Tiểu luận Môn luật kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh qui định rõ ràng và hợp lý: so với qui định trong luật doanh nghiệp 1999, hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật năm 2005 được quy định hợp lý hơn, đơn giản hơn. Ví dụ: trong hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 1999, chủ doanh nghiệp phải nộp kèm điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta thấy đ iều này thật sự chưa hợp lý bởi c ác c ác doanh nghiệp thường khi thành lập có rất ít nhân v iên, điều lệ c ông ty c hỉ là tạm th ời, sau khi đi vào hoạt động ổn định mới hình thành nên các điều lệ phù hợp. Mặt khác điều lệ cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô và tầm vực hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy điều lệ công ty là không hoàn toàn cố định, do đó luật doanh nghiệp 2005 đã loại bỏ quy định này khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

pdf36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môn luật kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 1 Trường Mở Tp.Hồ Chí Minh Khoa Đào Tạo Sau Đại Học TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH ĐỀ TÀI : GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẤN HVTH : NHÓM 5 HUỲNH CÔNG HẢI – MBAB110014 VŨ MINH ANH - MBAB110002 NGUYỄN TUẤN AN- MBAB11001 NGUYỄN NGỌC VƯỢNG-MBAB11058 Tp.Hồ Chí Minh ,Tháng 01 năm 2012 TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.............................................. 6 1.1 Khái niệm DNTN............................................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm chung ......................................................................................................... 6 1.1.2 Khái niệm về DNTN ................................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................... 6 1.2.1. Về địa vị pháp lý ........................................................................................................ 6 1.2.2 . DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ..................................... 7 1.2.3. Mổi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN .............................................................. 7 1.2.4. DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế, được quyền mở chi nhánh, VPĐD trong nước và ngoài nước, được cấp con dấu để hoạt động khi kinh doanh ........................ 7 CHƯƠNG 2 : ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP DNTN......................................... 9 2.1. Đối tượng được quyền thành lập, quản lý DNTN............................................................. 9 2.2. Thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN................................................. 10 2.2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân............................................. 10 2.2.2. Trình tự đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân....................................... 10 2.2.3. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh ........................................................................ 11 2.2.4. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính............................................................ 12 2.3. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh........................................................ 12 CHƯƠNG 3 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT ....................................................................... 14 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .................................................................................................. 14 3.1. Chủ sở hữu doanh nghiệp ............................................................................................... 14 3.2. Trách nhiệm chủ sở hữu................................................................................................. 14 3.3. Cơ cấu của doanh nghiệp ................................................................................................ 16 TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 3 3.4. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp.................................................................................. 16 3.5. Một số ví dụ về doanh nghiệp tư nhân ........................................................................... 17 3.5.1 Sơ đồ tổ chức của DNTN .......................................................................................... 17 3.5.2 Ví dụ về DNTN Nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa .......................................... 18 CHƯƠNG 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN....................... 21 4.1 Quyền của Doanh nghiệp tư nhân ............................................................................... 21 4.2. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 23 CHƯƠNG 5: TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - CHO THUÊ, BÁN, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DNTN .......................................................................................... 27 5.1 Các hoạt động Cho thuê, bán và sát nhập DNTN ....................................................... 27 5.2.1 Cho thuê............................................................................................................... 27 5.2.2 Bán và sát nhập doanh nghiệp ............................................................................. 27 5.2.3 Chuyển đổi DNTN............................................................................................... 28 5.2 Giải thể và phá sản doanh nghiệp ............................................................................... 30 5.2.1 Giải thể................................................................................................................. 30 5.2.2 Phá sản ................................................................................................................. 31 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................... 32 6.1 Nhận xét về loại hình doanh nghiệp tư nhân............................................................... 32 6.1.1 Ưu điểm ............................................................................................................... 32 6.2.1 Nhược điểm ......................................................................................................... 32 6.2 Nhận xét các qui định của luật doanh nghiệp về DNTN ............................................ 33 6.2.1 Một số nét mới ..................................................................................................... 33 6.2.2 Một số hạn chế..................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 35 TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 4 LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế hiện nay. Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của Luật doanh nghiệp từ năm 1990 đến 2005, bộ phận kinh tế này đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cải tiến nhiều đ iều khỏan không còn phù hợp của Luật doanh nghiệp năm 1990 và 1999 và đã làm giảm các rào cản về mặt thủ tục đối với các Doanh nghiệp tư nhân. Việc đăng ký k inh doanh và nộp đơn xin thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ thống Doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Sản lượng công nghiệp của hệ thống Doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trường mạnh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp. Các Doanh nghiêp tư nhân cũng tuyển một lượng lớn lao động nhân công và giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chúng ta có thể thấy việc phát triển Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dưới sự điều chỉnh của các bộ luật kinh tế, đặc b iệt là bộ Luật doanh nghiệp 2005 là một vấn đề rất đáng quan tâm và cần nghiên cứu tìm hiểu kĩ, đặc biệt đối với các bạn sinh v iên. Vì vậy nhóm chúng tôi qua việc nghiên cứu đề tài này muốn làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân, từ các vấn đề khái quát đến việc thành lập, tổ chức họat động và giải thể phá sản. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS-TS Trần Anh Tuấn và sự đóng góp ý kiến của các anh chị học viên lớp MBA11B để nhóm hoàn thành đề tài này. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 5 Nội dung bài báo cáo gồm 6 phần chính là - Tồng quan về Doanh Nghiệp Tư Nhân - Đăng ký , thành lập doanh nghiệp tư nhân - Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân - Tạm ngưng hoạt động kinh doanh, cho thuê, bán, giải thể, phá sản DNTN - Nhận xét và kết luận TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 6 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1 Khái niệm DNTN 1.1.1 Khái niệm chung - Theo khoản 1, điều 4 Luật DN 2005 : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký k inh doanh theo qui định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh - Theo khoản 1, điều 4 Luật DN 2005 : Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 1.1.2 Khái niệm về DNTN - Theo điều 141, Luật Doanh Nghiệp 2005 : + “Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. + DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào + Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN” . 1.2. Đặc điểm 1.2.1. Về địa vị pháp lý DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động k inh doanh bằng tài sản của chủ doanh nghiệp; TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 7 Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân do ở loại hình doanh nghiệp này không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp. DNTN là loại hình kinh doanh chỉ do một người bỏ vốn và thực hiện việc kinh doanh bằng hình thức trực tiếp hoặc thuê người khác điều hành. DNTN không có tư cách pháp nhân tức không được xem như có tài sản riêng, vì vậy khi hoạt động, phát sinh trách nhiệm về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm giải quyết bằng toàn bộ tài sản của mình ngoài tài sản đăng ký k inh doanh. 1.2.2 . DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào Trong quá trrình hoạt động, DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào (như cổ phiếu, trái phiếu, …) để huy động vốn. Để có thêm nguồn vốn hoạt động, Chủ DNTN có thể bổ sung bằng nguồn vốn của cá nhân mình hoặc huy động bằng hình thức khác với tư cách cá nhân của Chủ DNTN. 1.2.3. Mổi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN DNTN không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của Chủ DNTN nên để bảo vệ quyền lợi của các đối tác, mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN trên phạm vi cả nước. 1.2.4. DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế, được quyền mở chi nhánh, VPĐD trong nước và ngoài nước, được cấp con dấu để hoạt động khi kinh doanh Như các doanh nghiệp khác, khi kinh doanh, Chủ DNTN đựơc quyền thuê lao động không hạn chế (người trong nước và cả người nước ngoài), được quyền mở chi nhánh, VPĐD trên phạm vi cả nước và ngoài nước nếu hội đủ điều k iện TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 8 luật định. DNTN cũng được cơ quan thẩm quyền cấp dấu (mộc) tròn để giao dịch trong các mặt hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân có thể có nhiều nhà máy, nhiều phân xưởng, chi nhánh… nhưng tất cả đều thuộc doanh nghiệp và chỉ có doanh nghiệp mới được coi là một đơn vị kinh doanh. Về bản chất pháp lý, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 (nay là kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP) có rất ít điểm khác nhau, chủ doanh nghiệp tư nhân và ngừời kinh doanh đều là một chủ duy nhất và đều phải chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh, sự khác nhau cơ bản là quy mô của chúng. Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô lớn hơn so với hoạt động của người kinh doanh nói trong Nghị định 66-HĐBT. Sự phân chia này có ý nghĩa trong việc xác định vai trò quản lý của Nhà nước đối với các loại hình tổ chức kinh doanh có quy mô khác nhau. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 9 CHƯƠNG 2 : ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP DNTN 2.1. Đối tượng được quyền thành lập, quản lý DNTN Theo điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp sau đây: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi r iêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; s ĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại d iện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản: Chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám Đốc (T.GĐ), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 10 tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp b ị tuyên bố phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp bị phá sản vì các lý do bất khả kháng. Như vậy, đối với DNTN, mỗi cá nhân Việt Nam, nước ngoài thoả các điều kiện quy định trên, có quyền thành lập và quản lý một DNTN tại Việt Nam. 2.2. Thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp đối với DNTN 2.2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh. (Theo mẫu Phụ lục I-1/Thông Tư 14/2010/TT-BKH) - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Riêng đối với doanh nghiệp k inh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định và/hoặc chứng chỉ hành nghề, thì nộp kèm: - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền - Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác. 2.2.2. Trình tự đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân - Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Theo Điều 12 – Thông Tư 14/2010/BKH: Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ doanh nghiệp, phải xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 11 - Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Nhận Giấy biên nhận về việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại nơi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (Theo mẫu Phụ lục IV-1/Thông Tư 14/2010/TT-BKH) Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền k inh doanh ngành nghề đó kể từ ngày hội đủ điều kiện theo qui định. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2.2.3. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên doanh nghiệp; b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; c) Ngành, nghề kinh doanh; d) Vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 12 đ) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu; e) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại d iện theo pháp luật của doanh nghiệp; g) Nơi đăng ký kinh doanh. 2.2.4. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.3. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích thì Doanh nghiệp phải gửi Thông báo đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Tuỳ theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được sửa đổi hoặc cấp mới. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phải công bố những nội dung đã thay đổi đó trên các phương tiện thông tin như khi bố cáo thành lập. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 13 Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp có thể gửi Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 5 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy CNĐKDN mới và phải trả phí. Trong những trường hợp đăng ký thay đổi hay đề nghị cấp mới này, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ (nếu còn lưu giữ) cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 14 CHƯƠNG 3 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3.1. Chủ sở hữu doanh nghiệp Về hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đây là điểm khác cơ bản của doanh nghiệp tư nhân so với công ty. Doanh nghiệp tư nhân không có sự góp vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà tất cả sản của doanh nghiệp thuộc về một chủ duy nhất; người chủ duy nhất này là một cá nhân, một người cụ thể. Chủ doanh nghiệp không thể là một tổ chức hoặc do một tổ chức thành lập ra. Dù một chủ, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể là một đơn vị có tổ chức, có giám đốc điều hành, có người làm công… Tính tổ chức của doanh nghiệp tư nhân là tổ chức hoạt động kinh doanh chứ không phải tổ chức liên kết hợp tác dưới góc độ pháp lý. 3.2. Trách nhiệm chủ sở hữu Chủ sở hữu là người có quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, đây là đặc điểm rất quan trọng của doanh nghiệp tư nhân. Khi doanh nghiệp tư nhân có nợ nần thì chủ doanh nghiệp phải đem toàn bộ tài sản của mình (cũng chính là tài sản doanh nghiệp) ra để trả cho các chủ nợ. Chế độ trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp tư nhân khác với chế độ trách nhiệm của công ty. Khi các công ty có nợ thì các thành viên chỉ chịu trách TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 15 nhiệm bằng phần vốn đã góp vào công ty chứ không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng. Quan hệ nợ nần của công ty là giữa công ty với các chủ nợ chứ không phải là giữa các thành viên và chủ nợ, trong khi đó quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ nợ chứ không phải chỉ có doanh nghiệp và các chủ nợ. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là một ưu thế lớn giúp doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hang. Khi cung cấp tín dụng, ngân hang có thể căn cứ vào tài sản của chủ doanh nghiệp chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của công ty. Toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm cho việc thanh toán các khản nợ của doanh nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cũng có những vấn đề cần chú ý: Thứ nhất, là trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp không phải là người điều hành doanh nghiệp. Trách nhiệm này giải quyết trên cơ sỏ hợp đồng chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh nghiệp và các quy định trong Pháp luật về hợp đồng lao động. Thứ hai, là tài sản của vợ chồng. Điều 16 Luật hôn nhân và g ia đình quy định vợ chồng có tài sản riêng. Các quy định như vậy cũng có ở nhiều nước. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc xác định tài sản riêng không còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhiều cặp vợ chồng đã thỏa thuận tài sản chung và riêng ngay từ khi kết hôn hôn hoặc trong quá trình chung sống. Pháp luật cũng quy định tài sản nào có thể là tài sản chung tài sản nảo có thể là tài sản riêng. Ở nước ta, do những đặc điểm về văn hóa và trình độ pháp luật của nhân dân nên việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng không đơn giản. Thông thường tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là tài sản r iêng, quà tặng của TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 16 mỗi người vv.. Các tài sản chung của vợ chồng phải được đem ra thanh toán cho các khoản nợ. Tài sản r iêng của vợ (chồng) không phải chủ doanh nghiệp thì không phải là tài sản doanh nghiệp và không đem ra để thanh toán các khoản nợ. Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn có nhược điểm là khiến cho chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế và có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng thỏa đáng. 3.3. Cơ cấu của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp của một người làm chủ, do người này bỏ vốn ra hoạt động và chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong quá trình hoạt động. Do đó, chủ doanh nghiệp có toàn quyền qui định cơ cấu quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo không trái với qui định chung của pháp luật. Chủ doanh nghiệp có quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp của mình với chức danh Giám đốc hoặc thuê ngưới khác làm Giám đốc. Tuy nhiên, trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc thì chủ doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp, người Giám đốc thuê chỉ được làm những gì được Chủ doanh nghiệp ủy quyền. Chủ DNTN là người đại d iện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. 3.4. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp Theo Điều 142 Luật DN 2005 : TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 17 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng t iền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 3.5. Một số ví dụ về doanh nghiệp tư nhân 3.5.1 Sơ đồ tổ chức của DNTN Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tổ chức của một DNTN : TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 18 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức đơn giản của 1 DNTN . 3.5.2 Ví dụ về DNTN Nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa a. Giới thiệu chung Hình 3.2. DNTN Nước Uống Tinh Khiết Sài Gòn Sapuwa TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 19 Tên doanh nghiệp: DNTN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÒN (SAPUWA) Giấy phép thành lập: Số 17/ GP-UB do UBND TP.HCM Cấp ngày : 13 - 01 - 1992 Địa chỉ : 683 Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM Điện thoại : (+848) 3894 1466 Fax : (+848) 3894 0060 Email : info@sapuwa.com.vn Website : www.sapuwa.com.vn & www.sapuwa.vn Giám đốc : Ông LÊ NHƯ ÁI Loại hình : Doanh nghiệp tư nhân - Qui mô : vừa Ngành nghề KD : - Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai - Kinh doanh hàng chuyên dùng ngành nước uống, mua bán lương thực - thực phẩm công nghệ. Thị trường : trong và ngoài nước b. Sơ Đồ tổ chức TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 20 Hình 3.3 Sơ đồ Tổ Chức DNTN Nước Uống Tinh Khiết Sài Gòn Sapuwa. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 21 CHƯƠNG 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 4.1 Quyền của Doanh nghiệp tư nhân Quyền của Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN) được qui định ở điều 8 của luật doanh nghiệp 2005 – qui định chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. a) Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. b) Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn các hình thức và phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có thể thực hiện và có lợi cho doanh nghiệp. Đối với DNTN hiện nay, vốn kinh doanh chủ yếu từ tiết kiệm của chủ doanh nghiệp, vay bạn bè, người thân. Rất ít doanh nghiệp tiếp cận đến các kênh huy động vốn của các thể chế tài chính vì vậy quy mô của các DNTN hiện nay thường là nhỏ. c) Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Đây là quyền sống còn của doanh nghiệp.Doanh nghiệp được thành lập với mục đích sản xuất, kinh doanh, buôn bán để kiếm lời. Vì vậy hoạt động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là các hoạt động cơ bản giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận để duy trì và phát triển doanh nghiệp. d. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 22 Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một hoạt động cơ bản của nhiều DNTN.Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị máy móc để kinh doanh phân phối trong nước hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh.Ngược lại các doanh nghiệp cũng xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm đầu ra và các loại nguyên vật liệu thô khác. Chính phủ không những trao cho doanh nghiệp quyền được kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. e. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. Doanh nghiệp cần thuê lao động và tổ chức, sử dụng họ theo mục đích kinh doanh của mình. DNTN có thể thuê nhiều lao động, không giới hạn số lượng. f. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại g iúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước. g. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. Chủ doanh nghiệp được quyền tự quyết định các điều lệ công ty, các cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với quy mô và tầm vực hoạt động của mình. h. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Quyền này gắn liền với đặc điểm của DNTN – chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 23 người chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động k inh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. i. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. Không tổ chức hay cá nhân nào được quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các nguồn lực mà pháp luật không quy định. Ví dụ, trong trường hợp các cán bộ phường, xã yêu cầu doanh nghiệp phải mua các vé xem ca nhạc để gây quỹ từ thiện, việc đóng hay không là tùy doanh nghiệp. Các cán bộ này không được phép ép buộc doanh nghiệp phải tham gia và doanh nghiệp hoàn toàn có quyền từ chối tham gia. j. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Khi tham gia khiếu nại, tố cáo, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. k. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc thông qua người đại diện như thuê luật sư. l. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các quyền trên, các doanh nghiệp tham gia sản xuất cung ứng các sản phẩm dịch vụ, công ích còn có các quyền được luật doanh nghiệp 2005 quy định tại điều 10. 4.2. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 24 a. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề đã ghi trong giấy đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp muốn kinh doanh thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục để bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ này, nghị đ ịnh 06/2008/NĐ-CP của chính phủ qui định: doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo từ 100,000 đến 300,000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp nặng hơn, phải thu ra hoặc cấm lưu thông hồi các sản phẩm dịch vụ đã bán. b. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo kế toán, tài chính trung thực, chính xác và đúng thời hạn. Trong trường hợp vị phạm nghĩa vụ này, nghị định 39/2011/NĐ-CP qui định mức xử phạt như sau: mức phạt từ 15- 30 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một số hành vi như: Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 3 tháng theo thời hạn quy định. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính. c. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan thuế mã số thuế đã ghi trong giấy đăng ký kinh doanh trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tthực TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 25 hiện việc kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Nghị định 98/2007/NĐ-CP quy định mức xử phạt trong trường hợp chậm nộp thuế như sau: phạt 0.05% mức thuế phải nộp cho mỗi ngày chậm trễ, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trong trường hợp trốn thuế, doanh nghiệp phải đóng đầy đủ khoản thuế phải đóng và bị phạt từ 1-3 lần mức thuế phải đóng. d. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. e. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho thị trường phải đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế và phải đạt những chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã công bố. Trong trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng, doanh nghiệp bị phạt cảnh cáo và buộc tạm dừng lưu thông hoặc phải thu hồi các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán ra. f. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. g. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Doanh nghiệp được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo các quy định về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 26 nguyên môi trường…Ví dụ, doanh nghiệp không được quyền kinh doanh các sản phẩm pháo nổ vì ảnh hưởng đến an toàn người dân. Doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đầu ra, thực hiện các công tác xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn nhà nước qui định. h. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Các nghị vụ khác doanh nghiệp phải thực hiện khi tham gia sản xuất cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ích được qui định tại điều 10 luật kinh doanh 2005. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 27 CHƯƠNG 5: TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - CHO THUÊ, BÁN, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DNTN 5.1 Các hoạt động Cho thuê, bán và sát nhập DNTN 5.2.1 Cho thuê Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Do nhiều lí do khác nhau có thể dẫn tới việc chủ doanh nghiệp không tiếp tục với công việc của doanh nghiệp mà cho người khác thuê.Thuê doanh nghiệp là hình thức khá phổ biến trên thế giới. Cho thuê doanh nghiệp tức là chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng doanh nghiệp cho người khác để thu một khoản tiền do người khác phải trả. Việc cho thuê doanh nghiệp liên quan đến nhiều quan hệ xã hội như các quan hệ về tài sản, tên doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng, người làm công của doanh nghiệp… Khi cho thuê doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản với Sở kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.(Tham khảo thêm Điều 144 Luật Kinh Doanh 2005) 5.2.2 Bán và sát nhập doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp có quyền bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào một doanh nghiệp khác. Bán doanh nghiệp tức là chủ doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho người khác để thu 1 khoản tiền và như vậy chủ doanh nghiệp không còn là chủ doanh nghiệp nữa, người mua doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp và họ phải tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp. (Tham khảo thêm Điều 145 Luật Kinh Doanh 2005) Khác với v iệc bán doanh nghiệp, việc sát nhập doanh nghiệp sẽ liên quan đến hàng loạt vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là các nghĩa vụ mà doanh nghiệp TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 28 chưa thực hiện. Vì vậy khi muốn bán hoặc sát nhập doanh phải làm đơn gửi đến ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp giấy phép nêu rõ lí do kèm theo các giấy tờ sau: - Giấy xác nhận của chủ nợ về việc doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ,giấy cam kết của doanh nghiệp khác hoặc ngân hang chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. - Giấy xác nhận của khách hang về doanh nghiệp đã thanh lý hết hợp đồng hoặc giấy cam kết của doanh nghiệp khác về việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết. - Người mua doanh nghiệp hoặc được sáp nhập có thể thỏa thuận về việc thừa kế các khoản nợ của doanh nghiệp và các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Thỏa thuận đó có thể coi là một biện pháp bảo đảm thanh toán nợ va thực hiện các hợp đồng đã kí. Việc bán và sáp nhập doanh nghiệp chỉ được thực hiện sau khi ủy ban nhân dân t ỉnh chấp thuận đơn đề nghị. Ủy ban nhân dân chỉ chấp thuận việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp nếu không có đơn khiếu nại kể từ khi chủ doanh nghiệp đã đăng báo ba lần liên tiếp xin bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp mỗi lần cách nhau 5 ngày. - Sau khi bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải khai báo với Sở kế hoạch va đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và phải thông báo công khai việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp. 5.2.3 Chuyển đổi DNTN Theo Điều 36 NĐ 102/2010/NĐ-CP, chỉ cho phép DNTN chuyển thành công ty TNHH, theo các thủ tục sau: - Đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo Điều 24 của Luật Doanh nghiệp TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 29 - Chủ DNTN phải là chủ sở hữu công ty (Đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên là cá nhân) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên) - Chủ DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn. - Chủ DNTN có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lí về v iệc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó. - Chủ DNTN cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động h iện có của DNTN. Hồ sơ gồm có: - Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp; Điều lệ công ty; - Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lí; - Danh sách thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức; - Văn bản cam kết của chủ DNTN về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của DNTN và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 30 - Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lí về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó; - Văn bản cam kết của chủ DNTN hoặc thỏa thuận giữa chủ DNTN các các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao dộng h iện có của DNTN; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (công ty TNHH) nếu hội đủ điều kiện, đồng thời xóa tên DNTN đã chuyển đổi trong sổ đăng kí kinh doanh. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lí do và hướng dẫn những yêu cầu cần sữa đổi, bổ sung. 5.2 Giải thể và phá sản doanh nghiệp 5.2.1 Giải thể a) Khái niệm: - Giải thể doanh nghiệp là một quá trình để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.Giải thể doanh nghiệp tư nhân khác vơi giải thể công ty.Khi giải thể công ty thì trước hết là giải quyết các mối quan hệ của công ty với bên thứ ba, sau đó là việc giải quyết các công việc nội bộ của công ty. Khi g iải thể doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan đến doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ với khách hang,với người làm công và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Việc giải thể liên quan chủ yếu đến các quan hệ tài sản nợ nần của doanh nghiệp. Đó là các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp chưa thanh toán, các khoản thuế chưa nộp vào ngân sách, tiền lương của người làm công, tiền vay của ngân hang, hoặc từ các nguồn khác, tiền cung ứng điện nước, tiền thuê nhà, cửa hàng, cửa hiệu v.v… (Tham khảo thêm Điều 158 Luật Kinh Doanh 2005) TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 31 b) Quy trình thực hiện - Luật doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp chỉ được giải thể nếu chủ doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp và thanh lí hết các hợp đồng mà doanh nghiệp đã kí kết.Quy định này bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, của các bên tham gia ký hợp đồng, chống lại các hiện tượng thành lập doanh nghiệp với mục đích chiếm dụng vốn và sau đó xin g iải thể để xóa nợ. - Khi muốn giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải làm đơn xin giải thể gửi đến ủy ban nhân dan tỉnh đã cấp giấy phép thành lập và thông báo v iệc xin phép giải thể trên báo trung ương và địa phương. Trong đơn và thông báo phải chi tiết thủ tục và trình tự thanh lý tài sản, thời hạn thanh toán nợ… Việc giải thể chỉ bắt đầu tiến hành khi uỷ ban nhân dân chấp thuận đơn xin phép. 5.2.2 Phá sản - Doanh nghiệp tư nhân có thể bị tuyên bố phá sản nếu gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ đến mức tổng giá tr ị tài sản doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vốn đầu tư ban đầu và tài sản khác mà chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng vào việc kinh doanh phải được ghi chép vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân được tính bắt đầu bằng vốn đầu tư ban đầu và các tài sản được ghi vào sổ sách kế toán. Khác với việc phá sản của công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đem cả tài sản riêng để thanh toán khi doanh nghiệp của họ bị phá sản. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 32 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 6.1 Nhận xét về loại hình doanh nghiệp tư nhân 6.1.1 Ưu điểm - Quản trị và điều hành đơn giản: so với các loại hình doanh nghiệp khác, DNTN là loại hình có cơ cấu tổ chức và điều hành đơn giản nhất. DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định về điều lệ và tổ chức các bộ máy của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp tư nhân thường có qui mô nhỏ, số lượng phòng ban ít. Cấu trúc doanh nghiệp thường đơn giản để phù hợp với năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp. - Được toàn quyền quyết định về mọi hoạt động của doanh nghiệp: chủ sở hữu của DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, chủ sở hữu được toàn quyền quyết định về các hoạt động của doanh nghiệp mình sở hữu, có sự chủ động trong tất cả các quyết định tổ chức, kinh doanh. - Tạo được sự tin tưởng đối với chủ nợ và đối tác : chủ sở hữu của DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp. Điều này tạo sự yên tâm đối với đối tác và chủ nợ bởi chủ sở hữu còn chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và chịu trách nhiệm vô hạn cho đến khi giải quyết xong nợ. 6.2.1 Nhược điểm - Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó người chủ phải rất cẩn trọng trong tất cả các quyết định trong tổ chức quy mô hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và các vấn đề khác. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 33 - Mức độ rủi ro trong đầu tư cao. Do chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên mỗi quyết định đầu tư của chủ doanh nghiệp có độ rủi ro rất cao. Có thể phải trả giá bằng toàn bộ tài sản của mình hoặc hơn thế nữa. 6.2 Nhận xét các qui định của luật doanh nghiệp về DNTN 6.2.1 Một số nét mới - Hồ sơ đăng ký kinh doanh qui định rõ ràng và hợp lý: so với qui định trong luật doanh nghiệp 1999, hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật năm 2005 được quy định hợp lý hơn, đơn giản hơn. Ví dụ: trong hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 1999, chủ doanh nghiệp phải nộp kèm điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta thấy điều này thật sự chưa hợp lý bởi các các doanh nghiệp thường khi thành lập có rất ít nhân v iên, điều lệ công ty chỉ là tạm thời, sau khi đi vào hoạt động ổn định mới hình thành nên các điều lệ phù hợp. Mặt khác điều lệ cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô và tầm vực hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy điều lệ công ty là không hoàn toàn cố định, do đó luật doanh nghiệp 2005 đã loại bỏ quy định này khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. - Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn g iản, rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhờ việc đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh, loại bỏ giấy phép con nên thời g ian đăng ký kinh doanh được rút ngắn, thời gian xử lý hồ sơ cũng được qui định ngắn hơn. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, chính phủ ngày càng hoàn thiện hơn thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng. - Tạo môi trường bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp: DNTN có quyền và nghĩa vụ như các loại hình doanh nghiệp khác được quy định chung tại điều 8 và điều 9 của luật doanh nghiệp 2005. 6.2.2 Một số hạn chế TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 34 - Hồ sơ đăng ký thật lập chưa tật sự chặt chẽ: điều 13 trong luật doanh nghiệp 2005 quy định về các đối tượng không được đăng ký kinh doanh trong đó có các cá nhân không có hoặc không đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên trong điều 16 luật này về hồ sơ đăng ký k inh doanh không có các giấy tờ chứng minh năng lực hành vi dân sự của người đăng ký kinh doanh. - Theo luật doanh nghiệp 2005, người nước ngoài được thành lập DNTN, nhưng trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tài sản của họ sẽ được chứng minh như thế nào, cơ quan trong hay ngoài nước giám định tài sản của họ và có quy định nào để ngăn chặn họ tẩu tán tài sản hay không. Luật doanh nghiệp 2005 chưa quy định rõ về các vấn đề này. - Điều 14 của luật doanh nghiệp 2005 cũng qui định chủ doanh nghiệp được ký kết các hợp đồng đăng ký trước kinh doanh phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp nhưng không có qui định về việc liệt kê các hợp đồng và chứng minh các hợp đồng này trong thủ tục đăng ký kinh doanh. Như vậy qui định này có thể tạo kẽ hở để chủ sở hữu gian lận. - Trách nhiệm của giám đốc khi được thuê quản lý DNTN chưa được qui định rõ ràng trong khi đó chủ doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp này. Như vậy chủ sở hưu phải kiểm soát quyết định của các giám đốc nhưng nếu đã thuê giám đốc thì chứng tỏ giám đốc đó có năng lực quản lý điều hành tốt và hoàn toàn có thể qua mặt được chủ doanh nghiệp. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật doanh nghiệp 2005 (Số: 60/2005/QH11) 2. Luật kinh doanh (Luật sư – Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Luật sư – Thạc sĩ Lê Minh Nhựt). 3. Luật phá sản 2004 (Số 21/2004/QH11) 4. Website www.ebook.edu.vn 5. Website www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 6. Website www.doanhnhan360.com 7. Website www.dantri.com.vn 8. Website www.cafef.vn 9. Các tài liệu tham khảo khác. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH GVHD : THẦY TRẦN ANH TUẦN THỰC HIỆN : NHÓM 5 TRANG 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_lopmba11b_nhom_5_dntn_1457.pdf
Luận văn liên quan