Tiểu luận Những vấn đề chung về PCA

Biện pháp điều tra là biện pháp dung để xác định diễn biến thực tế của vụ việc khi mà các bên không có quan điểm thống nhất. Có thể nói biện pháp điều tra chỉ là giai đoạn đầu trong giải quyết tranh chấp, do vậy ngày nay nó đã không được sử dụng như một biện pháp riêng biệt mà được ghép vào các hình thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay tòa án

pdf48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những vấn đề chung về PCA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ tục Theo nguyên tắc của PCA, phía nguyên đơn – bên đề xướng tranh chấp - phải có thông báo về việc tranh chấp cho phía bên kia - bên bị đơn. Thông báo phải bao gồm những thông tin sau: - Yêu cầu tranh chấp phải được giao cho trọng tài xét xử. - Tên và địa chỉ của các bên. - Liên hệ đến một điều khoản hay thoả thuận về tranh chấp. - Liên hệ tới điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý khác có liên quan đến tranh chấp phát sinh. - Bản chất chung của vụ việc và chỉ ra mức độ liên quan - Tìm kiếm sự hỗ trợ và biện pháp khắc phục. - Đề nghị số lượng trọng tài. Những quy định trên gần như được dẫn nguyên văn các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của UNCITRAL, bởi các quy định này được thực hiện trong tranh chấp thương mại, hướng tới 15 thừa nhận giải quyết tranh chấp dựa trên điều khoản tranh chấp trong tương lai có trong hợp đồng thương mại. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra theo thoả thuận, đặc biệt liên quan đến các quốc gia, không bên nào được chỉ định là nguyên đơn hay bị đơn. 2.2 – Thành lập trọng tài - Các bên có thể thoả thuận đưa ra quy định thành lập toà án trọng tài. Theo như Công ước 1899 và 1907, các bên chỉ có thể lựa chọn trọng tài theo danh sách mà PCA đưa ra. Tuy nhiên, quy định này đã không còn từ rất lâu. - Cách thành lập một toà án trọng tài cơ bản được phản ánh trong Công ước 1899 và 1907 và nhiều nguyên tắc của PCA liên quan đến sự sắp xếp của mỗi bên. Trong số các trọng tài mà các bên chỉ định sẽ lựa chọn ra một trọng tài chủ trì. Các bên có thể thoả thuận số lượng trọng tài (trọng tài duy nhất, ba trọng tài). Thường chỉ trong trường hợp tranh chấp giữa các quốc gia thì toà sẽ có 5 trọng tài. - Nếu các bên không thể lựa chọn, toà sẽ có 3 trọng tài. Nếu thiếu sự đồng tình của trọng tài thứ 3 hoặc do một trong hai bên không thể chỉ định trọng tài, các bên sẽ cùng xác định thẩm quyền lựa chọn trọng tài hoặc theo như quy định của UNCITRIAL, thư ký thường trực của PCA sẽ thực hiện vấn đề này. - Nếu các bên đồng ý giải quyết tranh chấp của họ trước trọng tài duy nhất, họ có thể lựa chọn dựa trên thoả thuận chung, nếu thoả thuận thất bại, họ sẽ uỷ thác cho người có thẩm quyền. Theo các nguyên tắc của UNCITRIAL, thẩm quyền trong việc sắp xếp trọng 16 tài là việc sử dụng một “list procedure”, qua đó, các bên nhận được một danh sách chính có ít nhất tên của 3 người, và nhiệm vụ của họ là phải phản đối hoặc chấp nhận những ai trong danh sách đó. - Tuy nhiên, các bên có thể đưa ra một giải pháp khác trong việc lựa chọn các trọng tài. Các bên có thể quy định bất kỳ các trọng tài có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực đang xảy ra tranh chấp và giới hạn quốc tịch của họ. Vấn đề quốc tịch đặc biệt quan trọng trong các trường hợp nhạy cảm về mặt chính trị, vì vậy, UNCITRIAL quy định, việc lựa chọn trọng tài phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cho sự độc lập, công bằng của trọng tài. Ví dụ, các quy định không bắt buộc trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường năm 2001 quy định thành lập hội đồng trọng tài có kinh nghiệm và chuyên môn về luật môi trường hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên do các quốc gia hoặc Tổng thư ký bổ nhiệm, nhưng cũng không yêu cầu nhất thiết phải lựa chọn trọng tài từ hội đồng này. 2.3 – Phản đối trọng tài Theo quy định của PCA, một bên có thể phản đối một trọng tài nếu họ có nghi ngờ chính đáng về tính công bằng hay độc lập của trọng tài đó. Nếu bên kia cũng đồng tình với sự phản đối này, hoặc bản thân trọng tài đó tự rút khỏi vụ việc thì một trọng tài mới sẽ được chỉ định theo cách mà trọng tài trước đó đã được chỉ định. Mặt khác, phản đối sẽ được quyết định một lần nữa bởi người có 17 thẩm quyền trong hội đồng trọng tài, cũng như sự chấp thuận lẫn nhau giữa các bên hoặc sự chấp nhận của Tồng thư ký PCA. 2.4 – Các biện pháp tạm thời Theo quy định của PCA, Toà có thể yêu cầu một bên áp dụng những biện pháp tạm thời cần thiết cho việc bảo đảm quyền lợi riêng của từng bên hoặc những vấn đề chính trong tranh chấp thông qua việc đưa ra các tuyên bố tạm thời. Hầu hết, các nguyên tắc của PCA đều quy định rằng, các bên đều có thể hạn chế quyền này của toà bằng những thoả thuận chung. Trong các tranh chấp thương mại, các biện pháp tạm thời có thể bao gồm việc gửi hàng hoá nhờ một bên thứ 3 hoặc bán các loại hàng hoá có thể bị hư hại. Ví dụ, trong các quy phạm về Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quy định toà được phép đưa ra bất cứ yêu cầu nào về việc áp dụng “các biện pháp tạm thời để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên và ngăn ngừa sự nguy hại nghiêm trọng đến môi trường nằm trong các vấn đề chính của vụ tranh chấp.” Trong mọi trường hợp, toà có thể yêu cầu các bên phải đảm bảo đầy đủ chi phí liên quan tới việc thực hiện các biện pháp tạm thời đó. Bởi toà án trọng tài thường gặp nhiều khó khăn trong việc ép buộc áp dụng các biện pháp tạm thời, tất cả các quy tắc giải quyết tranh chấp của PCA đều dựa vào các quy tắc giải quyết của UNCITRIAL: việc yêu cầu biện pháp tạm thời của bất cứ bên nào 18 tới người có thẩm quyền xét xử sẽ không được xem là không hợp với thoả thuận xét xử hoặc sự từ bỏ thoả thuận đó. 2.5 – Preliminary Objections Các quy tắc của PCA có quy định thủ tục ban đầu về việc xác lập thẩm quyền xét xử. Những viện lẽ cho việc thiếu thẩm quyền xét xử của toà phải được đưa ra trước khi quá trình biện hộ hoặc được đề cập trong sự phản hồi đối với tuyên bố phản đối. 2.6 – Nơi tiến hành xét xử Việc xét sử sẽ diễn ra tại Hague, Hà Lan nếu các bên không có thoả thuận khác. Tuy nhiên, vẫn có sự linh hoạt đáng kể cho các bên và toà trọng tài trong việc quyết định cụ thể nơi xét xử cho các phiên điều trần, phiên gặp gỡ, tranh cãi. Như đã được nhắc tới ở trên, trong các vụ việc cụ thể, nơi xét xử có thể ảnh hưởng tới luật thủ tục áp dụng. 2.7 – Tranh tụng viết (written pleadings) Nguyên đơn sẽ phải trình đơn kiện và sau đó thì bị đơn đưa ra ý kiến phản bác. Đơn kiện phải bao gồm những thông tin sau: a. Tên và địa chỉ của các bên b. Trình bày sự việc 19 c. Các vấn đề đang tranh cãi d. Hỗ trợ và biện pháp khắc phục Kèm theo đơn kiện là những văn kiện có liên quan, bao gồm cả việc chấp thuận thẩm quyền xét xử của toà. Ý kiến phản bác của bị đơn phải bao gồm các mục b, c, d như trong đơn kiện của nguyên đơn, kèm theo các văn kiện, chứng cớ có liên quan mà bị đơn có ý định đưa ra. Đơn phản bác cũng có thể có một “counter – claim” phát sinh từ một điều ước, thoả thuận, ký kết hoặc các văn kiện pháp lý tương tự hoặc một tuyên bố phản kiện. Cả hai đều phải thoả mãn những yêu cầu thủ tục của một tuyên bố phản bác bình thường. Các bên có thể sửa đổi, bổ sung văn bản đệ trình bất cứ lúc nào trừ khi toà thấy việc sửa đổi, bổ sung là không thích đáng và làm chậm trễ sự trình bày của các bên, gây thiệt hại cho các bên. Không có trường hợp việc sửa đổi, bổ sung vượt quá thẩm quyền xét xử của toà. Toà có thẩm quyền quyết định có nên bổ sung thêm một văn bản đệ trình nào không. Mặc dù PCA có quy định thời hạn của việc trình lên các văn bản tranh tụng, nhưng trong vấn đề này, toà thường họp các bên lại, tham khảo ý kiến để đưa ra quyết định. Điều này không được quy định trong luật nhưng trong thực tế vẫn thường được áp dụng. Nếu tranh tụng viết có quá nhiều phần, các bên thường hỏi ý kiến toà và xin đăng ký quyết định có đưa trực tiếp các pleadings cho nhau và các thành viên của toà hay không. 2.8 - Thẩm vấn trước toà (phiên điều trần) 20 Các bên được phép yêu cầu một phiên thẩm vấn trước toà. Trong trường hợp không có yêu cầu nào, toà sẽ quyết định có tổ chức thẩm vấn hay không hay là chỉ xét xử đơn độc hoặc hướng dẫn thủ tục dựa trên các văn bản đệ trình, các tài liệu và văn kiện liên quan. Tuy nhiên, trên thực tiễn, hiếm khi nào các bên hoặc toà bỏ qua phần “hearings”. Những chi tiết cụ thể về thủ tục trong phiên điều trần thường được các bên, toà án trọng tài đưa ra tỉ mỉ trong cuộc họp trước phiên điều trần. Toà có thể linh hoạt điều khiển các thủ tục đó. Điều 15: “provided that the parties are treated with equality and that at any stage of the proceedings each party is given a full opportunity of presenting its case.” Luật cũng quy định về việc trình bày của các nhân chứng và các chuyên gia. Nếu một bên có nhân chứng, thì họ phải báo cho toà và bên kia ít nhất là sớm trước 30 ngày về tên tuổi và địa chỉ của nhân chứng cũng như vấn đề mà họ làm chứng. 2.9 – Language of the Proceedings Có thể được các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận nào, toà sẽ tự quyết định. 2.10. Sự can thiệp của bên thứ ba 21 Mặc dù, trong thủ tục xét xử của PCA không có quy định về sự can thiệp của bên thứ ba, tuy nhiện, nếu tranh chấp xảy ra giữa hai bên trở lên, các bên có thoả thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết tại PCA. 3 – PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ 3.1 – Phán quyết Phán quyết cuối cùng của toà được thông qua bởi đa số thành viên trong hội đồng trọng tài, được thể hiện trên văn bản, phải bao gồm lý do của phán quyết trừ khi các bên không có yêu cầu. Trong khi các Công ước 1899, 1907 đều quy định rằng, phán quyết phải công khai thì PCA lại yêu cầu các bên phải có thoả thuận về vấn đề các lý do có cần phải công khai hay không. Phán quyết là cuối cùng và ràng buộc các bên, các bên phải thi hành mà không có sự trì hoãn nào. Nếu các bên đã đạt được một thoả thuận nào đó trước khi toà kết thúc xét xử thì họ có thể yêu cầu toà ghi lại thoả thuận đó dưới dạng quyết định về những điều kiện đã thoả thuận. 3.2 - Giải thích và sửa đổi Sau khi phán quyết được đưa ra, các bên có thể yêu cầu toà giải thích phán quyết hoặc sửa các lỗi trong tính toán, biên chép, lỗi in hoặc yêu cầu một phán quyết bổ sung được đưa ra trong quá trình xét xử nhưng đã bị bỏ sót trong phán quyết. Toà cũng có quyền chủ động sửa lại các lỗi trong phán quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa ra phán quyết. 22 3.3 - Kháng án Phán quyết là cuối cùng và có tính ràng buộc, vì vậy các bên không có quyền kháng án. 3.4 - Thi hành phán quyết Các bên phải đảm bảo thi hành phán quyết mà không có sự trì hoãn nào. Các phán quyết trong các vụ liên quan đến các bên tư nhân cũng được thi hành giống như các phán quyết giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Trong một chừng mực nào đó, luật giải quyết tranh chấp tại nơi xảy ra tranh chấp có quy định rằng, phán quyết phải được trình lên hoặc được đăng ký, các quy phạm có liên quan quy định rằng toà án phải có trách nhiệm trong vấn đề này. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử bởi các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đạt được từ một thoả thuận giải quyết bằng trọng tài theo quy chế của PCA không dẫn tới việc từ bỏ sự miễn trừ thi hành. B. Những case cụ thể B1. Eritrea/Yemen I) Giới thiệu chung Vụ Eritrea/Yemen là một trong số những vụ có tính chất quan trọng nhất trong lịch sử trọng tài thế giới. Tòa trọng tài gồm 5 thẩm phán trong vụ việc này đã đưa ra hai phán quyết trong hai giai đoạn: 23 Một là, phán quyết về “Chủ quyền lãnh thổ và phạm vi của tranh chấp” đưa ra ngày 9/10/1998. Hai là, phán quyết về “Phân định biên giới biển” đưa ra ngày 17/12/1999. II) Xác lập tòa trọng tài Dựa trên thỏa thuận trọng tài giữa chính phủ Eritrea và chính phủ Cộng hòa Yemen vào ngày 3/10/1996, thỏa thuận này là sự tiếp nối của thỏa thuận về những nguyên tắc chung giữa Eritrea/Yemen tại Paris ngày 21/5/1996. III) Thủ tục xét xử Eritrea và Yemen, hai bên cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới biển; đã quyết định thông qua thoả thuận trọng tài và thành lập Toà trọng tài. Toà mở phiên họp đầu tiên vào ngày 14 tháng 1 năm 1997 tại Luân đôn, Anh. [Phần 5, Phán quyết ] Bốn trọng tài viên của Toà trọng tài bàn bạc, trao đổi, phê chuẩn, thông qua các hoạt động được uỷ quyền. Theo điều 7.2 Thoả thuận trọng tài, Toà chỉ định Tổng thư ký Mr Jonkman của Toà trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague và Thư ký thứ nhất của PCA, Ms Bette E. Shifman lần lượt là người 24 lưu trữ hồ sơ và thư ký của Toà. Địa điểm đăng ký hồ sơ của Tòa là tại Ban Quốc tế của PCA. [Phần 6, Phán quyết ] Toà thông báo với hai đại diện của Eritrea và Yemen về việc thành lập Toà và thảo luận một vài vấn đề thực tế liên quan đến quá trình tố tụng trọng tài. [Phần 7, Phán quyết] Điều 2 Thoả thuận trọng tài quy định: 1. Quyết định của Toà trọng tài phải phù hợp với những điều khoản của Luật quốc tế, theo 2 giai đoạn. 2. Giai đoạn 1, Toà sẽ đưa ra phán quyết về chủ quyền lãnh thổ và định nghĩa về phạm vi tranh chấp giữa Eritrea và Yemen. Toà sẽ quyết định chủ quyền lãnh thổ phù hợp với những nguyên tắc, quy định và thực tiễn luật quốc tế áp dụng trong vụ việc này; cụ thể trên cơ sở các danh nghĩa lịch sử. Toà sẽ quyết định về định nghĩa phạm vi tranh chấp trên cơ sở quan điểm của 2 bên. 3. Giai đoạn 2, Toà sẽ đưa ra phán quyết về phân định đường biên giới biển. Toà sẽ quyết định cân nhắc quan điểm của mình về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc và những nhân tố phù hợp khác. [Phần 8, Phán quyết ] Các bên cùng nộp Bản tranh tụng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phạm vi tranh chấp vào ngày 1 tháng 9 năm 1997 và Bản phản biện vào ngày 1 tháng 12 năm 1997. Phiên tranh tụng giai đoạn 1 sẽ diễn ra tại Luân đôn từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 06 tháng 2 năm 1998. Theo bốc thăm, Eritrea sẽ trình bày trước. [ Phần 9, Phán quyết ] Vào cuối phiên họp ngày 6 tháng 02 năm 1998, theo điều 8.3 của Thoả thuận trọng tài, Toà kết thúc phần tranh tụng trong giai đoạn 1 của quá trình tố tụng trọng tài giữa 25 Eritrea và Yemen. Tuy nhiên, vào cuối phiên tranh tụng, toà yêu cầu 2 bên phải nộp văn bản trả lời những câu hỏi của Toà trước ngày 23 tháng 02 năm 1998, trong đó bao gồm câu hỏi liên quan đến sự tồn tại của các thỏa thuận về thăm dò và khai thác dầu mỏ. Cũng theo điều 8.3, Toà có quyền yêu cầu các bên thể hiện quan điểm của mình bằng văn bản để làm sáng tỏ bất kỳ khía cạnh nào của các vấn đề trước Toà. [Phần 10, 11 Phán quyết ] Theo thoả thuận của 2 bên, Yemen sẽ trình bày lập luận trước liên quan đến nhượng quyền thăm dò và khai thác dầu mỏ liên đới tới phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trong các phiên tranh tụng . + Toà đặt ra một loạt câu hỏi về việc giải thích bằng chứng nhượng quyền và yêu cầu 2 bên trả lời bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ khi kết thúc phiên tranh tụng. Và như vậy, theo quy định, 2 bên phải nộp văn bản trả lời vào ngày 17 tháng 7 năm 1998. Nhưng trên thực tế, Eritrea đã nộp muộn vì có bản phụ lục đi kèm. Ban Quốc tế của PCA đã nhận được bản phụ lục vào ngày 22 tháng 7 năm 1998; còn Yemen nộp văn bản muộn hơn nữa: ngày 30 tháng 7 năm 1998. Eritrea phản đối việc nộp hồ sơ muộn này của Yemen. [Phần 12, Phán quyết ] Trong quá trình tranh tụng bổ sung vào tháng 11 năm 1998, Toà thông báo cho các bên ý định liên hệ với Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập để đảm bảo cho sự tồn tại và muốn lấy bản copy của bất kỳ báo cáo chính thức nào của Liên đoàn về các chuyến viếng thăm đến một vài hòn đảo đang bị tranh chấp, đặc biệt vào những năm 70. + Ngày 20 tháng 7, Toà gửi fax đến Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập. 26 + Ngày 28 tháng 7, Văn bản trả lời của Tổng thư ký đã được chuyển tới các đồng đại diện của 2 nước và các thành viên của Toà. I IV) Cơ cấu của hội đồng xét xử Theo điều 1 của thỏa thuận trọng tài, Eritrea đã chỉ định hai trọng tài viên là thành viên là chủ tịch và thẩm phán của ICJ là ngài Stephen M.Schwebel và Rosalyn Higgins, phía Yemen chỉ định hai luật sư đó là ngài Keith Highet và tiến sĩ Ahmed Sadek El- Kosheri. Ngày 14/1/1997 bốn trọng tài viên đã đề cử cựu chủ tịch của ICJ Sir Robert Y.Jennings là chủ tịch của tòa trọng tài. Ngài tổng thư kí của tòa PCA (Permanent Court of Arbitration) Hans Jonkman được đề cử là người lưu trữ các tài liệu và thư kí tòa là cô Bette Shifman. London được chọn là nơi diễn ra quá trình xét xử của tòa trọng tài. V) Yêu cầu của các bên Theo quy định của điều 2 thỏa thuận trọng tài, Eritrea và Yemen yêu cầu tòa phân định tranh chấp theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1, tòa được yêu cầu quyết định xem những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở những chủ quyền có tính chất lịch sử theo những quy định, thủ tục và thực tiễn luật pháp quốc tế có thể được áp 27 dụng cho vụ việc đồng thời xác định phạm vi của tranh chấp trên cơ sở quan điểm rõ ràng của các bên. VI) Phán quyết về vụ Eritrea/Yemen giai đoạn 1: Bản phán quyết này được nhiều chuyên gia đánh giá là một “kiệt tác” về luật với 157 trang chia thành 528 đoạn được phân bổ trong 11 chương. Chương I: Việc tổ chức toà trọng tài và lập luận của các bên Mở đầu 1. Phán quyết này được đưa ra theo thỏa thuận về việc thành lập tòa trọng tài ngày 3 tháng 10 năm 1996 giữa chính phủ Eritrea và chính phủ Yemen. 2. Eritrea và Yemen đã kí trước đó thỏa thuận về các nguyên tắc chung tại Paris ngày 21 tháng 5 năm 1996, có chính phủ CH Pháp, Ethiopia và CH Arab Ai Cập. Các bên đã tuyên bố sẽ nhờ vậy vào luật pháp để bảo đảm với nhau việc hòa giải các tranh chấp về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và việc giới hạn biên giới trên biển một cách hòa bình. Các bên đã đồng ý thiết lập một thỏa thuận về việc thành lập một tòa trọng tài. Thỏa thuận về các nguyên tắc chung còn quy định rằng: 1) Tòa trọng tài được yêu cầu đưa ra những quyết định phù hợp với luật quốc tế theo hai giai đoạn. 28 2) Giai đoạn đầu tiên sẽ đi đến một quyết định về chủ quyền lãnh thổ và về việc xác định phạm vi tranh chấp giữa Eritrea và Yemen. Tòa phải quyết định chủ quyền lãnh thổ theo các nguyên tắc, luật định và thực tiễn của luật quốc tế có thể được áp dụng với vấn đề đó và đặc biệt là trên cơ sở những văn tự có giá trị lịch sử (historic titles). Tòa phải quyết định về việc xác định phạm vi của tranh chấp trên cơ sở quan điểm tương ứng của mỗi bên (on the basis of the respective positions of the two Parties). 3) Giai đoạn thứ hai phải đi đến một quyết định về giới hạn biên giới trên biển. Tòa phải quyết định tính đến ý kiến… 8) Theo bảng thời gian đã quy định trong thỏa thuận trọng tàu cho những giai đoạn khác nhau của xét xử, các bên trình bản kiến nghị liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phạm vi tranh chấp đồng thời vào ngày 1/9/1997 và bản phản-kiến nghị vào 1/12/1997. Theo quy định trong điều 7.1 thỏa thuận trọng tài, tòa trọng tài đặt tại London. Lập luận của các bên về chủ quyền lãnh thổ 13) Eritrea dựa trên những tuyên bố của họ về chủ quyền lãnh thổ đối với những hòn đảo trên biển Đỏ theo một loạt những tuyên bố trải dài hơn 100 năm và những nguyên tắc về chiếm giữ hữu hiệu (effective occupation) của luật quốc tế. Eritrea quả quyết rằng quốc gia này kế thừa quyền sở hữu những hòn đảo này vào năm 1993 khi mà Eritrea tuyên bố độc lập hợp pháp từ Ethiopia. Ethiopia về phần mình đã thừa kế quyền sở hữu của chính nó từ 29 Italy, mặc cho một giai đoạn bị quân Anh chiếm đóng Eritrea trong toàn bộ CTTG II. Quyền sở hữu của Italy được tuyên bố… 15) Eritrea quả quyết rằng, không tranh chấp chủ quyền của đế chế Ottaman, Italy cũng đã duy trì một sự có mặt tích cực (active presence) ở những hòn đảo trên biển Đỏ khác vào thời gian đó. Những con tàu lớn của Italy đã tuần tiễu ở những vùng nước xung quanh khu vực đó để truy quét hải tặc, bọn buôn bán nô lệ và những nhóm phiến loạn và quyền quản lý thuộc địa có vẻ đã gây ra sự nhượng bộ cho việc khai thác thương mại. Theo Eritrea, lúc đó không có một tuyên bố hoặc sự hiện diện nào của Yemen trên và xung quanh những đảo đó trong suốt thời gian đã nêu. Iman Yahya, người đã thành lập nhà nước Yemen hiện đại đã chiếm cứ một vùng cao nguyên có tên là Gebel và theo Eritrea, Iman Yahya đã công khai thừa nhận những vùng đất thấp duyên hải có tên là Tiham không phải thuộc chủ quyền của ông ta. Việc dàn xếp về đất đai đã được xác nhận thông qua “Hiệp ước Da’an” vào năm 1911, một biên bản hiểu biết giữa Đức vua và Đế chế Ottaman. 16) Eitrea quả quyết rằng sự suy yếu của Đế chế Ottoman trong nhiều năm bởi CTTG I đã khiến cho Italy lên kế hoạch xâm chiếm một tập hợp các đảo có tên gọi là “Zuqar-Hanish”. Những mưu đồ này đã không trở thành hiện thực bởi việc chiếm đóng của quân đội Anh namư 1915… 17) Vấn đề về chủ quyền đối với những hòn đảo được hình thành trong thời kì hậu CTTG I đã lên đến cực điểm khi Hiệp ước Lausanne được kí kết vào năm 1923. Trong khi các vùng đất cũ của Đế chế Ottoman bại trận được chia đều cho những kẻ thống trị bản địa đã có công ủng hộ Đồng Minh, Eritrea cho rằng không một nhà cầm quyền nào ở bán đảo Arab đã ủng hộ Đồng Minh có 30 sự gần gũi thích hợp về mặt địa lý đối với những hòn đảo này để được xem xét như những người nhận đất hợp pháp. 18) Eritrea chỉ ra rằng sự thất bại của Anh trong việc thuyết phục những nước Đồng Minh còn lại để chuyển giao những hòn đảo này cho những kẻ thống trị Arab được nước Anh lựa chọn hoặc cho chính bản thân quôc gia này thông qua hiệp ước Sèvres chưa được phê chuẩn năm 1920 và những cuộc đàm phán đã dẫn đến việc kí kết Hiệp ước Lausanne vào năm 1923. Eritrea tin rằng điều 6 và 16 Hiệp ước Lausanne đã mở đường cho việc Italy chiếm đóng những hòn đảo này. Điều 6 đã thiết lập một quy tắc chung rằng trong những điều khoản của Hiệp ước, “những đảo lớn và đỏa nhỏ nằm trong phạm vi 3 dặm tính từ bờ biển là thuộc chủ quyền của quốc gia duyên hải”. Eritrea giải thích điều khoản này… 19) Điều 16 của Hiệp ước Lausanne chứa đựng một sự từ chối rõ ràng của Thổ Nhĩ Kì về mọi quyền lợi và sở hữu đối với những vùng đất đai và đảo của Đế chế Ottoman cũ và đã quy định rằng tương lai của những lãnh thổ đó sẽ được dàn xếp bởi các bên có liên quan. Eritrea lập luận rằng bởi vì điều 16 không hề chuyển những hòn đảo này cho bất cứ một nhà nước đặc biệt nào và không chỉ rõ bất cứ một thủ tục nào để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với những hòn đảo này, việc này hoàn toàn thuộc về những tiêu chuẩn chung của luật quốc tế về chiếm hữu lãnh thổ bao gồm chinh phục, chiếm hữu hữu hiệu và sự định vị trong lãnh hải. 22) Hiệp định giữa Anh và Italy năm 1938 cũng chứa đựng một cam kết rõ ràng về cả hai phía với sự tôn trọng những hòn đảo trên biển Đỏ của Đế chế Ottoman rằng không được phép thiết lập chủ quyền và có những hành động mạnh mẽ hoặc tự vệ. Trong quan 31 điểm của Eritrea, điều này không phải đã cấu thành một sự từ bỏ (relinquishment) của những quyền đang tồn tại mà đơn giản đó chỉ là một thỏa ước về cách cư xử trong tương lai. Eritrea còn chứng minh vào thời điểm thỏa thuận Anh-Italy được kí kết, chủ quyền của Italy đã được thiết lập thông qua những sắc lệnh số 1446 vào tháng 12 năm 1938… 23) Eritrea cho rằng việc quân Anh chiếm đóng nước này trong thời gian đầu của CTTG II là hoàn toàn phù hợp với luật chiếm đóng trong quá trình xung đột. Mọi biên giới lãnh thổ của Eritrea, bao gồm các hòn đảo là không đổi và quyền sở hữu của chúng đơn giản là chuyển giao cho Ethiopia khi hai thực thể sáp nhập thành nhà nước liên bang. 24) Eritrea còn cho rằng Hiến pháp 1952 của mình đã xác nhận các hòn đảo đó là thuộc về lãnh thổ của Eritrea. Hơn nữa, người viết câu “Eritrea bao gồm các hòn đảo” là một cố vấn pháp lý của Ethiopia, ông John Spencer. 25) Một căn cứ pháp lý khác mà Eritrea căn cứ vào đó là luật tập quán quốc tế. Rằng tất cả các hòn đảo đều nằm trong lãnh hải của Eritrea. Các hòn đảo này đều nằm trong lãnh hải 12 hải lý của Eritrea và đương nhiên thuộc về chủ quyền lãnh thổ của nước này. 26) Trong vòng 35 năm từ 1953 cho đến khi Eritrea tuyên bố độc lập vào năm 1991, nước này cho rằng mình đã có những hành động thể hiện chủ quyền đối với những hòn đảo này. Bao gồm rất nhiều tàu tuần tiễu trên vùng biển này tăng một cách liên tục có hệ thống mà không hề gặp một cản trở nào, thêm vào đó vào năm 1967, căn cứ theo việc chuyển giao quyền quản lý những hải đăng cho Asmara bởi Ban thương mại Anh, Ethiopia đã tiến một bước dài trong việc củng cố chủ quyền của mình lên các đảo này… 32 27) Eritrea cho rằng trong suốt những năm 1970 cả hai nước Yemen và những đồng minh trong khu vực đều thừa nhận sự kiểm soát ccủa Ethopia đối với những hòn đảo bằng những tuyên bố và hành động. Nước này viện dẫn rằng, mãi đến những năm 70 của thế kỉ XX, Bắc Yemen và Nam Yemen mới có những thể hiện về quyền lợi của hai nước này đối với những hòn đảo… Để chứng minh cho những quan điểm của mình, Eritrea đưa ra lập luận rằng những quốc gia arab này không cáo buộc Ethiopia “dâng” những hòn đảo này cho Israel nhưng đã cho phép Ethiopia xem xét những hòn đảo để thanh tra những hoạt động quân sự của Israeli. 28) Eritrea nhận định rằng trong những năm cuối trong giai đoạn 1970 trước khi Eritrea tuyên bố độc lập, đã có những cuộc thanh sát bằng đường không và đường thủy bởi quân đội Ethiopia một cách rõ ràng. 29) Eritrea cho rằng mãi đến tháng 12/1995, nước này mới nhận thấy sự “hiện diện chính thức” của một số ít hải quân của Yemen và điều này đã làm nổ ra xung đột giữa hai quốc gia và kết quả cuối cùng là mỗi quốc gia chiếm một trong những đảo chính ở vùng biển này. Điều này chứng tỏ bất chấp những hoạt động có tính truyền thống và lâu đời của những ngư dân Eritrea cũng như lực lượng chức năng của nước này nhằm duy trì an ninh và sự ổn định cho vùng biển có những hòn đảo thì Yemen vẫn có chủ quyền thông qua chiến tranh… 31) Về phần mình, Yemen chủ yếu dựa trên những lập luận về những tuyên bố có tính chất lịch sử, truyền thống và riêng biệt của mình. Yemen viện dẫn điều 2(2) của thỏa thuận trọng tài trong đó nhấn mạnh tính quan trọng của những “tuyên bố có tính chất lịch sử” (historic titles) từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên căn cứ vào 33 những chứng cứ về hải đồ, tuyên bố của vua Iman xứ Yemen và “thái độ của những quốc gia thứ ba trong suốt một thời gian dài.” 32) Yemen cho rằng bất chấp những lần sáp nhập của nước này vào đế chế Ottoman, bao gồm hai lần vào giai đoạn 1538 circa 1635, và 1872 đến 1918 không hề làm mất đi những chủ quyền lịch sử của nước này đối với những hòn đảo. Yemen quả quyết rằng việc đế chế Ottoman thành lập một tỉnh (vilayet) Yemen đồng nghĩa với việc Ottoman thừa nhận tính chất riêng biệt của Yemen như một đơn vị hành chính và lãnh thổ đơn lẻ, không dính líu tới đế chế này. Lập luận này có cơ sở khoa học là những văn của thế kỉ 17, 18, 19 và một số bản đồ. 33) Để tăng thêm tính thuyết phục cho những khẳng định của mình, Yemen còn dẫn ra việc vua Imam đã bị Anh quốc từ chối lời đề nghị bổ sung một phần phụ lục bí mật liên quan đến những hòn đảo này trong hiệp định với Anh quốc năm 1934. Và yêu cầu rằng vấn đề liên quan đến những hòn đảo này sẽ được giải quyết theo điều 16 của hiệp ước Lausanne. 34) Yemen cho rằng điều đó không cấu thành sự từ chối chủ quyền mang tính truyền thống của mình bởi những tài liệu nêu trên trong giai đoạn 1933 đến 1937 của nhà cầm quyền Anh quốc chỉ là một sự miễn cưỡng không thừa nhận chủ quyền của Yemen. Yemen còn cho rằng hiệp ước Lausanne không có ảnh hưởng đến chủ quyền của mình đối với những hòn đảo bởi vì Yemen không phải là một thành viên của hiệp wocs này và sự từ bỏ quyền của Thổ Nhĩ Kì không thể làm thay đổi lợi ích của những quôc gia thứ 3. Yemen cho rằng những quy định trong điều 16 hiệp ước Lausanne không làm cho những hòn đảo terra nullius, và chủ quyền đối với những hòn đảo này là chưa rõ ràng. Hơn nữa, điều 34 16 của hiệp ước đã ngừng tác động đến các quốc gia có liên quan bởi vì những lý do chủ quan của các bên và các nước thứ 3. 35) Một nguyên tắc ủng hộ tuyên bố về chủ quyền duy nhất của Yemen đối với những hòn đảo là “nguyên tắc về đơn vị tự nhiên và địa lý”. Yemen lập luận rằng đây là một hệ luận (corollary) của quan điểm về chủ quyền truyền thống. Căn cứ khoa học của Yemen về lập luận này đó là tài liệu về “Biển Đỏ và vịnh của Aden Pilot” đưa ra bởi Cục thủy văn học Anh quốc và bách khoa thư Britannica. 37) Chủ yếu nói về những chủ quyền lịch sử căn cứ trên những hoạt động liên quan đến những ngư dân và hoạt động của họ… 38) Yemen cho rằng những hòn đảo này có những ngôi mộ của những nhà tu hành và nhiều nơi thờ cúng linh thiêng khác của người Yemen. Và những ngư dân Yemen ở đây còn hình thành phong tục là để lương thực vào mộ những người đã mất. 39) Thêm vào đó, Yemen cũng chỉ rõ ra rằng thẩm quyền về những hệ thống giải quyết những tranh chấp có tính truyền thống giữa những ngư dân bằng cách “ride the circuit” dọc theo những bờ biển và giữa hòn đảo này, để đảm bảo việc tiếp cận pháp lý đối với những những ngư dân không thể ra khơi. 40) Yemen nhấn mạnh mối liên hệ kinh tế giữa những hòn đảo này và ngư dân của Yemen, những người sống phụ thuộc vào vùng nước này, họ chỉ bán cá cho Yemen nội địa. Yemen đối sánh tình hình này với những ngư đân Eritrea và cho rằng bởi vì những khó khăn trong việc vận chuyển cá tươi về Eritrea nội địa (bao gồm thủ đô Asmara) nên Eritrea không có truyền thống ăn thủy sản. Theo Yemen, những ngư dân Eritrea vì lợi ích của mình đã tìm kiếm 35 một thị trường tốt hơn, và đó chính là những khu vực dọc theo bờ biển của Yemen. Yemen tin rằng qua nhiều thế kỉ, việc sử dụng những hòn đảo trong suốt một thời gian dài và gần như là riêng biệt (the long-standing, intensive and virtually exclusive use of the Islands) của những ngư dân Yemeni không hề gặp bất cứ một sự can thiệp nào từ những quốc gia khác. Chương VII: Những chứng cứ về việc triển khai chức năng của quốc gia và thẩm quyền của nhà nước 239) Đối với luật quốc tế hiện đại về quyền chiếm hữu (or attribution) lãnh thổ đòi hỏi những tiêu chuẩn sau: một sự thể hiện rõ ràng có chủ đích về sức mạnh và quyền hạn đối với những vùng đất này, bằng sự thể hiện về thẩm quyền và chức năng của quốc gia theo nguyên tắc liên tục và hòa bình. 243, 244) Không có bất cứ văn bản pháp lý nào chứng minh một cách rõ ràng rằng những hòn đảo là thuộc về chủ quyền của hai quốc gia, kể cả hiến pháp, sắc lệnh, những quy định về hàng hải… Văn bản có tính pháp lý thuyết phục nhất đó là năm 1971 nêu ra bởi Eritrea chứng minh rằng “những hòn đảo nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Ethiopia”. Mặc dù đã xác định hai đảo Greater Hanish và jabal Zuqar là nằm trong “vùng” được nêu ra, và năm 1987, Bộ phòng vệ quốc gia cũng nhắc lại những hòn đảo này nhưng vẫn không nêu rõ, chỉ đích danh những đảo đó. Chương X: Kết luận 36 441) Đối với vấn đề “chủ quyền truyền thống”, tòa phán quyết rằng nếu đế chế Ottoman từ chối hoàn toàn quyền sở hữu đối với những hòn đảo theo hiệp ước Lausanne 1923 khi thất trận ở giai đoạn cuối CTTG I thì quyền này nghiễm nhiên “trở về” với Yemen. 442) Theo học thuyết uti possidetis, thì đế chế Ottoman, mà cụ thể là giai đoạn thứ hai của đế chế này trong giai đoạn 1872-1918, thực tế chỉ có quyền sở hữu chứ không thật sự sở hữu những hòn đảo này như vốn có của nó. 445) Hiệp ước Lausanne không quy định một cách rõ ràng, như hiệp ước Sèvres đã làm, rằng Thổ Nhĩ Kì từ bỏ chủ quyền lãnh thổ phục vụ lợi ích của phe Hiệp ước; theo kiểu loại trừ toàn bộ những khả năng thực hiện một học thuyết về trao trả quyền (a doctrine of reversion). Yemen không phải là một thành viên của hiệp ước Lausanne, đó là RES INTER ALIOS ACT. 456) Hơn nữa, cần phải nhớ lại rằng, cả Eritrea và Yemen không có nhiều cơ hội để chứng minh tham vọng của mình một cách thoải mái và tích cực về chủ quyền hoặc những hoạt động có tính chất nhà nước đối với những hòn đảo cho đến sau năm 1967, khi mà Anh quốc rời khỏi khu vực này; bởi vì Anh quốc luôn ý thức được việc phải canh chừng, duy trì vị trí của mình theo như quy định trong hiệp ước Lausanne rằng quan điểm pháp lý đối với những hòn đảo là chưa rõ ràng và xác định. 458) Có một lập luận cho rằng, căn cứ trên vị trí địa lý của những hòn đảo, đảo nhỏ và đảo đá đang tranh chấp đã hình thành nên một quần đảo có phạm vi vượt quá những vùng biển gần giữa bờ biển giữa hai quốc gia. Từ đó, có thể suy luận ra rằng, những đảo nào nằm ngoài cụm đảo này đương nhiên thuộc về quốc gia có đường 37 bờ biển gần nhất đối với đảo đó trừ khi quốc gia kia có khả năng chứng minh một cách rõ ràng hơn chủ quyền của nó đối với hòn đảo đó. 460) Cáo trạng của Yemen nhấn mạnh đến cái gọi là “nguyên tắc về sự thống nhất tự nhiên và địa lí” khi nói về những đảo trong cụm Hanish… 461) Nguyên tắc này được miêu tả cẩn thận trong chương 5 bản kiến nghị của Yemen khi nước này đã viện dẫn một số tác gia nổi tiếng như Fiztmaurice, Waldock và Charles de Visscher. Tòa cho rằng một số quan điểm của các tác gia này là không cần tranh cãi nhưng đó không phải là những nguyên tắc tuyệt đối bởi vì các tác gia chủ yếu nói căn cứ trên những suy luận của chính họ. Mặc dù, Fiztmaurice đã giải quyết tương đối rõ rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với một bộ phận lãnh thổ và được suy luận mở rộng đối với những lãnh thổ bên ngoài mà ở đó không hề có rất ít hoặc không hề có một sự tác động nào của Yemen. Tòa không phản đối những ý kiến của Fiztmaurice nhưng những đó vẫn chỉ là một nguyên tắc về sự thống nhất đơn giản. 463) Thuyết này được tòa nhìn nhận là con dao hai lưỡi khi mà nó gặp phải vấn đề đối với những hòn đảo được suy ra từ đảo gốc có thể nằm trong… VII) Một vài nhận định Hai bản phán quyết trong vụ Eritrea/Yemen là một minh chứng rõ ràng cho vai trò giải quyết các tranh chấp của một tòa quốc tế trên 38 cơ sở luật, bao gồm công ước về luật biển của LHQ năm 1982 như là sự pháp điển hóa luật tập quán quốc tế. Phán quyết về “Chủ quyền lãnh thổ và phạm vi của tranh chấp” trong vụ này là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của những nguyên tắc và thủ tục của luật pháp quốc tế điều chỉnh vấn đề chiếm hữu chủ quyền lãnh thổ. Học thuyết nổi tiếng về những chứng cứ về việc chiếm hữu xác thực và có hiệu lực được ghi trong phán quyết này đã được phát triển bởi ICJ và các tòa quốc tế khác. B2. Case Red Crusader I. Tổng quan về tranh chấp Đây là vụ tranh chấp giữa Vương quốc Anh cụ thể là Scotland và Đan Mạch (2 nước đều là thành viên của NATO) xảy ra vào ngày 29-5-1961, Đan Mạch đã buộc tội tàu đánh cá Red Crusader của Anh là đã đánh bắt cá ở vùng biển không được phép theo như Hiệp định kí kết giữa 2 nước vào ngày 27-04-1959(theo đó thì khu vực thuộc quyền kiểm soát việc đánh bắt cá của Đan Mạch là khoảng 6 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands, trong đó có một phần nhỏ rộng 12 dặm; còn của Anh là khoảng tiếp theo đến phạm vi 12 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands). Cụ thể vụ việc như sau: Ngày 29/5/1961 một con tàu đánh cá Red Crusader của Scotland bị một tàu hải quân loại nhỏ có tên Neils Ebbesen của Denmard bắt giữ ngoài khơi đảo Faroe Islands với lí do như trên. Thuyền trưởng Red Crusader đã được lệnh đi theo tàu Neils Ebbesen của Đan Mạch tới Thorshawn để xét xử ở tòa Faroese. 39 Cùng với đó Neils Ebbesen cũng đã cử một trung sĩ và một hạ sĩ lên tàu Red Crusader để giám sát việc thực hiện lệnh trên. Sau một thời gian đi theo tàu Neils Ebbesen, Red Crusader đã chuyển hướng để thoát khỏi Neils Ebbesen. Neils Ebbesen đã đuổi theo và phóng hoả. Mũi thuyền, cột buồm, dây ăngten vô tuyến, radar trên Red Crusader đã bị hỏng. Sau khi có thông tin từ bộ hải quân Đan Mạch, Neils Ebbesen đã ngưng phóng hoả nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo. Trong lúc đó tàu thuỷ quân bộ hải quân hoàng gia Anh Troubridge và tuần dương hạm bảo bệ cá Wooton cũng trực tiếp đến khu vực với mục đích để tìm ra 2 tàu và diễn biến vụ việc. Hai con tàu này gặp Red Crusader, Neils Ebbesen ở khoảng giữa 2 đảo Faroe Islands và Orkney Islands bờ biển phía bắc của Scottland. Năm nhân viên của Wooton đã lên Neils Ebbesen để tổ chức 1 hội nghị. Hội nghị đã thỏa thuận rằng Red Crusder bị bắt buộc kiện ở Faroe. Ngày 30/5 đại sứ Đan Mạch tại London đã gửi tới văn phòng ngoại giao yêu cầu tàu Red Crusader chuyển đến Thorshavn để đối mặt với lời buộc tội đánh bắt cá trong phạm vi 6miles và bắt cóc các thuỷ thủ Đan Mạch. Ngày 31/5/1961, trong Hạ viện Anh, Mr Hector Hughes, Labour member for Aberdeen đã tuyên bố thế giới lấy làm tiếc về biện pháp bạo lực được đưa ra bởi một quốc gia vừa là thành viên của NATO vừa là thành viên của Liên Hợp Quốc. Ngày 7/6/1961 văn phòng ngoại giao đã gửi một bản ghi nhớ đến đại sứ Đan Mạch, đáp lại yêu cầu của Đan Mạch ngày 30/5. Chính phủ Anh lấy làm tiếc về vụ việc vừa xảy ra, đó không phải là tính đặc thù cho quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Vấn đề ở đây không phải là quyền kiểm soát việc đánh cá ở khu vực giới hạn ở 40 Faroe của Đan Mạch, mà là sự xuất hiện những nghi ngờ trong thực tế diễn biến vụ việc này. Ngày 28/10 khi việc đàm phán về việc thiết lập Ủy ban điều tra (commission of inquiry) được khẳng định tiến triển. Sau đó Ủy ban điều tra quốc tế phụ trách điểu tra vụ việc này được thiết lập theo như sự trao đổi văn bản ngày 15/11/1961. Sau khi ủy ban điều tra đưa ra phán quyết thì phải mất gần 1 năm sau , hai chính phủ mới đạt được môth thỏa thuận để giải quyết vụ việc là một hiệp định từ bỏ tất cả những cáo buộc lẫn nhau của cả 2 phía trước đó. Theo đó Red Crusader được tự do đi lại trong vùng biển của Đan Mạch mà không la sợ bị bắt giữ, và chính phủ Đan Mạch cũng không phải đền bù cho những thiệt hại của Red Crusader. II. Thủ tục điều tra Vào ngày 25/11/1961 Đại sứ của Đan Mạch tại Luân Đôn và Ngoại trưởng Anh đã trao đổi công hàm với nhau. Về phía mình đại sứ thay mặt chính phủ Đan Mạch đề nghị rằng: (a.) – (i) Ủy ban điều tra(được viết tắt là ủy ban-commission) gồm các thành viên sau: 1. Professor Charles de Visscher 2. Professor Andre Gros 3. Captain C.Môlenburgh (ii) chủ tịch của Ủy ban là Professor Charles de Visscher (iii) nếu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban qua đời hay không có khả năng hoạt động , vị tri khuyết sẽ được bổ sung bởi sự thỏa thuận của hai chính phủ. 41 (ii) tình huống bắt giữ và (iii) thực tế và vụ việc diễn ra sau đó trước khi Red Crusader tiến vào Aberdeen. (c)- (i) ủy ban sẽ tự xác định thủ tục của nó và tất cả những câu hỏi cần thiết cho việc điều tra. (ii) Nếu không có sự nhất trí, những quyết định của commission tất cả các câu hỏi bao gồm cả bản chất hoặc thủ tục, sẽ được thông qua bởi đa số các thành viên, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của commission, việc giải thích hiệp ước và xác định những vấn đề được ghi rõ trong điều (b) (d) – (i) mỗi quốc gia trong vòng 14 ngày kể từ ngày hôm nay chỉ định một đại diện cho các mục đích của việc điều tra và sẽ thông báo tên, địa chỉ của người đại diện cho mỗi quốc gia và đến chủ tịch commission (ii) Mỗi quốc gia có quyền được đại diện trước commission bởi đại diện và luật sư bào chữa và người tư vấn khi mà nó được chỉ định (e) – (i) vụ tranh tụng sẽ diễn ra theo 2 hình thức miệng và viết (ii) Written memory sẽ được đệ trình lên commission trong thời gian giới hạn do commission quy định (iii) thủ tục tranh tụng miệng sẽ sau khi tranh tụng viết và sẽ tuân theo quy định tại điểm ‘f’ phía sau. Nó tổ chức kín tại một địa điểm và thời gian đó commission quy định sau khi tham khảo với 2 cơ quan đại diện của 2 nước. 42 (iv) mỗi quốc gia có quyền đưa nhân chứng lên commission và thẩm vấn các nhân chứng được triệu tập bởi quốc gia kia để đưa ra chứng cứ trước commission trong lúc tranh tụng miệng. (f.) – (i) commission sẽ lựa chọn địa điểm làm việc và thông báo bằng văn bản cho các quốc gia. Thêm vào đó vị trí đã được chọn có thể tiến hành các chức năng ở Đan Mạch, bao gồm khu vực Faroe Islands và UK. (ii) mỗi quốc gia sẽ hợp tác tạo thuận lợi cho quá trình điều tra. (g)- (i) commission sẽ chấm dứt điều tra nhanh ngay khi có thể, và sẽ gửi bản báo cáo bằng văn bản và bản copy cho các đại diện. (ii) bất kì điều gì trong quá trình điều tra được công bố sẽ phải được sự chấp thuận của 2 quốc gia. (h) hai chính phủ chấp nhận bằng chứng của commission đưa ra là bằng chứng cuối cùng. (i) –(i) chi phí hoạt động của commission sẽ được chia ngang bằng cho hai nước (ii) chi phí chung cho việc điều tra được chia bằng nhau cho 2 chính phủ, nhưng mỗi chính phủ sẽ phải chịu các chi phí của mình như việc trình bày, việc chuẩn bị trong vụ việc 2. nếu việc đề nghị đã nói ở trên được UK chấp nhận, tôi có vinh dự đề nghị rằng văn bản này và sự đáp lại của UK sẽ thành lập một hiệp ước giữa 2 chính phủ trong vấn đề này và sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay. Trả lời cho đề nghị này của Đan Mạch, Ngoại trưởng Anh đã có công hàm trả lời với nội dung như sau: 43 Đồng ý văn bản đề nghị của chính phủ Đan Mạch và sự hồi đáp bằng văn bản của Anh sẽ thành lập 1 hiệp ước giữa hai chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay. Commission được thành lập ngày 21/11/1961, không một ai trong số các thành viên là công dân của UK hay Đan Mạch. Họ lần lượt là những người Bỉ, Pháp, Hà Lan. Trong thời gian họ được bổ nhiệm, họ giữ các vị trí sau: Professor de Visscher là giáo sư đại học Louvain và chủ tịch danh dự của viện luật quốc tế, Professor Andre Gros là cố vấn pháp lí cho Bộ Ngoại giao Pháp; Captain Moolenburgh là Netherlands Inspector-General of Shipping. Người đại diện của Đan Mạch là Mr Bent Jaccobsen, Đại diện của UK là Mr F.A Vallat. Ngày 21/11/1961 đồng ý những bản ghi nhớ sẽ được chuyển tới London và được lưu tại Hague ngày 5/12, cùng với mỗi bản copy cho các thành viên của commission và sẽ được đăng kí lên tòa án trọng tài thường trực. Courter-Memorials sẽ được trao đổi và lưu lại tại các điểm nêu trên vào ngày 16/1/1962. quyết định việc tranh tụng miệng sẽ được diễn ra vào 5/3/1962 theo thứ tự sau: bằng chứng Đan Mạch- bằng chứng Anh, tuyên bố miệng của Đan Mạch- tuyên bố của Anh, được sắp xếp bởi 2 bên, nếu có yêu cầu. Mỗi nhân chứng sẽ được thẩm vấn, thẩm vấn chéo và nếu cần thiết sẽ được thẩm vấn lại. Tranh tụng bằng văn bản là tiếng Anh và các văn bản bổ sung được thừa nhận dựa trên thông báo hợp lý. Theo việc trao đổi ý kiến giữa chủ tịch commission và tổng thư ký của hội đồng thường trực tòa án trọng tài, Mr Malcolm Eliot Long được chỉ định quản lý sổ đăng bạ và hoạt động trong khi tranh tụng miệng và thảo luận của commission. 44 Ngày 3/3/1962 commission đã gặp bí mật và điều chỉnh với đại diện của các bên về những thủ tục nội bộ và tài liệu thỏa thuận. tranh tụng miệng sẽ kéo dài từ 5-16/3/1962. Commission sẽ nghe 9 nhân chứng và 2 chuyên gia Đan Mạch vào buổi tranh tụng miệng từ 5-9/3/1962. Các nhân chứng sẽ bị thẩm vấn chéo bởi các luật sư bào chữa của UK và trong một vài trường hợp sẽ bị thẩm vấn lại. Từ 10/3, 3 nhân chứng và 1 chuyên gia của UK sẽ được thẩm vấn. Các nhân chứng và chuyên gia bị thẩm vấn chéo bởi các đại diện của Đan Mạch và trong một vài trường hợp bị thẩm vấn lại. Việc tuyên bố và trả lời được diễn ra từ 14-16/3/1962. Báo cáo của commission, gửi đến Hague ngày 23/3/1962 được chia thành 3 chương, theo như các tiêu đề chính sau: (a.) thực tế dẫn đến vụ bắt giữ Red Crusader và tình huống bắt giữ, (b) những sự kiện giữa vụ bắt giữ Red Crusader và cuộc gặp với tàu thuyền hải quân UK, (c) các sự kiện sau khi gặp tàu thuyền UK. Báo cáo của commission được công bố đồng thời tại London và Copenhagen ngày 30/3/1962. III. Phán quyết của Ủy ban điều tra 1. Những diễn biến dẫn đến sự bắt giữ tàu Red Crusader a. Không có bằng chứng nào về việc đánh cá trong vùng cấm được thiết lập mặc dù tàu đánh cá Red Crusader đã ở trong khu vực này trong khoảng thời gian từ 21h cho đến 21h 14’ ngày 29/5/1961. b. Red Crusader cùng với dụng cụ, thiết bị không xếp gọn gàng đã ở trong vùng cấm từ 21h đến 21h14’. c. Tín hiệu đầu tiên và tín hiệu cuối cùng của Niels Ebbesen để dừng Red Crusader lại, được đưa ra khi ở bên ngoài vùng cấm. 45 2. Những sự kiện xảy ra bắt đầu từ lúc RC bị bắt giữ đến cuộc gặp gỡ với hải quân Anh. a. Red Crusader bị tấn công. b. Skipper Wood sau khi nhận được lệnh của Niels Ebbesen, đã thay đổi hướng đi theo như được yêu cầu với mục đích nhằm chạy trốn lẩn tránh thẩm quyền tài phán của Đan Mạch cái mà được cho là đúng và được chấp nhận. c. Trong khi cố gắng trốn thoát, thuyền trưởng của Red Crusader đã từng bước tách đại úy Beck và hạ sĩ Kropp trong 1 khoảng time nhất định và có ý định đưa họ tới Aberdeen. d. Trong lúc phóng hỏa từ 3h22’ đến 3h53’ nhân viên chỉ huy của Neils Ebbesen đã sử dụng các lực lượng vũ trang vượt quá quyền hạn của minh tại 2 điểm: phóng hỏa mà không có cảnh báo bằng tiếng súng(of solid gun-shot) và gây nguy hiểm tính mạng con người trên Red Crusader không được chứng minh là cần thiết. Việc trốn thoát của Red Crusader rõ ràng vi phạm mệnh lệnh đã nhận và tuân thủ, việc tách các viên chức và thủy thủ của Neils Ebbesen trên boong, việc từ chối dừng lại của thuyền trưởng Wood có thể giải thích một vài sự phẫn uất của Captain Solling. Tuy nhiên hoàn cảnh như vậy không thể biện minh cho hành vi vi phạm được. Quan điểm của Commission rằng những biện pháp khác được cố gắng, nếu kiên trì đúng lúc cuối cùng có thể thuyết phục thuyền trưởng Wood dừng và trở lại các thủ tục bình thường, cái mà chính ông ta theo đuổi trước đó. e. Chi phí của việc sửa chữa thiệt hại nguyên nhân bởi việc phóng hoả và va đập Red Crusader mà UK đệ trình được Đan Mạch cho là hợp lý. 46 3. Những sự kiện sau lần gặp các tàu của hải quân Anh Trong chương III dẫn đến các sự kiện sau khi gặp gỡ với các tàu thuyền hải quân UK, commission tuyên bố rằng trong bản ghi nhớ của Đan Mạch (aide-mémorier) ngày 2/6/1961 cũng như courter-memorial, các quan chức hải quân của UK bị chỉ trích vì việc can thiệp vào thẩm quyền luật pháp (lawful authority) của Neils Ebbesen đối với một con tàu đánh cá, cái mà nó bắt giữ một cách hợp pháp. Kết luận của commission về các sự kiện liên quan đến các tàu thyền hải quân UK là “Tư lệnh Griffith và các quan chức khác của hải quân hoàng gia UK đã rất cố gắng để tránh các biện pháp bạo lực giữa Neils Ebbesen và Red Crusader. Một thái độ được cho là mẫu mực” IV. Nhận xét 1. Ý nghĩa của biện pháp điều tra Biện pháp điều tra là biện pháp dung để xác định diễn biến thực tế của vụ việc khi mà các bên không có quan điểm thống nhất. Có thể nói biện pháp điều tra chỉ là giai đoạn đầu trong giải quyết tranh chấp, do vậy ngày nay nó đã không được sử dụng như một biện pháp riêng biệt mà được ghép vào các hình thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay tòa án… 2. Điểm khác biệt của ủy ban điểu tra trong trường hợp này so với thực tế Trong vụ tranh chấp này, điểm đáng chú ý của hình thức ủy ban điều tra đó là về thẩm quyền của nó và tính chất của báo cáo điều tra. 47 Thứ nhất Ủy ban này đưa ra những bằng chứng không chỉ về diễn biến vụ việc mà còn về mặt luật pháp, trong khi trách nhiệm của ủy ban là điều tra diễn biến, hoàn cảnh và những tranh chấp của 2 bên mà thôi (điều 35-Hague convention: limited to statement the fact) Hay nói cách khác ủy ban đã vượt quá thẩm quyền của mình. Trong phán quyết của mình, ủy ban đã sử dụng những từ mang tính phán xét hành động như “rightly”, “exceeded legitimate use of armed force”, “cannot justify”, “were impeccable”. Thứ hai, khi thỏa thuận thành lập Ủy ban điều tra, hai bên đã chấp nhận báo cáo của Ủy ban là cuối cùng (final) nhưng theo lí thuyết thì nó không thể được xem như vậy. (điều 35 has in no way the character of a ward and leaves the parties entire freedom as to the efect to be given to the statement). Điều này làm cho bản báo cáo mang giá trị pháp lí như là phán quyết của trong tài. Có thể nói chính 2 điểm khác biệt so với lí thuyết này đã làm cho bản báo cáo mang tính chất gần giống với một phán quyết của trọng tài. Ngoài hai điểm chính trên thì về mặt thủ tục cũng có những điểm khác biệt như: Examination of the witnesses phải được sự hướng dẫn của chủ tịch (điều 26 The examination of the witnesses is conducted by the president) nhưng trong trường hợp này chủ yếu do đại diện của mỗi bên. Báo cáo sẽ được công bố khi 2 bên chấp nhận nhưng theo lí thuyết thì nó chỉ cần sự có mặt của đại diện và cố vấn pháp luật của hai bên. (điều 34 the Report of the Commission is read at a 48 public sitting, the agents and counsel of the parties being present or duly summoned). Chính điểm này cũng đã cho thấy giá trị của bản báo cáo, nó thể hiện sự đồng thuận của cả hai bên về diễn biến thực tế của vụ việc. 3. Điểm khác biệt so với hình thức trọng tài Như chúng ta đã biết hình thức trọng tài được sử dụng khá rộng rãi vì tính linh hoạt của nó, nếu xét về hình thức, thủ tục thì ủy ban điều tra tương đối giống nhau nhưng có hai điểm khác nhau cơ bản. Thứ nhất đó là tính ràng buộc của phán quyết. Những phán quyết của trọng tìa thì mang tính ràng buộc các bên phải thực hiện, nhưng báo cáo của ủy ban điều tra thì không mang tính rang buộc. Thứ hai là khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cả hai hinh thức đều có thẩm quyền giải quyết nhũng vấn đề do hai bên yêu cầu, tuy nhiên ủy ban điều tra chỉ điều tra về diễn biến vụ việc xảy ra, không giải quyết trực tiếp tranh chấp mà cung cấp cơ sở cho các bên tiến hành những biện pháp khác mà thôi, còn trọng tài thì dựa trên những bằng chứng mà các bên tranh chấp đưa ra để phán xét những vấn đề mà các bên yêu câu để giải quyết tranh chấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_thuyet_trinh_trong_tai_quoc_te_7567.pdf
Luận văn liên quan