Vai trò định hướng Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Để thực hiện được vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mặt Nhà nước cần đảm bảo thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của đông đảo quần chúng nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mặt khác Nhà nước đó cần tác động vào sự phát triển của nền kinh tế dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các yếu tố kinh tế, đề ra được các đường lối chủ trương chính sách hợp lý, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng.

pdf227 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò định hướng Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà trong nền kinh tế đang vận động theo nhiều xu hướng khác nhau, để tiếp tục phát huy và khắc phục những thiếu sót của công tác kế hoạch hoá trong hơn 10 năm qua Nhà nước cần tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá theo hướng: - Coi kế hoạch là một trong những công cụ cơ bản và quan trọng trong tay Nhà nước trong nền kinh tế thi trường định hướng XHCN. Kế hoạch hoá phải trở thành công cụ trực tiếp để Nhà nước duy trì và thiết lập những cân đối lớn giữa cung và cầu, tích luỹ và tiêu dùng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ... Qua đó 129 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, tr.241. một mặt góp phần hình thành, phát triển kinh tế hàng hoá và thị trường thống nhất trong cả nước, mặt khác định hướng cho sự vận động của thị trường bảo đảm cho nền kinh tế ổn định, tăng trưởng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã định. - Kế hoạch phải tiếp tục được xây dựng với tính chất là những kế hoạch định hướng là chủ yếu. Các kế hoạch đó phải nhằm xác định phương hướng, mục tiêu phát triển của nền kinh tế và các biện pháp về cân đối vật chất, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, chính sách để định hướng các đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh phát triển theo phương hướng và mục tiêu đã đề ra. Và do vậy các kế hoạch định hướng phải: + Mang tính định hướng và khái quát. Nghĩa là các kế hoạch của Nhà nước chủ yếu bao quát ở tầm vĩ mô, tập trung vào việc thiết lập các cân đối lớn của nền kinh tế. Còn các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp thực hiện kế hoạch dưới sự điều tiết của Nhà nước, thông qua tác động của thị trường bằng cách cụ thể hoá kế hoạch định hướng đó. Tính hướng dẫn gián tiếp: TRước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập truung, kế hoạch mang tính chỉ tiêu pháp lệnh, buộc mọi đơn vị cơ sở nhất thiết phải tuân theo. Vì thế, khi đó các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ có nhiệm vụ thi hành kế hoạch mà không cần bận tâm suy nghĩ, không sáng tạo, không cần tính đến hiệu quả kinh tế và do đó trở nên hết sức thụ động. Bước sang cơ chế mới, cơ chế thị trường, sự sôi động của nó đã loại bỏ các kế hoạch cứng nhắc, đòi hỏi các kế hoạch mang tính hướng dẫn gián tiếp. Các kế hoạch này buộc các đơn vị kinh doanh phải đối mặt với thị trường, phải tự chủ quá trình kinh doanh của mình, phải suy nghĩ tính toán hành động sao cho phù hợp với các kế hoạch vĩ mô, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường và đương nhiên đem lại lợi ích cho mình, kế hoạch Nhà nước vừa là môi trường, vừa là hành lang hoạt động của các chủ sản xuất kinh doanh. + Tính năng động gắn với hiệu quả và lợi ích kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu của công tác kế hoạch hoá là góp phần thúc đẩy sự phát triển theo mục đích đã định sẵn trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan cùng với những điều kiện lịch sử - cụ thể mà trong đó cac quy luật hoạt động. Để đạt được điều đó việc xây dựng các kế hoạch trước hết phải xuất phát từ thị trường, gắn với thị trường và dứt khoát không thể là các kế hoạch cứng nhắc. Nhà nước trong kế hoạch đưa ra những dự kiến về khả năng phát triển kinh tế thông qua các định hướng chiến lược các chính sách cụ thể và trong quá trình thực hiện, trước những biến đổi to lớn của kinh tế xã hội trong cũng như ngoài nước mà có những thay đổi cho phù hợp. Và điều đó trong thực tế đã xảy ra. Bắt đầu từ nửa cuối năm 1997 sang năm 1998 một loạt nước trong khu vực lâm vào khủng hoảng, cuộc khủng hoảng trong khu vực tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế của nước ta. Thêm vào đó thiên tai, lũ lụt hạn hán cũng đã gây ra những thất thoát lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động theo chiều hướng bất lợi, những yếu kém trong quản lý vĩ mô của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế của nước ta, mặc dù theo sự đánh giá của Hội nghị TƯ lần thứ 5 khoá VIII (7-1997): “về cơ bản nền kinh tế vĩ mô vẫn ổn định” đã không đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong sáu tháng cuối năm, “còn nhiều yếu tố chưa vững chắc, có một số biểu hiện có thể gây mất ổn định, dẫn tới suy thoái, nếu không kịp thời khắc phục”. Và một trong những biện pháp khắc phục chính là điều chỉnh kế hoạch. Việc điều chỉnh kế hoạch ở đây rõ ràng không phải là một thất bại của chúng ta trong công tác kế hoạch, mà chứng tỏ tính mền dẻo của nó trong nền kinh tế thị trường. Với một kế hoạch mang tính mềm dẻo, công khai, với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế đã tạo động lực kích thích mạnh mẽ quá trình sản xuất kinh doanh. Với một kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng, chỉ còn một chỉ tiêu pháp lệnh là thuế đã tạo được quyền tự chủ cho các chủ sản xuất kinh doanh trong việc xác định phương án sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của thị trường nhằm đạt lợi nhuận cao, đồng thời cũng phải sẵn sàng gánh chịu mọi sự rủi ro trong cạnh tranh trên thị trường. - Phải xây dựng và thực hiện chế độ kế hoạch hoá hai cấp: Nhà nước và cơ sở. Trong đó kế hoạch cấp Nhà nước là kế hoạch vĩ mô, kế hoạch toàn diện về kinh tế - xã hội mang tính tổng quát và định hướng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quôc dân. Kế hoạch cấp Nhà nước phải là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ: + Bảo đảm thực hiện đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. + Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. + Đảm bảo các cân đối tổng thể nền kinh tế. + Điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là kế hoạch hành động, do các đơn vị đó xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trườngcác nguồn vốn, vật tư... và tuân thủ các ràng buộc vĩ mô của Nhà nước. - Gắn kế hoạch hoá kinh tế với kế hoạch hoá xã hội. Sự nghiệp phát triển kinh tế theo định hướng XHCN đặt con người vào vị trí trung tâm, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng, dân chủ xã hội. Lĩnh vực xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Vì thế, trong công tác kế hoạch hoá vấn đề kết hợp mặt kinh tế với mặt xã hội cũng được giải quyết thoả đáng. Song song với các nội dung kinh tế, trong kế hoạch các nội dung xã hội cũng phải được đặt ra. Các kế hoạch kinh tế không tách rời các kế hoạch xã hội. Các kế hoạch xã hội cũng không phải là phần thêm của các kế hoạch kinh tế. Các kế hoạch nhằm giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế và xã hội phải mang tính chất đồng bộ. Trước mặt cần quan tâm giải quyết một số mặt của lĩnh vực xã hội: dân số và kế hoạch hoá gia đình, việc làm; nâng cấp giáo dục, y tế và văn hoá xã hội, định canh định cư các dân tộc thiểu số hiện nay đạng số du canh du cư; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội một cách rộng khắp. Thứ ba: Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ. Thực tế của những năm qua, nhất là năm 1998 cho thấy vai trò của chính sách tài chính tiền tệ trong việc tạo dựng môi trường kinh tế ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế muốn ổn định và phát triển, Nhà nước phải tạo lập được chính sách tài chính tiền tệ mặc dù rất nhanh, nhậy, linh hoạt nhưng đồng thời rất ổn định. Muốn vậy, công cụ tài chính tiền tệ trong thời gian tới cần đổi mới theo các hướng sau: Về chính sách tài chính: - Cần tiếp tục xoá bỏ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chính sách tài chính theo chế độ cấp phát và giao nộp, thiết lập chính sách tài chính theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Cần tiếp tục mổ rộng các khâu tài chính như tài chính Nhà nước, tài chính các doanh nghiệp, tài chính các tổ chức xã hội và dân cư... nhằm khơi dậy, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong cả nước phục vụ cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. - Sớm hình thành phát triển thị trường tài chính đồng bộ với các loại thị trường khác để các nguồn vốn trong nước và ngoài nước được giao lưu thuận lợi, góp phần huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước một cách có hiệu quả. - Đẩy mạnh các biện pháp, các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước, khai thác và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. - Quản lý và điều hành tốt hệ thống thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi ngân sách. - Xây dựng đúng đắn mối quan hệ giữa tài chính Nhà nước và tái chính các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, dân cư... đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất nền tài chính quốc gia trên cơ sở phân cấp hợp lý. - Việc sử dụng vốn, nhất là vốn ngânh sách phải đặt yêu cầu hiệu quả và chất lượng lên hàng đầu. - Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thanh tra, kiểm tra tài chính có hiệu quả, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh, đảm bảo các mối quan hệ tài chính lành mạnh. Về chính sách tiền tệ: - Chính sách tiền tệ phải được xây dựng và sử dụng trong sự thống nhất với chính sách tài chính, phải bám sát và góp phần tích cực thực hiện thắng lợi những mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội, trước hết là mục tiêu giảm và kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. - Thực hiện đổi mới chức năng, cơ chế phương thức hoạt động của ngân hàng trung ương, đổi mới mối quan hệ của ngân hàng trung ương với ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mai với nhau và với doanh nghiệp. - Phát triển mạnh mẽ thị trường tiền tệ ở nông thôn nhằm thúc đẩy nông nghiệp nhanh chóng phát triển thành nông nghiệp hàng hoá theo định hướng XHCN. - Cùng các ngành hữu quan nhanh chóng giải quyết tình trạng dây dưa công nợ, mở rộng các hoạt độngt ín dụng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn bổ sung cho những chương trình, mục tiêu trọng điểm cũng như các nhu cầu về vốn khác có khả năng sử dụng đạt hiệu quả cao, giảm bớt đi đến chấm dứt phát hành tiền cho chi tiêu tài chính không có tính chất sản xuất và cho việc đáp ứng nhu cầu tín dụng. 3.2.5. Tếp tục thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. 3.2.5.1. Tăng cường sức mạnh kinh tế Nhà nước gắn với việc xây dựng giới hạn thích hợp sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, một Nhà nước mạnh - nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở cơ cấu tổ chức, ở phương thức hoạt động và ở hệ thống các công cụ kinh tế vĩ mô Nhà nước sử dụng để tác động vào kinh tế. Hệ thống các công cụ kinh tế vĩ mô càng hoàn thiện bao nhiêu thì Nhà nước càng duy trì được môi trường sản xuất kinh doanh ổn định và lành mạnh bấy nhiêu. Tuy nhiên, chỉ bằng hệ thống công cụ đó chưa đủ để Nhà nước hướng sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng chính trị, thực hiện mục tiêu đã định sẵn. Muốn thực hiện được chức năng định hướng của mình Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó thực lực kinh tế của Nhà nước là một yếu tố hết sức quan trọng. Quan niệm về sức mạnh kinh tế của Nhà nước hiện nay còn rất khác nhau nhất là trong bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta. Có hai khuynh hướng xuất hiện: Khuynh hướng thứ nhất xuất phát từ quan niệm cũ về CNXH, từ tính “ chủ đạo” đồng nghĩa với tính phổ biến về mặt lượng của kinh tế Nhà nước, cho rằng muốn cho nền kinh tế ổn định và phát triển, phát huy được tính ưu việt và thể hiện được định hướng XHCN thì Nhà nước cần thiết phải tiếp tục nắm giữ các lĩnh vực kinh tế. Kinh tế Nhà nước phải có quy mô lớn, số lượng các xí nghiệp quốc doanh phải nhiều. Có như vậy kinh tế Nhà nước mới đủ sức đóng vai trò “chủ đạo” mới đủ sức dẫn dắt các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của mình, hướng theo định hướng XHCN. Khuynh hướng thứ hai, ngược lại, cho rằng, cần phải giảm tỉ trọng của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tư nhân hoá. Khuynh hướng này hình thành dựa trên hai cơ sở chủ yếu: Thứ nhất, về mặt thực tiễn kinh tế Nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ta (và cả ở nhiều nước trên thế giới) trong thời gian qua thường làm ăn kém hiệu quả, đồng thời lại là môi trường tốt cho tệ nạn tham nhũng (chiếm đoạt tài sản XHCN, móc ngoăc, hối lộ, trốn thuế, lậu thuế...) của các cán bộ kinh tế Nhà nước ; Thứ hai, theo lý thuết của chủ nghĩa tự do mới trong nền kinh tế thị trường Nhà nước tốt nhất là Nhà nước ít nhất. Khẩu hiệu mà họ nêu lên là thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít hơn. Theo họ, bản thân cơ chế thị trường có khả năng tự điều chỉnh, đem lại hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Vì thế, trong điều kiện hiện nay giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế nước ta là thực hiện quá trình phi tập trung hoá, đẩy mạnh tư nhân hoá, hạn chế tối đa thực lực kinh tế của Nhà nước. Hai khuynh hướng nêu trên, xét về thực chất đều mang tính siêu hình, chủ quan, duy ý chí, phiến diện. Thực tiễn vận hành và định hướng XHCN nền kinh tế thị trường cho thấy việc khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, kết hợp tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội, thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” “xoá đói giảm nghèo” không phải lúc nào Nhà nước cũng có thể thực hiện được bằng pháp luật, bằng các biên pháp hành chính- kinh tế mà còn phải bằng cả thực hiện kinh tế của mình kết hợp với các biện pháp khác. Vì vậy, củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu để đảm bảo duy trì ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng XHCN. Trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng bao nhiêu là vừa đủ? đã và sẽ không có câu trả lời cụ thể chính xác cho câu hỏi đó. Khối ASEAN khi mới thành lập trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên ở mức tấp, phổ biến là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hâu, công nghiệp nhỏ bé. Trong điều kiện đó Nhà nước ở các nước này đã sử dụng thực lực kinh tế của mình để phát triển kinh tế thị trường, để xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm nhận các dịch vụ thông tin, tiếp thị, giáo dục, đào tạo nghiên cứu và một phần ứng dụng kỹ thuật mới. Với nhiệm vụ đó quy mô khu vực kinh tế Nhà nước là khá lớn. Sau khi đã tạo được đà phát triển cho kinh tế của đất nước, Nhà nước đã thu hẹp khu vực kinh tế của mình lại chỉ còn trong các lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế quốc dân và các khâu mà kinh tế tư nhân không đủ sức hoặc không muốn có mặt để khai thác, thu hẹp lại chỉ còn ở mức vừa đủ để giữ cho nền kinh tế có thể ổn định và phát triển được mà thôi. Thực tế đó cho thấy tỷ trọng cảu kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân là không cố định, nó do yếu cầu cần thiết phải thực hiện đầy đủ vai trò và chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn quy định. Việc tăng hay giảm tỷ trọng đó, như vậy là gắn chặt với mức độ can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Và tỉ trọng đó là thích hợp khi với thực lực kinh tế đó, kết hợp với hệ thống các công cụ kinh tế vĩ mô khác Nhà nước đảm bảo đựoc sự ổn định và phát triển của nền kinh tế theo ddúng định hướng đã lựa chọn. ở nước ta hiện nay, tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước đã hợp lý hay chưa? Thực trạng của khu vực này cho thấy mặc dù đã có nhiều đổi mới theo hướng tiến bộ, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để tác động chi phối và hợp tác trong việc thực hiện các cân đôí chủ yếu của nền kinh tế, bước đầu phát huy vai trò mở đường và làm đòn bẩy trên một số mặt để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần giải quyết tôt hơn những vấn đề xã hội hướng vào việc từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh làm cơ sở cho việc hình thành chế độ mới - chế độ XHCN, song những yếu kém, những tồn đọng cũng không nhỏ: trong cơ cấu kinh tế hiện nay, thực lực kinh tế Nhà nước ở nhiều ngành, nhiều khu vực kinh tế còn chưa hợp lý, Nhà nước chưa có quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Nhà nước - một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế Nhà nước, trên các vùng, khu kinh tế trọng điểm, trong các ngành kinh tế, dịch vụ then chốt, mũi nhọn, do vậy dẫn đến tình trạng nơi cần thì thiếu mà nơi không cần lại quá dư thừa. Điều đó, đặt ra yêu cầu phải đổi mới nội dung, phạm vi và đối tượng tác động của kinh tế Nhà nước, để thực hiện vai trò định hướng của Nhà nước trong cơ chế mới. 3.2.5.2. Một số biện pháp thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và phát huy có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bảy đảy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn, hỗ trỡ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới” 130. Nhận thức đầy đủ đúng đắn về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước theo tình thần Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII sẽ giúp chúng ta đánh giá, yêu cầu đúng với thành phần kinh tế này, với các doanh nghiệp Nhà nước và trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chính sách, cơ chế hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển. 130 ĐCSVN Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Theo tinh thần đó chúng ta cần làm rõ hơn, cụ thể, đầy đủ hơn vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. 1. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần là vai trò quyết định, vai trò trung tâm trong các thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau: a. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu phải nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu, sản phẩm hàng hoá dịch vụ chủ yếu để bảo đảm cân đối chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân và có tỉ trọng chi phối các thành phần kinh tế khác. Bằng cách đó, kinh tế Nhà nước quyết định xu hướng, quy mô, bước đi, tốc độ, chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà nước phải đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng chế độ mới theo con đường XHCN. b. Kinh tế Nhà nước có vai trò chủ động và quyết định sự phát triển của các quan hệ hợp tác với tất cả các thành phần kinh tế khác, xây dựng các môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo các điều kiện phục vụ hỗ trợ chocác thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. c. Vai trò trung tâm của kinh tế Nhà nước đòi hỏi các thành phần kinh tế khác phải xuất phát từ xu hướng chiến lược và định hướng phát triển của kinh tế Nhà nước để lựa chọn cho mình chiến lược và định hướng phát triển kinh tế và hợp tác tối ưu với kinh tế Nhà nước, các thành phần kinh tế khác thông qua hoạt động của mình để đáp ứng, phục vụ và điều chỉnh sự phát triển của kinh tế Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Phát huy sức mạnh đồng bộ của các bộ phận cấu thành hữu cơ của kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng kinh tế chủ lực của nền kinh tế nhiều thành phần. a. Doanh nghiệp Nhà nước với tư cách là một tế bào của kinh tế Nhà nước và nền kinh tế quốc dân cần hoạt động có năng suất, chất lượng và hiệu quả để đảm bảo những hàng hoá, dịch vụ chủ yếu nhất, đảm bảo những cân đối chủ yếu của nền kinh tế, tạo ra thực lực kinh tế đủ mạnh để điều tiết và quản lý thị trường phát triển theo định hướng XHCN. Vai trò chủ lực của doanh nghiệp Nhà nước phải đánh giá qua các chỉ tiêu: hiệu quả kinh tế và xã hội cao, tỉ trọng trong GDP đủ lớn có tác dụng chi phối các thành phần kinh tế khác; đóng góp tích luỹ lớn nhất cho Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước phải trở thành lực lượng tinh nhuệ, lực lượng kinh tế hiện đại và tiên tiến, lực lượng kinh tế mà nhờ đó giai cấp công nhân ghi được lên lá cờ của mình mổ năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của các thành phần kinh tế khác. b. Các bộ phận của kinh tế Nhà nước như ngân sách Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, các quỹ quốc gia, hệ thống bảo hiểm... có nhiệm vụ tác động điều chỉnh, quản lý và kiểm soát hoạt động của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đã lựa chọn. 3. Phát huy đầy đủ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò chủ lực của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò chủ lực của doanh nghiệp Nhà nước cần được cụ thể hoá trên các mặt sau: a. Kinh tế Nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác được thể hiện ở chỗ: kinh tế Nhà nước quyết định xu hướng, quy hoạch, chiến lược định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác. Kinh tế Nhà nước đảm nhận phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế Nhà nước tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hoá một bộ phận khác doanh nghiệp Nhà nước, liên doanh, liên kết với tư nhân trong nước, ngoài nước, với kinh tế hợp tác xã, cũng chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển... b. Kinh tế Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển được thể hiện ở chỗ: kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh, nhưng Nhà nước lại đi đầu trong việc thực hiện pháp luật, chính sách chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế và tích luỹ... c. Kinh tế Nhà nước thông qua các doanh nghiệp Nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thậm chí có chính sách cho vay ưu đãi, ưu đãi về thuế; Nhà nước cung cấp các thông tin và đảm bảo các thông tin trong kinh doanh, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. d. Kinh tế Nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ XHCN ở Việt Nam bằng cách thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước đề ra các chủ trương phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế tư bản Nhà nước để làm nền tảng hình thành chế độ mới - chế độ XHCN. Nhà nước định hướng phát triển tất cả các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. e. Kinh tế Nhà nước muốn làm được những vai trò chủ đạo đó cần phải có thực lực kinh tế mạnh, có tỉ trọng GDP hàng hoá dịch vụ chủ yếu đủ lớn để chi phối các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cân đối chủ yếu của nền kinh tế xã hội theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà nước phải tiên tiến, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế Nhà nước phải có doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trên cơ sở những nhận thức đó Nhà nước cần đưa ra những biện pháp tăng cường thực lực kinh tế Nhà nước, thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò chủ lực của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo chúng tôi, xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới, đối với các doanh nghiệp Nhà nước chúng ta cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: 1. Tổ chức, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước hiện có và phát triển doanh nghiệp Nhà nước mới cần thiết trong các ngành then chốt, mũi nhọn, các vùng và khu kinh tế trọng điểm. Đây chính là giải pháp quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, là điều kiện cho quá trình thực hiện bước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Để thực hiện biện pháp này chúng ta cần: - Xác định đúng các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, vùng và khu kinh tế trọng điểm cần có doanh nghiệp Nhà nước. Tổ chức thực hiện đúng việc phân doanh nghiệp Nhà nước thành 3 loại: doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp công ích vì mục tiêu công cộng và doanh nghiệp vừa công ích, vừa kinh doanh. Chỉ có phân loại đúng mức mới có chính sách và cơ chế quản lý và khuyến khích đúng cho từng loại doanh nghiệp Nhà nước. - Căn cứ vào định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước. Kiên quyết sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước một cách hợp lý. Đây là điều tối cần thiết. Vì nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì tình trạng hiện có với một số lượng các xí nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả và không có hiệu quả khá lớn (chiến 63% tổng số 3528 doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá ở 51 tỉnh thành phố trừ Hà Nội và thành phố HCM cho đến cuối tháng 6/1998) 131 thì sự thiếu hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát... sẽ ngày càng lớn, gây tình trạng không ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế và định hướng XHCN sẽ không trở thành hiện thực được. 2. Gắn chính sách đầu tư phát triển với việc phân định các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước. Trên cơ sở xác định các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, vùng và khu kinh tế cần có doanh nghiệp Nhà nước, để thực hiện vai trò định hướng của mình Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển hợp lý khai tác tận dụng các nguồn thu trong nước, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài sao cho vừa đảm bảo tăng quy mô với công nghệ hiện đại nhằm tăng tỉ trọng GDP và tích luỹ cho Nhà nước vừa đảm bảo cho các tghành phần kinh tế khác phát triển theo nguyên tắc dân chủ trong kinh tế. 131 Báo nhân dân số ra ngày 23/7/1998 trang 1 và 2. 3. Tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã hơn 5 năm trôi qua kể từ khi chính sách cổ phần hoá ra đời, cho đến nay trên cả nước mới có 114 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần 132. Thực tiễn của quá trình cổ phần hoá cho thấy đây là một biện pháp đúng nhằm sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và do vậy cần được tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nó trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tiễn cũng khẳng định đây là một biện pháp mới và lạ trong xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta. Vì mới và lạ cho nên đã có không ít những vấn đề, những băn khoăn thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện kể từ khâu chỉ đạo của Nhà nước cho đến những cán bộ, công nhân viên chức thực hiện cổ phần hoá. Theo chúng tôi, để tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, Nhà nước cần: - Tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá. - Xây dựng kế hoạch cụ thể cho lộ trình “cổ phần hoá” nhằm “xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, không để kéo dài tình trạng thua lỗ, bằng nhiều hình thức nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không đẩy người lao động ra đường. Cổ phần hoá để sở hữu của Nhà nước ngày càng lớn, vốn của doanh nghiệp mạnh lên, làm ăn có hiệu quả hơn” như lời của thủ tướng Phạn Văn Khải trong cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố và các ban ngành của Hà Nội 133. 4. Tiếp tục đổi mới đúng đắn, đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt các chính sách đảm bảo thực sự quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động đạt hiệu quả cao: làm trong sạch, lành mạnh tài chính doanh nghiệp, điều chỉnh chế độ thuế khoá, lãi suất, tỉ giá... cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động vì các mục đích cụ thể (lợi nhuận và công cộng...). 132 Tạp chí tài chính sô tháng 1/1999 trang 23 và số 4 /1998 trang 22. 133 Báo Nhân dân số ra ngày 28/9/1998. 5. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá đào tạo và bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ doanh nghiệp Nhà nước hiện có, đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn, sử dụng quản lý và khuyến khích đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt giỏi của doanh nghiệp. 3.2.6. Hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời đại ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tăng trưởng và phát triển đều phải xây dựng cho mình một hệ thống các chính sách xã hội. Nhưng hệ thống chính sách xã hội đó xuất hiện như thế nào? nhằm mục đích gì? nội dung của nó ra sao ?... là tuỳ thuộc mục đích kinh tế - xã hội mà Nhà nước - cơ quan quyền lực đặc biệt của hệ thống chính trị xã hội ở đó đề ra. ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế của chúng ta đang chuyển từ mô hình kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Dựa vào mục đích chính trị đó, dựa vào truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc, chúng ta xây dựng chính sách xã hội trên nguyên tắc vì con người. Sự tôn trọng yêu quý con người, tinh thần nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sẻ bùi là phương châm xử thế của nhân dân ta phải được đặt vào nền tảng của việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội. 1. Việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay phải nhằm tạo dựng sự công bằng, bình đẳng xã hội. Công bằng, bình đẳng xã hội liên quan đến tất cả các mặt khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hoá, tư tưởng. Công bằng, bình đẳng xã hội chỉ có thể được giải quyết và phải giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước pháp quyền, với chế độ dân chủ, vơí kinh tế - xã hội và văn hoá ngày càng phát triển. Vì vậy công bằng và bình đẳng xã hội được thể hiện trước hết ở việc tạo dựng được môi trường pháp luật, chính sách bình đẳng, và cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ những đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, tư tưởng. Qua đó khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho việc cải thiện chất lượng sống của con người và cải thiện xã hội. Đi đổi với việc khuyến khích làm giàu, việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội theo hướng tạo công bằng, bình đẳng xã hội còn cần tránh những sự phân cực quá đáng trong xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền đồng bằng trung du và miền núi. Thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội trong giai đoạn hiện nay - như chúng ta đã khẳng định ở phần trên là nhằm tạo dựng môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi, cơ hội bình đẳng cho mọi công dân chứ không phải theo chủ nghĩa bình quân cào bằng. Chúng ta xây dựng CNXH là để mọi người cùng no ấm. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngay bây giờ, trong thời kì quá độ này chúng ta buộc mọi người phải có mức thu nhập, mức sống ngang nhau. Khi khẳng định đường lối đổi mới, khẳng định sử dụng kinh tế thị trường như một công cụ sắc bén để xây dựng CNXH cũng đồng thời khẳng định sự chấp nhận của chúng ta đối với sự phân hoá giàu nghèo. Tuy nhiên, khác với mọi nền kinh tế thị trường khác, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta sự phân hoá giàu nghèo chỉ được chấp nhận với hai điều kiện: - Điều kiện 1: Giàu lên một cách chính đáng, bằng sức lao động của mình, phù hợp với hiến pháp và pháp luật. - Điều kiện 2: Sự phân hoá giàu nghèo không đẩy thành các cực, mà khoảng cách giữa chúng là quá lớn dẫn đến tình trạng “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”. Do vậy, một mặt chúng ta vừa khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, vừa bằng các hệ thống các biện pháp chính sách khác nhau (phân phối, hỗ trợ...) để thu hẹp dần khoảng cách giữa hai cực sao cho không triệt tiêu động lực phát triển. Mặt khác nghiệm trị những kẻ làm giàu bất chính, làm giàu bằng mọi giá, thậm chí trên cả xương máu của đồng loại, những người thân thích của mình. 2. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, cải thiện xã hội không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đành rằng việc thực hiện các chính sách xã hội là trách nhiệm và cũng là vai trò của Nhà nước trước mặt cũng như lâu dài, song đối với một nước còn nghèo nàn như nước ta hiện nay mà đối tượng hưởng chính sách xã hội rất lớn thì một mình Nhà nước không thể gánh chịu nổi. Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện chính sách xã hội, những cần được thực hiện ở mức độ hợp lý, trong những lĩnh vực và dưới những hình thức thích hợp. Cần phải “thực hiện xã hội hoá và thể chế hoá việc thực hiện các chính sách xã hội” nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, khai thác được các khả năng tiềm tàng trong quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước. 3. Tiếp tục cải tiến và thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội: chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách cứu trợ xã hội. ở nước ta, bảo hiểm xã hội được thực hiện từ 1/1/1962 ở miền Bắc và áp dụng chung cho cả nước sau năm 1975. Đây là một hình thức đóng góp dần của người lao động để được nhận lại từ quy bảo hiểm thu nhập định kỳ khi đã hết tuổi lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hệ thống bảo hiểm xã hội của ta trước đổi mới còn nhiều bất cập và do đó chưa mang tính toàn xã hội. Chuyển sang kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta một mặt phải cải tạo lại hệ thống bảo hiểm hiện có, đưa vào cuộc sống một số hình thức bảo hiểm mới: y tế, nhân thọ... Nhà nước phải nghiên cứu để xây dựng hệ thống bảo hiểm sao cho hoạt động của nó mang tính hiệu quả, phù hợp với các điều kiện kinh tế, truyền thống vừa đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ này của đông đảo nhân dân, nhất là người nghèo, vừa phục vụ cho đầu tư tăng trưởng nền kinh tế. Về chính sách người có công với nước: do điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, trong quá trình phát triển đi lên hiện nay có một số lượng đông đảo cán bộ lão thành có công với cách mạng cần được nuôi dưỡng, các thương binh, bệnh binh ở các mức độ khác nhau, các gia đình liệt sỹ... gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Với các đối tượng này chính sách xã hội của chúng ta nhằm vào mục tiêu đảm bảo cho họ một cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái, một cuộc sống vật chất không thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này các biện pháp cụ thể đưa ra phải thất phong phú, đa dạng, không chỉ là sự đóng góp của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội thông qua các phong trào “uống nước nhớ nguồn” “đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là sự cứu trợ mà còn là ở việc tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng tham gia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách cứu trợ xã hội. Cơ chế thị trường luôn đẩy ra ngoài xã hội những đối tượng mà bản thân không tự giải quyết được các vấn đề của cuộc sống, cần có bàn tay trợ giúp của Nhà nước và toàn xã hội như: những người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tật nguyền, lang thang cơ nhỡ, những đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo... Để giúp đỡ các đối tượng này Nhà nước và toàn thể xã hội một mặt tạo môi trường hỗ trợ cho họ vượt qua khó khăn, mặt khác thúc đẩy sự nỗ lực vươn lên, hoà nhập vào cộng đồng của họ. 4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình xã hội khác. Trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã rất cố gắng trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, tiến tới xoá nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những kết quả đạt được còn hạn chế ở nhiều vùng sau khi tiến hành xoá đói giảm nghèo, cái đói, cái nghèo không giảm thậm chí còn gia tăng. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải đổi mới công tác xoá đói giảm nghèo. Việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo phải được thực hiện trên cơ sở tất yếu kinh tế, do kinh tế quy định. Nói theo cách khác việc thực hiện xoá đói giảm nghèo phái được thực hiện nhằm mục đích xoá bỏ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Muốn vậy chúng ta cần kiên quyết loại bỏ hình thức cho vay vốn theo chủ nghĩa bình quân, xoá bỏ những khâu mắt trung gian không cần thiết trong việc tổ chức thực hiện xoá đói giảm nghèo, tìm kiếm xây dựng những phương pháp xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả cao nhất (ví dụ phân loại đối tượng xoá đói giảm nghèo trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, từ đó có những giải pháp thích hợp cho từng đối tượng: vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức công ăn việc làm...) 5. Cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, đổi mới và phát triển hệ thống văn hoá theo hướng đa dạng, vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính truyền thống; khuyến khích phát triển các hệ thống vui chơi, giải trí lành mạnh, các sinh hoạt văn hoá và truyền thống văn hoá tốt đẹp. kết luận chương 3 Quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế của Nhà nước đã đem lại nhiều thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, để những kết quả đó mang tính ổn định, bền vững, để nền kinh tế theo định hướng chính trị , chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới hệ thống công cụ kinh tế vĩ mô mà Nhà nước sử dụng để tác động vào kinh tế, đổi mới bản thân Nhà nước, làm cho Nhà nước đó thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Kết luận chung 1. Sự phát triển của lịch sử luôn diễn ra tuân theo các quy luật khách quan. Sự hoạt động của các quy luật khách quan đó tạo ra quá trình phát triển mang tính chất tự nhiên của lịch sử. Trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của các quy luật khách quan đã dẫn đến xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại: quá độ lên CNXH. Xu thế tất yếu này đã lôi cuốn mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Và Việt Nam ta cũng không nằm ngoài sự lôi cuốn, nằm ngoài vòng xoáy đó. 2. Để thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp, từ một nước sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, tình trạng lạc hậu, phân tán... chúng ta tất yếu phải chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường - một hình thức kinh tế mà cho đến nay, mặc dù còn nhiều khuyết tật nhưng vẫn là một mô hình kinh tế năng động nhất, phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của xã hội loài người. 3. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh bước chuyển từ nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc sang sản xuất lớn tất yếu phải trải qua sản xuất hàng hoá, thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thông qua quan hệ thị trường. Về mặt lịch sử, sản xuất hàng hoá xuất hiện từ trước xã hội tư bản, trải qua một quá trình phát triển sản xuất hàng hoá đạt được hình thức phát triển cao (cao nhất mà chúng ta thấy được kể từ khi xuất hiện cho đến nay) trong xã hội tư bản dưới cái tên gọi kinh tế thị trường. CNTB đã thông qua sản xuất hàng hoá, thông qua kinh tế thị trường mà tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng sản xuất đồ sộ, phá vỡ tính chia cắt, tách rời, phân tán của sản xuất nhỏ. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, CNTB cũng ngày càng phát triển. Nhưng sản xuất hàng hoá ở trình độ phát triển cao, kinh tế thị trường không là sản phẩm riêng của CNTB. Nó là sản phẩm của lịch sử, là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại. kinh tế thị trường ra đời và tồn tại trong những điều kiện nhất định - đó là sự đa dạng các hình thức sở hữu và của sự phân công lao động xã hội. Khi nào và ở đâu còn những điều kiện đó thì kinh tế thị trường còn tồn tại. Do vậy kinh tế thị trường không chỉ có trong xã hội tư bản, nó có trước và cả sau CNTB, trong CNXH và tất nhiên trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 4. Bước chuyển từ nền kinh tế có trình độ thấp kém, quy mô sản xuất nhỏ sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường (thực chất là chuyển sang kinh tế thị trường) là bước phát triển hợp quy luật khách quan, là con đường duy nhất để từng bước đi lên CNXH. Song con đường đó có thành hiện thực hay không? nền kinh tế thị trường hay không? điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò nhân tố chủ quan là Nhà nước. Có thể nói mọi Nhà nước trong lịch sử, dưới những mức độ khác nhau đều tác động đến sự phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vai trò đó thể hiện ngày càng tăng: từ chỗ đứng trên, đứng ngoài quá trình sản xuất kinh doanh đến chỗ tham gia trực tiếp vào quá trình đó, can thiệp điều khiển, định hướng cho sự phát triển của nó nhằm đạt được những mục đích nhất định. ở Việt Nam ta hiện nay, chúng ta vừa thực hiện bước chuyển sang kinh tế thị trường, vừa hướng cho nền kinh tế đó phát triển theo định hướng XHCN trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những yếu tố tác động cùng chiều nhưng cũng không ít yếu tố tác động ngược chiều với quá trình đó. Vì vậy, vai trò của Nhà nước càng đặc biệt quan trọng. 5. Để thực hiện được vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mặt Nhà nước cần đảm bảo thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của đông đảo quần chúng nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mặt khác Nhà nước đó cần tác động vào sự phát triển của nền kinh tế dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các yếu tố kinh tế, đề ra được các đường lối chủ trương chính sách hợp lý, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng. 6. Khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN không có nghĩa là Nhà nước đã và đang đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế. Trái lại, Nhà nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy, việc cải cách bộ máy Nhà nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ viên chức Nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là những đòi hỏi vừa cấp bách, vừa lâu dài để Nhà nước thực sự đảm đương được vai trò là nhân tố chủ yếu định hướng XHCN cho sự phát triển kinh tế. tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê, Một số vấn đề về định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Lao động, H. 19998. 2. Đặng Biên, Thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Cộng sản số 7, 4-1996. 3. Báo nhân dân số ra ngày 23-7-1998. 4. Báo nhân dân số ra ngày 28-9-1998. 5. Báo nhân dân số ra ngày 30-9-1998. 6. Báo nhân dân số ra ngày 18-10-1998. 7. Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, NXB Thống kê, H. 1994. 8. Phạm Thị Cần, Vai trò Nhà nước với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Giáo dục lý luận 1-1996, 32-37. 9. Quang Cận, Về đặc điểm nổi bật và xu thế chủ yếu của thế giới ngày nay, Cộng sản 16/8-1997, 27-29. 10, Bùi Ngọc Chưởng, Kinh tế thị trường và định hướng XHCN, Cộng sản, 12-94. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính sách xã hội, Cộng sản 3-1996, 13-17. 12. Hoàng Công, Có thể giữ được định hướng XHCN trong cơ chế thị trường hay không? Cộng sản 11/6-1996, 15-17. 13. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, H. 1994. 14. Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay, Đề tài KX 03-04, Lương Xuân Quỳ chủ nghiệm. 15. Lương Minh Cừ, Sự liên kết và tính chất đan xen của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế, Cộng sản 6-1996, 5-8. 16. Lương Minh Cừ, Về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Triết học 3/1998, 12-13. 17. Nguyễn Sinh Cúc, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, NXB Thống kê, H. 1995. 18. Nguyễn Sinh Cúc, Quốc tế hoá: từ ý tưởng của Mác - Ăngghen đến hiện thực của thế giới hiện đại, Cộng sản số 6/3-1998, 21-24. 19.Phạm Như Cương , Tham nhũng và chống tham nhũng nhìn từ góc độ Nhà nước, Triết học 2- 1997, 15-17. 20. Nguyễn Chí Dĩnh (chủ biên), Vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN, NXB Thống kê, H. 1993. 30. Lê Đăng Doanh, Cơ sở khoa học của đổi mới ở Việt Nam, NXB CTQG H. 1997. 31. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đề tài KX 05-04, H.1994, Nguyễ Ngọc Long chủ nhiệm. 32. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB ST. H. 1987. 33. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB ST. H. 1991. 34. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB ST. H. 1996. 35. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB ST. H. 1991. 36. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng lần thứ 8 (khoáVII). 37. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, NXB ST, H. 1991. 38. Võ Nguyên Giáp, Những xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay và tính chất của thời đại, Cộng sản 12/ 6- 1997, 8-13. 39. Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đề tài KX 05-06. 40. Nguyễn Khắc Hiền, Kinh tế thị trường và định hướng XHCN có đối lập nhau không? Cộng sản 4/ 2-1996. 41. Dương Phú Hiệp, Sự hình thành và phát triển nhân cách Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, Triết học 4-1992. 42. Hoạt động của kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước, NXB CTQG H. 1993. 43. Trần Hỗ, Góp thêm ý kiến về kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Cộng sản 6-1995, 25-28. 44. Đỗ Minh Hợp, Cơ chế thị trường và mối quan hệ tiền hàng trong “chính sách kinh tế mới” của V.I Lênin, Triết học 2-1995, 10-13. 45. Nguyễn Văn Huyên, Về một mô hình phát triển đảm bảo sự tiến bộ xã hội, Triết học 1-1998, 5-8. 46. Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI, NXB CTQG H. 1998. 47. Khoa học xã hội và nhân văn mười năm đổi mới và phát triển, NXB KHXH H. 1997. 48. Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số nước châu á và tác động của nó đối với Việt Nam, Thông tin chuyên đề, 8-1987. 49. V.I Lênin, Toàn tập, T1, 50. V.I Lênin, Toàn tập, T2, NXB Tiến bộ M. 1974. 51. V.I Lênin, Toàn tập, T20, 52. V.I Lênin, Toàn tập, T36, 53. V.I Lênin, Toàn tập, T42, 54. V.I Lênin, Toàn tập, T43, 55. V.I Lênin, Toàn tập, T45, 56. V.I Lênin, Về Nhà nước XHCN, NXB Thông tấn xã Nôvôsti, M. 1977. 57. Lịch sử Việt Nam Tập 1, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp H. 1991. 58. Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê H. 1996. 59. Đặng Ngọc Lợi, Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, LA PTS khoa học kinh tế, H. 1995. 60. Võ Đại Lược, (chủ biên) Trần Văn Thọ, Vai trò của Nhà nước trong kinh tế- kinh nghiệm Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam , Viện khoa học xã hội - Viện kinh tế thế giới, H. 1993. 61. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T1, NXB ST, H. 1980. 62. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T2, NXB ST, H. 1981. 63. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T4, NXB ST, H. 1981. 64. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T5, NXB ST, H. 1983. 65. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T6, NXB ST, H. 1984. 66. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, T18, NXB CTQG - ST, H. 1995. 67. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, T20, NXB CTQG - ST, H. 1995. 68. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, T23, NXB CTQG - ST, H. 1993. 69. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T4, NXB ST, H. 1984. 70. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, NXB ST, H. 1985. 71. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T6, NXB ST, H. 1986. 72. Một số vấn đề lý luận KTCT và phát triển kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H. 1995. 73. Mười vấn đề lớn của kinh tế hiện đại, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, H. 1995. 74. Lê Hữu Nghĩa, Về nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta, Sinh hoạt lý luận 1-1999, 28-30. 75. Nguyễn Thế Nghĩa, NEP - một cách tiếp cận mới mang tính nguyên tắc của V.I Lênin về CNXH, Triết học 2-1995, 7-9. 76. Phạm Văn Nghiên (chủ biên), Một số quan điểm về chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, 77. Vũ Ngọc Nhung, Về thị trường theo định hướng XHCN, Cộng sản 19/ 10- 1998, 23-25. 78. Vũ Ngọc Nhung, Làm gì để giữ vững định hướng XHCN trong kinh tế, Cộng sản 6/1994, 26-29. 79. Nông thôn Việt Nam sau mười năm đổi mới, Thông tin chuyên đề, Học viện CTQG Hồ Chí Minh 8/1996. 80. P. Samuelson & W. D Nordhans, Kinh tế học, Tập 1, 81. Phan Thanh Phố (chủ biên), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, NXB Giáo dục H. 1996. 82. Nguyễn Tiến Phồn, Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Triết học 3/1995, 46-49. 83. Dương Bá Phượng, Nguyễn Minh Khải, Kinh tế thị trường và CNXH, Cộng sản 19/ 9-1998, 27-31. 84. Quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, một sự so sánh quốc tế, Tài liệu phục vụ nghiên cứu số T N 97-04, Viện thông tin KHXH. 85. Phạm Ngọc Quang, Định hướng và giữ vững định hướng XHCN một số vấn đề lý luận, Sinh hoạt lý luận, 1-1999, 18-22. 86. Phạm Ngọc Quang, Đổi mới quản lý Nhà nước đối với kinh tế, Cộng sản 17/ 1996, 25-28. 87. Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, NXB CTQG H. 1998. 88. Tô Huy Rứa, Con đường và điều kiện đảm bảo định hướng XHCN ở nước ta, Cộng sản 6/3-1996. 89. Đào Văn tập (chủ biên), 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), NXB KHXH H. 1990. 90. Lê Hữu Tầng, Phân hoá giàu nghèo xét từ góc độ công bằng và bình đẳng xã hội, Triết học 4/1993, 54-58. 91. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 2 NXB Giáo dục, H. 1971.. Nguyễn Văn Thảo, Bản chất của Nhà nước ta: của dân, do dân, vì dân, Cộng sản 17/ 9- 1996, 21-24. 92. Lê Xuân Trinh, Vấn đề vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Tạp chí Kế hoạch hoá 7-1991. 93. Nguyễn Phú Trọng, Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong điều kiện cơ chế thị trường, NXB CTQG, H. 1995. 94. Trần Xuân Trường, Định hướng XHCN ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp bách, NXB CTQG - ST h. 1996. 95. Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, NXB KHXH, H. 1993. 96. Xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Tài liệu tham khảo để phổ biến nhanh NQTƯ 5. 97. Clive Crook, The Economist Sept 23- 1998. (The Thirt World Survey).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_9267.pdf