Ba cấp độ của Dân chủ

Hỏi: Hiện nay trong xã hội đang bàn rất nhiều đến dân chủ. Những ý kiến tương đối độc lập bên ngoài mô tả dân chủ dưới một dạng, trong khi đó đảng cầm quyền mô tả dân chủ dưới dạng khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hình như hai cách mô tả về dân chủ ấy không gặp được nhau. Lý do của nó là gì thưa ông? Trả lời: Đấy là một cách gọi trong khi chúng ta chưa giải quyết một cách căn bản về phương diện lý luận khái niệm dân chủ trong thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam. Chúng ta chưa giải quyết được về mặt lý luận, nhưng chúng ta cũng không trốn tránh được sự đòi hỏi phải công nhận địa vị chính trị của nó nên chúng ta phải đưa ra khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa mà không giải thích được nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chỉ có một người có thể giải thích được, đó làchủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu phân tích toàn bộ quá trình thực thi nền dân chủ Việt Nam trong thời kỳ của Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ thấy ông xử lý vấn đề dân chủ trong hoạt động của xã hội Việt Nam một cách có cơ sở khoa học như thế nào. Hỏi: Những cái mà xã hội hay nói đến phải chăng do họ tiếp cận khái niệm dân chủ từ phương Tây vào cho nên nó không phù hợp với cái ông vừa nói là dân chủ Việt Nam? Trả lời: "Xã hội" là một từ dùng hơi oan, đúng ra phải là "giới trí thức Việt Nam". Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thì xã hội Việt Nam không có khái niệm dân chủ. Trong thời kỳ Pháp thuộc mà rõ rệt nhất là từ khi Mặt trận bình dân Pháp thắng thế thì có một số biểu hiện dân chủ trong sự cai trị của thực dân Pháp đối với xã hội chúng ta. Chính cái thắng thế của Mặt trận Bình dân Pháp, tức là của cánh tả trong đời sống chính trị ở Pháp đã tạo ra việc thả những người như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt . Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng ta được giải phóng ra khỏi nhà tù vào đúng thời kỳ Mặt trận Bình dân của Pháp, khi lực lượng cánh tả Pháp thắng thế. Cho nên khái niệm dân chủ mà chúng ta gọi là dân chủ phương Tây nó lóe lên một chút vào giai đoạn năm 1936 - 1939. Phải nói rằng giới trí thức Việt Nam rất tinh khi chụp được ảnh tia chớp dân chủ thời kỳ Mặt trận Bình dân Pháp. Trước đó giới trí thức của chúng ta cũng đã âm thầm dịch một cách không nhiều lắm các tác phẩm của phương Tây mô tả dân chủ như tác phẩm của Montesquieu, Rouseau Hay nói cách khác, trước khi xuất hiện Mặt trận Bình dân Pháp, người Việt rất ít kiến thức về dân chủ. Thời kỳ Mặt trận Bình dân kéo dài được vài năm, cánh tả ở Pháp thua, mất quyền kiểm soát, do đó tất cả những mặt bảo thủ của đời sống quay trở lại, các yếu tố dân chủ ở Việt Nam lại khép lại từ đấy. Các kiến thức về dân chủ lóe lên trong một thời gian ngắn và không ai nghiên cứu nó một cách đầy đủ, vì thế cho nên kiến thức của giới trí thức Việt Nam về khái niệm dân chủ là không hệ thống và không đầy đủ. Đem so với sự xâm nhập của chủ nghĩa Marx vào Việt Nam thì phải nói rằng khái niệm gọi là dân chủ phương Tây vào Việt Nam với một khối lượng ít hơn nhiều so với chủ nghĩa Marx. Do đó, có lẽ giới trí thức Việt Nam tiếp nhận khái niệm dân chủ theo kiểu Marx một cách thuận lợi hơn, có điều kiện hơn so với khái niệm dân chủ theo nghĩa phổ quát mà chúng ta vẫn quen gọi là dân chủ phương Tây. Theo quan điểm của tôi, dân chủ không phải là khái niệm của phương Tây hay phương Đông.Dân chủ là một phẩm hạnh, một kinh nghiệm, một trào lưu của đời sống chính trị. Dân chủ là một yêu cầu phổ quát. Sau này, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, sự xuất hiện của một vài mô hình dân chủ ở các nước châu Á càng làm rõ hơn dân chủ không phải là của riêng phương Tây, mặc dù nó đi từ phương Tây đến. Nó đi với những nhân tố tiến bộ trong phong trào thuộc địa mà người phương Tây áp đặt lên phương Đông. Các nước phương Tây đều dân chủ cả, do đó nó mang đến Việt Nam không chỉ chủ nghĩa thực dân mà cả những yếu tố chống chủ nghĩa thực dân ở phương Tây. Chúng ta tiếp nhận phần chính là phần chủ nghĩa thực dân, nhưng cũng đồng thời tiếp nhận cả phần phụ của nó là tính đa nguyên của đời sống chính trị phương Tây, là các yếu tố dân chủ. Nếu chỉ có chủ nghĩa thực dân với sự bóc lột thuộc địa thì không thể có Thơ mới, không thể có Tự lực văn đoàn, không thể có một sự thức tỉnh rất rộng rãi trong giới trí thức Việt Nam về cái gọi là tự do và dân chủ. Người Pháp đến đây có cả những kẻ thực dân và có cả những người trí thức. Gần đây chúng ta nói rất nhiều về vai trò của họa sĩ Victor Tardieutrong việc sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Có nhiều người Pháp đến Việt Nam không thực dân chút nào. Ví dụ, chúng ta nói đến Alexandre Yersin, nói đến Louis Pasteurchẳng hạn, những con người ấy không mang trong mình một chút gì thực dân cả, họ là những người khai sáng. Những ai có thiện cảm với phương Tây thì gọi đó là Khai sáng, còn những ai không có mối quan hệ để có thiện cảm thì xem tất cả những người Pháp ấy đều là thực dân. Người ta quan niệm như thế cũng không sai vì trên thực tế chỉ có giới trí thức được hưởng những lợi ích mà người Pháp mang lại, còn người nông dân thì chỉ được hưởng cái tàn tệ của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh như vậy nếu không phân tích đầy đủ thì không làm cách mạng được, đặc biệt không làm cách mạng tháng Tám được.

docx20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba cấp độ của Dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực thi. Tất cả các nhà cách mạng tiền bối của chúng ta đều là các nhà tri thức cả, nghe đồn chỉ có cụ Ngô Gia Tự là công nhân thôi. Như chủ tịch Tôn Đức Thắngchẳng hạn, người ta bảo ông là công nhân, nhưng vợ tôi về tận quê ông thăm ngôi nhà của gia đình ông thì thấy chẳng công nhân tí nào. Mà ngay cả là công nhân đi nữa thì công nhân kỹ thuật ở thời đại ấy cũng được xem là trí thức. Hỏi: Ông có thể phân tích kỹ hơn là các nhà cách mạng của chúng ta thời trước năm 45, thời khai sinh ra Đảng Cộng sản VN, sử dụng các giá trị dân chủ như thế nào? Trả lời: Không có giá trị dân chủ thì họ không hoạt động cách mạng được, không có phương thức để liên kết những người cùng khổ với nhau được, không có phương thức để sử dụng báo chí cho hoạt động cách mạng được, không sử dụng văn học nghệ thuật cho hoạt động cách mạng được. Phải nói rằng họ sử dụng tất cả những gì có thể sử dụng được. Chúng ta thấy là trong những tờ báo Cụ Hồ làm vào đầu thế kỷ XX, tất cả những gì mà ông cụ dùng để làm ra những tờ báo như vậy, kể cả các minh họa, đều là kết quả của nền nghệ thuật phát triển ở phương Tây. Hay Nguyễn Đức Cảnh chẳng hạn, đấy là một người hát dân ca rất giỏi, biết sử dụng cả những cái như vậy để tổ chức, kêu gọi hay quyến rũ nhân dân đi theo cách mạng. Nhiều người lắm, nhiều cách thức lắm, nó muôn hình muôn vẻ. Vào thời điểm hiện nay chúng ta phải học lại những gì mà những người tiền bối đã làm. Các vị lãnh tụ Đảng tiền bối đều là trí thức... Hỏi: Lúc ấy khi họ sử dụng sức mạnh dân chủ thì họ đã có khái niệm nào về dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa? Trả lời: Chưa. Các vị ấy không đặt nổi cái tên ấy, và hình như trên thế giới cũng chưa ai đặt ra cái tên như thế. Dân chủ xã hội chủ nghĩa, rồi pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là những thuật ngữ sáng tạo rất độc đáo của những người Cộng sản Việt Nam vào cuối thể kỷ XX, trước đó không có. Hỏi: Các giá trị dân chủ ấy được đưa vào đời sống chính trị như thế nào? Trả lời: Đưa vào tất cả những khía cạnh. Ví dụ, người Pháp đã tổ chức những chương trình vui vẻ, trẻ trung như đua xe đạp để làm cho thanh niên, trí thức Việt Nam quên những mặt trái của chủ nghĩa thực dân và xa rời đời sống của người nghèo khổ. Đấu tranh chính trị vào thời kỳ ấy là đưa ra những đối sách để vô hiệu hóa những tác động của các giải pháp như vậy của những kẻ thực dân. Mà những kẻ thực dân ấy tận dụng cái gi? Tận dụng các nền tảng tự do dân chủ phương Tây, các kiến thức của tự do dân chủ phương Tây để giải quyết các vấn đề quản trị và cai trị. Chúng ta đã học được rất nhiều thứ. Ví dụ, kinh tế thị trường là một khái niệm nằm trong cái gọi là dân chủ phương Tây, chúng ta cũng học được đôi chút về nó nên mới xuất hiện các nhà tư bản trong thời kỳ người Pháp xâm chiếm. Những người cộng sản của chúng ta ở thời kỳ đầu biết đi vào giai cấp công nhân, biết hợp tác với giới thương nhân. Trước đó chúng ta chưa có giai cấp công nhân, giai cấp công nhân công nghiệp hình thành cùng với chủ nghĩa thực dân. Cái mà xã hội Việt Nam nhận ra được là giai cấp công nhân, những mỏ than, các đồn điền mà chủ tịch Lê Đức Anh cũng có thời làm phu. Phu mỏ, phu đồn điền, thậm chí cả quân đội, tất cả những người như vậy, những công việc như vậy xuất hiện cùng chủ nghĩa thực dân. Quân đội mà nhà nước thực dân có là được tuyển mộ từ người Việt. Thậm chí quân đội Pháp đi tác chiến ở Châu Phi, ở chiến tranh thế giới thứ 2 cũng được tuyển mộ từ các vùng thuộc địa. Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã từng đi lính, nguồn gốc đi lính trong cộng đồng Việt kiều ở Pháp chiếm tỷ lệ không nhỏ. Chúng ta thâm nhập vào tất cả các hoạt động như vậy. Và phải nói rằng, người Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm về nền dân chủ phương Tây, nhưng không đạt đến mức chuyên nghiệp. Chỉ có một vài nhà trí thức chuyên nghiên cứu chuyện đấy như: cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Văn Trường, cụ Hồ Chí Minh, còn lứa sau hơn nữa như giáo sư Trần Đức Thảo đã nâng sự nghiên cứu ấy lên tầng triết học. Hỏi: Đến thời kỳ Việt minh giành chính quyền, thành lập ra nước Việt Nam mới, lập ra nền dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, lúc ấy các giá trị dân chủ phương tây được du nhập bằng cách nào vào các sinh hoạt chính trị? Trả lời: Nó được du nhập bằng Hồ Chí Minh và những người đồng sự của ông Cụ, cả những người lớp trước ông Cụ một chút, ví dụ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, và cả lớp sau ông Cụ. Bên cạnh Hồ Chí Minh, vào thời điểm những năm 1945-1946 có rất nhiều trí thức được đào tạo tại phương Tây một cách rất bài bản như giáo sư Hồ Đắc Di, giáo sưHoàng Đình Cầu, giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Nguyễn Văn Huyên, giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Những người như vậy xuất hiện bên cạnh Hồ Chí Minh rất nhiều. Nếu những người ấy không nhìn thấy ở Hồ Chí Minh những phẩm chất dân chủ mà họ đã quen biết từ phương Tây thì họ không theo Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là nhà chính trị có kích thước lớn đầu tiên ở Việt Nam ý thức một cách chuyên nghiệp vai trò chính trị của khái niệm dân chủ. Đấy là vai trò tập hợp những thành phần ưu tú nhất. Sau này chúng ta chịu ảnh hưởng củaMao Trạch Đông, của Stalin và cái nhận thức ấy nó giữ một tỷ trọng ít dần đi, cho nên chúng ta dẫn đến khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa. Còn lúc đầu là khái niệm dân chủ, tập trung cơ bản vào tuyên ngôn độc lập, tập trung cơ bản vào Hiến pháp năm 1946. Phải nói rằng, tinh thần dân chủ của phương Tây là cứ liệu, là lực lượng cơ bản tạo ra sự xuất thần củaTuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp năm 1946. Hỏi: Vậy có thể đặt tên cho nền dân chủ chính trị Việt Nam giai đoạn liền trước và sau năm 1945 là dân chủ Hồ Chí Minh được không? Trả lời: Hoàn toàn có thể gọi được như thế. Nhưng nếu gọi là dân chủ Hồ Chí Minh thì sẽ xung đột với quan niệm của những người cộng sản không hoàn toàn đồng ý với chất lượng của khái niệm dân chủ mà phương Tây là kẻ tạo ra nội dung. Không phải trong phong trào cộng sản quốc tế, cũng không phải trong những người cộng sản tiền bối Việt Nam ai cũng tán thành các quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ. Cho nên, ngay cả khái niệm dân chủ ấy cũng thể hiện một cuộc đấu tranh không chỉ trong xã hội của chúng ta mà còn cả trong Đảng của chúng ta, không phải khi cầm quyền mà ngay cả trước khi cầm quyền. Ngay từ năm 30, nhìn cương lĩnh chính trị của Trần Phú, chúng ta thấy rằng màu sắc của quá trình dân chủ rất ít. Màu sắc phân biệt giai cấp là cơ bản, là giai điệu chính của cương lĩnh chính trị Trần Phú. Nhưng trongCương lĩnh vắn tắt của Hồ Chí Minh thì màu sắc dân chủ rõ hơn, bởi vì nó thừa nhận vai trò của sự thống nhất dân tộc hay vai trò của sự thừa nhận những yếu tố sơ khai của đa nguyên chính trị. Và chính cái lý thuyết về sự thống nhất dân tộc ấy thể hiện thông qua Việt Minh, thông qua nhiều hình thức mặt trận khác của Hồ Chí Minh là những yếu tố tạo ra những sách lược mềm dẻo nhất của người Cộng sản, để tạo ra sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với bà con nông dân và cán bộ huyện, xã, hợp tác xã Cầu Thành, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên ngày 3-2-1958. Ảnh: T.L. Hỏi: Nếu gọi nền dân chủ đó là dân chủ Hồ Chí Minh thì như ông nói sẽ có sự xung đột với các quan điểm dân chủ khác, nhưng có thể nói là những năm 1945 và sau đấy những năm thời kỳ đầu của Kháng chiến chống Pháp cái nền dân chủ Hồ Chí Minh ấy nó mang tính bao trùm? Trả lời: Đúng, nhưng chỉ đến thời điểm mà những xung đột theo kiểu mâu thuẫn luận của Mao tạo ra sự thất bại khá lớn không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Trung Quốc. Đọc lại lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, anh sẽ thấy Mao Trạch Đông là người chủ trương vũ trang khởi nghĩa. Chính cái phương pháp ấy đã khiến Mao Trạch Đông thua hết trận này đến trận khác. Để nói về chuyện này một cách có sử liệu, có căn cứ thì rất mất thì giờ, tôi không có điều kiện làm như vậy. Tôi chỉ muốn nói rằng khia cạnh phi dân chủ phương Tây ấy đến từ Trung Quốc, đến từ Mao Trạch Đông. Ngay cả những người Cộng sản trong Đảng cộng sản Trung Quốc cũng không hoàn toàn tán thành các tư tưởng của Mao Trạch Đông. Thế mới có những cuốn sách như "Mao Trach Đông nghìn năm công tội". Đấy là thực tế chính trị, là môi trường chính trị hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam. Tóm lại, trong Đảng của chúng ta có nhiều quan niệm, có quan niệm dân chủ theo kiểu phương Tây, có cả quan niệm phi dân chủ theo kiểu Mao, theo kiểu Stalin, thậm chí còn cực đoan hơn cả Mao và Stalin là Trotsky, tức là làm cách mạng toàn cầu. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách mạng và các giá trị cơ bản của cách mạng là thân phận người dân, có nhiều trường phái tư tưởng khác nhau về chuyện đó. Phải biết phân tích một cách rất chuyên nghiệp về phong trào cộng sản Quốc tế vào những thời điểm như vậy mới có thể tìm ra được khả năng vận dụng những nguyên lý căn bản của đời sống chính trị, mới tạo ra được những giải pháp như của Hồ Chí Minh cho Cách mạng tháng Tám. Hỏi: Cho đến nay có lẽ không ai còn chối cãi là nền dân chủ của Hồ Chí Minh vào những năm 1945-1946 là sáng rực rỡ nhất từ trước đến giờ? Trả lời: Cho đến gần đây. Cái sự thoát ra khỏi bóng râm của Mao để xuất hiện Đặng Tiểu Bình là một ví dụ về sự thức tỉnh nhiều giá trị dân chủ. Nhưng Đặng Tiểu Bình là một trong số người hiếm thức tỉnh, nên Đặng Tiểu Bình vừa là con tin của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đầy rắc rối, vừa là con tin của cả những lực lượng bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình là một nhân vật chính trị tài giỏi ở chỗ ông ta hành động một cách tự do ngay trong những điều kiện không có tự do. Cái vĩ đại của Đặng Tiểu Bình là ở chỗ đấy. Và nó được giải thích cho dễ hiểu, cho dễ chấp nhận bằng cái gọi là chủ nghĩa thực dụng Đặng Tiểu Bình, là chủ nghĩa mèo. Đấy là cái giải thích dễ hiểu và đơn giản hóa, nhưng trên thực tế nó không đơn giản như thế. Đặng Tiểu Bình là một học giả, là người đã đi học ở Pháp cùng vớiChu Ân Lai và nhiều người khác. Đặng Tiểu Bình là một người được đào tạo rất căn bản. Ông ta có năng lực tổ chức ngay từ thời kỳ ông ta đi học. Người ta kể chuyện rằng trên một chuyến tàu, các đoàn sinh viên ở các tỉnh khác nhau để đồ đạc thất lạc lung tung, nhưng Đặng Tiểu Bình biết lấy dây buộc hành lý của những người cùng tỉnh với mình lại, do đó đoàn củaĐặng Tiểu Bình không bị thất lạc hành lý. Năng lực tổ chức của ông ta được thể hiện khi còn trẻ như thế. Sau này, thủ tướng Chu Ân Lai cũng điều hành chính phủ Trung Hoa rất giỏi. Phá đến như Mao mà Chu Ân Lai vẫn sắp xếp lại để có một nhà nước Trung Hoa không tan rã thì đấy là thiên tài. Mà cụ Hồ thì quen với những ông ấy ở Pháp chứ không phải ở Trung Quốc. Cứ lên án dân chủ phương Tây nhưng những thủ lĩnh anh minh nhất, những người có ích nhất cho Trung Quốc, cho Việt Nam đều học ở phương Tây và đều dùng những giá trị phương Tây chứ không chỉ có giá trị dân chủ. Nếu không học ở Pari, không hiểu về chủ nghĩa tư bản thì làm sao Đặng Tiểu Bình mở cửa được, trong con người của Đặng Tiểu Bình làm sao có phẩm chất của kẻ thực dụng tư bản chủ nghĩa để tạo ra Trung Quốc bây giờ được. Phải nói rằng phương Tây là cái nôi của những khái niệm xã hội học tốt nhất mà nhân loại có. Cái đó phải khẳng định và nếu cứ cãi đi cãi lại thì chẳng đi đến đâu cả. Chúng ta phải học họ. Và cho đến bây giờ, tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin mới thấy rằng càng đến gần phương Tây bao nhiêu thì càng tốt cho nước Nga bấy nhiêu. Ngay cảĐặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc bây giờ, mồm họ nói khác thì không biết, nhưng trong bụng họ nghĩ rằng càng đến gần phương Tây bao nhiêu thì càng tốt cho Trung Quốc bấy nhiêu. Tất nhiên, nhà chính trị thì nói một đằng họ nghĩ một nẻo, cho nên nghe họ nói và hiểu được thực bụng của họ thì phải có một hệ thống phiên dịch rất cẩn thận. Phải có kiến thức thì mới hiểu được các thông điệp chính trị từ những lãnh tụ Châu Á như Đặng Tiểu Bình, ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cầm Đào. Để hiểu họ là không đơn giản. Hỏi: Quay lại chủ đề chúng ta đang bàn là dân chủ Hồ Chí Minh, ở thời điểm mà dân chủ Hồ Chí Minh thăng hoa nhất nó thể hiện bởi những đặc trưng như thế nào? Trả lời: Hồ Chí Minh không chỉ có dân chủ phương Tây. Dân chủ Hồ Chí Minh là một khái niệm rộng hơn, hay có thể nói là một tập hợp bao của cả khái niệm dân chủ phương Tây trong khuôn khổ ứng dụng khái niệm ấy cho nền chính trị Việt Nam. Nền dân chủ Hồ Chí Minh có ba cấp độ, ba hình thức hay ba căn bản khác nhau. Cấp độ thứ nhất tôi gọi là nền dân chủ thái độ, thể hiện ở đạo đức và tác phong quần chúng. Tác phong Hồ Chí Minh nổi tiếng trong phòng trào Cộng sản Quốc tế. Đã có một thời Đảng ta gọi "Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh". Về mặt sử liệu tôi không biết ai đặt ra sự phân loại ấy, nghe nói là đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nhưng đã có thời chúng ta gọi công khai trên văn bản của Đảng ta như thế. Cái cơ sở của nền dân chủ thái độ là đạo đức, bởi vì nếu không có tình cảm, tình yêu đối với nhân dân, không có sự trân trọng con người, không có nền tảng đạo đức thì không thể có nền dân chủ thái độ được. Cho nên tác phong quần chúng trở thành một động lực, một sức mạnh chính trị của Hồ Chí Minh trong suốt cả cuộc đời của Ông. Có lẽ tôi là người Việt Nam đầu tiên gọi nền dân chủ ấy của Hồ Chí Minh là nền dân chủ thái độ. Hỏi: Ông có thể nói thêm về dân chủ thái độ? Dân chủ thái độ toát ra từ giá trị đạo đức của con người ấy? Trả lời: Đúng, chính giá trị đạo đức nó toát ra thái độ. Khi chúng ta không còn căn bản đạo đức, chúng ta coi thường đạo đức cách mạng, chúng ta sẽ không có nền dân chủ thái độ. Và phải nói rằng từ đầu thế kỷ XX, đến những năm 40 của thế kỷ XX, thậm chí đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trình độ nhân dân, trình độ dân trí của Việt Nam chưa đủ để hiểu các nền dân chủ khác của Hồ Chí Minh, chỉ mới đủ điều kiện để hiểu nền dân chủ cơ sở của Hồ Chí Minh là nền dân chủ thái độ. Hỏi: Như vậy là với đại đa số người dân là người nông dân, họ không có được những hiểu biết, cảm nhận được dân chủ từ phương Tây du nhập vào, mà người ta chỉ cảm nhận được dân chủ dưới hình thức là dân chủ thái độ của Hồ Chí Minh? Trả lời: Đấy là điều vô cùng quan trọng khi nghiên cứu Lịch sử Đảng, nghiên cứu Lý luận cầm quyền của Đảng. Hỏi: Nền dân chủ thái độ ấy có thấm đến các đồng chí của Hồ Chí Minh không? Trả lời: Nó thấm vô cùng. Sau này, do thắng lợi, do cầm quyền lâu thì nó bị thoái hóa và biến mất dần dần, cho đến thời điểm chúng ta ngồi đây, nền dân chủ thái độ đã bắt đầu biến mất gần hết. Những người cộng sản quên mất rằng, dân chủ thái độ là một lực lượng quan trọng, một sức mạnh quan trọng, một động lực quan trọng để phát triển cả Đảng và sự nghiệp của Đảng. Nhân dân nhận ra giá trị đạo đức của những người cộng sản thông qua thái độ của họ. Bây giờ chúng ta làm biến mất. Bây giờ việc đầu tiên trong hoạt động xây dựng Đảng, việc đầu tiên trong cải cách chính trị theo hướng dân chủ là khôi phục lại nền dân chủ thái độ. Khôi phục lại nền dân chủ thái độ thì anh mới giữ mình để có thể đủ yên tĩnh để nhận thức ra những chất lượng dân chủ cao hơn. Trước đây, những người cộng sản đến với nhân dân đều đi bộ, nhiều lắm thì đi xe đạp. Bây giờ những người cộng sản đến với nhân dân bằng máy bay trực thăng. Do đó không có cơ hội để họ và nhân dân giao lưu với nhau, họ không hiểu nhân dân nữa, và quan trọng hơn, nhân dân không yêu họ nữa. Bởi vì hầu hết nhân dân chúng ta yêu mến những người cộng sản trước đó là yêu mến thái độ của những người cộng sản, khi không còn thái độ ấy nữa thì nhân dân không yêu họ nữa. Và muốn nhân dân yêu lại thì phải khôi phục lại nền dân chủ thái độ, được gọi là tác phong quần chúng. Hỏi: Cấp độ thứ hai của nền dân chủ Hồ Chí Minh là gì? Trả lời: Cấp độ thứ hai của nền dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ cấu trúc. Tại sao Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh gửi ra đây tặng bức tượng Bác Hồ và Bác Tôn? Bác Tôn xuất hiện như là một giải pháp của nền dân chủ cấu trúc Hồ Chí Minh. Nhân dân miền Nam không có điều kiện tham gia vào các sinh hoạt hình thành các quyết định chính trị, cho nên phải có Bác Tôn để nhắc nhở người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rằng, họ không có ở đây nhưng người đại diện cho họ là Tôn Đức Thắng có ở đây. Ông ấy giữ địa vị cực kỳ quan trọng, ông ấy là một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Nam Bộ, tác phong đạo đức của ông ấy là biểu tượng của đạo đức người Nam Bộ. Sự gắn bó giữa Hồ Chủ tịch và Tôn Chủ tịch là sự gắn bó mang chất lượng cấu trúc chính trị, mang chất lượng kế sách chính trị. Cấu trúc chính trị ba miền là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản, nhưng quan trọng hơn Hồ Chí Minh là người tìm lại sự thống nhất trong phong trào Cộng sản Việt Nam, sau này để tiện hơn nữa ông biến thành Mặt trận dân tộc thống nhất. Tất cả những chính sách mặt trận ấy là sáng tạo của Hồ Chí Minh, và đấy chính là chủ nghĩa dân chủ cấu trúc. Chúng ta chưa có điều kiện để thực thi nền dân chủ phổ quát theo cái mà người ta gọi là dân chủ phương Tây mặc dù Hồ Chí Minh rất ý thức về chuyện ấy. Hồ Chí Minh phải tạo ra, phải cấu trúc ra một nền dân chủ, và dùng cấu trúc ấy để huấn luyện xã hội và huấn luyện các đồng chí của mình thừa nhận dân chủ bằng sự có mặt của các bộ phận hoặc đại diện của các bộ phận dân chúng trong đời sống chính trị của Hồ Chí Minh. Đấy là nền dân chủ thứ hai của Hồ Chí Minh, tôi gọi là nền dân chủ cấu trúc mà sau này mọi người gọi là cơ cấu. Khi gọi là cơ cấu và gọi là cấu trúc nó có các ý nghĩa khác nhau. Hồ Chí Minh chỉ cơ cấu một chút, nhưng bản chất cái cấu trúc khách quan của nền dân chủ Hồ Chí Minh về phương diện ấy rõ hơn. Hồ Chí Minh không cưỡng bức một cơ cấu, mà cỗ vũ một cấu trúc. Phải có bắc, có nam, phải có trung, thiếu Trường Chinh không được, thiếu Hoàng Văn Thụkhông được, thiếu Nguyễn Văn Cừ cũng không được. Thời nào cụ Hồ cũng cố tìm ra những yếu tố để làm hoàn thiện cái cấu trúc chính trị của mình. Có lẽ tôi cũng là người Việt Nam đầu tiên gọi tên cái nấc thứ hai, yếu tố thứ hai của nền dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ cấu trúc. Cứ để ý mà xem, có nam, có bắc một cách rất rõ ràng, và thành một kỷ luật chính trị. Kỷ luật chính trị ấy phải là kỷ luật buộc cấu trúc chính trị của các lực lượng chính trị phải phản ánh được tính đại diện. Không phải ông Giang Trạch Dân là người sáng tạo ra chủ nghĩa đại diện, Hồ Chí Minh là người đã sáng tạo ra chủ nghĩa đại diện ấy từ lâu lắm rồi, thậm chí từ lúc ông Giang Trạch Dân còn nhỏ thì đã có chủ nghĩa đại diện Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa cấu trúc Hồ Chí Minh. Trong nền dân chủ cấu trúc của Hồ Chí Minh có tất cả các lực lượng xã hội. Tỷ trọng chính trị có thể khác nhau cùng với thời thế, cùng với tình thế, nhưng luôn luôn có đủ các yếu tố. Nếu không nghiên cứu kỹ chủ nghĩa cấu trúc của Hồ Chí Minh như là một biểu hiện của nền dân chủ, của các quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh thì tức là chưa nghiên cứu về chủ nghĩa Hồ Chí Minh. Gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh tôi nghĩ là chưa đánh giá được các giá trị của Hồ Chí Minh, cho nên có thể mạnh dạn gọi là chủ nghĩa cấu trúc chính trị Hồ Chí Minh. Hỏi: Nhưng cái dân chủ cấu trúc ấy khác gì với biểu hiện của thời đại bây giờ là dân chủ chịu tác động của các nhóm lợi ích? Trả lời: Nó khác nhau ở một điều thôi, đó là tính minh bạch và sự trong sáng chính trị. Các lực lượng cấu trúc ra nền chính trị Hồ Chí Minh thì chỉ có một lợi ích thống nhất trong toàn Đảng. Còn các nhóm lợi ích thì phấn đấu vì nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng biết rất rõ rằng, các cấu trúc ở chừng mực nào đó đều mang tính chủ quan cho nên ông không dừng lại ở đấy. Ngay từ những ngày đầu tiên của nền cộng hòa của chúng ta, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến nền dân chủ phổ quát của phương Tây. Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp, sự cấu trúc đa dạng trong đời sống chính trị thể hiện rất rõ nhận thức rằng về lâu về dài vẫn cần phổ quát hóa khái niệm dân chủ. Phổ quát hóa bằng cách nào? Bằng cách xây dựng nhà nước pháp quyền. Trung tâm của các giải pháp chính trị là xây dựng nhà nước pháp quyền, không phải pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cái không cần phải nói đến, bởi vì ngay bản thân khái niệm "xã hội chủ nghĩa" cũng không được định nghĩa rõ ràng ở đâu cả, kể cả trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế. Làm gì có chủ nghĩa chính trị nào được tóm tắt là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu? Những khái niệm được tóm tắt theo kiểu thực dụng chủ nghĩa như vậy không phản ánh trí tuệ chính trị. Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn những đặc điểm của nền dân chủ phổ quát trong dân chủ Hồ Chí Minh? Trả lời: Dân chủ phổ quát chính là dân chủ mà chúng ta vẫn luôn kêu ca, lên án nó là dân chủ phương Tây. Không phải phương Tây tạo ra nó mà các nhà nghiên cứu phương Tây tạo ra nó, các nhà Khai sáng phương Tây tạo ra nó. Phương Tây không tạo ra nó, thậm chí phương Tây ứng dụng nó cũng vất vả giống như chúng ta ứng dụng nó. J.J. Rousseau bị lưu đày, bị truy nã, Montesquieu cũng bị truy nã, Voltaire cũng bị truy nã, tất cả những người sáng tạo ra những nguyên lý căn bản nhất của nền dân chủ phương Tây đều từng là kẻ địch của tất cả những người cầm quyền ở phương Tây vào thời điểm đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp chính phủ đầu tiên 3-9-1945 – Ảnh tư liệu Hỏi: Vậy dân chủ phổ quát ấy thể hiện như thế nào trong dân chủ Hồ Chí Minh? Trả lời: Nó là một tầng phát triển cao hơn khái niệm dân chủ Hồ Chí Minh. Tức là bằng khái niệm dân chủ phổ quát, Hồ Chí Minh không biến nền dân chủ của ông trở thành nền dân chủ làng xã, dân chủ đặc thù của riêng Việt Nam, mà ông muốn phổ quát hóa nền dân chủ của ông trở thành một nền dân chủ được chấp nhận bởi tiêu chuẩn quốc tế về cái gọi là dân chủ. Điều đó thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp 1946. Cho nên, ở trong con người Hồ Chí Minh, có cả yếu tố đạo đức làm nền tảng chính trị thông qua tác phong quần chúng mà tôi gọi đó là nền dân chủ thái độ, có cả sự phản ánh cái đặc thù của cấu trúc dân cư Việt Nam, cấu trúc lịch sử Việt Nam, cấu trúc chính trị Việt Nam để tạo ra nền dân chủ cấu trúc mà đã có thời kỳ chúng ta gọi một cách tầm thường là cơ cấu. Nền dân chủ ấy phản ánh bắc-trung-nam đều phải có các đại diện trong đời sống chính trị. Phải có nam có nữ, bởi vì nền dân chủ Hồ Chí Minh hình thành khi con người thức tỉnh về giá trị nhân quyền, quyền của phụ nữ là một vấn đề chính trị trong thời đại Hồ Chí Minh sống, vì thế ông rất để ý đến việc có tính giới trong đời sống chính trị. Rồi phải có cả miền xuôi, miền ngược, tức là có cả sự chênh lệch phát triển. Phải có bằng được ông Y Blok Eban, phải có bằng được ông Núp, phải có bằng được những người miền núi. Đó là sự phấn đấu rất kiên nhẫn của Hồ Chí Minh để đảm bảo tất cả các lực lượng xã hội dù là gì đều có mặt trong cấu trúc chính trị. Đấy là chưa kể có tôn giáo nữa, trong các cấu trúc chính trị của Hồ Chí Minh có mặt tất cả các tôn giáo với địa vị hết sức bình đẳng. Đấy là nền dân chủ cấu trúc của Hồ Chí Minh. Hỏi: Thế còn sự hình thành các đảng phái? Trả lời: Sự hình thành các đảng phái là đa nguyên chính trị, đấy là nền dân chủ phổ quát. Bản chất của nền dân chủ phương Tây là nền dân chủ đa nguyên chính trị, tức là nó đã đạt đến trạng thái chuyên nghiệp là mỗi một lực lượng xã hội đều có các đảng chính trị rồi. Cái này ngay từ năm 1946 Hồ Chí Minh đã nghĩ đến và hiểu rất rõ cái thực tiễn rằng, các đảng phái chính trị không phải lúc nào cũng thống nhất, không phải lúc nào cũng ủng hộ nhau, cũng có lúc nó đấu tranh với nhau và tạo ra sự mâu thuẫn có hại cho các cuộc kháng chiến mà ông Cụ tiến hành. Vì thế ông Cụ có những thái độ khá kiên quyết với những đảng chính trị không ủng hộ độc lập dân tộc theo quan điểm của ông Cụ. Nhưng thay vì vứt bỏ các đảng chính trị khác thì Hồ Chí Minh thay thế nó bằng những đảng chính trị hỗ trợ đảng cộng sản, những người cộng sản Việt Nam trong quá trình giải phóng dân tộc, tìm kiếm độc lập dân tộc. Đấy là một thái độ rất quan trọng. Hồ Chí Minh chưa đạt đến nền dân chủ phổ quát, nhưng ông đã đặt tiền đề cho một nền dân chủ phổ quát. Rất đáng tiếc là chiến tranh và tính hiếu thắng của người Việt Nam đã làm cho chúng ta trong một lúc nào đó lãng quên cái công phu mà cụ Hồ đã tạo ra cho tương lai chính trị của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa Hỏi: Ông nói Hồ Chí Minh chưa đạt đến nền dân chủ phổ quát, ý muốn nói là chưa đạt đến khía cạnh là các đảng chính trị ấy phải tham gia vào giành quyền lực? Trả lời: Thế mới thực sự là phổ quát, tức là các đảng chính trị phải thay thế nhau trong quá trình chuyển đổi năng lực cầm quyền. Hỏi: Nghĩa là các đảng chính trị ấy phải đối lập nhau đúng không? Trả lời: Nó có thể đối lập, nó có thể là đồng minh. Các chính phủ liên hiệp là kết quả của sự đồng minh hóa các đảng chính trị. Dân chủ và đa đảng thú vị lắm. Nó không đơn giản như cái mà chúng ta quan niệm. Dân chủ phổ quát của Hồ Chí Minh mới chỉ đặt nền móng. Ở đây chúng ta không bình luận về những cái cụ thể mà bình luận trên khía cạnh là ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã ý thức rằng tương lai của nền dân chủ Việt Nam chính là nền dân chủ phổ quát. Khi phân tích như thế mới thấy Hồ Chí Minh công phu lắm. Hỏi: Có những thông tin rằng có những trí thức không phải là người của Đảng cộng sản, không phải là Đảng viên, khi tổ chức, sắp xếp, người ta định gợi ý để vào Đảng thì chính Hồ Chí Minh đã gạt ra bảo: chú đứng ngoài Đảng tốt hơn. Cái đó thể hiện điều gì? Trả lời: Đấy là câu chuyện rất nổi tiếng giữa Hồ Chí Minh và giáo sư Tôn Thất Tùng. Cái đấy thể hiện năng lực cấu trúc chính trị của Hồ Chí Minh, cấu trúc ra các lực lượng chính trị, cấu trúc ra một nền chính trị, cấu trúc ra một loại nhà nước chính trị. Đấy là chủ nghĩa cấu trúc, nó vẫn mang tính chủ quan, nó chưa phải là một nền dân chủ khách quan thực sự. Chính vì thế Hồ Chí Minh mới chuẩn bị cho tầng thứ ba của nền dân chủ là dân chủ phổ quát, đó chính là sự hiện diện của các đảng chính trị như những thực thể đại diện cho các khuynh hướng chính trị khác nhau tồn tại trong xã hội. Cái tầng thứ ba này Hồ Chí Minh phấn đấu và chưa đạt được đến. Hồ Chí Minh mới hoàn thiện được nền dân chủ thái độ, mới hoàn thiện được nền dân chủ cấu trúc và đặt nền móng cho nền dân chủ phổ quát. Chủ Tịch Hồ Chí Minh và một số vị trong Chính phủ kháng chiến ở Việt Bắc năm 1948. GS Tôn Thất Tùng, người thứ hai hàng trước, từ phải sang, mặc áo sơ-mi cổ bẻ, hai túi ngực, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Hỏi: Nghiên cứu lịch sử chính trị Việt Nam, giai đoạn tồn tại các đảng chính trị thì quá trình tồn tại, vận động nó diễn ra như thế nào? Trả lời: Khi trao đổi với các nhà hoạt động lý luận của Đảng, tôi có nói rằng, bây giờ trong phòng của một người phụ nữ, nếu không có ai cả thì họ có thể cởi áo mà không ngượng, nhưng hãy thử đặt bức tượng một người đàn ông ở trong phòng thì bất kỳ một người phụ nữ nào có giáo dục cũng đều ý tứ. Các đảng chính trị đôi khi không bao giờ thắng cử cả, và anh biết là trong nhiều cuộc bầu cử trên thế giới này có những đảng chính trị nhận được dưới 5% số phiếu và không có người đại diện trong Quốc hội hay trong chính phủ. Có những đảng chính trị không bao giờ cầm quyền được vì họ luôn là thiểu số. Nhưng sự tồn tại một cách thiểu số ấy luôn luôn nhắc nhở những người cầm quyền rằng, nếu không cẩn thận thì ngày mai những kẻ kia sẽ thay thế mình. Tôi đã theo dõi một cuộc tranh luận giữa một thủ lãnh đối lập và Paul Keating, thủ lĩnh của đảng cầm quyền trong chính phủ Úc giai đoạn đầu những năm 90. Trong cuộc tranh luận, phe đối lập chỉ trích Paul Keating, tức là chỉ trích Công đảng.Paul Keating trả lời rằng: chính sách xã hội là một loại chính sách phải có thời gian mới tạo ra tác động, mới hiện hình các tác động, và các ông nên nhớ rằng, chúng tôi phải có cái gì đó thì chúng tôi mới ngồi bên này, còn các ông mới ngồi bên kia. Sau đó một vài năm thì Paul Keating sang ngồi bên kia và những người chỉ trích Paul Keating thì ngồi bên này. Đấy chính là công nghệ chuyển giao quyền lực một cách công khai và hòa bình. Đấy là thành tựu của nhân loại, làm cho quyền lực không khu trú và được dịch chuyển từ lực lượng xã hội này đến lực lượng xã hội khác. Để tránh thoái hóa, Đảng Dân chủ tự do của Nhật Bản chia thành các phái và trong quá trình cầm quyền của đảng ấy thì quyền lực vẫn luân chuyển một cách nội bộ trong các phái khác nhau. Làm cho quyền lực luân chuyển một cách mềm dẻo giữa các lực lượng hay giữa các khuynh hướng của đời sống chính trị luôn luôn là giải pháp phổ quát để giải quyết vấn đề chống suy thoái chính trị. Chống khu trú quyền lực, chống suy thoái chính trị chính là thành tựu quan trọng nhất của chính trị học của nhân loại. Gần đây Đảng ta mới đặt ra vấn đề dân chủ trong Đảng, nhưng đặt ra vẫn chưa đến đầu đến đũa, cho nên nhìn ngoài thì Đảng ta thống nhất, nhưng đi vào bên trong thì không phải như thế, vì chúng ta chưa thừa nhận quy luật luân chuyển của quyền lực như là một trong những quy luật quan trọng nhất để chống lại sự suy thoái chính trị. Hồ Chí Minh biết rất rõ quy luật của sự suy thoái, nên cùng lúc triển khai cả ba nền dân chủ. Nền dân chủ thái độ để duy trì đạo đức cách mạng, và để biểu dương đạo đức. Thái độ đối với nhân dân là biểu hiện đạo đức. Nền dân chủ trí khôn là phải biết cấu trúc. Ngay cả khi mình toàn quyền thì vẫn phải cấu trúc để chống lại sự suy thoái. Và nền dân chủ phổ quát là lối thoát khách quan của quá trình chống suy thoái. Bản chất của hoạt động cầm quyền là chống suy thoái. Hỏi: Nhưng mà tại sao dân chủ phổ quát của Hồ Chí Minh mới chỉ đạt đến mức độ là đặt nền móng mà không phát triển được? Trả lời: Chiến tranh. Chiến tranh làm cho chúng ta buộc phải thống nhất ý chí và hành động bằng mọi giá. Cho nên, nhân danh chiến tranh, nhân danh sự thống nhất ý chí và hành động, đôi khi chúng ta giảm bớt, chúng ta hi sinh khía cạnh tích cực của khái niệm dân chủ, và dần dần nó phổ biến trở thành một kinh nghiệm lẩn tránh dân chủ. Và đến khi chúng ta tỉnh ngộ ra thì những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta bắt đầu kêu gọi dân chủ trong Đảng. Đã kêu gọi dân chủ trong Đảng tức là trong Đảng không còn dân chủ nữa, mà đã không có dân chủ thì làm sao có kiến thức và có ý thức về dân chủ được? Không có ý thức về dân chủ và không dân chủ hóa ngay cả đời sống chính trị ở trong Đảng là tự sát. “Chính phủ Cụ Hồ gồm rất nhiều trí thức nhân sĩ trong chiến khu Việt Bắc” – ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng gia đình luật sư Phan Anh (có chữ ký của Võ Đại tướng dưới ảnh). Hỏi: Việc kêu gọi dân chủ hóa trong Đảng có từ rất lâu rồi, từ những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, trước năm 86 đã có những cuộc kêu gọi như thế. Tại sao sự kêu gọi ấy đến bây giờ nó vẫn không ngớt? Trả lời: Bởi vì càng ngày quyền lực càng gắn với quyền lợi. Cuộc đấu tranh để dân chủ hóa trong Đảng bây giờ khó hơn nhiều so với cuộc đấu tranh để dân chủ hóa trong Đảng thời Hồ Chí Minh. Bởi vì cuộc đấu tranh để dân chủ hóa trong Đảng thời kỳ Hồ Chí Minh là cuộc đấu tranh giữa những quan điểm khác nhau, hay là sự mưu cầu tập trung quyền lực khác nhau để tiến hành, để thực thi một quan điểm. Nó không liên quan đến quyền lợi. Nhưng bây giờ khi chúng ta mở cửa, khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường (dù có là định hướng gì đi nữa thì về bản chất nó vẫn là nền kinh tế thị trường) thì nó gắn liền với quyền lợi, nó gắn liền với thực lợi của cầm quyền. Cho nên, cuộc đấu tranh trong Đảng bây giờ nếu có là cuộc đấu tranh không đơn thuần vì sự nghiệp chung, mà nó tiềm ẩn đâu đó với những mức độ khác nhau ở những bộ phận khác nhau của xã hội. Cho nên, bây giờ đây, trong việc lựa chọn những người cầm quyền thì sự lựa chọn đạo đức, lựa chọn không tham nhũng trở thành sự lựa chọn quan trọng nhất đối với người dân. Tại sao lại như thế? Bởi vì chỉ có những người trong sạch mới không bị quyền lợi chi phối trong các quá trình vận hành nền chính trị của mình. Chứ không phải là anh này cởi mở, anh kia cấp tiến mới đáng chọn. Tất cả những cái đấy đều có thể giả vờ được hết, và không đủ thông tin để nhận dạng nhà chính trị thông qua các quan điểm. Quyền lợi là yếu tố đen tối nhất thao túng đời sống chính trị. Cho nên nhân dân yêu những người nào trong sạch, không tham nhũng. Đòi hỏi của xã hội và của nhân dân không phải là đòi hỏi đơn giản, đòi hỏi ấy thông minh hơn tất cả những sự khôn ngoan chính trị khác cộng lại. Sự đòi hỏi cần có những người trong sạch để lãnh đạo Đảng và Nhà nước lúc này là sự đòi hỏi thông minh nhất, thực tế nhất. Tôi không ủng hộ quan điểm lấy tài ba, linh hoạt làm tiêu chuẩn để chọn người lãnh đạo. Hy sinh phẩm hạnh đi để có một người có tài, tất cả những chuyện ấy chẳng có nghĩa lý gì cả. Trước hết phải trong sạch, không trong sạch thì không còn chính trị nữa, mà chỉ còn độc tài.Độc tài là điểm kết thúc của chính trị. Nên nhớ là không ai đem ra xử nhau về những sự sai lầm quan điểm cả, nhưng những sự sai lầm liên quan đến quyền lợi thì người ta truy đuổi nhau đến chết để tước lại. Những quan điểm chính trị sai lầm thì có thể tạo ra thất bại. Không ai muốn giành lấy thất bại cho mình cả, nhưng cái sự thất bại trong chính trị bằng quyền lợi thì người ta vẫn truy đuổi để tìm lại quyền lợi. Vì thế, người ta mới lên án trên quy mô toàn thế giới cái gọi là nền chính trị tiền bạc. Hay nói cách khác, chúng ta chọn những người trong sạch chính là chúng ta chống lại nền chính trị tiền bạc, và Đảng ta nếu không làm nổi cái việc chống lại nền chính trị tiền bạc lén lút ở bên trong cái đời sống chính trị ấy là chết. Hỏi: Những nỗ lực của Đảng, những kêu gọi của Đảng về sự tăng cường dân chủ trong Đảng có liên quan gì đến sự hình thành và nổi lên ngày càng rõ của các nhóm lợi ích không? Trả lời: Có chứ. Liên quan ở chỗ khi tiền bạc tham gia vào quá trình chính trị thì những kẻ nhiều tiền, những kẻ huy động được nhiều tiền sẽ là những kẻ thắng thế. Và do đó Đảng chính trị không còn là nó nữa, mà thái độ cũng như quyết sách chính trị được mua bởi tiền bạc của xã hội, và trên thực tế không còn lãnh đạo, không còn nhà nước nữa. Không còn lãnh đạo thì còn được, nhưng không còn nhà nước nữa thì hỏng, bởi vì người ta bỏ tiền không phải để mua một nhà chính trị mà để mua giá trị cầm quyền của một nhà chính trị. Hỏi: Khi phê phán mô hình chính trị đa đảng ở phương Tây thì cách phê phán phổ biến hiện nay cho rằng, đứng sau các đảng chính trị đó là các Tờ rớt, các ông chủ công nghiệp, các ông trùm vũ khí, đầu nậu chiến tranh... Vậy thì nếu như so với ở ta bây giờ có sự hình thành các nhóm lợi ích thì có màu sắc nào của hiện tượng ấy không?. Trả lời: Cái đấy là một thực tế chính trị toàn cầu. Ở đâu có quyền lực thì ở đó sẵn sàng có kẻ chiếm đoạt và mua nó. Chiếm đoạt thì bằng đảo chính, còn mua là phổ biến. Ở đâu cũng thế. Cho nên, việc xây dựng nhà nước pháp quyền chính là biện pháp phổ quát nhất để chống lại sự mua bán quyền lực. Chúng ta không phải là nhà nước pháp quyền, chúng ta đòi hỏi sự dân chủ trong đảng để chống lại sự mua bán quyền lực, đấy là một giải pháp đặc thù của những người cộng sản Việt Nam. Trên thế giới thì người ta thực thi nó bằng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Tức là anh nào mà mua bán quyền lực thì cả người mua và người bán đều bị trừng phạt cả. Chính vì thế mới có luật chống hối lộ. Chống hối lộ trên toàn cầu tức là anh không được mua cả quyền lực ở nước ngoài. Qua vụ PCI, qua vụ Nexus ở Mỹ thì chúng ta thấy rằng các quốc gia đều chống lại việc mua bán quyền lực ở nước ngoài, chứ không phải chỉ có trong nước. Nhưng chống lại là một chuyện, còn trên thực tế người ta có mua hay không lại là chuyện khác. Cho nên nhà nước luôn luôn phải đấu tranh chống lại khuynh hướng tha hóa chính mình bởi các lực lượng định mua bán mình. Hỏi: Có vẻ như những lựa chọn duy nhất của Đảng bây giờ để chống lại những mặt trái của thị trường, mặt trái của quyền lực, quyền lợi như thế là việc dân chủ hóa trong đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng đảng. Là người nghiên cứu chính trị lâu năm, theo ông nếu những biện pháp này vẫn được triển khai thì điểm mấu chốt của nó là gì để có thể hy vọng đạt được thành công? Trả lời: Xây dựng nhà nước pháp quyền. Người ta có hai biện pháp: Xây dựng Đảng, trong sạch hóa Đảng, và xây dựng Nhà nước. Xây dựng Đảng kém hiệu quả hơn nhiều so với xây dựng nhà nước pháp quyền. Lý do là anh không đưa ra tòa được mà chỉ xử lý nội bộ và như thế thì anh không tập hợp được nhân dân. Anh vẫn bảo vệ danh dự hão bên ngoài mà không làm cho nhân dân thấy rằng Đảng ta kiên quyết chống lại tất cả những đảng viên xấu của Đảng. Bởi vì khi anh chống lại những mặt xấu của Đảng, những đảng viên xấu của Đảng một cách công khai, một cách phổ quát thì đồng thời anh làm yếu Đảng. Xây dựng Đảng chính là xây dựng nhà nước pháp quyền. Xây dựng Đảng hay dân chủ trong Đảng chỉ là một việc nội đảng, chỉ có các đảng viên biết với nhau mà thôi, nó không có giá trị động viên xã hội, không tập hợp được nhân dân. Cho nên, xây dựng Đảng là công việc thường ngày của Đảng, nhưng việc ấy không thay thế được việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Đảng nào cung phải tự làm trong sạch hóa mình, nhưng trong Đảng người ta không trị nhau theo kiểu ấy được thì người ta phải nhờ nhà nước, phải nhờ luật pháp. Xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng một công cụ để làm minh bạch, làm trong sạch đời sống chính trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền giúp cho Đảng trong sạch hiệu quả hơn nhiều so với việc Đảng tự làm trong sạch mình. Bản lĩnh chính trị cao nhất của một đảng chính trị cầm quyền là xây dựng chính cái nhà nước của nó. Không đủ dũng khí để xây dựng nhà nước pháp quyền thì nguyên việc ấy đã chứng tỏ đảng ấy yếu. Hỏi: Ban đầu ông đề cập đến dân chủ Hồ Chí Minh, đến cuối thì ông đưa ra giải pháp là nhà nước pháp quyền. Hai cái đấy liên quan đến nhau như thế nào? Trả lời: Luôn luôn liên quan. Bởi vì xây dựng nhà nước pháp quyền chính là nội dung của cấp độ thứ ba quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là xây dựng nền dân chủ phổ quát. Vấn đề trung tâm của nền dân chủ phổ quát chính là xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa, chứ không phải pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nếu vì quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước thì hãy xây dựng nhà nước pháp quyền hay là nhà nước trung lập hóa về mặt chính trị. Nhà nước là một bộ quy tắc cộng với một lực lượng được cơ cấu phù hợp với bộ quy tắc ấy để ứng xử những vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Bác Hồ nói chuyện với các chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong tại đền Giếng, Đền Hùng, Phú Thọ, tháng 9/1954 - Ảnh tư liệu Hỏi: Ý ông muốn nói Nhà nước là một cấu trúc, mà đảng chính trị nào nhảy vào cũng có thể vận hành được? Trả lời: Đúng thế. Phải cấu trúc ra được một nhà nước. Để chống lại rủi ro cho xã hội thì nhà nước ấy phải được cấu trúc để có thể được điều hành không phải bởi thiên tài chính trị mà có thể là bất kỳ ai mà nhân dân lựa chọn. Nhân dân có thể nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn, nhưng kẻ mà nhân dân lựa chọn nhầm ấy không phá hoại được xã hội, bởi vì nó phải tuân thủ các quy tắc của nhà nước pháp quyền. Hỏi: Ông nói xây dựng nhà nước pháp quyền là một giải pháp để làm trong sạch đời sống chính trị, làm trong sạch Đảng? Trả lời: Bởi vì quyền lực không có yếu tố thị trường nữa, người ta không mua bán quyền lực nữa. Nhà nước pháp quyền là nhà nước xem pháp luật là quyền lực cao nhất, là nhà nước khẳng định địa vị cao nhất của pháp luật, với một cấu trúc tam quyền phân lập một cách minh bạch. Hỏi: Pháp luật cao nhất và tam quyền phân lập, có vẻ như hai cái này khác nhau? Trả lời: Đúng. Một cái là cấu trúc, một cái là tinh thần. Xem pháp luật là cao nhất là một khẳng định tinh thần, và để có một bộ máy khẳng định cái giá trị tinh thần ấy thì các quyền phải được phân tách thông qua cấu trúc phân lập. Hỏi: Trong dự thảo báo cáo chính trị, ở mục 11 với tiêu đề "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Ông thấy trong này có hàm chứa những tư tưởng gì mới? Trả lời: Không. Khi nào còn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tức là nhà nước ấy không trung lập về mặt chính trị. Hỏi: Nhưng có lẽ đấy chỉ là một cái tên? Trả lời: Không phải là một cái tên. Trên thực tế, nhà nước ấy vẫn là nhà nước chính trị. Nhà nước chính trị không phải là nhà nước pháp quyền. Chính trị là tiêu chuẩn thẩm mĩ cao nhất thì không có địa vị cao nhất của pháp luật nữa. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật không có địa vị cao nhất, mà như vậy thì không phải là nhà nước pháp quyền. Hỏi: Nhưng khái niệm nhà nước pháp quyền được mô tả trong báo cáo chính trị này là "có sự phối hợp và kiểm soát các cơ quan trong việc thực hiện", trong đó yếu tố mới là "kiểm soát"? Trả lời: Nó không có ý nghĩa gì cả. Thay vì mua các nhánh quyền lực thì người ta mua ngay cái bộ phận kiểm soát ấy. Tức là anh tạo ra một cái lỗ hổng cho trộm chui. Chính lỗ hổng ấy đã tạo ra Hitler. Đã là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì không phải là nhà nước pháp quyền, dù có phân phối, dù có kiểm soát, dù có điều chỉnh. Bằng ai? Bằng Thánh Gióng, hay bằng Chúa? Có cái gì trên cái kẻ điều phối ấy không? Có cái gì trên cái kẻ kiểm soát ấy không? Kẻ kiểm soát có chịu điều hành của pháp luật không? Hỏi: Anh mô tả khái quát về nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật, và tam quyền phân lập. Thượng tôn pháp luật thì có vẻ như không ai phản đối, nhưng tam quyền phân lập vẫn chưa được chấp nhận. Tại sao? Trả lời: Bởi vì đấy chính là bản chất chính trị của những người muốn quyền lực luôn luôn tập trung vào tay mình. Đổi tượng thứ tư, ở trên cả 3 cái cơ quan ấy, là Đảng. Ai kiểm soát Đảng? Ở đây tôi nói là để hùn vào cho những người cộng sản. Vì họ không có kinh nghiệm về điều hành nền dân chủ, nên họ sợ cái sự phân lập ấy. Hồ Chí Minh là thủ lĩnh, là cha, là chú của tất cả những người cộng sản hiện nay, Hồ Chí Minh đã chấp nhận sự phân lập ấy bằng Hiến pháp 1946. Hỏi: Nhưng cũng có những người nói rằng, Hiến pháp 1946 không thể hiện rõ lắm khái niệm tam quyền phân lập? Trả lời: Nó thể hiện tính đa nguyên chính trị, mà tính đa nguyên chính trị chính là nền tảng triết học của tam quyền phân lập. Hỏi: Nếu vậy thì nguyên tắc tam quyền phân lập ấy xung đột với tính nhất nguyên chính trị? Trả lời: Đương nhiên. Nếu còn nhất nguyên chính trị thì không có dân chủ. Nếu còn nhất nguyên chính trị thì không thể bàn đến dân chủ chứ không phải chỉ tam quyền phân lập, vì tam quyền phân lập là hình thức để đảm bảo tính dân chủ. Hỏi: Như vậy, phân tích đi, phân tích lại thì thấy rằng cái mắt xích đầu tiên là đa nguyên chính trị? Trả lời: Đương nhiên. Đa nguyên chính trị ở mức độ nào? Hồ Chí Minh là người không chỉ tạo ra đa nguyên chính trị, mà còn cấu trúc ra đa nguyên chính trị. Đa nguyên chính trị theo kiểu Hồ Chí Minh có đủ không? Chưa hoàn toàn đủ, nhưng đủ nhất trong phạm vi, trong giới hạn khi những người cộng sản đang cầm quyền. Thay vì có một kẻ địch sẵn sàng tấn công mình thì có một người bạn luôn luôn giám sát hành vi của mình. Nếu không thừa nhận đa nguyên chính trị thì làm sao có dân chủ được? Dân chủ là một tất yếu nên đa nguyên chính trị cũng là một tất yếu không thể cưỡng lại được. Hỏi: Nhưng chúng ta đã trót xóa mất cái nền móng dân chủ phổ quát của Hồ Chí Minh vào năm 1988, và cho đến bây giờ chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy chúng ta sẵn sàng quay lại cái việc đấy? Trả lời: Tôi cho rằng có hai cách để tiến hành quá trình ấy. Cách thứ nhất ít đổ máu nhất, ít tốn kém nhất là chính những người cộng sản khôi phục lại. Cách thứ hai là người ta lật đổ những người cộng sản để có đa nguyên chính trị. Nhưng nó sẽ không diễn ra theo kiểu xuất hiện những người chống lại, lật đổ những người cộng sản, mà sẽ xuất hiện sự tan rã của những người cộng sản. Hỏi: Thời kỳ khóa 7, khóa 8 đảng đã nâng lên vai trò của mặt trận tổ quốc. Điều ấy có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Những người lãnh đạo đã ý thức được nguy cơ thoái hóa, tha hóa của Đảng. Đấy là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ chính trị là anh Phạm Thế Duyệt trở thành Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. Các nhà lãnh đạo ở thời kỳ đó ý thức rất rõ về vai trò phản biện của xã hội, vì thế cho nên đánh giá rất cao việc cấu trúc mặt trận tổ quốc thành một cơ quan phản biện, tức là giảm bớt tính đơn nguyên trong đời sống chính trị. Hỏi: Như ông nói chiến tranh khiến cho nền dân chủ phổ quát của Hồ Chí Minh không phát triển được. Đến lúc nào Đảng bắt đầu nhận thức được sự thiếu sót của mình khi xóa mất cái nền móng đầu tiên ấy? Trả lời: Không. Trong suốt thời kỳ chiến tranh chúng ta vẫn giữ được Đảng xã hội và Đảng dân chủ mặc dù nó chỉ là cấu trúc, cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Trong một vài phút hoảng loạn, chúng ta giải tán mất hai cái cơ cấu ấy. Bây giờ không lặp lại được nếu những người cộng sản không ý thức được vai trò của nó. Hỏi: Mọi việc xảy ra trong giai đoạn ấy như thế nào? Trả lời: Chuyện ấy diễn ra trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ. Hồi ấy tất cả những người có trách nhiệm trong đảng, những người có trách nhiệm với Đảng đều hoảng cả. Về mặt con người, tôi hoàn toàn thông cảm và hiểu được chuyện ấy. Cái quyết định ấy không sáng suốt nhưng giải thích và thông cảm được. Nhưng chính trị không phải là sự thông cảm, chính trị là sự sáng suốt. Bây giờ chúng ta phải làm, phải thừa nhận cái đấy, phải khôn khéo và đấy chính là thiên tài chính trị. Chúng ta cũng đa nguyên đấy chứ. Chúng ta cũng đa nguyên về kinh tế, tức là chúng ta cũng bắt đầu ý thức được vai trò của đa nguyên trong phát triển. Chúng ta đa nguyên về kinh tế để đi qua sự khó khăn, để tránh sụp đổ về kinh tế, nhưng chúng ta không ý thức được cái biện pháp ấy chỉ có giới hạn thôi. Vì con người không chỉ là một thực thể kinh tế, con người còn là một thực thể chính trị. Chính trị là politics, tức là đa dạng. Khi chúng ta thỏa mãn về kinh tế rồi, đến một mức độ nào đó chúng ta vướng phải vấn đề đa nguyên về chính trị. Cải cách chính trị chính là hướng tới sự đa nguyên về chính trị. Trước đây, chuyện ấy là chuyện cấm kị không nói, còn bây giờ chúng ta chỉ không đưa lên báo thôi chứ không phải không nói. Vụ trưởng của Ban tổ chức Trung Ương, anh Bùi Đức Lại đã nói ra rồi. Đa nguyên về chính trị là cái chắc chắn không trốn được, nếu không thì Đảng ta thoái hóa. Hỏi: Nhưng từ sau những năm 88 ấy, có lúc nào những người lãnh đạo cao cấp của Đảng nhận thấy nguy cơ của thiếu hụt dân chủ phổ quát kia chưa? Trả lời: Có chứ. Có những người đã phải trả giá. Trong cuộc đấu tranh ở trong Đảng về chuyện ấy thì ông Võ Văn Kiệt là một trong những người có những quan điểm cấp tiến. Trước ông Võ Văn Kiệt là ông Trần Xuân Bách, và trong chừng mực nào đó là ông Nguyễn Cơ Thạch. Hỏi: Thế còn chuyện ý thức được sự thiếu hụt của đa nguyên và tìm cách phủ lấp nó bằng sự đề cao cơ cấu Mặt trận Tổ quốc thì sao? Trả lời: Đấy là giải pháp tình thế chứ không phải một giải pháp trí tuệ. Che bằng bất kỳ tấm nilong nào cũng không phải là một giải pháp cho việc dột mái nhà, nó chỉ là giải pháp cho một cơn mưa thôi. Hỏi: Tại sao một tổ chức chính trị ngoại biên như Mặt trận tổ quốc lại không thể thay thế cho những đảng chính trị? Trả lời: Bởi vì nó vẫn do một thành viên của Ban chấp hành Trung ương lãnh đạo. Vào thời kỳ Tổng bí thư Đỗ Mười thì ý thức của những người lãnh đạo về chuyện ấy nhiều hơn nên một ủy viên Bộ chính trị là ông Phạm Thế Duyệt lãnh đạo nó. Ông Phạm Thế Duyệt vừa là ủy viên Bộ Chính trị, vừa là chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. Nhiệm kỳ thứ hai ông ấy mới nghỉ không tham gia Bộ chính trị. Hỏi: Lần đầu tiên có việc một ủy viên Bộ chính trị đương chức nắm giữ vai trò chủ tịch Mặt trận tổ quốc. Mục đích của việc đấy là gì? Trả lời: Mục đích là để khắc phục cái sự thiếu phản biện của đời sống chính trị. Hay nói cách khác là phải lãnh đạo được hoạt động phản biện để vừa tận dụng được mặt tích cực của quá trình phản biện vừa giữ được ổn định chính trị. Đấy là bản lĩnh của của các nhà lãnh đạo ở nhiệm kỳ ấy khi giải quyết chuyện này, bởi có lẽ họ nhận thức ra nguy cơ bị tiến công của Đảng. Đấy là nhận thức thôi, còn giải pháp thì vẫn chưa thể hiện được gì cả. Bây giờ đảng ta đứng trước những khó khăn gì? Chưa đủ năng lực để tạo ra đa nguyên chính trị, tức là dân chủ hóa, nhưng xã hội thì luôn luôn thúc bách sau lưng về những chuyện ấy. Do đó, (giống như Lưu Hiểu Ba nói, và tôi cũng đã kêu gọi từ trước đó) buộc phải có sự hợp tác giữa xã hội với những người cộng sản trong quá trình dân chủ hóa xã hội Việt Nam. Hỏi: Ở Trung Quốc vẫn có một số đảng cùng tồn tại với Đảng cộng sản? Trả lời: Đó vẫn là cấu trúc. Đó là những bức tượng người đàn ông ở trong phòng người đàn bà thôi. Hỏi: Và Việt Nam chúng ta bây giờ còn không có cả cấu trúc như vậy? Trả lời: Vì không hiểu tư tưởng dân chủ cấu trúc của Hồ Chí Minh mà những người cộng sản sau này đã xoá mất cấu trúc ấy. Giới trí thức cũng không hiểu rằng địa vị của các đảng có vẻ độc lập ấy là cái gì trong hệ thống chính trị Việt Nam, cho nên đã có những tiếng nói to hơn mức cần thiết để tạo ra sự thúc bách phải giải tán nó. Tóm lại, cả xã hội không đủ năng lực để hiểu cái điểm tới hạn mà mỗi một phía cần phải có. Đó chính là nhược điểm của trí tuệ chính trị của xã hội chúng ta. Khó lắm. Để thuyết phục những người cộng sản chấp nhận đa nguyên chính trị là một việc mà vợ chồng Gorbachev trong lúc than thở với nhau đã phải nói ra: "không cải tạo được!" Đấy là một thực tế rất đau đầu đòi hỏi phải có một trí tuệ chính trị siêu việt. Đây là lúc dân tộc chúng ta cần một nhà lãnh đạo thật. Hỏi: Thế thì vấn đề chúng ta đang bàn trở nên bế tắc? Trả lời: Vì trí tưởng tượng, năng lực suy tưởng của tôi và anh đi nhanh quá. Con người không sống ở cái cực mà tôi với anh vừa bàn. Con người sống ở quãng giữa tình trạng hiện nay với cái chỗ mà chúng ta bàn đến. Giải pháp chính trị trước mắt chỉ giải quyết nổi bài toán trung gian từ nay đến đấy, chứ chưa giải quyết được bài toán ở đấy. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là phải học tập tính thực dụng của ông cụ. Từ đây đến đấy, với cách tính hôm nay chúng ta không có yếu tố nào để tính cả, thì chúng ta phải câu giờ để xuất hiện những yếu tố giúp cả hai phía giải quyết cái mẫu thuẫn này. Đấy chính là trí tuệ quan trọng nhất của Hồ Chí Minh mà tôi học được ở ông cụ. Phải chờ đợi để xuất hiện các yếu tố, xuất hiện các tình thế và tập trung ngăn chặn những tình thế làm sụp đổ. Tình trạng chính trị hiện nay là một tình trạng chính trị không được phép bất cẩn trong ứng xử. Tất cả những điều tôi đã nói ở trên nằm trong một khái niệm mà trong khi trao đổi với nhiều nhà lý luận và nhà chính trị tôi đã gọi đấy là quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân chủ ở Việt Nam. Và tôi cho rằng đấy chính là nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBa cấp độ của Dân chủ.docx
Luận văn liên quan