CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ
1. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV
Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó cần tập trung vào
một số vấn đề sau:
1.1. Chính thức hóa và cụ thể hóa các quy định về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trong Luật phòng, chống HIV/AIDS để
tạo hành lang pháp lý mạnh hơn cho việc tổ chức triển khai thực hiện các
hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV mà cụ thể là
cần bổ sung một chương riêng quy định về các biện pháp can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó cần tập trung làm rõ một số nội dung sau:
88 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá việc thi hành luật phòng, chống HIV/AIDS về công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác
điều trị thay thế. Theo thống kê, có ít nhất 40% số người nghiện ma túy đang
được điều trị thay thế tại các cơ sở điều trị Methadone là người nhiễm HIV
(cá biệt một số cơ sở điều trị Methadone của thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh có tới 50-70% bệnh nhân là bệnh nhân AIDS đang điều trị
thuốc kháng vi rút (ARV)); đồng thời có một tỷ lệ khá lớn số lượng người
nghiện chích ma túy hiện đang điều trị tại các cơ sở Methadone đồng nhiễm
viêm gan C (có cơ sở lên tới 97,5%). Mặc dù công tác trong điều kiện làm
việc có mức độ rủi ro cao, độc hại, nhưng các cán bộ đang công tác tại các cơ
sở điều trị thay thế (điều trị Methadone) chưa được hưởng bất kể chế độ phụ
cấp ưu đãi nghề nào, trong khi các công chức, viên chức công tác trong lĩnh
vực xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, lao, tâm
thần tại các cơ sở y tế công lập đã được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi
theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 56/2011/NĐ-CP ngày
04/07/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên
chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
2.4. Về kỹ thuật xây dựng văn bản
Kỹ thuật xây dựng văn bản là một vấn đề rộng lớn, phúc tạp bao gồm
tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn
thảo văn bản quy phạm và hệ thống hoá pháp luật. Việc tuân thủ các phương
pháp, phương tiện này nhằm bảo đảm cho pháp luật có đầy đủ các khả năng
để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
Quá trình xây dựng văn bản không đơn thuần là kết cấu, câu chữ, hình
thức văn bản mà chính là quá trình từ phương pháp phát hiện các nhu cầu
điều chỉnh pháp luật, điều tra, khảo sát, xác định các mục tiêu, các nguyên
tắc, đến việc chọn hình thức thể hiện, sử dụng ngôn ngữ pháp luật tính cô
đọng, lôgic, chính xác và một nghĩa, xây dựng các quy phạm, các chế định và
dự thảo văn bản trên thực tế, thẩm tra văn bản...
56
Từ cách tiếp cận này, qua rà soát cho thấy: Hệ thống pháp luật về can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV còn một số vấn đề cần giải
quyết.
Thứ nhất đó việc chưa thống nhất trong việc sử dụng cụm từ "người
nghiện chất dạng thuốc phiện" và "người nghiện ma túy". Sự không thống
nhất này dẫn đến khó xác định một cách cụ thể các chủ thể khi áp dụng các
quy định của pháp luật, ví dụ nếu là người nghiện chất dạng thuốc phiện thì
có phải áp dụng quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy hay không
và ngược lại?
Thứ hai đó là về khái niệm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Nếu xét theo khái niệm của Luật khám
bệnh, chữa bệnh thì các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế sẽ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng các quy
định của luật khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ khó khăn cho việc hoạt động của
các cơ sở này vì các lý do: (1) không xác định được mô hình tổ chức là bệnh
viện, phòng khám đa khoa hay chuyên khoa; (2) không thể tổ chức được việc
cung cấp thuốc tại chỗ nếu không phải là bệnh viện nhưng nếu tổ chức theo
mô hình bệnh viện thì lại không thể tổ chức được vì thiếu nhiều điều kiện và
cũng không phù hợp với thực tiễn của hoạt động điều trị thay thế; (3) không
có đủ người hành nghề có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần như
quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là văn bản đơn hành nên giá trị pháp lý
không cao và gây khó khăn khi muốn áp dụng các văn bản này cho các chủ
thể pháp luật khác. Ví dụ, quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
và nhân sự của cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone
chỉ áp dụng đối với các cơ sở thuộc Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh
nên không thể áp dụng cho các cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố khác.
57
BÀN LUẬN
1. Ưu điểm:
Qua công tác hệ thống hoá pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV cho thấy hiện nay có 26 văn bản trực tiếp hoặc gián
tiếp điều chỉnh các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV. Những ưu điểm của các văn bản này là:
a) Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV luôn luôn gắn với các chính sách, đường lối quan điểm của Đảng
và Nhà nước trong từng thời kỳ đã thể hiện rõ nét nguyên tắc "Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Mọi đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng về lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS đều được Nhà nước
thể chế hoá bằng pháp luật và được tổ chức thực thi trong cuộc sống.
b) Hệ thống pháp luật về phòng chống HIV/AIDS đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam
cũng như tính ổn định, phù hợp tuy chưa cao nhưng bước đầu đã tạo được
hành lang pháp lý cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV góp phần từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
ở Việt Nam.
2. Tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục
để hoàn thiện như:
1. Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV không nằm ngoài hệ thống pháp luật Việt Nam nên đều có hạn
chế chung là luật, pháp luật phần lớn đều quy định về nguyên tắc, muốn thực
hiện được phải có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành làm
cho hiệu lực tức thì của luật, pháp lệnh chưa thực hiện được.
2. Các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành kịp thời để điều
chỉnh các vấn đề mới nảy sinh đã giúp cho công tác quản lý ngành tốt hơn
nhưng tính dự báo chưa cao nên sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một
58
số bất cập nhất định cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn.
3. Thực trạng tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
3.1. Đánh giá công tác thông tin, giáo dục, truyền thông
Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm đã được triển khai trên diện rộng với sự tham
gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong
phú. Dưới đây là kết quả các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông
được triển khai trong những năm qua.
3.1.1. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho cán bộ, công chức, viên
chức:
Ngay sau khi các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS được ban hành, đặc biệt là Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Nghị định
số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), trên cơ sở các hướng dẫn về phổ
biến, giáo dục pháp luật, ngành y tế đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến cho
đối tượng là các cán bộ, nhân viên của ngành y tế cũng như các bộ, ngành có
liên quan khác như công an, lao động - thương binh và xã hội...
Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp
luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, hoạt động
thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự
59
"Chúng tôi đã tiến hành hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp
luật về can thiệp giảm tác hại với nhiều hình thức từ hội nghị phổ biến đến
lồng ghép việc phổ biến nội dung các văn bản trong các lớp tập huấn -
PVS Lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng"
phòng lây nhiễm HIV cho các cán bộ, công chức, viên chức còn được thực
hiện thông qua hình thức sao gửi văn bản.
Tuy nhiên, do việc phổ biến nội dung cụ thể của các văn bản quy phạm
pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV mới chỉ
chủ yếu áp dụng đối với các văn bản có hình thức ban hành là luật, nghị định
và quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn các văn bản khác thì chỉ được
sao gửi đến các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị
trực thuộc Bộ chứ ít khi có không hướng dẫn triển khai cụ thể nên về đến các
cơ quan, đơn vị trên, lãnh đạo lại gửi cho các bộ phận liên quan, còn các bộ
phận khác lại không biết hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ thông báo trong
các buổi giao ban hàng tuần và hội nghị sơ kết, tổng kết 06 tháng, cuối năm
nên hiệu quả không cao.
Bên cạnh đó, do việc phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật về
can thiệp giảm tác hại chưa được coi trọng đúng mức nên cũng đã ảnh hưởng
lớn đến việc tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền
thông về can thiệp giảm tác hại cho cộng đồng, mà cụ thể là do chưa có hiểu
60
"Tất cả các văn bản về can thiệp giảm tác hại đều được sao gửi cho các
đơn vị - PVS Lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Sơn La, Nghệ
An, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng"
"Thú thật là văn bản nhiều quá nên nhiều lúc chỉ đọc qua nội dung rồi sao
cho anh em để nghiên cứu triển khai chứ cũng không phổ biến cụ thể - PVS
Lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Kiên Giang"
"Cũng có nghe nói là có văn bản quy định ưu tiên về truyền thông trên
truyền hình và phát thanh nhưng do đó là nhiệm vụ của phòng truyền
thông nên chúng tôi chỉ thực hiện việc cung cấp nội dung còn tổ chức thực
hiện thì do phòng truyền thông triển khai cụ thể- PVS Lãnh đạo phòng can
thiệp - Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Sơn La"
biết sâu về các quy định của pháp luật liên quan đến can thiệp giảm tác hại
nên việc xây dựng các thông điệp truyền thông chủ yếu tập trung vào các
biện pháp can thiệp chứ ít tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân
liên quan đến vấn đề này.
3.1.2. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp
giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các hoạt động thông tin, giáo
dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã
được triển khai trên diện rộng với sự tham gia của các bộ, ban ngành, đoàn
thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Dưới đây là kết quả các hoạt
động thông tin, giáo dục và truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại
trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong những năm qua.
3.1.2.1. Hoạt động truyền thông trực tiếp: Truyền thông trực tiếp trên các
nhóm đối tượng có nguy cơ vẫn là hoạt động chính của truyền thông về can
thiệp gảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Hoạt động truyền thông
trực tiếp có thể được lồng ghép với các hoạt động can thiệp giảm tác hại do
các cộng tác viên hoặc tuyên truyền viên đồng đẳng cho nhóm nguy cơ cao
thực hiện qua hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su hoặc truyền
thông trực tiếp lồng ghép vào các chiến dịch truyền thông trên địa bàn hoặc
hoạt động truyền thông định kỳ thông qua các câu lạc bộ đồng đẳng, những
người đồng cảm, ban ngành đoàn thể. Bên cạnh đó, hình thức truyền thông
trực tiếp đến tận từng nhà dân kết hợp với cấp phát tài liệu truyền thông cũng
được thực hiện, đặc biệt là đi thăm hộ gia đình có người nghiện chích ma túy
hoặc người nhiễm HIV.
61
"Nội dung truyền thông chủ yếu là về các biện pháp can thiệp như cách sử
dụng bao cao su, tác dụng của việc sử dụng BKT sạch - TLN với cán bộ
phòng can thiệp Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Kiên Giang"
Bảng 5. Số lượt người được tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông
về can thiệp giảm hại qua các năm.
T
T
Đối tượng
truyền thông
Số lượt người được tiếp cận hằng năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Người NCMT 13778 14490 23513 73159 89007 200033
2
Phụ nữ mại
dâm và tiếp
viên nhà hàng
7989 37127 20169 41587 60591 76334
3
Người quan hệ
tình dục đồng
giới nam
71 343 1249 2023 2942 3986
4 Người nhiễmHIV 4051 7631 10772 18963 21653 27378
5 Thành viên gia
đình người
nhiễm HIV
4467 5083 10014 13781 18525 27377
6
Các đối tượng
khác (nhóm di
biến động, phụ
nữ trong độ
tuổi sinh đẻ...)
166007 215604 275140 303638 471259 505568
Tổng 198370 282286 342866 455161 665988 842688
(Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được điều tra)
Số lượt người được truyền thông trực tiếp với các nhóm có hành vi
nguy cơ cao tăng đều theo năm. Đặc biệt với những nhóm người được xem là
ít và khó tiếp cận như nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam thì số
lượt tiếp cận hàng năm cũng tăng một cách đáng kể.
62
Bảng 6. Phân phát tài liệu truyền thông
TT Loại
tài
liệu
Số lượng tài liệu đã phân phát Tổng
2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Tờ rơi 175087 218896 372623 422881 585122 804617 2585226
2 Ápphíc 16089 14611 15621 23439 18479 46919 490758
3 Sách 40714 22947 36685 58197 52930 420700 635003
4
Các
tài
liệu
truyền
thông
khác
16622 25508 40538 94850 63854 43670 223042
Tổng 250519 283970 467476 601377 722396 1317918 3934029
(Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được điều tra)
Số tài liệu truyền thông được sử dụng tăng đều theo năm. Đặc biệt số
tờ rơi, sách mỏng được phân phát số lượng lớn, trong 5 năm qua đã phân phát
được hơn 46 triệu tài liệu truyền thông.
3.1.2.2. Truyền thông trên hệ thống truyền thanh của xã/phường
Theo kết quả đánh giá sơ bộ hoạt động truyền thông tuyến xã
phườngthuộc 05 tỉnh được điều tra cho thấy: Số lượt truyền thông trên hệ
thống truyền thanh của xã phường tăng từ 16.134 lượt năm 2007 lên 20.631
lượt năm 2008, trung bình tăng 5.400 lượt/năm với tổng số trong bốn năm
là 250.863 lượt.
3.1.2.3 Truyền thông nhân sự kiện
Truyền thông nhân sự kiện cũng là một thế mạnh các địa phương
thường áp dụng trong phòng, chống HIV/AIDS. Các địa phương cũng đã tận
dụng các ngày hội, ngày lễ hoặc các sự kiện lớn để tổ chức truyền thông
phòng, chống HIV/AIDS, trong đó hầu hết các tỉnh được điều tra đều tập
trung tổ chức truyền thông nhân ngày Ngày Thế giới phòng, chống
63
HIV/AIDS, đặc biệt từ năm 2008, đã tổ chức Tháng hành động quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS và theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hoạt động
này đã thu hút được hàng triệu người tham gia.
Hoạt động truyền thông đặc biệt là truyền thông trực tiếp đã góp phần
nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhóm đối tượng có nguy cơ cao về
HIV/AIDS, cùng với chương trình can thiệp giảm tác hại, đã giúp họ thay đổi
hành vi, thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV cho bản thân và cho
cộng đồng, góp phần hạn chế sự lây nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương.
Hoạt động thông tin giáo dục truyền thông đã có tác động không nhỏ đến sự
thay đổi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm nguy cơ cao
và trong các nhóm cộng đồng dân cư. Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy
54,7% phụ nữ mại dâm, 47,6% nam tiêm chích và 53,6% nam quan hệ tình
dục đồng giới có thể xác định đúng các cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua
đường tình dục và có thể loại bỏ được các quan niệm sai lầm về lây truyền
HIV.1
Bảng 7. Tỷ lệ người NCMT sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục với PNMD
1 IBBS 2009 thực hiện tại 10 tỉnh trên nhóm TCMT và GMD và 4 tỉnh với nhóm MSM
64
Bảng 8. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bán dâm cho biết có sử dụng bao cao su
với khách hàng
Tuy nhiên, qua điều tra tại 05 tỉnh cho thấy tỷ lệ hiểu biết pháp luật về
can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của đối tượng có hành
vi nguy cơ cao là khá thấp, cụ thể như sau:
Không có tỉnh nào có tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các
biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vượt qua
50%, mà cụ thể là hầu như các đối tượng là nghiện chích ma túy thì chỉ biết
biện pháp can thiệp giảm hại là BKT và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế chứ không coi việc sử dụng bao cao su như là một biện
pháp can thiệp giảm tác hại. Tương tự như vậy đối với nhóm đối tượng là phụ
nữ bán dâm và người có quan hệ tình dục giới cũng chỉ chủ yếu coi việc sử
dụng bao cao su là biện pháp can thiệp giảm hại mà không xác định được
việc sử dụng riêng BKT trong tiêm chích ma túy cũng là biện pháp can thiệp
giảm hại.
Bảng 9. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp
giảm tác hại.
65
Tương tự như kết quả khảo sát sự hiểu biết đầy đủ về các biện pháp
can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thì cũng không có tỉnh
nào có tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật
về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vượt quá 20%, cụ
thể là hầu như tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn đề không xác định
được quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là trở ngại lớn nhất của việc tổ chức
thực thi các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV bởi khi đối tượng chưa ý thức được đầy đủ nghĩa vụ của mình
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại thì
việc thực hiện nó sẽ chưa thể đạt hiệu quả, ví dụ như người nghiện chích ma
túy đã nhiễm HIV không xác định được được việc sử dụng BKT chung cũng
thể bị coi là hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác nên chỉ coi việc này
là nhằm hạn chế sự lây truyền HIV chứ không nghĩ rằng mình có thể bị khởi
tố hình sự.
Bảng 10. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp
luật về CTGH
Qua đánh giá công tác truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV vẫn còn những khó khăn, bất cập tập trung tại một số
vấn đề sau:
- Pháp luật dù đã có quy định về đào tạo, đào tạo liên tục cho cán bộ
làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó bao gồm cả các cán bộ làm
công tác truyền thông về can thiệp giảm hại nhưng đến nay vẫn chưa có văn
66
bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là chưa xây dựng được khung
chương trình đào tạo về thông tin, giáo dục truyền thông trong hoạt động can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc chỉ định các
cơ sở đào tạo về vấn đề này.
- Ngoại trừ một văn bản liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền
thông là của Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT ngày
20/8/2010 hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài
phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử
đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS thì chưa
có các văn bản hướng dẫn việc phối hợp liên ngành giữa cơ quan truyền
thông, giáo dục sức khỏe của ngành y tế với ngành tư pháp, ngành thông tin
truyền thông và ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong việc thực hiện các
hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong việc xây dựng các thông điệp truyền
thông về pháp luật trong hoạt động can thiệp giảm tác hại nên chất lượng của
hoạt động này chưa cao. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện Thông tư liên
tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT cũng chưa được quan tâm đúng mức nên
dẫn đến tình trạng các buổi tọa đàm, phóng sự thường được phát vào thời
điểm ít thu hút được người dân trong độ tuổi lao động quan tâm.
- Hạn chế về kinh phí triển khai thực hiện cũng là một trong các
nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động truyền thông, đặc
biệt là truyền thông ở tuyến xã, phường. Nguồn kinh phí của chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cấp cho xã phường chỉ đủ chi trả
cho phụ cấp cho cán bộ chương trình, kinh phí còn lại chỉ đủ đáp ứng cho
tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS chứ không đủ để chi
cho việc thực hiện truyền thông theo định kỳ.
- Các hoạt động truyền thông mới chỉ đạt về độ bao phủ và số lượng
thực hiện nhưng hình thức, phương pháp tổ chức chưa thực sự phù hợp với
đặc điểm của nhóm đối tượng này nên hiệu quả không cao.
67
3.2. Đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
3.2.1. Đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về can
thiệp bằng bao cao su
Các quy định của Luật, Nghị định số 108/2007/NĐ-CP và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định đã tạo ra hành lang pháp lý khá thuận lợi
cho việc tổ chức các can thiệp bằng BCS. Điều này thể hiện rõ qua việc độ
bao phủ của chương trình cung cấp bao cao su tăng đều qua các năm.
Bảng 11. Độ bao phủ của chương trình bao cao su
Năm Số quận/huyện triển khai
chương trình (n=85)
Số xã/phường/thị trấn triển
khai chương trình (n=1388)
2007 53 789
2008 57 834
2009 64 906
2010 67 1011
2011 83 1167
2012 83 1298
(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được
khảo sát)
Việc triển khai cung cấp BCS được thực hiện qua nhiều mô hình đa
dạng nhằm làm tăng tính sẵn có cũng như khả năng tiếp cận với BCS cho các
đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Các mô hình chính đã được xây dựng và
triển khai bao gồm: Mô hình phân phát BCS thông qua nhân viên tiếp cận
cộng đồng; mô hình hộp cung cấp BCS cố định; mô hình cung cấp BCS tại
các nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở dịch vụ giải trí, Phòng tư vấn xét nghiệm tự
nguyện hoặc lồng ghép tại câu lạc bộ/điểm giáo dục sức khỏe... trong đó, mô
hình phân phát BCS thông qua NVTCCĐ và cung cấp BCS tại các nhà nghỉ,
khách sạn, cơ sở dịch vụ giải trí là hai mô hình được đánh giá là có hiệu quả
nhất.
68
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bằng biện pháp cung cấp
bao cao su cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức:
* Pháp luật chỉ quy định về trách nhiệm của các chương trình, dự án
trong việc cung cấp BCS miễn phí hoặc bán trợ giá cũng như trách nhiệm của
người phụ trách các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các
khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng trong việc phối hợp với các chương
trình, dự án trong việc cung cấp bao cao su miễn phí hoặc đặt máy bán bao
cao su tự động tại cơ sở của mình và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác mà chưa
có quy định về trách nhiệm phải tự cung cấp BCS của nhóm đối tượng này.
69
"Sử dụng NVTCCĐ đi phát BCS là hiệu quả nhất bởi họ có khả tiếp cận được
đối tượng, sau đó là hình thức đặt BCS tại các nhà nghỉ, khách sạn vì đây là
địa điểm diễn ra hầu hết các hoạt động tình dục - PVS cán bộ Phòng Can
thiệp giảm hại Trung tâm PC HIV/AIDS Hải Phòng"
"Hình thức cung cấp BCS cho PNMD tốt nhất là thông qua NVTCCĐ vì họ
không chỉ có khả tiếp cận được đúng đối tượng mà còn có khả năng tìm
kiếm được các đối tượng mới. Bên cạnh đó, hình thức cung cấp BCS tại các
nhà nghỉ, khách sạn cũng là hình thức có hiệu quả cao bởi nó không chỉ
phục vụ riêng cho đối tượng là PNMD mà còn cho cả các đối tượng khác
như người NCMT có quan hệ tình dục - PVS cán bộ Phòng Can thiệp giảm
hại Trung tâm PC HIV/AIDS Nghệ An"
"Mặc dù việc cung cấp BCS tại kênh không truyền thống như nhà nghỉ, khách
sạn đạt hiệu quả khá cao nhưng do số lượng BCS của chương trình còn giới
hạn so với nhu cầu thực tiễn nên cần có quy định trách nhiệm của chủ các cơ
sở này trong việc tự cung cấp BCS - PVS Lãnh đạo Trung tâm PC HIV/AIDS
Kiên Giang"
* Một số quy định của pháp luật còn chưa thực sự chặt chẽ nên dễ tạo
kẽ hở để lợi dụng nhằm mục đích kiếm lợi, mà cụ thể là theo quy định của
pháp luật hiện hành thì việc in dòng chữ "cung cấp miễn phí, không được
bán" có thể in trực tiếp trên bao bì của BCS hoặc in trên nhãn phụ của BCS.
Quy định này tuy đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là rất nhiều BCS được
nhập khẩu trực tiếp nên khó có thể in trực tiếp lên BCS nhưng nếu chỉ in trên
nhãn phụ thì trên thực tế là rất ít khi nhãn phụ được gắn cùng BCS.
* Pháp luật về phòng, chống mại dâm tuy không có quy định cụ thể về
việc coi BCS là tang chứng của hoạt động mại dâm nhưng trên thực tế thì các
cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn gặp khá nhiều phiền hà liên quan đến
việc cung cấp BCS tại cơ sở, trong khi đó pháp luật về can thiệp giảm hại lại
chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên đã tạo tâm lý e ngại cho các chủ
cơ sở khi tự mua BCS để cung cấp tại cơ sở mình.
* Vẫn còn tồn tại sự thiếu đồng thuận trong phối hợp liên ngành khi tổ
chức thực hiện biện pháp can thiệp bằng BCS tại các kênh không truyền
thống như cơ sở dịch vụ ăn uống, điểm massage...
70
"Việc quy định in dòng chữ "cung cấp miễn phí, không bán" trên nhãn phụ đôi
lúc tạo kẽ hở cho NVTCCĐ nếu họ muốn lợi dụng để bán BCS của chương
trình - PVS Lãnh đạo Trung tâm PC HIV/AIDS Sơn La"
"Thỉnh thoảng khi thực hiện kiểm tra khách sạn, nếu thấy BCS không phải của
dự án, công an và bên phòng, chống tệ nạn xã hội vẫn hỏi tại sao lại để nhiều
BCS tại quầy lễ tân? - PVS chủ khách sạn tại Kiên giang"
"Nên cân nhắc việc cung cấp bao cao su tại quán bar, cơ sở masage, vũ
trường vì dễ bị hiểu lầm là cho phép hoạt động mại dâm tại các cơ sở đó -
TNL với cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh"
3.2.2. Đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về can
thiệp bằng BKT:
Cũng tương tự như chương trình BCS, các quy định của Luật, Nghị
định số 108/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định
đã tạo ra hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc tổ chức các can thiệp bằng
BKT. Điều này thể hiện rõ qua việc độ bao phủ của chương trình cung cấp
BKT tăng đều qua các năm.
Bảng 12. Độ bao phủ của chương trình BKT
Năm Số quận/huyện triển khai
chương trình (n=85)
Số xã/phường/thị trấn triển
khai chương trình (n=1388)
2007 55 791
2008 59 815
2009 68 912
2010 70 1023
2011 83 1176
2012 83 1302
(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được
khảo sát)
Việc triển khai hoạt động can thiệp bằng BKT đã được thực hiện bằng
nhiều hình thức khá đa dạng thông qua nhiều mô hình khác nhau nhằm tăng
tính sẵn có và tính dễ tiếp cận của BKT cho đối tượng nghiện chích ma túy.
Các mô hình chính đã được xây dựng và triển khai bao gồm: Mô hình phân
phát BKT thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng; mô hình hộp cung cấp
BKT cố định; mô hình điểm phân phát BKT cố định; mô hình điểm phân phát
thứ cấp qua nhà thuốc, hiệu thuốc, trạm y tế, Phòng tư vấn xét nghiệm tự
nguyện hoặc lồng ghép tại câu lạc bộ/điểm giáo dục sức khỏe.....
Tại các tỉnh được khảo sát, mô hình phát BKT được áp dụng phổ biến
nhất là thông qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng, hộp cung cấp
BKT
71
Phát BKT qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng là kênh phát
BKT chính ở hầu hết các tỉnh được khảo sát với tỷ lệ chiếm đến 90% số BKT
được phát ra. Yếu tố chính quyết định sự thành công của mô hình này là do
có khả năng tiếp cận đối tượng tốt. Bên cạnh việc phát BKT, nhân viên tiếp
cận cộng đồng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp cận đối tượng nghiện chích
mới trên địa bàn để thực hiện việc cung cấp BKT, tài liệu truyền thông và
thực hiện việc truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp cho người nghiện
chích ma túy đồng thời tư vấn chuyển gửi đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ
như tư vấn xét nghiệm tự nguyện, khám điều trị STI, phòng khám ngoại trú...
Ngoài việc phát BKT trực tiếp cho người nghiện chích ma túy tại các tụ điểm
tiêm chích, nhân viên tiếp cận cộng đồng còn quy ước với người NCMT về
những điểm, hộp BKT bí mật đặt tại nhà NVTCCĐ, tụ điểm tiêm chích, quán
nước, cửa hàng tạp hoá... để tăng khả năng tiếp cận BKT sạch cho người
NCMT. Mô hình này hiện nay đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền, ban
ngành, đoàn thể và cộng đồng mà minh chứng rõ ràng nhất đó là việc toàn bộ
các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng
đồng.
Tuy nhiên, mô hình này cũng đang gặp một số thách thức và hạn chế
sau:
- Chất lượng hoạt động của NVTCCĐ phụ thuộc rất nhiều vào tính tự
giác, nhiệt tình với công việc của bản thân họ.
- Nhiều NVTCCĐ là cán bộ kiêm nhiệm (đặc biệt là ở tuyến huyện và
tuyến xã) nên không đủ thời gian cho việc giám sát, khó bao quát hết hoạt
động của các tuyên truyền viên đồng đẳng trên địa bàn.
- Mạng lưới thiếu ổn định do bản thân nhiều NVTCCĐ cũng là người
NCMT, họ có thể bị bắt do có những hành vi phạm pháp, nhiều người thay
đổi công việc hoặc chết do mắc các bệnh liên quan đến AIDS... khi đó các
chương trình, dự án lại phải tuyển dụng và đào tạo từ đầu.
- Chi phí để duy trì hoạt động của mạng lưới cao do phải trả lương và
phụ cấp đi lại hàng tháng trong khi nếu không có nguồn kinh phí viện trợ mà
72
chỉ sử dụng nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia và sự hỗ trợ
từ nguồn ngân sách địa phương thì sẽ rất khó khăn.
Việc phát BKT qua hệ thống Trạm Y tế thường được kết hợp với hình
thức hộp BKT cố định nên có ưu điểm là chi phí vận hành thấp đồng thời có
thể lồng ghép cung cấp nhiều dịch vụ cho đối tượng đích như truyền thông
giáo dục sức khoẻ, khám STI... và có khả năng duy trì bền vững do mô hình
này tận dụng được các dịch vụ cũng như con người sẵn có của hệ thống y tế.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm lớn là chỉ tiếp cận được đối
tượng NCMT cũ, đã lộ diện mà rất hạn chế trong việc tiếp cận với đối tượng
NCMT mới do đối tượng sợ bị phát hiện, e ngại sự kỳ thị từ phía cán bộ y tế
và cộng đồng.
Hộp BKT đặt ở nơi kín đáo được nhiều đối tượng NCMT hưởng ứng
do có thể tiếp cận lấy BKT bất cứ khi nào có nhu cầu. Hộp BKT thường được
treo ở các cơ sở y tế như Trạm Y tế, điểm điều trị Methadone, cơ sở
TVXNTN... và do cán bộ y tế quản lý. Mô hình này được triển khai khá
thành công tại Hà Tĩnh, hộp BKT được chia làm 2 ngăn, ngăn trên đựng BKT
sạch và BCS, ngăn dưới đựng BKT bẩn. Hàng ngày cán bộ Trạm y tế có trách
nhiệm kiểm tra, nếu hết BKT thì đặt BKT sạch vào và thu gom BKT bẩn ở
ngăn dưới của hộp và ở khu vực xung quanh.
Mô hình hộp BKT cố định có chi phí vận hành thấp và có khả năng
duy trì bền vững. Tuy nhiên cũng có nhược điểm, đó là khó quản lý số lượng
và mục đích sử dụng BKT của người NCMT. Do đó dễ xảy ra tình trạng
“trống” BKT trong hộp, mặc dù trước đó CTV vừa mới đặt BKT vào hộp.
Ngoài ra, hộp BKT có thể bị cộng đồng phản đối do kỳ thị với người NCMT,
73
"Nếu chỉ trông vào kinh phí của Chương trình quốc gia và ngân sách của địa
phương thì sẽ không thể đủ cho hoạt động duy trì mạng lưới, đặc biệt là khi
các NVTCCĐ đã quen hưởng phụ cấp cao của Dự án nước ngoài - PVS cán
bộ Phòng Can thiệp giảm hại Trung tâm PC HIV/AIDS Hải Phòng"
sợ mất an ninh trật tự trong khu vực và sợ ô nhiễm môi trường do BKT bẩn bị
người NCMT vứt tràn lan.
Bên cạnh các khó khăn trong việc tổ chức triển khai các mô hình thì
hoạt động can thiệp bằng bơm kim tiêm cũng đang gặp phải các khó khăn
liên quan đến vấn đề pháp lý. Thứ nhất là do pháp luật về phòng, chống ma
túy chưa có quy định rõ ràng về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong
phòng, chống ma túy nên người NCMT vẫn có tâm lý e ngại khi tiếp cận với
các điểm cung cấp bơm kim tiêm cố định do sợ bị theo dõi.
Bên cạnh đó, việc quy định phải có xác nhận của công an cấp xã nơi cư
trú về tình trạng pháp lý cũng là một rào cản cho việc mở rộng mạng lưới
NVTCCĐ bởi nhiều người, kể cả đối tượng là cộng tác viên, cũng e ngại có
sự hiểu lầm là mình thuộc nhóm đối tượng NCMT, còn đối tượng là người
NCMT lại lo ngại bị tiết lộ thông tin về tình trạng nghiện của mình.
Một vấn đề nữa cũng đang là vướng mắc xuất phát từ thực tiễn đó là
việc giao cho công an cấp xã xác nhận về tình trạng pháp lý bởi một số nội
dung xác nhận không thuộc thẩm quyền của công an, mà cụ thể: Theo quy
định của pháp luật hiện hành thì người đề nghị làm NVTCCĐ phải là người
không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang
trong thời gian chấp hành bản án hình sự hoặc quyết định áp dụng biện pháp
74
"Do thiếu các quy định cụ thể về can thiệp giảm hại trong phòng, chống ma
túy nên chúng tôi chỉ có thể truyền thông về lợi ích của việc sử dụng bơm kim
tiêm chứ không thể làm người NCMT yên tâm để tiếp cận với các điểm cung
cấp bơm kim tiêm một cách công khai - PVS cán bộ phòng can thiệp Trung
tâm Phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An"
"Chúng em cũng muốn tham gia là NVTCCĐ nhưng cứ nghĩ đến việc công
an xã biết là mình là người NCMT thì em lại ngại - TNL với nhóm người
NCMT Sơn La"
xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, giáo dục tại xã,
phường, thị trấn và việc xác nhận này do cơ quan công an thực hiện. Tuy
nhiên, quy định này chưa phù hợp ở chỗ cơ quan công an không nắm được
việc áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng đề nghị do thẩm quyền quyết
định áp dụng biện pháp này thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó,
quy định về tiêu chuẩn để được làm NVTCCĐ cũng còn có điểm bất cập bởi
theo quy định hiện hành thì NVTCCĐ phải người không đang trong thời gian
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian chấp hành bản án
hình sự hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
giáo dục, cơ sở chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trên
thực tế có nhiều trường hợp tuy đang bị chấp hành bản án hình sự nhưng lại
không liên quan đến tội phạm về ma túy hay mại dâm như người đang trong
thời gian chấp hành bản án hình sự là án treo đối với các tội danh như gây tai
nạn giao thông hay kinh tế cũng không được làm NVTCCĐ.
3.2.3. Chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế
Chương trình điều trị Methadone được bắt đầu triển khai thí điểm tại
thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2008. Đến nay,
chương trình này đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
- Giảm tần suất sử dụng heroin: Việc sử dụng Heroin đã giảm đi đáng
kể về cả tần suất và liều sử dụng ở bệnh nhân tham gia điều trị. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đã giảm từ
100% xuống còn 57% sau tháng đầu tiên điều trị, 30% sau tháng thứ 2 và còn
10% sau 3 tháng điều trị Methadone, ngay cả những bệnh nhân còn sử dụng
heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2
75
"Thực tế bảo chúng tôi xác nhận việc một người có đang trong thời gian áp
dụng biện pháp xử lý hành chính hay không là không hợp lý vì chúng tôi
đâu có quản lý việc này mà xác nhận - TLN với công an tỉnh Kiên Giang"
lần/tháng), không còn tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích
ma tuý.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh: Đa số bệnh nhân
tham gia điều trị đã có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về
thái độ cũng như cuộc sống (thang đo chất lượng cuộc sống tăng từ 69 lên 81
điểm cho sức khoẻ). Nhiều bệnh nhân trước đây chưa có việc hiện nay đã và
đang tích cực tìm việc làm và dành thời gian hỗ trợ gia đình.
- Góp phần cải thiện về tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội: Tỷ
lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật trong nhóm bệnh nhân tham
gia điều trị giảm một cách rất đáng kể và có ý nghĩa: với 40% bệnh nhân có
hành vi vi phạm pháp luật tại thời điểm trước khi vào chương trình điều trị,
thì sau 9 tháng giảm xuống còn 1,39%. Theo báo cáo của công an quận Lê
Chân, chỉ sau 6 tháng triển khai chương trình Methadone, số vụ trộm cắp vặt
liên quan đến nhóm người nghiện chích ma túy tại khu vực bệnh viện Việt
Tiệp giảm 60-70% và số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy tại
khu vực Chợ Sắt cũng giảm hơn 70%. Bên cạnh việc giảm các hành vi vi
phạm pháp luật, những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi
bệnh nhân được điều trị bằng Methadone (từ 20% trước điều trị xuống còn
3,5% sau 9 tháng).
76
"Kết quả điều trị cho người nghiện rất khả quan, hầu hết đều có sự cải thiện
tốt về sức khỏe, thái độ khi tiếp xúc cũng tốt hơn nhiều so với những ngày
đầu mới tham gia, nhiều trường hợp nhờ có sức khỏe tốt lên mà đã tìm được
làm - PVS bác sỹ điều trị của cơ sở điều trị thay thế quận Lê Chân Hải
Phòng"
"Kết quả triển khai hoạt động điều trị thay thế đã có đóng góp lớn cho việc
ổn định an ninh trật tự trên địa bàn - TNL đại diện công an quận Lê Chân
Hải Phòng"
Tuy nhiên, hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức:
- Người nghiện chất dạng thuốc phiện vẫn còn tâm lý e ngại khi tiếp
cận với dịch vụ điều trị thay thế do sợ bị tiết lộ về tình trạng nghiện của mình.
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc quy trình xét chọn người bệnh
tham gia điều trị thay thế chưa thực sự hợp lý bởi người nghiện ma túy không
thể trực tiếp đến cơ sở điều trị mà bắt buộc phải qua khâu xét chọn từ tuyến
xã.
- Thiếu sự nhất quán giữa quy định của pháp luật về phòng, chống ma
túy, xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. Hoạt
động quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng, chống ma túy nói chung và quản
lý người nghiện ma túy nói riêng, do ngành công an và lao động, thương binh
và xã hội quản lý. Hiện nay, người nghiện ma túy được hỗ trợ cai nghiện ma
túy theo qua hai hình thức chủ yếu, gồm cai nghiện tự nguyện tại gia đình và
cộng đồng và cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập
theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và luật phòng, chống
ma túy. Theo đó, do việc chưa thống nhất trong việc sử dụng cụm từ "người
nghiện chất dạng thuốc phiện" và "người nghiện ma túy" nên khó xác định
một cách cụ thể các chủ thể khi áp dụng các quy định của pháp luật, ví dụ nếu
là người nghiện chất dạng thuốc phiện thì có phải áp dụng quy định của pháp
luật về phòng, chống ma túy hay không và ngược lại?
77
"Một trong các yếu tố cản trở việc tiếp cận của người nghiện với dịch vụ
điều trị thay thế đó chính là quy định phải qua khâu xét chọn tại cộng đồng
- PVS bác sỹ điều trị của cơ sở điều trị thay thế quận Bình Thạnh - thành
phố Hồ Chí Minh"
"Qua thực tế triển khai tại địa phương, chúng tôi thấy rằng cần có sự
thống nhất giữa các văn bản của trung ương liên quan đến vấn đề cai
nghiện ma túy vì cùng một đối tượng mà có đến hai cách gọi và ba cách xử
lý thì quá phức tạp và khó thực hiện - TLN đại diện cơ quan lao động,
thương binh và xã hội quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh"
- Thiếu các quy định về phân loại cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc
phiện, điều kiện hoạt động và đăng ký hoạt động điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện. Hiện nay, các quy định về điều kiện hoạt động mới chỉ được quy
định trong Đề án thí điểm trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
của thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh chứ chưa phải là quy
định trong một văn bản quy phạm pháp luật, trong khi đó Nghị định số
108/2007/NĐ-CP lại cũng không có quy định cụ thể nên đã phần nào hạn chế
việc thành lập mới các cơ sở điều trị.
78
"Thực tế, những quy định về các nội dung này là điều kiện tiên quyết cho
việc xác định mô hình và việc thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện khi xây dựng các đề án về tổ chức hoạt động điều trị thay thế
để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng do chỉ có các quy định
trong các đề án thí điểm nên rất khó thuyết phục khi trình Ủy ban - PVS
đại diện Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nghệ An"
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
1. Hệ thống văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV tuy đã bước đầu tạo ra được một hành lang pháp lý khá thông
thoáng và thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thi hành các biện pháp can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV nhưng chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn và cần phải được sửa đổi, bổ sung trong thời
gian tới.
2. Hoạt động phổ biến các quy định của pháp luật được triển khai rộng
rãi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn
còn mang tính hình thức và thiếu các thông điệp truyền thông phù hợp với
đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
3. Việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV bằng bao cao su và bao cao su được triển khai với phạm vi
bao phủ ngày một rộng đã giúp tăng khả năng tiếp cận cho các đối tượng có
hành vi nguy cơ. Hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng cũng giống như
việc tổ chức hoạt động can thiệp này cũng còn gặp nhiều khó khăn mà một
trong số các nguyên nhân đó chính là sự thiếu đồng bộ hoặc chưa phù hợp
của hệ thống pháp luật.
79
CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ
1. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV
Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó cần tập trung vào
một số vấn đề sau:
1.1. Chính thức hóa và cụ thể hóa các quy định về can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trong Luật phòng, chống HIV/AIDS để
tạo hành lang pháp lý mạnh hơn cho việc tổ chức triển khai thực hiện các
hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV mà cụ thể là
cần bổ sung một chương riêng quy định về các biện pháp can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó cần tập trung làm rõ một số nội
dung sau:
a) Nội dung của các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV;
b) Trách nhiệm của các chủ thể pháp luật bao gồm chính quyền các
cấp, cơ sở y tế, ngành công an, ngành lao động - thương binh và xã hội cũng
như của các đối tượng thụ hưởng chính sách trong việc tổ chức triển khai các
biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện các biện pháp can
thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
1.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về phòng, chống ma
túy và phòng, chống mại dâm nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các văn
bản pháp luật, trong đó cần tập trung vào các vấn đề sau:
a) Đối với pháp luật về phòng, chống ma túy:
- Cần sớm có các quy định về các biện pháp can thiệp giảm tác hại
trong phòng, chống ma túy để tạo sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp
luật về phòng, chống HIV/AIDS;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cai nghiện ma túy theo hướng loại
trừ các đối tượng đang tham gia chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc
80
phiện bằng thuốc thay thế ra khỏi đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện
bắt buộc, trừ trường hợp các đối tượng đó vẫn tiếp tục sử dụng ma túy trong
quá trình điều trị;
- Thống nhất việc sử dụng các từ ngữ "nghiện chất dạng thuốc phiện"
và "nghiện ma túy" để tránh tình trạng áp dụng hai hệ thống pháp luật trên
cùng một chủ thể pháp luật là người nghiện.
b) Đối với pháp luật về phòng, chống mại dâm:
Cần có các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các chủ thể pháp
luật như chủ nhà hàng, khách sạn, các địa điểm vui chơi, giải trí... trong việc
tổ chức biện pháp can thiệp giảm tác hại bằng bao cao su để tạo sự thống
nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS cũng như
nâng cao hiệu quả của các hoạt động can thiệp.
2. Về tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự
phòng lây nhiễm HIV
2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác can thiệp giảm
tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trong đó tập trung vào việc xây dựng
kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông về can thiệp giảm tác hại.
2. 2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về
can thiệp giảm tác hại trong đó cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng
của các thông điệp, tài liệu truyền thông; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức
truyền thông bảo đảm tính phù hợp với từng nhóm đối tượng.
2. 3. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình tổ chức triển khai các
hoạt động cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm sạch bảo đảm tính phù hợp
với từng nhóm đối tượng.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), “Báo cáo công tác cai
nghiện ma túy ở Việt Nam thời gian qua”, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2004), Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống HIV/AIDS.
3.Bộ Y tế (2011), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu
năm 2012”, Hà Nội.
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy
định chi tiết thi thành một số điều của Luật phòng, chống Virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Hà Nội
5. Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1995), Nhiễm HIV/AIDS: Y học cơ sở,
lâm sàng và phòng chống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.32-178.
1. UNODC (2009) “Báo cáo hoạt động phòng chống ma túy trên toàn cầu
năm 2008”, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh:
7. Asamoah-Odei E, Garcia-Calleja JM & Boerma T (2004).
“HIV
prevalence and trends in sub-Saharan: no decline and
large subregional
Differences” Lancet, 364:35-40.
8. AIDS Center of the South-Kazakhstan Oblast (2007).
Presentation to the
national meeting on universal access to ART treatment and
testing services.
3-4 September.Astana.
9. AIDS Foundation East- West (2007), Officially registered HIV cases by
82
region of the Russian Federation – 1 January 1987
10. Booth RE, Kwiatkowski CF, Brewster JT (2006). Predictors
of HIV sero-
status among drug injectors at three Ukraine sites.AIDS,
20(17): 2217-
2223
11. Choi KH et al.(2007).The influence of social and sexual
networks in the
spread of HIV and syphilis among men who have sex with
men in
Shanghai, China.Journal of Acquired Immune Deficiency
Syndromes,
45(1):77-84
12. Dourado I et al.(2007).HIV-1 seroprevalence in the
general population of Salvador, Bahia State, Northeast
Brazil.Cadernos de Sausde Pusblica, 23 (1): 25-32.
13. Emmanuel F, Archibald C, Altaf A (2006). What drives
the HIV epidemic among injecting drug users in
Pakistan: a risk factor analysis.Abstract MOPE0524.XVI
International AIDS conference.13-18 August.Toronto.
14. Euro HIV (2007).HIV/AIDS surveillance in Europe:end-
year report
2006, No.75.Saint-Maurice, Institut de Veille Sanitaire
15. Hallett TB et al.(2006). Declines in HIV prevalence can
be associated
with changing sexual behaviour in Uganda, urban Kenya,
Zimbabwe, and urban Haiti.Sexually Transmitted
Infections, 82 (Suppl.I): il-i8.
83
16. Hamers F.F. (2006), HIV/AIDS in Europe : trends in EU-
wide
priorities, Eurosurveillance, 11 (11)
17. Health Protection (2007) HIV and AIDS in the United
Kingdom
update: data to the end of March 2007. Health
Protection Report, 1 (17).
18. Inciardi JA, Syvertsen JL, Surratt HL (2005). HIV/AIDS in
the
Caribbean Basin. AIDS Care, 17 (Suppl.1): S9- S25.
19. Kumar R et al (2005). HIV-1 trends, risk factors and
growth in India.
National Commission on Macroeconomics and Health
(NCMH) Background Papers – Burden of Disease in India.
September. New Delhi, Ministry of Health & Family
Welfare.
20. Ladnaya NN (2007). The national HIV and AIDS epidemic
and HIV
surveillance in the Russian Federation. Presentation to
“Mapping the AIDS Pandemic” meeting. 30 June.
Moscow.
21. Ministry of Health and Sanitation. Sierra Leone (2007).
Antenatal HIV
and syphilis sentinel surveillance (2006). Freetown.
22. Ministry of Health China (2006). 2005 update on the
HIV/AIDS
epidemic and response in China. Beijing, Ministry of
Health China, UNAIDS, WHO.
84
23. Ministry of Health Pakistan (2005). National study of
reproductive
tract and sexually transmitted infections: Survey of high
risk groups in Lahore and Karachi, March-August 2004.
Islamabad.
24. Ministry of Health Belarus (2007). HIV epidemic
situation in the
Republic of Belarus in 2006. Information Bulletin, 24
Minks.
25. Ministry of Health Kazakhstan et al.(2005). Rusults of
investigation
of the real situation with drug abuse in Kazakhstan.
Almaty (in
Russian).
26. Ministry of Health New Zealand (2007). AIDS in New
Zealand. Issue 59. Auckland. Available at
59
27. National AIDS Programme Myanmar (2007). Sentinel
Survey Data for March-April 2006. Yangon.
28. National AIDS Program Argentina (2005).
Epidemiological surveillance report. . December. Buenos
Aires.
29. National Center for HIV/AIDS, Dermatology and STIs
(2007). HIV
Sentinel surveillance (HSS) 2006/2007: reslts, trends
and estimates. Phnom Penh.
30. National Centre in HIV HIV Epidemiology and Clinical
Research
85
(2006). HIV/AIDS, viral hepatitis and sexually
transmissible infections in Australia; annual surveillance
report 2006, Sydney.
31. National Centre in HIV Epidemiology and Clinical
Research (2007).
Australian HIV Surveillance Report, 23 (1). January.
32. PAHO (2007). AIDS in the Americas: the evolving
epidemic, response
and challenges ahead. Washington, DC.
33. Public Health Agency of Canada (2006). HIV and AIDS in
Canada:
surveillance report to June 30,2006. Ottawa. Available
at: www.phac-aspc.gc.ca/aids-
sida/publiccation/index.html surveillance.
34. Prestage G et al.(2006). Trends in unprotected anal
intercourse among
Sydney gay men. Abstract WEPE0721. XVI. Internationl
AIDS
Conference. 13-18 August. Toronto.
35. Russian Federal AIDS Centre (2007), Officially
registered HIV cases
in Russian Federation: 1 January 1987 – 31 December
2006, 14
Febreuary, Moscow, AIDS Foundation East West.
36. Soto RJ et al. (2007). Sentnel surveillance of sexually
transmitted
86
infection/HIV and risk behaviours in velnerable
population in five Central American countries. Journa of
Acquired Immune Deficiency Syndromes. Ahead of print.
37. UNAIDS (2007). Comparing adult antenatal-clinic based
HIV
prevalence with prevalence from national population
based surveys in
sub-Saharan Africa. UNAIDS presentation. Accessed 17
November 2007 at
2007_en.pdf.
38. UNAIDS/WHO (2006). AIDS epidemic update: December
2006.
UNAIDS, Geneva 2006. UNAIDS/06.29E.
ISBN9291735426.
39. UNAIDS (2008). Report on the global AIDS epidemic.
Geneva.
40. US Centers for Disease Control and Prevention (2007a).
HIV/AIDS
surveillance report: cases of HIV infection and AIDS in
the United
States and dependent areas, 2005. Vol.17.Revised June
2007. Atlanta.
41. UNAIDS (2007). Report on the global AIDS epidemic.
Geneva.
42. Van Griensven F et al. (2006).HIV prevalence among
populations of
87
men who have sex with men – Thailand, 2003 and 2005.
Morbidity and Mortality Weekly Report, 55 (31): 844-
8.August 11.
43. WHO (2007). HIV/AIDS in the South-East Asia
region.March. New
Delhi, WHO Regional Office for South-East Asia.
44. WHO, UNAIDS, UNICEF (2007). Towards universal
access: scaling up priority HIV/AIDS interventions in
the health sector: progress report. April.Geneva.
88
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_viec_thi_hanh_luat_phong_chong_hiv_aids_ve_cong_tac_can_thiep_giam_tac_hai_trong_du_phong_l.pdf