoặc là tốt hoặc là xấu về một mẫu người như vậy cần phải hết sức tránh định kiến đó. Chủ động chuẩn bị sẵn các phương án vượt qua các trở ngại về mặt tâm lí trên cơ sở hiểu biết về đối tượng và dự đoán tình huống có thể hình thành những trở ngại đó, thường là do tính cách đối tượng, hoặc là do tính chất của cuộc phỏng vấn tạo nên. Tạo lập các trạng thái tâm lí mà trong đó phẩm chất cá nhân có thể được bộc lộ. Với người trả lời cần khẳng định để người đó thấy rõ sự cần thiết của mình. 2. Quá trình tiến hành phỏng vấn. Câu hỏi - Chức năng của câu hỏi là khai thác đúng sâu và nhiều thông tin. đồng thời tạo lập được quan hệ hợp tác giữa người phỏng vấn và người trả lời. Câu hỏi phải là một bộ phận hình cốt chuyện và bố cục của cuộc phỏng vấn. - Yêu cầu của phóng viên khi đặt câu hỏi +Thể hiện được sự am hiểu tường tận đè tài cần bàn tới. +Thể hiện được sự am hiểu sẽ xảy ra với cuộc phỏng vấn +Câu hỏi phải tính toán sao cho người trả lời không lẩn tránh được,lôi kéo người trả lời vào ngay vấn đề chính +Câu hỏi phải phù hợp với phương án trả lời được dự định trước phù hợp với mức độ hiểu biết của người trả lời. +Câu hỏi cuối có tác dụng tổng kết cuộc phỏng vấn Các dạng câu hỏi. + Câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở là câu hỏi đặt ra các tình huống có nhiều dữ liệu, người trả lời có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi thông qua các dữ kiện có trước phóng viên muốn khẳng định lại vấn đề. + Câu hỏi chính và câu hỏi bổ sung (chính - phụ). Câu hỏi chính là câu hỏi từ trước đã được đặt ra. Còn câu hỏi phụ là câu hỏi mới phát sinh khi câu hỏi chính không phát huy tác dụng, căn cứ vào thái độ, bối cảnh mà ra câu hỏi bổ sung hoặc là khi xuất hiện chủ đề mới bước ngoặt mới của đề tài. + Câu hỏi trực tiếp và gián tiếp. Nhiều khi câu hỏi thẳng không phát huy được tác dụng, cho nên xuất hiện các câu hỏi vòng. Mục đích của loại câu hỏi này là khi xuất hiện các yếu tố cản trở câu hỏi thẳng thì loại trừ yếu tố đó. + Câu hỏi chung và câu hỏi riêng. Câu hỏi chung là câu hỏi về các vấn đề chung, ví dụ như: Hình thức khoán đấu thầu có phải là hình thức khoán tốt không? Câu hỏi riêng là câu hỏi có một phạm vi về một vấn đề cụ thể trong một đơn vị cụ thể, ví dụ: Đồng chí có áp dụng ở đơn vị đồng chí không? + Câu hỏi điều chỉnh: Là câu hỏi đưa người trả lời đi đúng hướng. + Câu hỏi kiểm tra là câu hỏi để kiểm tra mức độ chính xác của câu trả lời . + Câu hỏi “Nhắc vở”: dùng để gợi ý cho người trả lời. + Câu hỏi cảnh cáo dùng trong trường hợp người trả lời cố ý không nói rõ tình hình thực tế. Văn phong của câu hỏi - Phải hết sức rõ ràng, phải là câu hỏi, nhất là trong trường hợp có dùng thuật ngữ. - Ngôn ngữ cần phù hợp với người trả lời nhưng không phải là sự thích ứng giả tạo. - Câu hỏi nên chứa đựng một ý. - Câu hỏi phải sinh động bất ngờ,mới lạ thì mới có sức gợi mở cao. * Vài khía cạnh tâm lí trong khi đặt câu hỏi. + Nên: - Có sự định hướng thống nhất, tập trung xoáy sâu vào các chủ đề đó, có thể chỉ một câu hỏi ngoài chủ đề sẽ dẫn đến việc đi xa hoàn toàn vấn đề muốn khai thác. - Câu hỏi cần khuyến khích tính chủ động và trách nhiệm của người trả lời. - Câu hỏi phải khéo léo tác động vào trí tưởng tượng khơi mạch suy nghĩ của người trả lời, định hướng mình mong muốn. + Không nên Không nên có các câu hỏi thuộc các dạng: - Câu hỏi đặt người trả lời vào thế bị kiểm tra, ví dụ như: Vì sao anh chọn nghề này? - Câu hỏi có thể buộc người trả lời phải đưa ra câu trả như kiểu tuyên bố. - Câu hỏi mở ra cho người trả lời khả năng có câu trả lời hình thức lấy lệ. - Câu hỏi chung chung không có định hướng làm cho người trả lời lúng túng, không biết trả lời vấn đề gì hoặc là tự do lựa chọn và từ đó coi thường sự hiểu biết của người ra câu hỏi. - Câu hỏi tạo điều kiện trả lời theo lối mòn . Giai đoạn đầu của phỏng vấn : * Tạo lập được hình ảnh của bản thân của bản thân người được phỏng vấn. Đây là vấn đề có hai mặt rõ ràng được quy định bởi các đặc trưng của truyền hình. Hai mặt đó là các đặc điểm bên ngoài và phẩm chất bên trong của phóng viên . + Đặc điểm bên ngoài :Bao gồm giới tính tuổi tác, phong thái … đều có ảnh hưởng nhất định tới cuộc phỏng vấn chẳng hạn như điều tra xã hội học cho thấy rằng: Nữ phóng viên moi được nhiều tài liệu hơn khi phỏng vấn đàn ông trẻ. Hoặc là tuổi cao hơn thì phù hợp với các cuộc họp báo phỏng vấn các nhân vật chính thức. Tuy nhiên, người trả lời chỉ thật lòng cộng tác khi người hỏi có hiểu biết có thể cảm nhận chính xác lời nói của mình. + Phẩm chất bên trong: điều này ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới cuộc phỏng vấn. Phải có hiểu biết về lĩnh vực đang phỏng vấn để khi tiếp xúc họ cho rằng phóng viên là người trong cuộc. Tạo được thiện cảm ban đầu bằng cách tiếp cận thích hợp nhất. * Tạo lập được cách hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. Hãy chứng minh cho được nhiệm vụ mình làm là quan trọng. Làm cho ngưòi trả lời thấy rõ chính anh ta chứ không ai khác là người được phỏng vấn Có một số nguyên nhân khiến người trả lời rích cực cộng tác: - Muốn qua câu trả lời của mình thúc đẩy công việc nào đó, gây dư luận xã hội xung quanh vấn đề nào đó. - Muốn được biểu lộ chính kiến quan điểm của mình . - Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như do ý thích cá nhân, do nhu cầu giao tiếp, coi trả lời là nghĩa vụ hoặc do hiếu khách. Một số nguyên nhân dẫn đến giảm nhiệt tình cộng tác: - Do mục đích của cuộc phỏng vấn được coi là kém ý nghĩa. - Không phù hợp với quyền lợi của người trả lời . Trong khi phỏng vấn: Dù đã được chuẩn bị cực kì chu đáo nhưng phóng viên cũng không thể xem nhẹ thái độ của mình trong khi phỏng vấn. Phóng viên cần chăm chú lắng nghe người trả lời để có thể biết được những chủ đề hoặc những bước ngoặt mới của cuộc phỏng vấn. Phải có những hình thức khuyến khích người trả lời như gật đầu nhẹ, mỉm cười… Phóng viên truyền hình trong khi phỏng vấn phải nên nhớ rằng micro là vũ khí cho nên không được trao cho người trả lời . Kết thúc cuộc phỏng vấn Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, phóng viên cần cảm ơn người trả lời và phải mở đường cho những lần phỏng vấn tiếp theo bằng những câu hỏi thích hợp điều này không chỉ giúp phóng viên tạo ấn tượng tốt đối với người phỏng vấn mà còn gây ấn tượng cho người xem. Kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn người làm chương trình cũng nên xem xét lại cả quá trình diễn ra phỏng vấn tìm ra những cái được và chưa được để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mỗi phóng viên. 3. Nghệ thuật tiến hành phỏng vấn truyền hình : Truyền hình luôn được xem là môn nghệ thuật thứ 7, người làm truyền hình nói chung và người làm nên một chương trình phỏng vấn nói riêng phải nắm bắt được nghệ thuật làm truyền hình. Về nghệ thuật tiến hành một cuộc phỏng vấn, các phóng viên cạo cội có cho những điểm sau đây + Trước hết phóng viên phải biết đưa ra những câu hỏi ngoại giao giới thiệu làm quen, tạo không khí thân mật, không gò bó… Phải tránh hỏi nhưng câu hỏi xoáy sâu vào đời tư cá nhân, đặc biệt là những nỗi niềm thầm kín khó nói của đối tượng, có thể nhắc đến chức vụ, học hàm học vị của người được phỏng vấn. Khi hỏi phải tập trung vào vấn đề chính, không vòng vo lan man. Phải đưa ra những câu hỏi dễ hiểu, về chủ đề hẹp: dẫn dắt theo sự kiện sự việc, bày tỏ quan điểm, chính kiến, nêu rõ cảm tưởng, trình bày lý do, nguyên nhân, nếu có con số thì phóng viên phải làm tròn số trước để người trả lời dễ nhớ… + Cách đặt câu hỏi: tất nhiên đối với mỗi phóng viên khi chuẩn bị tiến hành phỏng vấn một ai đó họ luôn phải có kế hoạch dự trù câu hỏi, thậm chí phảI lường trước câu trả lời và chủ động đối thoại cởi mở. Câu hỏi đặt ra ngắn gon, không dài dòng nhiều ý, nội dung hỏi không rộng quá. Phóng viên không được bình luận trước, không trừu tượng khó hiểu kiểu đánh đố. + Phóng viên phải cần dài (boom) để bố trí micro trên đỉnh đầu nhân vật sao cho ghi âm tốt mà không để lộ micro trong khuôn hình. Tuyệt đối không giao micro cho đối tượng tránh việc giằng giật micro, khua múa micro trước mặt khán giả. + Luôn giữ thái độ lịch sự văn hoá tạo bầu không khi chân thành thân thiện tự nhiên, nhã nhặn lịch thiệp, không áp đặt hách dịch ý kiến của mình đối với người trả lời, không lễ tân khách sáo. + Động tác máy camera zoom vào cận cảnh khuôn mặt người trả lời với góc nghiêng 3/4 tạo thẩm mỹ ưa nhìn dễ coi tự nhiên thoải mái, không trơ sượng trước ông kính camera, làm cho khán giả tưởng mình như đang giao lưu với nhân vật đang nói. + Chủ động ghi hình, chủ động chộp được kiểu phóng sự khách quan, thể hiện hành vi thái độ nhân vật, không giàn dựng bố trí giả tạo lộ liễu, tác giả cũng phải biết chộp ngay thái độ phản ứng của phóng viên hoặc người hỏi đối với câu trả lời của nhân vật. Chương 3. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH Trong loại hình báo chí truyền hình thì tất cả các chương trình đều phải có kịch bản, phỏng vấn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước khi phỏng vấn cần có kịch bản hình ảnh và lời tự thuật cần có được. Với từng tư cách khác nhau kịch bản phỏng vấn truyền hình có những đặc điểm khác nhau. Sau khi định hướng được chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm phỏng vấn, điều nhất thiết là phóng viên phảI làm phác thảo kịch bản. I. KHÁI NIỆM VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH: 1. Khái niệm về kịch bản truyền hình: Dưới góc độ là một kịch bản điện ảnh, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Điển ảnh Liên Xô cũ J.Dan cho rằng: “Kịch bản điển ảnh là điện ảnh ở dạng văn học, hoặc là văn học trên đường đi lên màn ảnh. Cũng giống như kịch bản sân khấu là sân khấu ở dạng văn học hoặc là văn học trên đường đi lên sân khấu”. Đối với truyền hình, việc tiếp thu ở điện ảnh các hình thức thể hiện cho phép nó học tập những khái niệm, những cách làm điện ảnh có được. Kịch bản tác phẩm truyền hình là là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ. Nó thể hiện ý đồ của tác giả trong việc thông tin sự việc, sự kiện, con người với công chúng. Còn kịch bản quay phim là phân chia nội dung thành nhiều đoạn hình ảnh nhỏ hơn như các cảnh, các trường đoạn… Tuy nhiên, kịch bản truyền hình có nhũng đặc điểm riêng biệt của nó. 2. Các đặc điểm của kịch bản truyền hình: + Kịch bản truyền hình mang tính dự đoán, dự báo chứ không ở dạng ổn định. Phần lớn các chi tiết trong kịch bản đều là dự kiến của phóng viên trên cơ sở thực tế cuộc sống, là con người thực và sự việc thực, không được phép hư cấu. Đặc điểm này phản ánh rõ tính chất báo chí truyền hình. Các sự kiện, các nhân vật, nhất là những sự kiện hoặc sẽ xảy ra không mang tính chất ổn định, nó có thể phát triển ra ngoài hướng đã định sẵn. Không được coi bất kỳ một sự kiện nào là bất biến để làm một tác phẩm truyền hình ổn định. + Kịch bản báo chí truyền hình thường là kịch bản văn học và kịchbản đạo diễn, nó toát lên nội dung tác phẩm. Khác với điện ảnh, kịch bản văn học đưa ra tư tưởng chư đề và chủ đề, hướng đi của tác phẩm, còn kịch bản đạo diễn đem lại biện pháp thể hiện tác phẩm. Với báo chí truyền hình nó diễn ra 2 kịch bản với lý do: Thức nhất, nó phải căn cứ vào việc thục, có địa chỉ để phản ánh. Thứ hai, nó không được hư cấu và nhất thiết không được xuyên tạc sự thật. Thứ ba, kịch bản truyền hình là kịch bản có khả năng thực hiện và thực hiện ngay lập tức. Thứ tư, kịch bản truyền hình chỉ được sử dụng một lần. Ý nghĩa của kịch bản truyền hình: Kịch bản truyền hình tạo ra một kế hoạc cụ thể cho phóng viên và kíp làm việc. Kịch bản truyền hình là sợi dây liên kết giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Kịch bản làm cho tác phẩm chặt chẽ, chọn lcoj được các chi tiết hay và khống chế được thời lượng. Kịch bản truyền hình còn giúp cho ban ban biên tập hoạch định được chương trình. Như vậy, có thể thấy rõ kịch bản truyền hình tạo ra một sự ăn khớp giữa các bộ phận khi làm một chương trình truyền hình. II. PHÁC THẢO KỊCH BẢN THỂ LOẠI PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH: Dù là một cuộc phỏng vấn nhỏ hay mang tính chất chính trị thời sự lớn thì phác thảo kịch bản cũng làm tăng tốc độ và hiệu quả bằng cách hình dung trước sản phẩm . 1. Đối với phương pháp phỏng vấn cung cấp tư liệu cho tin tức, phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình: Những phỏng vấn phóng sự tài liệu không cần tiến hành ở một địa điểm duy nhất và toàn bộ cuộc phỏng vấn tiến hành trong một lần. Sự thay đổi về địa điểm sẽ tạo ra tính năng động hơn cho sự kiện và người được phỏng vấn cũng có xu thế hưởng ứng phỏng vấn ở mọi địa điểm khác nhau. Trong quá trình biên tập những phần khác nhau của bài phỏng vấn không nên biên tập đoạn này nối tiếp đoạn kia mà phải xen lẫn các hình ảnh một cách tự nhiên cùng với những lời dẫn. Cũng cần có những phần gián đoạn trong cấu trúc của bài đã biên tập (đoạn tạm nghỉ để thở), để cho người xem tiếp thu thông tin trước khi theo dõi tiếp những thông tin tiếp theo. Hãy sử dụng tốt những âm thanh tự nhiên. Nhịp độ phân chia lời dẫn nên chậm. Hơn thông tin và nên nhấn mạnh hơn. 2. Đối với tin tức, phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình không cần lời bình Một số tin tức phóng sự thời sự hoặc tài liệu truyền hình được thực hiện không có lời dẫn ngoại hình. Toàn bộ nội dung tác phẩm được trình bày lại thông qua các nhân vật, nhân chứng liên quan đến sự kiện sự việc bằng những cảnh ghi hình có bố cục chặt chẽ, tiếng động tự nhiên và lời thoại trung thực thoải mái của người trả lời phỏng vấn. Các nhân vật tự trình bày sự việc một cách thoải mái tất cả những gì có thể được, thậm chí còn tâm sự, kể lể, giãi bày cặn kẽ mọi điều chứ không phải trả lời một cách bị động, gò bó gây hạn chế thông tin… Phương pháp biên tập tin kiểu này đòi hỏi chuẩn bị kịch bản phỏng vấn theo kiểu mở và dẫn để thay cho tác giả, người trả lời tự trình bày toàn bộ nội dung sự việc như thể nói thay cho tác giả chứ không phải trả lời phỏng vấn, không có cái tôi tác giả. 3. Đối với thể loại chương trình phỏng vấn truyền hình. Kịch bản phỏng vấn cần xác định mình sẽ hỏi cái gì, ý định quay nhũng cảnh về người được phỏng vấn cũng như người phóng viên ở góc độ nào để có thể thể hiện chủ đề tư tưởng tốt nhất. Phác thảo kịch bản phỏng vấn cũng là lúc phóng viên nghiên cứu kỹ về đề tài, qua nghiên cứu về đề tại phóng viên có phần nào dự đoán trước được phần nào câu trả lòi của người được phỏng vấn. Với thể loại này kịch bản phải rõ ràng, chính xác, dự trù các câu hỏi để tạo thành chương trình hoặc chuyên mục hoàn chỉnh, có bối cảnh phù hợp và nội dung ý nghĩa đầy đủ. Câu hỏi không được lan man, dài dòng, hỏi “có hay không ạ?”. Cần phân cảnh dung hình trước để lời khớp thời gian và bổ sung những thông tin có liên quan đến hình ảnh ấy. Khi lời thoại khớp với hình ảnh thì sẽ đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn về toàn bộ nội dung sự kiện. Chuẩn bị kịch bản phỏng vấn tại văn phòng, công sở thì mang tính hình thức quá. Nếu có thể thì nên phỏng vấn ở một địa điểm có bối cảnh phù hợp với đề tài phỏng vấn. Với kịch bản thể loại phỏng vấn báo chí truyền hình sẽ giúp cho cả êkíp làm phim tạo ra một tác phẩm báo chí mang thể loại phỏng vấn có tính chất chuyên nghiệp, tác phẩm tạo ra hoàn thiện hơn và buổi phỏng vấn cũng sẽ mang hiệu qủa cao hơn. KẾT LUẬN CHUNG Phỏng vấn là một thể loại xuất hiện từ rất sớm và hiện nay vai trò của nó vẫn ngày càng được khẳng định. Trong loại hình báo chí truyền hình, thể loại này đang ngày càng phát huy tác dụng, giúp những người làm truyền hình thu thập và mang lại cho độc giả một lượng thông tin lớn hơn, hoàn thiện hơn, chân thực và có ý nghĩa khách quan. Qua nhũng tìm hiểu về thể loại phỏng vấn truyền hình, chúng ta có thể thấy được thêm vai trò quan trọng của thể loại này. Dù chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện về nội dung vì thời gian tìm hiểu có hạn, nhưng tôi mong bản tiêu luận này sẽ góp phần giúp cho độc giả hiểu biết thêm một phần thông tin về lý luận báo chí cũng nhủ lý luận về thể loại phóng sự truyền hình. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi có được thâm khảo nhiều sách báo về thể loại báo chí nói chung và thể loại phỏng vấn truyền hình nói chung. Nó cũng đã mang lại thêm cho tôi nhiều hiểu biết mới về chuyên ngành mình đang theo học. Bản tiểu luận này nếu có gì sai sót mong được sự chỉ giáo của bạn đọc. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThể loại phỏng vấn trong báo chí truyền hình.doc
Luận văn liên quan